1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập lớn môn học quản trị thương hiệu

11 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 99 KB

Nội dung

Bài làm Câu 1: * Xây dựng thương hiệu thành phố Hải Phòng: Là thành phố cảng biển quốc tế, một trọng điểm phát triển kinh tế biển, Hải Phòng đã và đang từng bước xây dựng và nâng cao t

Trang 1

Câu 1: Với kiến thức đã học được từ môn học quản trị thương hiệu hãy chỉ ra các

công việc cần làm để xây dựng thương hiệu thành phố Hải phòng Trình bày các nguyên tắc lựa chọn kiến trúc thương hiệu qua một ví dụ cụ thể

Câu 2: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bản sắc và thương hiệu của 1 doanh nghiệp

tại Hải Phòng Hãy phân tích chiến lược thương hiệu của một doanh nghiệp ở Hải Phòng

mà anh chị biết

Bài làm Câu 1:

* Xây dựng thương hiệu thành phố Hải Phòng:

Là thành phố cảng biển quốc tế, một trọng điểm phát triển kinh tế biển, Hải Phòng

đã và đang từng bước xây dựng và nâng cao thương hiệu biển gắn với các sản phẩm, dịch

vụ từ biển

Xác lập vị thế biển

4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền; có 8/15 quận, huyện tiếp giáp với biển, trong đó

2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ) Vùng biển Hải Phòng có vị trí quan trọng về nhiều mặt quốc phòng an ninh, kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước Bên cạnh đó, vùng biển Hải Phòng còn được biết đến bởi có tính đặc thù cao về đa dạng sinh học, có giá trị bảo tồn cao, hội tụ đầy đủ các loại hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam Đó là vừa có biển, vừa có rừng; đặc biệt Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và 2 Khu bảo tồn biển quốc gia Cát Bà, Bạch Long Vĩ đang được quy hoạch, xây dựng Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định vùng biển Cát Bà, nhất là vịnh Lan Hạ là khu vực có đa dạng sinh học cao nhất vịnh Bắc Bộ với nhiều hệ sinh thái tiêu biểu và loài sinh vật biển quý hiếm, vẫn giữ được nét hoang sơ còn nguyên vẹn Cát Bà đang được UNESCO, IUCN hỗ trợ xây dựng Mô hình phòng thí nghiệm học tập cho sự phát triển bền vững của khu vực và quốc tế Với sự phong phú về tiềm năng, Hải Phòng phát triển ngành kinh tế biển với đa dạng ngành nghề cùng một loạt ngành dịch vụ kèm theo

khai thác các tiềm năng của biển Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

“Mạnh về biển, làm giàu từ biển”, Ban Thường vụ Thành ủy có Nghị quyết 27-NQ/TU về

Trang 2

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 10) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Thành phố Hải Phòng đạt được nhiều kết quả trong việc phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo Dải ven biển Hải Phòng đóng góp khoảng 30% vào GDP toàn thành phố Với 35 cảng biển, được trang bị thiết bị bốc xếp tiên tiến hiện đại, lượng hàng hóa thông qua cảng trên địa bàn qua các năm tăng cao (năm 2000 đạt 7,6 triệu tấn; năm 2013 đạt 51,9 triệu tấn) Dịch vụ cảng biển tại Hải Phòng phát triển nhanh, đa dạng về chủng loại

và có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia Đội tàu biển có khoảng 600 tàu đăng ký hoạt động, chiếm 35,5% tổng số tàu đăng ký trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường vận tải hàng hóa trong và ngoài nước Hiện nay, Hải Phòng có 4.200 tàu đánh cá, trong đó hơn 1.200 tàu công suất trên 90 CV có khả năng đánh bắt xa bờ Hải Phòng gắn liền việc phát triển kinh tế biển với thực hiện giữ vững chủ quyền biển đảo Thành phố tích cực đẩy mạnh xây dựng Hải Phòng trở thành một trong 5 trung tâm hậu cần nghề cá lớn của cả nước, giảm số lượng tàu nhỏ đánh bắt gần bờ và phát triển đội tàu lớn đánh bắt

xa bờ Có 38 cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản, chiếm 75% số lượng cơ sở chế biến trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; giá trị sản xuất thủy sản của thành phố có tốc độ tăng bình quân 7,5%/năm, sản lượng tăng 5,19%/năm (giai đoạn 2007-2011) Doanh thu du lịch biển chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu của toàn ngành du lịch

