1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở TỈNH hà GIANG

26 419 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 363,56 KB

Nội dung

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; cám ơn Ban lãnh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

SÈN THĂNG LONG

THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

SÈN THĂNG LONG

THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân Tôi xin bày

tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh

tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo - PGS.TS Phạm Văn Dũng, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; cám ơn Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Liên minh các hợp tác xã của tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Cục Thống kê Hà Giang đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn

Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp

đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy, cô giáo, nhà khoa học cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đề tài Luận văn “Thực thi chính sách phát

triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân

tôi; số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa bảo vệ một học vị nào

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: 5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 5

1.1.TổNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU Về CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP VÀ THựC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP 5

1.1.1 Tình hình trong nước 5

1.1.2 Tình hình trong tỉnh Hà Giang 8

1.1.3 Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 9

1.2.CƠ Sở LÝ LUậN Về CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP VÀ THựC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP 9

1.2.1 Một số lý thuyết bàn về vai trò của nông nghiệp 9

1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển nông nghiệp Error!

Bookmark not defined

1.2.3 Chính sách phát triển nông nghiệp Error! Bookmark not

defined

1.2.4 Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Error! Bookmark

not defined

Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa cách ứng xử của chủ thể thành hiện tượng với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục

tiêu định hướng Error! Bookmark not defined

Trang 6

1.3.KINH NGHIệM Về THựC HIệN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP ở MộT Số ĐịA PHƯƠNG VÀ MộT Số NƯớC TRÊN THế GIớI E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản Error! Bookmark not defined 1.3.2 Kinh nghiệm của Ixraen Error! Bookmark not defined 1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc Error! Bookmark not defined 1.3.4 Kinh nghiệm của Thái Lan Error! Bookmark not defined 1.3.5 Kinh nghiệm của Hà Nội Error! Bookmark not defined 1.3.6 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh Error! Bookmark

not defined

CHƯƠNG 2: ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ERROR! BOOKMARK NOT

DEFINED

2.1.PHƯƠNG PHÁP LUậN E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

2.2.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU Cụ THể E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

2.3.QUÁ TRÌNH THU THậP VÀ PHÂN TÍCH Dữ LIệU E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

2.3.1 Thu thập giữ liệu Error! Bookmark not defined 2.2.2 Phân tích dữ liệu Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3: ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED

3.1.ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN, KINH Tế - XÃ HộI ảNH HƯởNG ĐếN PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP HÀ GIANG E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

Trang 7

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội Error! Bookmark not

defined

3.1.2 Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở

Hà Giang trong giai đoạn hiện nay Error! Bookmark not defined

3.2.TÌNH HÌNH THựC THI MộT Số CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIệP VÀ TÁC ĐộNG CủA NÓ ĐếN PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP HÀ GIANG E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

3.2.1 Chính sách đất nông nghiệp và thực thi chính sách đất nông

nghiệp ở Hà Giang Error! Bookmark not defined

3.2.2 Chính sách phát triển khoa học công nghệ ngành nông nghiệp

và tình hình thực thi chính sách ở tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not

defined

3.2.3 Chính sách huy động vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp

và tình hình thực thi chính sách ở tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not

defined

3.2.4 Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông

sản và tình hình thực thi chính sách ở tỉnh Hà Giang Error! Bookmark

ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

Trang 8

4.1.CÁC NHÂN Tố MớI ảNH HƯởNG ĐếN PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP CủA TỉNH HÀ GIANG E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

4.1.1 Nhân tố quốc tế Error! Bookmark not defined 4.1.2 Nhân tố trong nước Error! Bookmark not defined 4.1.3 Nhân tố trong tỉnh Error! Bookmark not defined

4.2.Đề XUấT PHƯƠNG HƯớNG THựC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP HÀ GIANG TRONG THờI GIAN TớI E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

