1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội

103 216 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 6,83 MB

Nội dung

Việc sản xuất kinh doanh RHC của các HTX tại thành phố Hà Nội còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Xét về thị trường tiêu thụ, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Nhiều loại rau trên có nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, bán chung với rau sạch làm cho người tiêu dùng khó phân biệt được, gây nhầm lẫn khi chọn mua. Xét về hoạt động của HTX, từ khâu canh tác đến khâu quản lí sản xuất, đảm bảo uy tín cho sản phẩm RHC, xuất ra thị trường còn nhiều bất cập. Mô hình sản xuất RHC tuy mức đầu tư không quá lớn nhưng vẫn chưa có tính toàn diện trên phạm vi mọi HTX. Hệ thống phân phối RHC còn hạn chế. Việc quảng cáo chất lượng và sản lượng của rau hữu cơ chưa được phát huy triệt để do sự mối liên kết giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp còn kém bền vững.

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 2

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam 5

1.2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 6

1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài 6

1.2.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu: 7

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

1.2.4 Phương pháp nghiên cứu: 8

1.2.5 Kết cấu đề tài nghiên cứu: 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ 10

2.1 Rau hữu cơ và các mô hình sản xuất rau hữu cơ 10

2.1.1 Rau hữu cơ và sản xuất rau hữu cơ 10

2.1.2 Các mô hình sản xuất rau hữu cơ 12

2.2 Đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã 13

2.2.1 Một số khái niệm 13

2.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ 14

2.2.3 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã 15

2.2.4 Nội dung đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã 17

2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã 19

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã 20

2.3 Kinh nghiệm đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã ở các địa phương khác 25

2.3.1 Tình hình phát triển sản xuất rau hữu cơ trên cả nước 25

Trang 3

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2018 30

3.1 Vài nét về đặc điểm của Hà Nội ảnh hưởng đến sản xuất rau hữu cơ 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

3.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sản xuất rau hữu cơ 32

3.2 Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã ở Hà Nội giai đoạn 2008 – 2018 33

3.2.1 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội 33

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội và ứng dụng mô hình toán để đánh giá 34

3.2.3 Nội dung đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã 50

3.3 Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã ở Hà Nội 65

3.3.1 Quản lý chung của nhà nước – chính quyền địa phương 65

3.3.2 Quản lý của hợp tác xã 68

3.4 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã trong thời gian qua 70

3.4.1 Những kết quả đạt được 70

3.4.2 Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: 72

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019 – 2025 76

4.1 Định hướng đầu tư phát triển mô hình HTX sản xuất RHC trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025 76

4.2 Phân tích SWOT về đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội 78

4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước – chính quyền địa phương 79

4.4 Một số giải pháp cho các hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ 82

KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

STT Kí hiệu Giải nghĩa

Đạo luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia

Trang 6

Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam 11

Bảng 2.2: Quy trình triển khai Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) 24

Bảng 3.1: Các nhân tố và biến quan sát về quyết định tiêu dùng rau hữu cơ 39

Bảng 3.2: Kết quả phân tích tần số số thành viên trong gia đình 39

Bảng 3.3: Kết quả phân tích tần số mức thu nhập 40

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s cho quyết định tiêu dùng RHC 41

Bảng 3.5: Các nhân tố mới ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RHC của cư dân Hà Nội 42

Bảng 3.6: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X1 42

Bảng 3.7: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X1 42

Bảng 3.8: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X1lần 2 43

Bảng 3.9: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X1lần 2 43

Bảng 3.10: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X2 44

Bảng 3.11: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X2 44

Bảng 3.12: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X3 44

Bảng 3.13: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X3 45

Bảng 3.14: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X4 45

Bảng 3.15: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X4 45

Bảng 3.16: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X5 46

Bảng 3.17: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X5 46

Bảng 3.18: Các hệ số hồi quy của Quyết định tiêu dùng RHC 47

Bảng 3.19: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của Quyết định tiêu dùng RHC 47

Bảng 3.20: Bảng phân tích phương sai ANOVA của Quyết định tiêu dùng RHC 47

Bảng 3.21: Các hệ số hồi quy của Quyết định tiêu dùng RHC 48

Bảng 3.22: Nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội từ 2016 - 2018 51

Trang 7

Bảng 3.24: Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư xây dựng giao thông nông thôn huyện

Ba Vì 2010-2017 52

Bảng 3.25: Hệ thống giao thông huyện Ba Vì 53

Bảng 3.26: Kinh phí cải tạo, sửa chữa hệ thống thủy lợi của TP Hà Nội 54

từ 2008-2018 54

Bảng 3.27: Giá một số loại hạt giống hữu cơ nhập khẩu 55

Bảng 3.28: Mức hỗ trợ lao động nông thôn tại Hà Nội 58

Bảng 3.29: Diện tích canh tác rau hữu cơ của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng 59

Bảng 3.30: Số doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình của Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội 62

Bảng 3.31: Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động đầu tư phát triển rau hữu cơ Hà Nội 66

Bảng 3.32: Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội từ 2009 – 2016 70

Bảng 3.33: Hiệu quả kinh tế của một số RHC so với rau thông thường ở HTX Thanh Xuân – Sóc Sơn 71

Bảng 4.1: Ma trận SWOT về đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội 78

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bổ địa điểm mua rau của người dân 40

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Rau hữu cơ là sản phẩm chủ lực của nền nông nghiệp hữu cơ thế giới – nềnnông nghiệp hướng tới hệ thống canh tác bền vững về mặt môi trường và kinh tế,với sự nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương và

sử dụng tối thiểu đầu vào

Sản xuất rau hữu cơ bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và đã trải qua nhiềugiai đoạn, bao gồm Hữu cơ 1.0, Hữu cơ 2.0 và Hữu cơ 3.0 (đang được phát triển).Hữu cơ 1.0 là giai đoạn hình thành ý tưởng, tầm nhìn về NNHC của những ngườitiên phong Hữu cơ 2.0 là thời kỳ tăng trưởng và tiếp thị các sản phẩm hữu cơ Cuốicùng, Hữu cơ 3.0 tập trung giải quyết những thách thức trong tương lai và nhằm vàoviệc mở rộng sản xuất rau hữu cơ trên phạm vi toàn cầu Từ những năm 1970, cácsản phẩm hữu cơ đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và các tiêu chuẩn sảnxuất được thực thi theo pháp luật để mang lại lợi ích cho người sản xuất và ngườitiêu dùng

Đối với việc phát triển sản xuất rau nói chung, có rất nhiều công trình nghiêncứu từ trước tới nay, song chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng là rau an toàn “Rauhữu cơ” không còn xa lạ với các nước, nhóm nước phát triển, trình độ dân trí caonhư Mỹ, EU, Nhật Bản… hay những nước mà có tỷ trọng nông nghiệp trong GDPcao như Ấn Độ, Nepal Tuy nhiên “ rau hữu cơ” lại là một đối tượng nghiên cứutương đối mới ở Việt Nam, nó chỉ thực sự được quan tâm khi sản xuất rau an toànchưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và cải tạo hệ sinh tháinông nghiệp Hầu hết các nghiên cứu trước nay đều nhỏ lẻ, mới chỉ giới thiệu vềcác mô hình NNHC hoặc mô phỏng thực trạng tiêu thụ rau hữu cơ trên thị trường

mà chưa có công trình nào tập trung vào vấn đề đầu tư phát triển sản xuất RHC Vìvậy, chủ đề này cần được quan tâm, đào sâu phân tích để từ đó đưa ra các giải phápthiết thực, nhằm phát triển hoạt động đầu tư sản xuất rau hữu cơ ở Việt Nam mộtcách bền vững Dưới đây là một số công trình ít nhiều có liên quan đến định hướngnghiên cứu về đầu tư phát triển sản xuất RHC, có ý nghĩa quan trọng để nhóm tác

Trang 9

giả kế thừa chọn lọc những cơ sở lý luận liên quan đến đầu tư phát triển sản xuấtRHC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu “Organic farming of vegetables: Prospects and Scenario”

(Triển vọng và kịch bản sản xuất rau hữu cơ), Rahul Kumar và cộng sự, 2017.