với các sản phẩm, dịch vụ từ biển Ngoài việc phát triển thương hiệu hàng hóa, sản vật truyền thống như: nước mắm Cát Hải, đồ hộp Hạ Long, bào ngư Bạch Long Vỹ, mực và

tu hài Cát Bà ,để phát triển kinh tế biển và thương hiệu biển, thành phố ưu tiên tập trung nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế biển, lấy vùng ven biển làm trục phát triển, lấy hành lang vận tải ven biển làm hướng chính, giảm vận tải trên bộ Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, mang đặc trưng của thành phố cảng, đạt tiêu chuẩn của một thành phố hiện đại Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế biển, cụ thể: góp phần hoàn thành tuyến đường ô-tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng theo hướng điện khí hóa; nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường thủy, xây dựng hệ thống các cảng sông; ưu tiên đầu tư đồng

Trang 3

bộ, hiện đại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; nâng cấp sân bay Cát Bi trở thành cảng hàng không quốc tế thứ 2 của miền Bắc; đầu tư nạo vét tuyến luồng chính vào Cảng Hải Phòng; hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế lớn, hiện đại Xác định xây dựng thương hiệu biển không chỉ là việc khai thác, sử dụng biển thế nào cho hợp lý, hiệu quả và bền vững mà còn là liên kết giữa các ngành, nghề trong việc xây dựng một thương hiệu mang tầm vĩ mô Do đó, cần có cơ chế, cơ cấu lại ngành nghề kinh tế biển cho hợp lý, thích hợp để huy động sự tham gia tích cực, sự phối hợp, hợp tác của các

bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu biển.Thành phố tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế biển như: Quy hoạch không gian biển, quy hoạch thủy sản, quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, quy hoạch phát triển dịch vụ logistics, quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững trên quần đảo Cát Bà, đề án thành lập công viên địa chất Cát Bà, đề án đánh giá tổng hợp hiện trạng vùng bờ; rà soát kết nối các quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh

tế biển Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh biển, đảo; thúc đẩy hợp tác các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; chủ động xúc tiến và thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các tỉnh, thành phố quốc tế có nhiều điểm tương đồng với Hải Phòng và có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển

và phát triển KTXH các khu vực ven biển và hải đảo từ trung ương đến địa phương, việc đưa thương hiệu biển trở thành thương hiệu quốc gia sẽ giúp khai thác những thế mạnh và tiềm năng biển; góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược “Mạnh về biển, làm giàu từ biển” đến năm 2020 của Việt Nam, trong đó có thành phố Hải Phòng, bảo đảm vững chắc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển

Trang 4

* Các nguyên tắc lựa chọn kiến trúc thương hiệu:

Về cơ bản có thể hình dung kiến trúc thương hiệu như một bảng phả hệ hoặc một

sơ đồ tổ chức mà các vị trí trong sơ đồ là các thương hiệu thay cho các cá nhân Mục đích chủ yếu của kiến trúc thương hiệu là hình thành một cơ cấu mang tầm chiến lược đối với việc phát triển sản phẩm và thương hiệu trong các doanh nghiệp Trong đó có nhiều chủng loại sản phẩm được nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng

Như được biết có rất nhiều hình thái kiến trúc thương hiệu khác nhau

* Mô hình thương hiệu gia đình

Mô hình này là mô hình thương hiệu truyền thống được áp dụng từ lâu nhất trong quản trị thương hiệu, doanh nghiệp áp dụng cho nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới Với mô hình thương hiệu gia đình, doanh nghiệp chỉ sở hữu một tên thương hiệu duy nhất và gắn nó cho mọi sản phẩm, dịch vụ của mình Các tập đoàn trên thế giới sử dụng thành công mô hình này như Panasonic, Samsung … còn những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có thể kể đến là FPT, Vinaconex, Lilama, Viglacera, Bitis …

