Mục tiêu nghiên cứu: Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông được thực hiện tại Việt Nam.. Với mong muốn giải thích
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ SEN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH DU HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TP NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ SEN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH DU HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TP NHA TRANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của
học sinh phổ thông trên địa bàn TP Nha Trang” được hoàn thành là kết quả của quá
trình nghiên cứu của tôi tại thành phố Nha Trang Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đảm bảo độ tin cậy
Kết quả nghiên cứu của luận văn là không trùng lặp với các công trình khoa học
đã công bố
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Sen
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Hồ Huy Tựu - người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường; và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Tư vấn du học Minh Đăng, các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn du học, quý học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập số liệu để hoàn thiện đề tài
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để
đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Sen
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH VẼ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Lý thuyết hành động hơp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) và Hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) 8
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu thái độ và hành vi 8
1.1.2 Mục đích của lý thuyết 10
1.1.3 Nội dung chính của lý thuyết 10
1.1.4 Đặc điểm của lý thuyết hành động hợp lý và Thuyết hành vi dự định 12
1.2 Tổng quan về du học 14
1.2.1 Định nghĩa du học 14
1.2.2 Các hình thức du học 14
1.2.3 Lợi ích của việc du học 16
1.3 Ý định du học và các nhân tố ảnh hưởng 18
1.3.1 Ý định du học 18
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng 19
1.3.3 Rào cản du học 22
1.4 Mô hình nghiên cứu liên quan 22
Trang 61.4.1 Mô hình nghiên cứu nước ngoài 22
1.4.2 Mô hình nghiên cứu trong nước 24
1.4.3 Mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 25
Kết luận chương 1 28
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Đặc điểm về du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang 29
2.1.1 Nhu cầu du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang 29
2.1.2 Nguồn cung dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn thành phố Nha Trang 29
2.1.3 Một số điểm đến được ưu chuộng của học sinh phổ thông tại Nha Trang 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu 32
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu 35
2.2.3 Đo lường các biến số 37
Kết luận chương 2 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 41
3.2 Kết quả phân tích dữ liệu 44
3.2.1 Phân tích độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo 44
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 48
3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 52
3.3.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 53
3.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 54
3.4 Kết luận mô hình nghiên cứu 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HÀM Ý ỨNG DỤNG 59
4.1 Tóm lượt kết quả 59
4.2 Thảo luận kết quả 60
Trang 74.3 Ý nghĩa nghiên cứu 63
4.3.1 Về mặt lý luận 63
4.3.2 Về mặt thực tiễn 63
4.4 Các đề xuất hàm ý ứng dụng 64
4.4.1 Đối với học sinh phổ thông 64
4.4.2 Đối với phụ huynh học sinh 66
4.4.3 Đối với các công ty tư vấn du học 67
4.5 Kiến nghị với các cơ quan 68
4.5.1 Đối với tổ chức giáo dục trong nước 68
4.5.2 Đối với tổ chức giáo dục ngoài nước 69
KẾT LUẬN, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Cronbach’s Alpha : Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha EFA : Exploratory Factor Analysis
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu 35
Bảng 2.2.: Các biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 37
Bảng 3.1: Bảng phân bố mẫu theo lớp, giới tính, nghề nghiệp của bố mẹ, thu nhập của gia đình, người thân định cư, anh chị em – bạn bè, ngành học, quốc gia, nguồn thông tin 41
Bảng 3.2: Hệ số Cronbach’s Alpha 46
Bảng 3.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ý định du học của học sinh 48
Bảng 3.4: KMO và Barlett – Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh 49
Bảng 3.5: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố đại diện 49
Bảng 3.6: Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học 50
Bảng 3.7: KMO và Barlett – Thang đo ý định du học 51
Bảng 3.8: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố đại diện 52
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo ý định du học 52
Bảng 3.10: Ma trận tương quan giữa các biến 54
Bảng 3.11: Tóm tắt mô hình 55
Bảng 3.12: Kết quả Anova 55
Bảng 3.13: Hệ số hồi quy 55
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 9
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) 10
Hình 1.3: Mô hình các nhân tố dẫn đến ý định du học của sinh viên theo Peterson (2003) 23
Hình 1.4: Mô hình các nhân tố dẫn đến quyết định du học của sinh viên theo Booker (2001) 24
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của sinh viên Việt Nam theo Tô Trần Phương Thảo (2014) 25
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang được đề xuất 25
Hình 3.1: Mô hình hồi quy tuyến tính đã được điều chỉnh 53
Hình 3.2: Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư 56
Hình 3.3: Biểu đồ phân tán phần dư 57
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ngoài kỹ năng chuyên môn, người lao động trong thời kỳ mới nhất thiết phải có trình độ ngoại ngữ đặc biệt là khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử và kỹ năng thích ứng cao trong môi trường làm việc Trong bối cảnh hội nhập, phát triển những kỹ năng này
sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực nước ta khi “thị trường lao động
mở cửa” Du học là một trong những con đường mang lại cho người học những trải nghiệm về cuộc sống, văn hóa, con người, du học giúp người học tiếp cận với nền giáo dục ở các nước tiên tiến, cũng như là cơ hội nghề nghiệp trong tương lai Đây chính là
nguyên nhân cốt lõi để tác giả hình thành nên ý tưởng nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang”
Mục tiêu nghiên cứu:
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông được thực hiện tại Việt Nam Với mong muốn giải thích về mặt lý thuyết và thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang, nghiên cứu tập trung vào các nội dung cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Đưa ra gợi ý các chính sách marketing nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các công ty tư vấn du học khi tác động, kích thích khách hàng đang có ý định đi du học
Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang Xuất phát
từ các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học được chỉ ra ở nghiên cứu liên quan bao gồm hàng loạt các biến nên phương pháp nghiên cứu chủ đạo sử dụng trong luận văn này là phương pháp định lượng thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định được các nhân tố đại diện cho hàng loạt các biến quan sát Cuối cùng, thông qua phân tích hồi quy tuyến tính để xác định cường độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang
Trang 12Kết quả nghiên cứu đạt được:
Với thang đo ban đầu gồm 35 biến quan sát bao gồm 32 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc Thông qua phương pháp đánh giá, phân tích độ tin cậy của thang đo bằng
hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả thu được các biến quan sát đều phù hợp thang đo
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo các nhân tố (biến – độc lập) ảnh hưởng đến ý định du học Sau khi thực hiện phép quay varimax với phương pháp trích yếu tố Principal component, kết quả đạt được như sau: thang đo
“Phát triển bản thân” bị tách ra thành 2 thang đo gồm “Phát triển bản thân về kỹ năng giao tiếp” với 4 biến và “Phát triển bản thân về kỹ năng ứng xử” với 2 biến Sau khi điều chỉnh, kết quả thu được mức độ tương quan của các nhân tố độc lập với ý định du học với thứ tự như sau: Thứ nhất là "Phát triển bản thân về kỹ năng giao tiếp", thứ hai
