1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những ví dụ thực tế về sự khủng hoảng kinh tế từ việc tăng giá dầu trên thế giới đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề của việt nam

19 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 447 KB

Nội dung

Những ví dụ thực tế về sự khủng hoảng kinh tế từ việc tăng giá dầu trên thế giới đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề của việt nam

Trang 1

Phần 1: GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng dầu

mỏ là không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn,

nó không được tái tạo thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều Theo dự đoán thì nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa Vì vậy giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi Khi giá xăng dầu tăng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành nghề sử dụng nhiều xăng dầu để hoạt động

Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh…Nhưng trong những năm gần đây mà đặc biệt là năm 2007 và đầu năm 2008 giá dầu thô trên thế giới tăng một cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo Việc giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày của người dân, đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp…Vì vậy nó đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, mà trong đó có một số ngành nghề rất nhạy cảm với giá xăng dầu như: khai thác thủy sản, giao thông vận tải…

Từ hai vấn đề trên, đòi hỏi cần có những phương hướng, biện pháp để giảm những tác động xấu do giá xăng dầu tăng Đó là lý do đề tài nghiên cứu

“Những ví dụ thực tế về sự khủng hoảng kinh tế từ việc tăng giá dẩu trên thế giới Đánh giá tác động của giá xăng dầu đến một số ngành nghề của Việt Nam” được thực hiện

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài này là:

- Những ví dụ thực tế về sự khủng hoảng kinh tế từ việc tăng giá dẩu trên thế giới

- Đánh giá tác động của giá xăng dầu đến nền kinh tế của Việt Nam

Trang 2

Phần 2: NỘI DUNG

1 Những ví dụ thực tế về sự khủng hoảng kinh tế từ việc tăng giá dẩu trên thế giới 1.1 Sơ lược về sự biến động của giá dầu thô trên thị trường thế giới trong vài năm trở lại đây và nguyên nhân dẫn đến sự biến động này

* Ta quan sát lịch sử giá dầu mỏ theo các giai đoạn:

Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu

1.1.1 Khủng hoảng dầu lửa ở Trung Đông 1973-1975

Khủng hoảng dầu lửa 1973-1975 khiến giá tăng vụt và người

mua phải xếp hàng dài

Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc

Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng,

và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974

Trang 3

Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ nhất trong thời kỳ những năm

1970 Những ai từng trải qua "cơn khủng hoảng dầu Trung Đông" sẽ không thể nào quên cảnh hàng người dài dằng dặc chờ đợi trước các cây xăng bởi nguồn cung ứng thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả tăng cao Trong thời gian khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ 1973 đến 1974

Thêm vào đó, một biến cố lớn nữa xảy đến với thị trường chứng khứng toàn cầu vào năm 1973 - 1974 Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, khiến đôla Mỹ mất giá và làm cuộc khủng hoảng dầu lửa thêm tồi

tệ Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9% Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980

1.1.2 Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979

Cách mạng Iran đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới

Cách mạng Hồi giáo Iran được mệnh danh cuộc cách mạng lớn thứ 3 trong lịch sử nhân loại, sau Cách mạng Pháp, Tháng Mười Nga, và đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới

Trang 4

Vào đầu 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC Nhưng khi cách mạng Iran lật đổ chính quyền quân chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh bởi

sự tàn phá của các lực lượng đối lập Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ảrâp Xêút và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng Kết quả là lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran

Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ Giá năng lượng

đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó Dù kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm

1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao 7,5% và đạt kỷ lục 10,8% vào 1982

Hậu quả của suy thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất,

và sản xuất thép đều liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc

1.1.3 Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980

Kinh tế thế giới èo uột khiến giá dầu tụt thê thảm năm

Trang 5

Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp (hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979), nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn thế giới chậm lại Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981 Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986

Giá giảm đã làm lợi cho rất nhiều nước tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu

và thế giới thứ 3, nhưng lại gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC Nhiều công ty nhiên liệu của Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản Dầu mất giá còn khiến khối OPEC mất đi sự đoàn kết

