1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm loét đại tràng (Phần 1)

8 390 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 137,47 KB

Nội dung

Viêm loét đại tràng (Phần 1) Viêm loét đại tràng là gì ? Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm mạn tính của ruột già (đại tràng). Đại tràng là một phần của ống tiêu hoá, chứa phân. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nối với phía dưới là hậu môn. Ở bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, loétviêm lớp niêm mạc đại tràng gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và chảy máu trực tràng. Viêm loét đại tràng có liên quan chặt chẽ với các bệnh lý viêm nhiễm khác của ruột gọi là bệnh Crohn. Đồng thời, bệnh còn gọi là viêm ruột. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn"s là bệnh mạn tính từ hàng thập niên. Bệnh này ảnh hưởng đến gần 500,000 đến 2 triệu người Mỹ. Đàn ông và đàn bà mắc bệnh ngang nhau. Bệnh thường bắt đầu suốt tuổi niên thiếu đến tuổi trưởng thành, nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện trễ hơn. Bệnh cũng gặp khắp nơi trên thế giới, nhưng thường là ở Mỹ, Anh, và Bắc Âu. Bệnh đặc biệt thường gặp ở người Do Thái. Viêm loét đại tràng hiếm khi gặp ở Đông Âu, Châu Á, và Nam Mỹ, và cũng hiếm thấy ở người da đen. Lý do tại sao vẫn chưa rõ, có sự gia tăng tần suất bệnh này ở những nước phát triển. Nguyên nhân của viêm loét đại tràng là gì ? Nguyên nhân của viêm loét đại tràng và bệnh Crohn’s vẫn chưa rõ. Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ ràng là hai bệnh này có phải là do nguyên nhân nhiễm trùng hay không. Đây cũng không phải là bệnh lây. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn"s là do hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch trong ruột. Hệ thống miễn dịch này bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch proteins do tế bào tạo ra. Các tế bào và các protein này dùng để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn, vi-rút, nấm và các yếu tố ngoại lai xâm nhập khác. Hoạt hoá hệ thống miễn dịch là nguyên nhân gây viêm các mô khi hiện tượng hoạt hoá này xảy ra.(Mặt khác, viêm là một cơ chế quan trọng được hệ thống miễn dịch sử dụng). Bình thường, hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố xâm nhập có hại. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị bệnh Crohn"s và viêm loét đại tràng, hệ thống miễn dịch bất thường và hoạt động một cách thường xuyên mặc dù vẫn chưa rõ có yếu tố xâm nhập. Hoạt hoá bất thường và liên tục của hệ thống miễn dịch là nguyên nhân gây viêmloét mãn tính. Tính nhạy cảm bất thường của hệ miễn dịch không phải là do di truyền. Do đó mức độ liên quan đầu tiên(anh em trai, chị em gái, trẻ em, và cha mẹ) của bệnh nhân bị bệnh ruột kích thích rất giống với những bệnh này (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn’s ). Triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng là gì ? Triệu chứng thường gặp của viêm loét đại tràng là chảy máu trực tràng và ỉa chảy, nhưng triệu chứng này có thể gặp ở những bệnh khác. Sự thay đổi của triệu chứng phản ánh sự khác biệt của mức độ bệnh( bản chất của đại tràng và trực tràng bị viêm) và mức độ viêm. Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường chỉ giới hạn ở trực tràng và một đoạn ngắn của đại tràng nối tới trực tràng, triệu chứng thường nhẹ và có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân bị viêm đại tràng lan rộng. Các loại viêm loét đại tràng khác nhau được phân loại tuỳ theo vị trí và mức độ lan rộng của viêm: Viêm loét trực tràng: thường viêm giới hạn ở trực tràng. Ở một vài bệnh nhân bị viêm loét trực tràng, triệu chứng chảy máu trực tràng nhẹ, không liên tục, có thể đây là triệu chứng duy nhất. Ở những bệnh nhân khác, triệu chứng viêm trực tràng có vẽ nặng hơn, họ trải qua cơn đau vùng trực tràng, cảm giác đi tiêu bức bách( đột ngột cảm thấy muốn đi tiêu và không chịu nổi vì sợ dơ), và cảm giác mót rặn, đau oặn (đau khi ruột cử động) Viêm loét đại tràng xích-ma và trực tràng: ( đại tràng xích-ma là một đoạn ngắn nối với trực tràng). Triệu chứng của viêm loét đại tràng xích-ma và trực tràng, cũng giống với viêm loét trực tràng, bao gồm chảy máu trực tràng, cảm giác đi tiêu cấp bách, buốt mót vùng hậu môn, đau oặn bụng. Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng xích ma-trực tràng cũng có triệu chứng tiêu chảy có máu và đau oặn. Viêm loét đại tràng trái bắt đầu từ trực tràng lan lên đoạn đại tràng bên trái( đại tràng sigmoid và đại tràng xuống). Triệu chứng của viêm loét đại tràng trái gồm tiêu chảy phẩn có máu, đau oặn bụng dọc theo khung đại tràng trái, sụt cân Viêm toàn bộ đại tràng :( gồm cả đại tràng phải, đại tràng trái, đại tràng ngang và trực tràng ). Triệu chứng của viêm loét toàn bộ đại tràng bao gồm ỉa ra máu, đau oặn bụng, sụt cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi về đêm. Một số bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng có mức độ viêm nhẹ và có triệu chứng nhẹ, dễ dàng đáp ứng với điều trị thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm toàn bộ đại tràng thường là bệnh nặng và khó điều trị hơn so với những người bị viêm loét đại tràng còn khu trú. Viêm loét đại tràng bùng phát, hiếm gặp nhưng là dạng bệnh nặng của viêm loét toàn bộ đại tràng là cực kỳ nặng, người bệnh mất nước, đau bụng nặng. Bệnh nhân bị viêm đại tràng bùng phát, tiêu chảy ra máu kéo dài và thường bị choáng. Bệnh nhân có nguy cơ bị phình đại tràng nhiễm độc( dãn đại tràng do viêm nặng) và thủng đại tràng. Những bệnh nhân bị viêm đại tràng bùng phát và phình đại tràng do nhiễm độc cần phải nhập viện để điều trị bằng thuốc truyền tĩnh mạch. Nếu không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, thì cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng để phòng ngừa thủng đại tràng. Trong khi đó mức độ nặng của viêm loét đại tràng tiến tiển và thoái triển theo thời gian, vị trí và độ lan rộng của viêm đại tràng trên bệnh nhân thường giữ ổn định. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị viêm loét trực tràng bị tái phát, thường viêm cũng chỉ giới hạn ở trực tràng. Ở một số ít bệnh nhân(dưới 10%) viêm loét trực tràng hay trực tràng xích –ma, về sau có thể biến thành viêm đại tràng lan rộng. Do đó, ban đầu bệnh nhân chỉ bị loét trực tràng, về sau có thể phát triển thành viêm loét đại tràng trái hoặc bị viêm loét toàn bộ đại tràng. Làm thế nào để chẩn đoán viêm loét đại tràng? Chẩn đoán viêm loét đại tràng được nghĩ tới khi có triệu chứng đau bụng, chảy máu trực tràng và ỉa chảy. Lấy mẫu phân đem phân tích để loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng, vì những bệnh này cũng có triệu chứng giống như viêm loét đại tràng. Xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy thiếu máu và tăng tế bào bạch cầu, tăng tốc độ lắng máu( đúng hơn là tăng tốc độ lắng của hồng cầu). Sự gia tăng tế bào bạch cầu và tốc độ lắng hồng cầu phản ánh có tình trạng viêmđại tràng. Để khẳng định có viêm loét đại tràng cần phải nội soi đại tràng. Bác sĩ dùng một ống nhỏ có thể bẻ cong được, đưa vào trực tràng( soi đại tràng xích-ma và soi đại tràng) cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong lòng đại tràng giúp chẩn đoán bệnh và xác định mức độ lan rộng của tổn thương viêm loét đại tràng. Qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ mô đại tràng (sinh thiết) để xác định mức độ nặng của tổn thương. Việc hiểu rõ về mức độ lan rộng, và độ nặng của viêm loét đại tràng là rất quan trọng trong việc lựa chọn trong số các biện pháp điều trị. Chụp x quang đại tràng có bơm chất cản quang cũng có thể giúp chẩn đoán viêm loét đại tràng. Trong suốt thời chụp bằng baryt, một chất trắng được đưa vào trong trực tràng và vào đại tràng. Barium là một chất cản quang, làm cho hình ảnh đại tràng được rõ nét khi chụp. Chất barium kém chính xác hơn so với kỹ thuật quan sát trực tiếp trong chẩn đoán viêm loét đại tràng. Biến chứng của viêm loét đại tràng là gì? Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng còn khu trú ở trực tràng hoặc đoạn cuối của đại tràng trái thường có tiên lượng tốt. Một đợt điều trị ngắn bằng thuốc uống hoặc thuốc bơm vào đại tràng có thể cũng đủ. Ở những bệnh nhân này hiếm khi xãy ra biến chứng nặng. Ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng lan rộng, mất máu từ nơi bị viêm có thể dẫn đến thiếu máu, đòi hỏi phải điều trị bổ sung thêm chất sắt hoặc truyền máu. Rất hiếm khi đại tràng bị dãn cấp tính khi bị viêm nặng. Bệnh này gọi là phình đại tràng nhiễm độc. Bệnh nhân bị phình đại tràng nhiễm độc rất nặng, sốt cao, đau bụng, chướng bụng, mất nước và suy dinh dưỡng. Nếu không cải thiện nhanh chóng bằng thuốc, phẫu thuật thường cần thiết để phòng ngừa vỡ đại tràng. Ung thư đại tràng được xem như là một biến chứng của viêm loét đại tràng mãn. Nguy cơ ung thư bắt đầu tăng đáng kể sau 8-10 năm bị viêm loét đại trực tràng. Nguy cơ bệnh nhân bị viêm loét đại tràng phát triển thành ung thư cũng liên quan đến vị trí và mức độ lan rộng của bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh nhân chỉ bị viêm loét trực tràng có lẽ không gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng so với dân số chung. Số bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng đang hoạt động 10 năm hoặc lâu hơn, thì nguy cơ bị ung thư đại tràng gấp 10-20 lần so với dân số chung. Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng trái mãn tính, nguy cơ ung thư đại tràng tăng nhưng không cao như nhóm bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng mãn tính. Trước đây ung thư đại tràng dễ xảy ra nếu như bệnh nhân mắc bệnh viêm loét đại tràng sớm. Khám đại tràng hàng năm có thể được khuyến cáo sau khi mắc bệnh 8 năm. Trong lúc khám, bác sĩ sẽ sinh thiết mô để tìm thay đổi tiền ung thư của những tế bào lót bên trong đại tràng. Khi đã xác định có sự thay đổi tiền ung thư, thì việc cắt bỏ đại tràng có thể cần thiết để ngăn ngừa ung thư đại tràng. Biến chưng của viêm loét đại tràng mãn tính có thể xảy ra ở nơi khác trong cơ thể . Khoảng 10% bệnh nhân có thể bị viêm khớp (viêm khớp). Một số bệnh nhân có triệu chứng đau lưng do viêm khớp cùng- chậu. Hiếm hơn, người bệnh có thể bị đau, đỏ da, nốt cứng da. Còn một số bệnh nhân khác lại có triệu chứng đau, đỏ mắt. Vì những biến chứng này có nguy cơ làm giảm thị lực. Đau mắt, đỏ mắt là những triệu chứng đòi hỏi người bệnh phải đến khám bác sĩ. Bệnh của gan và ống mật cũng có thể kết hợp với viêm loét đại tràng. Chẳng hạn, một số rất hiếm bệnh nhân mắc chứng bệnh gọi là viêm xơ hoá đường mật, làm cho viêm và nhiễm trùng đường mật hay tái phát có thể gây ra sốt hồi qui, vàng da, xơ gan, và cần phải ghép gan. Điều trị viêm loét đại tràng như thế nào ? Cả thuốc và phẫu thuật được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, phẫu thuật thường dành cho bệnh nhân bị viêm loét nặng và có biến chứng. Phẫu thuật không phải là một loại thuốc có thể trị khỏi viêm loét đại tràng. Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng hay tái phát điển hình từng giai đoạn (viêm trở nên tồi tệ hơn), theo sau là giai đoạn hồi phục kéo dài trong vài tháng tới vài năm. Trong suốt giai đoạn tái phát, triệu chứng đau bụng tiêu chảy, và xuất huyết đại tràng trở nên xấu đi. Trong thời kỳ lui bệnh, các triệu chứng này giảm đi. Thường thời kỳ lui bệnh xảy ra sau khi điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, nhưng có thể bệnh hồi phục một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào. . Viêm loét đại tràng (Phần 1) Viêm loét đại tràng là gì ? Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm mạn tính của ruột già (đại tràng) . Đại tràng là. triển thành viêm loét đại tràng trái hoặc bị viêm loét toàn bộ đại tràng. Làm thế nào để chẩn đoán viêm loét đại tràng? Chẩn đoán viêm loét đại tràng được

Ngày đăng: 28/10/2013, 04:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN