Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn v¨n c−êng Ph¸t triÓn c¸c khu ®« thÞ míi THEO H−íNG bÒn v÷ng: NGHIªN Cøu trªn ®Þa bµn Hµ Néi Chuyªn ngµnh: ph©n bè llsx pvkt M· sè: 62340410 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: Pgs.ts. lª thu hoa Hµ néi, n¨m 2015i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Luận án “Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tư liệu, kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong mục Tài liệu tham khảo ở cuối Luận án. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Cườngii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............................................................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .............. 6 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững, phân tích các xu hướng phát triển thiếu bền vững ..................................................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển khu ở trong quá trình phát triển đô thị ..... 11 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững và phát triển bền vững khu đô thị mới ............................................................................................................... 13 1.1.4. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững ............. 20 1.1.5. Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu đô thị mới ..... 23 1.2. Nhận xét chung về các công trình khoa học liên quan và hướng nghiên cứu của luận án .................................................................................................... 25 Từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan, có thể chỉ ra các khoảng trống trong nghiên cứu hiện nay là: ............................................................................ 25 1.3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................26 1.3.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................. 27 1.3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 27 1.4. Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng bền vững trên địa bàn Hà Nội ..................................................................................................... 29 1.5. Các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 31 1.5.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ............................................................................. 31 1.5.2. Các nguồn dữ liệu sơ cấp ........................................................................ 32iii 1.6. Các phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo .......................................... 35 1.6.1. Phương pháp phân tích hệ thống và tổng hợp ......................................... 35 1.6.2. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) ................................... 36 1.6.3. Phương pháp dự báo ................................................................................ 37 1.6.4. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................... 37 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................38 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............................................. 40 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững ..... 40 2.1.1. Các khái niệm Đô thị, Đô thị hóa và Phát triển đô thị ............................ 40 2.1.2. Quan niệm về khu đô thị mới .................................................................. 41 2.1.3. Các đặc điểm của khu đô thị mới ............................................................ 43 2.1.4. Một số mô hình và học thuyết điển hình về phát triển KĐTM ............... 46 2.1.5. Quan niệm về phát triển KĐTM theo hướng bền vững .......................... 49 2.1.6. Các yếu tố tác động đến phát triển KĐTM theo hướng bền vững .......... 53 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững trên thế giới và bài học đối với Việt Nam .......................................................... 60 2.2.1. Kinh nghiệm của nước Anh .................................................................... 60 2.2.2. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha ............................................................... 62 2.2.3. Kinh nghiệm của Mỹ............................................................................... 62 2.2.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản ..................................................................... 64 2.2.5. Kinh nghiệm của Singapore .................................................................... 65 2.2.6. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................. 67 2.2.7. Bài học đối với Việt Nam trong việc PT các KĐTM theo hướng BV .... 67 2.3. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển các KĐTM theo hướng bền vững ............................................................................................................... 69 2.3.1. Tiêu chí đánh giá PTBV đô thị tại các nước trên thế giới....................... 69 2.3.2. Nội dung đánh giá PTBV đô thị và KĐTM tại Việt Nam ...................... 73 2.3.3. Đề xuất tiêu chí đánh giá PT các KĐTM theo hướng BV tại Việt Nam 75 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................82iv Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................... 84 3.1. Sơ lược quá trình phát triển KĐTM tại Việt Nam và trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................... 84 3.1.1. Quá trình phát triển KĐTM tại các thành phố Việt Nam ........................ 84 3.1.2. Sơ lược quá trình ĐTH và phát triển không gian Thủ đô Hà Nội ........... 86 3.2. Quá trình hình thành và phát triển các KĐTM ở Hà Nội ........................ 90 3.3. Phân tích thực trạng phát triển KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững ............................................................................................................... 92 3.3.1. Về khía cạnh kinh tế................................................................................ 92 3.3.2. Về khía cạnh xã hội ............................................................................... 110 3.3.3. Về khía cạnh môi trường ....................................................................... 115 3.3.4. Về khía cạnh thể chế ............................................................................. 122 3.4. Đánh giá chung về phát triển các KĐTM của Hà Nội theo hướng bền vững .............................................................................................................. 128 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 128 3.4.2. Những điểm thiếu bền vững trong phát triển khu đô thị mới Hà Nội và nguyên nhân .................................................................................................... 129 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 134 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 .............................................................................. 136 4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp PTBV KĐTM trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................. 136 4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT XH Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ....................................................................................... 136 4.1.2. Quy hoạch chung XD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 .. 137 4.1.3. Yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia ............................................140 4.1.4. Các lợi thế, cơ hội và thách thức đối với PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội ......................................................................................... 141 4.2. Định hướng PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội ......... 145v 4.2.1. Quan điểm định hướng PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội ........... 145 4.2.2. Định hướng phát triển các loại hình KĐTM ......................................... 146 4.2.3. Định hướng phát triển về không gian .................................................... 149 4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững ......................................................................................... 