Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Mổ vá nhĩ đơn thuần, mổ sào bào thượng nhĩ kèm vá nhĩ...Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không nh
Trang 1ĐỀ TÀI
"Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm
tai giữa mạn tính"
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn tính là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ-xương chũm, không có bệnh sinh và căn nguyên đặc hiệu nào [10] Thông thường người ta nói viêm tai giữa trở thành mạn tính khi thời gian chảy tai của tai giữa kéo dài trên
ba tháng Tuy vậy khoảng thời gian này không có tính chất cố định, chúng ta có thể gặp những viêm tai giữa mạn tính ngay từ tháng thứ hai [42]
Đây là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới [14], [20], [42] Theo nghiên cứu sơ bộ của ngành Tai Mũi Họng nước ta, ước tính có khoảng 5% dân số bị viêm tai giữa các loại, chiếm khoảng 6-10% so với các bệnh tai mũi họng [17] Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở một số phường ở Hà Nội là 8,9% [1] Viêm tai giữa mạn ở trẻ em là một bệnh có tần suất khá cao 6,86% [25] Theo các tài trong
và ngoài nước, tỷ lệ viêm tai giữa khoảng 10% ở trẻ em [4], [24] Theo thống kê tại Viện Tai Mũi Họng biến chứng của viêm tai giữa chiếm 60% trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng [13]
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cứu chữa kịp thời đặc biệt là ở trẻ
em do sức đề kháng của trẻ yếu hơn: Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên, liệt mặt… [4], [10], [14], [15], [20], [42]
Viêm tai giữa gây chảy mủ tai kéo dài, ngoài việc gây giảm sức nghe làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Viêm tai giữa mạn tính có triệu chứng lâm sàng đa dạng và được chia làm 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính nhầy, bệnh tích còn khu trú ở niêm mạc và viêm tai giữa mạn tính mủ, bệnh tích đã vượt khỏi niêm mạc và làm tổn thương đến xương [14], [42]
Trang 3Vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính ngoài việc loại trừ bệnh tích còn nhằm đến bảo tồn và phục hồi sức nghe cho bệnh nhân [19], [20], [23], [61]
Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Mổ vá nhĩ đơn thuần,
mổ sào bào thượng nhĩ kèm vá nhĩ Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không những giải quyết được bệnh tích, tránh biến chứng mà còn bảo tồn và phục hồi sức nghe [19], [23], [5560], [60]
Xuất phát từ tính quan trọng, thực tiễn, khoa học của bệnh viêm tai giữa mạn tính và vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng phẫu thuật như nêu trên, chúng tôi
thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu
thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính" nhằm hai mục tiêu:
1 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn tính
2 Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ về phương diện giải phẫu và sức nghe
Trang 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
Từ lâu người ta đã phát hiện những tai có màng nhĩ thủng và tổn thương của xương chũm trên các xác có độ tuổi 2000 năm ở Ai Cập, họ phát hiện ra những lỗ khoan và sự phá hủy xương chũm, người Iran tiền sử đã có những bằng chứng về bệnh tai giữa Viêm tai và viêm tai xương chũm đã được mô tả từ lâu, Hippocrate
mô tả "Tai đau dữ dội và sốt kéo dài sẽ đe dọa gây rối loạn về thần kinh cho bệnh nhân và gây tử vong" [3], [4] Ông là người đầu tiên đã nêu được vai trò của màng nhĩ trong chức năng nghe
Phẫu thuật xương chũm được bắt đầu thực hiện từ thế kỷ 18 [4] Năm 1980, Stacke lần đầu tiên tiến hành mổ triệt căn từ sau ra trước Sau đó Zaufal tiến hành
mổ triệt căn nhưng từ trước ra sau Cuối cùng Schwartze đã hoàn chỉnh cách mổ Wolf thì mở rộng ống tai phía sau trên bắt đầu mở vào sào đạo, sau đó phát triển về sào bào và thượng nhĩ Còn Hautant thì bằng đường đục hình cánh cung, cùng một lúc bào mỏng mặt ngoài các hốc trên để mở đường đi vào các hốc đó
Trong gần 4 thập kỷ qua, đã có nhiều cải tiến làm phong phú thêm phương pháp điều trị phẫu thuật tai xương chũm và tạo hình màng nhĩ
Từ năm 1908 đã lần lượt xuất hiện các loại phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật tạo hình màng nhĩ và sau đó trở thành thường quy vào thập niên 50 của thế kỷ trước [4], [28] Từ năm 1952, Wullstein (Đức) và Zollner (Đức) khởi xướng nguyên lý tạo hình tai giữa vừa giải quyết bệnh tích, vừa tăng cường sức nghe Năm 1956, House
đã hoàn chỉnh kỹ thuật lấy biểu bì và đặt mảnh ghép lên lớp sợi của phần màng nhĩ còn lại, gọi là kỹ thuật Overley Năm 1958, Heermann dùng cân cơ thái dương làm mảnh ghép Năm 1960, Shea đề ra một kỹ thuật đặt mảnh ghép là tĩnh mạch ở mặt dưới màng nhĩ gọi là kỹ thuật Underley Năm 1961, Stors hoàn chỉnh kỹ thuật Underley với mảnh ghép là cân cơ thái dương và phổ biến khắp Hoa kỳ
