1. Trang chủ
  2. » Tất cả

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG kê đơn THUỐC đối với BỆNH NHÂN điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại TRUNG tâm CHẨN đoán y KHOA THÀNH PHỐ cần THƠ năm 2015

70 734 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 4,19 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, có nhiều nguồn cung ứng thuốc với nhiều hình thức, cách tiếp thị và ưu đãi khác nhau cũng phần nào tác động đến việc kê đơn thuốc không đúng chỉ định, liều dùng, thời gian d

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGÔ KIỀU QUYÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

  

NGÔ KIỀU QUYÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà

Thời gian thực hiên: 12/10/2015-12/1/2016

HÀ NỘI 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện đề tài với nhiều nổ lực và cố gắng, khi đề tài tốt nghiệp hoàn thành em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thầy, người cô, người hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua

Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà, Trưởng phòng Sau đại học, giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, khoa khám bệnh, khoa dược Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập số liệu để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ và tất cả người thân trong gia đình và cảm ơn những người đồng nghiệp, bạn bè luôn sát cánh, giúp

đỡ sẽ chia những lúc khó khăn trong học tập cũng như sự nghiệp

TP.Cần Thơ, ngày … tháng…năm 2016

Học viên Ngô Kiều Quyên

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I: TỔNG QUAN 3

1.1 Một số quy định về đơn thuốc và kê đơn 3

1.1.1 Đơn thuốc 3

1.1.2 Những quy định về đơn thuốc ngoại trú 3

1.1.3 Về kê đơn tốt 5

1.2 Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại các bệnh viện ở nước ta trong những năm gần đây 7

1.2.1 Thực trạng việc thực hiện các quy chế kê đơn ngoại trú 7

1.2.2 Thực trạng chỉ định thuocs trong kê đơn ngoại trú 8

1.3 Một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược liên quan đến việc kê đơn 10

1.4 Những chỉ số sử dụng thuốc 13

1.5 Một vài nét về cơ sở nghiên cứu 14

1.5.1 Giới thiệu chung về cơ sở nghiên cứu 14

1.5.2 Tình hình kê đơn và chỉ định thuốc tại TTCĐYK thành phố Cần Thơ 14

Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 16

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật lấy mẫu 16

2.2.3 Mô tả cách thu thập số liệu 18

2.2.4 Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu 18

2.2.5 Các chỉ số nghiên cứu 19

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú tại trung tâm chẩn đoán Y khoa Tp Cần Thơ 24

3.1.1 Thủ tục hành chính 24

3.1.2 Ghi tên thuốc 26

3.1.3 Hướng dẫn sử dụng 27

Trang 5

3.1.4 Quy định số ngày điều trị 28

3.2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại trung tâm chẩn đoán Y khoa Tp Cần Thơ 29

3.2.1 Sự phân bố nhóm bệnh lý trong đơn khảo sát 29

3.2.2 Số thuốc trung bình trên đơn 30

3.2.3 Tỷ lệ % thuốc nội tiết được kê trong đơn 32

3.2.4 Tỷ lệ % số đơn kê có thuốc tiêm 32

3.2.5 Tỷ lệ % đơn kê có thuốc kháng sinh 33

3.2.6 Số ngày điều trị trung bình 35

3.2.7 Tỷ lệ % số đơn có vitamin và khoáng chất 36

3.2.8 Tỷ lệ % số đơn theo tên Generic 37

3.2.9 Tỷ lệ % thuốc nằm trong danh mục thuốc sử dụng và tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu 38

3.2.10.Tỷ lệ đơn kê có tương tác 39

3.2.11 Chi phí cho một đơn thuốc 40

Chương IV: BÀN LUẬN 44

4.1 Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú tại TTCĐYK TP.Cần Thơ 44

4.2 Thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú không do BH chi trả tại TTCĐYK TP.Cần Thơ 45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nội dung thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú 19

Bảng 2.2: Các biến số liên quan đến kê đơn thuốc ngoại trú 21

Bảng 2.3: Chỉ số tương tác thuốc trong kê đơn 22

Bảng 2.4: Chỉ số chi phí đơn thuốc 23

Bảng 3.1: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ họ tên, giới tính bệnh nhân 24

Bảng 3.2: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân 24

Bảng 3.3: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tuổi bệnh nhân 25

Bảng 3.4: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh 25

Bảng 3.5: Tỷ lệ đơn ghi đánh số khoản 25

Bảng 3.6: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ gạch chéo phần đơn còn giấy trắng 25

Bảng 3.7: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tên bác sỹ 26

Bảng 3.8: Tỷ lệ đơn ghi theo tên chung quốc tế (Generic name, INN) hoặc ghi theo tên biệt dược 26

Bảng 3.9: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ hàm lượng, số lượng thuốc 27

Bảng 3.10: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ liều dùng thuốc 27

Bảng 3.11: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ đường dùng thuốc 27

Bảng 3.12: Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ thời điểm dùng thuốc 28

Bảng 3.13: Tỷ lệ đơn ghi đúng số ngày quy định 28

Bảng 3.14: Tỷ lệ phân bố nhóm bệnh lý trên tổng số đơn khảo sát điều trị ngoại trú bênh nhân tự nguyện tại TTCĐYK tp.Cần Thơ năm 2015 29