"Thông tin truyền thông", thứ ba là "Quan hệ xã hội", thứ tư là " Phát triển bản thân
về kỹ năng ứng xử", thứ năm là " Nguồn tài trợ ", thứ sáu là "Việc làm và vấn đề nhập cư", thứ bảy là " Nhận thức về những rào cản", thứ tám là "Nhận thức về đặc điểm trường"
Những kết quả nghiên cứu mà tác giả thu được sẽ bổ sung thêm vào các nghiên cứu về ý định du học của học sinh phổ thông tại thành phố Nha Trang nói riêng và ý định du học của học sinh – sinh viên Việt Nam nói chung
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả tiến hành đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng du học đối với các tác nhân tham gia hoạt động du học bao gồm: học sinh phổ thông, phụ huynh, công ty tư vấn du học
Từ khóa: ý định du học, thuyết hành động hợp lý, thuyết hành vi dự định
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết phải nghiên cứu
Ở mọi thời đại, giáo dục luôn được xem như là chìa khóa để giải quyết các vấn
đề xã hội và môi trường (Phạm Đỗ Nhật Tiến, Phạm Lan Hương, 2014) Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã và đang từng bước cải cách và đổi mới hệ thống giáo dục để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Thông qua các chính sách mở cửa, mọi hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, công nghệ, môi trường, văn hóa, xã hội, giáo dục … đều có những thay đổi đáng kể Bởi lẽ, tất cả đều chịu sự chi phối chung của quy luật toàn cầu hóa Quy luật này đã đẩy các quốc gia đến gần nhau hơn, biên giới đã không còn là ranh giới và thế giới đã trở nên “phẳng” hơn trong thế kỷ XXI Vượt qua mọi rào cản, bất đồng về ngôn ngữ, quá trình hội nhập kinh tế sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn
Sự phát triển khoa học công nghệ là nhân tố cơ sở, quyết định cho sự phát triển của quốc gia Khoa học công nghệ đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo một con đường mới nhanh hơn đó là phát triển đất nước dựa trên nền kinh tế tri thức lấy nhân tố con người làm cơ sở nền tảng (Nguyễn Nhâm, 2011)
Theo bản tin Việt Nam và Thế giới phát sóng ngày 07/09/2014, việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lịch sử phát triển các nước trong khối ASEAN trong đó có Việt Nam Sự ra đời cộng đồng kinh tế AEC giúp cho hàng hóa, luồng vốn và lao động có tay nghề được di chuyển tự
do hơn thông qua thỏa thuận lao động giữa các nước Đồng thời, thông qua các hiệp định được ký kết, các nước sẽ được công nhận bằng cấp và trình độ lẫn nhau Lao động có trình độ cao sẽ được di chuyển và làm việc tự do tại các nước trong khối Điều này mang lại những lợi ích không hề nhỏ về cơ hội việc làm cho người lao động và sinh viên Việt Nam, tuy nhiên đây được coi là một thách thức lớn cho công tác giáo dục đại học tại Việt Nam Bởi lẽ, giá trị bằng cấp của các trường đại học tại Việt Nam hiện chưa tương đồng với các nước, do đó sự công nhận giá trị bằng cấp của nước ta còn thấp hơn so với các nước khác trong khu vực
Việc thiếu định hướng nghề nghiệp, không tiếp cận được cơ sở dữ liệu khách quan về tình hình việc làm trong tương lai là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh viên tốt nghiệp làm việc không đúng với chuyên ngành đã được đào tạo Ở một số
nước thuộc Khu vực giáo dục đại học Châu Âu, nếu sinh viên xét thấy ngành học
Trang 14không phù hợp với bản thân trong thời gian theo học tại trường, sinh viên có quyền chuyển đổi ngành học hoặc chuyển trường mà không phải học lại bất kỳ tín chỉ nào đã tích lũy được trước đó Tuy nhiên, ở nước ta hệ thống tín chỉ đã được các trường đại học thực hiện nhưng theo cơ chế chọn một chuyên ngành thì phải gắn bó với chuyên ngành đó trong suốt bốn năm đại học, nếu muốn lựa chọn lại sinh viên buộc phải thi
lại đại học và học lại từ đầu (Nguồn: http://tiasang.com.vn)
Kết quả công bố của Tổng cục thống kê (2014), hiện nay tỉ lệ lao động có trình
độ cao đang gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2012) về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học
so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á trong đó có Việt Nam, cho thấy sinh viên thiếu hụt các kỹ năng ở mức độ nghiêm trọng Trong đó ngoại ngữ là những hạn chế lớn nhất của nguồn nhân lực Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập, việc khắc phục nhược điểm này sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực nước ta khi “thị trường lao động mở cửa”
Theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế (2011), Việt nam nằm trong top 20 nước có số lượng du học sinh đông nhất tại Mỹ từ năm 2006/2007, cho đến nay con số này vẫn tiếp tục gia tăng, Việt Nam là nước đứng thứ 8 trong tổng số 10 nước có lượng du học sinh đông nhất tại Mỹ Không riêng Mỹ, thứ hạng về số lượng du học sinh Việt Nam tại các nước khác như là Australia hay Nhật đều tăng Khoản chi phí
du học thông qua các đề án từ ngân sách Nhà nước hay học bổng diện Hiệp định do Bộ GD&ĐT quản lý, thì có tới 90% lưu học sinh Việt Nam du học bằng con đường tự túc
(Nguồn: http://thanhtra.com.vn)
Hầu hết các du học sinh tất cả đều thừa nhận rằng du học là lựa chọn tốt nhất để phát triển khả năng ngoại ngữ, được trải nghiệm về văn hóa, được tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm sống và quan trọng hơn hết là bằng cấp nhận được sau khi tốt nghiệp sẽ được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới
Trước sự gia tăng giữa hai chiều hướng trong thời kỳ hội nhập, thứ nhất là sự gia tăng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học khó khăn trong việc tìm được việc làm, và thứ hai là tỉ lệ du học sinh Việt Nam tại các nước cũng có xu hướng gia tăng Đây là nguyên nhân cốt lõi để tác giả hình thành nên ý tưởng nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh” để làm rõ hơn mục
Trang 15đích du học thật sự của giới trẻ ngày nay Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian và
kinh phí và với đối tượng quan tâm là học sinh phổ thông, tác giả đã quyết định lựa
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang” làm đề tài nghiên cứu cho riêng mình
2 Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học Cụ thể:
Các nhân tố khách quan
Trong các nghiên cứu nước ngoài – quá trình ra quyết định, Cubillo và các cộng
sự (2006) đã chỉ ra khi một học sinh học tập và sinh sống ở một quốc gia khác ngoài quê hương của mình, các du học sinh sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau từ đó họ biết được nhiều nền văn hoá khác nhau thông qua việc tiếp xúc và trao đổi với những người bạn mới Những trải nghiệm về nền văn hoá mới
là một trong những lợi ích cơ bản gắn liền với việc du học, và đây là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến ý định liệu học sinh có quyết định đi du học hay không
Nghiên cứu của Mazzarol & Soutar (2002) về quyết định chọn quốc gia để du học, các tác giả đã chỉ ra những đất nước và những trường đại học khác nhau có chương trình đạo tạo khác nhau, đặc biệt một số trường đại học nổi tiếng với các ngành học chuyên biệt Chính sự khác biệt trong chương trình giảng dạy là nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học Học sinh Châu Á chọn lựa du học vì quê hương của họ không có các chương trình chuyên sâu đáp ứng đủ mong muốn của du học sinh
Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục là một nhân tố cốt lõi quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quốc gia mà học sinh sẽ du học (Cubillo et al, 2006; Chen & Zimitat, 2006) Và lý do để học sinh lựa chọn việc du học thay vì học trong nước là họ tin rằng: môi trường giáo dục tại nước ngoài giúp họ có thể tiếp cận được một nền giáo dục tiên tiến hơn là ở quốc gia của mình (Li & Bray, 2007) Ví dụ: Các sinh viên ở châu Á nhận thấy các chương trình học ở nước ngoài tốt hơn so với các chương trình học ở quốc gia mình và xem đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy họ trong quyết định tham gia vào một nền giáo dục quốc tế (Mazzarol & Soutar, 2002) Đồng thời, giá trị bằng cấp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định du học của sinh viên Việt Nam (Tô Trần Phương Thảo, 2014)
Trang 16Cơ hội định cư ở quốc gia du học cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học Đa số các du học sinh đều có ý định sẽ định cư tại quốc gia mà họ
