Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh, sinh viên là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân; là nội dung quan trọng trong việc xây dựng nền quốc phòng ... Vì vậy, thiết nghĩ giáo trình này cần thiết cho các bạn rất nhiều. Giáo trình được chia làm 2 ebook. Các bạn download theo link sau
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Tập 2
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Chịu trách nhiệm xuất bảm: PGS TS TÔ ĐĂNG HẢI
Biên tập và sửa bài: ThS NGUYEN HUY TIẾN
NGỌC LINH
Trình bày bia: NGUYỄN XUÂN DŨNG
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
In 200 cuốn, khổ 16 x 24 cm, tại Xưởng in NXB Văn hoá Dân tộc Quyết định xuất bản số: 82-2008/CXB/684.2-02/KHKT-—16/1/2008
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục quốc phòng toàn dân là một nội dung quan trọng
của uiệc xây dựng nên quốc phòng toàn dân, trong đó có thế hệ
trẻ học sinh, sinh uiên
Để giúp cho sinh uiên của Trường Đại học Bách khoa Hò Nội
có tài liệu nghiên cứu trong quá trình học tập môn học Giáo dục
quốc phòng, cuốn sách này trình bày một số nội dung cơ bản uê đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, một số nội dung
cân thiết uê kỹ thuật, chiến thuật bộ bình uà các hiến thúc cần
hiểu biết khác
Cuốn sách được biên soạn dựa trên chương trình Giáo dục quốc phòng đối uới cóc trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục va Dao tao ban hành; các tòi liệu, chuyên đề uà uốn biện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X Quá trình xây dựng có thể còn thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý biến đóng góp của sùnh vién va ede déng chi
Trang 5BANG CHU VIET TAT
ANND An ninh nhan dan CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CNXH Chủ nghĩa xã hội CTND Chiến tranh nhân dân DBDV Dự bị động viên DBHB Diễn biến hoà bình KHKT Khoa học kỹ thuật KTQS Kỹ thuật quân sự LLVT Lực lượng vũ trang
QCPK-KQ Quan ching Phong không - Không quân QĐND Quân đội nhân dân
Trang 6BÀI 9
ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG
A Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
1 Mục đích, yêu cầu
- Hệ thống và ôn lại những động tác đội ngũ từng người không có súng, làm cơ sở cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường và vận dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sau này
- Nắm vững yến lĩnh động tác, tác phong gọn gàng 2 Nội dung
- Nghiêm, nghỉ - Quay tại chỗ
- Tiến, lùi, qua phải, qua trái
- Đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân
- Đội hình tiểu đội
3 Thời gian: 6 tiết
4 Phương pháp: Lên lớp tập trung, trực quan kết hợp sử dụng đội mẫu
B NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
I NGHIÊM, NGHỈ
1 Động tác nghiêm
- Khẩu lệnh: “Nghiêm”, không có dự lệnh
- Khi nghe dứt động lệnh “Nghiêm”, hai gót chân đặt sát nhau, nằm trên
một đường ngang thẳng, hai bàn chân mở rộng 45', hai đầu gối thẳng, sức nặng
toàn thân đồn vào cả hai bàn chân, hai tay nắm hờ, ngón cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ, hai tay dat thẳng chỉ quần Bụng thon, ngực nở,
Trang 72 Động tác nghỉ
- Khẩu lệnh: “Nghỉ”, không có dự lệnh
- Khi nghe đứt động lệnh “Nghỉ”, từ thát lưng trở lên giữ nguyên, từ từ trùng gối phải (hoặc trái) trọng lượng toàn thân dồn vào chân trái (hoặc phải), nếu mỏi
tiến hành đổi chân Chú ý: khi đổi chân phải từ từ, tránh sự thay đổi đột ngột
II QUAY TẠI CHỖ
1 Động tác quay bên phải, bên trái
