MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ 3 1.1 Nhu cầu y tế. 3 1.2 Dịch vụ y tế 3 1.3 Cung ứng DVYT. 5 2. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ 6 2.1 Thực trạng sử dụng y tế của người dân 6 2.2 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế 8 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ 11 4. TRẠM Y TẾ XÃ 12 4.1 Khái niệm: 12 4.2 Chức năng, nhiệm vụ 13 4.3 Nguồn lực của TYT xã. 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu: 19 2.3. Thời gian 19 2.4. Địa điểm: 19 2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 20 2.5.1. Cỡ mẫu 20 2.5.2. Chọn mẫu: Chọn mẫu theo 3 giai đoạn 21 2.6. Chỉ số, biến số (Chi tiết xem phụ lục 1) 21 2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 23 2.8. Xử lý và phân tích số liệu 23 2.9. Hạn chế của nghiên cứu 24 2.10. Khống chế sai số: 24 2.11. Đạo đức nghiên cứu: 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 3.1. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI TYT XÃ CỦA NGƯỜI DÂN. 25 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân 26 3.1.2.1. Tình hình hiện mắc các bệnh của người dân 26 3.1.2.2. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ 26 3.1.2.3. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trẻ em (n=409) 27 3.1.3. Tình hình sử dụng DVYT của người dân. 28 3.1.3.1. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân khi bị bệnh cấp tính 28 3.1.3.2. Tình hình sử dụng DVYT của người dân khi mắc các bệnh mạn tính. 29 3.1.3.3. Tình hình sử dụng thẻ BHYT của người dân khi bị ốm 32 3.1.3.4. Sử dụng các Dịch vụ CSSKSS. 32 3.2. KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ Ở MỘT SỐ VÙNG MIỀN 34 3.2.1. Kết quả thực hiện một số dịch vụ của trạm y tế xã 34 3.2.2. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế của Trạm Y tế xã 37 3.2.2.1. Tính sẵn sàng về nguồn lực cho cung ứng dịch vụ tại Trạm Y tế 37 3.2.2.2. Khả năng cung ứng dịch vụ cụ thể của Trạm y tế xã 52 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cung ứng dịch vụ y tế tại TYTX 64 3.2.1. Các yếu tố thiếu hụt các nguồn lực ảnh hưởng đến khả năng cung ứng dịch vụ 64 3.2.2. Yếu tố liên quan đến khả năng cung ứng dịch vụ y tế tại trạm y tế xãphường – kết quả định tính: 67 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 69 4.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 69 4.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân 69 4.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân 72 4.4. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế của Trạm Y tế xã 76 4.4.1. Tính sẵn sàng về nguồn lực cho cung ứng dịch vụ tại Trạm Y tế xã 76 4.4.2. Khả năng cung ứng dịch vụ cụ thể của Trạm y tế xã 81 4.4.2.1. Khả năng cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình 81 4.4.2.2. Khả năng cung ứng dịch vụ chăm sóc trước sinh 82 4.4.2.3. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế với các bệnh lây qua đường tình dục 83 4.4.2.4. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế bệnh lao 83 4.4.2.5. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế với bệnh sốt rét 83 4.4.2.6. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế với bệnh không lây nhiễm 84 4.4.2.7. Khả năng cung ứng dịch vụ tiểu phẫuPhẫu thuật 84 4.4.3. Khả năng cung ứng dịch vụ qua kết quả thực hiện 84 4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cung ứng dịch vụ y tế tại Trạm Y tế xãphường 85 4.5.1. Các yếu tố thiếu hụt các nguồn lực ảnh hưởng đến khả năng cung ứng dịch vụ 85 4.5.2. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình 86 4.5.3. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ chăm sóc trước sinh 87 4.5.4. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ điều trị bệnh lây qua đường tình dục 88 4.5.5. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ điều trị sốt rét 88 4.5.6. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ điều trị và dự phòng lao 89 4.5.7. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ điều trị và quản lý bệnh không lây 89 4.5.8. Rào cản và thách thức đối với cung ứng dịch vụ tiểu phẫuphẫu thuật 90 KẾT LUẬN 92 1. Thực trạng nhu cầu và sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân ở một số vùngmiền Việt Nam năm 2014 92 2. Khả năng cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùngmiền năm 2014 92 3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùngmiền 93 KHUYẾN NGHỊ 95 1. Đề xuất với Bộ Y tế: có chiến lược, chính sách: 95 2. Đề xuất với y tế tuyến trên: 95 3. Đối với trạm y tế xãphường 95 4. Nghiên cứu tiếp theo 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 1 – DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU 101 PHỤ LỤC 2 – BIẾN SỐ, CHỈ SỐ 102 PHỤ LỤC 3 – BỘ CÔNG CỤ 121 PHỤ LỤC 4 – MỘT SỐ KẾT QUẢ 170 ĐẶT VẤN ĐỀ Trạm Y tế là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, tăng cường sức khỏe. Khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân đến các cơ sở y tế nói chung và trạm y tế xã nói riêng chủ yếu liên quan đến các yếu tố về địa lý, văn hóa, kinh tế (khả năng chi trả), xã hội. Tuy nhiên, quyết định của người bệnh làm gì, đi đến đâu khi bị ốm đau phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, mức thu nhập, loại bệnh và mức độ bệnh cũng như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế và khả năng tiếp cận với các DVYT của người dân. Hiện nay, cung cấp dịch vụ của nhiều TYT còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và có TYT còn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhiều TYT có bác sĩ nhưng kết quả hoạt động chuyên môn chưa cao, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế. Nhiều TYT có cơ sở hạ tầng khang trang nhưng trang thiết bị y tế xuống cấp không đủ cho bác sỹ thực hành khám chữa bệnh. Hậu quả là người dân ít đến TYTX, dồn lên tuyến trên gây ra tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đề án giảm quá tải bệnh viện đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các TYT xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các nỗ lực nâng cao năng lực của nhân lực y tế từng bước được chú trọng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân tiếp cận theo địa lý, Việt Nam đã ưu tiên phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên toàn quốc. Ngoài ra, BHYT và các chính sách hỗ trợ KCB cho người nghèo đã góp phần quan trọng về mặt tài chính để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ KCB. Năm 2010, khoảng 60% dân số Việt Nam đã tham gia BHYT. Hơn 70% số trạm y tế xãphường đã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ BHYT. Vậy thực sự khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ TYT và việc cung ứng dịch vụ TYT hiện nay ra sao? Hiện đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng đa số mới chỉ thực hiên tại một vùng, địa phương nhất định hoặc nghiên cứu mới chỉ dừng lại từ phía nhà cung cấp dịch vụ chứ chưa gồm nhu cầu của phía người dân người sử dụng dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng cung ứng dịch vụ của Trạm y tế xã ở một số vùngmiền và yếu tố ảnh hưởng. Việc mô tả bức tranh tổng thể này sẽ giúp đề xuất ra những giải pháp khuyến khích phù hợp người dân đến TYTX cũng như cải thiện chất lượng CSSK nhân dân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng nhu cầu vàsử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân ở một số vùngmiền Việt Nam năm 2014. 2. Mô tả khả năng cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùngmiền năm 2014. 3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùngmiền. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ 1.1 Nhu cầu y tế. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Theo quan điểm A.Maslow chia nhu cầu thành 5 bậc: nhu cầu vật chất (sinh lý), nhu cầu an toàn (bảo vệ), nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình. 1.2 Dịch vụ y tế 1.2.1 Định nghĩa. Dịch vụ y tế ( DVYT) là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người về CSSK 1, 2, 3. DVYT là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ bản hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. DVYT là một dịch vụ khá đặc biệt. DVYT là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) trực tiếp ở đây là trạm y tế xã 3. 