du học sau khi kết thúc chương trình học Đặc biệt là đối với học sinh Châu Á, mong muốn nhập cư là một nhân tố quan trọng thúc đẩy họ du học (Mazzarol & Soutar, 2002) Sẽ rất khó đo lường số lượng học sinh có động cơ du học vì mong muốn có cơ hội định cư, bởi vì chỉ một số ít là thừa nhận việc định cư là mục đích chính của việc
du học Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu thống kê tỷ lệ học sinh du học không trở về nước, thì chúng ta thấy rằng một trong những lý do quan trọng thúc đẩy học sinh du học là cơ hội định cư Ví dụ, khoảng 66% sinh viên Trung Quốc học ở Mỹ không trở
về nước sau khi hoàn thành khoá học (Altbach, 2004)
Ngoài lợi ích mong muốn được học trong một một nền giáo dục hiện đại, du học sinh còn mong muốn nhận được những bằng cấp được công nhận toàn cầu Bằng cấp này sẽ giúp cho họ có được một cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và vững chắc trong tương lai (Binsardi & Ekwulugo, 2003)
Các nhân tố chủ quan
Có nhiều nghiên cứu xác định tại sao một người này lại lựa chọn việc du học còn người kia lại không Và các nhà nghiên cứu cho rằng: một trong những nhân tố quan trọng đó là đặc điểm cá nhân quyết định lựa chọn có du học hay không, cụ thể là
di truyền, giới tính, niềm tin và kinh nghiệm tích luỹ trong quá khứ
Talburt & Stewart (1999) cho thấy sự khác nhau về giới tính có ảnh hưởng đến quyết định du học Đa số nữ giới cho rằng gia đình và những người quan trọng xung quanh có ảnh hưởng đến quyết định du học của họ và học cho rằng việc kiếm sống, thực tập tại quốc gia khác gây cản trở việc đi du học Ngoài ra, nữ giới nhận thức được chi phí du học là một rào cản lớn trong quyết định du học
Peterson (2003) kiểm định mối quan hệ giữa thái độ và niềm tin đối với quyết định du học, kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định du học bị ảnh hưởng bởi thái độ
và quá trình thuộc về nhận thức:
- Thái độ (niềm tin tích cực hoặc tiêu cực khi cá nhân thực hiện một hành vi cụ thể)
- Mức chủ quan (subjective norm- nhận thức của cá nhân về những người xung quanh sẽ suy nghĩ thế nào nếu cá nhận thực hiện hành vi này)
- Niềm tin hành vi (behavioral beliefs – niềm tin của cá nhân về kết quả khi thực hiện quyết định đó)
Trang 17Bên cạnh đó việc nhân thức tích cực về quốc gia du học cũng ảnh hưởng đến ý định du học Nghiên cứu của Barber (1983) tại đại học California cho thấy học sinh du học có những lập luận chặt chẽ cũng như suy nghĩ một cách tích cực về các sự việc xảy ra ở Mỹ và đất nước họ mà đang du học Barber đưa ra kết luận rằng việc gia tăng cảm nhận và nhận xét của học sinh về quê hương và về những đất nước khác là kết quả
từ việc trải nghiệm du học, mặc dù những ý kiến và cảm nhận này có thể là tích cực và tiêu cực
Tóm lại, trên cơ sở những nghiên cứu có liên quan đến mô hình, động cơ lựa chọn điểm đến và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của sinh viên nước ngoài, áp dụng vào điều kiện Việt Nam, ở thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu về hành vi ý định du học của học sinh phổ thông Trên cơ sở đó, tác giả đã kế thừa một số các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của các nghiên cứu nước ngoài vào trong mô hình nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu của Cubillo và các cộng sự (2006) chỉ
ra các nhân tố giao kết nhiều bạn bè ở các nước, được sống và có cơ hội làm việc tại các quốc gia phát triển Mazzarol & Soutar (2002), Cubillo và các cộng sự (2006), Russel (2005) và Chen & Zimitat (2006) chỉ ra các nhân tố liên quan đến đặc điểm chương trình học và quốc gia du học có ảnh hưởng đến quyết định du học như: chất lượng chương trình, chi phí chương trình học, thời gian học, ngôn ngữ học, chương trình hỗ trợ tài chính Nghiên cứu của Mazzarol & Soutar (2002) cũng chỉ ra việc có
cơ hội định cư tại nước ngoài là môt nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định du học của học sinh Ngoài ra, tác giả còn kế thừa kết quả của nghiên cứu của Binsardi & Ekwulugo (2003) Nhân tố lợi ích mong muốn được học trong một một nền giáo dục hiện đại, bằng cấp được công nhận toàn cầu và khả năng có được cơ hội nghề nghiệp tốt và vững chắc có ảnh hưởng đến quyết định du học Bên cạnh đó, nghiên cứu của Talburt & Stewart (1999) cũng được kế thừa, tác giả đã đưa thêm vào mô hình nghiên cứu những nhân tố thuộc về chủ quan của cá nhân người học như giới tính, những e ngại, cản trở,… cũng ảnh hưởng đến ý định du học Nghiên cứu của Peterson (2003)
và Barber (1983) chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ và niềm tin trong quyết định du học, nhân thức tích cực về quốc gia du học cũng ảnh hưởng đến quyết định du học Nghiên cứu của Tô Trần Phương Thảo (2014) về những rào cản, nhân tố đẩy, nhân tố kéo ảnh hưởng đến quyết định du học của sinh viên Việt Nam Đây cũng chính là một trong những nhân tố cần được nghiên cứu trong thị trường du học tại Việt Nam
Trang 183 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông được thực hiện tại thành phố Nha Trang
3.2 Mục tiêu nghiên cụ thể
- Xây dựng mô hình lý thuyết giải thích cho ý định du học của học sinh
- Kiểm định và đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Đưa ra gợi ý các chính sách marketing nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các công ty tư vấn du học khi tác động, kích thích học sinh đang
có ý định đi du học
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang?
- Các nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, các nhân tố nào có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang?
- Nhân tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du
học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang
5.2 Đối tượng khảo sát của đề tài: Học sinh phổ thông có ý định đi du học 5.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu các đối tượng là học
sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang
5.4 Thời gian nghiên cứu: Thời gian điều tra và thu thập dữ liệu dự kiến từ
tháng 05/2015 đến tháng 10/2015
6 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang Xuất phát
từ các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học được chỉ ra ở nghiên cứu liên quan bao gồm hàng loạt các biến nên phương pháp nghiên cứu chủ đạo sử dụng trong luận văn này là phương pháp định lượng thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA
Trang 19(Exploratory Factor Analysis) để xác định được các nhân tố đại diện cho hàng loạt các biến quan sát Cuối cùng, thông qua phân tích hồi quy tuyến tính để xác định cường độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định du học của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang
7 Ý nghĩa nghiên cứu
7.1 Về mặt khoa học:
Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên giải thích về mặt lý thuyết và cung cấp chứng cứ định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh tại Việt Nam
7.2 Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu góp phần làm rõ các mục đích, mong muốn, nguyện vọng của học sinh Số liệu nghiên cứu là căn cứ để các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
hỗ trợ, tư vấn giáo dục nắm bắt được xu thế để đưa ra chính sách Marketing phù hợp
Thông qua việc xác định trong số các nhân tố ảnh hưởng thì nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào có ảnh hưởng tiêu cực, nhân tố nào là quan trọng nhất, nghiên cứu đã giúp giải quyết bài toán nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn du học khi tiếp xúc với khách hàng Qua đó, giúp các công ty dịch vụ tư vấn du học xác định các nhân tố có tác động tích cực đến ý định du học của học sinh để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing để quảng bá và mở rộng thị trường
8 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Đưa ra các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện để hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu Xây dựng thang đo các khái niệm Ước tính số lượng mẫu cần thu thập
Chương 3: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu được phân tích và
xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Chương 4: Bàn luận kết quả và đề xuất hàm ý ứng dụng