4.2.1 Tận dụng tối đa các chính sách của trung ương hỗ trợ cho tỉnh

Error! Bookmark not defined

4.2.2 Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nông nghiệp

Error! Bookmark not defined

4.3.KIếN NGHị CÁC GIảI PHÁP HOÀN THIệN THựC THI CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIệP ở HÀ GIANG E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED

4.3.1 Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách về đất nông nghiệp

Error! Bookmark not defined

4.3.2 Hoàn thiện thực thi Chính sách phát triển khoa học công nghệ

ngành nông nghiệp Error! Bookmark not defined

4.3.3 Hoàn thiện thực thi chính sách huy động vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined

4.3.4 Hoàn thiện thực thi chính sách liên kết sản xuất gắn với chế

biến và tiêu thụ nông sản tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 CNXH Chủ nghĩa xã hội

2 NEP Chính sách Kinh tế mới

3 CNH Công nghiệp hóa

4 HĐH Hiện đại hóa

5 HĐND Hội đồng nhân dân

6 UBND Ủy ban nhân dân

7 HTX Hợp tác xã

8 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

9 UNDP Chương trình phát triển liên hiệp quốc

10 PAM Chương trình lương thực thế giới

11 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp quốc

Trang 11

Stt Viết tắt Nguyên nghĩa

12 ADB Ngân hàng Châu Á

13 WB Ngân hàng thế giới

14 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

15 WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2013 .51

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình chính sách .25

Sơ đồ 2.1: Quá trình thu thập dữ liệu .40

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Giang là tỉnh có vị trí địa chính trị, chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nhưng hiện vẫn là một trong những tình nghèo nhất của cả nước, phần đa là các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang

đã có nhiều cố gắng, vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giá trị sản xuất hàng năm đạt trung bình 414 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình đạt trên 209 tỷ đồng; đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh Các chính sách về nông nghiệp đã được trung ương ban hành và tỉnh Hà Giang cũng đã có những chính sách riêng về phát triển sản xuất nông nghiệp; các chính sách này đã có tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang nói riêng

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp Đầu tư cho ngành nông nghiệp còn thấp, chiếm 9,9% tổng đầu tư xã hội, đóng góp 37,7% tổng giá trị sản xuất Hoạt động đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đầu tư trong nội

bộ ngành nông nghiệp cũng có biểu hiện mất cân đối giữa trồng trọt, chăn

Trang 14

nuôi và lâm nghiệp Vì vậy, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có sự đột phá về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nội bộ ngành nông nghiệp, nâng cao quy mô sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản; đẩy mạnh liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, tiếp cận thị trường…

Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu Thực thi chính sách phát

triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang, là đề tài mang tính cấp thiết cả về lý luận

và thực tiễn

2 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Thế nào là chính sách phát triển

nông nghiệp? Hà Giang cần phải làm gì và làm như thế nào để thực thi tốt hơn nữa các chính sách vì mục tiêu phát triển nông nghiệp?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi các chính sách chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Giang trong những năm tới theo chiến lược phát triển chung của đất nước và của Tỉnh

+ Dự báo và làm rõ những yếu tố mới của quốc tế, trong nước và trong tỉnh tác động đến phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang

+ Đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở Hà Giang trong thời gian tới

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp

ở Hà Giang dưới góc độ quản lý kinh tế

- Thực tiễn cho thấy có rất nhiều chính sách có liên quan và tác động đến phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn chủ yếu nghiên cứu 04 chính sách cụ thể về kinh tế liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp như: Chính sách đất đai, chính sách vốn đầu tư, chính sách khoa học công nghệ nông nghiệp, chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Luận văn được nghiên cứu trọng phạm vi, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các địa phương trong tỉnh Hà Giang từ năm 2006 đến hết năm 2013, chủ yếu là giai đoạn 2010 - 2013

5 Đóng góp của luận văn

- Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Trên cơ sở đó đã xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang

- Đề xuất hướng đi, giải pháp cụ thể và chính sách đặc thù cho nông nghiệp nhằm hoàn thiện việc thực thi một số chính sách phát triển nông nghiệp trong thời gian tới

