1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng

18 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 384,46 KB

Nội dung

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀ KỸ NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 49 3.2.. Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Xác nhân của Chủ tịch Hội đồng Xác nhận Giáo viên hướng dẫn

GS.TS Đặng Cảnh Khanh GS.TS Lê Thị Quý

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Công tác xã hội khóa 2011 – Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội, những người đã giúp tôi có nhiều kiến thức về Công tác xã hội làm nền tảng cho tôi thực hiện Luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Thị Quý đã quan tâm , nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ chính quyền, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam huyện, các tổ chức đoàn thể và nhân dân tại huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đã thu xếp thời gian cung cấp thông tin và hợp tác với tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô

và các anh chị học viên

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Ý nghĩa của nghiên cứu 7

6 Giả thuyết nghiên cứu 8

8 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8

9 Phương pháp nghiên cứu 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 11 1.1 Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Thuyết hệ thống sinh thái

1.1.2 Thuyết nữ quyền

1.1.3 Phương pháp Công tác xã hội nhóm

11

11

14

23

1.2.1 Khái niệm bạo lực gia đình

1.2.2 Khái niệm nạn nhân

1.2.3 Khái niệm hỗ trợ

1.2.4.Khái niệm công tác xã hội

25

25

26

26

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

32

2.1 Khái lược về vấn đề bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy 32 2.2 Các dạng bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy 35 2.3 Nguyên nhân bạo lực gia đình 36

Trang 6

2.4 Hậu quả của bạo lực gia đình 41 2.5 Đặc điểm tâm lý của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo lực tại

2.6 Đặc điểm của gia đình có bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy 47

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀ KỸ NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

49

3.2 Các hoạt động trợ giúp 50 3.3 Bài học kinh nghiệm 55 3.4 Can thiệp với nhóm nạn nhân bạo lực gia đình 57 3.5 Kết quả ban đầu của mô hình nhìn từ góc độ công tác xã hội 65

Trang 7

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự

êm ấm, hạnh phúc cho mỗi người và giúp xã hội ổn định Mỗi chúng ta ai cũng ý thức được giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại được những giây phút thư giãn trong sự ấm áp, thân thương của gia đình Dù chúng ta có đi đâu, làm công việc gì thì cũng hướng về nơi có gia đình mình đang ở đó

Với ý nghĩa như vậy, nhưng không phải ai cũng ý thức được giá trị của gia đình, có những người đã xem nhẹ vai trò của tổ ấm gia đình, có những hành

vi đi ngược lại với đạo lý của dân tộc ta Đó có thể là hành vi chồng đánh vợ, vợ mắng chửi chồng, hành hạ con cái và người già… Những hành vi ấy làm băng hoại đi giá trị đạo đức, phá vỡ tính cố kết của gia đình Bạo lực gia đình đang là một vấn nạn đối với xã hội

Ngày 14/5/2014, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo với nhan đề “Tiếng

nói và Năng lực” cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân

của bạo lực gia đình và phần lớn trong số họ hầu như không có khả năng bảo vệ chính bản thân mình Báo cáo cũng cho biết tình hình bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực Nam Á và châu Phi, nơi có hơn 40% phụ nữ từng

là nạn nhân bạo lực gia đình Tình trạng bị bạo hành cùng với những thua thiệt mang tính hệ thống mà phụ nữ phải chịu đựng đang là những nhân tố quan trọng cản trở sự tiến bộ và khiến hàng trăm triệu phụ nữ rơi vào cảnh đói nghèo

Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam

được chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2010, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người chiếm 34% cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục Số phụ nữ có

Trang 8

2

hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9% Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng là thể xác, tình dục và tinh thần thì có 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng lạm dung nhiều hơn gấp ba lần

so với khả năng họ bị người khác lạm dụng Tại một số vùng cứ 10 người phụ

nữ thì có 4 người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ Ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục

Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là một huyện thuần nông, kinh tế

còn nghèo nàn, vì vậy đời sống nhân dân khó khăn và các tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra Trong khi đó công tác xã hội chưa được chú ý phát triển cho nên có rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, ví dụ như việc cứu trợ các nạn nhân bạo lực gia đình, giúp đỡ các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, người già cô đơn Nằm trong tình hình chung của các địa phương trong cả nước, sự hiểu biết về công tác xã hội và hoạt động theo lý thuyết và kỹ năng của công tác xã hội ở huyện Kiến Thụy còn sơ sài Nhiều hoạt động có mang tính chất của công tác xã hội nhưng chưa được coi là công tác xã hội đã cản trở việc thực hiện nó và đóng góp cho hoạt động công tác xã hội nói chung Chẳng hạn như việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã được các tổ hòa giải, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác ở địa phương đã làm nhưng chưa

được tổng kết Vì lẽ đó tôi chọn đề tài“Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực

gia đình tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” Với hy vọng qua nghiên

cứu sẽ đem những ánh sáng của lý thuyết công tác xã hội và kỹ năng thực hành của no vào những công việc cụ thể của địa phương và cũng từ những kinh nghiệm thực tế nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp những kinh nghiệm của huyện Kiến Thụy vào trong lý thuyết và kĩ năng công tác xã hội của cả nước

Trang 9

3

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Hiện nay, những nghiên cứu dưới góc độ công tác xã hội về bạo lực gia đình còn thiếu Mà các tác phẩm chủ yếu về bạo lực gia đình là đứng trên góc độ

xã hội học và phụ nữ học, chúng tôi xin dẫn ra đây một số tác phẩm tiêu biểu :

Tác phẩm Bạo lực gia đình - Một sự sai lệch giá trị của Lê Thị Quý và

Đặng Vũ Cảnh Linh năm 2007 - là tác phẩm đã xuất bản rất sớm của Việt Nam

và đưa ra 03 mô hình can thiệp của các tổ chức, trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, tổ chức NAV Trong đó có nêu một phần rất quan trọng về công tác

hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình dưới góc độ cộng đồng (Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, tổ chức NAV) ; y tế (CIDSE) Đây là những kinh nghiệm đầu tiên quý báu cho công tác xã hội trong việc cứu trợ nạn nhân như lập các ban quản lý phòng chống bạo lực gia đình, đội can thiệp nhanh và lập các địa chỉ tin cậy bằng sự hỗ trợ của cộng đồng

Tác phẩm „„Nỗi đau thời đại‟‟ của Lê Thị Quý năm 1996 là tác phẩm đi sâu phân tích vấn đề bạo lực gia đình dưới hai dạng „„bạo lực không nhìn thấy

được‟‟ và „„bạo lực nhìn thấy được‟‟ Với thiên chức nhiều người phụ nữ chỉ là

cái bóng của chồng con, đã quên đi những ước mơ của đời mình trong gian bếp,

tã lót, chậu quần áo Rất nhiều phụ nữ không chỉ bị đanh đập ngược đãi mà còn

là nạn nhân của „„bạo lực không nhìn thấy được‟‟ Tác phẩm đã giúp cho nhiều

nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội sử dụng hai dạng bạo lực vào công việc của mình

Báo cáo Nghiên cứu đa quốc gia của WTO về sức khỏe phụ nữ và bạo lực

gia đình đối với phụ nữ Việt Nam năm 2010 Trong đó có nêu lên một số kinh

nghiệm chăm sóc sức khỏe phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình

Dự án Nâng cao Bình đẳng giới – Hạn chế bạo lực gia đình của tổ chức

Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) tại huyện Kiến Thụy năm 2010 – 2012 Là dự

án tiếp nối của dự án tại Huế của tổ chức này và những kinh nghiệm tại Huế

Trang 10

4

trong đó cứu trợ nạn nhân đã và đang được thực hiện ở Kiến Thụy là thuận lợi cho đề tài đóng góp thực hiện dự án

Công trình nghiên cứu của GS.TS Bùi Ngọc Hoàn của trường Đại học Ternessee ở Knoxvill đã viết: ‘‘Bạo hành gia đình không dành riêng cho một xã hội nào, tất cả mọi nơi trên thế giới đều có vấn nạn này kể cả Hoa Kỳ nơi sự can thiệp của chính quyền và của pháp luật được xem là rất tích cực và cương quyết

từ 20 năm qua Nhưng với người Việt di dân tại Mỹ thì nguyên do chủ yếu là nhiều người không biết luật pháp rất nghiêm khắc với người vi phạm’’ (GS.TS Bùi Ngọc Hoàn viết trong bản phúc trình) Công trình nghiên cứu thực hiện năm