- Khẩu lệnh: “Bên phải (trái) quay” có dự lệnh và động lệnh - Nghe dứt động lệnh “Quay” làm hai cử động:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải (trái) và mũi bàn chân trái (phải) làm trụ (quay về bên nào thì lấy gót chân bên ấy và mũi bàn chân kia làm trụ), phối hợp với sức xoay của người
quay toàn thân sang phải (trái) 90, sức nặng toàn thân dồn đều hai chân
+ Cử động 2: Đưa chân trái (phải) lên thành tư thế đứng nghiêm 2 Động tác quay nửa bên phải, bên trái
- Khẩu lệnh: “ Nửa bên phải (trái) quay” có dự lệnh và động lệnh
- Nghe đứt động lệnh “Quay” làm 2 cử động như quay bên phải (trái) chỉ
khác là quay sang phải (trái) 45”
3 Động tác quay đằng sau
- Khẩu lệnh: “Đằng sau quay” có dự lệnh và động lệnh - Nghe dứt động lệnh “Quay” làm hai cử động sau:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thẳng tự nhiên, lấy gót bàn chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với sức toàn thân xoay
người sang bên trái về sau 180”, khi quay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái,
quay xong đặt cả bàn chân xuống đất
+ Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm
II TIEN, LUI, QUA PHAI, QUA TRAI
1 Động tác, tiến lùi
Trang 81
- Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước (lùi) trước rồi đến chân phải,
hai tay vẫn ở tư thế đứng nghiêm Khi tiến (lùi) đủ số bước quy định thì đứng lại đưa chân phải (trái) về đặt sát chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm -
2 Động tác qua phải, qua trái
- Khẩu lệnh: “Qua phải (trái) X bước” có dự lệnh và động lệnh
- Khi nghe dứt động lệnh “Bước” thì di chuyển sang phải (trái), mỗi bước rộng bằng vai Bước qua bên nào thì chân bên ấy bước trước, và từng bước kéo chân kia về thành tư thế đứng nghiêm rồi mới bước tiếp các bước khác, bước đủ số quy định thì dừng lại
3 Ngồi xuống đứng đậy a Động tác ngồi xuống
- Khẩu lệnh “Ngồi xuống”, không có dự lệnh
- Khi nghe dứt động lệnh “Ngồi xuống” làm hai cử động:
Cử động 1: Chân trái đứng nguyên, chân phải bất chéo qua chân trái, bàn chân phải đặt sát bàn chân trái, gót bàn chân phải nằm ngang khoảng 1/2 bàn chân trái về phía trước
Cử động 2: Ngồi xuống, hai chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc hai chân mở rộng bằng vai, hai cánh tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, ban tay trái nắm cổ bàn tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên mu bàn tay hướng lên trên Khi mỏi thì đổi bàn tay phải nắm cổ tay trái
b Động tác đứng đậy
~- Khẩu lệnh “Đứng dậy” không có đự lệnh
- Khi nghe dứt động lệnh “Đứng đậy” làm hai cử động:
Cử động 1: Người đang ở tư thế ngồi hai chân bất chéo nhau, hai bàn tay nắm lại chống xuống đất phối hợp hai chân đẩy người đứng thẳng đậy
Cử động 2: Đưa chân phải về vị trí cũ, đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm
IV DI DEU, DUNG LAI, DOI CHAN TRONG KHI ĐI, GIẬM CHAN
1 Di déu, dimg lại, đổi chân trong khi đi a Động tác đi đều
Trang 9“Bước” là động lệnh, khi nghe dứt động lệnh “Bước” làm hai cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 75 cm, đặt gót rồi đặt cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập lại và hơi nâng lên, cánh tay dưới gần thành đường
thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống, mép trên mu bàn tay cao bằng nấp túi áo
ngực, nắm tay cách thân người 20 cm, tay trái đánh về sau tự nhiên lòng bàn tay
quay vào trong, mắt nhìn thẳng
Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75 cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh về sau như tay trái, cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/phút
b Động tác đứng lại
Khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng” có dự lệnh và động lệnh “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phi Dit động lệnh “Đứng” làm hai cử động sau:
Cử động 1: Chân trái bước lên một bước (bàn chân chếch sang trái 22,50) Cử động 2: Chân phải đưa lên đặt sát chân trái (bàn chân chếch sang phải
22,5, hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm
e Động tác đổi chân trong khi đi
Khi hành tiến thấy chân mình sai với nhịp đi chung của đội hình, phải tiến
hành đổi chân Động tác đổi chân có ba cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên một bước
Cử động 2: Chân phải bước tiếp một bước ngắn đặt sát gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh vẻ phía trước I1 bước ngắn, tay
phải đánh về trước, tay trái đánh về sau
Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay đi theo nhịp bước thống nhất
2 Giam chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại và đi đều ad Động tác giậm chân tại chỗ
Khẩu lệnh “Giậm chân - Giậm” có dự lệnh và động lệnh “Giậm chân” là dự lệnh, “Giậm” là động lệnh
Trang 10tay trái đánh về phía sau như khi đi đều Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như
chân trái, đồng thời tay trái đánh về phía trước, tay phải đánh về phía sau như đi đều Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ
b Động tác gidm chân trong khi đi
Khẩu lệnh “Giậm chân - Giậm” có dự lệnh và động lệnh Dự lệnh và động
lệnh đều rơi vào chân phải /
Đang đi, nghe dứt động lệnh “Giạm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống (vẫn đánh tay như đi đều), chân trái nhấc lên rồi đặt xuống Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ
c Động tác đổi chân trong khi đang giậm
Khi thấy mình giậm chân sai so với nhịp giậm chân của đội hình, phải làm
động tác đổi chân Động tác đổi chân có ba cử động
Cử động 1: Chân trái giậm một bước, đừng lại
- Cử động 2: Chân phải giậm liên tục hai bước tại chỗ (tay trái đánh về trước,
tay phải-đánh về sau)
Cử động 3: Chân trái giậm một bước, rồi hai chân thay nhau giậm theo nhịp thống nhất
d, Động tác đứng lại khi đang giậm chân
Khẩu lệnh “Đứng lại - Đứng” có dự lệnh và động lệnh Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải Khi nghe dứt động lệnh "Đứng" làm hai cử động sau:
Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một bước (tay vẫn đánh như đi đều)
Cử động 2: Chân phải đưa về đặt sát chân trái, hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm
e Động tác giậm chân chuyển thành đi đều
Khẩu lệnh “Đi đều - Bước” có dự lệnh và động lệnh Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải Khi nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên
chuyển thành đi đều
V DOI HINH TIỂU ĐỘI
Trang 11- Khi tập hợp tiểu đội trưởng đứng bên phải đội hình - Khi chỉ huy đứng trước đội hình cách 3 + 5 bước
- Khi hành tiến đứng bên trái đội hình cách 2 + 3 bước
b Thứ tự tập hợp
- Tập hợp: Khẩu lệnh “Tiểu đội X thành một (hai) hàng ngang - Tập hợp”; - Điểm số: Khẩu lệnh “Điểm số”;
- Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh “Nhìn bên phải (trái) - Thẳng”; - Giải tán: Khẩu lệnh “Giải tán”
3+ 5 bước 3 + 5 bước
sobooooÔ obo 0 O
Oo OO CO 9O
Đội hình một hàng ngang Đội hình hai hành ngang
2 Đội hình tiểu đội hàng đọc a Vị trí của tiểu đội trưởng
