ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC
THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trần Tiến
Hà Nội-2016
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1:
Chương 2:
PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ
2.1 Thời kỳ Tam quốc (57 TCN – 668 SCN) cho tới thời Silla thống nhất
Chương 3:
ĐẶC TRƯNG PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ
3.1 Sự dung hợp tự nhiên của Mật tông Hàn Quốc với các tông phái Phật
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng Nếu có gì gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Thị Trang Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Trần Tiến, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt thành hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện, chỉnh sửa và hoàn thành luận văn này cũng như thực hiện các thủ tục cần thiết khác
Xin chân thành gửi lời cám ơn tới thầy Kim Seong Beom, thầy Kim Sang Ho, và chị Đào Vũ Vũ đã hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo tiếng Hàn cũng như hỗ trợ tôi trong quá trình biên dịch, cung cấp các thông tin hữu ích
Ngoài ra, tôi cũng chân thành cám ơn Quý Khoa Đông phương học, Quý Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tôi hoàn thành chương trình học viên thạc
sĩ Châu Á học cùng bản luận văn này
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Thị Trang Nhung
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Ra đời tại Ấn Độ và tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua trên 2500 năm thăng trầm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, Phật giáo biện luận nhiều về
cả nhân sinh quan và vũ trụ quan Việc tìm hiểu triết lý Phật giáo về nhân sinh quan và vũ trụ quan là mối quan tâm của nhiều học giả trên toàn thế giới Qua đó, thế giới ngày càng nhận thức rõ được chân giá trị của Phật Giáo Phật Giáo hay
“Đạo Phật” chính là “Đạo” mà cốt tủy giáo lý hướng về phương diện xã hội, về lòng từ bi và chủ trương hòa bình Phật Giáo còn là Đạo của tri thức, trí tuệ và trí huệ 1, biện giải được những thắc mắc của con người về chính bản thân mình cùng
vũ trụ Phải chăng vì vậy mà ngày nay hiện tượng Phật Giáo phát triển khắp nơi trên thế giới trong đó có Hàn Quốc?!2
Xét về góc độ lịch sử, Phật giáo có thể được chia làm bốn thời kỳ Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy Thời kỳ thứ hai là sự phân chia thành Phật giáo bộ phái Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa Thời kỳ thứ tư là sự phát triển của Thiền tông và Phật giáo bí truyền hay Mật tông (Tantric Buddism).3 Phật giáo Mật tông xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ V-VI SCN tại bắc Ấn Độ cùng
với Giáo lý Đại Thừa xuất hiện Bộ luận Trung quán (Mādhyamika) và Duy thức
(Vijñānavāda) đã đóng góp những nền móng cơ bản cho Mật tông Ngài Nagarjuna (Long Thọ, 600-650) được coi là vị Tổ sư của Mật giáo Tuy nhiên, đến thế kỉ thứ
1 Theo giáo lý Phật giáo, tri thức là những kiến thức tích lũy được từ học tập, trí tuệ là là tri thức, kinh nghiệm thu thập được từ cuộc sống, còn trí huệ là tâm thức không còn vô minh bên trong con người, được tích lũy và bảo lưu qua nhiều kiếp sống
2 Sau cuộc nội chiến năm 1950 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 27/7/1953, bán đảo Hàn bị chia cắt thành hai miền với phía Bắc là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) Do phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào thời kỳ trung đại, khi bán đảo Hàn chưa bị chia cắt, và do các học giả phương Tây khi nghiên cứu về bán đảo Hàn đều dùng tên riêng Korea (Hàn Quốc) để chỉ chung cho khu vực địa lý này nên trong luận văn này, thuật ngữ Hàn Quốc dùng để chỉ chung cho toàn bộ lãnh thổ bán đảo Hàn thời kỳ trung đại (từ thời Tam quốc thống nhất đến thời Choson)