Nghiên cứu đã nhận định vai trò của canh tác hữu cơ cũng như sản xuất rau hữu cơ

ở Ấn Độ khi cho rằng canh tác hữu cơ hiện đã được công nhận là sự thay thế hiệuquả nhất cho nông nghiệp thông thường Thành công tương đối cao của canh táchữu cơ ở một số quốc gia là do nhận thức cao về nguyên nhân gây ra các vấn đề sứckhỏe là việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm, tác động xấu của suythoái môi trường Cụ thể, Ấn Độ có tiềm năng trở thành một quốc gia sản xuất hữu

cơ lớn nhu cầu quốc tế cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, các vùng khí hậunông nghiệp khác nhau để trồng nhiều loại RHC, phạm vi thị trường trong nước lớn

và trên hết là truyền thống lâu đời về canh tác và sinh hoạt thân thiện với môitrường Việc canh tác đã giúp Ấn Độ không chỉ sản xuất đủ lương thực cho tiêudùng mà còn tạo ra thặng dư cho xuất khẩu

Nghiên cứu đã đề cập đến việc đầu tư sản xuất RHC có 2 mục tiêu song song

cần tập trung hướng tới: hệ thống sản xuất bền vững và thân thiện môi trường Để

đạt được hai mục tiêu, nghiên cứu phát triển một số quy tắc và tiêu chuẩn phải đượctuân thủ nghiêm ngặt Với dân số ngày càng tăng, nhu cầu về rau hữu cơ tăng vàlượng tài nguyên hữu cơ hạn chế, canh tác hữu cơ thuần túy tại Ấn Độ là không thể;thay vào đó một số khu vực cụ thể có thể được chuyển hướng sang hữu cơ canh tácxuất khẩu các loại cây rau chất lượng cao

Nghiên cứu “Needs in Organic Vegetable Production Systems in Tropical

Countries With a Focus on Asia” (Nhu cầu về hệ thống sản xuất rau hữu cơ ở các nước khí hậu nhiệt đới tập trung tại Châu Á), Peter Juroszek và cộng sự,

2008 Nghiên cứu cũng nhận định vai trò của sản xuất RHC khi chỉ ra rằng: hệthống sản xuất RHC được quản lý tốt có thể cung cấp thực phẩm an toàn và chế độ

ăn uống lành mạnh cho con người, trong khi ít gây hại cho môi trường và hiệu quảhơn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống sản xuất

Trang 10

RHC được thực hiện ở các nước phát triển, chủ yếu trong điều kiện khí hậu ôn đớihoặc cận nhiệt đới Khó khăn của nông dân châu Á khi sản xuất RHC là phải vượtqua những thách thức đáng kể người trồng hữu cơ trong khí hậu ôn đới hiếm khiphải đối mặt,bao gồm thiếu giống phù hợp, lượng mưa lớn và sự hiện diện quanhnăm của sâu bệnh

Nghiên cứu “Farmers’ Perception and Adaptation in Organic Vegetable

Production for Sustainable Livelihood in Chiang Mai Province” (Sự nhận thức

và thích ứng của nông dân khi sản xuất rau hữu cơ cho sinh kế bền vững ở tỉnh Chiang Mai), Nathitakarn Pinthukas và cộng sự, 2015 Nghiên cứu này nhằm mục

đích chỉ ra những hạn chế của nông dân trong sản xuất RHC cũng như xác địnhnhận thức của nông dân, khả năng thích ứng của họ khi chuyển từ canh tác rauthông thường sang rau hữu cơ Các phát hiện cho thấy một số nông dân ở khu vựcnghiên cứu đã có kinh nghiệm trước đây về sản xuất RHC, nghĩa là làm đất, hạtgiống rau, các loại cây trồng, phương pháp trồng, quản lý dinh dưỡng đất, quản lýdịch hại, quản lý cỏ dại và thu hoạch Những nhược điểm hoặc hạn chế trong việcsản xuất RHC của nông dân vẫn còn là: nợ và thu nhập, hạn chế về thể chất và kiến thức Tuổi tác, trình độ học vấn, công cụ lao động đã đóng góp đáng kể vào nhậnthức của nông dân về sản xuất rau hữu cơ Nghiên cứu cũng giúp lựa chọn và xácđịnh các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và sự thích ứng của nông dân đối vớiviệc trồng rau hữu cơ và điều tra xem liệu điều này có hỗ trợ phát triển sinh kế nôngdân bền vững trong khu vực nghiên cứu hay không

Nghiên cứu “Adoption and extent of organic vegetable farming in

Mahasarakham province, Thailand” (Việc áp dụng và mức độ canh tác rau hữu

cơ ở tỉnh Mahasarakham, Thái Lan), Gopal B Thapa và cộng sự, 2011 Nghiên

cứu này đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng canh tác hữu cơ cấp hộ

gia đình ở tỉnh Mahasarakham, Thái Lan Kết quả phân tích hồi quy cho thấy ảnhhưởng đáng kể của một số yếu tố bao gồm vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong CTHC,

sự động viên của chính quyền địa phương, động lực của các thành viên cộng đồng

và nhóm nông dân khi tham gia đào tạo, sự hài lòng với giá của rau hữu cơ vàcường độ của dịch hại

Trang 11

Nghiên cứu “Organics unpacked: The influence of packaging on the choice

for organic fruits and vegetables” (Ảnh hưởng của bao bì đến việc lựa chọn trái cây và rau hữu cơ), Erica van Herpen và cộng sự, 2016 Nghiên cứu này đã chỉ ra

rằng bao bì đóng gói rau hữu cơ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định tiêu dùng RHC của người dân châu Âu Sau khi thử nghiệm để trần, khôngđóng gói rau hữu cơ bằng hộp nhựa và túi nilon nữa, các siêu thị đã thu hút nhiềungười tới mua hơn, tăng doanh số bán hàng

Nghiên cứu “Assessment of trace metals in five most-consumed vegetables

in the US: Conventional vs organic” (Đánh giá dư lượng kim loại trong năm loại rau được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ: rau thông thường so với rau hữu cơ),

Naila Hadayat và cộng sự, 2018 Các tác giả đã tiến hành đo lường nồng độ kim loạinặng trên 5 loại rau mà người Mỹ hay ăn là: cà chua, cà rốt, rau diếp, khoa tây vàhành tây Kết quả cho thấy RHC có nồng độ kim loại nặng thấp hơn rau thông

thường Điều đó thể hiện rằng: chất lượng cũng là nhân tố quan trọng mà người sản

xuất phải lưu tâm khi sản xuất RHC

Nghiên cứu “Subjective and objective knowledge as determinants of organic

vegetables consumption” (Kiến thức chủ quan và khách quan là yếu tố quyết định việc tiêu thụ rau hữu cơ), Zuzanna Pieniak và cộng sự, 2010 Nghiên cứu này

điều tra sự liên kết giữa kiến thức chủ quan - khách quan của người tiêu dùng Bỉ vàthái độ của họ đối với rau hữu cơ Nhìn chung, kiến thức chủ quan của người tiêudùng ở mức độ trung bình đến khá thấp mặc dù họ đã được thông báo rất rõ về thựchành rau hữu cơ Kiến thức chủ quan và thái độ được chứng minh là các yếu tố tácđộng tương đối mạnh mẽ và liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ rau hữu cơ Ngượclại, kiến thức khách quan chỉ liên quan gián tiếp thông qua kiến thức chủ quan vàthái độ của người tiêu dùng với RHC Các chiến dịch quảng bá nên tập trung vàoviệc làm sao để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm nhận biết RHC cho ngườitiêu dùng

