Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Hậu Lộc 4, Thanh Hóa (Số 6) tài liệu, giáo án, bài giảng , luậ...
Trang 1SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
******************
ĐỀ THI THỬ SỐ 6
KÌ THI THPT QUỐC GIA Năm học 2015 – 2016 Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bài thơ về sự cô đơn
Con người có những giây phút thích cô đơn
Để nghe thấy được những điều, có ai bên, không nghe thấy
Nhưng nếu kéo dài thành tháng năm những giây phút ấy
Con người sẽ héo mòn, đau khổ bơ vơ!
Đảo? Đó là sự cô đơn giữa muôn trùng biển khơi
Tuyết trên núi cao! Đó là sự cô đơn giữa mênh mang trời biếc
Lá vàng là sự cô đơn còn có sức để lượn bay
Tiếng vạc đêm sương là sự cô đơn còn kêu lên được !
Thằng Cuội cung trăng là sự trừng phạt bằng cô đơn
Cuộc đời cung phi là sự may mắn cao sang dẫn đến niềm cô đơn tê tái
Vẫn còn vạn tiếng thở dài cô đơn của những người chồng, người cha sống cạnh vợ, cạnh con
Vẫn còn triệu lời cô đơn trong tình yêu trai gái
Không gian cô đơn nhờ nhờ không màu sắc
Thời gian cô đơn khép một vòng vây rất chặt
Bàn tay cô đơn thương bóp nát chính trái tim mình
Bàn chân cô đơn thường dẫn ta đến với Thần, với Phật
"Trăm năm cô đơn: làng Ma-côn-đô không còn dấu vết
Một thoáng cô đơn thôi, đủ cho tôi héo úa cả tâm hồm
Hỡi trái đất, dẫu còn khổ đau, dẫu còn như giọt lệ
Xin đừng là giọt lệ của cô đơn !
Phạm Hổ
Câu 1 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 Cho biết những điều mà tác giả gửi gắm trong bài thơ?
Trang 2Câu 3 Xác đinh biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ trên? Cho
biết hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ: Trả lời trong khoảng 5-8 dòng
Hỡi trái đất, dẫu còn khổ đau, dẫu còn như giọt lệ
Xin đừng là giọt lệ của cô đơn !
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
(1) Danh và thực là một vấn đề cấp thiết trong xã hội Nó sẽ dẫn đến nhiều mối quan
hệ trong cuộc sống và kéo theo những hệ quả về sau Nếu biết thống nhất, hài hòa thì xã hội sẽ phát triển, đất nước sẽ đi lên Nếu không biết thống nhất chúng mà tách rời, nhận thức không đúng đắn, khiến chúng trái ngược nhau thì con người sẽ không được sống thật, cuộc sống sẽ vô nghĩa, đất nước sẽ tụt hậu.
(2) Ngày nay có những người không hiểu chính xác, thậm chí sai lệch về danh và thực.
Ta cần nghiêm khắc phê phán những ai chỉ coi trọng cái danh bên ngoài mà không xem xét kĩ lưỡng cái thực bên trong; hoặc có người không coi trọng cái danh, tự bao biện cho mình bởi bản chất, vì vậy sống khép kín, không có ý chí Cần phải hiểu dù ở thái cực nào thì nó cũng trở nên cực đoan Ta cũng cần lên án hiện tượng hữu danh vô thực, mua quan bán tước, mỗi người, mỗi tập thể vì vậy cần phải rèn luyện, trách mình khỏi những cám
dỗ vật chất, vinh hoa không đáng có.
(3) Trong cuộc sống, con người phải thống nhất giữa cái danh và thực Coi trọng cái thực như phẩm chất, như bản chất con người bên trong mà ta cần trân trọng, nâng niu nó, đồng thời phải biết tô điểm bằng cái danh, làm đẹp cho chính mình, để khẳng định mình giữa cuộc đời này.
(Trích Tuyển tập những bài văn đoạt giải quốc gia học sinh giỏi THPT 2004 – 2014, NXB
Giáo duc Việt Nam, tr 90)
Câu 5 Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 6 Cho biết nội dung chính của đoạn trích?
Câu 7 Chỉ ra hai phép liên kết câu được người viết sử dụng trong đoạn (1)?
Câu 8 Anh/chị hãy cho biết một số biểu hiện của tình trạng hữu danh vô thực trong xã
hội hiện nay? Trình bày một đoạn văn từ 5 - 8 dòng
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Để khẳng định giá trị bản thân, tư duy và hành động là những điều cốt yếu
Anh/chị hãy viết bài văn( khoảng 600 chữ) chia sẻ suy nghĩ về ý kiến trên?
Trang 3Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:
a Bây giờ Mị cũng không nói Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại lấy làm lạ Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói, A Sử cũng không hỏi thêm nữa A Sử bước lại, nắm tay Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị Nó xách một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xõa xuống A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa Trói vợ xong, A Sử thắt nốt cái thắt lung xanh ra ngoài áo rối A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr 8)
b Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe phá mìn của công binh Mĩ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và
to lớn gấp đôi chiếc xe tăng Hai người đi qua trước mặt tôi Họ đến bên một chiếc xe phá mìn Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra mặt ngoài phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống, lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết
đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, tr 71-72)