1.2.2 Sử dụng dịch vụ y tế. Sử dụng DVYT có thể được phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sử dụng và thời gian sử dụng. Cơ sở DVYT được sử dụng: TYT, bệnh viện, hiệu thuốc, thầy thuốc tư nhân... Năm 1968, Anderson và Rosentock đã đưa ra mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng như các nhân tố cơ bản, nhóm yếu tố về khả năng và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) đến đến lựa chọn DVYT 4, 5. Hình 1 Mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ năm 1968. Ngoài ra, Andersen and Newman cũng đưa ra khung sử dụng DVYT trong mối liên quan với môi trường, đặc điểm dân số, hành vi sức khỏe và kết quả sử dụng DVYT 6: Hình 2 Khung sử dụng DVYT Năm 1981, Fiedler đã sửa lại mô hình sử dụng DVYT của Anderson và Rosentock. Tuy vậy, cho đến nay thì mô hình này vẫn thường được sử dụng để thiết kế nghiên cứu về sử dụng DVYT 7, 8. 1.3 Cung ứng DVYT. 1.3.1 Khái niệm: Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO), cung ứng DVYT là các yếu tố đầu vào được kết hợp để cho phép cung cấp một loạt các biện pháp can thiệp hoặc các hoạt động y tế (WHO 2001) 9. Theo Báo cáo y tế thế giới năm 2000, toàn bộ hệ thống y tế thường được xác định với chỉ một sự cung ứng DVYT. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng cung ứng DVYT là một nhiệm vụ chính mà hệ thống y tế nói chung cần phải thực hiện 9. 1.3.2 Mô hình cung ứng dịch vụ Hình 3 Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud.9. Mô hình của Massoud đã chỉ rõ cung ứng DVYT là cả một quá trình từ nguồn lực sẵn có, quy trình thực hiện cũng như kết quả đạt được từ các dịch vụ CSSK người dân.Hiện nay, trên thế giới còn có khung cải tiến của mô hình cung ứng DVYT. Khung mới này tập trung vào hai lĩnh vực lớn là: Quy trình kinh doanh (chung cho hầu hết các tổ chức) và Quy trình y học (riêng cho Tổ chức DVYT) 10. 2. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ 2.1 Thực trạng sử dụng y tế của người dân 2.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1970, cuộc điều tra phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) về việc sử dụng DVYT của người dân đã được tiến hành rộng khắp ở các nước Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi 7, 11. Tại Hoa Kỳ, hằng năm đều đầu chi 14% GDP cho y tế nhưng vẫn còn khoảng 35 triệu người không được hưởng các dịch vụ CSSK cần thiết vì giá thành cao so với khả năng chi trả của người bệnh 12. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu tại 30 huyện nghèo cho thấy 33% số hộ thu nhập thấp đã không sử dụng DVYT trong một khoảng thời gian nhất định so với 16% các hộ thuộc nhóm thu nhập cao 13. Cũng ở đất nước đông dân nhất thế giới này, chi phí cho y tế là khoảng 12% so với tổng chi phí của HGĐ, trong đó 17,5% số hộ phải vay tiền để chi phí cho việc CSSK, 8,8% số hộ nợ tiền bệnh viện, 3,3% số hộ phải nhờ đến viện trợ của Chính Phủ dành cho bệnh tật 14. Một điều tra về việc sử dụng dịch vụ CSSK ở vùng nông thôn Ấn Độ trên 200 HGĐ cho thấy: 52% sử dụng y học hiện đại, 26% sử dụng YHCT, 6% tự xử lý và 16% sử dụng kết hợp 8. Nghiên cứu ở Thái Lan năm 1970 cũng cho thấy ở nông thôn chỉ có 15,5% và 0,8 lần tiếp xúcngườinăm tìm kiếm DVYT nhà nước 12. Nhìn chung, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các quốc gia trên thế giới đã quan tâm đầu tư nhiều cho y tế. Tuy nhiên, số lượng người dân thực sự được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng có đạt được như mong muốn hay không thì dường như lại ít được chú ý. 2.1.2 Một số nghiên cứu trong nước. Theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Lý, tỷ lệ người bệnh chọn TYT để khám bệnh là cao nhất 37,7%, kế đến là y tế tư nhân 26,8%, không đi khám hoặc tự chữa ở nhà là 18,5%, bệnh viện là 17%. Tuy nhiên, lý do mà người dân chọn TYT lại chủ yếu là do gần nhà (70,94%) và có BHYT (52,99%) mà không hề đề cập đến chất lượng kỹ thuật cũng như là chất lượng của CBYT tại TYT 3. Theo viện chiến lược và chính sách BYT năm 2010, người dân xã Diên Sơn lựa chọn dịch vụ KCB tại TYT chiếm tỷ lệ rất cao: 44,3%, mua thuốc tại hiệu thuốc là 21,%, thấp nhất là ở bệnh viện tỉnh chiếm 6,6%. Cùng với đó, số lần khám trung bìnhngườinăm ở xã là 1,3 cao gấp 2 lần so với Chuẩn Quốc gia y tế xã và cao tương đương số liệu KCB tại tỉnh Cao Bằng (cao nhất là 1,4 lần) trong nghiên cứu của viện Chiến lược và chính sách năm 2010 15. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự năm 2007 về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, người dân đến KCB tại TYT xã là 53,5% chiếm tỉ lệ cao nhất so với đến bệnh viện huyện (chiếm 23,2%) và bệnh viện tỉnh (chiếm 14,5%) 16. Một số nghiên cứu khác chỉ ra số người dân đến trạm y tế KCB có sự chêch lệch tương đối lớn giữa các địa phương. Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng hoạt động KCB và khảo sát nhu cầu đào tạo liên tục của bác sỹ và y sỹ điều trị tuyến xã” của Bộ Y tế và hội khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2012 đã chỉ ra, trung bình các TYT tại 4 tỉnh Bắc Cạn, Kon Tum, Kiên Giang, Hòa Bình, KCB cho 773 lượt người trong 3 tháng, các TYT tại Kiên Giang có số lượt người đến khám cao hơn hẳn so với tỉnh khác (100200 lượt ngườingày) nhưng có những TYT hầu như lại không có người bệnh đến, trung bình chỉ có 13 ngườingày 17. Theo số liệu điều tra ở 16 trạm y tế phường trong báo cáo nghiên cứu “Tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ TYT khu vực đô thị” năm 2009, trung bình một năm, ở một trạm là 10.600 lượt người, trạm ít nhất là 2012 lượtngười, trạm nhiều nhất là 27.200 lượtngười; Trung bình một ngày ở 1 trạm là 29 lượtngười, trạm ít nhất 6 lượtngười, trạm nhiều nhất trên 70 lượtngười. Trong đó khám cho đối tượng có bảo hiểm y tế trung bình một nămmột trạm là 2.450 lượtngười chiếm khoảng 24%.Tuy nhiên, cũng có một số trạm y tế Phường số bệnh nhân đến khám khá đông. Trạm y tế các phường của quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh số bệnh nhân đến khám, cao nhất là gần 100 người, và vắng là 1516 ngườingày 18. Trong nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT trong CSSK tại cộng đồng tỉnh Hà Tây cũ năm 2006 của gần 1000 HGĐ, các tác giả cũng chỉ ra 54,5% người dân lựa chọn sử dụng YHCT trong KCB 19. Nguyễn Thiên Bảo trong nghiên cứu ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2010 chỉ ra tỷ lệ sử dụng YHCT tại cộng đồng là 39%, tại TYT là 19,1% 20. Cũng theo Nguyễn Thị Thu Nga, qua điều tra 540 HGĐ cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT ở cộng đồng là 56%. Nhận xét của cán bộ YHCT tại TYT xã cho thấy người dân ngày càng quan tâm hơn đến YHCT 21. Báo cáo tổng quan chung ngành y tế, vào năm 2009, tỷ lệ người khám chữa bệnh bằng YHCT ở tuyến tỉnh là 7,2%, tuyến huyện là 5,8%, tuyến xã là 20,6% 22. Về hoạt động chăm sóc trước sinh tại TYT, theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Khải tại 2 xã Tân Dân và Việt Hòa, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, đa số các bà mẹ có đi khám tại TYT xã chiếm 97,1%, chỉ 2,9% là không đi khám tại TYT xã 23, tỷ lệ này cũng khá cao trong nghiên cứu của Tống Viết Trung ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương 24 và ở khu vực Tây Nguyên tỉ lệ khám thai tại TYT xã là khá cao chiếm 84,5% 25. Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Khải 23, đa số các bà mẹ đồng ý việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước sinh tại TYT xã chiếm 79,6% cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh là khá cao. 2.2 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011–2020, nêu rõ 12 định hướng phát triển kinh tế xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” 26. Chiến lược đã đề cập đến việc “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác CSSK nhân dân”, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của Y tế dự phòng (YTDP) và nâng cao sức khỏe nhân dân với một trong những nhiệm vụ cụ thể đó là: Hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã 27. Theo nhiệm vụ đặt ra, việc cung ứng DVYT của TYT xã ở Việt Nam nói chung đã được quan tâm và cải thiện nhiều hơn. Ở nước ta, đầu tư cho xây dựng mới một số TYT đã xuống cấp hoặc những vùng chưa có TYT; lập và tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ, NVYT tuyến cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn đang được đẩy mạnh rõ rệt. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thực sự hiệu quả và đáp ứng được mong đợi đặt ra: CBYT tại TYT xã còn yếu về chuyên môn và thiếu về số lượngdân; các trang thiết bị (TTB) y tế chưa đủ hiện đại để cấp cứu được những ca khó hay cũng không đủ về số lượng (như các loại máy điện tim, đo đường huyết…), đặc biệt là các loại thuốc thiết yếu; có sự mất công bằng trong cung ứng DVYT giữa người giàu và người nghèo. Điều này không chỉ gặp ở Việt Nam mà còn tồn tại ở cả các nước khác. Một nghiên cứu đánh giá KCB ở Trung Quốc năm 2006, kết quả các TYT chưa thực hiện tốt chức năng của mình. Kết quả phỏng vấn đối với người dân khi được hỏi về chức năng của TYT chỉ có 66,1% người dân biết TYT có cung cấp dịch vụ CSSK 28. 2.2.1 Tình hình khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. Hiện nay, theo Quyết định số 232005QĐBYT ngày 3082005 của Bộ trưởng BYT, CBYT xã phải có đủ phương tiện cần thiết và khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên ít nhất 80% các kỹ thuật có trong Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong KCB do BYT ban hành cho y tế xã Tổng cộng là 109 kỹ thuật được phép thực hiện tại tuyến xã. Như vậy, chỉ tiêu là 80% tương đương với khoảng 87 các kỹ thuật mà các cán bộ TYT có thể thực hiện khi có yêu cầu 29. Tại Hội nghị Công tác KCB tuyến xã được Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tổ chức vào tháng 82013, báo cáo đánh giá công tác KCB tại các TYT xã trong toàn tỉnh cho biết: Đến hết năm 2013, đội ngũ NVYT tuyến xã trên toàn tỉnh là 745 người, bình quân mỗi TYT có 56 nhân viên theo quy định và 64% TYT có bác sỹ công tác 30. Về cơ bản, phần lớn các TYT xã thiếu bác sỹ và y sĩ y học dân tộc, thiếu dược sĩ nhưng thừa nữ hộ sinh. Phương thức làm việc của các TYT xã chậm đổi mới, NVYT kiêm nhiệm nhiều chương trình nhưng không được cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. Nhiều TYT xã có cơ sở hạ tầng không đảm bảo diện tích và không đủ các phòng chức năng, nhà trạm xuống cấp, thiếu các công trình phụ trợ đồng thời vẫn đang sử dụng các TTB, dụng cụ y tế đã lạc hậu và hư hỏng, không đồng bộ trong KCB, chưa được đầu tư hệ thống xử lý rác thải theo quy định của BYT, phòng Đông y và vườn mẫu cây thuốc Nam chưa đạt yêu cầu, thuốc KCB thông thường tại các TYT xã còn thiếu... Với những hạn chế đó, hàng năm các TYT xã đã triển khai KCB ban đầu cho người dân với chất lượng còn thấp 30. Một số liệu khác qua báo cáo chung tổng quan y tế Việt Nam năm 2008, cho biết số lượng giường bệnh theo từng tuyến ở các cơ sở y tế công lập do ngành y tế quản lý thì giường trạm y tế chiếm khoảng 22% tổng số giường bệnh, so với 29% ở tuyến huyện, 41% ở tuyến tỉnh và 8% ở tuyến Trung ương 22. Ngày nay, y học hiện đại đang ngày càng phổ biến, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của YHCT trong sự nghiệp đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân. KCB bằng YHCT là các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của YHCT. Việc kết hợp YHCT với y học hiện đại được thể hiện trong Thông tư số 502010TTBYT trong quá trình KCB. Trong nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh, Lê Đình Phan và các cộng sự “Đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ CSSK của mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 20002010” đã cho thấy số TYT có KCB bằng YHCT đã tăng 24,76% từ năm 2000 đến 2005 và tăng 29,7% từ năm 2005 đến 2011; số TYT có vườn cây thuốc Nam tăng; số TYT đạt chỉ tiêu 40% KCB bằng YHCT tăng 121% từ 20002005 và năm 2011 tăng 39,65% so với năm 2005 31. Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế (năm 2010), nhận định rằng gần đây mạng lưới y tế cơ sở có thể cung ứng dịch vụ YHCT đã tăng lên. Vào năm 2009, 79,3% TYT có vườn thuốc nam, 76,2% có hoạt động KCB bằng y dược cổ truyền 22. 2.2.2 Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Hiện nay, TCMR đang được thực hiện ngày càng phổ biến hơn, với độ bao phủ ở 100% xã, phường; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hơn 90% với tám loại vắcxin cơ bản phòng bệnh cho trẻ em 32. Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra có 74% CBYT xã có kiến thức về tiêm chủng đạt loại khá. Tỷ lệ này ở cán bộ chuyên trách tiêm chủng là 83,3%. Hai tỉnh miền núi phía bắc là Bắc Cạn và Điện Biên có điểm kém hơn các tỉnh khác. Có sự khác nhau về điểm kiến thức TCMR theo dân tộc, đặc biệt chỉ có 16% người dân tộc có điểm “đạt” về liều – đường tiêm – vị trí tiêm trong khi tỷ lệ này ở người Kinh là 84%. Kiến thức về các lĩnh vực trong TCMR của CBYT không đồng đều. CBYT xã còn có một số sai sót trong thực hành bảo quản vắc xin và tổ chức buổi tiêm chủng (không sử dụng miếng xốp, không có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ vắc xin, không tổ chức bàn tiêm một chiều, thường xuyên để tình trạng chen lấn ồn ào, không khám phân loại trẻ trước khi tiêm ...). Kỹ thuật thực hành tiêm chưa đảm bảo (52,8% không lắc lọ trước khi lấy vắc xin, 33,3% sát trùng da chưa đúng kỹ thuật, 69,4% dùng bông cồn xoa lên chỗ vừa tiêm, 84,7% ghi phiếu tiêm chủng trước khi tiêm, 83,3% không tuyên truyền về vắc xin khi tiêm, 76,4% không hẹn ngày tiêm lần tới). Những sai sót thực hành trong 2 lĩnh vực này và điểm kiến thức cũng kém hơn chứng tỏ 2 lĩnh vực kiến thức này chưa được coi trọng đúng mức 33. Ngoài ra, theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2011, tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh chỉ đạt 20,7% do vấn đề cung ứng vắcxin. Theo quy định của Bộ Y tế, các cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng cần phải có chứng chỉ đào tạo về tiêm chủng. Đào tạo hằng năm về chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ tập trung số ít cán bộ y tế trong khi hầu hết cán bộ y tế cơ sở tham gia tiêm chủng chưa được đào tạo và nội dung đào tạo chưa bảo đảm tăng chất lượng và an toàn khi thực hiện tiêm chủng mở rộng 27. 2.2.3 Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Theo một nghiên cứu tại ba huyện miền núi của tỉnh Bình Định năm 2008, đầu tiên là với huyện An Lão, dịch vụ sức khỏe sinh sản mới được triển khai được ở 6 xã, 3 xã còn lại bao gồm An Toàn, An Nghĩa chưa có dịch vụ này. Dịch vụ sức khỏe sinh sản (SKSS) được cung cấp ở các xã gồm: khám phụ khoa, đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, cung cấp viên uống tránh thai, bao cao su và đỡ đẻ nhưng hầu hết được thực hiện rất hạn chế. Với huyện Vĩnh Thạnh, vấn đề tồn tại là trong cả 7 xã của huyện thì dịch vụ đẻ tại trạm hầu như không được triển khai, huyện Vân Canh tuy dịch vụ đẻ tại trạm cũng đã có nhưng cũng chỉ được thực hiện ở hai trong tổng số sáu xã của huyện. Có một hiện trạng chung là điều kiện cơ sở vật chất của TYT xã ở cả 3 huyện phần lớn không đảm bảo để đáp ứng được việc sản phụ có thể lưu trú trước và sau khi sinh 34. Nghiên cứu của Dương Huy Liệu và cộng sự vào năm 2012 cũng chỉ ra tình trạng: tại các TYT của 4 tỉnh thì trung bình các TYT đỡ đẻ cho 14,5 ca trong quý 12012, có 2597 TYT không thực hiện đỡ đẻ tại trạm, nhiều TYT từ đầu năm 2012 chỉ đỡ đẻ một vài ca 17. Về năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ, tổng quan chung y tế năm 2011, chỉ ra tuyến xã đã triển khai hầu hết các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc SKSS và KHHGĐ, tuy nhiên vẫn còn gần 25,5% số xã chưa thực hiện theo dõi chuyển dạ bằng “biểu đồ chuyển dạ” và 25,6% số xã chưa thực hiện xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ đẻ và KHHGĐ, tuy nhiên vẫn còn gần 25,5% số xã chưa thực hiện theo dõi chuyển dạ bằng “biểu đồ chuyển dạ” và 25,6% số xã chưa thực hiện xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ đẻ 27. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Khả năng cung ứng dịch vụ y tế đến nhân dân chịu rất nhiều tác động của các yếu tố, đặc biệt là trong xã hội mà nhu cầu, đòi hỏi chăm sóc y tế của người dân ngày một tăng cao hơn như xã hội ngày nay. Trong báo cáo của BYT năm 2011 “Nghiên cứu về đánh giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ TYT xã” chỉ ra hết các dịch vụ kĩ thuật hoàn toàn có thể thực hiện được (dù trạm có hoặc không có bác sĩ) nhưng đều không triển khai do nhiều nguyên nhân như thiếu thiết bị để thực hiện kĩ thuật, không có bệnh nhân, CBYT không làm được và quy trình chuyên môn do cấp trên không cho phép TYT xã thực hiện35. Cũng trong nghiên cứu của Phạm Thị Đoan Hạnh tiến hành tại hai TYT tỉnh Khánh Hòa năm 2011 chỉ ra hầu hết các nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TYT xã dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của TYT xã đã được ban hành, khả năng cung cấp dịch vụ KCB tại TYT xã phụ thuộc vào nguồn lực đầu vào của TYT quan trọng nhất là cơ sở TTB, thuốc, tài chính, đội ngũ cán bộ tại TYT 28. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Thế Truyền tại xã Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh cho rằng TYT chưa làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã trong công tác CSSK chỉ chú trọng phong trào cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung ứng DVYT 36. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Khải ở 2 TYT xã Tân Dân và Việt Hòa huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2010 cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ chăm sóc trước sinh của các bà mẹ là sự quan tâm đúng đắn của Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, TTYT huyện và phòng y tế huyện Khoái Châu trong đầu tư cơ sở hạ tầng, TTB và năng lực chuyên môn cho cán bộ đem lại hiệu quả tốt trong thực hiện dịch vụ chăm sóc trước sinh tại TYT xã 23. Báo cáo ngành y tế năm 2011 cũng chỉ ra rằng các hoạt động truyền thông phục vụ cho chăm sóc sức khỏe người dân hiện nay còn phân tán, chưa chuyên nghiệp, hiệu quả hạn chế. Người tham gia các hoạt động truyền thông ít được đào tạo chuyên môn về truyền thông, chế độ đãi ngộ thiếu hấp dẫn và không thể đòi hỏi trình độ cao khi tuyển chọn chuyên gia truyền thông trong Y tế dự phòng (YTDP) 27. Điều này đóng vai trò ảnh hưởng tới sự cung cấp thông tin y tế cho người dân tại từng địa phương. Ông Pờ Chín Củi, Trưởng phòng Y tế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai cho biết: “Phòng Y tế huyện đang quản lý 16 TYT xã với 96 nhân viên y tế tuyến xã và 219 nhân viên y tế thôn bản, nhưng các TYT này đều không có bác sĩ. Đồng thời, ngoài một số TYT xã khu vực khó khăn được nâng cấp theo Chương trình 30a và nông thôn mới, hiện còn nhiều TYT đã xuống cấp, đang rất cần được cải tạo, xây mới. Hiện tại, trang thiết bị y tế của các TYT cơ bản mới đáp ứng trên dưới 60% so với danh mục quy định cho TYT. Điều đáng nói là tại nhiều địa phương, tỷ lệ BS làm việc tại TYT rất thấp như: Bắc Kạn có 56,6% BS làm việc tại TYT; Lào Cai 33,5%; Lai Châu 13,2%... chính những điều này đã làm cho việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân vì vậy gặp rất nhiều khó khăn 37. Điều tra y tế Quốc gia 20012002 chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng KCB và các dịch vụ phòng bệnh, hay các dự án thuộc Chương trình Y tế Quốc gia: TTB, cơ sở vật chất và thuốc, số lượng CBYT. Ngoài ra, điều tra còn chỉ ra rằng chuyên môn của CBYT cũng ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp DVYT. Ví dụ như với dịch vụ CSSK sinh sản: trung bình có 37,4% số phụ nữ nạo thai bị tai biến, tỷ lệ phụ nữ có thai khám đủ 3 lần, tiêm phòng uốn ván cũng chỉ đạt 48,3% và 70%. Điều này có thể là do kiến thức của NVYT tại TYT xã còn rất hạn chế ( trung bình chỉ có 11,418,5% số Bác sỹ, y sỹ có kiến thức tốt về thai sản) 38. Năm 2012, nghiên cứu “Đánh giá thực trạng hoạt động KCB và khảo sát nhu cầu đào tạo liên tục của bác sỹ và y sỹ điều trị tuyến xã” cũng chỉ ra yếu tố không tin tưởng vào năng lực chuyên môn của NVYT, thiếu thuốc, TTB y tế tại trạm là các nguyên nhân chính làm hạn chế cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới người dân 17. Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đều cho rằng khả năng cung ứng dịch vụ y tế đạt hiệu quả hay không chịu tác động nhiều của các yếu tố tài chính, trình độ chuyên môn của cán bộ tại trạm, trang thiết bị… Nhưng câu hỏi đặt ra là với mỗi vùng, miền thì yếu tố nào đóng vai trò quan trọng hơn để từ đó những người quản lý, lãnh đạo có thể đề xuất ra được các giải pháp tối ưu giúp cho công việc cung ứng dịch vụ y tế đến với người dân tốt nhất bởi vì nguồn lực luôn có hạn là một khó khăn không chỉ với ngành Y tế mà còn với tất cả các Ngành của nước ta hiện nay. 4. TRẠM Y TẾ XÃ 4.1 Khái niệm: TYT xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ CSSK ban đầu, phát hiện sớm các dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh, đỡ đẻ thông thường, cung cấp thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và tăng cường sức khỏe 39.
BỘ Y TẾ DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ Ở MỘT SỐ VÙNG/MIỀN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Hà Nội, tháng 12 năm 2014 LỜI CÁM ƠN Chúng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cán Sở Y tế, phòng y tế, trung tâm y tế, bệnh viện huyện, đặc biệt trạm y tế xã tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dương, Kon Tum Kiên Giang việc phối hợp triển khai thu thập số liệu thực địa Chúng xin cảm ơn Dự án tăng cường lực hệ thống y tế sở số tỉnh trọng điểm - Bộ Y tế cử cán điều phối hỗ trợ kinh phí cho toàn nghiên cứu Cuối xin cảm ơn toàn thể nhóm nghiên cứu, nhà khoa học nhiệt tình tham gia nghiên cứu từ xây dựng đề cương, thiết kế công cụ, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh báo cáo THAY MẶT NHÓM NGHIÊN CỨU TS Nguyễn Hoàng Long MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ .3 THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ 11 TRẠM Y TẾ XÃ 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Phương pháp nghiên cứu: 19 2.2 Đối tượng nghiên cứu: 19 2.3 Thời gian: Năm 2014 19 CHƯƠNG - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 CHƯƠNG -BÀN LUẬN .70 4.1 Một số đặc điểm mẫu nghiên cứu 70 4.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ trạm y tế xã người dân 70 Tình hình mắc bệnh người dân 70 Việt Nam thời kỳ chuyển tiếp kinh tế thị trường làm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế Cơ chế đổi hình thành diện mạo cho đời sống kinh tế, tạo nên thay đổi đời sống xã hội nước ta Tuy nhiên, điều quan trọng thay đổi mô hình bệnh tật, đặc biệt bệnh cấp mạn tínhtrong dân cư 70 Nghiên cứu cho thấy, tình tạng mắc bệnh cấp mạn tính đối tượng thành thị (10,16% 19,32%) chiếm tỷ lệ cao so với đối tượng sống nông thôn (6,06% 11,82%) miền núi (9,02% 14,7%) Đây vấn đề mà Ban ngành, đoàn thể, đặc biệt ngành Y tế TYT xã với vai trò Y tế sở cần phải có giải pháp để thu hút người dân sử dụng dịch vụ KCB trạm Qua đó, giúp người dân phát bệnh sớm, có biện pháp can thiệp kịp thời hiệu 70 Hoạt động CSSK y tế, đặc biệt y tế tuyến sở có vai trò đặc biệt quan trọng việc thực chiến lược CSSK ban đầu Trong thời kỳ mở cửa kinh tế thị trường nước ta, hoạt động y tế sở cần có thay đổi phù hợp với phát triển kinh tế xã hội.Nhiệm vụ đặt phải tiến hành hoạt động CSSK cho nhân dân cách có hiệu quả, thực công với nguồn lực hạn chế Muốn thực điều phải tăng cường công tác quản lý điều hành hoạt động y tế sở