- Khi tập trung tiểu đội trưởng đứng trước cách số I là 1 m
- Khi chỉ huy đứng phía trước chếch về bên trái đội hình cách 3 + 5 bước
- Khi hành tiến đội hình 1 hàng doc tiểu đội trưởng đứng bên trái cách đội hình 2 + 3 bước, và khoảng 1/3 đội hình từ trên xuống Khi hành tiến hai hàng đọc thì tiểu đội trưởng đi đầu, chính giữa hai hàng và cách 1 m
b Thứ tự tập hợp
- Tập hợp: Khẩu lệnh “Tiểu đội X, thành một (hai) hàng đọc - Tap hợp”; - Điểm số: Khẩu lệnh “Điểm số”;
- Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh “Nhìn trước - Thẳng”;
Trang 13BÀI 10
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI SÚNG BỘ BINH
A Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
1 Mục đích, yêu cầu
Giới thiệu cho sịnh viên tác dụng tính năng chiến đấu, kỹ thuật, cấu tạo, cách tháo, lắp súng, giữ gìn, chuẩn bị súng đạn để bắn, biết vận dụng vào trong giảng dạy, chiến đấu
2 Yêu cầu
- Hiểu rõ tác dụng tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận
Trang 145 Phương pháp
+ Giảng lý thuyết: Thuyết trình nên dứt điểm từng nội dung, giảng giải, phân tích những nội dụng trọng tâm, trọng điểm
+ Giảng thực hành: Kết hợp làm động tác mẫu trong thực hành tháo và lấp súng vừa nói vừa làm theo hai bước:
Bước 1: Vừa nói vừa làm động tác tháo và lấp súng thông thường
Bước 2: Làm chậm khái quát động tác tháo và lắp súng theo khẩu lệnh
“Tháo súng” hoặc “Lắp súng”
Đối với sinh viên:
+ Nghe kết hợp quan sát, ghi chép nắm nội dung của bài, theo dõi quan sát động tác mẫu tháo và lắp súng của giáo viên
B THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN
I SÚNG TRUNG LIÊN RPĐ
1 Tác dụng, tính năng chiến đấu a Tác dụng
Súng trung liên kiểu Đetarep cỡ 7,62 mm do Liên Xô (trước đây) chế tạo, Trung Quốc sản xuất dựa theo kiểu của Liên Xô gọi là trung liên K56 Việt Nam gọi là súng trung liên RPĐ Súng trung liên RPĐ là loại vũ khí tự động, có hoả lực mạnh của tiểu đội bộ binh, do một người sử đụng, dùng để tiêu diệt sinh luc địch tập trung, những mục tiêu lẻ quan trong hoac những hoả điểm của địch trong vòng 800 m chỉ viện cho bộ binh xung phong
b Tính năng chiến đấu
- Súng chỉ bắn được liên thanh, có thể bắn loạt ngắn (từ 3+ 5 viên), loại đài (từ 6+ 10 viên) hay bắn liên tục
- Tâm bắn ghi trên thước ngắm từ 1 + 10 tương ứng với cự li bắn ngoài thực
địa từ 100 + 1000 m
- Tầm bắn thẳng:
Trang 15- Tốc độ bắn chiến đấu 150 phát/phút
- Sting bin đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất với các loại đầu đạn khác nhau (đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy) Súng dùng chung đạn với súng trường CKC, súng trường tự động K63, súng tiểu liên AK và súng trung liên RPĐ Hộp đựng
băng đạn chứa được 100 viên
ec Cấu tạo các bộ phận của súng, đạn Súng PRĐ có 11 bộ phận chính:
- Nòng súng: Đề định hướng bay cho đầu đạn
+ Trong nòng súng có bốn rãnh xoắn làm cho đầu đạn khi bắn ra bị vuốt xoắn để giữ hướng đầu đạn khi bay Đường nổi lên giữa các rãnh xoắn là đường xoắn, khoảng cách giữa hai đường xoắn đối nhau theo đường kính của nòng súng là cỡ nòng (7,62 mm)
+ Đoạn cuối nồng súng rộng hơn và không có rãnh xoan là buồng đạn + Đầu nòng súng có ren đầu nòng để lắp vòng bảo vệ đầu nòng và lắp đầu bắn đạn hơi
+ Trên nòng súng có bệ đầu ngắm, khâu lắp chân súng, khâu truyền khí thuốc, ống điều chỉnh khí thuốc, ống chứa thoi đẩy, ống dẫn thoi và khâu giữ