Trang 5Năm 1962, Heermann dùng sụn nắp tai làm mảnh ghép [13], [28]
Năm 1957, Hall và Rytzner giới thiệu kỹ thuật cắt xương bàn đạp, dùng vật liệu ghép tự thân là xương đe hay xương búa Năm 1958, Shea sử dụng vật liệu thay thế là ống polyethylen Năm 1965, Guilford giới thiệu và phổ cập kỹ thuật chỉnh hình chuỗi xương con bằng xương đe tự thân, kỹ thật này được áp dụng cho đến hiện nay [5]
Năm 1967, Mer là người đầu tiên sử dụng ống nội soi để đánh giá cấu trúc tai giữa [26]
Năm 1998, Bùi Minh Đức đã thực hiện vá nhĩ hoàn toàn qua ống nội soi [26] Ngày nay, phẫu thuật tai giữa dưới sự hướng dẫn của nội soi cứng là một xu hướng phát triển của chuyên khoa tai Ở nước ta đã có nhiều nơi đã áp dụng phẫu thuật nội soi trong phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính [19]
Theo tháng ngày thuật bảo tồn đã phát triển thành phẫu thuật chỉnh hình tai giữa với mục đích là loại trừ bệnh tích, phục hồi tốt về mặt giải phẫu và chức năng cho bệnh nhân [19]
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Hoàng Nam (1999) nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về việc ứng dụng nội soi tai trong tạo hình tai giữa ở người lớn [46]
Phan Văn Dưng (2000) nghiên cứu kết quả phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, cho kết quả chung của phẫu thuật là: Tốt (40%), khá (34%), xấu (26%) [13]
Trương Tam Phong, Nguyễn Văn Cường, Phạm Tuấn Khoa và cs (2002), qua nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình tai giữa tại Bệnh Viện bưu điện II, nhận thấy màng nhĩ liền sau 2 lần tái khám là 86,54% [35]
Trần Văn Khen, Nguyễn Tiến Dũng (2003) nghiên cứu kết quả phẫu thuật vá nhĩ bằng kỹ thuật Underlay trên 131 bệnh nhân, tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa cho kết quả: Tỷ lệ thành công về phương diện giải phẫu là 87%, về sức nghe trung bình tăng 20-30dB [17]
Trang 6Phạm Ngọc Chất (2005) nghiên cứu tạo hình màng nhĩ ở nhóm tuổi nghỉ hưu, tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Thiện Hạnh,
có kết quả: Tỷ lệ lành màng nhĩ là 92,6%; sức nghe phục hồi trung bình là 7 dB [5] Phạm Vũ Thanh Hải, Huỳnh Bá Tân (2008) nghiên cứu ứng dụng nội soi trong phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, các tác giả nhận xét: Kỹ thuật đặt mảnh ghép phù hợp với phương pháp nội soi là kỹ thuật tạo vạt da ống tai màng nhĩ [16]
Lê Trần Quang Minh, Lê Thị Hoa Tiên (2008) nghiên cứu phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi có nhiều
ưu điểm hơn so với kính hiển vi, nhờ khả năng quan sát lỗ thủng màng nhĩ qua nội soi, vẫn có thể đánh giá đầy đủ, các tiêu chí cần thiết cho phẫu thuật viên [26] Nguyễn Tấn Phong (2009) nghiên cứu nội soi chỉnh hình tai giữa trên hốc
mổ khoét chũm tiệt căn [37]
Lương Hồng Châu (2009) nghiên cứu kết quả phẫu thuật kín thì một trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatoma, với hai mục tiêu: Nghiên cứu
tỷ lệ liền màng nhĩ ngay lần đầu tiên phẫu thuật trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatom và nghiên cứu tỷ lệ tái phát cholesteatom sau phẫu thuật kín thì 1 [8]
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- Ở Pháp
Võ Quang Phúc (1993): Phẫu thuật vá nhĩ trên 82 bệnh nhân ở Bệnh Viện Dieu-Nantes với kết quả giải phẫu sau 6 tháng là 92,2%, tăng sức nghe ở trẻ em là 5,6 ± 8,38 dB và ở người lớn là 14,5 ± 14,2 dB
- Ở Mỹ
Bùi Minh Đức (1993) ở Caliofornia: Tác giả trình bày một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và theo dõi bệnh nhân trước và sau mổ vá nhĩ, các giai đoạn và các kỹ thuật cần chú ý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mổ vá nhĩ
Trang 7Gersdorff-M (1995): Vá nhĩ có tỷ lệ thành công về giải phẫu là 87,7%, về sức nghe là 67,2% Tác giả đề nghị có thể mổ vá nhĩ phối hợp trên những tai còn ướt Perkins-R, Bui-HT (1996): Nghiên cứu phẫu thuật trên 113 bệnh nhân mổ vá nhĩ, dùng mảnh ghép là cân cơ thái dương, cố định bằng formol, có kết quả 63% bệnh nhân tăng sức nghe từ 0-10 dB, có 97% bệnh nhân tăng sức nghe sau mổ từ 0-
20 dB Tác giả kết luận đây là phương pháp vá nhĩ có kết quả chức năng tốt và ít biến chứng
Lemon (1997) đã khảo sát trên 200 trường hợp bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần trong năm, cho thấy viêm VA là nguyên nhân quan trọng trong viêm tai giữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị viêm tai giữa nhiều lần Các nguyên nhân khác như: Hở hàm ếch, các khối u ở vòm mũi họng ảnh hưởng đến lỗ mở của vòi nhĩ gây rối loạn thông khí tai giữa hoặc ứ đọng dịch trong hòm nhĩ đưa đến viêm tai giữa