Đồng thời tạo điều kiện cho người dân, đối tượng có nguy cao trẻ em phụ nữ mang thai dễ dàng tiếp cận với DVYT với chất lượng cao .71 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ 71 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, sau sinh TYT vấn đề quan tâm chiến lược làm mẹ an toàn ngành Y tế Do vậy, để thực tốt công tác ngành y tế, đặc biệt TYTX cần phải nắm nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ bao gồm: nhu cầu sử dụng BPTT nhu cầu chăm sóc sản phụ khoa Trong nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng có thai ý muốn chiếm tỷ lệ nhỏ (5,10%) đối tượng miền núi có thai ý muốn chiếm tỷ lệ 1,47% thấp so với đối tượng thành thị (4,61%) nông thôn (9,09%) Kết cho thấy, nhu cầu việc sử dụng BPTT bà mẹ cần thiết, đặc biệt bà mẹ vùng nông thôn thành thị Do vậy, TYTX cần có giải pháp kịp thời để giúp bà mẹ có hiểu biết sử dụng BPTT để làm giảm tỷ lệ có thai ý muốn 71 Chăm sóc sản phụ khoa cho bà mẹ hoạt động thiếu hoạt động nâng cao hiệu chương trình làm mẹ an toàn Bởi vậy, để làm tốt hoạt động để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sản phụ khoa, TYTX cần phải có thông tin kiến thức bà mẹ chăm sóc mang thai Nghiên cứu cho thấy, hầu hết đối tượng có kiến thức chăm sóc bà mẹ mang thai ba vùng Mặc dù vậy, tỷ lệ định có kiến thức hiểu biết chưa tốt lĩnh vực số lượng nhỏ bà mẹ mắc bệnh phụ khoa: thành thị (0,37 lần/người/năm), nông thôn (0,32 lần/người/năm), miền núi (0,28 lần/người/năm) 71 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em 72 Với quan tâm phủ lãnh đạo ngành y tế việc chăm sóc sức khỏe trẻ em cần thiết quan trọng Trong đó, TYTX đóng vai trò chủ đạo việc xác định vấn đề sức khỏe, nhu cầu xây dựng hoạt động thiết thực để CSSK trẻ em.Tìm hiểu nhu cầu CSSK trẻ em tiêm chủng chăm sóc tháng đầu, nhìn chung kiến thức người dân chương trình tiêm chủng phòng bệnh chiếm tỷ lệ cao, cao kiến thức người dân tiêm chủng phòng chống Lao (75,54% thành thị, 62,86% nông thôn, 63,85% miền núi) Tuy nhiên, kiến thức người dân tiêm chủng bệnh khác nhiều hạn chế Rõ ràng kiến thức người dân tiêm chủng mở rộng chưa đồng Kết nghiên cứu khác với nghiên cứu Nguyễn Phúc Duy cộng (2012) [56]cho thấy: tỷ lệ bà mẹ biết bệnh phòng nhờ vaccine chương trình tiêm chủng thấp, cao kể đến bệnh Bại liệt 48,4%, tiếp đến viêm gan B 43,2%, sởi 42%, lao 40,6%, 37,4% Bạch hầu, 34,6% Uốn ván 32,1% Ho gà Mặc dù vậy, tỷ lệ người dân có kiến thức chăm sóc trẻ tháng đầu chiếm tỷ lệ cao Như nghiên cứu cho thấy, để nâng cao kiến thức người dân hoạt động tiêm chủng mở rộng chăm sóc trẻ tháng đầu, TYTX cần có kế hoạch hoạt động truyền thông phù hợp hiệu 72 Một nội dung quan trọng thường gặp chăm sóc sức khỏe trẻ em mà CBYT xã phải xác định nhu cầu chữa bệnh cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Theo nghiên cứu, kiến thức người dân cho trẻ ăn/bú trẻ bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao (78,48%) khác vùng hiểu biết Lý bật mà người dân không cho trẻ ăn/bú bình thường bị tiêu chảy sợ trẻ bệnh nặng thêm, người dân miền núi đưa lý chiếm tỷ lệ 53,38% cao người dân vùng nông thôn (47,2%) thành thị (16,13%) Do vậy, TYTX cần giúp người dân hiểu lợi ích, cách thức cho ăn/bú hay biện pháp thay khác để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy 72 Ngoài việc xác định nhu cầu cung cấpnhững hiểu biết cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy người dân, TYTX phải biết hiểu biết người dân dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cần đưa trẻ đến CSYT Kết cho thấy, kiến thức người dân dấu hiệu tiêu chảy cần đưa trẻ đến CSYT chiếm tỷ lệ thấp vùng Như vậy, để nâng cao hiệu chương trình phòng chống tiêu chảy cho trẻ em địa phương trình truyền thông cung cấp thông tin để nâng cao kiến thức cáchchăm sóc trẻ bị tiêu chảy, TYTX cần ý truyền thông dấu hiệu tiêu chảy cần đưa trẻ đếncác CSYT khám điều trị quan trọng 72 Bên cạnh vấn đề chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em vấn đề sức khỏe bật mà CBYT xã cần quan tâm Nghiên cứu rằng, tỷ lệ người dân hiểu biết dấu hiệu cần đưa trẻ đến sở y tế trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm tỷ lệ cao dấu hiệu sốt cao (88,02%), dấu hiệu khó thở (39,61%) Hiểu biết người dân dấu hiệu quan trọng khác chiếm tỷ lệ thấp có khác hiều biết người dân vùng dấu hiệu: thở nhanh, thở khác thường, ho nhiều, ngủ li bì, co giật, rút lõm lồng ngực yếu tố khác, vùng thành thị có tỷ lệ hiểu biết tốt vùng lại Đây nhu cầu quan trọng người dân theo vùng miền chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mà TYTX cần chuẩn bị để cung ứng đầy đủ dịch vụ phục vụ cho hoạt động quan trọng hoạt động CSSK trẻ em bà mẹ khác vùng nông thôn/miền núi 73 4.3 Thực trạng sử dụng dịch vụ trạm y tế xã người dân .73 Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, TYTX nơi để người dân tiếp cận ốm đau Nhiệm vụ TYT thực dịch vụ kỹ thuật CSSK ban đầu, đỡ đẻ thông thường, cung cấp thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe Nhưng thực tế nhiều TYT không thực tốt nhiệm vụ mà chủ yếu thực hoạt động phòng bệnh.Việc sử dụng dịch vụ TYTX nguyên nhân dẫn đến tình trạng tải khám, chữa bệnh bệnh viện tuyến ảnh hưởng đến hiệu công tác bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân.Để cải thiện chất lượng DVYT xã/phường địa phương cần có tranh tổng thể thực trạng sử dụng dịch vụ TYT người dân chất lượng DVYT để có giải pháp khuyến khích người dân đến TYTX 73 Tình hình sử dụng DVYT người dân 73 Nghiên cứu cho thấy, nhìn chung đối tượng mắc bệnh cấp, mạn tính TYTX bệnh viện hai loại hình cung cấp DVYT mà người dân tìm đến sử dụng chiếm tỷ lệ cao DVYT khác Trong trường hợp đối tượng mắc bệnh cấp tính việc sử dụng dịch vụ TYT xã (44,04%) cao bệnh viện (25,69%) có khác nơi sinh sống: thành thị (31,48%), nông thôn (26,09%) miền núi (78,13%) Kết nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu Chu Văn Tuyến cho thấy, người ốm lựa chọn TYTX để KCB chiếm tỷ lệ cao (42,9%) [57] Tuy nhiên, nghiên cứu thấp so với nghiên cứu Phạm Khành Tùng: người dân bị ốm đến KCB TYTX chiếm tỷ lệ 59,6%và nghiên cứu tác giả Trần Đăng Khoa cho thấy tỷ lệ 55,2% [58] , [59] Như vậy, người dân sử dụng DVYT tuyến xã vùng miền núi cao vùng thành phối nông thôn.So sánh với số nghiên cứu trước, kết phù hợp với nghiên cứu khác Việt Nam nghiên cứu Trần Thị Kim Lý Nguyễn Đình Dự [3], [16] Kết phản phần tin tưởng người dân vùng vào dịch vụ TYT Đồng thời, phản ánh CBYT xã cung cấp tốt dịch vụ KCB cho người dân địa phương theo Quyết định Bộ Y tế [29] 73 Tuy nhiên, trường hợp bị bệnh mạn tính đối tượng nghiên cứu có xu hướng tìm đến dịch vụ bệnh viện chiếm tỷ lệ cao TYTX (48,73% 37,09%) có khác hành vi sử dụng DVYT vùng: thành thị (31,54%), nông thôn (17,46%) miền núi (60,98%) Kết cho thấy, bệnh mạn tính cần có theo dõi điều trị lâu dài CBYT có trình độ chuyên môn cao chuyên khoa, trang thiết bị kỹ thuật y tế phù hợp Thực tế, bệnh viện tuyến đáp ứng đủ yêu cầu điều trị bệnh mạn tính, TYTX thiếu nhân lực y tế, đặc biệt bác sỹ chuyên khoa khác thiếu sở hạ tầng TTB y tế Do vậy, người dân tìm đến dịch vụ bệnh viện họ bị bệnh mạn tính với niềm tin chất lượng DVYT tuyến tốt để điều trị, tỷ lệ tiếp cận sử dụng DVYT bệnh viện cao tuyến xã bệnh nặng bệnh mãn tích 74 Như bàn luận, vấn đề bật nghiên cứu cho thấy, TYTX vùng miền núi nông thôn nhiều khó khăn nhân lực, sở hạ tầng, trang thiết bị y tế… tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ TYTX miền núi chiếm tỷ lệ cao so với vùng thành thị nông thôn Vậy đâu nguyên nhân cho vấn đề này? .74 Lý người dân lựa chọn sở y tế để khám chữa bệnh .74 Với chủ trương Đảng Chính phủ đa dạng hóa loại hình cung cấp DVYT.Hiện nay, bên cạnh hệ thống y tế Nhà nước, khu vực khám y tế tư nhân tham gia cung cấp nhiều DVYT phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân Do người dân lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu, họ đến thẳng bệnh viện tuyến tỉnh, chí tuyến