Kết luận Trình bày những kết quả mà nghiên cứu đạt được, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Lý thuyết hành động hơp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) và Hành vi
dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) đã được hình thành vào năm 1967 Trong những năm đầu của thập niên 70, lý thuyết đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein Đến năm 1980 lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu hành vi con người,
từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp Năm 1988, để giải quyết những hạn chế trong mô hình TRA, Ajzen và Fishbein đã đưa thêm biến Nhận thức kiểm soát hành vi để phát triển học thuyết về hành vi dự định (TPB)
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu thái độ và hành vi
Sự phát triển của TRA và TPB có nguồn gốc từ lĩnh vực tâm lý xã hội Ngay từ năm 1862, các nhà tâm lý học bắt đầu phát triển các lý thuyết cho thấy thái độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi Tiếp nối trong khoảng thời gian 1918-1925, các nhà tâm lý học xã hội tiếp tục nghiên cứu mối tương quan giữa thái độ và hành vi giữa Khoảng thời gian này chứng kiến nhiều giả thuyết mới được hình thành Những phát hiện nhấn mạnh sự ảnh hưởng thái độ dẫn đến hình thành hành vi, những nghiên cứu trong thời gian này được xem là tiền đề để lý thuyết giữa thái độ và hành vi được phát triển một các mạnh mẽ trong thế kỷ 20 Và Ajzen & Fishbein cho rằng thái độ có thể giải thích hành động của con người (Ajzen & Fishbein, 1970) Thomas và Znaniecki (2001) là những nhà tâm lý học đầu tiên xem thái độ là quá trình tinh thần của cá nhân, thông qua quá trình ấy, các nhà khoa học có thể đo lường phản ứng thực sự và phản ứng tiềm năng con người Và các nhà xã hội học bắt đầu thấy rằng: thái độ có thể được xem như là một yếu tố để dự báo cho hành vi Ý tưởng này được giữa khá nguyên vẹn cho đến đầu những năm 1960 khi các nhà khoa học xã hội đã bắt đầu xem xét lại mối quan hệ giữa thái độ và các nhân tố dự báo hành vi
Sau đây là những cột mốc quan trọng trong việc khám phá mối quan hệ giữa thái độ và hành vi:
Năm 1929, L.L Thurstone phát triển các phương pháp để đo lường thái độ bằng cách sử dụng thang đo khoảng (interval scales) Thang đo của Thurstone bắt đầu được biết đến rộng rải vì sự chi tiết và dễ sử dụng hơn thang đo Likert Thang đo của Thurstone vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay
Trang 21Năm 1935, Gordon W Allport cho rằng mối quan hệ giữa thái độ - hành vi không phải là mối quan hệ một chiều mà là đa chiều Ông xem thái độ là một quá trình phức tạp hơn, dựa trên niềm tin, cảm xúc và khuynh hướng hành động của cá nhân lên đối tượng
Năm 1944, Louis Guttman phát triển phương pháp đo lường niềm tin của đối tượng Năm 1947, Doob đồng ý với quan điểm của Thurstone, ông cho rằng thái độ không ảnh hưởng một cách trực tiếp lên hành vi, nhưng thái độ cho ta thấy được tổng quan về hành vi mà cá nhân có thể phản ứng lại
Năm 1950, Quan điểm thái độ là một tác nhân đa chiều ảnh hưởng lên hành vi được chấp nhận rộng rãi
Năm 1960, Rosenberg và Hovland đưa ra giả thuyết rằng thái độ của một người đối với một đối tượng được xác định bởi ảnh hưởng, nhận thức và hành vi của họ
Năm 1969, Wicker đã tiến hành một cuộc khảo sát và xem xét lại các nghiên cứu trước đây Kết luận cho thấy rằng có nhiều khả năng, thái độ không có mối liên hệ hoặc có mối liên hệ rất nhỏ đối với hành vi (Ajzen & Fishbein, 1980)
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, Fishbein và Ajzen tập trung nghiên cứu: làm thế nào để dự đoán hành vi và kết quả Họ cho rằng các cá nhân là lý trí và thường
sử dụng hệ thống các thông tin có sẵn xung quanh họ Mọi người xem xét các kết quả của hành động trước khi họ quyết định: có tham gia hay không tham gia vào một hành
vi nhất định nào đó (Ajzen & Fishbein, 1980) Sau khi xem xét tất cả các nghiên cứu, Ajzen & Fishbein đã phát triển một lý thuyết có thể dự đoán và hiểu hành vi và thái độ của cá nhân Lý thuyết này ngày nay được biết như là lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết phản ánh: nên nhìn vào khuynh hướng hành vi hơn là thái độ như là một chỉ bảo
để dự đoán về hành vi
Hình 1.1 : Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
( Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)
Thái độ
Ý định hành vi
Chuẩn chủ quan
Hành vi
Trang 22Khi lý thuyết hành động hợp lý bắt đầu được áp dụng phổ biến trong khoa học
xã hội thì Ajzen và các nhà nghiên cứu khác thấy được lý thuyết này vẫn chưa phù hợp
và còn nhiều hạn chế (Godin & Kok, 1996) Một trong những hạn chế lớn nhất của TRA là liên quan đến cá nhân có ít hoặc họ cảm thấy có ít quyền kiểm soát lên thái độ
và hành vi của chính họ Để khắc phục khuyết điểm này, Ajzen đưa nhân tố thứ ba là nhận thức kiểm soát hành vi (perceived behavioral control) Việc bổ sung các yếu tố này đã dẫn đến các lý thuyết mới được gọi là Thuyết hành vi dự định (TPB)
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)
( Nguồn: Ajzen, 1991)
1.1.2 Mục đích của lý thuyết
- Dự đoán và hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bởi vì hành vi của
cá nhân bị ảnh hưởng bởi các điều kiện như: ngân sách, thời gian, kỹ năng, sự giúp đỡ…
- Xác định được cách thức thay đổi hành vi của con người
- Có cơ sở khoa học để giải thích hành vi của con người: tại sao một người lại mua một chiếc xe mới, tại sao họ bầu cử cho người này mà không cho người khác…
1.1.3 Nội dung chính của lý thuyết
Các giả định:
- Con người là lý trí và luôn sử dụng các thông tin có sẵn xung quanh họ
- Mọi người xem xét các kết quả của hành động của họ trước khi đưa ra quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi nhất định
Nội dung:
TRA/TPB xem xét ý định hành vi như là khởi đầu cho việc hình thành nên hành
vi Ý định của một người hình thành nên một hành vi cụ thể, hành vi sẽ có nhiều khả
Hành vi
Thái độ
Ý định hành vi Chuẩn chủ quan
Nhận thức
Kiểm soát hành vi
Trang 23năng thực hiện nếu ý định thực hiện hành vi đó càng lớn Ý định là một hàm của nhận thức và thông tin thể hiện khả năng thực hiện một hành vi sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Ý định có thể thay đổi theo thời gian Khoảng thời gian giữa ý định và thực hiện hành vi càng lớn, thì khả năng rất lớn là các sự kiện bất ngờ sẽ xuất hiện và dẫn đến việc thay đổi ý định ban đầu Bởi vì Ajzen và Fishbein không chỉ quan tâm đến việc
dự đoán hành vi mà muốn hiểu biết về nó Vì thế, họ cố gắng xác định các yếu tố quyết định khuynh hướng hành vi Họ đưa ra giả thuyết rằng ý định là một hàm của 2 nhân tố:
- Thái độ đối với hành vi
- Mức chủ quan của hành vi
Thái độ được xem là nhân tố tạo nên ý định hành vi Đó là niềm tin tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về thực hiện một hành vi cụ thể Những niềm tin này được gọi là niềm tin về hành vi Một cá nhân sẽ có ý định thực hiện một hành vi nào đó khi anh ta hoặc cô ta đánh giá hành vi đó là tích cực Thái độ được đo lường bởi niềm tin của cá nhân về những kết quả từ việc thực hiện các hành vi (niềm tin hành vi) Thái độ
có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi, được gắn liền với quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi
Quy chuẩn chủ quan (Subjective norms) được xem là một hàm của niềm tin Một cá nhân sẽ có ý định thực hiện một hành vi nào đó nếu cá nhân ấy nhận thấy rằng những người quan trọng nghĩ cá nhân ấy cần thực hiện hành vi Những người quan trọng có thể là vợ, chồng, cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Mức chủ quan được đo lường bằng cách yêu cầu cá nhân ấy nhận định rằng những người quan trọng đối với họ sẽ đồng ý hoặc không đồng ý với hành vi của cá nhân ấy
Lý thuyết TRA bị hạn chế khi áp dụng cho hành vi mà các hành vi không phải
là hoàn toàn dưới sự kiểm soát của ý chí Trong khi lý thuyết TPB dự đoán hành vi không nằm dưới sự kiểm soát của ý chí (mức độ kiểm soát của ý chí mà TPB có thể dự đoán được là từ hoàn toàn kiểm soát được đến hoàn toàn không kiểm soát được)
Cá nhân được xem như hoàn toàn kiểm soát khi không có bất cứ trở ngại nào khi thực hiện hành vi Và ngược lại, không kiểm soát được nếu việc thực hiện hành vi phải cần một yêu cầu nào đó, mà cá nhân lại không có hoặc không đáp ứng được yêu cầu này để thực hiện hành vi Chẳng hạn, quyết định du học ở một nước sử dụng tiếng anh, nhưng trình độ tiếng anh thấp, muốn đi du học, nhưng khả năng tài chính hạn