Từ những năm 1950 cho đến nay, phẫu thuật chỉnh hình tai giữa không ngừng phát triển qua những nghiên cứu trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, ngày càng hoàn chỉnh về kỹ thuật nhắm đến bảo tồn, phục hồi về mặt giải phẫu và chức năng cho bệnh nhân Những thành công và thất bại giúp chúng ta rút ra những kết luận bổ ích Tuy nhiên chúng ta phải biết chọn lọc những phương pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng, phù hợp với từng người bệnh góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn
1.2 SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TAI GIỮA
Tai vừa là cơ quan thính giác, vừa là cơ quan điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong
Về mặt phôi thai học, tai ngoài và tai giữa xuất phát từ khe mang thứ 1, rãnh trong của khe mang sinh ra hòm nhĩ và vòi nhĩ, rãnh ngoài của khe mang sinh ra ống tai ngoài và vành tai, màng nhĩ hình thành do sự hàn dính của đáy rãnh trong và rãnh ngoài [41]
Trang 8Tai giữa: Gồm có hòm nhĩ nằm trong phần đá xương thái dương, hòm nhĩ gồm màng nhĩ, chuỗi xương con, khớp bầu dục Tai giữa có 2 phần phụ là vòi nhĩ và xương chũm Tai giữa và xương chũm thông nhau bởi sào đạo Tai giữa có nhiệm vụ dẫn truyền và điều chỉnh âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong [41], [50]
Hình 1.1: Cơ quan thính giác (nguồn Chiristy Krames)
1.2.1 Hòm nhĩ
Hòm nhĩ giống một cái hộp dẹp có sáu thành, nằm trên mặt phẳng đứng dọc, chếch từ trước ra sau Hòm nhĩ được chia làm 2 tầng: Tầng trên gọi là thượng nhĩ chứa chuỗi xương con, tầng dưới gọi là trung nhĩ [41]
1.2.1.1 Màng nhĩ
Vị trí và kích thước
Màng nhĩ là thành ngoài hòm nhĩ, màu trắng bóng, hình bầu dục đường kính đứng khoảng 10 mm, đường kính ngang khoảng 8 mm [27], [28], [38] Màng nhĩ ở
Trang 9người trưởng thành nằm nghiêng và hợp với mặt phẳng của thành trên ống tai ngoài một góc 1400 [27], [38]
Hình 1.2: Màng nhĩ phải nhìn qua phểu soi [33]
1: 1/4sau trên; 2: 1/4 trước trên; 3: 1/4 sau dưới; 4: 1/4 trước dưới
1
2
3
4
Trang 10Hình 1.3: Màng nhĩ Phải nhìn bằng nội soi [61]
Cấu tạo màng nhĩ
Màng nhĩ dày khoảng 0,1 mm được cấu tạo bởi 3 lớp:
Lớp da: Liên tiếp với da ống tai ngoài
Lớp sợi: Gồm lớp tia và lớp vòng, lớp này không có ở phần chùng
Lớp niêm mạc: Liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ
Màng nhĩ được chia làm bốn khu bởi hai đường thẳng: Một đường trùng với cán búa, đường kia vuông góc với đường trên
Phần màng chùng (1/4 trước trên)
Trang 111.2.1.2 Các xương con của tai
Gồm một chuỗi ba xương là xương búa, xương đe và xương bàn đạp nối màng nhĩ với cửa sổ bầu dục Các xương này dính vào thượng nhĩ bởi mạc treo và dây chằng
Hình 1.4: Các xương con của tai [33]
Hình 1.5: Hòm nhĩ và chuỗi xương con (phải) nhìn bằng nội soi [61]
Xương búa Xương đe
Thừng nhĩ
Xương bàn đạp
Trang 121.2.2 Vòi Nhĩ
Là một ống nhỏ nối liền hòm nhĩ với thành bên vòm mũi họng, dài khoảng
35 mm đi từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, đi từ hòm nhĩ đổ vào thành bên họng bằng một miệng vòi hình loa (gọi là loa vòi), vòi nhĩ được lót bởi niêm mạc liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ ở trên và niêm mạc vòm mũi họng ở dưới Gồm hai đoạn, 1/3 trên bằng xương, 2/3 dưới bằng sụn, hai đầu vòi nhĩ thì rộng nhưng chỗ nối của 2 đoạn thì hẹp và được gọi là eo vòi khoảng (2mm và
- Dẫn lưu các chất dịch tiết từ tai giữa xuống họng
Vòi nhĩ thông là một điều kiện đảm bảo cho tai được nghe tốt, nếu tắc vòi nhĩ sẽ gây giảm áp lực trong hòm nhĩ, ứ đọng chất tiết gây viêm tai giữa
Xương chũm được chia làm 3 thể: Thể xốp, thể thông bào, thể đặc ngà [22], [38], [41]
Trang 13Hình 1.6: Xương chũm [54]
1.2.4 Sinh lý tai giữa
Chức năng chính của tai giữa là truyền các rung động sóng âm từ không khí vào chất dịch ở tai trong và tăng thêm cường độ rung động (tác dụng biến thế) để bù vào năng lượng bị mất khi rung động đi vào môi trường lỏng của tai trong
Khi rung động đi từ môi trường không khí vào môi trường nước thì 99,9% năng lực bị dội lại, chỉ có 0,1% là đi vào môi trường nước Ở tai sự giảm năng lực này làm mất 30 dB cường độ của âm thanh Tuy nhiên, nhờ diện tích màng nhĩ lớn hơn 20 lần diện tích cửa sổ bầu dục và hoạt động của chuỗi xương con như là một đòn bẩy với tỷ số tăng cường lực là 1,3 nên đã bù lại được 30 dB đã mất nói trên
Sự dẫn truyền sóng rung động được tiếp tục ở tai trong đến tận cơ quan corti Chức năng thứ hai của tai giữa là bảo vệ tai trong nhờ các cơ của xương búa, xương bàn đạp và lớp đệm không khí trong hòm nhĩ