2000 trong cộng đồng người Việt tại quận Cam, Houston, Boston và Lansing (Michigan) của GS.TS Bùi Ngọc Hoàn cho thấy phần lớn người Việt (97%) đều biết rõ luật pháp cấm đoán nạn bạo hành nhưng chỉ có một số ít (64%) biết rằng nếu vi phạm sẽ bị truy tố ra tòa, bị án tù, bị ghi vào hồ sơ tư pháp hay có thể bị trục xuất nếu không có quốc tịch

Công tác phòng chống bạo lực gia đình – tài liệu dành cho học viên

ngành hành pháp và tư pháp Việt Nam Tài liệu này được xây dựng thử nghiệm

và chỉnh lý trong khuôn khổ dự án của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hiệp quốc (UNODC) Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và

tư pháp chống bạo lực gia đình ở Việt Nam Dự án nhằm đóng góp cho mục tiêu phòng ngừa bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả thông qua tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và tư pháp Trên cơ sở mục tiêu của

dự án, lực lượng công an và tư pháp sẽ được tập huấn về nguyên tắc bình đẳng giới, các đặc điểm của bạo lực gia đình và phương pháp thực hiện tốt nhất để áp dụng đối với nạn nhân, người làm chứng và thủ phạm Mục tiêu của tài liệu này

là tăng cường hiểu biết cho cán bộ công an, ủy ban nhân dân, các cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án về động cơ của bạo lực gia đình nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình và khái niệm về bình đẳng giới Bên cạnh đó, giới thiệu đến cán bộ cảnh sát và tư pháp các luật của Việt Nam và chuẩn mực quốc tế liên

Trang 11

5

quan đến những vấn đề chính trong việc giải quyết bạo lực gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Tài liệu tập trung vào bạo lực đối với phụ nữ trong quan hệ gia đình và quan hệ tình cảm, bao gồm bạo lực từ chồng hoặc bạn tình, chồng cũ hoặc bạn tình cũ, đồng thời gồm cả bạo lực từ các thành viên khác trong gia đình như con trai, bố mẹ chồng, hoặc những người thân khác

Báo cáo „„Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn từ

góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ‟‟ của TS Nguyễn Tuyết Mai, giảng viên Khoa

Luật Hình sự trường Đại học Luật Hà Nội được đăng trên tạp chí Luật học số 2 năm 2010 Báo cáo đã đưa ra được thực trạng bạo lực gia đình từ năm 1995 có

3639 vụ đến năm 2008 có 338 vụ Đó là kết quả từ những nỗ lực đáng kể của phong trào cải cách pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Singapore Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến Điều lệ phụ nữ (Women’s Charter) được thông qua vào năm 1961 để bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái ở Singapore Toàn bộ nội dung của Điều lệ được đưa vào bộ Luật hình sự thành chương 353 của bộ Luật Điều lệ phụ nữ là cơ sở pháp lý cho sự bình đẳng giữa vợ và chồng thông qua các nội dung cơ bản sau: quy định chế độ đa thê là bất hợp pháp; công nhận quyền người vợ được li thân với chồng; quy định sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho hai vợ chồng trong việc quản lí gia đình và con cái; quy định nghĩa

vụ của người chồng trong việc cấp dưỡng cho vợ và con cái của mình trong thời

kì hơn nhân và sau khi li hôn; quy định quyền của người chồng hoặc vợ khi li hôn được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; cho phép một bên là chồng hoặc vợ bị đánh đập được bảo vệ khỏi thủ phạm; quy định chế tài cho hành vi tội phạm đố với phụ nữ và trẻ em Bên cạnh đó, tác phẩm đề cập đến những nỗ lực giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình tại Singapore

Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình của TS Vũ

Mạnh Lợi viết năm 2007 được Ban Gia đình xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xuất bản với sự tài trợ của UNFPA và SDC Tài liệu đề cập đến vấn đề giới

ở Việt Nam hiện nay Bình đẳng giới có nguồn gốc lịch sử, văn hóa, kinh tế và

Trang 12

6

xã hội phức tạp Bất bình đẳng giới là vấn đề của toàn cầu Chưa có nước nào xóa bỏ được hoàn toàn bất bình đẳng giới dù nhiều nước có cam kết chính trị mạnh mẽ về vấn đề này Việt Nam là một nước nghèo song có tình trạng bình đẳng giới tốt hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế Việt Nam là nước nghèo đang trên đà phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhân dân Việt Nam, cả nam và nữ đang có nhiều khó khăn, thách thức và cả các cơ hội trong quá trình phát triển Nhiều nhu cầu bức xúc của phụ

nữ cũng là những bức xúc chung của nam giới Do nhận thức xã hội về bình đẳng giới có nhiều thay đổi trong 10 năm qua, càng ngày chúng ta càng nhận ra nhiều điều không công bằng giữa nam và nữ mà trước đây nhiều người cho là bình thường Trong nhiều lĩnh vực phụ nữ chịu thiệt thòi hơn nam giới một cách không công bằng do tình trạng bất bình đẳng giới trong cả suy nghĩ và hành động của nhiều người vẫn còn tồn tại dai dẳng Tài liệu chỉ ra hạn chế ở những vấn đề thực tế mà tác giả thấy bất bình đẳng giới đang là trở ngại cho sự phát triển của phụ nữ chứ không đưa ra những nhận định toàn diện về cả thành tựu và thách thức Những bất bình đẳng giới cũng là trở ngại cho sự phát triển chung của xã hội do nó đã hạn chế sự đóng góp tích cực và sáng tạo của các thành viên

nữ trong xã hội vào sự nghiệp chung Nói cách khác, xóa bỏ bất bình đẳng giới chẳng những đem lại lợi ích cho phụ nữ, mà còn đem lại lợi ích cho xã hội, kể cả nam giới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích:

 Phân tích thực trạng bạo lực gia đình và hoàn cảnh của phụ nữ nạn nhân ở huyện Kiến Thụy và công tác cứu trợ nạn nhân đang được thực hiện tại địa bàn

 Ứng dụng về lý thuyết và kỹ năng của công tác xã hội hỗ trợ cho nạn nhân

Ngày đăng: 08/07/2016, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý ( 2009), Gia đình học. NXB Chính trị hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình học
Nhà XB: NXB Chính trị hành chính
6. Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh ( 2007). Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị. NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Lê Thị Quý (1999). Nỗi đau thời đại. NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi đau thời đại
Tác giả: Lê Thị Quý
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1999
10. Nguyễn Tuyết Mai (2010),„„Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn từ góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ‟‟, tạp chí Luật học số 2 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: „„Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn từ góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ‟‟
Tác giả: Nguyễn Tuyết Mai
Năm: 2010
11. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2008
12. Trần Đình Tuấn (2010), Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành
Tác giả: Trần Đình Tuấn
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
16. Vũ Mạnh Lợi (2007), Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình . NXB Ban Gia đình xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình
Tác giả: Vũ Mạnh Lợi
Nhà XB: NXB Ban Gia đình xã hội
Năm: 2007
1. Word Heath Organization, Tổng Cục thống kê (2010), Báo cáo Nghiên cứu đa quốc gia của WTO về sức khỏe phụ nữ và bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam Khác
2. Công an huyện Kiến Thụy (2011), Báo cáo năm 2011 Khác
3. Công tác phòng chống bạo lực gia đình (2011), Phần 1, NXB Hà Nội Khác
5. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam huyện Kiến Thụy (2010), Báo cáo năm 2010 Khác
8. Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình (2008). NXB Lao động Khác
9. Luật Bình đẳng giới và nghị định hướng dẫn thi hành (2008). NXB Lao động Khác
13. Tài liệu báo chí: Một số bài viết về bạo lực gia đình trên trang web của Ủy ban vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, Tiền Phong Khác
14. Tòa án nhân dân huyện Kiến Thụy (2012), Báo cáo về xử án các vụ liên quan đến bạo lực gia đình năm Khác
15. Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Na Uy (2010 – 2012), Dự án Nâng cao Bình đẳng Giới – Hạn chế bạo lực gia đình của tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) tại huyện Kiến Thụy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w