Ưu điểm chính mà mô hình này thể hiện rõ rệt nhất đó là sự dễ dàng trong việc

quản trị thương hiệu vì chỉ có duy nhất một thương hiệu Chi phí quảng bá thương hiệu thấp, mức độ tập trung đầu tư cho thương hiệu cao Khi xây dựng thương hiệu mạnh với

mô hình này, doanh nghiệp có thể đạt rất nhiều lợi ích Chẳng hạn khi doanh nghiệp đưa

ra một loại sản phẩm mới mang thương hiệu gia đình, thị trường có thể dễ tiếp nhận hơn với sản phẩm hàng hóa đó vì đã biết đến thương hiệu Giầy thể thao Biti’s không phải là một sản phẩm có sức cạnh tranh cao như các sản phẩm giầy thể thao khác, nhưng do thương hiệu Biti’s vốn đã nổi tiếng với các sản phẩm dép – nên khi ra mắt thị trường giầy Biti’s cũng nhanh chóng được tiếp nhận

Nhược điểm chính của mô hình này là nguy cơ rủi ro cao Chỉ cần một chủng loại

sản phẩm nào đó gặp rắc rối hoặc bị tẩy chay toàn bộ thương hiệu gia đình sẽ bị ảnh hưởng Ngoài ra, mô hình thương hiệu gia đình cũng không thích hợp khi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề Vì khi đó một liên tưởng tích cực về lĩnh vực kinh doanh này

có thể làm trở ngại cho việc kinh doanh trong lĩnh vực khác Ví dụ, thương hiệu Vinaconex là thương hiệu của nhà thầu xây dựng vì thế khi Vinaconex chuyển sang kinh

Trang 5

doanh sản phẩm như là bánh kẹo hoặc nước giải khát sẽ khó mà thuyết phục được người tiêu dùng

* Mô hình thương hiệu cá biệt

Mặc dù có những lợi thế không thể phủ nhận, nhưng mô hình xây dựng thương hiệu gia đình không thể đáp ứng được việc đa dạng hóa dòng sản phẩm và quản trị rủi ro

Do vậy một mô hình khác được sử dụng đó là mô hình thương hiệu cá biệt Với mô hình thương hiệu cá thể các thương hiệu cá biệt được tạo ra phù hợp riêng với từng chủng loại sản phẩm, tập khách hàng, mang các thuộc tính khác nhau Các thương hiệu cá biệt này có liên hệ rất ít hoặc không có mối liên hệ nào với thương hiệu doanh nghiệp

Trong thực tế cách nhận biết dễ nhất mô hình thương hiệu cá biệt đó là các sản phẩm, hàng hóa không mang tên của doanh nghiệp sản xuất, phân phối mà chúng có tên riêng Người tiêu dùng chỉ biết đến tên của sản phẩm đó mà không hề biết hoặc biết rất ít

về nhà sản xuất là ai Chẳng hạn như Tân Hiệp Phát sở hữu rất nhiều nhãn hàng đồ uống như: Number 1, Trà xanh O độ, Dr Thanh, Soya … nhưng người tiêu dùng chỉ biết tới Number 1 hay Dr Thanh mà không cần biết đến Công ty Tân Hiệp Phát

Ưu điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: mô hình này phù hợp với những

doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa với đặc thù riêng cao và phục vụ nhiều tập khách hàng khác nhau Các doanh nghiệp có quy mô tầm trung và năng động thường áp dụng mô hình này để đưa sản phẩm của mình ra thị trường Ưu điểm thứ 2 là mô hình này hạn chế rủi ro khi một nhãn hàng bị rắc rối cũng không làm ảnh hưởng đến nhãn hàng khác của cùng doanh nghiệp Ví dụ như khi trường hợp của Bia Laser mặc dù gặp thất bại nhưng không ảnh hưởng đến việc ra mắt sản phẩm Number 1 sau đó của Tân Hiệp Phát Ngoài ra, ưu điểm của mô hình này còn thể hiện ở sự năng động và hiệu quả khi thâm nhập các thị trường mới – đặc biệt là các thị trường địa phương Ví dụ khi sản phẩm trà xanh Real Leaf của Coca-cola thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc phát âm Real Leaf chính là một trở ngại cho người tiêu dùng, do vậy Coca-cola tiến hành “local hóa” nhãn hiệu này thành Real Leaf – Thanh mát và việc đổi tên này cũng không hề ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thương hiệu chung của Coca-cola

Nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: Đầu tiên là chi phí đầu tư cho

từng thương hiệu rất lớn, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có hàng trăm thương