Chức năng thứ ba là tạo ra sự lệch pha giữa của sổ bầu dục và cửa sổ tròn Những chức năng của tai giữa được thực hiện bằng sự hoạt động của màng nhĩ, chuỗi xương con, các cơ xương búa, cơ xương bàn đạp và vòi nhĩ [41]
Xương chũm Ống tai ngoài
Trang 141.2.4.1 Sự rung động màng nhĩ
Màng nhĩ rung động như một màng vi âm (microphone) khi bị tác động bởi sóng âm và biến sóng âm thành rung động cơ học Biên độ dao động rất nhỏ và thay đổi tùy theo vùng: Vùng có biên độ lớn nhất là vùng dưới rốn và sau rốn Sự rung động này được chuyển trực tiếp vào xương búa vì cán búa dính liền vào màng nhĩ Diện tích rung động của màng nhĩ lớn gấp 20 lần so với diện tích cửa sổ bầu dục, nhờ vậy cường độ của sóng âm được tăng lên 20 lần và biên độ giảm xuống
1.2.4.2 Sự rung động của xương búa và xương đe
Chúng ta có thể coi xương búa và xương đe như một khối thống nhất, có cách rung động giống nhau Sự rung động được thực hiện theo hai trục khác nhau tùy theo đặc tính của âm thanh
Trục trước sau đi từ mỏm trước của xương búa đến trụ ngắn của xương đe được sử dụng đối với âm trầm
Trục trọng lượng đi từ mấu ngắn xương búa đến khớp đe đạp Khối búa đe rung động theo trục này khi nó bị kích thích bởi âm cao
1.2.4.3 Sự rung động của xương bàn đạp
Rung động cơ học từ màng nhĩ được chuyển qua khối búa-đe, rồi đến xương bàn đạp qua khớp đe-đạp Xương bàn đạp di động trong cửa sổ bầu dục theo hai hướng khác nhau tùy theo cường độ Đối với cường độ nhỏ, xương này di động chung quanh trục thẳng đứng, ở bờ sau đế xương bàn đạp giống như một cánh cửa
mà bản lề ở bờ sau cửa sổ bầu dục Đối với cường độ lớn, xương bàn đạp di động theo lối nghiên lên trên và nghiên xuống dưới dọc theo trục nằm đi từ cực trước đến cực sau của cửa sổ bầu dục
Khớp đe-đạp và dây chằng vòng có vai trò rất quan trọng trong việc dẫn truyền lực: Khi thì nó tập trung lực đối với cường độ nhỏ, khi thì nó phân tán bớt lực nếu cường độ lớn
Tóm lại màng nhĩ và các xương con hoạt động như một biến thế năng lượng với tỷ lệ 20/1 và như đòn bẩy với hệ số tăng cường lực 1,3 Tác dụng của hai yếu tố này là 20/1* 1,3=26/1
Trang 15Nếu chúng ta tính bằng cường độ thính lực thì thấy rằng hệ thống màng tiểu cốt giúp cho tai thu hồi được 28 dB trong số 30 dB bị mất khi rung động đi từ môi trường không khí vào chất dịch của tai trong (ngoại dịch và nội dịch)
nhĩ-1.2.4.4 Hoạt động cơ búa và cơ bàn đạp
Cơ búa: Khi cơ này co nó làm căng màng nhĩ bằng cách quay đầu xương búa
ra ngoài và đưa cán búa vào trong Đồng thời nó cũng làm tăng áp lực chất dịch trong mê nhĩ bằng cách kéo thân xương đe ra ngoài, làm cho mỏm dài quay vào trong và ấn xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục
Trái lại cơ bàn đạp kéo chỏm bàn đạp về phía sau và vào trong làm cho mỏm dài của xương đe bị đẩy ra ngoài và đồng thời màng nhĩ đỡ căng Áp lực của nội dịch và ngoại dịch cũng giảm đi
Nói chung tác dụng của hai cơ búa và bàn đạp là thay đổi độ căng của màng nhĩ và áp lực của tai trong, tùy theo tiếng động to hay nhỏ Nhờ vậy tai có thể nghe được những tiếng rất khẽ hoặc chịu nổi những tiếng ầm to Đó là chức năng bảo vệ của cơ búa và cơ bàn đạp
1.3 BỆNH HỌC VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH
Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, thể tiết dịch thường gặp chủ yếu ở trẻ em
Nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức nghe và có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm
1.3.1 Định nghĩa
Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ-xương chũm, không có bệnh sinh và căn nguyên đặc hiệu nào [10], [45] Viêm của tai giữa có thể bao gồm cả viêm xương chũm, đỉnh xương đá và các thông bào
Đa số các tác giả cho rằng viêm tai giữa trở thành mạn tính khi thời gian chảy tai kéo dài trên ba tháng Tuy vậy khoảng thời gian này không có tính chất cố định: Chúng ta có thể gặp những viêm tai giữa mạn tính ngay từ tháng thứ hai [42] Theo Ủy Ban Viêm Tai Giữa của Viện Hàn Lâm Tai Mũi Họng Và Phẫu Thuật Đầu-Cổ Hoa kỳ (1980), viêm tai giữa mạn tính là khi quá trình viêm xảy ra sau hơn 3 tháng liền bị bệnh [10]
Trang 16Theo WHO (1988) viêm tai giữa mạn tính khi chảy mủ tai kéo dài hoặc >2 tuần [13]
1.3.2 Nguyên nhân
Viêm tai giữa mạn tính có nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi [14], [24], [28], [42], [45]:
Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt
Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây: Như cúm, sởi
Do tắc vòi nhĩ
Viêm tai giữa do đặt ống thông nhĩ, chấn thương, áp lực
Các yếu tố yếu tố thuận lợi:
Cấu trúc xương chũm: Loại xương chũm có nhiều thông bào, nhiều niêm mạc lót trong các thông bào dễ bị hơn
1.3.3.1 Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
Thường gặp ở trẻ em, thường do viêm VA, tổn thương chủ yếu ở niêm mạc tai giữa, chưa tổn thương xương
Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn chủ yếu là chảy mủ tai từng đợt (phụ thuộc viêm VA), mủ nhầy, dính, không thối Ít ảnh hưởng sức nghe
Khám tai: Lỗ thủng thường nhỏ, sắc cạnh, thường ở góc 1/4 trước dưới Với viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy, mủ chảy từng đợt kéo dài theo nguyên nhân nếu loại trừ nguyên nhân thì tự khỏi, không để lại di chứng tới sức nghe, lỗ thủng nhỏ nên thường tự liền, thường không gây biến chứng gì nguy hiểm
Trang 171.3.3.2 Viêm tai giữa mạn tính mủ
Gặp ở mọi lứa tuổi, tổn thương cả niêm mạc và xương Có ba thể:
Viêm tai giữa mạn tính thường
Toàn thân: Không có gì đặc biệt
Cơ năng:
- Thường chỉ nặng hay váng đầu
- Nghe kém tăng dần: Lúc đầu truyền âm sau thành hỗn hợp
Thực thể:
- Chảy mủ tai kéo dài, đặc thối, có thể có cholesteame
- Màng nhĩ thủng rộng, bờ nham nhở, sát khung xương, đáy bẩn
Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm
Trên cơ sở viêm tai giữa mạn tính thường, xuất hiện các dấu hiệu của đợt cấp tính và đe dọa các biến chứng
Toàn thân: Sốt cao kéo dài, bộ mặt nhiễm trùng rõ Trẻ nhỏ có thể sốt cao
co giật, rối loạn tiêu hóa
Cơ năng:
- Nghe kém tăng lên rõ rệt
- Đau tai dữ dội, đau từng đợt, đau sâu trong tai, lan ra vùng chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu
- Ù tai, chóng mặt
Thực thể:
- Chảy mủ tai thường xuyên hơn, thối hơn, có thể lẩn máu hoặc cholesteatome
- Vùng chũm sau tai nề đỏ, ấn có phản ứng đau rõ rệt
- Soi tai: Lỗ thủng sát khung xương, có dấu hiệu sập góc sau trên rõ
Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm xuất ngoại
Tình trạng xuất ngoại có thể gặp trong viêm tai xương chũm cấp nhưng thường gặp hơn trong viêm tai giữa mạn tính hồi viêm, khi mủ trong các xoang chũm thoát ra ngoài các xoang chũm gọi là xuất ngoại
Trang 18Tùy vị trí mủ thoát ra mà ta có các thể xuất ngoại sau:
Xuất ngoại sau tai
Xuất ngoại thái dương-gò má (thể Zygoma, hay gặp ở trẻ <12 tháng)
Xuất ngoại mỏm chũm (thể Bézold)
Xuất ngoại vào ống tai (thể Gellé)
Xuất ngoại nền chũm (thể Mouret)
Viêm tai xương chũm khó tự khỏi, bệnh kéo dài gây giảm sức nghe và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng: Viêm màng não, áp xe đại tiểu não, viêm tắc tĩnh mạch bên đây là những cấp cứu trong Tai Mũi Họng
1.4 PHẪU THUẬT VÁ NHĨ
1.4.1 Chỉ định phẫu thuật vá nhĩ
Nhờ sự phát triển của các phương tiện vi phẫu thuật và sử dụng kháng sinh, ngày nay người ta chủ động phẫu thuật để điều trị các viêm tai giữa mủ mạn tính, trái hẳn với thái độ thụ động điều trị bằng nội khoa Phẫu thuật tạo hình màng nhĩ, hòm nhĩ được đặc biệt chỉ định trong các viêm tai giữa mạn tính đã gây những di chứng thủng màng nhĩ và nghe kém [19], [23]
Chỉ định đòi hỏi một số điều kiện cơ bản [19], [23]:
Chế ngự hẳn viêm tai
Khả năng tai trong còn nguyên vẹn
Vòi nhĩ hoạt động tốt
Các cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục còn tốt
1.4.2 Các loại phẫu thuật
Phẫu thuật tai hiện nay được chia làm 2 loại: Phẫu thuật điều trị viêm tai dành cho các trường hợp viêm tai-xương chũm và phẫu thuật điều trị điếc dành cho những trường hợp điếc dẫn truyền hoặc điếc tiếp nhận mà không có viêm tai hoặc quá trình viêm đã ổn định (gồm phẫu thuật phục hồi hệ thống dẫn truyền âm thanh tai giữa và phẫu thuật phục hồi chức năng tiếp âm tai trong) [49]
Trang 19Phẫu thuật vá nhĩ phối hợp mở sào bào thượng nhĩ nhằm hai việc: Giải quyết bệnh tích và tái tạo lại màng nhĩ, trả lại cho tai giữa khả năng dẫn truyền âm thanh
từ màng nhĩ vào tới cửa sổ bầu dục [19], [23], [28], [53], [61]
Có nhiều kiểu vá nhĩ, nhưng trong thực tế thường dùng theo phương pháp của Wullstein, do Wullstein (1953) đề xuất và hệ thống hóa thành 5 kiểu vá nhĩ tùy theo mức độ bệnh tích viêm Gọi là vá nhĩ theo Wullstein I, II, III, IV, V [19], [23]
Kiểu Wullstein I: Vá màng nhĩ đơn thuần Chỉ định cho trường hợp thủng màng nhĩ, tiểu cốt còn tốt, tai khô hoặc chảy dịch nhầy, không chảy dịch mủ
Kiểu Wullstein II: Mở thượng nhĩ kiểm tra các cấu trúc của tai giữa và lấy đi bệnh tích nếu cần, nhưng khung nhĩ và tiểu cốt vẫn được bảo tồn Mảnh ghép
sẽ che phủ thượng nhĩ và lỗ thủng màng nhĩ Chỉ định cho viêm tai giữa mạn tính có bệnh tích thượng nhĩ
Kiểu Wullstein III: Khoét rỗng sào bào thượng nhĩ kèm ghép da vào màng nhĩ và thượng nhĩ, mảnh da ghép phải tỳ vào đầu xương bàn đạp Chỉ định trong trường hợp hệ thống tiểu cốt búa, đe bị hỏng không dùng được nữa
Kiểu Wullstein IV: Khoét rỗng đá chũm toàn phần và cắt bỏ hai gọng xương bàn đạp hoặc bỏ xương bàn đạp hư hại, kèm theo ghép vá da vào hòm nhĩ và vào cửa sổ bầu dục Chỉ định cho trường hợp xương chũm bị tổn thương nhiều, các tiểu cốt bị hư hết
Kiểu Wullstein V: Khoét rỗng đá chũm toàn phần, rồi mở một cửa sổ ở ống bán khuyên ngoài, sau đó ghép da vào hố mổ phủ lên cửa sổ mới mở Chỉ định trong trường hợp xương chũm bị tổn thương nhiều, các tiểu cốt bị hư và cửa sổ bầu dục bị tắc không thể giải phóng được
Trang 20chuyển tế bào đáy từ rìa lỗ thủng ra lỗ thủng là “Sự di chuyển tế bào đáy của biểu
mô thượng bì” giúp làm lành màng nhĩ
Hiện tượng phì đại tế bào thượng bì màng nhĩ ở bờ lỗ thủng làm thu hẹp kích thước lỗ thủng xảy ra khi có sự tăng sinh của các lớp của biểu mổ thượng bì, thuyết khung nâng đỡ được thừa nhận và sử dụng trong dán vật liệu hay trong phẫu thuật tạo hình màng nhĩ bằng các loại cân cơ, thành tĩnh mạch, màng sụn Mảnh ghép có
tác dụng tạo khung nâng đỡ để lớp tế bào thượng bì bít dần lỗ thủng màng nhĩ
Chất liệu được dùng làm mảnh ghép phải đáp ứng điều kiện sinh học sau [35]
- Phải mỏng, đàn hồi, không gián đoạn, 2 mặt nhẵn không tiếp xúc với các thành phần khác của tai
- Phải đảm bảo độ căng và mạch máu nuôi dưỡng có thể bò vào
Các loại mảnh ghép dùng để vá nhĩ thường có 3 loại [13], [19], [28], [35]:
- Loại tự thân
- Loại đồng chủng
- Loại dị chủng
- Ngoài ra còn có sử dụng vật liệu nhân tạo [23]
Trải qua nhiều năm nghiên cứu và áp dụng, hiện nay tại viện Tai Mũi Họng
Hà Nội và khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế thường sử dụng chất liệu ghép là cân cơ thái dương và sụn vành tai, lấy ngay trên bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật (mảnh ghép tự thân)
1.5 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
1.5.1 Tiêu chuẩn thành công của phẫu thuật vá nhĩ dựa vào
Tình trạng chảy mủ tai: Khô hay còn chảy mủ
Tình trạng màng nhĩ: Bịt kín hay còn thủng
Về thính lực [13], [18], [35]
1.5.2 Đánh giá sức nghe
1.5.2.1 Các phương pháp do sức nghe
Hiện tại ở Việt Nam có hai phương pháp để đánh giá sức nghe thông dụng là
đo sức nghe đơn giản và đo sức nghe bằng máy [2], [12]
Trang 21 Đo sức nghe đơn giản: Bằng tiếng nói và bằng âm thoa, thường dùng âm thoa 128 Hz hoặc 256 Hz
Đo sức nghe bằng máy: Đánh giá sức nghe trong buồng cách âm tiêu chuẩn với máy đo sức nghe
1.5.2.2 Các chỉ tiêu để đánh giá sức nghe
Đánh giá sức nghe theo ngưỡng nghe (dB)
Đánh giá sức nghe theo ngưỡng nghe (dB) dựa vào trung bình cộng của 4 tần
số 500, 1000, 2000, 4000 Hz Có nhiều cách phân loại mức độ điếc theo (dB)
Phân loại mức độ điếc theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới [62]:
Trang 22Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 32 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính, được phẫu thuật
vá nhĩ và tái khám sau 6 tháng, tại Bệnh Viện Trung Ương Huế
Thời gian nghiên cứu: Từ 3/2007- 3/2009
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Các trường hợp được chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính
Chảy mủ tai kéo dài >3 tháng [42]
Có thủng màng nhĩ
X quang phim Schüllers: Giảm hoặc mất các thông bào xương chũm tai được mổ [20]
Hiện tại tai được mổ đang ổn định:
Tai ngưng chảy mủ: Niêm mạc tai giữa khô hoặc chỉ còn ẩm ướt
Nếu còn chảy mủ thì chăm sóc tại chỗ và điều trị nội khoa cho đến khi tai
khô thì mới mổ
Vòi nhĩ thông được đánh giá bằng:
Nhỏ thuốc nước vào tai để tiếp xúc với màng nhĩ, bảo bệnh nhân làm nghiệm pháp Valsalva đồng thời quan sát thấy sủi bọt và khí qua lỗ thủng màng nhĩ
Hoặc nhỏ thuốc nước vào tai, ấn bình tai vào ống tai vài lần thì bệnh nhân
có cảm giác đắng trong miệng
Được phẫu thuật vá nhĩ theo phương pháp Wullstein II
Trang 232.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Có tổ chức cholesteatome:
Căn cứ vào lâm sàng (mủ chảy có mùi thối khắm, có vẩy trắng óng ánh
xà cừ)
Phim Schüller:
- Trên phim có hình ảnh khoét rỗng
- Hoặc hình ảnh cuộn khói hay đám mây trắng đang bay trên nền trời xám
Khi phẫu thuật bệnh tích có cholesteatome
Có viêm nhiễm ở mũi xoang và họng đang tiến triển
Những bệnh nhân không đến tái khám
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng
Theo dõi bệnh nhân giai đoạn hậu phẫu:
- Theo dõi bệnh nhân trong giai đoạn đang nằm viện
- Theo dõi bệnh nhân giai đoạn xa sau mổ (sau khi ra viện 6 tháng)
Lập phiếu theo dõi bệnh nhân với các chỉ tiêu nghiên cứu thống nhất trước
và sau mổ cho tất cả bệnh nhân được chọn
