1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG

5 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 52 KB

Nội dung

BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG . BỆNH LOÉT dạ dày tá TRÀNG .

Trang 1

LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

MỤC TIÊU HỌC TẬP

- Trình bày được nguyên nhân và triệu chứng của loét dạ dày- tá tràng

- Trình bày được biến chứng và điều trị của bệnh loét dạ dày- tá tràng

*NỘI DUNG

1 Đại cương

- Loét dạ dày tá tràng một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới… Nam mắc nhiều hơn nữ, chiếm khoảng 4/5 tổng số bệnh nhân Tuổi mắc bệnh thường từ 20 đến 40 tuổi song bệnh có thể gặp ở người trên 70 tuổi và trẻ

em dưới 10 tuổi

- Loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày (tỷ lệ 3/1 hoặc 4/1 )

- Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mãn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ Bệnh tiến triển do rối loạn thần kinh, thể dịch

và nội tiết của quá trình bài tiết, rối loạn vận động và chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày tá tràng

- Loét dạ dày thường hay gặp ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị Các vị trí khác ( bờ cong lớn, tâm vị …) hiếm gặp hơn -Thương có một ổ loét song có thể có 2 -3 ổ loét trên một bệnh nhân

2 Nguyên nhân

2.1 Yếu tố thần kinh

- Quá căng thẳng về thần kinh, tâm lý hoặc do stress

- Do rối loạn chức năng các tuyến nội tiết

2.2 Do ăn uống

- Ăn uống không điều độ, ăn đồ ăn có nhiều gia vị

- Rượu ,các chất chua cay, thuốc lá, chè đặc …

2.3 Các yếu tố gây loét

- HCL, Pepsin, muối mật

- Men tụy trong những trường hợp trào ngược

- Một số loại thuốc : Aspyrin và các yếu tố kháng viêm không Steroit, Corticoit…

2.4 Helicobacter Pylori ( HP )

- HP là trực khuẩn hình xoắn, gram âm có nhiều roi và ưa môi trường ít không khí

- HP sản xuất men tiêu hủy Protein làm giảm độ quánh của lớp gen chất nhầy bảo vệ

- Gần đây người ta ngày càng chứng minh vai trò của HP trong bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng

Trang 2

3 Triệu chứng lâm sàng

3.1 Lâm sàng

3.11 Triệu chứng cơ năng

+ Đau bụng là triệu chứng chính:

- Vị trí : Bệnh nhân đau vùng thượng vị (loét dạ dày ), đau lệch sang phải (loét hành tá tràng ), có thể đau âm ỉ hoặc đau thành từng cơn

- Cảm giác đau nóng rát

- Hướng lan: Lan sang hạ sườn phải, ra sau lưng (loét hành tá tràng) , lan lên ngực (loét dạ dày)

- Tính chất chu kỳ: Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm Thời kỳ không đau kéo dài trong nhiều tuần lễ, hoặc nhiều tháng, có khi cả năm Thường đến năm sau, vào mùa rét , một chu kỳ đau mới như trên lại xuất hiện Càng về sau đau càng dần mất tính chất chu kỳ

- Liên quan đến ăn uống : Đau theo nhịp điệu trong ngày : thường có liên quan đến bữa ăn đau khi đói, ăn vào thì đỡ đau (loét hành tá tràng ) hoặc đau ngay sau khi ăn (loét dạ dày )

- Khi có biến đổi đặc tính đau do loét có thể báo hiệu có các biến chứng

+ Có khi có ợ hơi, ợ chua

+ Buồn nôn, nôn, ỉa lỏng hoặc táo bón

3.1.2.Triệu chứng thực thể :

- Có phản ứng ở vùng thượng vị, có khi lệch phải

- Có thể thấy dấu hiệu lóc xóc do ứ đọng thức ăn ở dạ dày, do giảm nhu động dạ dày

- Gầy sút nhất là trong đợt đau

- Da xanh, niêm mạc nhợt

3.2 Cận lâm sàng

- Xquang: Chụp dạ dày có chuẩn bị có thể phát hiện thấy ổ loét

- Nội soi dạ dày tá tràng: Bằng ống soi mềm nhìn thấy trực tiếp ổ loét, đánh giá đúng kích thước, vị trí của ổ loét và các tổn thương khác kèm theo

- Xét nghiệm dịch vị: Thường thấy được độ acid tăng

- Sinh thiết qua nội soi

+ Tìm Helicobacter Pylori trong các mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày

+ Chẩn đoán loét lành tính hay ác tính

Trang 3

4 Biến chứng

4.1.Chảy máu dạ dày: Biến chứng hay gặp nhất.