150 4.3.1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả ........................................................................................................... 150 4.3.2. Giải pháp về tăng cường tính đồng bộ và linh hoạt trong quy hoạch phát triển .......................................................................................................... 155 4.3.3. Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao .. 160 4.3.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch PTĐT .. 165 4.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ........ 166 4.3.6. Tổng hợp giải pháp theo trách nhiệm từng tổ chức liên quan ............... 170 4.4. Tiểu kết chương 4 ....................................................................................... 173 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 174 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ...................................... 176 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 177 PHỤ LỤCvi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường BĐKH : Biến đổi khí hậu CĐT : Chủ đầu tư CNHHĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng CTCC : Công trình công cộng ĐTH : Đô thị hóa GTCC : Giao thông công cộng HTKT : Hạ tầng kỹ thuật HTXH : Hạ tầng xã hội KCN : Khu công nghiệp KĐT : Khu đô thị KĐTM : Khu đô thị mới KTXH : Kinh tế xã hội LHQ : Liên Hợp Quốc PTBV : Phát triển bền vững PTĐT : Phát triển đô thị PTĐTBV : Phát triển đô thị bền vững PTBV KĐTM : Phát triển bền vững khu đô thị mới QHC : Quy hoạch chung QHCT : Quy hoạch chi tiết QHĐT : Quy hoạch đô thị QLDA : Quản lý dự ánvii QLĐT : Quản lý đô thị QLNN : Quản lý nhà nước GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TDTT : Thể dục thể thao TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TĐC : Tái đinh cư TKNL : Tiết kiệm năng lượng UBND : Ủy ban Nhân dân XDPTĐT : Xây dựng và phát triển đô thịviii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Quan điểm 3 cực trong phát triển bền vững ................................................7 Hình 1.2: “Khoảng trống” trong nghiên cứu về PTBV đô thị .................................. 26 Hình 1.3: Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................ 30 Hình 1.4. Các phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................ 36 Hình 2.1: Mô hình “đơn vị ở xóm giềng” của C.Perry ............................................. 48 Hình 2.2: Mô hình “tiểu khu nhà ở” áp dụng vào khối XHCN ................................ 48 Hình 2.3: Hệ thống giao thông lưới ô vuông của ĐTM Milton Keynes ................... 61 Hình 2.4: Quy hoạch chi tiết khu ĐTM Punggol ..................................................... 66 Hình 2.5: Quy mô diện tích đề xuất của KĐTM ....................................................... 80 Hình 3.1: Ý tưởng phát triển không gian Thủ đô theo mô hình chùm đô thị ........... 89 Hình 3.2: Tỷ lệ số lượng và diện tích các KĐTM phân theo quận huyện trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................ 94 Hình 3.3: Vị trí các dự án PTĐT trong QHC XD Thủ đô Hà Nội ............................ 95 Hình 3.4: Phân tích khả năng tiếp cận việc làm bằng các loại phương tiện giao thông ..... 97 Hình 3.5: Sự thiếu bền vững về kinh tế khi cung và cầu không gặp nhau trong KĐTM . 108 Hình 3.6: Đánh giá của người dân về 9 yếu tố môi trường sống KĐTM Ciputra .. 119 Hình 4.1: Định hướng phát triển không gian Thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 ................................................................................................................ 139 Hình 4.2: Đề xuất các giai đoạn thực hiện một dự án đô thị mới bền vững ........... 152ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Thông tin cơ bản và quy mô phỏng vấn người dân tại 3 KĐTM ............. 34 Bảng 2.1. Các nhóm tiêu chí phát triển đô thị bền vững của dự án VIE 01021 ...... 73 Bảng 2.2: Đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững khu đô thị mới ....................................................................................................................... 76 Bảng 3.1: Phân loại và tỷ lệ quy mô các KĐTM tính đến năm 2012 ....................... 98 Bảng 3.2: Đánh giá mức độ thuận lợi trong kết nối giao thông nội bộ KĐTM ........ 99 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cây xanh của một số KĐTM Hà Nội ................ 104 Bảng 3.4. Số lượng cơ sở khám chữa bệnh trong một số KĐTM Hà Nội .............. 106 Bảng 3.5: Nguyện vọng về phí dịch vụ trong KĐTM của người dân ..................... 107 Bảng 3.6: Nhu cầu thay đổi nhà ở của người dân trong 3 KĐTM .......................... 111 Bảng 3.7: Đánh giá của người dân về 9 yếu tố môi trường sống tại các KĐTM ... 118 Bảng 4.1: Phân tích SWOT về PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội ................. 1441 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án “Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội” được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá sự phát triển của các khu đô thị mới (KĐTM) với tư cách là một không gian địa lý kinh tế trong cấu trúc đô thị Hà Nội theo một số tiêu chí bền vững về kinh tế xã hội môi trường và thể chế; đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp phát triển các KĐTM đáp ứng yêu cầu các khu ở chất lượng cao, văn minh, hiện đại, vì con người hiện tại nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương, trong đó: Chương 1 (33 trang) rà soát, phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển các KĐTM theo hướng bền vững, xác định khoảng trống trong các nghiên cứu này và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án; Chương 2 (42 trang) tập trung luận giải và làm rõ nội hàm, chỉ ra các đặc điểm và yếu tố tác động, đề xuất hệ thống gồm 4 nhóm với 20 tiêu chí đánh giá phát triển KĐTM theo hướng bền vững; Chương 3 (51 trang) tập trung phân tích thực trạng phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế làm ảnh hưởng đến xu hướng phát triển bền vững các KĐTM Hà Nội và nguyên nhân của thực trạng này; Chương 4 (37 trang) đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Luận án đã phân tích và đánh giá được xu hướng chưa bền vững trong phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội thời gian qua với minh chứng bằng các số liệu thống kê, khảo sát và điều tra thực địa tại các KĐTM điển hình, đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng nhóm giải pháp nhằm thay đổi hướng tiếp cận và quan điểm, đưa các tiêu chí PTBV vào quy trình quy hoạch, đầu tư, xây dựng và quản lý KĐTM2 2. Lý do thực hiện đề tài Đô thị hóa (ĐTH) là xu hướng tất yếu tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình ĐTH tại Việt Nam cũng đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ rất cao. Năm 1990, tỷ lệ ĐTH mới đạt khoảng 1718%, đến năm 2000, con số này đã là 23,6% và hiện nay đạt 28%. Dự báo, năm 2020 tỷ lệ ĐTH của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%, tức là gần một nửa dân số Việt Nam sẽ sống trong khu vực đô thị 36. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ ĐTH cao nhất. Năm 2011, tỷ lệ ĐTH ở Hà Nội là 35 40% và sẽ nhảy vọt ở mức 55 65% vào năm 2020 36. Song song với quá trình này là sự gia tăng dân số tại Thủ đô. Năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 là 2,67 triệu thì đến năm 2013, 5 năm sau khi mở rộng đã đạt tới con số hơn 7,1 triệu dân 13, tạo sức ép rất lớn cho Thành phố về vấn đề nhà ở cũng như các tiện ích xã hội phục vụ dân cư. Để đáp ứng tốc độ ĐTH, mở rộng đô thị, đồng thời giải quyết bài toán nơi cư trú cho dân cư, một trong các giải pháp mà nhiều đô thị trên thế giới trong quá trình phát triển đã sử dụng và cũng được Thành phố Hà Nội thực hiện từ đầu những năm 1990 là xây dựng các khu đô thị mới (KĐTM). Tính đến giữa năm 2013, trên địa bàn Thành phố đã có hơn 200 dự án KĐTM, với tổng diện tích khoảng 30.000 ha 4, và đang có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cấu trúc không gian đô thị, được hiểu như một khu dân cư có các chức năng hoàn chỉnh, có quy hoạch ngay từ đầu, trong một thời gian dài, các KĐTM là tiêu biểu cho một hình ảnh Hà Nội đổi mới, hiện đại và năng động. Tuy nhiên, qua gần 20 năm phát triển, thực tế đã nảy sinh rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong các KĐTM này: hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ, mật độ xây dựng quá dày, thiếu các tiện ích xã hội, thiếu tính kết nối; ô nhiễm môi trường... và nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng tới không gian đô thị, tới môi trường xã hội và tự nhiên, tới chất lượng sống không chỉ của những cư dân đô thị hiện nay, mà cả những thế hệ tiếp nối. Con đường duy nhất và tất yếu để cải thiện tình trạng trên là các KĐTM phải theo hướng phát triển bền vững (PTBV).3 Với mục tiêu nổi tiếng đã trở thành phổ biến trên toàn cầu “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” 80, PTBV nhằm mục đích nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống của nhiều thế hệ con người trong giới hạn cho phép của hệ sinh thái. Tại Việt Nam, gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 432QĐ TTg ngày 1242012 phê duyệt “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 20112020”, trong đó nêu rõ: “PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội” 37. Yêu cầu PTBV này cần được cụ thể hóa tới các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên các địa bàn không gian cụ thể. Trong dòng chảy PTBV, trong bối cảnh quá trình ĐTH được coi là không thể đảo ngược, PTĐTBV là sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội trong đô thị với mục tiêu cuối cùng là đời sống của dân cư đô thị phải được nâng cao hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Trong lĩnh vực mở rộng và PTĐT, các KĐTM cũng phải theo hướng PTBV để làm thành một cơ thể đô thị mạnh khỏe, hài hòa với môi trường và thiên nhiên, cân bằng và ổn định. Để đạt được mục tiêu PTBV tại các đô thị nói chung và các KĐTM nói riêng, việc rà soát, đánh giá hiện trạng bền vững trong các KĐTM, làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện quá trình phát triển là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu công bố về PTBV cho riêng cho KĐTM. Đặc biệt, việc nghiên cứu và đề xuất các bộ tiêu chí để đánh giá tính bền vững trong phát triển các KĐTM còn thiếu và khả năng áp dụng vào thực tiễn chưa cao. Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vấn đề cấp bách của thực tiễn hiện nay, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: “Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội”.4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển các KĐTM có chức năng chủ yếu là khu ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quan điểm bền vững (không xem xét các loại KĐT khác, như đô thị khoa học công nghệ…). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển các KĐTM có chức năng là khu ở theo hướng bền vững; Về không gian: luận án nghiên cứu các KĐTM có chức năng là khu ở trên địa bàn Hà Nội, bao gồm các phần lãnh thổ của thành phố trước và sau khi mở rộng theo Nghị quyết số 152008NQQH12 ngày 2952008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Về thời gian: luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KĐTM điển hình của Hà Nội trong thời kỳ từ năm 1997 đến 2013. Phần đề xuất định hướng và giải pháp lấy mốc thời gian cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Khác với các nghiên cứu đã có chọn phạm vi là toàn thành phố hoặc các công trình xây dựng cụ thể, luận án chọn và hệ thống hóa, luận giải, làm rõ quan niệm khu đô thị mới (KĐTM) với tư cách là một không gian địa lý kinh tế trong cấu trúc đô thị, được hình thành từ việc đầu tư xây dựng mới đồng bộ theo quy hoạch và phát triển tuân thủ theo quy hoạch, với chức năng chính là cung cấp một môi trường sống hài hòa, văn minh, hiện đại và bền vững cho cư dân đô thị; Luận án xác định quan điểm phát triển KĐTM theo hướng bền vững là sự hài hòa trong nội bộ khu, đáp ứng yêu cầu khu ở chất lượng cao, văn minh, hiện đại, vì con người hiện tại nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai, đồng thời liên kết chặt chẽ với khu vực xung quanh và đô thị hiện hữu; Luận án rà soát và đề xuất bổ sung nhóm tiêu chí thể chế vào hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển KĐTM theo hướng bền vững, lấy con người làm trung tâm, trong đó đặc biệt coi trọng các tiêu chí về sự hài lòng của người dân sinh sống5 trong KĐTM, đáp ứng đầy đủ về tiếp cận dịch vụ, cân bằng giữa cung và cầu, giảm hoặc loại bỏ tác động xấu lên môi trường và người dân trong KĐTM. Những phát hiện và đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Sử dụng hệ thống đánh giá sự bền vững theo hướng tiếp cận lấy con người làm trung tâm, luận án đã phân tích, làm rõ các kết quả chính trong phát triển KĐTM tại Hà Nội như tạo thị trường cung cấp nhà ở sôi động, phong phú, có tính cạnh tranh trong đó người dân có nhiều lựa chọn hơn; tạo môi trường sống thuận lợi, tiện nghi, hiện đại, thân thiện với môi trường, tốt hơn cho sức khoẻ cộng đồng dân cư; hình thành phương thức quản lý đô thị hiện đại, tạo tiền đề cho việc nâng cao ý thức và kỹ năng quản trị đô thị của chính quyền và sự tham gia của người dân; Thực trạng phát triển KĐTM của Hà Nội cũng bộc lộ những điểm thiếu bền vững trong liên kết và vị thế KĐTM trong cấu trúc không gian của toàn đô thị; cơ cấu không gian trong bản thân KĐTM chưa hợp lý; thiếu bền vững của các công trình kiến trúc trong khu; hạ tầng kỹ thuật đấu nối kém, không đồng bộ; chưa nhận diện rõ đối tượng cư dân tiềm năng; chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng ở và cách thức ở của dân; quản lý đầu tư, triển khai QHXD, QLĐT thiếu đồng bộ; chính sách còn thiếu hụt và chồng chéo về nội dung; thiếu tầm nhìn chiến lược PTBV trong các lĩnh vực liên quan. Để phát triển các KĐTM theo hướng bền vững, từ nay đến năm 2020 và tiếp theo cần tập trung vào một số nhóm giải pháp cụ thể về: hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc biệt quan tâm về cơ chế chính sách tăng cường hiệu quả hiệu lực của công tác quy hoạch đô thị, thu hút đầu tư tạo nguồn vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và quản lý tốt tài nguyên, ứng phó với BĐKH, huy động sự tham gia của cộng đồng… Ý tưởng xuyên suốt trong các giải pháp đó là sự thay đổi hướng tiếp cận và quan điểm, đưa các tiêu chí PTBV vào quy trình quy hoạch, đầu tư, xây dựng và quản lý KĐTM.6 Chương 1. TỔNG QUAN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững nằm trong nội hàm lớn của PTBV một mục tiêu quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững cũng được đề cập trong nội hàm của “phát triển đô thị”. Như là một tất yếu của quá trình CNH HĐH và ĐTH, PTĐT cũng là vấn đề cần thiết, nóng bỏng, luôn được nhắc đến trong giai đoạn hiện nay, cả trong nước cũng như quốc tế, đã được đề cập đến trong khá nhiều nghiên cứu, luận văn, tài liệu xuất bản trong và ngoài nước. Bức tranh tổng quan các nghiên cứu liên quan đến PTBV, PTĐT, PTĐT bền vững và phát triển các KĐTM theo hướng bền vững được thể hiện trên thực tế thành các nhóm vấn đề chính sau đây: 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững, phân tích các xu hướng phát triển thiếu bền vững Phát triển bền vững, theo Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) trong Báo cáo chung “Tương lai của chúng ta” (1987), chính là “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu các thế hệ mai sau” 80, trang 16. PTBV được thể hiện ở cả 3 lĩnh vực: kinh tế xã hội môi trường và trọng tâm của nó chính là con người. Tại Hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5 năm 1992, quan niệm về PTBV đã được bổ sung, theo đó, PTBV được hình thành trong sự hòa nhập, đan xen và thỏa mãn của ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và văn hóa xã hội. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 đến nay, đã có khoảng 120 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 cấp quốc gia. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21.7 Hình 1.1: Quan điểm 3 cực trong phát triển bền vững Nguồn: tổng hợp theo 80 Các nguyên nhân dẫn đến phát triển thiếu bền vững là các vấn đề trực tiếp liên quan đến môi trường sống, trong đó có môi trường đô thị rất được quan tâm. PTBV toàn cầu đang đứng trước những thách thức to lớn theo cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các nhân tố tác động đến tính chất thiếu bền vững trong phát triển theo tất cả các trụ cột này. Nghiên cứu “Living in the Environment” (Sống trong Môi trường) của G. Tyler Miller Jr. (2001) đã luận giải khá chi tiết mối quan hệ giữa tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề sinh thái, khai thác tài nguyên. Sự tới hạn của tài nguyên thiên nhiên trong khi dân số không ngừng gia tăng đã đẩy môi trường sống của con người đến chỗ bị hủy hoại nghiêm trọng 62. Còn Lovelock, James (2000) trong tác phẩm “Gaia: A New Look at Life on Earth” (Gaia: cái nhìn mới về cuộc sống trên trái đất) đã nghiên cứu ảnh hưởng của con người như một phần không tách rời đối với môi trường toàn cầu và khuyến cáo rằng, với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình phát triển, con người phải để cho tự nhiên giữ được giá trị của nó và không thể thay thế bằng hệ thống nào khác 64.8 Tiếp cận từ góc độ sinh thái chính trị, Harold Brookfield (2007) đã phê phán sự đầu tư quá mức vào HTKT mà coi nhẹ tác động ngoại sinh của chúng, đặc biệt là tác động đến môi trường. Trong nghiên cứu “Family Farms: Survival and Prospect. A worldwide Analysis”(Nông trang: sự sống còn và triển vọng Một phân tích toàn cầu) ông đã khuyến cáo các quốc gia không nên từ bỏ nông nghiệp, làm nông nghiệp không chỉ nghĩ đến việc tạo ra thực phẩm mà còn là tạo ra một môi trường xanh, giảm hiệu ứng nhà kính, thích ứng với BĐKH 53. Còn từ góc độ kinh tế học thể chế, nhiều nhà khoa học cho rằng thể chế mỗi quốc gia quyết định tính ổn định chính trị và đây cũng là một nguồn lực PTBV. Nghiên cứu của Corner (1999) The Politcis of Ecosystem Management” (Chính trị cho quản lý hệ sinh thái) cho rằng, phải chuyển đổi mô hình kinh tế dựa vào tài nguyên sang mô hình kinh tế sinh thái, sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo 54. Như vậy, những nguyên nhân gây ra tính thiếu bền vững đã cho chúng ta thấy rằng quá trình PTBV là quá trình tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường, phải chú ý đến phát triển xã hội. Khung thể chế của mỗi quốc gia sẽ lựa chọn con đường phát triển đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố trên với mục đích phục vụ sự phát triển con người trên các vùng đặc trưng sinh thái khác nhau. Tại Việt Nam, chậm hơn so với thế giới, khái niệm PTBV mới được biết đến ở nước ta vào những khoảng cuối thập niên 1980 đầu 1990. Nhưng PTBV đã nhanh chóng trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. PTBV cũng đã được đề cập tới như một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT XH ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực. Quyết định số 187CT ngày 12061991 về Kế hoạch quốc gia về Môi trường và PTBV giai đoạn 19912000 đã tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt Nam. Tiếp đó, Quyết định số 1532004QĐTTg về việc ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” Chương trình Nghị sự 21 của Chính phủ đã trở thành cái mốc PTBV của đất nước trong thế kỷ 21. Có thể nói, đây là bản định9 hướng chiến lược PTBV đầu tiên, dài hơi nhất, là một Chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Trong đó, vấn đề PTBV được đề cập dưới 3 lĩnh vực bao gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về tài nguyên và môi trường, với 19 nội dung cụ thể 35. Gần đây, Chiến lược phát triển KTXH thời kỳ 2011 2020 đã xác định quan điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”, trong đó giải thích rõ: “Phải PTBV về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế... Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KTXH phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH…9. Thông qua chiến lược này, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn định hướng PTBV một cách toàn diện. Tiếp đó, Quyết định số 432QĐTTg ngày 12042012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 20112020 đã tái khẳng định các quan điểm, mục tiêu về PTBV của Chương trình nghị sự 21, đồng thời đã đưa ra bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV ở Việt Nam giai đoạn 20112020 bao gồm: 3 chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh; Chỉ số phát triển con người và Chỉ số bền vững môi trường); 10 chỉ tiêu về kinh tế; 10 chỉ tiêu về xã hội; 7 chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường 37. Gần đây nhất, Quyết định số 2157QĐTTg ngày 11112013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 2020 gồm 28 chỉ tiêu chung về các lĩnh vực kinh tế xã hội môi trường của địa phương và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng, trong đó có 5 chỉ tiêu đặc thù cho đô thị trực thuộc trung ương, gồm 2 chỉ tiêu chung: Diện tích nhà ở bình quân đầu người; Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; và 3 chỉ tiêu khuyến khích sử dụng: Tỷ lệ chi ngân sách cho duy tu, bảo dưỡng các di tích lịch sử và các điểm du lịch; Diện tích đất cây xanh đô thị bình quân đầu người; Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép 39.10 Có thể thấy, quan điểm về PTBV đã được đề cập và ngày càng được cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản chính sách pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển KTXH… của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh hệ thống các văn bản pháp lý, vấn đề PTBV cũng đã được thể hiện ở nhiều cấp độ trong các nghiên cứu. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình như: Luận án Tiến sỹ Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững của Vũ Thành Hưởng (2010) 18. Luận án này đưa ra 4 nhóm tiêu chí PTBV với quan niệm: PTBV các KCN phải được nhìn nhận theo 2 góc độ: (1) tính bền vững trong sản xuất kinh doanh của bản thân KCN; và (2) tác động lan tỏa tích cực của KCN đến các hoạt động KTXH của các địa phương có KCN. Các tiêu chí mà tác giả luận văn đề xuất cũng chia làm 2 nhóm chính: nhóm tiêu chí đánh giá BV nội tại KCN và đánh giá BV cho cả vùng có KCN. Còn nghiên cứu của Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007) trong Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” 40 lại chú ý phân tích về những khía cạnh chưa BV tại Việt Nam từ các kết quả điều tra cụ thể, nhằm cung cấp các tổng kết thực tiễn làm cơ sở hoạch định chính sách PTBV theo vùng miền ở nước ta dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập. Nhiều nghiên cứu trong nước đã đưa ra khái niệm và mô hình PTBV trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội, các ngành kinh tế hay các địa phương với những đặc điểm đặc thù vùng miền... Có thể kể tới các công trình tiêu biểu như: Cơ chế, chính sách PTBV các vùng Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam đến 2015 25 của Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010); Phát triển giao thông đô thị bền vững”42, Nguyễn Hồng Tiến (2012), NXB Xây dựng; Quản lý tổng hợp lưu vực sông theo hướng bền vững ở Việt Nam 46 của Trung tâm Phát triển Tài nguyên và Môi trường và Viện Môi trường và PTBV năm 2006; Chính sách công nghiệp theo hướng bền vững 45 của Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2005); PTBV làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 1 của Bạch Thị Lan Anh (2011); Nghiên cứu vấn đề PTBV công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 3 của Nguyễn Hải Bắc (2011), cùng một số tác phẩm khác 4, 23...11 Các nghiên cứu này đã đi vào phân tích mô hình PTBV nói chung của quốc gia, hoặc PTBV theo từng chủ thể nhất định và đặc thù, trên từng địa bàn cụ thể, từ các giá độ kinh tế xã hội và môi trường. Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến PTBV của các KĐTM. 