Bảng 3.15: Số thuốc trung bình trong một đơn 30

Bảng 3.16: Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc nội tiết 32

Bảng 3.17: Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm 32

Bảng 3.18: Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh 33

Bảng 3.19: Tỷ lệ đơn kê kháng sinh theo các nhóm bệnh lý 33

Bảng 3.20: Tỷ lệ đơn có phối hợp kháng sinh 34

Trang 8

Bảng 3.21: Số ngày điều trị trung bình 35

Bảng 3.22: Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin và khoáng chất 36

Bảng 3.23: Tỷ lệ đơn thuốc được kê theo tên Generic 37

Bảng 3.24: Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTSD tại TTCĐYK 38

Bảng 3.25: Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTTY tại TTCĐYK 38

Bảng 3.26: Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc 39

Bảng 3.27: Các tương tác trong đơn thuốc 39

Bảng 3.28: Chi phí trung bình một đơn thuốc (ĐVT: VNĐ) 40

Bảng 3.29: Chi phí trung bình một đơn thuốc theo các nhóm bệnh lý (ĐVT:VNĐ) 41

Bảng 3.30: Chi phí kê đơn thuốc nội tiết 42

Bảng 3.31: Chi phí kê đơn thuốc tiêm, kháng sinh, vitamin và khoáng chất 42

Trang 9

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Tỷ lệ phân bố nhóm bệnh lý trong 400 đơn thuốc tự nguyện 29

Hình 3.2: Sự phân bố số thuốc trong đơn không do bảo hiểm chi trả 31

Hình 3.3: Tỷ lệ đơn thuốc được kê theo tên Generic 37

Hình 3.4: Chi phí trung bình 1 đơn thuốc 41

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, vì vậy chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là mục tiêu và trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, mang tính cấp thiết của mỗi quốc gia trong đó có ngành y tế đóng vai trò chủ chốt

Để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Chính sách quốc gia về thuốc, Việt Nam đã quy định rõ: Đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật Thầy thuốc và nhân dân được hướng dẫn và thông tin đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo

kê đơn và sử dụng thuốc hợp lí, an toàn có hiệu quả trong các cơ sở điều trị và tại cộng đồng Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê đơn thuốc, chấm dứt tình trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuổi thọ trung bình tăng lên Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thuốc trong các bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập, việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lí, không có kiểm soát đã và đang gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho người bệnh Bên cạnh đó, có nhiều nguồn cung ứng thuốc với nhiều hình thức, cách tiếp thị và ưu đãi khác nhau cũng phần nào tác động đến việc kê đơn thuốc không đúng chỉ định, liều dùng, thời gian dùng, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê đơn thuốc với tên biệt dược đã gây ra hiện tượng kháng thuốc và gây lãng phí không cần thiết

Trước thực trạng đó, với mong muốn tìm hiểu tình trạng thực hiện quy

chế kê đơn ngoại trú, chúng tôi tiến hành đề tài : “Phân tích thực trạng kê đơn

thuốc đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ năm 2015” Với hai mục tiêu nghiên cứu sau:

1/ Phân tích thực trạng việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú không do bảo hiểm chi trả tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ năm 2015 2/ Phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong kê đơn ngoại trú không do bảo hiểm chi trả tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ năm 2015

Trang 11

Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu thu được và những ý kiến đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng kê đơn tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ được an toàn, hợp lí và hiệu quả hơn

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Một số quy định về đơn thuốc và kê đơn

1.1.1 Đơn thuốc

Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh, là cơ

sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc,bán thuốc và cấp thuốc theo đơn Bác sỹ

có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy định của BYT) hoặc vào sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính [1],[5]

Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải bán theo đơn và những thuốc có thể mua tự do Đó là một “y lệnh” hướng dẫn cho các bệnh nhân ngoại trú và nội trú cần uống, bôi, thoa, phun, dán hay tiêm truyền Đơn thuốc liệt kê tên thuốc, số lượng, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời điểm dùng thuốc (trước, trong hay sau bữa ăn) Một đơn thuốc được xem là chuẩn phải đạt được các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm [18]

1.1.2 Những quy định về đơn thuốc ngoại trú

1.1.2.1 Nội dung của một đơn thuốc

Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc và mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng đó là đơn thuốc phải thật rõ ràng Đơn thuốc phải hợp

lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:

 Tên, địa chỉ của người kê đơn, số điện thoại (nếu có)

 Ngày, tháng kê đơn

 Tên gốc của thuốc, hàm lượng

 Dạng thuốc, tổng lượng thuốc

 Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo

Trang 13

 Tên, địa chỉ, tuổi của bệnh nhân

 Chữ ký của người kê đơn [18]

1.1.2.2 Quy định về ghi đơn thuốc

Theo điều 7 của quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 quy định về ghi đơn thuốc như sau:

 Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này

 Ghi đủ các mục in trong đơn, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác

 Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,

 Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa

 Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số

 Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh

 Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn [1]

1.1.2.3 Điều kiện của người kê đơn thuốc

Theo điều 3 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú do BYT Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 04/2008/TT-BYT ngày 01/02/2008 quy định điều kiện của người kê đơn như sau:

Trang 14

Đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh

Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi, vùng khó khăn và những nơi chưa có bác sỹ, Sở Y tế có văn bản ủy quyền cho Trưởng Phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp với tình hình địa phương [1]