trung ương y tế tư nhân để KCB, mà không cần giới thiệu tuyến Trong năm qua, hệ thống y tế nước ta kiện toàn mạng lưới tổ chức từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo thực công KCB cho đối tượng nghèo, trẻ em nhân dân vùng sâu, vùng xa, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân dân CSSK thực công KCB 74 Nghiên cứu cho thấy, nhìn chung người dân bị bệnh cấp tính mạn tính lý lớn cho việc KCB có BHYT sở y tế Với người dân thành thị nông thôn họ thường có xu hướng chọn bệnh viện để KCB có BHYT (58,82% 16,67%) Trong đó, người dân miền núi lại chọn TYTX có BHYT (52,0%) tuyến chuyển lên Một số tỷ lệ người dân chọn sở KCB lí phục vụ thuận tiện, bênh nhẹ khỏi nhanh, thời gian chờ đợi nhanh, thuận tiền/gần nhà hay tin tưởng chất lượng Kết nghiên cứu khác với nghiên cứu tác giả Trần Thị Kim Lý cho thấy, người dân chọn CSYT gần nhà (70,94%) có BHYT (52,99%) [3] Sự khác biệt nghiên cứu Trần Thị Kim Lý thực cứu xã thuộc vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai [3] Tuy nhiên, kết phù hợp với nghiên cứu Trịnh Văn Mạnh (2007) [60] Như vậy, nghiên cứu rằng, TYTX thực tốt quy trình KCB thẻ BHYT cho người dân giúp người dân thêm tin tưởng tăng việc sử dụng dịch vụ KCB TYTX 75 Vấn đề quan trọng nghiên cứu xác định lý điều kiện đến TYTX sử dụng dịch vụ người dân mắc bệnh Đây điều mà TYTX cần phải nhận thấy để chủ động việc nâng cao chất lượng cung ứng đủ DVYT đáp ứng nhu cầu CSSK người dân Nghiên cứu cho thấy, lý chủ yếu người dân không đến TYTX đủ thuốc (19,68%) không đủ trang thiết bị (26,10%).Nghiên cứu thấp so với nghiên cứu tác giả Chế Ngọc Thạch cho thấy, tỷ lệ người ốm không sử dụng DVYT TYTX thiếu thuốc 93,1%, TTB không đủ, không tốt 79,3% [61] Tuy nhiên, khác biệt nghiên cứu tác giả thực xã nghiên cứu Do vậy, giải pháp để giải vấn đề này, để người dân tìm đến sử dụng DVYT TYTX? Đây không toán khó cho ngành y tế mà cho tất ban ngành địa phương Khi hỏi đối tượng tham gia nghiên cứu, điều kiện cần để người dân đến KCB TYTX phần lớn TYTX cần bổ sung thêm thuốc (38,89%), thêm trang thiết bị (36,44%) Ở hai điều kiện này, người dân miền núi mong muốn TYT xã bổ sung chiếm tỷ lệ nhiều người dân thành thị nông thôn Bên cạnh đó, TYTX cần có chế toán BHYT (13,78%), nâng cao trình độ chuyên môn (12,22%) người dân thành thị mong muốn TYTX cần có điều kiện chiếm tỷ lệ cao người dân nông thôn miền núi 75 Tóm lại, việc tăng cường cung cấp hoạt động nhằm nâng cao kiến thức người dân chăm sóc vấn đề sức khỏe, TYTX cần chủ động tranh thủ hỗ trợ ban ngành địa phương, tổ chức xã hội để bổ sung, mua mới, thay TTB, thuốc thiết yếu Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế trạm thôn xóm.Thực hoạt động thiết thực giúp TYTX đáp ứng nhu cầu CSSK bảo vệ nâng cao sức khỏe cho người dân ngày tốt 76 Tình hình sử dụng thẻ BHYT người dân 76 Cùng với phát triển kinh tế ngày hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, có sách BHYT phát huy hiệu công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân BHYT giải pháp lâu dài để đảm bảo cung cấp nguồn tài cho dịch vụ KCB.Trong năm gần đây, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ BHYT tiếp cận tối đa dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến.Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật quỹ BHYT chi trả.Nghiên cứu cho thấy, người dân tìm đến CSYT để KCB có BHYT chiếm tỷ lệ cao so với lý khác Khi hỏi người dân mắc bệnh mạn tính người dân có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ cao (78,00%) người dân thành thị có thẻ BHYT (80,68%), nông thôn (77,73%) miền núi (75,38%) Kết cao so với nghiên cứu Tiên Du, Bắc Ninh [62]: 12,7% ngưởi ốm có thẻ BHYT số người có thẻ BHYT có 44,47% sử dụng thẻ để KCB Nghiên cứu Chu Văn Tuyến Hải Dương cho thấy, tỷ lệ người dân bị bệnh cấp mạn tính có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ 39,3% [57] Và cao so với nghiên cứu Phạm Khánh Tùng Bình Xuyên, Vĩnh Phúc [58] tỷ lệ người dân sử dụng BHYT để KCB 56,8%.Sự khác biệt nghiên cứu thực vùng sinh thái khác Như vậy, nghiên cứu cho thấy tham gia BHYT có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng dịch vụ KCB TYTX Điều đáng quan tâm người ốm có tỷ lệ sử dụng BHYT chiếm tỷ lệ cao (84,8%), nhiên việc sử dụng thẻ BHYT họ KCB chiếm tỷ lệ 68,61% 76 Tình hình sử dụng dịch vụ CSSKSS bệnh phụ khoa 77 Theo nghiên cứu, việc sử dụng BPTT cặp vợ chồng chiếm tỷ lệ cao (80,51%) ba vùng: thành thị (78,29%), nông thôn (83,92%), miền núi (79,41%); tỷ lệ phù hợp với thực tế trạm y tế tình hình thực BPTT tỷ lệ áp dụng đạt khoảng 70% đến 85%.Kết nghiên cứu tương đồng với kết niên giám thống kê Y tế năm 2006 tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh TYT toàn quốclà 78,0% [63].Trong BPTT, người dân sử dụng que cấy tránh thai chiếm tỷ lệ cao (43,39%), bao cao su (13,92%) thuốc uống (15,08%) Nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu thực Tây Nguyên (2004) [64]: tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT đại 76,9% Kết cho thấy, nhu cầu sử dụng BPTT người dân cần phảiđược ban ngành đoàn thể có TYT xã quan tâm, động viên tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng tốt nhu cầu trì việc sử dụng BPTT người dân 77 Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện, điều trị kịp thời bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục (lậu, giang mai), u xơ, ung thư cổ tử cung.Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng dịch vụ CSSK bệnh phụ khoa thể tốt TYTX, thể việc người dân tin tưởng đến khám phụ khoa TYT xã, phường chiếm tỷ lệ cao cao so với CSYT khác (64,21%) Bên cạnh đó, số lần khám phụ khoa trung bình năm người dân ba vùng lần năm Nghiên cứu thấp so với báo cáo tổng kết Bộ Y tế, cho thấy số lần phụ nữ khám thai trung bình năm 2,5 lần [65].Như vậy, người dân có hiểu biết tốt tầm quan trọng việc khám phụ khoa định kỳ Tuy nhiên, đa phần chị em e ngại việc phải thăm khám vùng kín, số khác lại cho bệnh khám, thực tế, nhiều chị khám phát bị viêm nhiễm đường sinh sản, u xơ, ung thư cổ tử cung Do vậy, sở y tế, đặc biệt TYTX cần tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ khó khăn để giúp người dân tin tưởng thăm khăm phụ khoa định kỳ 77 Người dân miền núi đến khám phụ khoa TYTX chiếm tỷ lệ 70,24% cao người dân nông thôn (69,66%) thành thị (54,08%) Ngoài ra, người dân đến khám phụ khoa sở y tế họ tư vấn BPTT viêm nhiễm đường sinh sản Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tư vấn vấn đề chiếm tỷ lệ hạn chế ba vùng: thành thị (58,94%), nông thôn (55,17%) miền núi (62,69%) Nhận thức vai trò quan trọng việc tư vấn BPTT viêm nhiễm đường sinh sản, CSYT, đặc biệt TYTX cần tăng cường hoạt động tư vấn để đáp ứng nhu cầu CSSK bệnh phụ khoa cho người dân 77 4.4 Khả cung ứng dịch vụ y tế Trạm Y tế xã 78 KẾT LUẬN 93 Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ trạm y tế xã người dân số vùng/miền Việt Nam năm 2014 93 Khả cung ứng dịch vụ y tế trạm y tế xã số vùng/miền năm 2014 93 Một số yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng dịch vụ y tế trạm y tế xã số vùng/miền 94 KHUYẾN NGHỊ 96 Đề xuất với Bộ Y tế: có chiến lược, sách: 96 Đề xuất với y tế tuyến trên: 96 Đối với trạm y tế xã/phường 96 Nghiên cứu 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .97 PHỤ LỤC – DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU 98 PHỤ LỤC – BỘ CÔNG CỤ .118 PHỤ LỤC – MỘT SỐ KẾT QUẢ 167 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG HÌNH HÌNH - MÔ HÌNH SỬ DỤNG DVYT Ở MỸ NĂM 1968 HÌNH - KHUNG SỬ DỤNG DVYT HÌNH - MÔ HÌNH CUNG ỨNG DVYT THEO MASSOUD.[9] .5 HÌNH - TỶ LỆ NHÂN LỰC Y TẾ PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ VÀ THEO TUYẾN, 2008.