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển khu ở trong quá trình phát triển đô thị Trên thế giới đã có những nghiên cứu rất sâu rộng về lĩnh vực này từ nhiều thập kỷ qua, song hành với sự PTĐT qua từng giai đoạn. Có thể kể ra các lý thuyết và luận điểm về phát triển các khu ở theo quy hoạch tức khu đô thị mới (KĐTM) theo cách gọi sau này, trong quá trình mở rộng đô thị theo từng thời kỳ như sau: Ở Anh, từ những năm 1890, Ebenezer Howard, với mô hình Thành phố Vườn (Garden City) đã trở thành người tiên phong tìm giải pháp cho các vấn nạn ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa các thành phố công nghiệp ở Anh. Howard tiếp thu nhiều ý tưởng của các nhà khoa học đương thời, trong đó có nhà kinh tế học người Anh Alfred Marshall – người đề xuất xây dựng các KĐTM để giải quyết các bất cập của đô thị cũ. Trong cuốn sách mang tên Tomorrow: A Peaceful Path to Real Reform (tạm dịch: Ngày mai: Con đường hòa bình tới cuộc cải cách thực sự) năm 1898, Howard trình bày ý niệm xã hội đằng sau mô hình Thành phố Vườn rằng cuộc sống trong những khu dân cư mật độ trung bình và thấp, gần gũi với thiên nhiên như làng quê truyền thống nước Anh sẽ thắt chặt mối quan hệ cộng đồng và làm giảm bớt những căn bệnh xã hội của đô thị hiện đại 58. Tiếp theo, tại Hoa Kỳ từ năm 1924, Clarence Perry đã đưa ra quan niệm và xây dựng mô hình về “đơn vị ở láng giềng” (Neighbourhood Unit) với nguyên tắc đưa dịch vụ đến gần nhà ở, với mấu chốt trong quan niệm là tháo dỡ các chướng ngại ngăn cách quan hệ xóm giềng do khác biệt màu da, tín ngưỡng hay địa vị xã hội tạo ra 74. Đây là một trong số các mô hình thiết kế cộng đồng có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, đặc biệt tại Bắc Mỹ. Năm 1924, ứng dụng mô hình này, Clarence Stein và Henry Wright đã thiết kế quần thể Radburn (Mỹ) gồm có 3 đơn vị ở, giải quyết tốt vấn đề đưa ôtô đến cửa từng hộ gia đình. Ý tưởng của Stein và Wright đến nay vẫn được sử dụng phổ biến12 trong các khu phố được quy hoạch. Mô hình này được các kiến trúc sư Liên Xô cải biến dưới thập niên 19501960 rồi phổ cập nhanh chóng ra toàn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thời ấy, trong đó có Việt Nam dưới cái tên lý thuyết “tiểu khu nhà ở”. Những năm 19801990, ở Mỹ, các KTS Andrés Duany, Peter Calthorpe và cộng sự đã khởi xướng Chủ nghĩa Đô thị Mới (New Urbanism) để giải quyết các vấn đề của cả vùng nội thị và ngoại ô. Phong trào này đặc biệt nhấn mạnh việc gia tăng mật độ dân cư, sử dụng đất hỗn hợp, khả năng đáp ứng nhà ở cho nhiều tầng lớp dân cư khác nhau và PTĐT hỗ trợ GTCC. Duany cũng đã trình bày hệ thống lại lý thuyết Đô thị Mới này của mình trong tác phẩm “Garden Cities: Theory Practice of Agrarian Urbanism” (Các thành phố vườn: Lý thuyết và thực hành của sự đô thị hóa nông nghiệp), 2011 57. Có thể nói, chủ nghĩa Đô thị Mới có những quan điểm tiên tiến mà hiện nay vẫn được ứng dụng rộng rãi như việc linh hoạt trong sử dụng và chuyển đổi chức năng đất hỗn hợp, khả năng đáp ứng nhà ở cho nhiều tầng lớp dân cư. Về các nghiên cứu về PTĐT và tiểu khu nhà ở tại Việt Nam, thực chất nghiên cứu QHĐT là một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở nước ta, có thể coi như chỉ mới manh nha bắt đầu từ cuối những năm 1960 thế kỷ trước. Nhà quy hoạch đô thị Đàm Trung Phường đã từng đánh giá rằng “Cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận có hệ thống, toàn diện về vấn đề quy hoạch phát triển đô thị của Việt Nam” 30. Trước đó, trong tác phẩm Mối quan hệ giữa quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch xây dựng đô thị 44 KTS Hoàng Như Tiếp (1979) một trong những cán bộ quy hoạch chủ chốt đầu tiên của Việt Nam sau năm 1945 cũng đã bước đầu chỉ ra sự liên quan giữa các chiến lược chung kinh tế xã hội ảnh hưởng đến các quy hoạch vùng và QHC XDĐT. Tác phẩm cũng có đề cập đến mô hình “tiểu khu nhà ở” lúc đó đang được các chuyên gia Liên Xô và Triều Tiên giúp đỡ xây dựng tại Hà Nội, phân tích đây là một mô hình tiên tiến, cung cấp cho cán bộ và người dân một môi trường ở ưu việt, hiện đại và văn minh. Tiếp theo, trong tác phẩm “Quy hoạch đô thị” (2 tập, 1995) 30, tác giả Đàm Trung Phường đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam cho tới thời điểm đó, nghiên cứu định hướng PTĐT Việt Nam trong thời đại bắt đầu CNHHĐH. Tác13 giả còn trình bày những liên quan của ĐTH với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng phê phán những giải pháp được coi là “duy ý chí” như “quy hoạch di dời”, “quy hoạch cưỡng ép” trong phát triển đô thị. Đây được coi là một tác phẩm tiếp cận tương đối toàn diện đầu tiên về PTĐT tại Việt Nam. Bộ tác phẩm “Đô thị học” của tác giả Trương Quang Thao gồm 3 tập được xuất bản năm 20012003. Trong đó tác giả đã đưa khái niệm “đô thị học pháp quy” là “phạm trù các công cụ pháp chế nhằm điều phối toàn bộ các công tác QHĐT từ quy hoạch cho tới thực hiện, từ phân bổ ngân sách cho các CTCC tới các dự án HTKT, từ việc kiểm soát công tác sử dụng đất tới cấp phép xây dựng… Không có các công cụ pháp quy thì không thể nào xây dựng và lập được trật tự cho không gian đô thị” 41. Năm 2007, trong bối cảnh phát triển nở rộ các KĐTM, các nhà quy hoạch đô thị của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Bộ Xây dựng đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Biên soạn sổ tay hướng dẫn quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới và các khu tái định cư” do Phạm Huệ Linh chủ trì, trong đó nêu sơ lược về tình hình và kinh nghiệm phát triển KĐTM và KTĐC, sau đó đề xuất quy trình thực hiện quy hoạch chi tiết 22. Năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Điều tra, khảo sát và đánh giá định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam. Kiến nghị một số nội dung cần điều chỉnh” 10 được thực hiện bởi Vụ Kiến trúc, Quy hoạch Bộ Xây dựng. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo Định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2005) và đưa ra biện pháp điều chỉnh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến việc điều tiết quá trình hình thành, phát triển và QLĐT tại Việt Nam tại tất cả các cấp quản lý nhằm phục vụ quản lý nhà nước về quy hoạch PTĐT. 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững và phát triển bền vững khu đô thị mới 1.1.3.1. Phát triển đô thị bền vững PTĐTBV nằm trong bối cảnh PTBV nói chung, đi cùng với khái niệm PTBV. Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều quan điểm về PTĐTBV tùy theo từng góc độ14 tiếp cận. Hội nghị URBAN21 tổ chức tại Berlin tháng 72000 đã đưa ra định nghĩa về PTĐTBV: Cải thiện chất lượng cuộc sống trong một thành phố, bao gồm cả các thành phần sinh thái, văn hóa, chính trị, thể chế, xã hội và kinh tế nhưng không để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai, một gánh nặng bị gây ra bởi sự sút giảm nguồn vốn tự nhiên và nợ địa phương quá lớn. Mục tiêu là nguyên tắc dòng chảy, dựa trên cân bằng về vật liệu và năng lượng cũng như đầu vào ra về tài chính, phải đóng vai trò then chốt trong tất cả các quyết định tương lai về phát triển các khu vực đô thị” 81. PTĐTBV trên thực tế được định nghĩa chi tiết hơn tùy theo từng khu vực địa lý, trình độ phát triển và góc nhìn. PTĐTBV cũng được xem xét dưới một thuật ngữ khác, đó là “phát triển cộng đồng bền vững” (Swisher, Rezola, Sterns; 2009) 76, theo đó: Phát triển cộng đồng bền vững là năng lực đưa ra quyết định phát triển tôn trọng mối tương quan giữa ba khía cạnh kinh tế, sinh thái, và bình đẳng”. • Kinh tế Hành vi kinh tế cần đem lại những điều tốt đẹp chung cho cả cộng đồng, có thể tự làm mới, tạo ra tài sản và có khả năng tự túc; • Sinh thái Con người là một phần của tự nhiên, tự nhiên có những giới hạn, và cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng các tài sản thiên nhiên; • Bình đẳng Cơ hội tham dự hoàn toàn trong các hoạt động, lợi ích, và quá trình ra quyết định của một cộng đồng. Ấn Độ, một quốc gia đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hóa hàng đầu Châu Á cũng đã đưa ra định nghĩa về PTĐTBV trong báo cáo “Urban Policies in India Critical Overview toward Agenda in the New Millennium” (1999): Một cộng đồng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của mình để đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong khi đảm bảo đủ nguồn lực có sẵn cho các thế hệ tương lai. Nó tìm cách cải thiện sức khỏe cộng đồng và một cuộc sống chất lượng tốt hơn cho tất cả cư dân bằng cách hạn chế chất thải, ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và phát huy tối đa hiệu quả, và phát triển nguồn lực địa phương để khôi phục nền kinh tế địa phương 66. Quan điểm của Argentina trong nghiên cứu “Sustainable in Argentina” (1992) về PTĐTBV: “Một thành phố bền vững kết hợp hài hòa yếu tố môi trường15 với các ngành kinh tế và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai” 67. Còn theo Viện Môi trường Stockholm của Thụy Điển, trong nghiên cứu “Managing environmental systems: supporting sustainable urbanization” (2014) (Hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ đô thị hóa bền vững), một thành phố bền vững có thể được định nghĩa