Trang 6

hiệu khác nhau (Unilever có hàng trăm nhãn hiệu, Nestle có 7200 nhãn hiệu, Coca-cola

có hơn 3000 nhãn hiệu) Ngoài ra mô hình thương hiệu cá biệt cũng khiến cho các thương hiệu ra đời sau không tận dụng được uy tín của các thương hiệu trước đó và uy tín của doanh nghiệp Việc quản trị một số lượng thương hiệu lớn là một khó khăn và đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp

* Mô hình đa thương hiệu

Đây là mô hình thương hiệu năng động nhất nó bao hàm cả mô hình thương hiệu

gia đình và mô hình thương hiệu cá biệt Mô hình này tận dụng lợi thế của cả 2 mô hình trên và hạn chế nhược điểm của từng mô hình Sự kết hợp cả 2 mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá thể được thực hiện theo nhiều cách Sau đây là những cách phổ biết nhất:

Kết hợp đối xứng: là sự kết hợp trong đó thể hiện vai trò của thương hiệu gia

đình và thương hiệu cá biệt như nhau, có cùng vai trò trong việc cấu thành một thương hiệu mới Ví dụ Microsoft Window; Honda Future; Samsung Galaxy; Apple Ipad … việc kết hợp đối xứng này vừa giúp cho thương hiệu sản phẩm vừa nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu doanh nghiệp vừa thể hiện được rõ nét những khác biệt của riêng sản phẩm mang thương hiệu đó

Kết hợp bất đối xứng: là khi mà thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt

được trình bày bất đối xứng Trong đó một thương hiệu sẽ đóng vai trò chủ đạo, thương hiệu còn lại sẽ bổ sung đầy đủ ý nghĩa khác biệt Ví dụ: Sony Vaio; Nokia E71 … trong những ví dụ này thì Sony và Nokia đóng vai trò là thương hiệu chính, tạo ra sự khác biệt còn Vaio hay E71 chỉ là chỉ dẫn cụ thể về một dòng sản phẩm của Sony hay Nokia Kiểu kết hợp này thường được áp dụng khi mà thương hiệu gia đình có mức độ nhận biết và uy tín cao và làm cho việc ra mắt sản phẩm mới nhanh hơn, dễ được thị trường chấp nhận hơn

Có một số trường hợp sự kết hợp là ngược lại Thương hiệu gia đình có vai trò

ít quan trọng hơn, trong khi đó thương hiệu cá biệt được nhấn mạnh hơn Đó là trường hợp khi thương hiệu gia đình chi phối ít hơn đến các thương hiệu cá biệt và các thương hiệu cá biệt góp phần quan trọng hơn để củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu gia đình Ta thấy sự kết hợp này trong thực tế ở các sản phẩm như sữa Dielac của Vinamilk…

Trang 7

Ưu điểm của mô hình đa thương hiệu: khai thác được lợi thế và uy tín của

thương hiệu gia đình nhằm hỗ trợ và tăng cường cho thương hiệu cá biệt Hạn chế được rủi ro khi có thương hiệu cá biệt nào đó gặp rắc rối Quan hệ giữa thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt trong mô hình này mang tính tương hỗ do vậy cả thương hiệu gia đình

và thương hiệu cá biệt đều hưởng lợi từ sự tương hỗ này

Nhược điểm của mô hình đa thương hiệu: đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải có hệ

thống quản trị thương hiệu chuyên nghiệp

Không có một mô hình thương hiệu nào định sẵn cho doanh nghiệp Việc lựa chọn

mô hình thương hiệu phải căn cứ vào tình huống cụ thể Khi áp dụng các mô hình thương hiệu doanh nghiệp phải tính đến các mục tiêu chiến lược lâu dài cũng như khả năng thực

tế để triển khai Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, biết được điều này và vận dụng một cách hiệu quả sẽ giúp bạn đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu

Câu 2:

* Mối quan hệ giữa bản sắc và thương hiệu của một doanh nghiệp:

Công ty Vinasoy sớm nhận thấy rằng, sữa đậu nành “Fami” của Công ty phát triển khá mạnh và trở thành một trong những sản phẩm đậu nành được ưa thích nhất trên thị trường

Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam, vốn là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, đã quyết định mở rộng dòng sản phẩm này Theo đó, tên gọi “VinaSoy” được đăng ký làm tên thương hiệu mẹ, bao trùm cho toàn bộ các sản phẩm đậu nành trong tương lai