- Đóng góp tư liệu cho việc nghiên cứu, học tập và quá trình chỉ đạo thực tiễn của tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 04 chương :

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính

sách nông nghiệp và thực thi chính sách nông nghiệp

Trang 16

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Thực trạng thực thi chính sách nông nghiệp tỉnh Hà Giang

trong giai đoạn hiện nay

- Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách

nông nghiệp tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo

Trang 17

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp

1.1.1 Tình hình trong nước

- Kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về chính sách phát triển nông nghiệp, cụ thể như:

+ Luận án Tiến sỹ kinh tế “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du

miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững” (2014) của Nghiên cứu

sinh Nguyễn Thanh Hải - Viện chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư Luận án tập trung hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở đó vận dụng

để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững trong những năm đã qua và đề xuất giải pháp thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển nhanh theo hướng bền vững giai đoạn từ nay đến năm 2020 Kết quả chính đạt được là đã đưa ra hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp khu vực trung du miền núi phía bắc

+ Luận án tiến sỹ “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá

trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” (2013) của Vũ

Trang 18

Văn Hùng Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO Phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản và đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trước và sau gia nhập WTO, chỉ ra thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế Luận

án phân tích những xu hướng mới của thị trường nông sản thế giới để từ đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO Trọng tâm của luận án là vấn đề tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết của WTO nên luận án chủ yếu đề cập hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản, còn phát triển nông nghiệp chưa được đề cập

+Cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” (2010) của PGS TS Nguyễn

Danh Sơn, NXB Khoa học Xã hội Tác giả hệ thống hoá các vấn đề lý luận phổ biến của bước chuyển hoá từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp hiện đại; kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại; thực tiễn của Việt Nam trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với định hướng phát triển đất nước

+ Tác phẩm“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và

mai sau” (2008) của TS Đặng Kim Sơn, NXB Chính trị quốc gia đã phân

tích thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới Công trình phân tích khá toàn diện và rất cụ thể những thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho nông dân Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một loạt chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đối với nông dân

+ Công trình: “ Nghiên cứu lý luận, thực tiễn vấn đề tích tụ đất nông

nghiệp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời

Ngày đăng: 08/07/2016, 21:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Quản lý đất đai và Bất động sản - Viện chiến lƣợc, chính sách tài nguyên và môi trường, 2009 - 2010. Nghiên cứu lý luận, thực tiễn vấn đề tích tụ đất nông nghiệp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lý luận, thực tiễn vấn đề tích tụ đất nông nghiệp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Chỉ thị về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020
4. Chính phủ, 2013. Nghị định về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
5. Cục Thống kê Hà Giang, 2014. Niên giám thống kê năm 2013, Công ty in Hà Giang, Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Hà Giang, 2014
6. Cục Thống kê Hà Giang, 2011. Niên giám thống kê năm 2010, Công ty in Hà Giang, Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Hà Giang, 2011
7. Cục Thống kê Hà Giang, 2007. Niên giám thống kê năm 2006. Hà Nội: Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Hà Giang, 2007
Nhà XB: Nxb Thống kê
8. Nguyễn Tiến Dũng, 2010. Giáo trình Kinh tế và chính sách phát triển vùng. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế và chính sách phát triển vùng
9. Bùi Hữu Đức, tháng 6, 2008. Phát triển thị trường nông sản nước ta trong điều kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tạp chí Cộng sản, 60- 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Cộng sản
10. Đảng bộ thành phố Hà Nội, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội. Hà Nội: Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
11. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Đảng bộ thành phố Hà Nội. Hà Nội: Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Đảng bộ thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004. Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
19. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006, tr.29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
22. Nguyễn Văn Hà, 2010. Một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ Thái lan từ năm 1995 đến nay. Đề tài nghiên cứu khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ Thái lan từ năm 1995 đến nay
23. Nguyễn Thanh Hải, 2014. Luận án Tiến sỹ kinh tế “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”.Viện chiến lƣợc phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w