3 Trong luận văn này, thuật ngữ Phật giáo bí truyền (Esoteric Buddhism) cũng có nghĩa là Tantric Buddhism (Phật giáo Mật tông), Mật thừa (Tantrayana) hoặc Kim Cương Thừa (Vajrayana)
Trang 6VII thì giáo phái này mới chính thức hình thành và phát triển mạnh.4 Trong giai đoạn này, Mật tông được truyền bá sang các quốc gia Phật giáo Bắc truyền như Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ 5 Theo đó, Phật giáo Mật tông truyền vào Hàn Quốc từ Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ VI qua một nhà
sư Hàn Quốc là Myeong-rang (명랑, 明朗, Minh Lãng) và được đặt tên là Thần Ấn tông - Sinin Set (神印宗, hay còn gọi là Mudra Sect hay Pháp ấn) Đây được xem
là Phật giáo bí truyền sơ khai dựa trên lớp Mật thừa Hành Động (kriyātantra).6 Sau
đó một thời gian, phái Tổng trì tông (總指宗) - Chongji Sect của Dharani Sect 7 được thành lập bởi nhà sư Hye-tong (혜통, 惠洞, Huệ Động) ở Hàn Quốc Hai nhà
sư Myeong-rang và Hye-tong được xem như những người đặt nền móng cho Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc Đến đầu thế kỷ XV, dưới thời vương triều Goryeo, Phật giáo tại Hàn Quốc phát triển và phân thành 11 giáo phái, trong đó có hai giáo phái Mật tông kể trên Tuy nhiên, đến triều đại Choson, Phật giáo có dấu hiệu suy yếu dần do chính sách của triều đình trong việc bảo trợ Nho giáo Phải đến thời kỳ của học giả Phật giáo Hoe-dang (회당, 悔堂, Hối Đàng, tên thật: Son-Gyu-sang,
4 Lúc ban đầu, Mật tông chỉ được truyền khẩu Đến cuối thế kỉ thứ VI và thứ X, Mật tông mới dần dần được kết tập và hệ thống hóa
5 Cuối thế kỉ thứ VIII, Padmasambhava (Liên Hoa Sinh) mới đem Mật tông từ Ấn Độ vào Tây Tạng, sau đó là Atisa (thế kỉ 11) là người có đóng góp rất lớn Tại Tây Tạng, Mật tông Phật giáo được phát triển thành một tông phái đầy uy danh với rất nhiều đạo sư cùng nhiều hệ truyền thừa lừng lẫy Khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mật tông Tây Tạng phải chịu cảnh phân tán lưu vong Tuy nhiên chính vì cái duyên lưu vong này mà tinh hoa Mật giáo Tây Tạng mới lộ diện cho toàn thế giới được học hỏi Đầu thế kỉ thứ IX, Đạo sư người Nhật Kukai (Không Hải) đem Mật tông từ Trung Quốc về Nhật Bản, lập ra Chân Ngôn Tông (shingon shu)
6 Cỗ xe đầu tiên trong 3 lớp Mật tông ngoại vi Các Mật điển Hành Động có tên như thế vì chúng chú trọng chính yếu vào các hạnh kiểm bên ngoài, các thực hành về lễ tịnh hóa, tẩy uế v.v Đây
là phương pháp tiếp nhận khát vọng vào trong con đường là liếc nhìn đối ngẫu Xem thêm:
“Kriya Tantra” Rigpa Shedra Wiki http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Kriya_tantra Truy cập 19/12/2015
7
Chân ngôn tông là những kinh ngằn chứa đựng những công thức ma thuật gồm những âm tiết
có nội dung tượng trưng (mantra)
Trang 7손규상, 孫珪祥, Tôn Khuê Tường: 1902~1963) xuất thân từ một vị cư sĩ trong vòng 50 năm đã nỗ lực phục hưng Phật giáo Mật tông Ông bắt đầu với việc khởi xướng phổ biến câu chân ngôn Om Mami Padme hum 8
tới mọi người và đứng ra
sáng lập ra giáo phái Chân giác tông (진각종, 眞覺宗), một trong những giáo phái
thuộc Mật tông Những nỗ lực truyền bá của Hoe-dang đã góp phần đưa nhiều người Hàn Quốc quay trở lại tu chứng Mật tông Trong 18 tông phái Phật giáo khác nhau của Hàn Quốc hiện nay 9, ba tông phái Mật tông là Chân giác tông, Tổng trì tông và Chân ngôn tông vẫn đang được người dân Hàn Quốc thực hành và
tu tập Với lịch sử Mật tông như vậy, có thể nói nghiên cứu về Mật tông Hàn Quốc
là nghiên cứu căn bản, trang bị và bổ sung những kiến thức cần thiết về Phật giáo Hàn Quốc nói riêng và Mật tông Hàn Quốc nói chung