[22] 14 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DVYT : Dịch vụ y tế NVYT : Nhân viên y tế HGĐ : Hộ gia đình CSSK : Chăm sóc sức khỏe TYT : Trạm y tế TYTX : Trạm y tế xã CBYT : Cán y tế SKSS : Sức khỏe sinh sản TTB : Trang thiết bị YHCT : Y học cổ truyền KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KCB : Khám chữa bệnh BYT : Bộ y tế UBND : Ủy ban nhân dân TTYT : Trung tâm y tế BHYT : Bảo hiểm y tế WHO : World Health Organization( Tổ chức Y tế Thế giới) PVS : Phỏng vấn sâu TLN : Thảo luận nhóm CB : Cán BV : Bệnh viện CSSKTE : Chăm sóc sức khỏe trẻ em CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản 4.1 Trạm y tế có danh mục tủ thuốc cấp cứu: 1= Có 2= Không? 4.2 Anh chị vui lòng đánh điền số lượng vào cột số có theo danh mục thuốc có trạm y tế STT Tên nhóm thuốc Tổng số theo quy định Thuốc gây tê, mê Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút bệnh xương khớp 24 14 Thuốc chống dị ứng dùng trường hợp mẫn Thuốc giải độc thuốc dùng trường hợp ngộ độc Thuốc chống co giật, chống động kinh Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 94 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt Thuốc điều trị ung thư điều hòa miễn dịch Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 10 Thuốc chống parkinson 11 Thuốc tác dụng máu 13 12 Thuốc tim mạch 30 13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 24 14 Thuốc dùng chẩn đoán 15 Thuốc tây sát trùng sát khuẩn 16 Thuốc lợi tiều 17 Thuốc đường tiêu hóa 57 18 Hocmon thuốc tác động hệ thống nội tiết 19 19 Huyết globulin miễn dịch Số có STT Tên nhóm thuốc Tổng số theo quy định 20 Thuốc giãn ức chế cholinesterase 21 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 13 22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ chống đẻ non 23 Dung dịch thẩm phân phúc mạc 24 Thuốc chống rối loạn tâm thần 25 Thuốc tác dung đường hô hấp 17 26 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân acidbase dung dịch tiêm truyền khác 27 Khoáng chất vitamin Số có Cộng 24 396 THÔNG TIN VỀ TÀI LIỆU/PHÁC ĐỒ CHUYÊN MÔN Anh chị vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng! Stt 10 Danh mục Hướng dẫn TCMR Bảng hướng dẫn KHHGĐ Bản hướng dẫn CS trước sinh Phác đồ cấp cứu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sốt rét Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh lao Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm bệnh lao HIV Hướng dẫn chẩn đoán vàđiều trị bệnh lây qua đường tình dục Hướng dẫn chẩn đoán điều trị tiểu đường Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tim mạch mãn tính Có Không THÔNG TIN VỀ THỰC HIỆN THEO DANH MỤC KỸ THUÂT THỦ THUẬT THỰC HIỆN TẠI XÃ Anh chị vui lòng đánh dấu X ghi cụ thể vào ô tương ứng! Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) (2) HỒI SỨC TÍCH CỰC 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Thổi ngạt Bóp bóng Ambu qua mặt nạ Ép tim lồng ngực Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đ.thở) Rửa dày Băng bó vết thương Cố định tạm thời bệnh nhân gãy xương Cầm máu (vết thương chảy máu) Vận chuyển bệnh nhân an toàn Đặt ống thông dày Thông bàng quang Thụt tháo phân Đặt sonde hậu môn Tét lẩy da (Prick test) Tét nội bì Tét áp bì (Patch test) Tiêm da, da, bắp thịt Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Cũ, hư, hỏng (8) (9) Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) 10 11 12 2 (2) NHI KHOA Thụt tháo phân Thổi ngạt Bóp bóng Ambu Ép tim lồng ngực Thủ thuật Heimlich Băng bó vết thương Cố định tạm thời bệnh nhân gãy xương Cầm máu (vết thương chảy máu) Đặt ống thông dày Cho ăn qua ống thông dày Rạch rộng vòng thắt nghẹt bao quy đầu Đặt ống thông bàng quang DA LIỄU Ph.thuật đ.trị loét ổ gà, nạo vét lỗ đáo Nạo vét lỗ đáo không viêm xương TÂM THẦN Liệu pháp lao động điều trị Xử trí loạn thần cấp Y HỌC CỔ TRUYỀN Điện châm Thủy châm (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Lý khác (Ghi cụ thể) Cũ, hư, hỏng (8) (9) Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) 10 11 12 13 14 3 (2) Xoa bóp Bấm huyệt Cứu Ôn châm Mai hoa châm Chích lể Ngâm thuốc Xông thuốc Xông khói thuốc Bố thuốc Chườm ngải Sắc thuốc thang Giác hút GÂY MÊ HỒI SỨC Th.dõi thân nhiệt nhiệt kế thường Gây tê thấm chỗ Giảm đau sau phẫu thuật paracetamol, thuốc không steroide TIẾT NIỆU - SINH DỤC Cắt hẹp bao quy đầu Mở rộng lỗ sáo Chích áp xe tầng sinh môn CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Lý khác (Ghi cụ thể) Cũ, hư, hỏng (8) (9) Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) (2) Ph.thuật vết thương phần mềm - 10cm Nắn gãy trật khớp khuỷu Nắn trật khớp vai Bó bột ống gãy xương bánh chè Chọc hút máu tụ khớp gối, bó bột ống Nẹp bột loại, không nắn Chích rạch áp xe BỎNG Cấp cứu bỏng kỳ đầu SẢN Đặt tháo dụng cụ tử cung Thay băng làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm trùng toàn Hồi sức sơ sinh ngạt Bóp bóng Ambu, thổi ngạt sơ sinh Theo dõi quản lý thai sản thường Chăm sóc rốn sơ sinh Hút thai tuần Đỡ đẻ thường chỏm Nghiệm pháp bong rau, đỡ rau, kiểm tra bánh rau Kiểm soát tử cung Cắt khâu tầng sinh môn 1 10 11 (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Lý khác (Ghi cụ thể) Cũ, hư, hỏng (8) (9) Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) (2) 12 Khâu rách tầng sinh môn độ 13 Kỹ thuật tắm bé MẮT - TAI - MŨI - HỌNG 10 11 1 Đốt lông xiêu Thông rửa lệ đạo Lấy dị vật kết mạc Khâu da mi đơn giản sang chấn Chích chắp, lẹo Nặn tuyến bờ mi, đánh bờ mi Rửa đồ, xử trí bỏng mắt tia hàn Đo thị lực Sơ cứu chấn thương bỏng mắt Lấy dị vật họng miệng Khí dung mũi họng THĂM DÒ CHỨC NĂNG Điện tâm đồ HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU-MIỄN DỊCH-DI TRUYỀN Tìm ấu trùng giun máu Công thức máu Soi tươi tế bào cặn nước tiểu XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Lý khác (Ghi cụ thể) Cũ, hư, hỏng (8) (9) Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) (2) Thời gian máu chảy Thời gian máu đông Co cục máu Nghiệm pháp dây thắt Định nhóm máu hệ ABO NƯỚC TIỂU Định tính Protein (test nhanh) Định tính Đường (test nhanh) CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC Bacbiturate (test nhanh) Benzodiazepin (test nhanh) Glycemie- tự động Gross Hình dạng hồng cầu nước tiểu Sắc tố mật- nước tiểu VI SINH-KÝ SINH TRÙNG Nhuộm soi trực tiếp XN tìm vi trùng Lao (nhuộm Zielh-Nelsen) Soi tìm ký sinh trùng sốt rét Soi ký sinh trùng đường ruột Nhuộm soi tìm nấm 2 (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Lý khác (Ghi cụ thể) Cũ, hư, hỏng (8) (9) Số TT TÊN KỸ THUẬT Đánh giá địa phương Thực Không thực Lý không thực dịch vụ Nhân lực Thiếu cán (1) (2) (3) (4) (5) Trang thiết bị Tr.độ Không chưa có đáp ứng thiếu (6) (7) Lý khác (Ghi cụ thể) Cũ, hư, hỏng (8) (9) THÔNG TIN VỀ TÀI CHÍNH CỦA TRẠM NĂM 2014: 5.1 Nguồn thu: STT Nguồn thu Ngân sách nhà nước BHYT Viện phí Viện trợ Địa phương (xã, huyện…) Khác Tổng Số tiền Ghi 5.2 Chi: STT Khoản chi Số chi (Đv: 1000 đ) Lương, phụ cấp cho CBYT Chi cho KCB Chi cho Truyền thông Chi cho hoạt động dự phòng Khác Tổng Ghi THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM NĂM 2014: (Anh chị vui lòng phô tô báo cáo thống kê y tế xã/phường/thị trấn năm 2013 theo QĐ số 3440/QĐ-BYT ngày 17 tháng năm 2009) TỬ VONG VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG TRẺ EM DƯỚI TUỔI (Anh chị vui lòng phô tô sổ A6 – Sổ tử vong trạm y tế xã năm 2013) ……, Ngày… tháng… năm 2014 TRẠM TRƯỞNG TRẠM Y TẾ (Ký tên đóng dấu) PHỤ LỤC – MỘT SỐ KẾT QUẢ Bảng - Nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai bà mẹ Nội dung Thành thị Miền núi n(%) Có thai ý muốn Nông thôn Tổng P n(%) n(%) n(%) 7(4,61) 13(9,1) 2(1,5) 22(5,1) 0,014 0,29 Có thai ý muốn sử dụng BPTT Vòng tránh thai 1(25,0) 2(25,0) 0(0,0) 3(25,0) Bao cao su 0(0,0) 4(50,0) 0(0,0) 4(33,3) Thuốc uống 2(50,0) 1(12,5) 0(0,0) 3(25,0) Thuốc tiêm 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) Khác 1(25,0) 1(12,5) 0(0,0) 2(16,7) Xử trí có thai ý muốn Bỏ thai 5(3,3) 7(4,9) 2(1,5) 14(3,3) Để đẻ 147(96,7) 136(95,1) 134(98,5) 0,272 417(96,7) Bảng - Kiến thức nhu cầu chữa bệnh cho trẻ trẻ bị tiêu chảy (n=409) Nội dung Thành thị n(%) Nông thôn n(%) 104(74,3) Kiến thức cách cho trẻ 108(77,7) ăn/bú bị tiêu chảy Lý không cho trẻ ăn/bú bình thường