+ Ống điều chỉnh khí thuốc để điều chỉnh áp suất khí thuốc vào mặt thoi Quanh vành tán có ba khuyết hình nữa tròn khắc các số I, 2, 3 để mắc vào chốt của khâu truyền khí thuốc giữa ống điều chỉnh ở từng vị trí đã chọn Số 1 áp suất khí thuốc đẩy vào mặt thoi nhỏ nhất (sử dụng sau khi đã bắn được 300 viên) Số 2 áp suất khí thuốc đẩy mạnh vào mat thoi lớn hơn (sử dụng khi súng mới chế tạo) Số 3 áp suất đẩy vào mặt thoi lớn nhất (sử dụng khi súng bị cáu bẩn các bộ phận chuyển động mà chưa có điều kiện lau chùi ngay, bệ khố nịng lùi về sau khơng hết cỡ)
- Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự li bấn khác nhau Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm
+ Đầu ngắm gồm có: Đầu ngắm hình trụ, được lắp vào bệ di động bằng ren ốc, đoạn giữa có cạnh để !ắp cờ lê khi vặt đầu ngắm hiệu chỉnh súng về tầm
Trang 16ứng với cự li bắn từ 100 m đến 1000 m Các vạch khắc ngắm không ghi số là chỉ các cự li bán lẻ 150 m, 250 m mặt dưới có các khuyết để chứa then hãm của cữ thước ngắm ở từng vị trí đã chọn
- Thước ngắm ngang: Đề ngắm bắn đón hoặc sửa sai lệch gió đường đạn
Mặt trên có khe ngắm, mặt sau có l5 vạch khắc, vạch dài ở giữa là vạch số 0, mỗi bên có bảy vạch, các vạch cách nhau 1 mm (hay 2 li giác) Bên trái có núm
vặn để lấy thước ngắm ngang :
Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm, có then hãm và lò xo để giữ cữ thước ngắm ở từng vị trí đã chọn
- Hộp khoá nòng: Đề liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động Hộp khoá nòng gồm có:
+ Khấc tì ở trong hai bên thành hộp khoá nòng để mặt sau của hai phiến khoá tì vào khi khoá nòng đóng nòng súng;
+ Hai rãnh trượt để khớp vào hai gờ trượt ở bệ khoá nòng;
+ Mấu hất vỏ đạn để hất vỏ đạn ra khỏi hộp khoá nòng;
+ Ranh đọc để lắp bộ phận cò và báng súng; `
+ Gờ trượt ở bên phải để lắp tay kéo bệ khoá nòng Đầu gờ trượt có khuyết chứa díp hãm tay kéo bệ khoá nòng;
+ Khuyết ngang để chứa then hãm nắp hộp khoá nòng; + Chốt giữ bộ phận cò và báng súng; + Then hãm để giữ chốt của hộp khoá nòng; + Lỗ để lắp trục giữ bộ phận tiếp đạn; + Cửa thoát vỏ đạn - Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng
+ Bộ phận tiếp đạn: Để kéo băng đạn, đưa viên đan, tiếp sau vào thẳng hướng, để sống đẩy đạn đẩy viên đạn vào buồng đạn Cấu tạo gồm có: Bàn đỡ
băng đạn để đỡ và giữ băng đạn; bàn móng kéo băng để chứa và định hướng
chuyển động cho móng kéo băng; móng kéo băng để kéo băng đạn sang phải đưa đạn vào thẳng đường tiến của sống để đạn; cần móng kéo băng để gạt móng
kéo băng sang phải hoặc sang trái; cần gạt để làm cho móng kéo băng chuyển động
Trang 17- Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Đề làm cho khoá nòng chuyển động, mặt thoi chịu sức đẩy của áp suất khí thuốc làm cho bệ khoá nòng lùi
- Khod-nong: Dé đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở
nòng súng, kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn Cấu tạo gồm có: Thân khoá, phiến khoá, kim hoả, móc đạn /
- Tay kéo bệ khoá nòng để kéo bệ khoá nòng về sau khi lắp đạn Cấu tạo
gồm có: Mấu kéo, díp hãm, máng trượt, tay kéo - Bộ phan co va bang sting’
+ Bộ phan cd dé giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng bán, khi bóp cò thì phải giải phóng bệ khoá nòng và khoá nòng làm đạn nổ, đóng hoặc mở khố an tồn cho súng Cấu tạo gồm có khung cò, lẫy cò, tay cò và khố an tồn,
+ Báng súng để tì vai khi bắn và chứa hộp phụ tùng của súng
- Bộ phận đẩy về: Đề luôn đẩy bệ khoá nòng về trước Cấu tạo gồm có lò
xo, cốt lò xo, cần đẩy