Ngày 22 tháng 12 năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Đến nay, Hàn Quốc là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về quy mô lẫn tổng vốn đầu tư và số dự án 10 Cùng với đó, các công trình nghiên cứu về Hàn Quốc cũng không ngừng gia tăng số lượng theo thời gian Tuy nhiên, những công trình này tuy đa dạng về nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung về kinh tế, chính trị Về văn hóa, việc nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc không nhận được sự quan tâm thích đáng từ các nhà nghiên cứu Việt Nam Ngoài ra, khi nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc, tông phái chủ đạo được chú trọng tìm hiểu là Thiền tông Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào
8 câu Chân ngôn tiếng Sanskrit, chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát Đây là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng Nó còn được mệnh danh là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ"
9 Thích Nguyên Tạng tổng hợp từ tài liệu: Korean Buddhism Magazine( Seoul/1997)
Tài liệu do phái đoàn Phật Giáo Triều Tiên trao tặng nhân dịp các vị đến Úc tham dự Ðại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ 20 được tổ chức tại Sydney, Úc Châu, 1998), Phật giáo tại Nam Triều Tiên,
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha237.htm
10 Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài: http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/2174/FDI-Han-Quoc-ra-nuoc-ngoai-va-Quan-he-doi-tac-hop-tac-chien-luoc-Viet-Nam-Han-Quoc , truy cập 12/12/2014
Trang 8dành cho Mật tông đến từ các học giả Việt Nam Trong khi đó, Mật tông lại là đặc phẩm của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, được du nhập từ rất sớm vào bán đảo Hàn và để lại nhiều chứng tích trong nền Phật giáo Hàn Quốc Nghiên cứu Mật tông Hàn Quốc không chỉ góp phần lấp dần khoảng trống nghiên cứu của Việt Nam về văn hóa Hàn Quốc nói chung, Phật giáo Hàn Quốc nói riêng mà còn góp phần cung cấp thêm các nguồn tư liệu mới giúp mang lại cái nhìn toàn diện hơn về đất nước, con người Hàn Quốc
Những chứng cứ khảo cổ cho thấy bán đảo Hàn đã có người sinh sống từ thời đồ đá cũ, cách nay khoảng 600.000 đến 400.000 năm Vào đầu thiên niên kỷ, sau khi nhà nước Choson cổ bị diệt vong, lịch sử Hàn Quốc bước vào Thời kỳ ba Vương quốc với ba nhà nước Goguryeo, Baekje và Silla Sau khi Silla thống nhất Tam quốc, lịch sử Hàn Quốc chuyển mình vào thời kỳ trung đại và kéo dài tới hết giai đoạn tồn tại của vương triều Choson vào năm 1910 Là một giai đoạn lịch sử dài với nhiều biến động, thăng trầm trong đời sống xã hội, trung đại cũng là giai đoạn mà Hàn Quốc tiếp nhận, dung hợp nhiều hệ tư tưởng ngoại lai vào tín ngưỡng truyền thống của mình, trong đó có Phật giáo Là một tông phái của Phật giáo, Mật tông cũng được du nhập vào bán đảo Hàn từ đầu thế kỷ thứ VI Tổng hòa trong Phật giáo thời kỳ trung đại, Mật tông Hàn Quốc cũng trải qua quá trình du nhập, định hình từ thời Silla, phát triển qua các triều đại để trở nên cường thịnh vào thời Goryeo rồi bị đàn áp và thiệt hại dưới thời Choson Nghiên cứu Mật tông Hàn Quốc trong phạm vi thời kỳ trung đại với nhiều thăng trầm, biến động, dưới góc độ lịch sử, sẽ giúp chúng ta khảo cứu đầy đủ được những tính chất, đặc trưng của Mật tông Hàn Quốc, từ đó có thể lấy làm tiền đề căn bản để khảo cứu về Mật tông Hàn Quốc ở các giai đoạn lịch sử sau đó cũng như thời hiện đại
Trang 9Chính vì những lý do như đã trình bày ở trên, người viết đã lựa chọn đề tài
luận văn nghiên cứu khoa học của mình với tên gọi: “Phật giáo Mật tông tại Hàn
Quốc thời kỳ trung đại”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với lý do lựa chọn đề tài nêu trên, nghiên cứu tập trung vào các mục đích nghiên cứu dưới đây:
Hệ thống các kiến thức tổng quan về Phật giáo và Phật giáo Hàn Quốc, về Mật tông và các tư liệu có liên quan đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc thời kỳ trung đại
Tìm kiếm và tổng hợp những đặc trưng của Mật tông trong nền Phật giáo Hàn Quốc giai đoạn kể trên