bị tiêu chảy Người khác khuyên 1(0,7) 6(4,3) Sợ trẻ bệnh nặng thêm 5(3,6) 17(12,1) Trẻ không chịu bú 0(0,0) 1(0,7) Mất sữa 0(0,0) 0(0,0) Khác 133(95,7) 116(82,9) Miền núi n(%) Tổng n(%) 109(83,9) 321(78,5) 0,155 0(0,0) 11(8,5) 0(0,0) 0(0,0) 119(91,5) 7(1,7) 33(8,1) 1(0,2) 0(0,0) 368(90,0) 0,006 Các dấu hiệu cần đưa trẻ đến sở y tế trẻ bị tiêu chảy (n=409) Da nhăn nheo 20(14,4) 3(2,1) 4(3,1) Nôn nhiều 69(49,6) 60(42,9) 49(37,7) Khát nước 51(36,7) 29(20,7) 41(31,5) Ăn uống kém, bỏ bú 47(33,8) 40(28,6) 52(40,0) Sốt 65(46,8) 89(63,6) 66(50,8) Phân có máu 31(22,3) 21(15,0) 12(9,3) Không đỡ/ ốm nặng 55(39,6) 44(31,4) 53(40,8) 27(6,6) 178(43,5) 121(29,6) 139(34,0) 220(53,8) 64(15,7) 152(37,2) p 0,000 0,139 0,012 0,140 0,013 0,013 0,219 Tiêu chảy >3 lần/ngày Đái Có dấu hiệu nước Khác Không biết 73(52,5) 20(14,4) 51(36,7) 4(2,9) 2(1,4) 90(64,3) 0(0,0) 7(5,0) 2(1,4) 1(0,7) 71(54,6) 2(1,5) 12(9,2) 19(14,6) 6(4,6) 234(57,2) 22(5,4) 70(17,1) 25(6,1) 9(2,2) 0,107 0,000 0,000 0,000 0,069 Bảng - Kiến thức dấu hiệu cần đưa trẻ đến CSYT bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (n=409) Nội dung Thành thị n(%) Nông thôn n(%) Miền núi n(%) Khi trẻ bị NKHH cấp tính, dấu hiệu cần đưa trẻ đến sở y tế Không đỡ 33(23,7) 41(29,3) 35(26,9) Thở nhanh 36(25,9) 11(7,9) 21(16,2) Khó thở 56(40,3) 53(37,9) 53(40,8) Thở khác thường 33(23,7) 8(5,7) 25(19,2) Không uống được/bỏ bú 33(23,7) 27(19,3) 20(15,4) Ốm nặng hơn/rất nặng 34(24,5) 23(16,4) 22(16,9) Sốt cao 118(84,9) 123(87,9) 119(91,5) Ngủ li bì 34(24,5) 19(13,6) 19(14,6) Ho nhiều 85(61,2) 103(73,6) 99(76,2) Co giật 51(36,7) 31(21,6) 23(17,7) Rút lõm lồng ngực 36(25,9) 7(5,0) 2(1,5) Không biết 1(0,7) 0(0,0) 3(2,3) Khác 3(2,2) 0(0,0) 7(5,4) Tổng n(%) 109(26,7) 68(16,6) 162(39,6) 66(16,1) 80(19,6) 79(19,3) 360(88,0) 72(17,6) 287(70,2) 105(25,7) 45(11,0) 4(1,0) 10(2,4) p 0,576 0,000 0,870 0,000 0,224 0,166 0,244 0,032 0,015 0,001 0,000 0,146 0,016 Bảng - Lý người dân lựa chọn sở y tế lần khám chữa bệnh cấp tính Lý lựa chọn nơi KCB Đến hiệu thuốc (n=11) Giờ phục vụ thuận tiện Bệnh nhẹ, khỏi nhanh Thuận tiện/ gần nhà Không đủ tiền KCB Đến TYT (n=48) Là nơi KCB xã/phường Do tuyến chuyển lên Có BHYT Trước điều trị Tin tưởng vào chất lượng Bệnh nhẹ, khỏi nhanh Thành thị n(%) Nông thôn n(%) Miền núi n(%) 3(42,9) 2(28,6) 2(28,6) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 1(33,3) 1(33,3) 0(0,0) 0(0,0) 1(100,0) 0(0,0) 3(27,3) 2(18,2) 4(36,4) 1(9,1) 0,618 1,000 0,682 0,364 0(0,0) 0(0,0) 1(4,0) 1(2,1) 1,000 0(0,0) 10(58,8) 0(0,0) 2(11,8) 0(0,0) 0(0,0) 1(16,7) 0(0,0) 3(50,0) 0(0,0) 1(4,0) 13(52,0) 3(12,0) 2(8,0) 1(4,0) 1(2,1) 24(50,0) 3(6,3) 7(14,6) 1(2,1) 1,000 0,222 0,361 0,057 1,000 Tổng n(%) p Thuận tiện/ gần nhà Đến bệnh viện (n=26) Do tuyến chuyển lên Có BHYT Có trang thiết bị đại/đủ Giờ phục vụ thuận tiện Thuận tiện/ gần nhà 2(11,8) 3(50,0) 5(20,0) 10(20,8) 0,138 1(5,6) 15(83,3 ) 1(5,6) 1(5,6) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 1,000 1(14,3) 0(0,0) 1(14,3) 0(0,0) 1(14,3) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 1(3,9) 16(61,5 ) 2(7,7) 1(3,9) 1(3,9) 0,001 0,529 1,000 0,308 Do bệnh nặng/không chữa 0(0,0) 1(14,3) 0(0,00 1(3,9) 0,308 Khác 0(0,0) 1(13,3) 1(100,0) 2(7,7) 0,022 Bảng - Lý người dân lựa chọn sở y tế lần khám chữa bệnh cấp tính Thành thị n(%) Nông thôn n(%) Miền núi n(%) Tổng n(%) p Đến TYT (n=3) Có BHYT Tin tưởng vào chất lượng 1(50,0) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 1(100,0) 1(33,3) 1(33,3) 0,667 0,333 Do bệnh nặng/không chữa 1(50,0) 0(0,0) 0(0,0) 1(33,3) 0,667 0(0,0) 3(100,0 ) 0(0,0) 0(0,0) 7(77,8) 7(43,8)_ 0,009 3(75,0) 3(33,3) 9(56,3) 0,136 1(25,0) 0(0,0) 1(6,3) 0,437 Lý lựa chọn nơi KCB Đến bệnh viện (n=16) Do tuyến chuyển lên Có BHYT Thuận tiện/ gần nhà Bảng - Lý người dân lựa chọn sở y tế lần khám chữa bệnh mãn tính Lý lựa chọn nơi KCB Đến hiệu thuốc (n=8) Giờ phục vụ thuận tiện Thuận tiện/ gần nhà Mua thuốc theo đơn cũ Đến TYT (n=102) Là nơi KCB xã/phường Do tuyến chuyển lên Có BHYT Trước điều trị Tin tưởng vào chất lượng Thành thị n(%) Nông thôn n(%) Miền núi n(%) Tổng n(%) p 1(100) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 4(10,0) (0,0) 1(33,3) 1(33,3) 1(33,3) 2(25,0) 5(62,5) 1(12,5) 0,214 0,071 0,500 5(12,2) 0(0,0) (54,6) (0,0) 2(4,0) 5(10,0) 13(12,8) 5(4,9) 0,000 0,076 17(34,0) 12(24,0) 1(2,0) 45(44,1) 14(13,7) 4(3,9) 0,000 0,007 0,445 28(68,3) 0(0,0) 1(2,4) 1(9,1) 3(7,32) 0(0,0) Giờ phục vụ thuận tiện Thuận tiện/ gần nhà Không có thời gian Đến bệnh viện (n=72) Là nơi KCB xã/phường Do tuyến chuyển lên 0(0,0) 3(7,3) (2,4) 3(27,3) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 18(36,0) 0(0,0) 3(2,9) 21(20,6) 1(1,0) 0,001 0,001 0,510 1(3,13) 2(6,3) 0(0,0) 0(0,0) 1(7,1) 8(57,1) 2(2,8) 10(13,9) 0,480 0,000 Được giới thiệu đến 1(3,1) 26(81,3 ) 0(0,0) 0(0,0) 3(3,1) 0(0,0) 0(0,0) 1(1,4) 1,000 20(76,9) 4(28,6) 50(69,4) 0,002 1(3,9) 3(11,5) 1(3,9) 0(0,0) 1(7,1) 0(0,0) 1(1,4) 4(5,6) 4(2,8) 0,556 0,135 1,000 Có BHYT Trước điều trị Tin tưởng vào chất lượng Có trang thiết bị đại/đủ Bảng - Lý người dân lựa chọn sở y tế lần khám chữa bệnh mạn tính Lý lựa chọn nơi KCB Thành thị n(%) Nông thôn n(%) Miền núi n(%) Đến hiệu thuốc (n=4) Giờ phục vụ thuận tiện Mua thuốc theo đơn cũ Đến TYT (n=9) 1(100) 0(0,0) 1(100) 0(0,0) 0(0,0) 2(100) 2(50,0) 2(50,0) 0,333 0,333 Là nơi KCB xã/phường 2(40,0) 1(100,0) 0(0,0) 3(33,3) 0,286 Có BHYT Trước điều trị Tin tưởng vào chất lượng Đến bệnh viện (n=31) 0(0,0) 1(20,0) 2(40,0) 0(0,0) 0(0,0) 0(0,0) 1(33,3) 1(33,3) 1(33,3) 1(11,1) 2(22,2) 3(33,3) 0,444 1,000 1,000 Do tuyến chuyển lên 0(0,0) 2(20,0) 8(53,3) 10(32,3) 0,036 Có BHYT Tin tưởng vào chất lượng Thuận tiện/ gần nhà 5(83,3) 0(0,0) 0(0,0) 6(60,0) 1(10,0) 1(0,0) 6(40,0) 0(0,0) 0(0,0) 17(54,8) 1(3,2) 1(3,2) 0,222 0,516 0,516 Do bệnh nặng/không chữa 1(16,7) 0(0,0) 0(0,0) 1(3,2) 0,194 Tổng n(%) p Bảng - Số lượng thuốc có Trạm y tế xã theo nhóm thuốc năm qua Thành phần nhóm thuốc Thuốc gây tê, mê Nông thôn Thành thị ± SD ± SD 1,83±1,57 1,7±1,52 Miền núi ± SD 1,93±1,25 Chung p ± SD 1,81±1,48 0,193 Thành phần nhóm thuốc Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút bệnh xương khớp Thuốc chống dị ứng mẫn Thuốc giải độc/ngộ độc Thuốc chống co giật, động kinh Thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt Thuốc chống parkinson Thuốc tác dụng với máu Thuốc tim mạch Thuốc điều trị bệnh da liễu Thuốc dùng chẩn đoán Thuốc tẩy sát trùng sát khuẩn Thuốc lợi tiểu Thuốc đường tiêu hóa Hormon- thuốc tác động vào hệ nội tiết Huyết globulin miễn dịch Thuốc giãn ức chế cholinesterase Thuốc điều trị bệnh mắt, tai, mũi họng Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ chống đẻ non Thuốc chống rối loạn tâm thần Thuốc tác dụng đường hô hấp Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân acid-base dung dịch tiêm truyền khác Khoáng chất vitamin Nông thôn ± SD Thành thị ± SD Miền núi ± SD 8,51±6,62 9,63±5,61 9,42±6,77 0,294 3,58±2,55 2,73±3,14 2,2±1,92 2,73±2,74 2,48±2,26 2,03±2,22 2,87±2,73 3,37±2,86 2,14±1,81 3,12±2,68 0,042 2,8±2,81 0,087 2,13±2 0,39 19,7±23,1 15,4±20,7 18,2±22,6 17,8±22,2 0,495 1,23±0,82 0,98±0,79 1,05±0,83 1,1±0,81 0,219 0,45±1,25 2,01±2,49 4,42±5,43 5,23±5,42 0,04±0,21 2,21±1,43 1,28±1 12,3±12,6 0,12±0,42 1,32±2,08 3,76±4,58 4,27±4 0,11±0,31 1,77±1,44 1,3±1,32 7,92±10,8 0,37±0,86 2,27±2,72 4,6±4,54 4,7±4,63 0,16±0,37 1,84±1,55 1,76±1,02 10,3±13,4 0,32±0,95 1,84±2,44 4,24±4,93 4,77±4,78 0,09±0,29 1,97±1,47 1,41±1,14 10,3±12,3 2,62±4,03 3,05±3,59 4,77±4,32 3,29±4,04 0,002 0,16±0,47 0,11±0,42 0,31±0,67 0,18±0,51 0,495 0,81±1,11 0,59±0,87 0,49±0,68 0,66±0,95 0,366 4,66±3,94 3,06±3,26 3,05±3,39 3,72±3,66 0,004 2,19±1,52 2,13±1,54 2,42±1,62 2,23±1,55 0,594 2,41±2 6,15±4,69 2,43±2,48 4,59±3,65 1,69±2,1 4,82±4,23 2,24±2,21 0,063 5,3±4,29 0,062 3,78±2,15 3,91±2,25 4,42±2,06 3,98±2,17 0,144 8,6±6,25 6,8±5,23 7,57±5,34 7,74±5,73 0,125 10,00±7,4 Chung ± SD p 0,602 0,065 0,319 0,700 0,518 0,115 0,006 0,016