Ngiên cứu “A computational approach for crop production of organic

vegetables” (Một cách tiếp cận có tính toán với sản xuất rau hữu cơ), Peng-Sheng

You và cộng sự, 2017 Nghiên cứu đã gợi ý các giải pháp phát triển sản xuất RHC

Trang 12

cho người nông dân ở Đài Loan: lập kế hoạch sản xuất RHC, biết luân canh loại rau

gì, sản lượng dự kiến và lịch thu hoạch cho một số loại rau trong vùng đất nôngnghiệp của mình

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam

Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô

hình sản xuất RHC tại một số địa phương ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”,

Nguyễn Thị Tú, 2018 Nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn

về ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất rau hữu cơ đến kinh tế xã hội và môitrường (tập trung vào môi trường đất và nước) ở huyện Lương Sơn Từ đó đề xuấtnhững giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế góp phần phát triển và nhân rộng môhình RHC của địa phương, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ:

Trường hợp nghiên cứu tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội”, Ngô

Minh Hải và cộng sự, 2015 Nghiên cứu này xem xét hiệu quả kĩ thuật và các nhân

tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất rau hữu cơ Bằng việc sử dụng môhình kinh tế lượng dựa trên hàm sản xuất Cobb - Douglas với dữ liệu thu thập ở 67

hộ sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, kếtquả chỉ ra rằng hiệu quả kĩ thuật bình quân trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu cơlần lượt là 62% và 89% Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất

cà chua và cải bắp hữu cơ bao gồm mật độ giống, diện tích, phân bón, chi phí bảo

vệ thực vật và nước tưới Trong khi đó, yếu tố gây ra sự phi hiệu quả bao gồm tuổi,trình độ học vấn và số năm canh tác hữu cơ của chủ hộ Việc mở rộng diện tích kếthợp với điều chỉnh các yếu tố đầu vào dưới sự tuân thủ quy trình kĩ thuật sản xuất

có thể dẫn đến sự gia tăng năng suất trong sản xuất rau hữu cơ

Luận văn “Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa

Bình”, Lưu Văn Huy, 2012 Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và xác định được 5

yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RHC là: Chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước; Quy hoạch vùng sản xuất RHC; Các điều kiện sản xuất RHC của hộ;Trình độ của người sản xuất và Thị trường tiêu thụ sản phẩm Luận văn cũng đề

Trang 13

xuất ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất RHC tại huyện Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình.

Khóa luận “Nghiên cứu mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ

rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”, Bùi Thị

Tươi, 2012 Nghiên cứu cho thấy các tác nhân tham gia liên kết “Bốn Nhà” trongsản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ, nội dung liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất vàtiêu thụ Nghiên cứu này đã mô tả khá đầy đủ thực trạng liên kết “Bốn Nhà” trongsản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ của xã Nhuận Trạch, qua đó cung cấp nhiều thông tingiá trị làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ cho toàn huyệnLương Sơn

Luận văn “Nghiên cứu chuỗi giá trị giữa sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ

trong sản xuất rau hữu cơ ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc”, Nguyễn Thị

Tú, 2016 Nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng sản xuất rau hữu cơ của các mô hìnhrau hữu cơ về diện tích, quy trình kĩ thuật, năng suất, sản lượng, giá thành sảnphẩm, các hình thức tổ chức, các kênh tiêu thụ sản phẩm Từ đó chỉ ra các yếu tốảnh hưởng tới chuỗi liên kết sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ trong sản xuất rau hữu

cơ ở từng địa phương nghiên cứu Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị và đề xuấtnhững giải pháp nhằm nhân rộng mô hình rau hữu cơ ở nước ta

Khóa luận “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các

hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội”,

Mai Thanh Nhàn, 2011 Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 3 nhóm hộ có diệntích sản xuất khác nhau, kết quả cho thấy nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 2-3 sàođạt hiệu quả cao hơn nhóm hộ nhỏ hơn 2 sào và nhóm hộ lớn hơn 3 sào Hiệu quảsản xuất có sự chênh lệnh do 2 yếu tố: sản lượng rau được bán theo giá rau hữu cơ

và giá bán rau của các nhóm (giá bán cho công ty cao gấp 2 lần bán lẻ tại chợ).Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như quy hoạch khu sản xuất, đầu tư cơ sở hạtầng, xây dựng các chính sách, mở rộng tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm, tăngcường hợp tác và liên kết bốn nhà trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ

1.2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Trang 14

1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thay thế trong bữa ăn hàng ngày củamỗi chúng ta Khi đời sống con người ngày một nâng cao thì yêu cầu về số lượng

và chất lượng của những thực phẩm thiết yếu cũng khắt khe hơn Trong khi đó vấn

đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng báo động Rau “bẩn” là thủphạm gây ra ngộ độc và nhiều bệnh khác Thế nhưng, vẫn có nhiều người sản xuất,kinh doanh bất chấp luật lệ, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, những hóa chấtcấm dùng trong chế biến nông thủy sản nhằm trục lợi Quy trình chế biến khôngđảm bảo; môi trường bị nhiễm độc; dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi

để tưới rau đều là nguyên nhân làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gâybệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định

Nông nghiệp hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng với những lợi ích lâudài mà nó mang lại cần phải được phát triển và nhân rộng ở Việt Nam Việc trồngrau hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và đối với thiên nhiên Nó khôngnhững mang lại nhiều chất dinh dưỡng hơn những loại rau thông thường, không độchại cho sức khỏe con người mà nó còn là một nhân tố để bảo vệ môi trường Gầnđây, trên phạm vi cả nước, đã có nhiều mô hình thực hiện canh tác nông nghiệp theohướng hữu cơ, phần nào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh thịtrường thực phẩm diễn biến phức tạp Tuy nhiên, phát triển sản xuất rau hữu cơtrong điều kiện hiện nay là một thử thách không nhỏ khi người tiêu dùng Việt Namngày càng mất lòng tin với các sản phẩm thực phẩm an toàn

Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, thu hút nhiềutầng lớp dân cư tới sinh sống và làm việc, dân số hiện nay đã lên tới 8 triệu người,cầu về thực phẩm ngày càng lớn, là một thị trường rất tiềm năng cho việc tiêu thụrau hữu cơ Tuy nhiên, số lượng rau hữu cơ cung cấp ra chỉ thỏa mãn một phần nhỏnhu cầu đó Số lượng cơ sở sản xuất được rau hữu cơ lại càng khiêm tốn Quỹ đấtrộng nhưng mới chỉ số ít hợp tác xã nông nghiệp và công ty dám đầu tư vào môhình này Trước tình hình đó nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đầu tưphát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội” nhằmgiúp người nông dân tận dụng những điểm mạnh, nhận diện và từng bước tháo gỡ

Trang 15

những khó khăn, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để việc sản xuất nôngnghiệp hữu cơ ở Hà Nội ngày một bền vững và phát triển.

1.2.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu:

 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cũng như nhân tố thực tiễn ảnh hưởng tới hoạtđộng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình HTX, nhóm tác giả tiếnhành phân tích thực trạng đầu tư phát triển mô hình HTX sản xuất rau hữu cơ trênđịa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2018 Việc phân tích nhằm chỉ ra cácđiểm mạnh, nhận diện và tìm hướng giải quyết các khó khăn khi các HTX nôngnghiệp ở Hà Nội tiến hành việc đầu tư sản xuất rau hữu cơ trong giai đoạn 2008 –

2018 Từ đó nhóm đề xuất một số giải pháp cho cả hai đối tượng: thành phố Hà Nội

và bản thân các HTX, nhằm góp phần thúc đẩy các HTX ở Hà Nội sản xuất rau hữu

cơ theo hướng có hiệu quả và bền vững hơn trong giai đoạn 2019 – 2025

 Câu hỏi nghiên cứu:

Thứ nhất, Vì sao thành phố Hà Nội nên triển khai sản xuất rau hữu cơ theo mô hình

hợp tác xã?

Thứ hai, Thành phố Hà Nội đã và đang làm những gì để động viên, hỗ trợ bà con

nông dân thành lập và sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã?

Thứ ba, Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RHC của cư dân Hà Nội

là gì?

Thứ tư Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển sản xuất

RHC của các HTX?

Thứ năm, Các HTX cần làm gì để phát huy những lợi thế và giải quyết các khó

khăn gặp phải khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển sản xuất RHC?

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Bao gồm những vấn đề liên quan đến hoạt động hỗ trợ, khuyến nông của TP HàNội; hoạt động đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ của các HTX trên địa bàn HàNội; các vấn đề liên quan đến việc phân phối, tiêu thụ rau hữu cơ của các nhà bán lẻ

và người tiêu dùng trên thị trường

Trang 16

 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội

Về thời gian: thời gian nghiên cứu thực trạng từ 2008 – 2018; thời gian đề xuất giảipháp từ 2019 – 2025

1.2.4 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu thứ cấp: nhóm tác giả chọn lọc, trích dẫn thông tin từ các bài

nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước; từ các báo cáo của Sở Nôngnghiệp & PTNT Hà Nội, các tổ chức khuyến nông, UBND các quận, huyện, thị xã;

từ các bản dự án, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX

Thu thập dữ liệu sơ cấp: nhóm tác giả đã đi thực tế đến các trang trại, vùng trồng

RHC trên địa bàn Hà Nội, tiến hành quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu các xã viên

ở các HTX về những thuận lợi và khó khăn khi họ tiến hành hoạt động đầu tư pháttriển sản xuất rau hữu cơ Đồng thời, nhóm cũng phát phiếu điều tra và phỏng vấnngẫu nhiên 250 người mua rau sinh sống và làm việc ở Hà Nội về hành vi tiêu dùngrau hữu cơ của họ

 Phương pháp phân tích:

Thông tin được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Một số biếnnhân trắc học mang thông tin chung sẽ được phân tích tần số Các biến định lượngcòn lại được đưa vào hồi quy – tương quan

1.2.5 Kết cấu đề tài nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu được kết cầu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo môhình hợp tác xã

Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hìnhhợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2018

Chương 4: Giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơtheo mô hình hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ

2.1 Rau hữu cơ và các mô hình sản xuất rau hữu cơ

2.1.1 Rau hữu cơ và sản xuất rau hữu cơ

 Rau hữu cơ

Rau hữu cơ là loại rau được canh tác trong điều kiện tự nhiên, không sử dụngphân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng,không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen

Phân biệt rau hữu cơ với các loại rau khác:

- RHC đa phần đều có màu xanh hơi vàng, nó không xanh đậm như các loạirau trồng bằng phân bón hóa học (màu xanh do dư đạm nitrat), màu xanh này chỉthu hút sâu bệnh gây hại cho cây và hại cho sức khỏe người sử dụng

- RHC có lá dày, ngắn, phiến lá cứng khỏe, các bộ phận phát triển cân đối,không có dấu hiệu thân cây mập

- RHC cầm nặng tay, thân giòn, không yếu xìu như các loại rau có sử dụngphân hóa học và thuốc kích thích tăng trưởng, thân rắn chắc nhưng không bóngmượt (vì không tích trữ quá nhiều nước trong thân)

- RHC lâu héo, rất dễ bảo quản, để ở nhiệt độ phòng vài ngày không hỏng,không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh, rau bị héo phun nước vào là có thể hồi phục lạitrạng thái ban đầu

- RHC ăn rất giòn, ngon, giữ được hương vị tự nhiên vì rau sinh trưởng tựnhiên, dài ngày nên tích lũy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

 Sản xuất rau hữu cơ

Vai trò:

- Tạo sự cân bằng giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc; duy trì và bảo vệ tính

đa dạng di truyền sinh học

- Bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên vì phế phẩm từ sản xuất rau hữu

cơ được tận dụng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi

- Đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người: trước đây, việc tiếp xúc với thuốctrừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học gây nguy cơ mắc một số bệnh da liễu và hô hấp Từ

Trang 18

khi canh tác RHC, không sử dụng các loại thuốc trên nên người nông dân giảmđược rủi ro về sức khỏe; người tiêu dùng cũng an tâm khi sử dụng được rau sạch.

- Canh tác hữu cơ tác động tích cực đến nền kinh tế: trước mắt có thể giảiquyết vấn đề thất nghiệp của lao động nông thôn canh tác hữu cơ sử dụng sức ngườitương đối lớn Khi nhiều ngành công nghiệp sa thải người lao động, canh tác hữu cơlại tuyển dụng công nhân, nông dân Nhiều vùng sản xuất RHC đã cho thấy hiệuquả kinh tế vượt trội là của trồng RHC: doanh thu cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp1.5-2 lần so với canh tác rau thông thường, là nguồn tạo ra thu nhập chính cho nhiềunông hộ, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn hiện nay

đất, tăng khả năng giữ nước.Các nông trại hữu cơ đã giúp làm chậm biến đổi khíhậu bằng việc trả lại đất lượng carbon và chất dinh dưỡng đã sử dụng cho cây; giảmlượng khí nhà kính

Nguyên tắc canh tác rau hữu cơ:

- Không trồng trên đất và nước bị ô nhiễm Khu vực trồng phải cách xa bệnhviện, khu công nghiệp, bãi rác, khu đang xây dựng

- Không dùng thuốc BVTV hóa học, phải dùng các biện pháp tự nhiên, sinhhọc

- Không dùng phân bón hóa học, không dùng phân tươi bón cho rau

- Không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng

- Không sử dụng giống biến đổi gen

Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam

Logo

Chứng nhận Bởi một bên thứ 3 Bởi một bên thứ 3 Bởi một bên thứ 3

Trang 19

Diện tích tại TPHCM dưới30% Ở Hà Nội là5100ha vào năm2015.

HN-22ha được chứng nhậnPGS vào 2015

(Nguồn: Các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam)

2.1.2 Các mô hình sản xuất rau hữu cơ

Các loại hình sản xuất RHC gồm có: loại hình hộ gia đình; loại hình HTX; loạihình doanh nghiệp (công ty tư nhân) Việc vận dụng các mô hình sản xuất có ảnhhưởng rất lớn đến tỷ lệ rau hữu cơ sản xuất ra, tỷ lệ rau hữu cơ được tiêu thụ haytiêu thụ như thế nào

- Loại hình hộ gia đình sản xuất được nhiều rau hữu cơ nhất nhưng khả năng

tiêu thụ lại thấp Một là ở quy mô này, các hộ gia đình tận dụng mảnh vườn nhỏ hayban công, sân thượng để trồng rau cung cấp cho bữa ăn hằng ngày Những vật dụngđơn giản như thùng xốp, chậu nhựa, giá thể, bình tưới, hạt giống, phân bón ước tính

ngày 3 tháng Vốn đầu tư bỏ ra không nhiều nhưng lợi ích đem lại khá lớn Hai lànông hộ có sản xuất rau theo hướng hữu cơ, bán ra thị trường nhưng sản lượngkhông nhiều, lại không đủ điều kiện được cấp chứng nhận hữu cơ, cho nên sảnphẩm khó tiêu thụ trên thị trường, không mang lại hiệu quả kinh tế

- Loại hình doanh nghiệp (công ty tư nhân) tham gia vào sản xuất RHC chưa

phổ biến vì các doanh nghiệp đi đầu về sản xuất sản phẩm hữu cơ hiện nay chưanhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Nhà nước và chính quyền địa phương Sự khuyếnkhích, hỗ trợ mới chỉ dừng ở lời nói mà chưa có hành động cụ thể, thiết thực So vớinông hộ hay HTX thì các doanh nghiệp có ưu thế về tài chính cũng như lao động

để tham gia sản xuất RHC, nhưng họ chưa mặn mà lắm Trong chuỗi cung ứng

Trang 20

RHC, vai trò chủ đạo của họ chỉ ở khâu phân phối.