Trang 24chế… Các yếu tố kiểm soát bao gồm yếu tố bên trong và bên ngoài, yếu tố bên trong
là kỹ năng, khả năng, thông tin, cảm xúc … Các yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố môi trường hoặc hoàn cảnh của bản thân
Để khắc phục hạn chế này, Ajzen sửa đổi lý thuyết hành động hợp lý bằng cách thêm vào tiền đề thứ ba về ý định gọi là nhận thức kiểm soát hành vi Với việc bổ sung các tiền đề thứ ba này, ông lại đặt tên này Lý thuyết hành vi dự định
Nhận thức về kiểm soát hành vi đề cập đến mức độ một cá nhân cảm thấy rằng nên thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi của mình Mọi người không hình thành một ý định để thực hiện một hành vi nếu họ tin rằng họ không có bất kỳ tài nguyên hoặc cơ hội để làm điều đó, ngay cả khi họ giữ thái độ tích cực đối với hành vi
và tin rằng những người quan trọng sẽ chấp thuận hành vi này Nhận thức về kiểm soát hành vi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi hoặc gián tiếp đến hành vi thông qua ý định hành vi
1.1.4 Đặc điểm của lý thuyết hành động hợp lý và Thuyết hành vi dự định
Lý thuyết TRA và TPB cung cấp cơ sở lý thuyết để nghiên cứu thái độ ảnh hưởng lên hành vi Theo lý thuyết, các yếu tố quyết định quan trọng nhất tác động lên hành vi của một người là hành vi ý định (behavioral intention- đây là chỉ số đo lường mức độ khó khăn lớn nhất, mức độ nổ lực mà cá nhân sẵn sàng bỏ ra để mà thực hiện hành động) Ý định của cá nhân thực hiện một hành vi là sự kết hợp của thái độ đối với việc thực hiện các hành vi và mức chủ quan (Subjective Norm - ảnh hưởng xã hội đến nhận thực của cá nhân trong việc nên làm hoặc không nên làm một hành vi nhất định) Thái độ của cá nhân đối với hành vi bao gồm: Niềm tin về hành vi, đánh giá kết quả của hành vi, mức chủ quan, niềm tin về những điều mà người khác nghĩ khi cá nhân này thực hiện hành động và động lực để thực hiện Nếu một người nhận thấy rằng kết quả từ thực hiện một hành vi là tích cực, thì người này sẽ có một thái độ tích cực khi thực hiện hành vi đó và ngược lại Nếu cá nhân nhận thấy hành vi này là tiêu cực nhưng những người xung quanh cho rằng các hành vi này là tích cực và cá nhân này được động viên để đáp ứng những mong muốn ấy, điều này được gọi là chủ quan tích cực (môi trường xung quanh tác động tích cực lên hành vi) Nếu cá nhân thấy hành vi này là tích cực nhưng những người có liên quan thấy hành vi này là tiêu cực và cá nhân phải từ bỏ hành vi của mình, trải nghiệm này được xem là chủ quan tiêu cực (môi trường xung quanh tác động tiêu cực lên hành vi)
Trang 25Thái độ và mức chủ quan được đo trên thang đo khoảng (chẳng hạn như thang
đo Likert) sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ như thích/không thích, tốt/xấu, và đồng ý/không đồng ý
TPB rất thành công trong việc dự báo hành vi của cá nhân với điều kiện kiểm soát ý chí cá nhân Nếu việc dự đoán hành vi không thoả mãn các điều kiện của kiểm soát ý chí cá nhân (các điều kiện: tiền, thời gian, kỹ năng…), mặc dù cá nhân này có thái độ rất tích cực và nhận được sự ảnh hưởng tốt của mọi người xung quanh, thì cá nhân này cũng không thực hiện dự định của mình Trong khi, lý thuyết hành vi dự định được phát triển để dự đoán các hành vi của cá nhân với điều kiện của kiểm soát ý chí
cá nhân là không hoàn hảo
Sự khác biệt lớn giữa TRA và TPB là yếu tố thứ ba quyết định về ý định hành
vi, nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức về kiểm soát hành vi được xác định bởi hai yếu tố: niềm tin kiểm soát (Control Beliefs) và nhận thức được sức mạnh (Perceived Power) Nhận thức về kiểm soát hành vi chỉ ra rằng động cơ của một người bị ảnh hưởng bởi mức độ khó của thực hiện hành vi, cũng như nhận thức về mức độ thành công của việc thực hiện hành vi Nếu một người giữ niềm tin kiểm soát mạnh mẽ: có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện hành vi, thì cá nhân sẽ có quyền kiểm soát nhận thức cao hơn để thực hiện hành vi này Ngược lại, niềm tin kiểm soát của một người sẽ thấp nếu họ thận thức được có nhiều yếu tố cản trở hành vi họ muốn thực hiện Nhận thức này đến từ những trải nghiệm quá khứ, khả năng dự đoán các hoàn cảnh sắp tới, và những chuẩn mực của xã hội
Hạn chế
Mặc dù có nhiều ưu điểm trong việc xem xét ảnh hưởng của ý định con người đến việc thực hiện hành vi nhưng lý thuyết hành động hợp lý và hành vi dự định vẫn
có những hạn chế nhất đinh Cụ thể:
Trong lý thuyết hành động hợp lý và hành vi dự định, các yếu tố như tính cách
và nhân khẩu học không được đưa vào xem xét
Ngoài ra cách đo lường yếu tố thứ 3 trong mô hình TPB là nhận thức kiểm soát hành vi chưa rõ ràng
Giả thuyết: Nhận thức kiểm soát hành vi là nhân tố dùng để dự đoán kiểm soát hành vi thực tế Giả thuyết này không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế
Khoảng thời gian giữa ý định hành vi và thực hiện hành vi càng lớn, thì xác suất cá nhân thực hiện hành vi đó càng thấp
Trang 26Ngoài ra, lý thuyết TRA và TBP dựa trên giả định rằng con người là lý trí và đưa ra quyết định dựa trên nguồn thông tin có sẵn Tuy nhiên, chưa giải thích được các hành vi vô thức
Du học đã được xem là quá trình hình thành các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết nhưng du học hiện nay đang ngày càng được sử dụng như một cách thức hiệu quả để xây dựng năng lực cạnh tranh và nhận thức toàn cầu cho người học (Martinsen, 2011)
Du học là một hình thức giáo dục nâng cao năng lực cho sinh viên thông qua việc cung cấp những kỹ năng xã hội cần thiết cũng như là nâng cao tự tin để theo đuổi con đường sự nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Ưu điểm: Du học tự túc khá đơn giản, vì các trường ở nước ngoài đều rất muốn
có nhiều sinh viên từ nước khác đến học để có thêm nguồn thu và quảng bá văn hóa Do vậy du học theo con đường này học sinh thường không phải chờ đợi lâu, được lựa chọn thoải mái trường học và chương trình theo năng lực của mình
Trang 27Nhược điểm: Do có ưu điểm đơn giản, không yêu cầu cao khi xét duyệt hồ sơ
nên chi phí khi du học tự túc rất tốn kém Bên cạnh đó, nếu không nắm rõ thông tin về trường dự định học thì rất dễ chọn phải những trường không có uy tín, không được công nhận về chất lượng đào tạo
1.2.2.2 Du học do nhận được học bổng
Theo hình thức này người học nhận được sự hỗ trợ toàn phần hoặc một phần chi phí du học Tuy nhiên để nhận được học bổng người học phải thật xuất sắc cả về năng lực (kết quả học tập, nghiên cứu), ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm sống
Học bổng toàn phần: Học bổng toàn phần là gói học bổng mà người học không chỉ được 100% học phí, mà còn được cung cấp một khoản tiền cho sinh hoạt phí như chi phí ăn ở, bảo hiểm, tài liệu, vật dụng để học tập và nghiên cứu, thậm chí còn được chu cấp cả chi phí vé máy bay khứ hồi Học bổng dạng này thường do các tổ chức lớn trên thế giới, chính phủ các nước cấp
Học bổng một phần: Đây là dạng học bổng mà người học sẽ nhận sự hỗ trợ một phần chi phí liên quan đến học phí, hoặc nhận được một khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng Dạng học bổng này thường do các trường, các tổ chức xã hội, các công ty, các cá nhân cung cấp Đây có thể là học bổng dành cho cả một khóa học, hoặc chỉ một vài năm học, một vài kỳ học, hoặc thậm chí chỉ một vài tháng, hoặc là một khóa học ngắn hạn như học bổng trao đổi sinh viên Do giá trị của gói học bổng này không cao, nên yêu cầu thường không khắt khe, cũng như ít cạnh tranh hơn học bổng toàn phần
Ưu điểm: Thường các học bổng được cấp bởi một tổ chức hay một quốc gia nào
đó gắn với một chương trình đào tạo tốt, có thể nói là rất tốt Người học cũng được tạo điều kiện học tập, nghiên cứu ở những trường, cơ sở đào tạo và nghiên cứu tốt nhất
Về kinh tế, nếu học sinh đi học theo con đường này, và nhất là nhận được học bổng toàn phần, gia đình sẽ không phải lo lắng về khả năng tài chính
Ngoài ra, còn nhiều chương trình học bổng ngoài mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, tổ chức cấp học bổng còn có mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa nơi đó, nên người học được tạo điều kiện được thăm quan, tham gia hội thảo, giao lưu văn hóa hoặc đến một số địa điểm nổi tiếng ở một số nước Đây được cho là cơ hội được đi “du lịch chất lượng cao” dành cho người học