1.1.3 Về kê đơn tốt

Kê đơn là mệnh lệnh, nhật ký ghi lại việc điều trị

Kê đơn tốt là sự chỉ định thuốc cho điều trị dựa vào quá trình suy luận logic trên những thông tin chính xác và khách quan Kê đơn tốt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn và kinh tế, tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân [1]

1.1.3.1 Đơn thuốc tốt

Một đơn thuốc tốt phải đáp ứng đầy đủ các thông tin tiêu chuẩn yêu cầu cho một đơn thuốc gồm có:

- Nội dung của một đơn thuốc

- Cách ghi nội dung của một đơn thuốc và cách bố trí các mục ghi trong đơn theo quy định của từng quốc gia [1]

1.1.3.2 Những yêu cầu về kê đơn tốt

Theo hướng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới, để thực hiện được quá trình kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ theo quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:

Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân Quá trình này cần được

thực hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng của bác sỹ, mô tả bệnh của bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X-quang, kết quả xét nghiệm và các thăm khám khác

Trang 15

Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị Việc xác định mục tiêu điều trị giúp

người thầy thuốc tránh được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết, tập trung vào bệnh lý của bệnh nhân

Bước 3: Xác định phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả, an

toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án điều trị khác nhau, kể cả phương án không dùng thuốc Thẩm định lại sự phù hợp của thuốc đã lựa chọn cho bệnh nhân Sự phù hợp được đánh giá trên 3 khía cạnh: (1) Sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh nhân, (2) Sự phù hợp của liều dùng hàng ngày, (3) Sự phù hợp của quá trình điều trị Đối với mỗi khía cạnh cần phải kiểm tra mục đích điều trị, hiệu quả (chỉ định và sự liên quan đến liều dùng) và an toàn (chống chỉ định, tương tác thuốc, nhóm thuốc có nguy

cơ cao) có được đảm bảo

Bước 4: Bắt đầu điều trị.Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân.Ví dụ

như viết một đơn thuốc rõ ràng, cẩn thận, ngắn gọn nhưng dễ hiểu cho bệnh nhân

Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh

nhân Cần phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất các thông tin sau: Các tác dụng của thuốc; hướng dẫn sử dụng (cách dùng, thời gian dùng, bảo quản ….); cảnh báo (không nên dùng khi nào, liều tối đa, thời gian điều trị đầy đủ); hẹn gặp lần tới, xác minh mọi thông tin có rõ ràng đối với bệnh nhân

Bước 6: Giám sát điều trị Nếu như bệnh được chữa khỏi thì ngừng quá

trình điều trị, hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quả nhưng bệnh vẫn chưa khỏi hẳn thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm trọng hay không Nếu

có thì cân nhắc lại liều dùng hoặc chọn thuốc khác, nếu không thì tiếp tục điều trị Trường hợp bệnh không được chữa khỏi thì phải nghiên cứu lại tất cả các bước trên [18]

Trang 16

Ngoài ra, để đảm bảo một đơn thuốc hợp lý cũng cần phải lưu ý đến tương tác thuốc, vì khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc có tương tác với nhau, tác dụng của thuốc này có thể bị thay đổi bởi thuốc khác, một số trường hợp có thể làm tăng độc tính của thuốc dẫn tới hậu quả bất lợi cho người dùng Trong một số trường hợp kết hợp hai thuốc tương tác để làm tăng hiệu quả của thuốc cũng nên được áp dụng để giảm liều của từng thuốc đơn lẻ [3]

1.2 Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại các bệnh viện ở nước ta trong những năm gần đây

1.2.1 Thực trạng việc thực hiện các quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

Kê đơn thuốc là một việc làm thường xuyên, có tính chuyên nghiệp của bác sỹ Tuy nhiên hoạt động này là một hoạt động trong những quy định mà BYT yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc Khi kê đơn, nhầm lẫn về liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc, không nhận định đúng về dạng hàm lượng thuốc, nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày, viết chữ quá khó đọc, không thận trọng khi dùng các chữ viết tắt, không chú ý đến tương tác thuốc, không chú ý điều chỉnh liều lượng, không quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc [11] Về việc thực hiện qui chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, theo kết quả khảo sát BV Phổi TW năm

2009, do chưa ứng dụng phần mềm trong kê đơn trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thông tin về BN và thông tin về thuốc chưa là cao

Có 35% đơn khảo sát ghi rõ, đầy đủ các thông tin về BN như số nhà, đường phố

và thôn, xã; 100% ghi đầy đủ họ tên BN; chẩn đoán bệnh cho BN nhưng còn viết tắt nhiều; 62% số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt chất, 83% số đơn ghi đầy

đủ, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc, 99% số đơn ghi đầy đủ HDSD trong đơn 100% số đơn ghi đầy đủ liều dùng, 95% số đơn ghi thời điểm dùng thuốc [1] Một nghiên cứu khác ở BV Tim Hà Nội năm 2010 cũng cho kết quả khá

Trang 17

tương đồng với 43,5% số đơn ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ BN chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100% số đơn ghi đầy đủ họ tên BN; 100% số đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh nhưng viết tắt khá nhiều, 95% số đơn ghi liều dùng, thời gian dùng nhưng đa số chưa có hướng dẫn cụ thể [13]