là một thành phố tại đó tiến hành các hành động được đề ra bởi các chính sách kế hoạch nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sẵn có và thực hiện tái sử dụng, ổn định xã hội, phát triển các nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo phát triển kinh tế cho các thế hệ tương lai 59. Có thể nói rằng, dù còn một vài điểm khác nhau do góc nhìn, hầu hết các quan điểm đều đi đến một nhận định chung: PTĐTBV là sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội trong đô thị với mục tiêu cuối cùng là đời sống của dân cư đô thị phải được nâng cao hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Trong cuốn sách “Compact cities: sustainable urban forms for developing countries” (Thành phố nén: một cách thức PTĐTBV cho các nước đang phát triển) (2000, Taylor Francis) và sau đó là “Future form and design sustainable city” (Các hình thức và thiết kế tương lai cho thành phố bền vững), các tác giả Mikes Jenks và Nicolas Demsey (2004) chỉ ra rằng các vấn đề quan trọng cho một “thành phố bền vững” là “tổng hòa của các yếu tố CSHT bền vững, nhà ở đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu người dân, giao thông bền vững, và phát triển theo xu thế “nén” (compact) chống phát triển tràn lan (urban sprawl)” 69 đồng thời phải có một thể chế quản lý linh động phù hợp 70. Một vài năm sau, trong nghiên cứu của tác phẩm “Sustainable urban development” (Phát triển đô thị bền vững), M Deakin, G Mitchell, P Nijkamp, R Vreeker (Europe, 2007) 71 đề cập kỹ và sâu hơn về các tính chất cần phải có của một đô thị bền vững, theo các tiêu chí chung của PTBV trên 4 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Vấn đề “thể chế” cho một đô thị vận hành và phát triển đã được nhấn mạnh như một trong những điều kiện tiên quyết cho tính bền vững của đô thị đó.16 Tại Việt Nam, nhiệm vụ chính về quản lý nhà nước lĩnh vực PTĐT được giao cho Bộ Xây dựng. Bộ đã và đang triển khai thực hiện các Định hướng, Chương trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Định hướng Phát triển hệ thống đô thị Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2050, Chương trình phát triển đô thị quốc gia đoạn 20122020, Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020, Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực nghiên cứu, có thể kể đến công trình Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới của Đào Hoàng Tuấn (2008), trong đó tác giả nêu một cách tổng quát các kinh nghiệm PTBVĐT và đối chiếu với Việt Nam 43. Trước đó là nghiên cứu Phát triển đô thị bền vững của Nguyễn Thế Nghĩa Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002) 24. PTĐTBV ở các nghiên cứu này cũng được đề cập dưới 3 khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường. Tuy vậy, các tác giả nghiêng về phần phân tích yếu tố xã hội và xã hội học đô thị, còn các yếu tố về môi trường, quy hoạch sử dụng đất, kinh tế đô thị... chưa được nhắc đến đầy đủ trong các nghiên cứu này. Năm 2009, Bộ Xây dựng đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị đáp ứng phát triển bền vững trong thời kỳ CNHHĐH và hội nhập” 11 thuộc chương trình trọng điểm của Bộ Xây dựng về Nâng cao năng lực ngành 0105 do Trần Ngọc Chính chủ nhiệm. Đề tài đã giới thiệu các phương pháp quy hoạch mới của nước ngoài và kiến nghị áp dụng vào hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam; Đánh giá năng lực của các cơ quan đơn vị tư vấn chuyên lập QHXD và đề xuất cải tiến quy trình phương pháp lập QHXDĐT hiện nay. Khái niệm “phát triển bền vững” đã được nhắc đến trong mục tiêu đề tài, tuy nhiên chưa được luận giải chi tiết trong từng bước cụ thể. 1.1.3.2. Phát triển bền vững khu đô thị mới Theo Từ điển The American Heritage Dictionary English Language (Fourth Edition, 2009) 83, Raquel InsaCiriza (2012) 75 và một số tác giả khác, khái niệm KĐTM trên thế giới được diễn giải như sau:“Đô thị mới (a new town), khu dân cư quy hoạch (planned community) hoặc thành phố quy hoạch (planned city) là17 những thành phố, thị trấn, hoặc khu dân cư có quy hoạch và sự phát triển của nó tuân thủ theo những gì đề xuất trong quy hoạch”. Xét đến đặc thù riêng của KĐTM so với các khu chức năng khác trong đô thị, KĐTM là khu đa năng có chức năng ở, nghỉ ngơi, thư giãn cho cư dân, gồm nhà ở và các công trình hạ tầng như: dịch vụ thương mại, nhà trẻ, trường mẫu giáo, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,... là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu chung của thành phố. Tuy nhiên trên thế giới những nghiên cứu hiện nay về PTBV KĐTM có thể nói còn chưa được quan tâm đúng mức xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Trong số ít các tác phẩm đề cập đến PT các khu ở, với tư cách như là một đơn vị tế bào cho cơ thể đô thị lớn có thể kể đến “Designing a Sustainable and Affordable Neighborhood in Boulder, Colorado” (Thiết kế đơn vị ở xóm giềng bền vững với giá cả hợp lý ở Boulder, Colorado) của David Wann (1998) 56 trong đó tác giả trình bày một số khu ở cụ thể tại vùng này, đưa ra một số nguyên lý cho việc thiết kế khu ở theo hướng PTBV, chủ yếu đề cập vấn đề TKNL và thân thiện với môi trường cho các nhà ở riêng lẻ. Năm 2009, Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) vốn nổi tiếng với những Tiêu chuẩn đánh giá LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) cho việc đánh giá tính “xanh” và bền vững của các công trình kiến trúc đã lập và công bố một chương trình thí điểm đánh giá tính bền vững của khu phố và cộng đồng ở (neighbourhoods development and community) mang tên “LEED for Neighbourhoods Development” (viết tắt LEED ND) đang được triển khai rộng rãi, với mục tiêu “lập kế hoạch và hướng dẫn thiết kế cho các dự án ‘quy hoạch đơn vị ở xóm giềng’ nhằm PTBV” 50. LEED ND được phát triển như một sự hợp tác giữa Hội đồng Công trình Xanh của Mỹ USGBC, Hội đồng Đô thị mới và Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. LEED ND tích hợp các nguyên tắc của sự phát triển đô thị thông minh, ứng dụng phát triển công trình xanh vào quy hoạch thiết kế cộng đồng ở 79. Trong các phần sau, tác giả luận án sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung của bộ chỉ tiêu này. Tương tự trên thế giới, các nghiên cứu về PTBV KĐTM tại Việt Nam hiện còn rất hạn chế và mới chỉ được đề cập rải rác không thành hệ thống ở một số tác18 phẩm về PTĐT hoặc về thiết kế quy hoạch đơn vị ở. Trong tác phẩm “Quy hoạch xây dựng đơn vị ở”, Phạm Hùng Cường (2006) 14, một số lý luận về đơn vị ở sinh thái bắt đầu được manh nha trình bày trên tính bền vững của cộng đồng cư trú, sự TKNL, tài nguyên cũng như sự cân bằng của các hoạt động con người. Tác phẩm cũng khẳng định ”đây là vấn đề có tính thời sự, cần có những nghiên cứu sâu sắc và cụ thể hơn”. “Quy hoạch đơn vị ở bền vững” (NXB Xây dựng 2010) là nghiên cứu của Nguyễn Cao Lãnh khẳng định: sự thành công của đơn vị ở hiện nay, bên cạnh các “giá trị truyền thống” phải là các “giá trị bền vững” 21. Tác phẩm đã đưa ra một số quan điểm tương đối có giá trị về cơ cấu và chức năng của “đơn vị ở bền vững”, tuy nhiên tính kết nối và vị thế của khu so với khu vực lân cận thì chưa được đề cập và phân tích rõ. Đối với các công trình nghiên cứu về PTBV KĐTM ở Hà Nội, như đã nêu trong phần 1.2.3, các nghiên cứu cho riêng KĐTM tại Việt Nam và Hà Nội hầu như chưa có một công trình nào đề cập một cách hoàn chỉnh. Tuy nhiên vấn đề PTBV cho từng khu chức năng trong đô thị đã được rải rác đề cập tại một số đồ án quy hoạch cũng như các định hướng PTĐT ở nhiều cấp. Quan trọng nhất phải kể đến đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 do tư vấn liên doanh quốc tế PPJ, Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn và Viện Quy hoạ
Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân Nguyễn văn cờng Phát triển khu đô thị THEO HớNG bền vững: NGHIêN Cứu địa bàn Hà Nội Chuyên ngành: phân bố llsx - pvkt 62340410 Mã số: 62340410 Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.ts lê thu hoa Hà nội, năm 2015 i LI CAM OAN Tụi xin cam oan rng, Lun ỏn Phỏt trin cỏc khu ụ th mi theo hng bn vng: nghiờn cu trờn a bn H Ni l cụng trỡnh nghiờn cu c lp, chớnh tụi hon thnh Cỏc t liu, kt qu nghiờn cu ca Lun ỏn cha c cụng b bt k ti liu no khỏc Cỏc s liu, ti liu tham kho v trớch dn c s dng Lun ỏn ny u nờu rừ xut x tỏc gi v c ghi mc Ti liu tham kho cui Lun ỏn Tụi xin chu trỏch nhim trc phỏp lut v li cam oan trờn H Ni, ngy 26 thỏng nm 2015 Tỏc gi Nguyn Vn Cng ii MC LC LI CAM OAN i MC LC ii DANH MC CC CH VIT TT vi DANH MC CC HèNH viii DANH MC CC BNG ix PHN M U Chng TNG QUAN, CCH TIP CN V PHNG PHP NGHIấN CU V PHT TRIN CC KHU ễ TH MI THEO HNG BN VNG 1.1 Tng quan cỏc cụng trỡnh nghiờn cu trờn th gii v Vit Nam 1.1.1 Nghiờn cu v phỏt trin bn vng, phõn tớch cỏc xu hng phỏt trin thiu bn vng .6 1.1.2 Cỏc nghiờn cu v phỏt trin khu quỏ trỡnh phỏt trin ụ th .11 1.1.3 Nghiờn cu v phỏt trin ụ th bn vng v phỏt trin bn vng khu ụ th mi .13 1.1.4 Nghiờn cu v cỏc tiờu ỏnh giỏ phỏt trin ụ th bn vng .20 1.1.5 Nghiờn cu v cỏc tiờu ỏnh giỏ phỏt trin bn vng khu ụ th mi .23 1.2 Nhn xột chung v cỏc cụng trỡnh khoa hc liờn quan v hng nghiờn cu ca lun ỏn 25 T vic tng quan cỏc nghiờn cu liờn quan, cú th ch cỏc khong trng nghiờn cu hin l: 25 1.3 Mc tiờu, cõu hi v nhim v nghiờn cu 26 1.3.1 Mc tiờu v cõu hi nghiờn cu 27 1.3.2 Cỏc nhim v nghiờn cu 27 1.4 Quy trỡnh tip cn nghiờn cu PT cỏc KTM theo hng bn vng trờn a bn H Ni 29 1.5 Cỏc ngun d liu s dng nghiờn cu 31 1.5.1 Ngun d liu th cp .31 1.5.2 Cỏc ngun d liu s cp 32 iii 1.6 Cỏc phng phỏp phõn tớch, ỏnh giỏ, d bỏo 35 1.6.1 Phng phỏp phõn tớch h thng v tng hp 35 1.6.2 Phng phỏp bn v h thụng tin a lý (GIS) 36 1.6.3 Phng phỏp d bỏo 37 1.6.4 Phng phỏp phõn tớch SWOT .37 Tiu kt chng 38 Chng C S Lí LUN V THC TIN V PHT TRIN CC KHU ễ TH MI THEO HNG BN VNG 40 2.1 C s lý lun v phỏt trin cỏc khu ụ th mi theo hng bn vng 40 2.1.1 Cỏc khỏi nim ụ th, ụ th húa v Phỏt trin ụ th 40 2.1.2 Quan nim v khu ụ th mi 41 2.1.3 Cỏc c im ca khu ụ th mi 43 2.1.4 Mt s mụ hỡnh v hc thuyt in hỡnh v phỏt trin KTM .46 2.1.5 Quan nim v phỏt trin KTM theo hng bn vng 49 2.1.6 Cỏc yu t tỏc ng n phỏt trin KTM theo hng bn vng 53 2.2 Kinh nghim thc tin phỏt trin khu ụ th mi theo hng bn vng trờn th gii v bi hc i vi Vit Nam 60 2.2.1 Kinh nghim ca nc Anh 60 2.2.2 Kinh nghim ca Tõy Ban Nha .62 2.2.3 Kinh nghim ca M .62 2.2.4 Kinh nghim ca Nht Bn .64 2.2.5 Kinh nghim ca Singapore 65 2.2.6 Kinh nghim ca Trung Quc 67 2.2.7 Bi hc i vi Vit Nam vic PT cỏc KTM theo hng BV 67 2.3 Ni dung v cỏc tiờu ỏnh giỏ phỏt trin cỏc KTM theo hng bn vng 69 2.3.1 Tiờu ỏnh giỏ PTBV ụ th ti cỏc nc trờn th gii .69 2.3.2 Ni dung ỏnh giỏ PTBV ụ th v KTM ti Vit Nam 73 2.3.3 xut tiờu ỏnh giỏ PT cỏc KTM theo hng BV ti Vit Nam 75 Tiu kt chng 82 iv Chng THC TRNG PHT TRIN CC KHU ễ TH MI TRấN A BN H NI THEO HNG BN VNG 84 3.1 S lc quỏ trỡnh phỏt trin KTM ti Vit Nam v trờn a bn H Ni 84 3.1.1 Quỏ trỡnh phỏt trin KTM ti cỏc thnh ph Vit Nam 84 3.1.2 S lc quỏ trỡnh TH v phỏt trin khụng gian Th ụ H Ni 86 3.2 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin cỏc KTM H Ni 90 3.3 Phõn tớch thc trng phỏt trin KTM trờn a bn H Ni theo hng bn vng 92 3.3.1 V khớa cnh kinh t 92 3.3.2 V khớa cnh xó hi .110 3.3.3 V khớa cnh mụi trng .115 3.3.4 V khớa cnh th ch .122 3.4 ỏnh giỏ chung v phỏt trin cỏc KTM ca H Ni theo hng bn vng 128 3.4.1 Nhng kt qu t c 128 3.4.2 Nhng im thiu bn vng phỏt trin khu ụ th mi H Ni v nguyờn nhõn 129 Tiu kt chng 134 Chng 4: NH HNG V GII PHP PHT TRIN CC KHU ễ TH MI TRấN A BN H NI THEO HNG BN VNG N NM 2020, TM NHèN 2030 136 4.1 Cỏc cn c xut nh hng v gii phỏp PTBV KTM trờn a bn H Ni 136 4.1.1 Quy hoch tng th phỏt trin KT - XH H Ni n nm 2020, nh hng n nm 2030 .136 4.1.2 Quy hoch chung XD Th ụ H Ni n nm 2030, tm nhỡn 2050 137 4.1.3 Yờu cu phỏt trin bn vng ca quc gia 140 4.1.4 Cỏc li th, c hi v thỏch thc i vi PT cỏc KTM theo hng BV trờn a bn H Ni 141 4.2 nh hng PT cỏc KTM theo hng BV trờn a bn H Ni 145 v 4.2.1 Quan im nh hng PTBV cỏc KTM trờn a bn H Ni 145 4.2.2 nh hng phỏt trin cỏc loi hỡnh KTM 146 4.2.3 nh hng phỏt trin v khụng gian 149 4.3 Cỏc gii phỏp ch yu nhm phỏt trin cỏc KTM trờn a bn H Ni theo hng bn vng 150 4.3.1 Xõy dng, ban hnh c ch, chớnh sỏch theo hng ng b, hin i v hiu qu 150 4.3.2 Gii phỏp v tng cng tớnh ng b v linh hot quy hoch phỏt trin 155 4.3.3 Gii phỏp v m bo ngun v ngun nhõn lc cht lng cao 160 4.3.4 Gii phỏp tng cng s tham gia ca cng ng quy hoch PTT 165 4.3.5 Gii phỏp v bo v mụi trng v ng phú vi bin i khớ hu 166 4.3.6 Tng hp gii phỏp theo trỏch nhim tng t chc liờn quan .170 4.4 Tiu kt chng 173 KT LUN 174 DANH MC CC CễNG TRèNH KHOA HC CễNG B CA TC GI LIấN QUAN N NI DUNG CA LUN N 176 DANH MC CC TI LIU THAM KHO 177 PH LC vi DANH MC CC CH VIT TT BS : Bt ng sn BQL : Ban qun lý BVMT : Bo v mụi trng BKH : Bin i khớ hu CT : Ch u t CNH-HH : Cụng nghip húa - hin i húa CSHT : C s h tng CTCC : Cụng trỡnh cụng cng TH : ụ th húa GTCC : Giao thụng cụng cng HTKT : H tng k thut HTXH : H tng xó hi KCN : Khu cụng nghip KT : Khu ụ th KTM : Khu ụ th mi KT-XH : Kinh t - xó hi LHQ : Liờn Hp Quc PTBV : Phỏt trin bn vng PTT : Phỏt trin ụ th PTTBV : Phỏt trin ụ th bn vng PTBV KTM : Phỏt trin bn vng khu ụ th mi QHC : Quy hoch chung QHCT : Quy hoch chi tit QHT : Quy hoch ụ th QLDA : Qun lý d ỏn vii QLT : Qun lý ụ th QLNN : Qun lý nh nc GDP : Tng sn phm quc ni TDTT : Th dc th thao TCVN : Tiờu chun Vit Nam TC : Tỏi inh c TKNL : Tit kim nng lng UBND : y ban Nhõn dõn XD&PTT : Xõy dng v phỏt trin ụ th viii DANH MC CC HèNH Trang Hỡnh 1.1: Quan im cc phỏt trin bn vng Hỡnh 1.2: Khong trng nghiờn cu v PTBV ụ th 26 Hỡnh 1.3: Quy trỡnh tip cn nghiờn cu PT cỏc KTM theo hng BV trờn a bn H Ni 30 Hỡnh 1.4 Cỏc phng phỏp nghiờn cu ca lun ỏn 36 Hỡnh 2.1: Mụ hỡnh n v xúm ging ca C.Perry 48 Hỡnh 2.2: Mụ hỡnh tiu khu nh ỏp dng vo XHCN 48 Hỡnh 2.3: H thng giao thụng li ụ vuụng ca TM Milton Keynes 61 Hỡnh 2.4: Quy hoch chi tit khu TM Punggol 66 Hỡnh 2.5: Quy mụ din tớch xut ca KTM 80 Hỡnh 3.1: í tng phỏt trin khụng gian Th ụ theo mụ hỡnh chựm ụ th 89 Hỡnh 3.2: T l s lng v din tớch cỏc KTM phõn theo qun/ huyn trờn a bn H Ni 94 Hỡnh 3.3: V trớ cỏc d ỏn PTT QHC XD Th ụ H Ni 95 Hỡnh 3.4: Phõn tớch kh nng tip cn vic lm bng cỏc loi phng tin giao thụng 97 Hỡnh 3.5: S thiu bn vng v kinh t cung v cu khụng gp KTM 108 Hỡnh 3.6: ỏnh giỏ ca ngi dõn v yu t mụi trng sng KTM Ciputra 119 Hỡnh 4.1: nh hng phỏt trin khụng gian Thnh ph H Ni n 2030, tm nhỡn 2050 139 Hỡnh 4.2: xut cỏc giai on thc hin mt d ỏn ụ th mi bn vng 152 ix DANH MC CC BNG Trang Bng 1.1: Thụng tin c bn v quy mụ phng ngi dõn ti KTM 34 Bng 2.1 Cỏc nhúm tiờu phỏt trin ụ th bn vng ca d ỏn VIE 01/021 73 Bng 2.2: xut cỏc tiờu v ch tiờu ỏnh giỏ phỏt trin bn vng khu ụ th mi 76 Bng 3.1: Phõn loi v t l quy mụ cỏc KTM tớnh n nm 2012 98 Bng 3.2: ỏnh giỏ mc thun li kt ni giao thụng ni b KTM 99 Bng 3.3 Bng tng hp ch tiờu cõy xanh ca mt s KTM H Ni 104 Bng 3.4 S lng c s khỏm cha bnh mt s KTM H Ni 106 Bng 3.5: Nguyn vng v phớ dch v KTM ca ngi dõn 107 Bng 3.6: Nhu cu thay i nh ca ngi dõn KTM 111 Bng 3.7: ỏnh giỏ ca ngi dõn v yu t mụi trng sng ti cỏc KTM 118 Bng 4.1: Phõn tớch SWOT v PTBV cỏc KTM trờn a bn H Ni 144 Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) 0,0 Rt gn 17,5 Gn 10 43,4 Chp nhn c 39,1 Xa 0,0 Rt xa 0,0 Cao hn 30,5 Nh 15 65,1 Thp hn 4,4 >1500m Q5 ỏnh giỏ v khong cỏch nh vy Q6 ỏnh giỏ v giỏ c hng húa ti khu vc so vi bờn ngoi KT Q7 Tin nc/ thỏng ca h kinh doanh tớnh trung bỡnh 350.000 ng Q8 Cht lng nc ti ni kinh doanh Rt sch 4,4 Sch 4,4 Chp nhn c 12 52,2 Bn 21,7 Rt bn 4,4 Rt ớt 26,1 t 10 43,4 Chp nhn c 21,7 Nhiu 8,7 Thng xuyờn 0,0 Q9 Tn sut mt nc ti khu vc/ nm Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Cú 4,4 Khụng 22 95,6 Ton b 0,0 Nhiu 4,4 Khong mt na 4,4 t 17,5 Khụng x lý 17 73,7 Cú 30,4 Khụng 18 69,6 Trong khu TM ny 1/7 14,3 Ngoi khu TM ny 6/7 85,7 Q10 C s cú thc hin phõn loi rỏc thi (vụ c, hu c) ti ngun khụng? Q11 Mc x lý, tỏi ch rỏc thi Q12 ễng/B cú k hoch chuyn a im kinh doanh thi gian ti khụng? Q13 ễng/B d nh chn a im kinh doanh mi õu? PH LC 11: Tng hp thụng tin kho sỏt ý kin h dõn sinh sng KTM Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ I Cỏc v kinh t Q1 Din tớch cn nh ễng (B) ang sinh sng 110 m2 40 18,1% Q2 Mc thu chi phớ qun lý ti khu vc Rt thp Thp 11 0,9% 5,0% Chp nhn c Cao 132 55 59,7% 24,9% Rt cao 21 9,5% 115 52,0% 106 48,0% Q4 ễng/B cú sn lũng chi tr cao hn ỏp ng cỏc nhu cu khộp kớn khu hay khụng? Cú 76/106 71,7% Khụng 30/106 28,3% Lng thc Nhu yu phm hng ngy Gi xe 10 5,7% 9,4% 3,8% Mu giỏo Tiu hc Trung hc 10 20 33 9,4% 18,9% 31,1% Q3 ễng/ B thy nhng dch v khu