- Loại hình HTX là loại hình truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, là đầu

mối tham gia sản xuất và tiêu thụ RHC, hoạt động dựa trên những điều khoản thảothuận giữa các thành viên Qua thời gian dài tồn tại của loại hình này, chúng ta thấyrằng, nhờ có hoạt động của HTX, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạtđộng sản xuất RHC được cung cấp đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng, giúpcho quá trình sản xuất bớt gánh nặng, chất lượng và khối lượng rau sau thu hoạchcũng ngày một cao hơn Ở các HTX sản xuất RHC, vấn đề của từng thành viên lànguồn vốn, quỹ đất, công nghệ sản xuất và nhất là đầu ra cho sản phẩm, làm thế nào

để cạnh tranh được với rau canh tác thông thường hay rau trôi nổi không rõ nguồngốc ngoài chợ Sự đầu tư vào các HTX sản xuất RHC nhìn chung vẫn chưa triệt để,chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng sản xuất của nó Việc đầu tư vào đối tượngnày còn khá khiêm tốn, chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt là công nghệ cònchưa cao nên chưa cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn Loại hình HTX chính

là đối tượng nghiên cứu của đề tài này

2.2 Đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã

2.2.1 Một số khái niệm

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại như tiền vốn, tài nguyên,nhân lực… để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất địnhtrong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra Loại đầu tư mang lại kết quả khôngchỉ cho chủ đầu tư mà cho cả xã hội và nền kinh tế chính là đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn tronghiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới vàduy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó, quá trình đầu

tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản Thông quahành vi đầu tư này, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng giatăng Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồnlực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư baogồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên Như vậy, khi xemxét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính

Trang 21

đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia.

Đầu tư phát triển mô hình hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ được hiểu là: ngườinông dân sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao độngtrí tuệ để cải tạo đất, mua sắm hạt giống, cây con; các trang thiết bị, máy móc; cảitiến công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm rau rủ quả chất lượng, an toàn chosức khỏe người sử dụng, theo tiêu chuẩn hữu cơ - organic Đào tạo nguồn nhân lựctại chỗ và có kế hoạch dài hạn nhằm nhận thức và áp dụng được các quy trình sảnxuất RHC vào mô hình tại địa phương

2.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ

Đầu tư phát triển trong nông nghiệp nói chung và ở các mô hình hợp tác xãsản xuất rau hữu cơ nói riêng đều mang một số điểm đặc thù của sản xuất nôngnghiệp, đó là:

Thứ nhất, sản xuất RHC phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết, có độ rủi ro

cao, kém ổn định:

Chu kì sản xuất kinh doanh rau hữu cơ thường dài vì cây trồng – vật nuôi cần

có thời gian nhất định để sinh trưởng, phát triển: rau ăn lá từ 40 -50 ngày, lúa từ120-150 ngày, lợn thịt từ 200-250 ngày… RHC càng lâu được thu hoạch hơn vìphát triển thuận tự nhiên, không được phép can thiệp tác nhân hóa học nên rất khótrồng trái vụ Mặt khác, khí hậu nước ta nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, tạođiều kiện cho nhiều loại sâu hại phát triển, lũ lụt thiên tai thường xuyên xảy ra đedọa trực tiếp ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng nông sản Sản lượng thấp, đầu

ra khó tiêu thụ làm cho doanh thu và tính sinh lời của ngành sản xuất rau hữu cơtrong điều kiện hiện nay thường thấp hơn các ngành khác

Thứ hai, đất đai là nguồn tư liệu bắt buộc trong sản xuất RHC:

Hoạt động sản xuất rau hữu cơ thường được diễn ra trên phạm vi không gianrộng lớn (các khu đất, thửa ruộng, cánh đồng diện tích lên tới vài ha) Đây cũng làđặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp Không thể có sản xuấtRHC nếu không có đất đai Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh

và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai Đất sản xuất RHC yêu cầu

là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp; cách xa đường quốc lộ, khu công nghiệp, bệnh viện,nghĩa trang… để tránh những tác động xấu đến môi trường nước, không khí và

Trang 22

nhiệt độ; thân đất cao, thoát nước tốt và ít bị ảnh hưởng của hạn hán hoặc lũ lụt.Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RHC nóiriêng phải duy trì và cải tạo chất đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.

Thứ ba, vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất RHC tương đối lớn, chi phí đi kèm

cũng khá cao:

Nền nông nghiệp nước ta đã có một thời gian đi theo mô hình tăng trưởngchiều rộng, sử dụng nhiều vật tư, phân bón hóa học, nên việc thay đổi tập quán canhtác cần một thời gian dài Chuyển sang sản xuất hữu cơ gần như là làm lại từ đầu,phải phân bổ vốn cho nhiều đầu việc: xác định vùng đất, nguồn nước tưới nàokhông ô nhiễm; xây dựng nhà lưới, nhà kính trồng rau; cải tạo các con đường đểtiện cho việc đưa rau đi tiêu thụ

Sản xuất RHC không đòi hỏi máy móc, công nghệ tối tân, không yêu cầunhiều nhân lực trình độ cao, và thực tế cho thấy ở các HTX có đến 90% là nông dânđịa phương Họ có kinh nghiệm sản xuất cộng thêm sự cần cù, khéo léo nên nhiềucông đoạn không thể thiếu họ, đến vụ họ lại được thuê đến để làm các việc như:trồng rau, nhổ cỏ, bắt sâu, sơ chế rau sau thu hoạch Không mất tiền mua máy móchiện đại, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, nhưng mặt khác, chi phí bỏ ra để trả côngcho các lao động này cũng tương đối lớn

2.2.3 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp

tác xã

 Vốn từ ngân sách nhà nước:

Vốn NSNN là nguồn vốn có ý nghĩa tiên phong, mở đường để thu hút cácnguồn vốn khác thông qua việc: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuấtnông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vàonông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước Do đặc điểm của đầu tư trong nôngnghiệp nói chung và sản xuất RHC nói riêng là khả năng thu hồi vốn chậm hoặckhông có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên khó thu hút được các doanh nghiệpvào lĩnh vực này Vốn NSNN chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi, đường giao thông,chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nôngdân Theo cơ chế tài chính hỗ trợ hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020, ngân sách trungương sẽ hỗ trợ 100% kinh phí bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX bằng nguồn kinh

Trang 23

phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Nguồn kinh phí hỗtrợ thành lập mới HTX, đăng ký chuyển đổi theo quy định của Luật HTX do ngân

sách địa phương hỗ trợ 100% (trích Thông tư 340/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như sản xuất RHC, các HTX thường gặpkhó khi tiếp cận với nguồn vốn thương mại Lúc này nguồn vốn tín dụng ĐTPT củanhà nước có vai trò lớn trong việc hỗ trợ các HTX mở rộng quy mô sản xuất, tiếpxúc với các nguồn vốn có ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ dài, từ đó họ

có thể yên tâm làm chủ mô hình sản xuất của mình Điều này thể hiện nhà nước tarất khuyến khích các HTX thành lập và phát triển sản xuất nông nghiệp, đóng gópcho kinh tế địa phương

 Vốn tự có của dân cư và tư nhân:

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư cho HTX sản xuất RHC gồm: phần tiếtkiệm của người dân địa phương, phần tích lũy của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp

và hợp tác xã Nó có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộcvào chủ nợ, hạn chế rủi ro tín dụng Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đếnnguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho HTX thu được lợi nhuận cao hơn trong cácnăm tiếp theo

Nguồn vốn tư khu vực tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triểnnông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Tuynguồn vốn thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước có khối lượng lớn nhưng chưađược huy động triệt để vào đầu tư phát triển HTX sản xuất RHC Một phần do đặcthù của hoạt động đầu tư này chỉ đòi hỏi quy mô vốn nhỏ, nhưng mức độ tích tụ vàtập trung của các nguồn vốn lại nhỏ lẻ, nằm rải rác trong khu vực tư nhân, với sốlượng hộ gia đình và doanh nghiệp tương đối lớn, do đó không dễ dàng có thể tậptrung nguồn này dành cho đầu tư sản xuất RHC ở các HTX Nguồn vốn này tuy quy

mô nhỏ lẻ, phân tán nhưng khi tập trung lại có khối lượng đáng kể giúp các nông hộthành viên và HTX chủ động trong kế hoạch đầu tư Hiện nay nguồn vốn từ các tổchức tín dụng có xu hướng ngày càng gia tăng nhưng không thể phủ nhận vai tròquan trọng của nguồn vốn từ dân cư và tư nhân

Hiện nay, các HTX sản xuất RHC thường gặp trở ngại trong việc tiếp cậnnguồn vốn vay của tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại Lý do vì họ không

Trang 24

đáp ứng được các điều kiện khắt khe về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanhcũng như kế hoạch trả nợ Đa số phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từcác nguồn không chính thức với chi phí rất cao Chính vì thế, nguồn vốn từ khu vực

tư nhân có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư tại các HTX sản xuấtRHC

 Vốn tín dụng:

Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất với cácdoanh nghiệp, HTX hiên nay Các HTX muốn sử dụng nguồn vốn tín dụng ngânhàng chấp nhận các điều kiện tín dụng, có tài sản thế chấp, chịu sự kiểm soát củangân hàng và phải trả lãi suất tiền vay (chi phí sử dụng vốn) Lãi suất này có thểbiến động phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường vốn trong từng thời kì Bên cạnh đó vốn tín dụng thương mại cũng rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất,kinh doanh RHC Mối quan hệ làm ăn lâu năm đã hình thành quan hệ mua bán chịu,tạo thuận lợi cho việc nhập các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như hạt giống, câycon, nông cụ khi chưa có tiền trả ngay

 Vốn từ nước ngoài:

Nguồn vốn nước ngoài đến từ Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ,doanh nghiệp nước ngoài… Đi kèm với dòng vốn là việc hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn,chuyển giao công nghệ hay đào tạo nâng cao trình độ nhân lực Thu hút được nguồnvốn này vào hoạt động đầu tư phát triển các HTX sản xuất RHC sẽ làm thay đổidiện mạo của HTX, những công nghệ tiên tiến sẽ giúp gia tăng giá trị sản xuất, cảithiện chất lượng nông sản đầu ra và nâng cao năng suất lao động tại địa phương

2.2.4 Nội dung đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã

 Cải thiện cơ sở vật chất và tăng cường ứng dụng khoa học-kĩ thuật

Cơ cở vật chất là một trong những hạng mục đầu tư không thể thiếu của bất kì

dự án nào Đối với dự án đầu tư phát triển mô hình sản xuất RHC chúng ta cần xácđịnh rõ quy mô và tổng mức đầu tư dành cho cơ sở vật chất là nhiều hay ít để cóhướng phát triển phù hợp Với mô hình sản xuất trên diện tích hẹp trong nhà kính,nhà lưới với mức đầu tư cao thì đòi hỏi đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ là chủyếu Mô hình này sẽ cho năng suất cao, tránh được những bất lợi về thời tiết và có

Trang 25

thể trồng rau trái vụ Còn với mô hình phát triển RHC đại trà ngoài đồng trên diệnrộng thì mức đầu tư vào cơ sở vật chất sẽ thấp hơn, nhiều nông dân có thể tham gia

và sản xuất được số lượng lớn tuy nhiên dễ bị tác động bởi thời tiết và không trồngđược rau trái vụ Một số cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đối với tất cả các loại môhình sản xuất RHC là: hệ thống thủy lợi – tưới tiêu, hệ thống đường giao thốngđường giao thông nông thôn (phục vụ vận tải, luân chuyển hàng hóa), vật tư nôngnghiệp…

Đứng trước những thách thức lớn về tăng dân số, biến đổi khí hậu, việc ứngdụng khoa học công nghệ vào sản xuất RHC là rất cần thiết Hiện nay nhiều nước

và khu vực thế giới cũng đã tập trung đầu tư vào công nghiệp cao, với sự tích hợpcủa nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, đến công nghệ sinh học,chế biến, bảo quản… để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao Vì vậy khoa học côngnghệ cũng là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đầu tư

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Để đổi mới phương pháp sản xuất theo hướng hiện đại, an toàn, bên cạnh kỹthuật, cơ sở vật chất thì nguồn nhân lực chất lượng vẫn luôn là yếu tố quan trọng đểthúc đẩy tiến trình Thực tế, để phát triển mô hình sản xuất RHC công nghệ cao, cầnyếu tố nguồn vốn, tuy nhiên hoạt động ấy có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vàocon người Dù áp dụng máy móc công nghệ hiện đại tới đâu cũng cần đến sự điềuchỉnh và tác động của con người, vì vậy việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồnnhân lực là cần thiết Cần hướng tới việc xây dựng đội ngũ lao động trình độ cao vàcác chuyên gia nhiều kinh nghiệm làm căn bản thúc đẩy cho việc tạo ra năng suấtcao hơn trong việc sản xuất RHC

 Đầu tư xây dựng thương hiệu, marketing:

Quảng cáo có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ cơ sở sản xuất kinhdoanh nào Dù sản phẩm nhắm đến khách hàng mục tiêu nào, hàng hóa thôngthường hay xa xỉ, việc quảng cáo sẽ giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hànghơn Thông qua hoạt động quảng cáo, người tiêu dùng sẽ nắm bắt được những ưuviệt của các sản phẩm RHC về chất lượng, giá cả, hàm lượng dinh dưỡng… Quảngcáo sẽ được thực hiện dựa vào những yếu tố như: giai đoạn phát triển của dự án,khả năng tài chính, đặc điểm của khách hàng…

Trang 26

Giai đoạn đầu có thể quảng cáo thông qua các tấm áp phích tại siêu thị vàcửa hàng bán rau sạch, RHC hay tuyên truyền trực tiếp đến những người dân trongkhu vực Khi dự án đã phát triển có thể mở rộng quảng cáo thông qua các phươngtiện truyền thông khác như báo chí (các báo có liên quan đến vấn đề vệ sinh an toànthực phẩm, sức khỏe cộng đồng), đài phát thanh, các chương trình mua sắm trênTV… Lập kế hoạch tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm, tổ chức khảo sátdưới các hình thức khác nhau để thăm dò ý kiến khách hàng cũng như đối thủ cạnhtranh.