1.1.4 Cơn sốt giá dầu năm 1990

Những giếng dầu bốc cháy trong cuộc chiến vùng Vịnh thời kỳ 1990, vốn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng giá

nhiên liệu thời kỳ đó Ảnh: openlearn.open.ac.uk

Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait

Sau cuộc chiến, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế

Trang 6

giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và giá không vượt đỉnh các cuộc khủng hoảng trước (hồi 1973 và 1979 - 1980) Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ

Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở

Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái

1.1.5 Giá dầu xuống dốc năm 2001

Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn

20 USD một thùng, giảm 35% so với trước Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu

1.1.6 Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 - 2008

Khủng hoảng giá dầu năm 2007-2008 trước khi thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn

Trang 7

Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực

Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007 Sự đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933 Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng

1.1.7 Cú sốc dầu lửa 2011

Bạo loạn tại Libya, thành viên lớn thứ 9 trong khối OPEC khiến thị trường nhiên liệu đang trải qua đợt khủng hoảng giá mới

Ảnh: AFP

Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với

Trang 8

giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng Hiện tại, các nước châu Âu (ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya

Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%

1.2 Đi tìm lời diễn giải về giá dầu:

Giá dầu mỏ chịu tác động của quy luật cung – cầu: Trong ngắn hạn bất kỳ một sự tăng cung hay giảm cầu đều sẽ ảnh hưởng tới giá dầu mỏ trên Thế giới Ngoài ra, sự kỳ vọng về tăng trưởng nền kinh tế, sự bất ổn chính trị trong nội bộ các nước xuất khẩu dầu cũng là nguyên nhân khiến giá dầu có sự biến động vô cùng lớn

Các nước xuất khẩu dầu mỏ luôn khuyến khích các nước tránh đầu tư vào những nền công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng bởi nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng của giá dầu mỏ Vì dầu mỏ là nguồn đầu vào của hầu hết các ngành nghề sản xuất chính quan trọng của các nước Vì thế giá cả dầu mỏ sẽ có những tác động lớn Sau hết, không kém quan trọng là đồng đôla tuột giá lại tác đông làm tăng giá dầu thô thế giới vì dầu thô lấy USD làm bản vị

Sự tăng giá của dầu sẽ kìm hãm đà phát triển của nền kinh tế Nếu sự gia tăng

về giá là lớn thì nó sẽ khiến nền kinh tế bị suy thoái Vì thế, xu hướng hiện thời của các nước là xây dựng các kho dự trữ dầu nhằm hạn chế bớt tác động của những cuộc khủng hoảng năng lượng Giá dầu tăng cũng khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát tăng và thất nghiệp gia tăng trên thế giới Những phân tích trên đây giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về giá dầu mỏ Đó cũng là một tham khảo rất tốt để phân tích sự phát triển của nên kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

2 Đánh giá tác động của giá xăng dầu đến nền kinh tế của Việt Nam

2.1 Vai trò và tầm quan trọng của dầu mỏ trong nền kinh tế Việt Nam

* Tiêu thụ dầu mỏ và năng lượng

Trang 9

Năng lượng là một dạng vật chất đặc biệt, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chúng đều có đặc tính chung là khi tiêu dùng sẽ tạo ra một nhiệt năng nhất định hoặc sinh ra công thông qua hệ thống thiết bị truyền lực Khả năng sinh nhiệt hoặc sinh công của năng lượng đã quyết định vị trí, vai trò đặc biệt của nó trong sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội, văn hoá và vật chất của con người Có thể nói năng lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội và năng lượng giúp cho con người phát triển ngày càng hoàn thiện hơn Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng này vấn đề cân đối và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn năng lượng luôn là yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia và cho cả thế giới

Ở nước ta, Chính phủ đã có những chính sách để tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn năng lượng hiện có, ưu tiên đầu tư cho phát triển năng lượng trong nước và nhập khẩu năng lượng để cân đối với nhu cầu còn thiếu, nhờ đó mà việc khai thác và

sử dụng năng lượng của nước ta những năm gần đây tăng đáng kể Năm 2005 so với năm 2000 thì mức sản xuất và nhập khẩu của các nguồn năng lượng chủ yếu