Hiện nay, nhiều BV đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã thực hiện kê đơn điện tử cũng giảm được nhiều sai sót trong kê đơn Một nghiên cứu tại BV Nhân dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt chất lượng kê đơn tại các khoa Số đơn ghi thiếu thông tin về BN đã giảm từ 98% xuống còn 33,6%, các thông tin về họ, tên, tuổi, giới tính giảm từ 96,25% đến không còn (0%) Các sai sót về ghi chỉ định, tên hoạt chất và tên thuốc đã được hạn chế tối đa (0%) khi áp dụng kê đơn điện tử Tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về thời điểm dùng thuốc giảm từ 54% xuống còn 33,5% [23]

Theo nghiên cứu tại BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, về việc thực hiện kê đơn điện tử cũng giảm được nhiều sai sót trong kê đơn 100% đơn thuốc khảo sát đã ghi đúng, đầy đủ các thông tin về họ tên BN, chẩn đoán bệnh, hàm lượng, nồng độ, số lượng, liều dùng của mỗi thuốc Tuy nhiên, vẫn còn 13,7%

số đơn chưa ghi rõ thời điểm dùng, cách dùng thuốc 29,5% số đơn chưa ghi đầy

đủ địa chỉ BN chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn xã và vẫn còn một số đơn chưa ghi tuổi bệnh nhân và thiếu chữ ký của bác sĩ kê đơn và chỉ có 8,5% số thuốc được ghi bằng tên gốc, còn lại hầu hết thuốc được kê bằng tên biệt dược [14] Một nghiên cứu khác của bệnh xá Quân Dân Y kết hợp trường Sỹ Quan Lục Quân II năm 2013 thì tỷ lệ này là 39,9%[22]

1.2.2 Thực trạng chỉ định thuốc trong kê đơn thuốc ngoại trú

Tương tự kê đơn thuốc thì tình hình chỉ định thuốc vẫn còn nhiều bất cập,

nó không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là thực trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất và kê quá nhiều thuốc cho một đơn Những bất cập này đã và đang tồn tại trong hệ thống y tế và cần có biện

Trang 18

pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

và kinh tế

Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý KCB – BYT tại một số BV năm

2009 cho thấy: mỗi BN trong một đợt điều trị đã được sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 3.63±1.45 thuốc Nhóm BN không do BHYT chi trả có số lượng thuốc trung bình trong một đợt điều trị (4.00±2.00 thuốc/đợt)

Theo một số nghiên cứu tại BV Nhân Dân 115 năm 2009, số thuốc trung bình trong một đơn ngoại trú là 3.62, trong đó số thuốc không thiết yếu là 1.5 thuốc/đơn thuốc chiếm 41.46% tổng số thuốc trung bình một đơn [23]

Theo các nghiên cứu tại bệnh viện TW Quân đội 108 năm 2010, tại BV Tim Hà Nội năm 2010 và tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc từ 4.2 đến 4.4 [13],[14],[16]

Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn ngoại trú của BV Bạch Mai năm

2011 với số thuốc trung bình trong một đơn không do BHYT chi trả là 4.7 Trong đó, số đơn có 6-10 thuốc chiếm tỷ lệ 32.7% và tỷ lệ sử dụng thuốc từ 11-

15 thuốc chiếm tỷ lệ 4.8% [15] BV Thống Nhất có nhiều đơn kê 14-16 thuốc một ngày cho một BN [2]

Cũng theo nghiên cứu trên tại BV Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kê kháng sinh là 32,2% Trong đó, sử dụng kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến 45,9% và chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh với nhau [20] Các nghiên cứu tại BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 61,8% hồ sơ bệnh án khảo sát có kê kháng sinh [15] và nghiên cứu tại BV Phụ sản Thanh Hóa năm 2012 cho thấy tỷ lệ đơn có

kê kháng sinh là 77% [10], cùng năm tỷ lệ có kê kháng sinh ở BV Nhi Thanh Hóa là 82,6% [10] và sản nhi Vĩnh Phúc là 57,8% [15] Năm 2013, tại bệnh xá Quân Dân Y kết hợp Trường Sỹ Quan Lục Quân II, tỷ lệ có kê kháng sinh là 53,25% [23]

Trang 19

Bên cạnh đó, mặc dù đã có quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn nhưng người bệnh vẫn có thể mua kháng sinh và các thuốc khác trực tiếp từ nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ Tự điều trị còn xảy ra phổ biến trong khi chẩn đoán còn thiếu chính xác Theo một nghiên cứu tại cộng đồng năm 2007 có 78% kháng sinh được mua trực tiếp từ nhà thuốc mà không cần có đơn Ở khu vực nông thôn, kiến thức về sử dụng kháng sinh còn rất hạn chế, ngay cả các cán bộ cung cấp dịch vụ CSSK vẫn cung cấp kháng sinh không cần thiết cho các trường hợp cảm cúm thông thường Khi kháng sinh được sử dụng, loại, liều dùng, thời gian điều trị thường không được chú trọng và tuân thủ theo hướng dẫn Do vậy, tình hình lạm dụng kháng sinh ở nước ta đã và đang ở mức cao và không ngừng gia tăng [21]