Với nhiều mức độ, bệnh nhân nôn ra máu, sau đó ỉa phân đen Nếu mất nhiều máu sẽ gây trụy tim mạch, hạ huyết áp và có thể có tử vong nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời và có hiệu quả

4.2 Thủng ổ loét: Bệnh nhân đột nhiên đau bụng dữ dội vùng thượng vị , đau như dao đâm.

- Khám thấy bụng cứng như gỗ, có phản ứng thành bụng vùng thượng vị

- Xquang : Có liềm hơi dưới cơ hoành

- Có thể xuất hiện triệu chứng sốc

4.3 Hẹp môn vị:

- Đau ngay sau bữa ăn, nổi rõ nhu động dạ dàyở vùng thượng vị

- Nôn : ra cả thức ăn cũ và mới, nôn được sẽ dịu đau

- Lắc óc ách lúc đói (+)

- Chụp Xquang dạ dày có thuốc cản quang thấy dạ dày giãn to

4.4 Ung thư dạ dày:

- Loét dạ dày có biến chứng ung thư hóa khoảng 5 %, nhất là loét phần ngang bờ cong nhỏ dễ ung thư hơn phần đứng

- Bệnh nhân có thay đổi tính chất, nhịp điệu đau

- Sút cân, thiếu máu

- Nội soi kết hợp sinh thiết để chẩn đoán xác định

5 Chản đoán

5.1 Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

- Đau vùng thượng vị

- Ợ hơi, ợ chua

- Nôn hoặc buồn nôn

- Ấn điểm thượng vị đau tức

- Nội soi dạ dày thấy vị trí ổ loét

- Chụp dạ dày có chuẩn bị thấy ổ loét

6 Điều trị

6.1 Điều trị nội khoa

Trang 4

6.1.1.Chế độ ăn uống

Mục đích của chế độ ăn trong bệnh loét dạ dày - tá tráng là tránh tăng tiết và hạn chế vận động của ống tiêu hoá

-Trong đợt đau nên ăn thức ăn lỏng, mềm (sữa, cháo, súp, bột…)

-Ngoài đợt đau, ăn uống bình thường

+ Hạn chế thức ăn chua,cay, nóng, thức ăn quá ngọt …

+ Nên kiêng rượu, cà phê, chè đặc, gia vị, không hút thuốc lá

6.1.2.Chế độ thuốc

*Thuốc giảm yếu tố gây loét:

- Trung hòa acid HCL đã được bài tiết (Kháng acid): Natribicarbonat, cancicarbonat, Aluminhydroxyt, Malox, Gastropulgite

- Ức chế bài tiết HCL:

+ Thuốc an thần : Seduxen, Meprobamat + Thuốc kháng Cholin :Atropin

+ Các thuốc kháng thụ thể H2 :

- Cimetidin 200 mg x 4 viên /24h x 4-6 tuần

- Ranotidin 150 mg /24h x 4-6 tuần

- Famotidin 40 mg /24h x 4-6 tuần + Thuốc ức chế bơm proton H+ :

Omeprazole , Pantoprazole, Rabenprazole, Lansoprazole, Esomeprazole

*Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Kavet, Bismuth, Gastropulgite, Sucrafat …Các thuốc này được uống trước ăn 30 phút

hoặc lúc bụng đói

*Thuốc diệt Helicobacter Pylori:

- Kháng sinh : Amocyciclin, Tetracyclin …

- Metronidazol và tinidazol, Amlopec, clarythromycine

- Muối Bismuth

Ngoài ra có thể dùng thuốc đông y như: Chè dây, bột nghệ tẩm mật ong

6.2 Điều trị biến chứng :

- Chảy máu :

+ Bù đắp nhanh chóng lượng máu đã mất : Truyền máu, truyền dịch

+ Cầm máu bằng nội soi

Trang 5

+ Chảy máu tiêu hóa tái phát nhiều lần, hoặc chảy máu nặng, điều trị nội khoa không kết quả chuyển điều trị ngoại khoa

6.3 Điều trị ngoại khoa: Được chỉ định khi

- Loét đã được điều trị nội khoa đúng phương pháp trong nhiều năm mà không có kết quả bệnh nhân vẫn đau bụng nhiều

- Hẹp môn vị, thủng dạ dày - tá tràng điều trị ngoại khoa

6.4.Phòng bệnh

- sinh hoạt điều độ, tránh stress

- Hạn chế dùng các chất kích thích: Rượu, chè, cà phê, thuốc lá

- Phòng loét dạ dày – tá tràng do dung thuốc kháng viêm steroid

+ Dùng khi cần thiết, dùng vào bữa ăn, dùng liều tối thiểu

+ Không nên phối hợp hai thuốc kháng viêm

+ Chọn loại thuốc ít gây biến chứng dạ dày nhất

+ Có thể phòng ngừa biến chứng bằng dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết dịch vị

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Bệnh viện Bạch Mai, năm 2011.

2) Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2004.

Ngày đăng: 06/07/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w