Trang 281.2.3 Lợi ích của việc du học
1.2.3.1 Hoàn hiện bản thân
Khi một học sinh có ý định du học, họ thường nghĩ đến những lợi ích mà việc
du học mang lại Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được một số các lợi ích từ việc
du học, mà những lợi ích này có thể chi phối đến quyết định một học sinh có thực sự muốn được học tập ở nước ngoài hay không Kuh & Kaufman (1984) đã chỉ ra rằng giáo dục quốc tế giúp tăng khả năng nhìn nhận về các vấn đề thế giới, sự độc lập, tự tin
và lạc quan của học sinh thông qua quá trình giao lưu văn hóa Các báo cáo tương tự giải thích các tác động tích cực trong việc tăng khả năng linh hoạt, khả năng thích ứng, khả năng tự chủ, sự linh hoạt và tính thẳng thắng của bản thân cũng gia tăng (Nash, 1976)
Juhasz and Walker (1987) cho rằng: những du học sinh học tập ở nước ngoài thì cải thiện đáng kể năng suất làm việc, và biết cách chăm sóc bản thân mình hơn Trong nghiên cứu này, tác giả chọn 70 học sinh đang du học ở Ý để nghiên cứu, tác giả so sánh sự thay đổi của từng cá nhân trước và sau khi đi du học Và kết quả cho thấy, có một sự thay đổi đáng kể về cách quản lý công việc, thời gian… và các kỹ năng chăm sóc bản thân đối với những du học sinh này, những học sinh có thời gian học dài hơn thì những kỹ năng trên được hoàn thiện hơn so với các học sinh có chương trình học ngắn hơn
Kauffman và Kuh (1984) nghiên cứu về sự thay đổi sự tự nhận thức bản thân,
sự tự tin của những học sinh trước và sau du học Nghiên cứu chọn 126 du học sinh và
90 học sinh từ những trường khác nhau ở trong nước Kết quả cho thấy những du học sinh có sự thay đổi về sự tự nhận thức bản thân, tự tin vào bản thân theo hướng tích cực hơn là những học sinh trong nước, bên cạnh đó những du học sinh còn cải thiện được mức độ quan tâm hơn về những vấn đề đang xảy ra xung quanh
Gibson (1991) thừa nhận rằng du học giúp học sinh quan tâm nhiều hơn về văn hóa và những vấn đề thời sự quốc tế Tác giả nghiên cứu 29 học sinh từ trường Grand Canyon, tất cả các học sinh đều có sự thay đổi rõ rệt về mức độ quan tâm về văn hóa sau thời gian học tập ở nước ngoài Những du học sinh này có thời gian học tập ở nước ngoài từ 3 tuần đến 2 năm Carlson và Yachimowicz (1990) cũng tìm thấy kết quả tương tự khi học nghiên cứ 204 du học sinh và 153 học sinh trong nước Tác giả thiết
kế một bảng khảo sát để kiểm tra mức độ quan tâm của học sinh về văn hóa và các sự
Trang 29kiện thế giới Kết quả cho thấy những du học sinh quan tâm nhiều hơn đến những sự kiện mang tính toàn cầu cũng như có sự am hiểu nhiều hơn về văn hóa Nghiên cứu cũng chỉ rõ sự tương tác giữa các sinh viên quốc tế với những người bản xứ là một cơ hội tuyệt vời để các du học sinh biết thêm được nhiều nền văn hóa hơn
Teichler (2004) đã đưa ra các lý giải về những lợi ích mà sinh viên có được khi theo học chương trình nước ngoài Thứ nhất, học để trau dồi kiến thức Thứ hai, giáo dục và nghiên cứu quốc tế mang lại những kiến thức đa văn hóa bao gồm văn hóa xã hội, hệ thống giáo dục, kinh tế và chính trị Tất cả các kinh nghiệm này góp phần vào
sự phát triển cá nhân để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động Ngoài ra, sinh viên có thể nhận thức về các vấn đề trên thế giới thông qua con đường học tập Sinh viên nhận thấy được những lợi ích này từ việc trao đổi thông tin thông qua giáo dục quốc tế
Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng học tập ở nước ngoài không chỉ dành cho nghiên cứu ngôn ngữ mà còn có rất nhiều các lợi ích cho sinh viên khi tham gia vào chương trình giáo dục toàn cầu (Cushner & Mahon, 2002)
1.2.3.2 Nhận thức về quốc gia đang du học
Barber (1983) đã trình bày kết quả của mình tại đại học California cho thấy những du học sinh có những lập luận chặt chẽ cũng như suy nghĩ một cách tích cực về các sự việc xảy ra ở Mỹ và đất nước họ đang du học Barber đưa ra kết luận rằng: việc gia tăng cảm nhận và nhận xét của học sinh về quê hương và những đất nước khác là kết quả từ việc trải nghiệm du học, mặc dù những ý kiến và cảm nhận này có thể là tích cực và tiêu cực Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Yachimowicz (1987) thì không hoàn toàn đồng ý với kết luận của Barber, ông cho rằng những học sinh trở về sau khi du học có một kiến thức vững chắc, và lập luận chặt chẽ cho các vấn đề liên quan đến đất nước họ đang du học, trong khi việc du học không ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với quê hương của họ
Trong một nghiên cứu 52 sinh viên ở Santiago (Chile) Stephenson (1999) yêu cầu các sinh viên hoàn thành một bảng câu hỏi trước và sau khi du học Những câu hỏi dùng để đo lường nhận thức về văn hóa Thông qua thống kê mô tả, Stephenson khẳng định rằng nhận thức của các du học sinh về nước Mỹ vẫn không đổi, nhưng có sự thay đổi về nhận thức các nền văn hóa khác
Trang 301.2.3.3 Tăng cường nhận thức về mối liên hệ giữa các quốc gia
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng môi trường học tập ở nước ngoài giúp học sinh nhìn nhận một vấn đề đa chiều và sâu rộng hơn Bên cạnh đó, môi trường học tập quốc tế khiến các du học sinh quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính thời sự quốc tế
Bates (1998) thực hiện nghiên cứu trên 14 sinh viên tiêu biểu tham gia du học ở Anh và so sánh kết quả của các du học sinh này với 35 học sinh ở cùng trường tại Mỹ Nghiên cứu sử dụng những bài khảo sát, trắc nghiệm cùng với việc viết luận để đo lường sự phát triển cá nhân và sự thay đổi trong thái độ đối với những sự kiện quốc tế Kết quả cho thấy có một sự thay đổi tích cực đáng kể về thái độ của các du học sinh này đối với các vấn đề toàn cầu và các vấn đề có tính chất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia
1.2.3.4 Định vị bản thân
Abrams (1963) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên các vấn đề liên quan đến kết quả du học, ông cho rằng: việc trải nghiệm học tập ở những nước ngoài giúp học sinh tự khám phá họ là ai và họ nên làm những gì Bên cạnh đó, ông cho rằng việc du học ảnh hưởng trực tiếp lên sự hình thành tính cách của mỗi cá nhân và giúp
họ tự kiểm tra, đánh giá lại chính mình
Trong nghiên cứu của Nash (1976), ông đã ủng hộ nhận định của Abrams “Sự thay đổi tính cách của cá nhân do những tác động của môi trường du học” Nash nhận thấy có sự gia tăng về tính độc lập và nhận thức về bản thân khi nghiên cứu các đặc tính về sự độc lập của sinh viên, ý thức về bản thân, tính khoan dung, khả năng linh hoạt, sự tự tin và khách quan
Trong một nghiên cứu định lượng về các học sinh từ trường cao đẳng Goshen, Kauffman (1992) cho thấy có sự gia tăng phát triển tích cách một cách tích cực đối với các học sinh học tập ở môi trường giáo dục quốc tế Cả hai nghiên cứu này đều cho một kết quả tương đồng “quá trình học tập ở môi trường nước ngoài giúp học sinh phát triển nhận thức về sự khác biệt văn hoá, từ nhận thức ấy đưa đến quá trình xác định bản thân mình rõ ràng hơn từ đó thay đổi về hành vi và tính cách
1.3 Ý định du học và các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1 Ý định du học
Đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào chính thống về ý định du học
Trang 31Theo Wikipedia, ý định được định nghĩa một cách giản đơn là sự rắp tâm hay suy nghĩ thực hiện một hành động Ý định có trong suy nghĩ ở dạng một hành động hay một sự việc nào đó cần làm
Theo Ajzen & Fishbein (1970), ý định của một người hình thành nên một hành
vi cụ thể, hành vi sẽ có nhiều khả năng thực hiện nếu ý định thực hiện hành vi đó càng lớn Ý định là một hàm của nhận thức và thông tin thể hiện khả năng thực hiện một hành vi sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Ý định có thể thay đổi theo thời gian Khoảng thời gian giữa ý định và thực hiện hành vi càng lớn, thì khả năng rất lớn là các sự kiện bất ngờ sẽ xuất hiện và dẫn đến việc thay đổi ý định ban đầu
Như vậy, ý định du học là sự suy nghĩ hay nhận thức về việc thực hiện hành động theo đuổi các cơ hội giáo dục ở một quốc gia khác với quốc tịch của người học
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.2.1 Nhân tố khách quan
Cơ hội trải nghiệm nền văn hoá mới