tăng nh sau: Sản lượng than tăng 181%; Sản xuất điện tăng 99,8% Khai thác khí đốt tăng 205,1%; Nhập khẩu xăng dầu tăng 37,2%* Do nguồn cung được tăng đáng kể, nên cơ cấu các nguồn năng lượng trong sử dụng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng có những thay đổi tích cực Thông qua những tính toán, cân đối các nguồn năng lượng đã sử dụng năm 2004 cho thấy: Nếu tất cả các nguồn năng lượng khác nhau đều được quy đổi về đơn vị đo lường thống nhất là TeJaJun(TJ) và tổng năng lượng đã sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là 100% thì: Cơ cấu của nguồn năng lượng như sau: Điện chiếm 11,3%, than chiếm 34,8%, xăng dầu chiếm 35,9% (trong đó xăng ô tô chiếm 9,8%; xăng máy bay 1,0%; dầu hoả 1,2%; dầu diezel 16,1%, dầu mazút 7,8%), ga láng 1,7%; khí thiên nhiên 7,3%; các nguồn năng lượng khác (củi, trấu, bã mía, rơm rạ ) 9,0%

Trong các nguồn năng lượng trên, thì xăng dầu là loại quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hoá Xăng dầu các loại chiếm tới 35,9% trong cơ cấu tiêu dùng, là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng hiện tại đang phải nhập khẩu 100% cho tiêu dùng, trong đó sản xuất chiếm 33,0%, hoạt động dịch

vụ (chủ yếu là vận tải) 58,6%, tiêu dùng cho dân cư chiếm khoảng 7,3% (thấp hơn

Trang 10

so với các nước phát triển vì dân cư nước ta chưa sử dụng nhiều ô tô cho đi lại) và các đối tượng khác 1,0% Ga lỏng là loại năng lượng rất tiện lợi cho sử dụng, hiện tại mới chiếm 1,7%, trước năm 2002, phải nhập khẩu 100%, nay sản xuất trong nước chiếm 70%, tương lai không chỉ cung cấp cho tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu Tiêu dùng ga lỏng chủ yếu cho dân cư (chiếm 58,7%), cho sản xuất 37,3%, cho dịch vụ gần 2,9%, các đối tượng khác trên 1% Khí thiên nhiên là loại năng lượng mới được sử dụng ở nước ta, có tiềm năng lớn từ khai thác trong nước, nhưng hiện tại mới chiếm 7,3% tổng tiêu dùng năng lượng, chủ yếu cung cấp cho phát điện và sản xuất ga láng

Về đối tượng sử dụng năng lượng, nếu tổng tiêu dùng năng lượng cuối cùng (Không kể tiêu dùng cho sản xuất điện và ga lỏng) là 100%, thì tiêu dùng cho sản xuất chiếm 47,3%, tiêu dùng cho dịch vụ chiếm 30,8%, tiêu dùng cho dân cư chiếm 21,1% và cho các đối tượng khác chiếm 1,4% So với các nước đang phát triển thì tổng năng lượng tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp, các nước đang phát triển thường có mức tiêu dùng cho sản xuất phổ biến từ 50-52%, cho dịch vụ khoảng 30-32% và cho tiêu dùng dân cư trên dưới 15%

Về sản xuất và nhập khẩu năng lượng, trong tổng năng lượng tiêu dùng thì 63,5% là sản xuất trong nước và 36,5% là nhập khẩu, trong đó toàn bộ xăng dầu, một nguồn năng lượng chủ yếu, quan trọng phải nhập khẩu 100%, do đó dễ bị động khi thị trường xăng dầu thế giới biến động, cụ thể như tăng giá trong thời gian gần đây

Từ tình hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng của nước ta hiện nay, cho thấy:

Năng lượng được sử dụng của nước ta còn ở mức thấp, bình quân đầu người khoảng 13.800 MegaJun, chỉ bằng 78,5% mức bình quân đầu người của thế giới năm 1998 Cơ cấu trong tiêu dùng năng lượng còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là các nguồn năng lượng sạch nh điện, ga mới chiếm 13%, các nguồn năng không sạch chiếm 87%, đáng lưu ý là than chiếm 34,8%, các nguồn năng lượng khác chiếm 9%[1] Tỷ trọng tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp và tăng chậm hơn nhịp độ tăng về sản xuất kinh doanh của 2 khu vực này Điều này báo

Ngày đăng: 06/07/2016, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w