Trang 242.2.2 Phương tiện nghiên cứu
Bộ dụng cụ khám tai mũi họng thông thường
Máy đo đơn âm tại ngưỡng
Trang 25Hình 2.2: Khoan điện
Hình 2.3: Kính hiển vi phẫu thuật
Trang 262.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1 Đặc điểm chung
Tuổi: Chia ra các nhóm tuổi như sau:
- Trẻ em: ≤15 tuổi
- Người lớn: >15 tuổi
Giới: Nam hay nữ
Địa dư: Ghi rõ địa chỉ cụ thể và số điện thoại để đánh giá về địa dư và mời tái khám về sau
Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp cụ thể, để đánh giá theo các nhóm như sau:
Tiền sử về tính chất chảy mủ tai:
- Chảy tai từng đợt hay liên tục
- Mùa chảy tai nhiều nhất: Quanh năm, xuân, hạ, thu, đông
- Tính chất của mủ tai: Mủ trong loãng, mủ nhầy, mủ đặc thối
Hiện tại: Tai được mổ đã khô hay vừa hết chảy
Trang 27 Triệu chứng cơ năng trước mổ
Đánh giá tình trạng tai giữa nhìn qua lỗ thủng màng nhĩ bằng mắt thường
và bằng kính lúp: Hiện tại tai giữa đã khô hay còn ướt, có nụ sùi hay polype trong tai giữa không
Khám xác định vòi nhĩ thông bằng cách
- Nhỏ thuốc nước vào tai để tiếp xúc với màng nhĩ, bảo bệnh nhân làm nghiệm pháp Valsalva đồng thời quan sát thấy sủi bọt và khí qua lỗ thủng màng nhĩ
Trang 28- Hoặc nhỏ thuốc nước vào tai, ấn bình tai vào ống tai vài lần thì bệnh nhân có cảm giác đắng trong miệng
- Nếu vòi nhĩ không thông thì điều trị đến khi thông mới mổ
Khám xác định không có bệnh đang tiến triển ở vùng mũi họng Nếu có điều trị ổn mới mổ
2.2.3.3 Các đặc điểm cận lâm sàng trước mổ
Đánh giá sức nghe trước mổ bằng thính lực đồ:
Đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng:
- Đo khí đạo và cốt đạo bằng máy Model AC5 trong buồng cách âm tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế
- Do bác sỹ ở phòng đo thính lực khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Trung Ương Huế đo
Tính toán sức nghe của tai bệnh bằng cách lấy trung bình cộng số décibel (dB) sức nghe trên thính lực đồ 4 tần số sinh hoạt là 500 Hz,
1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz [21] Đánh giá mức độ nghe kém (theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới 1988) dựa vào số dB trên thính lực đồ của tai bệnh tính theo trung bình cộng số décibel (dB) sức nghe trên thính lực đồ 4 tần số nêu trên:
Trang 29 Chụp phim Schüllers và đánh giá về các phương diện:
Đánh giá thể loại xương chũm, gồm 3 thể:
- Thể thông bào: Thông bào phát triển mạnh
- Thể xốp: Thông bào phát triển vừa
- Thể đặc ngà: Thông bào phát triển kém
Với kính hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu tai, khoan điện
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản hoặc tê tại chỗ
Mảnh ghép là cân cơ thái dương
Mổ theo phương pháp Wullstein II, với các bước phẫu thuật như sau:
- Rạch da sau tai
- Lấy mảnh cân cơ thái dương dàn mỏng và để khô trên phiến kính
- Làm tươi lỗ thủng để có thời gian tự cầm máu trước khi đặt mảnh vá, trong thời gian này phẫu thuật viên sẽ phẫu thuật xương chũm
- Bóc tách da vùng chũm sau tai và vén da bằng banh tự động, bộc lộ các mốc phẫu thuật ở mặt ngoài xương chũm
- Vào sào bào và thượng nhĩ để kiểm tra và lấy bỏ bệnh tích, nếu cần thì nạo vét bệnh tích
- Bộc lộ khớp búa-đe để kiểm tra sự nguyên vẹn và di động (dưới kính hiển vi phẫu thuật)
- Rạch da ống tai từ vị trí 12 giờ đi vòng xuống cực dưới rồi vòng ra phía trước tới điểm 2-3 giờ thì ngừng lại
Trang 30- Bóc tách da ống tai liền với màng nhĩ, rồi bóc tách màng nhĩ khỏi cán xương búa, rồi vén toàn bộ lên phía trên
- Mảnh ghép được đặt theo kỹ thuật underlay: Đặt mảnh ghép dưới cả 3 lớp màng nhĩ, trên cán búa Đặt lại da ống tai kèm màng nhĩ phủ lên mảnh lên mảnh ghép, cố định mảnh ghép bằng spongel hoặc surgicel
ở trong hòm nhĩ và ống tai ngoài [23], [56]
- Đặt mèche ống tai ngoài và dẫn lưu hố mổ sau tai
- Đóng vết mổ ba lớp (lớp da và hai lớp cân)
- Băng ép
Theo dõi hậu phẫu:
Bệnh nhân nằm viện từ 7 đến ngày
Dùng kháng sinh 7 đến 10 ngày sau mổ
Thay băng ngoài 2 ngày một lần
Rút mèche dẫn lưu sau tai vào ngày thứ hai sau mổ, rút mèche cố định ở ống tai ngoài sau 7-10 ngày, spongel hoặc surgicel cố định có thể để thêm
từ 3-5 ngày nữa
Cắt chỉ vết mổ sau 7 ngày
Làm thuốc tai khô hoặc ướt (có nhỏ kháng sinh tại chỗ) 2 ngày một lần
2.2.3.5 Theo dõi bệnh nhân sau mổ 6 tháng
Triệu chứng cơ năng:
Tai khô hay còn chảy
Sức nghe về chủ quan có cải thiện hay không
Ù tai
Thực thể đánh giá tình trạng mảnh ghép về các phương diện
Liền kín hay không
Hở vị trí nào
Kích thước lỗ hở
Trang 31 Theo dõi biến chứng trong và sau mổ 6 tháng
Cận lâm sàng:
Đo lại sức nghe đơn âm tại ngưỡng tai đã được mổ vá nhĩ