Khi một học sinh học tập và sinh sống ở một quốc gia khác ngoài quê hương của mình, các du học sinh sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau từ đó họ biết được nhiều nền văn hoá khác nhau thông qua việc tiếp xúc và trao đổi với những người bạn mới Trải nghiệm nền văn hoá mới là một trong những lợi ích gắn liền với việc du học, và đây là một nhân tố rất lớn ảnh hưởng lên quyết định liệu học sinh có đi du học hay không Những trải nghiệm khi sống ở một nơi có nhiều nền văn hóa khác nhau và gặp gỡ những người mới đã thu hút du học sinh đến với giáo dục quốc tế (Cubillo et al, 2006; Li & Bray, 2007) Mazzarol and Soutar (2002) khảo sát các sinh viên Trung Quốc vì sao họ muốn du học và câu trả lời là họ quyết định đi du học vì họ muốn có sự hiểu biết nhiều hơn về phương Tây và văn hóa phương Tây
Cơ hội học tập chuyên sâu
Những đất nước và những trường đại học khác nhau có chương trình đạo tạo khác nhau, đặc biệt một số trường đại học nổi tiếng với các ngành học chuyên biệt Sự khác biệt trong chương trình giảng dạy đã tạo nên một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định du học Những học sinh Châu Á chọn lựa du học vì quê hương của họ không có các chương trình chuyên sâu đáp ứng đủ mong muốn của du học sinh (Mazzarol &
Trang 32Soutar, 2002) Bên cạnh đó Högskoleverket (2007) cũng ủng hộ quan điểm trên, và bổ sung rằng việc không đáp ứng các chuyên ngành đào tạo đã tạo động lực cho học sinh
đi du học
Chất lượng giáo dục tốt hơn
Chất lượng giáo dục là một yếu tố cốt lõi quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quốc gia mà học sinh sẽ du học (Cubillo et al, 2006; Chen & Zimitat, 2006)
Và lý do để học sinh lựa chọn việc du học thay vì học trong nước là họ tin rằng: môi trường giáo dục tại nước ngoài giúp họ có thể tiếp cận được một nền giáo dục tiên tiến hơn là ở quốc gia của mình (Li & Bray, 2007).Ví dụ, các sinh viên ở châu Á nhận thấy các chương trình học ở nước ngoài là tốt hơn so với các chương trình học ở quốc gia mình và xem đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy họ trong quyết tham gia vào một nền giáo dục quốc tế (Mazzarol & Soutar, 2002)
Cơ hội định cư
Đa số các du học sinh đều có ý định sẽ định cư tại quốc gia mà họ du học sau khi kết thúc chương trình học Đặc biệt là đối với học sinh Châu Á, mong muốn nhập
cư là một yếu tố quan trọng thúc đẩy họ du học (Mazzarol & Soutar, 2002) Sẽ rất khó
đo lường số lượng học sinh có động lực du học vì mong muốn có cơ hội định cư, bởi
vì chỉ một số ít là thừa nhận việc định cư là mục đích chính của việc du học Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu thống kê tỷ lệ học sinh du học không trở về nước, thì chúng ta thấy rằng một trong những lí do quan trọng thúc đẩy học sinh du học là cơ hội định cư Ví dụ, khoảng 66% sinh viên Trung Quốc học ở Mỹ không trở về nước sau khi hoàn thành khoá học (Altbach, 2004; Altbach, 2005)
Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp
Ngoài lợi ích từ việc thụ hưởng một nền giáo dục hiện đại, du học sinh còn mong muốn nhận được những bằng cấp được công nhận toàn cầu Bằng cấp này sẽ giúp cho họ có được một cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và vững chắc (Binsardi & Ekwulugo, 2003) United Minds (2007) thực hiện phỏng vấn 757 sinh viên đang du học tại Thủy Điển: lý do lớn nhất mà các du học sinh học tập tại Thủy Điển là gì? Thì
có 36% câu trả lời là họ muốn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi kết thúc chương trình học
Trang 33 Nâng cao trình độ tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được dùng như ngôn ngữ thứ hai ở nhiều quốc gia Tiếng Anh được sử dụng hầu hết ở các trường đại học trên toàn thế giới, nhiều khóa học sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ để giảng dạy ở những quốc gia không nói tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức Tuy nhiên, hầu hết những du học sinh lựa chọn những quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính như Mỹ, Úc, Canada… Vì vậy mục đích cải thiện trình độ ngoại ngữ là một phần không thể thiếu đối với mỗi du học sinh, đặc biệt là các quốc gia mà Anh ngữ không được sử dụng phổ biến (Cubillo, 2006)
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan
Đặc điểm của mỗi cá nhân
Có nhiều nghiên cứu xác định tại sao một người này lại lựa chọn việc du học còn người kia lại không Và các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những nhân tố quan trọng đó là đặc điểm cá nhân quyết định lựa chọn việc có đi du học hay không,
cụ thể là di truyền, giới tính, niềm tin và kinh nghiệm tích luỹ trong quá khứ
Peterson (2003) nhận định rằng những sinh viên có ý định du học có tính cách năng động và thường xuyên tìm kiếm thông tin, trong khi những sinh viên không có ý định du học thì tiếp cận thông tin rất thụ động
Hembroff and Rusz (1993) nghiên cứu 1139 sinh viên tại trường Michigan cho thấy kết quả học tập, xếp loại, thời gian theo học đại học và số lần đi du lịch trước đây
có tác động đến quyết định du học
Niềm tin và thái độ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra niềm tin của cá nhân và thái độ là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn du học Peterson (2003) kiểm định mối quan hệ giữa thái độ và niềm tin đối với quyết định du học, kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định du học bị ảnh hưởng bởi thái độ và quá trình thuộc về nhận thức:
- Thái độ (niềm tin tích cực hoặc tiêu cực khi cá nhân thực hiện một hành vi cụ thể)
- Mức chủ quan (subjective norm- nhận thức của cá nhân về những người xung quanh sẽ suy nghĩ thế nào nếu cá nhận thực hiện hành vi này)
- Niềm tin hành vi (behavioral beliefs – niềm tin của cá nhân về kết quả khi thực hiện quyết định đó)
Trang 341.3.3 Rào cản du học
1.3.3.1 Cú sốc văn hoá
“Sốc văn hóa” là thuật ngữ dùng để miêu tả trạng thái lo lắng và cảm giác ngạc nhiên, rối loạn, bối rối… khi một người nào đó tiếp xúc với một môi trường xã hội hay một nền văn hóa hoàn toàn khác Nó nảy sinh từ những khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hóa mới và là nguyên nhân của việc khó lòng nhận thức được các gì thích hợp và cái gì không thích hợp (Kalvero Oberg, 1954) Du học sinh là những người chịu ảnh hưởng của sốc văn hóa khá nhiều bởi tuổi đời của họ còn trẻ và chưa có nhiều
va chạm với các mối quan hệ trong cuộc sống Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sốc văn hóa cũng có mặt tích cực của nó khi thôi thúc con người ta vượt qua khó khăn và rèn luyện bản thân nhiều hơn (Lin C., 2006)
1.3.3.2 Rào cản ngôn ngữ
Mặc dù trình độ tiếng anh của các du học sinh có tốt đến đâu nhưng hầu hết các
du học sinh đều cần một khoảng thời gian nhất định để hiểu được nội dung bài giảng ở lớp.Vì thế, ở thời kỳ đầu, các du học sinh sẽ không hiểu hết lời giảng của thầy Bên cạnh đó, khác biệt giữa tiếng ngôn ngữ học thuật và ngôn ngữ giao tiếp sẽ khiến các du học sinh khó giao tiếp với người bản xứ Phải mất một thời gian học tập, làm quen thì các du học sinh mới có thể bắt nhịp được với cuộc sống, thời gian đó ngắn dài tùy thuộc vào trình độ, khả năng và sự nỗ lực của mỗi người
1.3.3.3 Nhớ nhà
Hầu hết tất cả du học sinh mới sang một đất nước khác, xa quê hương, xa gia đình có thể là rất nhớ nhà Các du học sinh phải mất khoảng một khoảng thời gian mới quen dần với việc xa quê Bên cạnh đó, họ cũng phải tự xoay sở để có thể sống, học tập
và làm việc tốt, phải tự chăm sóc bản thân và học tính tự lập khi sống xa gia đình
1.4 Mô hình nghiên cứu liên quan
1.4.1 Mô hình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Peterson (2003) về quyết định du học Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình ý định du học dựa trên sự đóng góp của các nhân tố trong quá trình học sinh hình thành ý định du học Mô hình này dựa trên lý thuyết hành động hợp
lý của Fishbein and Ajzen (1970)
Trang 35Trong mô hình của mình, Peterson xem xét một số nhân tố dẫn đến ý định đi du học của sinh viên Mô hình như sau:
Hình 1.3: Mô hình các nhân tố dẫn đến ý định du học của sinh viên theo Peterson
(2003)
Theo mô hình các nhân tố được phân tích là thái độ hướng đến du học và chuẩn chủ quan về du học Các nhân tố này ảnh hưởng đến xu hướng du học, từ đó ảnh hưởng đến ý định du học Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thái độ đến ý định du học
Nghiên cứu của Booker (2001) đã khám phá sự khác biệt giữa người có ý định
