ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN CƯỜNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - THỰC TIỄN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã s
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO - THỰC TIỄN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS MAI VĂN THẮNG
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn này chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong Luận văn này đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất
cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Văn Cường
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Bookmark not defined
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Error! Bookmark not defined 1.1 Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật Error! Bookmark not defined 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật Error! Bookmark not defined 1.1.2 Hình thức và quy trình áp dụng pháp luật Error! Bookmark not defined 1.2 Những vấn đề lý luận về giáo dục, đào tạo và pháp luật về giáo dục, đào tạo Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của giáo dục, đào tạo Error! Bookmark not defined 1.2.2 Khái luận về hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined
defined
1.3.1 Khái niệm về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 35 1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Error! Bookmark not defined Kết luận chương 1 37
DỤC ĐÀO TẠO TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Error! Bookmark not defined 2.1 Khái quát về tỉnh Nam Định và bối cảnh, tình hình chung của tỉnh Nam Định trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Error! Bookmark not defined 2.1.1 Khái quát về tỉnh Nam Định Error! Bookmark not defined
2.1.2 Bối cảnh, tình hình chung về hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh
Nam Định Error! Bookmark not defined 2.2 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nam ĐịnhError! Bookmark not defined
2.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về
giáo dục đào tạo do các cơ quan trung ương ban hànhError! Bookmark not defined
Trang 42.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo do các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định ban hành
Error! Bookmark not defined 2.3 Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
ở các cấp học trên địa bàn Nam Định Error! Bookmark not defined
2.3.1 Những đặc trưng cơ bản trong hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo tại tỉnh Nam Định Error! Bookmark not defined
2.3.2 Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật giáo dục, đào tạo tại tỉnh Nam Định ở
cấp mầm non và các cấp học phổ thông Error! Bookmark not defined
2.3.3 Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp,
giáo dục đại học Error! Bookmark not defined 2.4 Những hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo tại tỉnh Nam Định và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đóError! Bookmark not defined
2.4.1 Những hạn chế chung của nền giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định Error! Bookmark not defined
2.4.2 Những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo
trên địa bàn tỉnh Nam Định Error! Bookmark not defined 2.4.3 Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế Error! Bookmark not defined Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined
PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Error! Bookmark not defined 3.1 Những quan điểm, định hướng chung của việc áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo Error! Bookmark not defined 3.2 Những đề xuất, kiến nghị chung Error! Bookmark not defined
3.2.1 Những đề xuất, kiến nghị chung hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật trên
phạm vi cả nước Error! Bookmark not defined
3.2.2 Những đề xuất, kiến nghị chung hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật trên
phạm vi tỉnh Nam Định Error! Bookmark not defined 3.3 Một số kiến nghị, đề xuất cụ thể Error! Bookmark not defined
3.3.1 Những đề xuất kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật
trên phạm vi cả nước Error! Bookmark not defined
3.3.2 Những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp
Trang 5luật trên phạm vi tỉnh Nam Định Error! Bookmark not defined Kết luận chương 3 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Quy mô học sinh 39 Bảng 1.2: Quy mô học sinh/giáo viên 40 Bảng 1.3: Quy mô lớp học của các trường trung học 40
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CBQL: Cán bộ quản lý CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CSDN: Cơ sở dạy nghề
CSVC: Cơ sở vật chất ĐH: Đại học
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo HĐND: Hội đồng nhân dân LĐTBXH: Lao động – Thương binh và Xã hội PCGDTH: Phổ cập giáo dục trung học
TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp TCN: Trung cấp nghề
THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có
sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược" Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước
Để xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế chúng ta cần tháo gỡ 3 điểm nút, đó là: Một là có cơ chế chính sách phải đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều chỉnh được, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hai là phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư; ba là xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có trình
độ khoa học kỹ thuật, có khả năng ứng dụng thực tiễn, có kỷ luật lao động, có tư duy làm việc nhóm, hiệu quả [9]
Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: người học, chế độ chính sách, việc áp dụng các chế độ, chính sách đó, cơ sở vật chất, chương trình giáo trình, chất lượng đội ngũ giáo viên…
Chế độ, chính sách về giáo dục và đào tạo, việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
Trang 9công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Một khâu quan trọng trong việc phát triển giáo dục và đào tạo là việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đó Việc xây dựng pháp luật về giáo dục và đào tạo như là cho một chiếc gậy vững chắc, nhưng việc áp dụng là việc chống gậy đó như thế nào, đầu nào cầm, đầu nào chống, chống đứng hay chống nghiêng để vững chắc nhất
Như vậy, việc áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Để áp dụng có hiệu lực, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chính sách áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo của địa phương
đó có quyết liệt hay không; đội ngũ cán bộ, công chức thực thi việc áp dụng pháp luật như thế nào, trình độ của họ ra sao, sự áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào quản
lý giáo dục và đào tạo như thế nào
Trong nhiều năm qua, giáo dục và đào tạo đã được Đảng, nhà nước quan tâm, đầu