Tính toán lại giảm sút sức nghe đường khí đạo của tai mổ bằng cách lấy trung bình cộng số décibel (dB) sức nghe trên thính lực đồ ở 4 tần số sinh hoạt là 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz để so sánh trước mổ
Đánh giá mức độ nghe kém sau mổ và phân các mức độ, với các tiêu chuẩn như trước mổ:
Tính hiệu quả Rinne [21] là hiệu số của khoảng Rinne trước và sau phẫu thuật, nói cách khác là số dB thu lại được nhờ phẫu thuật
Nếu hiệu quả Rinne [21]:
- >20 dB : Rất tốt
- 11-20 dB : Tốt
- 1-10 dB : Trung bình
- ≤0 : Phẫu thuật thất bại
Chúng tôi sẽ so sánh các triệu chứng cơ năng, thực thể, các thông số thính lực đồ sau mổ với trước mổ để đánh giá kết quả phẫu thuật, đồng thời đối chiếu với các tác giả khác
Trang 322.2.3.6 Đánh giá kết quả phẫu thuật
Kết quả sau mổ 6 tháng về mặt giải phẫu, theo [13], [18]:
Tốt (Tai khô và mảnh ghép liền kín)
Khá (Tai khô và mảnh ghép thủng < trước mổ)
Kém (Tai chảy mủ, hoặc mảnh ghép thủng ≥ trước mổ)
Kết quả sau mổ về chức năng dựa vào thu hồi sức nghe tính theo hiệu quả Rinne với tiêu chuẩn [21]:
Trang 33Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.1 So sánh tỷ lệ các nhóm tuổi
Trang 34Nhận xét: Nhóm tuổi >15-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), nhóm tuổi >50 chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,4%) Tuổi trung bình là 29,18 ± 14,59 tuổi, nhỏ nhất là 9 tuổi, cao nhất là 65 tuổi Sự khác biệt giữa lứa tuổi ≤15 (12,5%) và >15 (87,5%) có
ý nghĩa thống kê, với p<0,05 Sự khác biệt tỷ lệ nam và nữ không có ý nghĩa, với p>0,05
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo địa dư và nghề nghiệp (n=32)
Trang 35Biểu đồ 3.2 Lý do vào viện
Nhận xét: Triệu chứng chảy tai có tỷ lệ cao nhất trong các lý do đến khám (78,1%)
Trang 363.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC MỔ
3.2.1 Các đặc điểm lâm sàng trước mổ
3.2.1.1 Tiền sử
Bảng 3.4: Thời gian chảy mủ tai trong tiền sử (n=32)
Thời gian ≤1 năm 1>-5 năm >5-10 năm >10 năm Tổng
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thời gian chảy tai ≤ 1 năm và > 1 năm
Nhận xét: Số bệnh nhân chảy tai >1 năm là 25 (78,1%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với số bệnh nhân chảy tai ≤1 năm là 7 (21,9%), với p<0,05
Trang 37Bảng 3.5: Tính chất mủ tai trong tiền sử (n=32)
Tính chất mủ tai Loãng Nhầy Đặc thối Đặc không thối Tổng
Nhận xét: Chảy mủ đặc thối là nhiều nhất 56,3%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với chảy mủ loãng, nhầy và đặc không thối
3.2.1.2 Triệu chứng lâm sàng trước mổ
Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng trước mổ (n=32)
Triệu chứng Đau tai Nghe kém Ù tai
Biểu đồ 3.4 Triệu chứng cơ năng trước mổ
Nhận xét: Triệu chứng nghe kém nhiều nhât với tỷ lệ 96,9%, tiếp theo là ù tai với tỷ lệ 78,1%, đau tai là 40,6%
Trang 38Nhận xét: Tỷ lệ lỗ thủng ≤4 mm lớn hơn so với lỗ thủng >4 mm, không có ý
nghĩa thống kê, với p>0,05
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ vị trí lỗ thủng màng nhĩ Nhận xét: Các vị trí thủng chiếm tỷ lệ cao là thủng rộng chiếm tỷ lệ cao nhất (34,4%), tiếp theo là thủng trung tâm (25,0%), thủng trước dưới (21,9%), thủng trước trên (9,4%), sau trên (6,3 %), sau dưới (3,1%) chiếm tỷ lệ thấp
Trang 39Nhận xét: Thủng không sát xương chiếm tỷ lệ lớn với p<0,05
3.2.2 Các đặc điểm cận lâm sàng trước mổ
Bảng 3.11: Loại xương chũm và hình ảnh bệnh lý tai mổ trên phim Schüllers (n=32)
Hình ảnh bệnh lý
Loại xương chũm
Tổng số Tỷ lệ % Thông bào Xốp Đặc ngà
Tổng số 12 (37,5%) 18 (56,3%) 2 (6,3%) 32 100 Nhận xét: Xương chũm loại xốp (thông bào phát triển vừa) chiếm tỷ lệ nhiều nhất 56,3%; tiếp đến là loại thông bào (thông bào phát triển nhiều) chiếm 37,5%; loại đặc ngà (thông bào kém phát triển) là ít nhất 6,3% Phim Schüllers có hình ảnh
mờ đặc là 71,9%, cao hơn mờ nhạt (28,1%), với p<0,05
Trang 40Bảng 3.12: Mức độ nghe kém tai mổ trước mổ (n=32)
Mức độ điếc Điếc nhẹ Điếc vừa Điếc nặng Tổng số
Nhận xét: Trước mổ điếc nhẹ là nhiều nhất 50%; điếc vừa 40,6%; điếc nặng
là ít nhất 9,4% Cường độ mất nghe trung bình trước mổ là 41,8 ± 10,8 dB Ca mất nghe nặng nhất là 71,3 dB; ca mất nghe thấp nhất là 26,3 dB
Bảng 3.13: Khoảng Rinne trước mổ (n=32)
Khoảng Rinne trước mổ <30 dB ≥30 dB Tổng
Nhận xét: Sự khác biệt giữa khoảng Rinne <30 và ≥30 không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 Khoảng Rinne trung bình trước mổ 32,05 ± 8,97 dB Ca có khoảng Rinne lớn nhất là 61,3 dB; ca có khoảng Rinne thấp nhất là 18,7 dB
3.3 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
3.3.1 Bệnh tích đánh giá trong khi mổ
Bảng 3.14: Bệnh tích xương chũm quan sát được khi mổ (n=32)