cú y vi nhu cu hng ngy khụng Cú Khụng Q5 Nhng nhu cu no di õy khụng c ỏp ng khu v gia ỡnh ễng/B phi sang khu khỏc ca thnh ph mua sm, chi tiờu Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ i hc v cao hn 35 33,0% Cafe n ung Xem phim 15 70 0% 14,2% 66,0% TDTT 12 Cú 11,3% Khụng Q6 ễng/B cú kinh doanh gỡ khu ca mỡnh khụng? Gi xe 10 Tp húa 12 Cho thuờ mt bng Trụng tr Hng ti sng Quỏn n Cafộ Khỏc Q7 ễng/B ỏnh giỏ nh th no v c hi kinh doanh buụn bỏn khu ca mỡnh? Rt thp Thp 25 59 11.30% 26,7% Tm c Cao Rt cao 72 45 20 32,6% 20,4% 9,0% Khụng bit Rt thp 45 20,4% 1,4% Thp Tm c 30 59 13,6% 26,7% Cao Rt cao 60 24 27,1% 10,9% 44 19,9% Q8 ễng/B ỏnh giỏ nh th no v mc thu phớ kinh doanh? Q9 ễng/B cú ngh vic xõy dng KT ny l c hi phỏt trin kinh t cho cỏc vựng xung quanh khụng? Khụng ỏng k Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Thp 65 29,4% Chp nhn c Tt Rt tt 40 45 11 18,1% 20,4% 5,0% Tỏc dng ngc li 16 7,2% Rt tt 39 19,5% Tt 43 19,5% Chp nhn c Kộm 82 45 37,2% 20,4% Rt kộm Rt tt 12 39 5,4% 19,5% Cú 115 52% Khụng 106 48% Trong khu ny 76 /115 66,1% Ngoi khu ny 39/115 33,9% 88 133 39,8% 60,2% Cú Khụng 103 95 46,6% 43,0% Khụng cú ngi i hc 14.1 Nu khụng, ễng/ B cú th cho bit lớ do: 23 10,4% Q10 ễng/ B ỏnh giỏ th no v v trớ ca khu T vi cỏc khu khỏc H Ni? Q11 ễng/B cú k hoch chuyn nh, mua thờm nh nm ti khụng? Q12 ễng/B mong mun mua nh mi õu? Q13 ễng/B thy t l cỏc loi nh (chung c, liờn k, bit th) KT ny sao? Hp lý Khụng hp lý II Cỏc v xó hi Giỏo dc Q14 Gia ỡnh ễng/ B cú ngi ang theo hc cỏc trng (mm non, tiu hc, THCS, THPT,) KT khụng? Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Khụng cú trng gn 43/95 42,3% Tin hc phớ cao Cht lng dy hc khụng tt Khỏc 42/95 7/95 3/95 44,2% 7,4% 3,2% Khu bờn cnh 15/95 15,8% Gn c quan b/ m Gn nh ụng b, h hng Khỏc 50/95 29/95 1/95 52,6% 30,5% 1,1% 14.2 Nu khụng, ễng/ B gi /chỏu i hc õu? 14.3 Khong cỏch t ni ca ễng/ B n trng hc trung bỡnh khong 1,5km 14.4 Theo ễng/ B khong cỏch nh vy l Rt gn 45 20,4% Gn Chp nhn c 25 104 11,3% 47,1% Xa 42 19,0% Rt xa 2,3% Q15 ễng/ B ỏnh giỏ cht lng o to v c s vt cht ca trng hc khu vc: Rt tt Tt 18 59 8,1% 26,7% Chp nhn c Kộm Rt kộm 116 22 52,5% 10,0% 2,7% 0 0% 0% 87 100 34 39,4% 45,2% 15,4% Y t Q16 S lng cỏc c s/ trung tõm y t v chm súc sc khe ti ni ễng (B) sinh sng Rt nhiu Nhiu Chp nhn c t Khụng cú Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Q17 Cht lng c s vt cht v dch v ca cỏc c s/ trung tõm y t v chm súc sc khe ti khu vc: Rt tt Tt Chp nhn c 89 0% 1,8% 40,3% Kộm Rt kộm 108 20 48,9% 9,0% Rt nhiu Nhiu 35 2,3% 15,8% Chp nhn c t 104 50 47,1% 22,6% Rt ớt 27 12,2% Q19 Khong cỏch t cn h ca ễng/ B ti ch/ siờu th gn nht: < 300m 300-500m 500-1000m 1000-1500m >1500m 30 66 78 34 13 13,6% 22,9% 35,3% 15,4% 5,9% Rt gn 29 13,1% Gn Chp nhn c 51 69 23,1% 31,2% Xa Rt xa 52 20 23,5% 9,0% Cao hn 103 48,8% Thp hn 30 14,5% Dch v mua sm Q18 S lng ch v siờu th ti khu vc: Q20 Theo ỏnh giỏ ca ễng/ B, khong cỏch nh vy: Q21 Theo ễng/ B, giỏ c hng húa ti khu vc so vi bờn ngoi KT l Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng Nh T l (%) Ghi chỳ 88 39,8% 102 119 46,6% 53,4% Rt mnh Mnh Chp nhn c 25 105 2,3% 11,3% 47,5% Yu Khụng ỏng k 57 29 25,8% 13,1% Rt cao Cao 35 2,7% 16,65 Va phi t 163 15 73,8% 6,8% 0,9% 23 34 66 60 38 10,4% 15,4% 29,9% 27,1% 17,2% Cú 76 34,4% Khụng 145 63,6% Rt nhiu 0,9% Nhiu 10 4,5% Q22 ễng/ B cú nhu cu i ch xanh hng ngy khụng? Cú Khụng Vn húa, li sng Q23 Vai trũ ca t dõn ph cỏc hot ng húa v qun lý ca khu vc: Q24 Mc tham gia ca ễng/ B vo cỏc hot ng chung khu vc: Rt ớt Q25 Mc tham gia ca ngi dõn vo cỏc hot ng húa chung KT Rt nhiu Nhiu Va phi t Rt ớt Q26 Khu cú khụng gian húa sinh hot cng ng khụng? Q27 S lng cỏc khu vui chi/ gii trớ khu vc: Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Va phi 80 36,2% t Rt ớt 93 36 42,1% 16,3% Rt tt Tt 36 2,3% 16,3% Chp nhn c Kộm Rt kộm 123 30 27 55,7% 13,6% 12,2% Q29 Cht lng ca dch v sa cha, bo trỡ cỏc tin ớch cụng cng ti khu vc: Rt tt 1,4% Tt Chp nhn c Kộm 17 82 70 7,7% 37,1% 31,7% Rt kộm 49 22,2% Rt tt Tt 33 77 14,9% 34,8% Chp nhn c 80 36,3% Kộm Rt kộm 20 11 9,0% 5,0% Rt tt 20 9,0% Tt Chp nhn c Kộm Rt kộm 58 90 23 30 26,2% 40,7% 10,4% 13,6% Q28 Cht lng cỏc khu vui chi/ gii trớ: An ninh Q30 Cht lng an ninh ti khu vc KTM: Q31 Cht lng an ninh cỏc khu vc lõn cn: III Cỏc v mụi trng Khụng khớ Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Q32 ễng/ B ỏnh giỏ th no v cht lng khụng khớ ti khu vc ang sinh sng: Rt tt Tt Chp nhn c 49 145 2,3% 22,2% 65,6% Kộm 16 7,2% Rt kộm 2,7% Rt thp 35 15,8% Thp Chp nhn c 50 111 22,6% 50,2% Cao Rt cao 35 24 15,8% 10,9% Cú 14 6,3% Khụng 207 93,6% 0% Nhiu t Khụng x lý 20 50 120 9,0% 22,6% 54,3% Khụng bit 31 14,0% Q33 Mc ting n ti ni ễng/ B ang sinh sng: Q34 Ni ễng/ B cú thc hin phõn loi rỏc thi (vụ c, hu c) ti ngun khụng? Q35 Mc x lý, tỏi ch rỏc thi: Ton b V cp thoỏt nc Q36 Tin nc/ thỏng ca gia ỡnh trung bỡnh vo khong 125.000 (ng) Q37 Cht lng nc ti ni ễng (B) sinh sng: Rt sch Sch Chp nhn c Bn Rt bn 2,3% 40 132 29 15 18,1% 59,7% 13,1% 6,8% Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Q38 Tn sut mt nc ti khu vc/nm: Rt ớt t Chp nhn c 56 100 23 25,3% 45,2% 10,4% Nhiu Rt nhiu 30 12 13,6% 5,4% Khụng bao gi Thnh thong 35 121 15,8 54,8% Nhiu Thng xuyờn 65 29,4% 0% Rt nhanh Nhanh 10 45 4,5% 20,4% Chp nhn c 124 56,1% Chm Rt chm 32 10 14,5% 4,5% Cú 198 89,6% Khụng 23 10,4% Cú Khụng 200 21 90,5% 9,5% Cú 54 24,4% Khụng 167 75,6% Cú 45 20,4% Khụng 176 79,6% Q39 Tn sut ngp ỳng khu vc: Q40 Sau mi cn ma ln, mc thoỏt nc khu vc: V giao thụng Q41 H thng ng i khu ụ th thun li cho: a ễ tụ b Xe mỏy c Xe p d i b Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ e Khỏc (xe ln ) Cú 0,9% 209 99,1% Cú 140 63,3% Khụng 81 36,7% Rt tin li 26/140 18,6% Tin li Khụng tin li 43/140 71/140 30,7% 50,7% 42.2 S tuyn xe buýt chy qua khu vc: Rt nhiu 33/140 23,6% Nhiu Va phi 43/140 32/140 30,7% 22,9% t 20/140 14,3% Rt ớt 12/140 8,6% Rt ngn 5,7% Ngn Chp nhn c 30 40 13,6% 18,1% Lõu 38 27,1% Rt lõu 24 17,1% Rt tt Tt Chp nhn c Kộm Rt kộm 40 65 20 6,4% 28,6% 46,4% 14,3% 4,3% 10 50 4,5% 22,6% Khụng Q42 Khu vc ni ễng (B) sng cú xe buýt chy qua khụng? 42.1 H thng im ch xe buýt c b trớ: 42.3 Thi gian i xe buýt: 42.4 Cht lng dch v xe buýt ti khu vc: 42.5 Khong cỏch t khu vc ti cỏc bn tu xe: Rt gn Gn Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Chp nhn c 79 35,7% Xa Rt xa 42 40 19,00% 18,1% Thng xuyờn 30 13,6% Va phi Thnh thong 10 45 4,5% 20,4% Khụng bao gi 136 61,5% Thng xuyờn Va phi 14 21 6,3% 9,5% Thnh thong Khụng bao gi 51 135 23,0% 61,2% Thng xuyờn 1,4% Va phi Thnh thong 18 66 8,1% 29,9% Khụng bao gi Rt xa 134 40 60,6% 18,1% 20 34 78 46 43 9,0% 15,4% 35,3% 20,8% 19,5% 19 30 8,6% 13,6% Q43 Tn sut ễng/ B s dng phng tin giao thụng cụng cng: Q44 Tn sut cỏc thnh viờn gia ỡnh s dng phng tin giao thụng cụng cng: Q45 Mc tc nghn vo gi cao im khu: IV Cỏc v qun lý, th ch Q46 Cht lng cỏc th tc hnh chớnh (giao nh, ng ký h khu,) Rt tt Tt Chp nhn c Kộm Rt kộm Q47 Tn sut thc hin u t ci to, nõng cp cỏc cụng trỡnh cụng cng ti khu vc: Rt nhiu Nhiu Cõu hi v cỏc phng ỏn tr li S lng T l (%) Ghi chỳ Va 67 30,3% t Rt ớt 49 56 22,2% 25,3% Rt mnh 3,6% Mnh Chp nhn c 25 38 11,3% 17,3% Yu 75 33,9% Khụng ỏng k 75 33,9% Rt mnh Mnh 24 40 10,9% 18,1% Chp nhn c Yu 41 60 18,6% 27,1% Khụng ỏng k 56 25,3% Rt cao 0,9% Cao Va phi t 10 55 74 4,5% 24,9% 33,5% 80 im 36,2% TT Ci thin tỡnh trng giao thụng Nõng cao cht lng dch v 513 1490 Nõng t l che ph cõy xanh 390 325 502 1421 Q48 Vai trũ ca t dõn ph cỏc hot ng qun lý ca khu vc: Q49 Quyn quyt nh ca ban qun lý ti khu vc: Q50 Mc tham gia ca ễng/ B vo cỏc hot ng qun lý khu vc: Rt ớt Q51 Nu c chn cỏc tiờu sau nõng cp ci to thi gian ti, th t u tiờn ca ễng/ B nh th no? (t 1->6, l u tiờn cao nht: im, l thp nht: im) Ci thin h thng cp thoỏt nc, cht lng nc Xõy dng thờm cỏc khu vui chi gii trớ i mi b mỏy qun lý V ỏnh giỏ chung v mụi trng sng Xin ễng/B cho im v yu t mụi trng sng khu ca mỡnh theo thang im (im 5: tt nht, hi lũng nht; im 1: khụng hi lũng) TT Tiờu im Linh m Vit Hng Ciputra Cnh quan 3,8 3,6 4,4 Cht lng thit k nh 3,6 3,8 3,7 Mc thun tin dch v cụng cng 3,3 3,3 3,8 Sch s, v sinh 3,8 3,9 4,6 An ninh, an ton 4,1 4,2 4,4 Yờn tnh, bỡnh 4,3 4,6 4,5 Mc thõn thin ca ngi dõn 4,1 3,7 4,2 Cht lng bo trỡ bo dng 3,2 2,9 3,8 Cụng tỏc qun lý khu 3,5 3,9 4,2