Bước đầu đưa ra một số đặc trưng của Phật giáo Mật tông Hàn Quốc trong đời sống văn hóa của người Hàn
Mục đích nghiên cứu này là trọng tâm giúp người viết định hình được bố cục, kết cấu nội dung cũng như những chủ điểm cần tập trung khai thác xung quanh đề tài
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ, từ đây được truyền bá rộng rãi và trở thành một trong những tôn giáo lớn của nhân loại Ngay từ khi Phật giáo hình thành đến nay, việc nghiên cứu truyền bá Phật giáo đã đóng góp cho nền Phật học thế giới nhiều công trình nghiên cứu có giá trị Cũng từ đó, các tu sĩ Phật giáo, Phật tử hay học giả nghiên cứu Phật học thế giới đã triển khai công tác nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, sâu rộng hơn theo hướng liên ngành và đa ngành văn hoá, lịch sử, xã hội học, văn học, triết học, v.v Các nhà nghiên cứu đã triển khai mở rộng việc nghiên cứu Phật học và những vấn đề có liên quan đến Phật giáo từ nơi sinh ra tôn giáo này
Trang 10đến những nơi nó được du nhập tới như Sri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và nhiều quốc gia khác
Mật tông đã khai sáng một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình tìm hiểu tri thức Đây là một vấn đề Phật học quan trọng và sâu rộng, chính vì vậy đã thu hút được nhiều học giả nghiên cứu trên thế giới Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã nghiên cứu về Phật giáo Hàn Quốc nói chung và Mật tông Hàn Quốc nói riêng Điểm mấu chốt trong nghiên cứu Mật tông Hàn Quốc trong luận văn này
là hệ thống lại các nghiên cứu trước đây của các học giả Hàn Quốc, học giả quốc tế
và trong nước về chủ đề này
Cuốn sách mang tính chất tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của
Phật giáo tại Hàn Quốc từ khi du nhập vào quốc gia này cần kể đến là Introduction
of Buddhism to Korea: New Cultural Patterns (1989) trong tuyển tập gồm 3 tập về Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Hàn Quốc (Studies in Korean religions and culture), nhà xuất bản Jain Publishing Company, của hai tác giả Lewis R
Lancaster và Chai-Shin Yu Cuốn sách đặc biệt quan tâm đến Phật giáo thời kỳ
Tam Quốc (Three Kingdom period) trong lịch sử Hàn Quốc
Cũng cùng tác giả Lewis R Lancaster và Chai-Shin Yu trong cuốn Assimilation of Buddhism in Korea: Religious Maturity and Innovation in the Silla Dynasty (1991)
đã nghiên cứu Phật giáo từ giai đoạn triều đại Silla thống nhất (669-935 AD) sau thời kỳ Tam Quốc Trong giai đoạn này, Phật giáo đã được hòa nhập vào nền văn hóa Hàn Quốc cùng một số thành tố văn hóa được xem là vay mượn từ Trung Quốc Nhiều học giả nghiên cứu Phật giáo đồng
Trang 11Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1 Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hằng, Lê Đình Chỉnh (1996), Hàn Quốc lịch sử
- Văn hóa (Từ khởi thủy đến 1945), NXB Văn hóa
2 Thích Đồng Bổn (2012), Khảo cứu về Mật tông, NXB Tôn giáo, Hà Nội
3 Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
4 Minh Chi, Hà Thúc Minh (1993), Ðại cương triết học Đông Phương,
Trường Đại học Tổng hợp TPHCM
5 Thích Huệ Đăng Phật giáo có phải là một tôn giáo? Tạp chí Xưa và Nay,
số 415, 11/ 2012, tr.13
6 Thích Huệ Đăng (2011), Tổng luận Mật tông, NXB Tôn giáo, Hà Nộ
7 Thích Quảng Độ dịch (2014), Phật Quang đại từ điển, NXB Phương Đông
& NXB Văn Thành liên kết
8 Thích Viên Đức (1995), Bộ Mật tông, NXB Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
9 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Kinh Trung bộ Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
10 Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1993), Kinh Tương ưng bộ Viện Nghiên cứu
Phật học Việt Nam
11 HT.Thiện Hoa biên soạn (1992), Phật học phổ thông, khóa 5, NXB Tôn
giáo, Hà Nội
12 Trịnh Huy Hóa biên dịch, Đối thoại với các nền văn hóa – Triều Tiên, NXB
Trẻ, TP.HCM, 2001