Nghiên cứu của Công ty đã chỉ ra rằng, không giống như các công ty sản xuất đồ uống và nước giải khát khác, VinaSoy chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm chế biến từ đậu nành Trọng tâm kinh doanh rõ ràng này cộng với mối liên hệ gắn liền với một trong những loại thực phẩm thiên nhiên bổ dưỡng và tốt nhất cho sức khỏe đã trở thành nền tảng cốt lõi cho chiến lược khác biệt hóa của VinaSoy Đây cũng chính là cơ sở kích hoạt

ý tưởng sáng tạo ra mẫu logo độc đáo của VinaSoy cùng với câu định vị thương hiệu

“Duy nhất đậu nành Riêng dành cho bạn.” (Only soy Only for you.)

Trang 8

Công ty Vinasoy cũng đã lựa chọn các màu sắc thương hiệu có mối liên hệ gần gũi với thiên nhiên và một cặp phông chữ riêng dùng làm kiểu chữ thương hiệu, nhằm thể hiện sự đơn giản tự nhiên của các sản phẩm đậu nành bổ dưỡng và sự chân thành gửi gắm trong thương hiệu VinaSoy Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh rất phù hợp với tính cách thương hiệu VinaSoy, cũng như kế hoạch giới thiệu các sản phẩm chế biến từ đậu nành của Công ty trong tương lai VinaSoy đã thực hiện được điều này khi gần đây họ cho ra mắt sản phẩm mới sữa đậu nành mè đen thơm ngon và bổ dưỡng với hương vị độc đáo

Thông thường, khi một thương hiệu sản phẩm đơn lẻ phát triển lớn mạnh, các sản phẩm mới sẽ được mở rộng từ bản sắc nhận diện của sản phẩm gốc và sản phẩm gốc đó sẽ trở thành thương hiệu mẹ Tuy nhiên, trong trường hợp của VinaSoy, thương hiệu mẹ mới lại được giới thiệu từ một thương hiệu mà cuối cùng nó sẽ trở thành thương hiệu nhánh nằm dưới thương hiệu mẹ ấy

Bất cứ khi nào mối quan hệ thương hiệu bị điều chỉnh, hoặc trong trường hợp VinaSoy là giới thiệu mối quan hệ mới ra thị trường, hoặc thậm chí nếu như thiết kế bao

bì thay đổi chẳng hạn, những điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ khách hàng dễ bị nhầm lẫn và doanh số bán hàng sẽ sụt giảm, trừ khi doanh nghiệp phản công trước với một ngân sách quảng bá rầm rộ Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành việc mở rộng thương hiệu cho VinaSoy với một phương thức tiếp cận đơn giản, kinh tế song cũng hết sức cẩn trọng Với những thay đổi nhỏ về thiết kế bao bì, Vinasoy khéo léo áp dụng mẫu logo VinaSoy mới trên bao bì sản phẩm Fami sao cho tất cả các khách hàng của thương hiệu này có thể nhận thấy mối liên hệ mới giữa Fami và VinaSoy Công ty cũng mở rộng việc

áp dụng bản sắc nhận diện cốt lõi của thương hiệu cho tất cả các tài liệu truyền thông marketing và bắt đầu sử dụng nhận diện của thương hiệu mẹ VinaSoy trong các hoạt động quảng bá thương hiệu như tài trợ cho chương trình “Chọn giá đúng”, “Đuổi hình bắt chữ”

Kể từ sau khi áp dụng, bản sắc nhận diện thương hiệu mới của VinaSoy đã góp phần giúp Công ty tăng trưởng mạnh mẽ, ở mức 150%, trong đó doanh thu và thị phần đều tăng lên gấp đôi so với giai đoạn trước Giờ đây, khi bản sắc thương hiệu VinaSoy đã trở nên gần gũi, thân quen với người tiêu dùng, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam đã sẵn sàng để chuyển dịch sang thể hiện mối quan hệ giữa thương hiệu mẹ - thương hiệu nhánh trên sản

Trang 9

phẩm chủ đạo theo hướng nhấn mạnh thương hiệu mẹ Đồng thời, Công ty cũng sẵn sàng giới thiệu các sản phẩm đậu nành mới để cùng phất cao ngọn cờ thương hiệu VinaSoy Các yếu tố bản sắc nhận diện thương hiệu cốt lõi của VinaSoy:

- Tên thương hiệu và câu định vị thương hiệu đều thể hiện đặc tính quan trọng nhất của bản sắc thương hiệu VinaSoy, đó là sự tận tâm với các sản phẩm chế biến từ đậu nành

- Mẫu logo và màu sắc của VinaSoy thể hiện đặc tính thiên nhiên của thương hiệu

- Hai kiểu chữ tương thích với tính cách của VinaSoy được sử dụng nhất quán trong mọi tài liệu truyền thông

- Tất cả các ấn phẩm đều tuân theo một mẫu định dạng format hiện đại

- Thiết kế bao bì gốc của thương hiệu Fami chỉ được điều chỉnh đôi chút để lưu giữ giá trị nhận biết đã tạo dựng được, đồng thời để giới thiệu logo của thương hiệu

mẹ

- VinaSoy đã bước đầu giới thiệu thành công các sản phẩm mới nằm dưới tên thương hiệu mẹ

* Chiến lược thương hiệu của Công ty Vietravel chi nhánh Hải Phòng:

Công ty Vietravel là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt nam, Vietravel là nhàcung cấp dịch vụ tour trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay Ngày 20/12/1995, Công ty Du lịch và tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải ( Vietravel) ra đời trên cơ sở của trung tâm Du lịch- tiếp thị và dịch vụ đầu tư ( Tracodi – Tourism) được thành lập ngày 15/08/1992, tại 16BIS Alexander de Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà cong mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới

Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại số 190 Pasteur - quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, Vietravel còn có 30 văn phòng, trung tâm, chi nhánh trong cả nước.:

Để tạo ra được một thương hiệu mạnh thì công ty phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu cụ thể và rõ ràng Sau đây là đề xuất của em về chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty Vietravel Hải Phòng:

Trang 10

- Trong chiến lược kinh doanh của công ty thì đa dạng hóa sản phẩm là một trong những vấn đề được công ty hướng tới Do đó công ty nên chọn chiến lược mở rộng dòng sản phẩm hướng tới khác biệt hóa và xây dựng lòng trung thành của khách hàng Trong

đó công ty sẽ xây dựng những sản phẩm cốt lõi của công ty Đó là các tour du lịch khám phá văn hóa Việt Nam, các tour du lịch nghỉ biển… Công ty phải định vị được trong khách hàng hình ảnh về một công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất Để làm được điều này đòi hỏi công ty :

* Bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi cầu của khách để có những điều chỉnh trong sản phẩm Đồng thời, cũng phải thường xuyên nghiên cứu để xây dựng nên các sản phẩm du lịch hay các tuyến điểm du lịch mới Bởi vì, khách du lịch rất thích tìm hiểu và khám phá những cái mới Thêm vào

có tại các tuyến điểm du lịch thì công ty nên kết hợp với các nhà cung cấp ở đó để cung cấp thêm các dịch vụ kèm theo

* Liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ: Đó là việc công ty phải xây dựng một tác phong làm việc chuyên nghiệp trong nhân viên; cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; thường xuyên kiểm tra trình độ nhân viên và sự đáp ứng của các nhà cung cấp Có các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên

- Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với công ty và các sản phẩm của công ty:

* Sản phẩm của công ty phải luôn đổi mới đó là việc công ty tìm ra các điểm đến mới hay các chương trình du lịch mới hấp dẫn phù hợp với thị trường khách mục tiêu của công ty là cán bộ công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên,…

* Công ty phải luôn tôn trọng khách hàng: phải xây dựng văn hóa trong công

ty Các nhân viên phải nhiệt tình cởi mở khi giao tiếp với khách hàng đồng thời chúng ta phải nhiệt tình giúp đỡ họ khi cần thiết

* Luôn luôn thân thiện và gần gũi với khách hàng: Chung ta phải gần gũi với

họ tránh tạo cảm giác xa lánh, phải tìm hiểu sở thích, mong muốn của khách hàng để đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu của họ và phải biết lắng nghe những phàn nàn của khách về sản phẩm để sửa chữaPhải thường xuyên theo dõi những phản ánh của khách để sửa chữa

và phản hồi lại cho khách Ngoải ra, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến hồ sơ khách

Ngày đăng: 07/07/2016, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w