đi du học và người không có ý định đi du học Sự so sánh về đặc điểm cá nhân, sở thích du học ở nước ngoài, nhận thức về các tổ chức hỗ trợ cho giáo dục quốc tế Booker cũng kiểm tra các kết quả nhận được, áp lực xã hội, nhận thức về trở ngại trong ý định của học sinh đi du học Booker cũng sử dụng lý thuyết hành động hợp lý
và lý thuyết về hành vi dự định để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học trong mô hình là sở thích, tìm kiếm thông tin, đánh giá, sở thích, ý định hành vi, lựa chọn chương trình và nộp hồ sơ đăng ký Nền tảng kiến thức cá nhân của sinh viên, kinh nghiệm và ý kiến của người khác, các lựa chọn thay thế du học, những cơ hội khi
du học, và các thông tin khác có liên quan cũng được xem xét trong mô hình
Chuẩn chủ quan về du học
Thái độ hướng đến du học Niềm tin thái độ
Đánh giá kế quả
Chuẩn niềm tin
Động lực hành động
Ý định du học
Trang 36Hình 1.4: Mô hình các nhân tố dẫn đến quyết định du học của sinh viên theo
Booker (2001) 1.4.2 Mô hình nghiên cứu trong nước
Trong nghiên cứu của Tô Trần Phương Thảo (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của sinh viên Việt Nam, tác đã giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình của Peterson (2003) về quyết định du học Mô hình được sử dụng bao gồm 3 nhân tố chính: nhân tố đẩy, nhân tố kéo và nhân tố cơ bản Trong nhân tố đẩy bao gồm các nhân tố thành phần là sự phát triển cá nhân và giá trị bằng cấp Trong nhân tố kéo bao gồm các nhân tố thành phần là trường học, các mối quan
hệ xã hội, việc làm và khả năng được nhập cư Trong nhân tố rào cản bao gồm các nhân tố thành phần là nhận thức của tác giả về những rào cản du học
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các nhân tố: nhân tố đẩy, nhân tố kéo
và nhân tố cơ sở đều có ảnh hưởng đến quyết định du học của sinh viên Việt Nam
Ảnh hưởng của các giảng viên và chuyên gia tư vấn
Quyết định du học
E ngại rằng việc học ở nước ngoài sẽ kéo dài thời gian tốt nghiệp
Áp lực tài chính Ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè
Cơ hội du lịch trong thời gian học đại học
Tìm hiểu về thế giới và khám phá bản thân bản thân
Yêu cầu Ngoại ngữ
Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Áp lực từ chương trình
Trang 37Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của
sinh viên Việt Nam theo Tô Trần Phương Thảo (2014) 1.4.3 Mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các khía cạnh trong các mô hình nghiên cứu trên về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu trong đề tài
này như sau:
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của học
sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang được đề xuất
Nhận thức về những rào cản Nhận thức đặc điểm trường Quan hệ xã hội
Thông tin truyền thông
Phát triển bản thân Nhân tố cá nhân
Nhân tố xã hội
Nhân tố chính sách
Ý định du học
Nguồn tài trợ Việc làm và vấn đề nhập cư
Giá trị bằng cấp Rào cản Trường học
Quan hệ xã hội Việc làm và vấn đề nhập cư
Sự phát triển cá nhân
Đưa ra quyết định du học
Nhân tố đẩy
Nhân tố cơ bản
Nhân tố kéo
Trang 381.4.3.1 Nhân tố cá nhân
Phát triển bản thân
Theo Teichler (2004), giáo dục quốc tế mang lại cho sinh viên cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình kinh tế, chính trị xã hội Điều này giúp sinh viên có thể phát triển bản thân, có cơ hội rèn luyện để có cái nhìn đa chiều khi nhìn nhận, phân tích vấn đề khi tham gia vào thị trường lao động
Phát triển bản thân còn liên quan đến sự tăng “khả năng tự chủ”, “thỏa mãn sự
tò mò”, “phát triển kỹ năng mềm”, hiểu biết thêm về các nền văn hóa”, “có kinh nghiệm thông qua các trải nghiệm”, “phát triển khả năng ngoại ngữ” hay là “tìm kiếm thêm những cơ hội mới” (Tô Trần Phương Thảo, 2014)
Giả thiết 1: Yếu tố phát triển bản thân ảnh hưởng dương đến ý định du học
Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn ảnh hưởng đến ý định đi du học của học sinh như là bị giới hạn về khả năng ngoại ngữ, không muốn sống xa gia đình, lo sợ về nạn kỳ thị chủng tộc cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đáng kể đến ý định du học của học sinh phổ thông
Giả thiết 2: Yếu tố nhận thức về những rào cản ảnh hưởng âm đến ý định du học
Nhận thức về đặc điểm trường
Nhận thức về đặc điểm trường được thể hiện thông qua các yếu tố như giá trị bằng cấp, học phí, sinh hoạt phí, chương trình học, cơ sở vật chất và vị trí địa lý của trường
Theo Cubillo (2006) hình ảnh của quốc gia, hình ảnh trường học ảnh hưởng đến
ý định lựa chọn điểm đến trong giáo dục quốc tế của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chất lượng chương trình và hình ảnh của trường học ảnh hưởng đến quyết định theo học của sinh viên quốc tế
Trang 39Giả thiết 3: Yếu tố nhận thức đặc điểm trường ảnh hưởng dương đến ý định du học khi học sinh cảm thấy phù hợp với những đặc điểm của trường
1.4.3.2 Nhân tố xã hội
Quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được dựa trên sự tương
tác lâu dài và ổn định của chủ thể hành động (Nguồn: Wikipedia) Ý định du học của học sinh bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình,
với bạn bè, thầy cô, họ hàng …) Những mối quan hệ này tác động đến nhận thức, hứng thú, sở thích, nhu cầu, động cơ, ý định thực hiện hành vi
Lucas (2009), Anderson (2007), Kasravi (2009) và Sanchez cùng cộng sự (2006) đã đưa ra những kết quả tương tự về sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với quyết định của sinh viên Họ là những người có ảnh hưởng lớn nhất (Mazzarol & Soutar, 2002) đã kết luận tương tự Có thể nói rằng quyết định cuối cùng là từ sinh viên, nhưng gia đình, người thân và bạn bè có những ảnh hưởng quan trọng thông qua việc
đưa ra các thông tin và lời khuyên cho học sinh
Giả thiết 4: Yếu tố quan hệ xã hội ảnh hưởng dương đến ý định du học khi học sinh nhận được sự ủng hộ từ người thân, gia đình, bạn bè, thầy cô
Thông tin truyền thông
Truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyền tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về
ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận
hiểu thông điệp của người gửi (Nguồn: Wikipedia)
Phillips (2014) đã đề cập đến tác dụng của việc sử dụng các trang mạng xã hội
có ảnh hưởng đến ý định du học của sinh viên thông qua các mối quan hệ với những người thân, người quen, bạn bè Thông qua các phương tiện truyền thông sinh viên dễ dàng tìm kiếm một trường học phù hợp với ý định và sở thích của bản thân Một chương trình du học có thông tin rõ ràng và dễ tiếp cận sẽ giúp gia tăng ý định tham gia cho sinh viên
Giả thiết 5: Yếu tố thông tin truyền thông ảnh hưởng dương đến ý định du học
Trang 401.4.3.3 Nhân tố chính sách
Nguồn tài trợ
Một yếu tố có liên quan trong việc lựa chọn các học viện ở nước ngoài là sự hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi các trường đại học Leslie và Brinkman (1988, trích dẫn trong Heller, 2001) đã khảo sát vai trò của hỗ trợ tài chính trong quyết định của sinh viên như: 1) quyết định xem có nên nhập học hay không (đánh giá); 2) lựa chọn vào đại học nào (lựa chọn); và 3) có tiếp tục học từ một năm trở lên (lâu dài) Các tác giả đã thấy rằng học bổng có tác động quan trọng đối với các sinh viên với mức thu nhập thấp Hurwitz (2012) kết luận về mức độ nhạy cảm với hỗ trợ tài chính trong sự lựa chọn trường
Giả thiết 6: Yếu tố nguồn tài trợ ảnh hưởng dương đến ý định du học khi học sinh nhận thấy có sự hỗ trợ chi phí từ phía gia đình
Việc làm, vấn đề nhập cư
Tổ chức di trú quôc tế (2008) đã chỉ ra những lý do chính cho việc học tập ở nước ngoài có liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục và ảnh hưởng của chính sách nhập cư và chương trình thị thực ở một số quốc gia mà các sinh viên muốn đến, cơ hội việc làm và việc công nhận về bằng cấp, kỹ năng và trình độ chuyên môn Yamamoto (2006) thấy rằng đối với sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ, các kỳ kiểm tra, ý kiến của gia đình và mong muốn cá nhân của họ được coi là những yếu tố chính lựa chọn trường đại học Joseph (2000) đã phân tích trường hợp sinh viên Indonesia và công nhận rằng các thông tin về chương trình học và cơ hội nghề nghiệp là những nhóm yếu
Chương 2 sẽ nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu Xây dựng thang đo các khái niệm Ước tính số lượng mẫu cần thu thập