1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh ninh bình hiện nay

19 589 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 323,79 KB

Nội dung

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- LƯƠNG THỊ DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY L

Trang 1

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LƯƠNG THỊ DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN

TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2016

Trang 2

ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LƯƠNG THỊ DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN

TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học

Mã số: 60 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2016

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Kim Oanh Các nhận định nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học

Học viên

Lương Thị Dung

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Thị Kim Oanh, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và tập thể cán bộ

trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội, đặc biệt các thầy cô ở Khoa Triết học đã giúp đỡ, dạy bảo, động

viên và trao đổi ý kiến khoa học quý báu trong suốt thời gian học tập để tôi có thể hoàn thành Luận văn này

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Lương Thị Dung

Trang 5

v

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ii 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY Error! Bookmark not defined 1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh Ninh Bình Error!

Bookmark not defined.

1.1.2 Tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình Error! Bookmark not defined.

1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Một số khái niệm Error! Bookmark not defined.

1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần

người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: MỘT SỐ

PHƯƠNG DIỆN VÀ GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined 2.1 Ảnh hưởng của Công giáo đến một số phương diện của đời sống văn hóa tinh thần người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Phương diện đạo đức, lối sống Error! Bookmark not defined.

Trang 6

vi

2.1.2 Phương diện hôn nhân, gia đình Error! Bookmark not defined 2.1.3 Phương diện tín ngưỡng truyền thống: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Error!

Bookmark not defined.

2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay Error! Bookmark not defined.

2.2.1 Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo.

Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho chức sắc tín đồ

Công giáo Error! Bookmark not defined 2.2.3 Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với đạo Công giáo Error!

Bookmark not defined.

2.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 7

1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội và đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục của nhiều quốc gia, dân tộc Tôn giáo không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “đền bù hư ảo” cho một bộ phận quần chúng nhân dân mà bản thân tôn giáo cũng mang trong mình những giá trị đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vì vậy mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau, cũng đều phải quan tâm tới vấn đề tôn giáo

Nhận thức được vai trò của tôn giáo, ngay từ Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác nhận“ mọi công dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng’’ Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung Ương (Khóa IX) về công tác tôn giáo đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta’’ Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ta nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống văn hóa xã hội Tôn giáo với tính cách là một yếu tố cấu trúc của xã hội, nó vừa

có khả năng tạo nên những giá trị làm phong phú thúc đẩy đời sống văn hóa tinh thần của xã hội song cũng có thể tạo nên những cản trở đối với sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống xã hội Trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa xã hội đời sống hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhìn nhận đánh giá đúng và sát hợp hơn nữa về vấn đề tôn giáo

Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, Công giáo du nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVI, cho đến nay đã hơn 400 năm

Trang 8

2

Hiện nay Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu

tổ chức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức việc, về các dòng tu…Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng Công giáo đã trở thành một thành tố văn hóa không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta

Ninh Bình là mảnh đất phù sa cổ ven chân núi, thuộc đồng bằng Bắc

Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng, bao gồm vùng núi rừng, đồng bằng và biển cả Ninh Bình còn là vùng đất cố đô, địa linh nhân kiệt Đó là ưu thế để nơi đây trở thành địa phương phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và quốc tế Sự phát triển kinh tế -

xã hội của Ninh Bình phụ thuộc nhiều vào ưu thế này Về đời sống văn hóa tinh thần thì Ninh Bình là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều bới Công giáo Thế

kỷ XVI – XVII Công giáo được truyền vào Ninh Bình dần dần phát triển và

đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây Hiện nay, ở Ninh Bình có khá đông đồng bào theo đạo Công giáo, trên địa bàn tỉnh

có Toà giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn của cả nước, được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ đô Công giáo của Việt Nam” Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Công giáo Ninh Bình đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét Đạo đức và một số sinh hoạt Công giáo mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay là vấn đề rất cần thiết

Trang 9

3

Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Công giáo đối với con người Việt Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình hiện nay cũng là điều rất cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối với công tác tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Công giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở Ninh Bình và trong phạm vi cả nước

Từ những lý do trên đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cần thiết tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng Vì

vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống

văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay ”, làm luận văn

Thạc sĩ

2.Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về Công giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học, nhân học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học…

Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số

công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Tác phẩm Một số

vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách

Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991; Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000; Một số tôn giáo ở Việt

Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2005; Thập giá

và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique

Trang 10

4

et César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb Trẻ ấn

hành năm 1978; ); Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam (từ thế

kỷ XII đến thế kỷ XIX) (Nguyễn Văn Kiệm, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà

Nội, 2001); Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh

Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005;

Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng

Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,

Hà Nội, 2012 Trong các quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo trên thế giới Và phân tích tương đối rõ về quá trình

du nhập, phát triển và đặc điểm của đạo Công giáo ở Việt Nam

Nghiên cứu sâu về văn hóa Công giáo đã có một số công trình như:

Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); Nhà thờ Công giáo Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2003); Tôn giáo trong

mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); Lịch cử văn học Công giáo Việt Nam (Võ Long Tê, Nxb Tư duy, Sài Gòn, 1965); Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa

giáo (Hà Huy Tú, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001)…Các tác phẩm này

đã đi sâu phân tích những biểu hiện đặc trưng của văn hóa Công giáo và những ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam

Bên cạnh đó, có một số công trình đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội

thảo về vai trò của văn hóa Công giáo như: Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề

đạo Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Viện khoa học xã hội

và ban tôn giáo Tp Hồ Chí Minh năm 1988 Một số bài viết trên các tạp chí

như: Hội nhập văn hóa Ki tô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong

Trang 11

5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Ninh

Bình (2011), Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá tỉnh Ninh Bình” giai đoạn 2000-2010

2 Ban Dân vận tỉnh Ninh Bình (2005), Báo cáo tổng kết của Ban dân vận

tỉnh Ninh Bình năm 2005

3 Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2012), Báo cáo kết quả thực

hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ

2004 - 2012

4 Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2011), Báo cáo kết quả phối

hợp với Hội Nông dân về công tác tôn giáo 1999-2010

5 Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Bình (2005), Đánh giá tổng kết tình hình tôn

giáo từ 1995- 2005 ở Ninh Bình

6 Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Bình (2007), Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện

trạng cơ sở thờ tự và hệ thống tổ chức công giáo phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

7 Ban Tôn giáo số 115/BC- TG - UBND tỉnh Ninh Bình (2003), Báo cáo

về tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm

2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004

8 Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình (2007), báo cáo “Sơ kết triển khai,

thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác tôn giáo

9 Ban tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình (2003), Bồi dưỡng kiến thức kinh

nghiệm công tác tôn giáo và công tác vận động quần chúng vùng giáo, cho cán bộ làm công tác tôn giáo năm 2003

Trang 12

87

10 Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương (2004), Tài liệu học tập kết luận

Hội nghị lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb

chính trị quốc gia, Hà Nội

11 Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương (2002), Tài liệu học tập các nghị

quyết hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12 Ban tư tưởng - văn hóa trung ương (2000), Vấn đề tôn giáo và chính

sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN

13 Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình: Báo cáo số 113/BC-SNV

ngày 26/12/2011 về việc thống kê và đánh giá thực trạng cơ sở thờ Mẫu tại Ninh Bình, Ninh Bình

14 Báo cáo của Ban tôn giáo chính quyền tỉnh Ninh Bình (2003), Kinh

nghiệm công tác tôn giáo và công tác vận động quần chúng vùng giáo, cho cán bộ làm công tác tôn giáo- năm 2003

15 Báo cáo của Uỷ ban đoàn kết Công giáo tỉnh Ninh Bình tại Đại hội Đại

biểu, nhiệm kỳ 2010- 2015 (2015), Người Công giáo Ninh Bình xây

dựng bảo vệ Tổ quốc

16 Ban tôn giáo của Chính phủ (1995), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb

Hà Nội

17 Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín

ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

18 Lê Bình (chủ biên, 1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển

xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội

19 Nguyễn Trọng Chuẩn- Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) (2003), Mấy vấn

đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trươừng ở nước ta hiện nay,

Nxb CTQG, Hà Nội

Trang 13

88

20 Nguyễn Đặng Dung - Các hình thái tín ngưỡng ở Việt Nam - Nxb Văn

hoá thông tin - Hà Nội 2001

21 Nguyễn đăng Duy (2001), Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội

22 Nguyễn Hồng Dương ( 1999), “ Bước hội nhập văn hoá dân tộc của

Công giáo Việt Nam”, Nghiên cứu tôn giáo ( 1,2)

23 Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn

hoá Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội

24 Nguyễn Hồng Dương – Thượng tọa Thích Thọ Lạc (đồng chủ biên)

(2010), Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và

giữ nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

25 Nguyễn Hồng Dương (1997), Làng công giáo Lưu Phương từ năm

1829 đến năm 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

26 Nguyễn Hồng Dương (1994), Về một số làng Công giáo ở huyện Kim

Sơn, tỉnh Ninh Bình đầu thế kỷ XIX, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử

27 Nguyễn Văn Đông (1998), Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước

đối với đạo Thiên Chúa giáo, Nxb thành phố Hồ Chí Minh

28 Phạm Văn Đồng (1976), Chủ tịch Hồ Chí Minh - tinh hoa của dân tộc

lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội

29 Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

30 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

31 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

32 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 08/07/2016, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w