Vitamin và khoáng chất cũng là hoạt chất thường được các bác sỹ kê đơn

Về việc vitamin và khoáng chất từ lâu đã trở thành thói quen của bác sỹ, hoặc đôi khi BN đòi các bác sỹ kê đơn trong khi thực chất BN không cần dùng tới thuốc Theo một nghiên cứu tại BV Tim Hà Nội năm 2010 có 35% đơn thuốc có

kê Vitamin [13], tại BV Nhân dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38% [22] Trong khi đó, tại BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có 43,5% hồ sơ bệnh án

có kê vitamin [15] và theo nghiên cứu tại bệnh xá Quân Dân y kết hợp Trường

Sỹ quan lục quân II năm 2013 có tới 74% có kê vitamin [23]

1.3 Một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược liên quan đến việc kê đơn

Thực hiện theo Chính sách quốc gia về thuốc, trên cơ sở DMTTY của thế giới, BYT đã ban hành DMTTY Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1987 Cho đến nay, danh mục này đã qua 5 lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1992, 1995,

1999, 2005 và mới gần đây nhất DMTTY Việt Nam lần thứ VI được ban hành kèm thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của BYT bao gồm 466 thuốc hoạt chất tân dược[7]

Trang 20

Căn cứ vào DMTTY, BYT đã ban hành DMTTY để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lựa chọn thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, chuyên môn

kỹ thuật của BV, là cơ sở để BHYT thanh toán cho người bệnh DMTTY được ban hành lần dầu tiên theo quyết định 03/2005/QĐ-BYT, được bổ sung sử đổi theo quyết định 05/008/QĐ-BYT, cho đến nay DMTCY đang được sử dụng trong các cơ sở KCB là DMTCY được ban hành kèm thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của BYT gồm 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân dược và 57 danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu[8] Đây là cốt lõi để các BV xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật, chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực tài chính Cũng theo thông tư 40/2014/TT-BYT, BYT còn đưa ra nguyên tắc lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng cho người bệnh: ưu tiên lựa chọn thuốc Generic, thuốc đơn thành phần, thuốc sản xuất trong nước

Ngày 8/8/2013 BYT đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định

về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong BV để tư vấn cho giám đốc BV về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của

BV, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong BV[7]

Để chấn chỉnh việc cung ứng thuốc nhằm đảm bảo chất lượng KCB và sử dụng thuốc an toàn trong BV, BYT đã ra chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 Nay là Cục quản lý KCB đã ra công văn số 3483/YT-ĐT hướng dẫn các BV tổ chức, kiểm tra, dánh giá tình hình thực hiện các quy định sử dụng thuốc trong BV, kiểm tra các chỉ số về kê đơn ngoại trú, phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng, kiểm tra theo dõi hoạt động thông tin thuốc trong BV

Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh ban

hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ – BYT ban hành ngày 01/02/2013

Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành kèm theo

quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008

Trang 21

Kiểm tra quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn:

- BV có DMTSD trong BV (tên gốc, tên biệt dược) cho bác sỹ kê đơn dễ tra cứu

- Tiêu chuẩn của một đơn thuốc hợp lý bao gồm:

+ Đúng mẫu đơn quy định

+ Thuốc ghi tên gốc với thuốc đơn chất

+ Ghi chính xác liều dùng mỗi lần, số lần dùng thuốc và thời gian dùng thuốc trong ngày, thời gian cho cả đợt điều trị

+ Thực hiện kê đơn thuốc trên nguyên tắc sau:

 Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc

 Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả

 Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh

 Liều hợp lý, chỉ định dùng thuốc đúng, thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc

 Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc hỗn hợp nhiều thành phần

 Thận trọng với các phản ứng phụ, phản ứng có hại của thuốc

Kiểm tra các chỉ số về kê đơn ngoại trú:

- Mỗi chuyên khoa kiểm tra ít nhất 30 đơn thuốc Trong quá trình kiểm tra không được để ảnh hưởng đến việc khám bệnh

- Các chỉ số cần kiểm tra:

+ Số thuốc trung bình cho một đơn thuốc

+ Tỷ lệ % thuốc được kê tên gốc hay tên theo danh pháp quốc tế (INN) + Tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh

+ Tỷ lệ % đơn có kê thuốc tiêm

+ Tỷ lệ % đơn có kê vitamin

+ Tỷ lệ % thuốc được kê từ DMTTY, DMTCY trong cơ sở KCB

Trang 22

1.4 Những chỉ số sử dụng thuốc

Các chỉ số sử dụng thuốc đã được xây dựng và sử dụng để đánh giá việc thực hiện tại các cơ sở y tế tập trung vào 3 lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu:

 Thực hành kê đơn thuốc của các thầy thuốc

 Những yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh, bao gồm cả thăm khám lâm sàng và cấp phát thuốc

 Khả năng sẵn có các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho sử dụng hợp lý, an toàn chẳng hạn như những thuốc thiết yếu quan trọng và thông tin tối thiểu về

thuốc

Các chỉ số kê đơn thuốc

Chỉ số kê đơn đánh giá việc thực hiện kê đơn của thầy thuốc tại các cơ sở

y tế về một số vấn đề quan trọng liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý,an toàn Các chỉ số về kê đơn thuốc bao gồm:

 Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc

 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê bằng tên gốc hay tên theo danh pháp quốc tế (INN, Generic)

 Tỷ lệ phần trăm những lần khám có kê đơn thuốc kháng sinh

 Tỷ lệ phần trăm số lần khám có kê đơn thuốc tiêm

 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê có trong danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục thuốc cần thiết tại cơ sở

 Tiền thuốc trung bình

 Phần trăm số tiền thuốc dùng để mua thuốc kháng sinh

 Phần trăm số tiền thuốc dùng để mua thuốc tiêm

 Kê đơn theo hướng dẫn điều trị [2],[3],[4]

Trang 23

1.5 Một vài nét về cơ sở nghiên cứu

1.5.1 Giới thiệu chung về cơ sở nghiên cứu

Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp y tế được thành lập theo quyết định số 2687/QĐ.CT.TCCB.96 của UBND tỉnh Cần Thơ, nay là thành phố Cần Thơ Ra đời từ năm 1996 với mong muốn đem lại cho cộng đồng một dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực khám, tư vấn tầm soát bệnh và điều trị ngoại trú

Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ tọa lạc tại số 20 Trần

Bình Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều là một trong những cơ sở y tế có

uy tín nhất về phương diện chẩn đoán, điều trị tại thành phố Cần Thơ, mang đến

sự thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc khám, xét nghiệm, chẩn đoán, tư vấn, và điều trị các bệnh nội và ngoại khoa, tim mạch, đái tháo đường,

cơ xương khớp, tai mũi họng, tiêu hóa gan mật, tầm soát dấu ấn ung thư…

1.5.2 Tình hình kê đơn và chỉ định thuốc tại Trung tâm chẩn đoán y khoa

thành phố Cần Thơ

Hiện nay, nhiều bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn Trong

đó, Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ là một cơ sở chẩn đoán cũng sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại và sử dụng phần mềm trong quản lý cũng như kê đơn Vì vậy việc thực hiện kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót, tuy nhiên việc kê đơn vẫn còn một vài thiếu sót về thông tin BN điển hình là việc chưa ghi đầy đủ địa chỉ BN chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn xã Mặt khác, trong quá trình kê đơn tình hình lạm dụng tên thuốc biệt dược theo quảng cáo, trình dược viên ký gửi hàng hóa và dùng các lợi ích vật chất tác động vào thầy thuốc nên một phần cũng đã ảnh hưởng đến việc kê đơn Công tác theo dõi các phản ứng có hại vẫn chưa được thực hiện tốt, việc bình đơn, bình bệnh

án chỉ tập trung khi có kiểm tra hay chỉ làm theo hình thức Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ hàng năm phải đón tiếp hàng trăm nghìn BN

Trang 24

đến KCB và số lượng ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt là nhóm BN không

do BH chi trả ngày một tăng lên Vì vậy, công tác kê đơn ngoại trú có vai trò vô cùng quan trọng, cần được kiểm tra thường xuyên, đánh giá để nâng cao chất lượng kê đơn cũng như chất lượng KCB của Trung tâm chẩn đoán y khoa thành

phố Cần Thơ Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân

tích thực trạng kê đơn thuốc đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú tại trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ năm 2015”

Trang 25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Đơn thuốc được kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú không do BH chi trả tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ năm 2015

 Thời gian thực hiện nghiên cứu

Từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015

 Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp mô tả cắt ngang

2.2.2 Xác định nghiên cứu

 Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu:

+ Chọn những đơn thuốc của bệnh nhân mua tại nhà thuốc của Trung tâm

chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ

 Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Loại bỏ những thuốc do BHYT chi trả tại Trung tâm chẩn đoán y khoa

 Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

Đề tài cần tiến hành lấy đơn thuốc để thực hiện nghiên cứu Số lượng đơn thuốc được tính theo công thức tính cỡ mẫu sau:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:

Trang 26

n =

𝑍 1−𝛼2

𝑑2

Trong đó:

- n: Số đơn thuốc cần nghiên cứu

- Z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, Z = 1,96

- p: tỷ lệ ước tính tỷ lệ đơn thuốc kê phù hợp với quy định của BYT, lựa chọn p = 0,5

- d: Khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể Chọn d = 0,05

Tiến hành lấy mẫu cụ thể như sau:

+ 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân không do BH chi trả được thu thập tại nhà thuốc của trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ vào mỗi thứ 2, thứ 4, thứ 6 Mỗi ngày lấy ngẫu nhiên khoảng hai mươi đơn thuốc không do BH chi trả, lấy đến khi đủ số lượng 400 đơn thuốc

Trang 27

2.2.3 Mô tả cách thu thập số liệu

Sau khi lấy đủ thông tin từ 400 đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân không

do BH chi trả, xử lý các thông tin trên đơn thuốc bằng chương trình Microsoft Excel, cụ thể như sau:

Thống kê một số thông tin cơ bản của đơn thuốc theo các cột thông tin được chuẩn bị trong một trang Excel đã được chuẩn bị trước (phụ lục 1)

+ Ngày kê đơn, họ tên bệnh nhân, địa chỉ bệnh nhân, họ tên bác sỹ kê đơn, số ngày điều trị, các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính khác như: đánh số khoản, ghi diễn biến bệnh, gạch chéo phần đơn còn trống

+ Chẩn đoán bệnh, tên thuốc được kê, số lượng thuốc, hàm lượng, liều dùng, thời điểm dùng, đường dùng

+ Phân loại thuốc được kê trong đơn: thuốc kháng histamin, thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh, thuốc tiêu hóa, thuốc HA-Tim mạch, thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất, thực phẩm chức năng, thuốc nằm trong DMTTY, thuốc nằm ngoài danh mục thuốc sử dụng tại TT chẩn đoán y khoa Tp.Cần Thơ

+ Tên thuốc, đơn vị tính, đơn giá, số lượng thuốc

2.2.4 Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, thông tin ta xử lý bằng phần mềm Excel

để có được các chỉ số nghiên cứu Sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình,

tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu

Các số liệu được trình bày bảng: bảng biểu, đồ thị và biểu đồ

Trang 28

2.2.5 Các chỉ số nghiên cứu

2.2.5.1 Phân tích thực trạng việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

Căn cứ quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú của Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 đề tài đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú không do

BH chi trả, dựa trên chỉ số nghiên cứu sau đây:

Bảng 2.1: Bảng nội dung thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

Thủ tục hành

chính

Tỷ lệ % đơn ghi đầy đủ họ tên, giới tình BN

(Số đơn thuốc của mỗi loại chỉ số/400)*100%

Tỷ lệ % đơn ghi địa chỉ BN

phải chính xác

số nhà, đường phố hoặc thôn,

Tỷ lê % đơn ghi chẩn đoán bệnh

Tỷ lệ % đơn đánh số khoản

Tỷ lệ % đơn gạch chéo phần đơn còn giấy trắng

Tỷ lệ % đơn ghi tên BS đầy đủ

Ghi đầy đủ họ tên và chữ ký của bác sỹ

Trang 29

Ghi tên thuốc Tỷ lệ % đơn ghi

theo tên chung quốc tế (generic name, INN) hoặc ghi theo tên biệt dược

phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất)

Tỷ lệ % đơn ghi đầy đủ hàm lượng, số lượng thuốc

Hướng dẫn sử

dụng

Tỷ lệ % đơn ghi

đủ liều dùng thuốc

Tỷ lệ % đơn ghi

đủ đường dùng thuốc

Tỷ lệ % đơn ghi

đủ thời điểm dùng thuốc

Quy định số

ngày điều trị

Tỷ lệ % đơn kê thuốc đúng số ngày quy định

(tối đa 1 tháng)

Trang 30

2.2.5.2 Phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong kê đơn thuốc ngoại trú

Bảng 2.2 Các biến số liên quan đến kê đơn thuốc ngoại trú

Thuốc nội tiết Tỷ lệ % thuốc nội

tiết được kê trong đơn

(Số thuốc nội tiết/Tổng số đơn)*100%

Đơn thuốc

Đơn kê có thuốc

Đơn kê có kháng

sinh

Tỷ lệ % đơn kê

có thuốc kháng sinh

Số ngày điều trị

trung bình

Số ngày điều trị trung bình

Tổng số ngày điều trị ghi trên đơn/

Tổng số đơn được

Đơn thuốc

Đơn kê có vitamin

và khoáng chất

Tỷ lệ % số đơn kê

có vitamin và khoáng chất

(Tổng số đơn có kê vitamin và khoáng chất/ Tổng số đơn )

* 100%

Đơn thuốc

Đơn kê theo tên Tỷ lệ % số đơn kê (Tổng số đơn kê Đơn

Trang 31

Generic theo tên Generic theo tên Generic/

Đơn thuốc

Thuốc thuộc danh

mục TTY

Tỷ lệ % thuốc thuộc danh mục TTY

(Tổng số thuốc kê TTY/ Tổng số đơn

Đơn thuốc

2.2.5.3 Chỉ số tương tác thuốc trong kê đơn

Để kiểm tra tương tác thuốc trong đơn, sử dụng 2 nguồn tra cứu tương tác

là Drugs.com/Drugs Interactions Checker (trang web tra cứu online) hoặc sách

“Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” nhà xuất bản Y Học năm 2014

Bảng 2.3 Chỉ số tương tác thuốc trong kê đơn

Mức độ tương tác Nghiêm trọng (Số lượng TT ở mỗi mức

độ/ Tổng số TT của đơn)* 100%

Trung bình Nhẹ

Trang 32

2.2.5.4 Chỉ số chi phí của đơn thuốc

Bảng 2.4 Chỉ số chi phí đơn thuốc

1 Chi phí trung bình của 1

đơn thuốc

Tổng số chi phí/ Tổng số đơn

2 Tỷ lệ % chi phí thuốc nội

tiết được kê trong đơn

(Tổng chi phí thuốc nội tiết/ Tổng chi phí đơn)*100%

3 Tỷ lệ % chi phí thuốc

tiêm được kê trong đơn

(Tổng chi phí thuốc tiêm/ Tổng chi phí đơn)*100%

4 Tỷ lệ % chi phí thuốc

kháng sinh được kê trong đơn

(Tổng chi phí thuốc kháng sinh/ Tổng chi phí đơn)*100%

5 Tỷ lệ % chi phí Vitamin

và khoáng chất được kê trong đơn

(Tổng chi phí Vitamin và khoáng chất/ Tổng chi phí đơn)*100%

6 Tỷ lệ % chi phí thuốc

thuộc DMTTY được kê trong đơn

(Tổng chi phí thuốc thuộc DMTTY/ Tổng chi phí đơn)*100%

7 Tỷ lệ % chi phí thuốc

thuộc DMSDT được kê trong đơn

(Tổng chi phí thuốc thuộc DMSDT/ Tổng chi phí đơn)*100%

Trang 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú không do bảo hiểm chi trả tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ.

Đề tài khảo sát 400 đơn thuốc không do bảo hiểm chi trả tại Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Cần Thơ Tiến hành xử lý và phân tích số liệu thu được kết quả như sau.

3.1.1 Thủ tục hành chính

Bảng 3.1 Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ họ tên, giới tính bệnh nhân

Bảng 3.2 Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân

Số đơn Tỷ lệ %

Đơn ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân 389 97,3

Đơn ghi không đầy đủ địa chỉ bệnh

Trang 34

Bảng 3.3 Tỷ lệ đơn ghi tuổi bệnh nhân

Đơn ghi không đầy đủ tuổi bệnh

Bảng 3.4 Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh

Đơn ghi không đầy đủ chẩn đoán

Bảng 3.5 Tỷ lệ đơn ghi đánh số khoản

Đơn ghi không đầy đủ đánh số

Bảng 3.6 Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ gạch chéo phần đơn còn giấy trắng

Trang 35

Bảng 3.7 Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tên bác sỹ

kê đơn; đánh số khoản, gạch chéo phần đơn còn giấy trắng cũng được thực hiện đúng và đầy đủ Ngoại trừ chỉ tiêu ghi địa chỉ bệnh nhân chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn xã là chưa đạt 100% (97,3%).

3.1.2 Ghi tên thuốc

Bảng 3.8 Tỷ lệ đơn ghi theo tên chung quốc tế (Generic name, INN)

Số đơn Tỷ lệ %

Đơn ghi đầy đủ theo tên chung quốc tế

(Generic name, INN) hoặc ghi theo tên

biệt dược

Đơn ghi không đầy đủ theo tên chung

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2010), “Pháp chế Dược”, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp chế Dược”
Tác giả: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Năm: 2010
3. Bộ Y tế (2006), “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 2006
5. Bộ Y tế (2008), “ Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/2/2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/2/2008
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
6. Bộ Y tế (2013), “ Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
7. Bộ Y tế (2013), “Thông tư 45/2013/TT-BYT Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 45/2013/TT-BYT Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
8. Bộ Y tế (2014), “Thông tư 40/2014/TT-BYT Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm Y tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 40/2014/TT-BYT Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm Y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2014
9. Bộ Y tế - Vụ điều trị (2005), “Hội nghị tăng cường sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện”,Trang 1-18, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị tăng cường sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện”
Tác giả: Bộ Y tế - Vụ điều trị
Năm: 2005
10. Trường Đại học Y tế công cộng (2001), “quản lý dược bệnh viện”, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản lý dược bệnh viện”
Tác giả: Trường Đại học Y tế công cộng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
11. Đào Xuân Dũng (2004), “10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc”, Báo Sức khỏe và đời sống, trang 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 lỗi thường gặp khi kê đơn thuốc
Tác giả: Đào Xuân Dũng
Năm: 2004
12. Nguyễn Quang Dũng (2013), “Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011”
Tác giả: Nguyễn Quang Dũng
Năm: 2013
13. Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị Phương Lan (2011), “Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giai đoạn 2008 - 2010”, Tạp chí Dược học, số 426 tháng 10/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giai đoạn 2008 -2010”
Tác giả: Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị Phương Lan
Năm: 2011
14. Thân Thị Hải Hà (2007), “Phân tích đánh giá công tác cung ứng thuốc ại bệnh viện phụ sản Trung Ương trong giai đoạn 2002-2006”, luận văn thạc sĩ Dược học, trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đánh giá công tác cung ứng thuốc ại bệnh viện phụ sản Trung Ương trong giai đoạn 2002-2006”
Tác giả: Thân Thị Hải Hà
Năm: 2007
15. Trần Thị Hằng (2012), “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông tin thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc 2011”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược học, Trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông tin thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc 2011”
Tác giả: Trần Thị Hằng
Năm: 2012
16. Nguyễn Thanh Mai (2011), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108 năm 2010”, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108 năm 2010”
Tác giả: Nguyễn Thanh Mai
Năm: 2011
17. Nguyễn Phước Bích Ngọc (2012), “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện trường đại học đại học Y Dược Huế năm 2011”, Luận văn thạc sĩ Dược học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện trường đại học đại học Y Dược Huế năm 2011”
Tác giả: Nguyễn Phước Bích Ngọc
Năm: 2012
18. Bùi Hùng Quang (06/03/2009), "Kê đơn thuốc và khía cạnh y đức của người thầy thuốc", Retrieved, from http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1176&ID=2434 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kê đơn thuốc và khía cạnh y đức của người thầy thuốc
19. Trần Nhân Thắng (2012), “ Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, số 80 tháng 07/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2011
Tác giả: Trần Nhân Thắng
Năm: 2012
20. Lê Thùy Trang (2009), “Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc và việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E và Bạch Mai trong quý I năm 2009”,trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc và việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E và Bạch Mai trong quý I năm 2009”
Tác giả: Lê Thùy Trang
Năm: 2009
21. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm (2013), “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Dược, trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012”
Tác giả: Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm
Năm: 2013
22. Huỳnh Hiền Trung, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thị Thúy Hà, Nguyễn Thanh Bình, Từng Minh Koong (2009), “Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Nhân dân 115”, Tạp chí Dược học, số 393 tháng 01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Nhân dân 115
Tác giả: Huỳnh Hiền Trung, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thị Thúy Hà, Nguyễn Thanh Bình, Từng Minh Koong
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w