tư có sở vật chất, hệ thống trường, lớp đã được củng cố, mở rộng, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của nhân dân; hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo dần dần hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế và theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đội ngũ giáo viên được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo cơ cấu các bộ môn và cơ cấu trình độ… Đặc biệt với Nam Định là tỉnh có truyền thống hiếu học, học giỏi, kết quả là tỉnh liên tục 20 năm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục phổ thông, hàng năm hoàn thành 10 đến 13/15 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc áp dụng pháp luật tại tỉnh được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các gia đình, dòng họ; vì vậy thu được nhiều kết quả cao, là điểm sáng về chất lượng giáo dục phổ thông của cả nước, nhiều mô hình trường học thân thiện được xây dựng và là cơ
sở để cả nước nhân rộng như trường “Xanh – Sạch – Đẹp – an toàn”, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tuy nhiên chất lượng chưa bền vững, đồng đều trong các trường, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chưa là trung tâm giáo dục của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng
Bởi vì, trong mọi cơ chế, chính sách con người luôn được coi là trung tâm Hay nói
Trang 10cách khác, muốn đưa cơ chế, chính sách vào cuộc sống thì nâng cao trình độ, đổi mới tư duy, phương pháp thực hiện phải được thực hiện đầu tiên Công tác áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa linh hoạt, chưa đồng bộ, quyết liệt, nên vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa vào cuộc trong việc triển khai pháp luật giáo dục và đào tạo, có quan niệm cho rằng đó là công việc của riêng ngành giáo dục và đào tạo Nhằm góp phần hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về giáo dục nói chung, trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng, cùng với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công cuộc
phát triển dân trí, nhân lực và nhân tài của Tỉnh, tôi quyết định chọn đề tài “Áp dụng pháp
luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
học của mình
2 Tính hình nghiên cứu đề tài
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục đào tạo nói chung và áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo nói riêng bước đầu đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước, đã và đang thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học như: chính trị học, luật học, giáo dục học, đạo đức học Sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý điều hành của Nhà nước đối với giáo dục đào tạo được xem là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực - tháo gỡ nút thứ 3 của đất nước đạt hiệu quả
Trong thực tiễn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới để xây dựng đất nước, vai trò lãnh đạo của Đảng cả về lý luận và thực tiễn đang đặt
ra nhiều vấn đề cần được giải quyết Có thể nói đây là vấn đề quan trọng, thu hút được sự nghiên cứu của nhiều tác giả
Trong phạm vi đề tài đã được nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà tác giả biết có thể liệt kê sơ bộ như sau:
- Đặng Quốc Bảo (2001), Kinh tế học giáo dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
và những ứng dụng trong việc xây dựng chiến lược giáo dục, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia;
- Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Trang 11- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005-2006, Nhà XB Giáo dục
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu nhiệm vụ năm học 2011-2012, Nhà XB Giáo dục
- Phạm Minh Hạc, (2003), Về giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Thị Hồi – Đại học Luật Hà Nội, Đề tài nghiên cứu cấp trường: Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”; Hà Nội, năm 2009
Chủ trương về giáo dục và đào tạo là vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và thường xuyên có những đổi mới nhằm góp phần vào việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, các chủ trương, pháp luật, Chương trình, Kế hoạch, Đề án do Đảng và Nhà nước ban hành chỉ mang tính chất điều chỉnh chung, ở mỗi địa phương cụ thể do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau; đặc điểm tình hình khác nhau nên công tác áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo cũng có những điểm khác biệt mang tính đặc thù và do đó cũng có những điểm khác nhau
Những công trình khoa học trên đây đã tập trung nghiên cứu việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật giáo dục nói chung và áp dụng pháp luật giáo dục đào tạo nói riêng trên phạm vi cả nước
Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là một đề tài rất rộng bao gồm pháp luật giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp; trong giáo dục phổ thông có giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông; trong giáo dục chuyên nghiệp có giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề Giáo dục đại học có giáo dục đại học và giáo dục sau đại học, tuy nhiên trong phạm vi của luận văn này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định, nhằm đưa ra giải pháp có tính hiệu quả ở tùng cấp học, bậc học
- Nhiệm vụ của luận văn: tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó nghiên cứu sâu vào lý luận và hệ thống pháp
Trang 12luật về giáo dục và đào tạo của cả nước nói chung và tại tỉnh Nam Định nói riêng Tình hình áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại tỉnh Nam Định, nguyên nhân đạt được kết quả, những hạn chế yếu kém, giải pháp khắc phục và kiến nghị mô hình áp dụng pháp luật hiệu quả trong phạm vi cả nước
- Tình hình nghiên cứu: tại tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung chưa có
đề tài nào nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đây là đề tài mới, chưa được nghiên cứu sâu, nên còn nhiều vấn đề chưa được đúc kết, xây dựng mô hình chuẩn cho cả nước và cho các địa phương trong khu vực có điều kiện kinh tế tương
tự như Nam Định
Nhưng để đi sâu nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng cao ở Nam Định
để đảm bảo tính đồng đều và có mũi nhọn thì hiện tại chưa có đề tài nào Mặc dù vậy, các công trình khoa học trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn
3 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Lý luận chung về áp dụng pháp luật, về giáo dục và đào tạo; Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về giáo dục vào đào tạo ở cấp tỉnh
- Phân tích một cách khái luận hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như là cơ sở để từ đó phân tích chuyên sâu về thực trạng công tác áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó nhấn mạnh thực trạng, nguyên nhân hạn chế, tích cực của áp dụng pháp luật giáo dục đào tạo;
- Phân tích những quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo;
3.2 Phạm vi nghiên cứu