Ngoài ra cần xem xét lượng tiêu thụ của dự án ở từng giai đoạn để đưa ra cácchương trình khuyến mãi phù hợp Đồng thời duy trì quan hệ tốt đẹp với những mốilàm ăn sẵn có và xây dựng thêm hình tượng của tổ chức

2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất rau

hữu cơ theo mô hình hợp tác xã

2.2.5.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả:

- Diện tích trồng RHC tăng thêm trên tổng diện tích trồng trọt ở địa phương

- Sản lượng RHC bán ra so với tổng sản lượng rau trên thị trường

- Số lượng đơn vị, hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất RHC

- Số lao động tại địa phương có việc làm do đầu tư vào sản xuất RHC

2.2.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:

 Hiệu quả kinh tế:

Trên cơ sở số vốn mà HTX bỏ ra so với kỳ trước, thì mức độ đáp ứng nhu cầu sảnxuất kinh doanh (mở rộng diện tích canh tác, xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêmmáy móc) là bao nhiêu và thu nhập của người lao động ở HTX thay đổi như thếnào, cụ thể:

- Mức thu nhập tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát triển: cho biết:

1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ của HTX đã đem lại mức thunhập trung bình tăng thêm là bao nhiêu

- Mức đóng góp vào ngân sách của một đồng vốn đầu tư phát triển: cho biếtmột đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ đóng góp bao nhiêu đồngNSNN: các khoản nộp vào ngân sách khi các kết quả đầu tư được đưa vàovận hành khai thác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, lệ phí chuyển

Trang 27

- Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển của HTX: theo tổng giátrị sản phẩm rau củ bán được (triệu đồng) hoặc khối lượng rau củ bánđược(đơn vị kg.)

 Hiệu quả xã hội – môi trường:

Việc chuyển đổi từ canh tác thông thường sang canh tác hữu cơ đã tác động trựctiếp đến môi trường, thay đổi chất lượng đời sống vật chất và tinh thần người dânđịa phương (kể cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng), biểu hiện thông qua các chỉtiêu:

- Điều kiện làm việc của người nông dân: cường độ lao động, các máy mócthiết bị hỗ trợ, mối quan hệ với đồng nghiệp, lương thưởng…

rung động, bức xạ và phóng xạ, nồng độ bụi, các hoá chất gây hại, các yếu tố

vi sinh vật; độ phì nhiêu của đất, nồng độ hóa chất, kim loại trong nước; độ

đa dạng của hệ động, thực vật xung quanh…

- Sự nâng cao về sức khỏe và thu nhập của người nông dân kéo theo các nhucầu khác trong đời sống của họ như giáo dục, y tế, văn hóa cũng thay đổi

- Quan trọng nhất là sức khỏe của người tiêu dùng được bảo vệ, số vụ ngộ độc

thực phẩm do rau bẩn giảm đi, ngăn ngừa ung thư và các bệnh tật khác

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo

mô hình hợp tác xã

 Yếu tố mùa vụ:

Rau có thể được trồng nhiều vụ trong năm Ở Hà Nội, người ta trồng rauquanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính, đó là vụ mùa và vụ đông xuân Vụ mùakéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm và chiếm khoảng 1/3 diện tích rau cả nămcủa thành phố Sở dĩ rau vụ mùa có tỉ trọng thấp là do những hạn chế về thời tiếttrong mùa hè, về đất cũng như ít các giống rau thích hợp Vụ đông xuân là vụ rauchính, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Thuận lợi cơ bản của vụ này là thờitiết thích hợp với nhiều loại rau, trong đó có hàng loạt rau cao cấp (như súp lơ, bắpcải ) và ít bị sâu bệnh Do đó, rau vụ đông xuân chiếm hơn 2/3 diện tích của HàNội với nhiều chủng loại và chất lượng tốt hơn hẳn so với rau vụ mùa

Trang 28

 Nhu cầu thị trường:

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, nhu cầu tiêu thụ nông sản của TP Hà Nội rất lớn,mỗi ngày từ 2.500 đến 3.000 tấn rau, củ, quả Sản phẩm rau hữu cơ làm ra vẫnkhiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường rộng lớn, hơn 7 triệu dân này.Mặc dù sản xuất nông nghiệp hữu cơ của TP còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đápứng nhu cầu của người dân, không có doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn nhưng HàNội có hướng đi riêng, các doanh nghiệp đầu tư công nghệ phát triển trang trại hiệuquả nên mức thu nhập bình quân diện tích canh tác ở Hà Nội đạt xấp xỉ 250 triệuđồng/ha

Như vậy, đầu tư vào mô hình trồng rau hữu cơ hoàn toàn khả quan Từ thànhcông tại các trang trại, nhóm sản xuất rau hữu cơ sẽ là động lực tích cực giúp ngườidân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này

Thông tin về phát triển RHC ở Hà Nội được truyền tải đến người sản xuấtthông các hình thức tập huấn, hội thảo, hệ thống khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, điềuphối viên; qua đài phát thanh địa phương (huyện, xã) và các phương tiện thông tinđại chúng

Hiện nay, RHC được phân phối khiêm tốn, chủ yếu qua 2 kênh : (1) siêu thị,cửa hàng thực phẩm sạch; (2) cung ứng trực tiếp cho các hộ gia đình Cho nên phầnlớn người tiêu dùng vẫn đang lúng túng khi không biết mua RHC ở đâu, không biếtnhững địa chỉ uy tín về sản xuất – kinh doanh RHC; cách nhận biết RHC với rauthường Đôi khi họ tiếp cận với nhiều thông tin về mặt trái của sản xuất rau trên môt

số báo, trang web, facebook nên có phần hoang mang, “ngoảnh mặt” với cácchương trình về rau sạch

 Chính sách - pháp luật của nhà nước:

Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy ngành nông nghiệp haylĩnh vực sản xuất RHC phát triển Chính sách đất đai có tác động lớn đến giải phóngsức sản xuất đồng thời phát huy quyền làm chủ trong sản xuất, kinh doanh Nhànước giao đất, tạo điều kiện cho nông dân đầu tư, cải tạo, bồi bổ đất, giảm nguy cơsuy thoái đất nông nghiệp theo hướng kéo dài hơn thời hạn giao đất, cho thuê đất.Nhà nước cũng đưa ra một số chính sách bảo hộ, quy hoạch quỹ đất nông nghiệp ổnđịnh lâu dài giúp người nông dân yên tâm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật trong quá

Trang 29

trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đấtquý giá theo đặc trưng sinh thái từng vùng, từng bước hình thành các vùng sản xuấtrau và cây ăn quả tập trung.

Theo Luật HTX 2012, các HTX được chuyển đổi hình thức, vai trò chủ yếu làviệc cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp Luật Doanhnghiệp ra đời tạo nên sự thông thoáng về môi trường sản xuất, kinh doanh Cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản được cạnh tranh bình đẳng, chủ độngtìm tòi nghiên cứu để nâng cao uy tín và chất lượng hàng hóa

Tháng 8 năm 2018, Chính phủ đã chính thức ban hành nghị định số109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nhiều cơ chế hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.Nghị định này có 8 chương, gồm những quy định về sản xuất, chứng nhận, ghinhãn, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước các sản phẩm NNHC, vàcác chính sách sản xuất NNHC

Nghị định được đưa ra áp dụng với các đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã,

hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân có sản xuất hay có hoạt động liên quan đến sảnphẩm NNHC

Theo đó, Chính phủ hỗ trợ 100% kinh phí cho việc: Điều tra cơ bản, khảo sátđịa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí, nhằm giúp xác định cácvùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, giảm bớt một phần gánh nặng chonông dân có mong muốn canh tác hữu cơ nhưng chưa tìm được địa điểm phù hợp.Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩmphù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về NNHC do Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầuhoặc cấp lại); về hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ, định mức hỗ trợ thực hiệntheo quy định của Chính phủ về khuyến nông

Nghị định 109/2018/NĐ-CP đã đưa ra các nguyên tắc trong sản xuất NNHC:không dùng chất hóa học tổng hợp trong các giai đoạn của chuỗi sản xuất, không sửdụng công nghệ biến đổi gen, chất phóng xạ và các công nghệ khác có hại cho sảnxuất hữu cơ

Bên cạnh đó, về vấn đề tiêu chuẩn NNHC, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn sẽ chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương, cùng các bộ, ngànhliên quan để đưa ra đánh giá và công bố danh sách các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu

Trang 30

chuẩn khu vực, hài hòa với điều kiện nước ta, hướng tới áp dụng tại Việt Nam.Đặc biệt, Nghị định đã đề ra các biện pháp khuyến khích phát triển NNHC.Trong đó ưu tiên áp dụng các chính sách đã ban hành cho phát triển NNHC : “Ưutiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyếnnông”; “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ được ưu tiên hưởng chínhsách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp nông thôn”

 Yếu tố tổ chức - quản lý ở nội bộ hợp tác xã

Để sản phẩm rau đạt chuẩn hữu cơ đến được tay người tiêu dùng, không thểthiếu được sự kiểm soát, quản lý chất lượng theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất

đến tiêu thụ sản phẩm Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) đã thành công trong

kiểm soát rau hữu cơ từ sản xuất đên tiêu thụ theo nhóm tự quản (cộng đồng) Tuy ởViệt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn chính thức về RHC nhưng RHC vẫn được xếp làmột dạng sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, độ an toàn cao hơn các loại raucanh tác thông thường và được phát triển theo các chuỗi riêng biệt, hướng tới phânkhúc khách hàng có thu nhập khá và cao

Hệ thống đảm bảo cùng tham gia được đưa ra bởi các chuyên gia nước ngoài,

là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ Đây là một hệ thống chứng nhận đơn giản

có sự tham gia của các bên liên quan như nông dân, người tiêu dùng, nhà bán lẻ, tổchức phi chính phủ, chính quyền địa phương để đảm bảo chất lượng nông sản PGS

do IFOAM – Liên đoàn Quốc tế về Phong trào NNHC phát triển vào năm 2004 ỞViệt Nam, các hình thức chứng nhận bên thứ ba cho rau hữu cơ và rau an toàn cóchi phí cao, đòi hỏi nhiều giấy tờ, nhiều tiêu chí, thường quá phức tạp đối với nông

hộ nhỏ PGS là một sự lựa chọn với chi phí thấp (phí thành viên trung bình 50.000VND/năm/nông dân) với các yêu cầu tương đối đơn giản Hơn nữa, các quy địnhPGS cùng được xây dựng với sự tham gia của các bên liên quan theo tình hình cụthể của từng cộng đồng, địa phương, thị trường và môi trường văn hóa Điều đó chophép PGS thích ứng với bối cảnh từng địa phương

Hệ thống đảm bảo cùng tham gia đầu tiên ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam

được ADDA, một tổ chức phi chính phủ Đan Mạch triển khai trên mô hình HTXsản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào năm 2008

Trang 31

Bảng z 2.2: z Quy z trình z triển z khai z Hệ z thống z đảm z bảo z cùng z tham z gia z (PGS)

zhành zcanh ztác zhữu zcơ zcủa znông zdân

znông zdân

2.3 Kinh z nghiệm z đầu z tư z phát z triển z sản z xuất z rau z hữu z cơ z theo z mô z hình z hợp z tác

z xã z ở z các z địa z phương z khác

2.3.1 Tình z hình zphát z triển z sản z xuất z rau z hữu z cơ z trên z cả z nước

Trang 32

zdụng zphân zhóa zhọc zvà zthuốc zbảo zvệ zthực zvật znhư zthế znào. z

Trang 33

Đến znăm z2006, ztrong zphạm zvi zDự zán zPhát ztriển zKhuôn zkhổ zcho zsản zxuất zvà

zxuất zNNHC znhằm zthúc zđẩy zviệc ztrao zđổi, z zhọc zhỏi zkinh znghiệm zsản zxuất zNNHC. zTừ

ztôm, zcá zba zsa, zchè, zhoa zquả, zgia zvị. zĐã zcó z13 ztổ zchức zlà znhóm znông zdân zsản zxuất zvà

2.3.2 Kinh z nghiệm z đầu z tư z phát z triển z sản z xuất z rau z hữu z cơ z ở z một z số z địa z phương

Trang 34

zđảm zbảo zmôi ztrường zkhông zbị zô znhiễm, zngười zdân zthường zxuyên zlấy zmẫu zđất, zmẫu

Trang 35

zđể zngười ztiêu zdùng zkiểm zđịnh zchất zlượng zvà ztin ztưởng zcũng zlà zcách zmà zrau zhữu zcơ

z z z z z z z z z zỞ zĐà zLạt zđã zhình zthành zmô zhình zchuỗi zliên zkết zsản zxuất zvà ztiêu zthụ zrau ztheo

zchăm zsóc; zsử zdụng zbiện zpháp zbảo zvệ zthực zvật zsinh zhọc. zNhờ zđó, zsản zphẩm zlàm zra

Trang 36

2.3.3 Bài z học z kinh z nghiệm z cho z Hà z Nội

zxuất zRHC ztại zHà zNội znhư zsau:

zchi zphí zsản zxuất zrau zhữu zcơ

Trang 37

CHƯƠNG z3: zTHỰC zTRẠNG zĐẦU z zPHÁT zTRIỂN zSẢN zXUẤT

zRAU zHỮU z zTHEO z zHÌNH zHỢP zTÁC z zTRÊN zĐỊA zBÀN

zTHÀNH zPHỐ z zNỘI zGIAI zĐOẠN z2008 z z2018

3.1 Vài z nét z về z đặc z điểm z của z Hà z Nội z ảnh z hưởng z đến z sản z xuất z rau z hữu z cơ

3.1.1 Điều z kiện z tự z nhiên.

zlà zđất zphù zsa, zđất zcằn zcỗi zvà zđất zxám. zPhần zlớn zphù zsa zđược zbồi zđắp ztừ zsông zHồng zvới

Trang 38

ztriệu zm3

3.1.2 Điều z kiện z kinh z tế z - z xã z hội.

Trang 39

zthị ztrường ztiêu zthụ zlớn zvề zcác zloại znông zsản zthực zphẩm zvà zphi zthực zphẩm. z

3.1.3 Đánh z giá z sự z ảnh z hưởng z của z điều z kiện z tự z nhiên, z kinh z tế z - z xã z hội z đến z sản

z xuất z rau z hữu z cơ

Trang 40

zthiếu znước zphải zphụ zthuộc zvào znước zngầm. zHệ zthống zkênh zmương ztưới, ztiêu zđang

3.2 Thực z trạng z đầu z tư z phát z triển z sản z xuất z rau z hữu z cơ z theo z mô z hình z hợp z tác

z xã z ở z Hà z Nội z giai z đoạn z 2008 z – z 2018

3.2.1 Nguồn z vốn z cho z đầu z tư z phát z triển z sản z xuất z rau z hữu z cơ z ở z Hà z Nội

Ngày đăng: 03/11/2019, 00:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. PGS.TS. Từ Quang Phương, PGS.TS. Phạm Văn Hùng, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tếđầu tư
5. Nguyễn Xuân Định (2006), Các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ởHà Nội
Tác giả: Nguyễn Xuân Định
Năm: 2006
6. Hoàng Thị Lan Anh (2015), Phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bànthành phố Hà Nội
Tác giả: Hoàng Thị Lan Anh
Năm: 2015
7. Hoàng Thanh Sơn (2017), Phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn cho thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn cho thànhphố Hà Nội
Tác giả: Hoàng Thanh Sơn
Năm: 2017
8. Lưu Văn Huy (2012), Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Lưu Văn Huy
Năm: 2012
9. Dương Thị Huyền (2012), Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân- Sóc Sơn-Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nôngnghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân- Sóc Sơn-Hà Nội
Tác giả: Dương Thị Huyền
Năm: 2012
10. Nguyễn Thị Tú (2018), Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường củacác mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương ở huyện Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Thị Tú
Năm: 2018
3. Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Nông nghiệp hữu cơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w