- Băng đạn và hộp băng để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp dan
Cấu tạo gồm có: mặt băng đạn kiểu nửa hở để lắp viên đạn Hộp băng để chứa
băng đạn, mỗi hộp chứa được dây băng lấp 100 viên :
- Chân súng để đỡ súng khi bắn Cấu tạo gồm có: khâu lắp chân súng, hai
chan sting, lo xo, dip hãm
- Dan 7,62 mm (kiéu 1943 hoac kiéu 1956) dé sét thuong muc tiêu tuỳ theo
tác dụng của từng loại đầu đạn Cấu tạo gồm có: vỏ đạn để chứa thuốc phóng và liên kết các bộ phận của viên đạn; hạt lửa để phát lửa đốt cháy thuốc phóng;
thuốc phóng để khi cháy sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn đi; đầu đạn để sát
thương mục tiêu (đầu đạn thường để tiêu diệt sinh lực, đầu đạn vạch đường để tiêu điệt sinh lực và chỉ mục tiêu), đầu đạn xuyên cháy để đốt cháy những chất đễ cháy và tiêu diệt sinh lực sau vật chắn, bọc thép mỏng
- Phụ tùng để tháo lắp, lau chùi, bôi dầu cho súng Phụ tùng súng gồm có: Thông nòng, cán thông nòng, cờ lê, đoa lau ống dẫn thoi, doa lau ống trích khí, tống chốt, cái lấy vỏ đạn đứt, hộp đựng phụ tùng, lọ đựng dầu và chổi bôi dầu
d Sơ lược chuyển động
Trang 18đẩy viên đạn vào băng đạn, đóng cửa nòng, kim hoả đập vào hạt lửa làm đầu đạn nổ
Khi đầu đạn đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi, đẩy bệ khoá nòng lùi, mở khoá nòng Khoá nèng lùi kéo theo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn hất vỏ đạn ra ngoài
Bệ khoá nòng lùi, lò xo đẩy về bộ phận ép lại, bộ phận tiếp đạn kéo băng đạn sang bên phải cho viên đạn tiếp theo vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn Bệ khoá nòng lùi hết mức bị lò xo đẩy về làm cho bệ khoá nòng, khoá nòng lao vẻ trước đẩy đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khoá nòng làm đạn nổ Hoạt động của súng lặp lại cho đến khi ngừng bóp cò hoặc hết đạn Khi ngừng bóp cò mà còn đạn, bệ khoá nòng ở vị trí phía sau (bóp cò tiếp là đạn nổ) Khi hết đạn bệ khoá nòng ở vị trí phía trước
2 Tháo lắp súng thông thường a Quy tắc tháo lắp
Tháo lắp thông thường để lau chùi, bôi đầu và kiểm tra súng Khi tháo lắp phải tuân theo quy tắc sau đây:
- Người tháo lắp phải nắm vững cấ" tạo của súng
- Trước khi tháo súng phải kiểm tra xem trong súng còn đạn không (khám súng) Nếu còn đạn phải tháo hết đạn ra mới được tháo súng
~ Phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo lắp Trước khi tháo lấp phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ (bàn hoặc chiếu, bạt, ni lông .), phụ tùng để tháo lắp
- Khi tháo lắp phải dùng đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác và đặt các bộ phận đã tháo có thứ tự gọn gàng, ngăn nấp Khi gặp vướng mắc khó tháo hoặc khó lắp phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng
b Tháo súng
- Tháo hộp băng đạn và khám súng
Trang 19~ Tháo hộp phụ tùng
Dùng ngón cái hoặc ngót trỏ tay phải đẩy nắp đựng ổ chứa phụ tùng, xoay ngang rồi rút hộp phụ tùng ra và mở hộp để lấy các phụ tùng
- Tháo thông nòng
Tay trái dùng ngón trỏ và ngón giữa đẩy cho đuôi thông nòng tách khỏi rãnh ở cổ báng súng, tay phải rút thông nòng ra
- Tháo bộ phận đẩy vẻ
Tay trái giữ báng súng, tay phải dùng cờlê tì vào rãnh ngang ở cốt lò xo, ấn cốt lò xo vào hết mức và xoay ngược chiều kim đồng hồ khoảng 90” rồi từ tir thả cho 1d xo đẩy về bung ra, rút bộ phận đầy về ra
- Tháo bộ phan cò và báng súng
Dùng tống chốt và búa đẩy chốt ngang giữ bộ phận cò và báng súng với hộp khoá nòng sang bên phải hết mức, rôi tay trái giữ ốp lót tay, tay phải rút bộ phận cò và báng súng
- Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng
Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, tay phải ngửa bàn tay, ngón trỏ tì vào khấc ở bệ khoá nòng kéo vẻ phía sau khi khoá nòng ra khỏi hộp khoá nòng, ngón cái và các ngón con nắm lấy hai phiến khoá rồi tiếp tục rút bệ khoá nòng và khoá nòng ra Đặt súng không, tay trái nhấc khoá nòng và hai phiến khoá ra khỏi bệ nòng
- Tháo tay kéo bệ khoá nòng
Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, tay phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết mức rồi lật ngang để tháo ra
ce Lap sting -
‘Lam ngược lại thứ tự tháo súng (bộ phận tháo sau, lắp trước) - Lắp tay kéo bệ khoá nòng
Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, tay phải lắp tay kéo bệ khoá nồng sao cho gờ trượt lọt vào đoạn rộng của khe đọc ở hộp khoá nòng rồi đẩy về trước hết
mức
- Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng
Trang 20nòng, tay trái ngửa đỡ phía dưới hộp khoá nòng, sau đó lắp bệ khoá nòng vào hộp khoá nòng sao cho hai gờ trượt ở bệ khoá nòng khớp vào hai rãnh trượt ở hộp khóa nòng, rồi đẩy bệ khoá nòng về phía trước hết cỡ, nếu vướng thì phải nơi nâng đầu thoi đẩy lên
- Lắp bộ phận cò và báng súng
Tay trái giữ ốp lót tay, tay phải nắm cổ báng súng lấp bộ phận cò và báng súng vào hộp khoá nòng sao cho mép gấp ở khung cò khớp vào rãnh đọc ở hộp khoá nòng rồi đẩy về trước hết cỡ, đẩy chốt ngang ở hộp khoá nòng sang trái
- Lấp bộ phận đẩy về
Tay trái giữ báng súng, tay phải lấp cần đẩy và lò xo cần đẩy vào ổ chứa ở báng súng rồi lắp cốt lò xo về sao cho hai mấu hãm nằm ngang và dùng cờ lê tì vào rãnh ngang, ấn cốt lò xo vào hết mức và xoay theo chiều kim đồng hồ cho mấu hãm mắc vào rãnh chứa ở báng súng
- Lắp thông nồng
Luồn thông nòng vào bên phải bệ lắp hộp băng đạn, qua lỗ chứa ở ốp lót tay và khâu giữ ống dẫn thoi Vừa luồn vừa đẩy cho đến khi đuôi thông nòng lọt vào rãnh ở cổ báng súng Sau khi lấp thông nòng xong phải kiểm tra chuyển động của các bộ phận (động tác làm như khám súng)
- Lấp hộp đựng băng đạn
Tay phải giữ cổ báng súng, tay trái cầm hộp băng lắp sao cho mép gấp ở hộp bang khớp vào hai mép ở bệ lắp hộp băng ở hộp khóa nòng, đẩy hộp băng về trước hết mức rồi gạt lẫy hãm hộp băng đạn xuống
- Lắp hộp đựng phụ tùng
Trang 21- Trước khi đi học, đi công tác phải kiểm tra súng, có bộ phận rơ, lỏng phải van chat lại, trước khi bắn đạn thật phải lau sạch dầu mỡ ở nòng súng, bộ phận cò, bệ khoá nòng và khâu truyền khí thuốc
- Sau khi học tập phải kiểm tra và lau súng phát hiện thấy có hư hỏng, mất các bộ phận phải báo cáo ngay Sau khi bắn đạn thật phải lau, rửa hết muội thuốc bám ở súng
- Khi không sử dụng súng phải để trong tủ hoặc trên giá Khi cất súng phải lau chùi sạch sẽ, gập thước ngắm, cữ thước ngắm kéo về hết cỡ, gập chân súng, gập tay kéo bệ khoá nòng, khoá an toàn và mặc áo súng Hộp phụ tùng phải để trong ổ chứa ở báng súng, lọ đầu cất trong túi đựng hộp băng đạn, túi đựng băng đạn, dây súng và áo súng phải giữ gìn khô và sạch sẽ
b Giữ gìn đạn
- Phải luôn giữ gìn đạn tốt để bảo đảm khi dùng được an toàn, bắn chính xác - Không để đạn ẩm ướt, bụi bẩn
- Đạn phải để nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh để gần lửa, các chất dễ gây rỉ, gây cháy và ánh nắng chiếu vào
- Cấm bôi dầu cho đạn, đạn gỉ phải dùng vải khô lau sạch, cấm dùng vật rắn để cạo gỉ ở hạt lửa - Dan bị hỏng (bẹp, lõm), lông đầu không được dùng để bán 4 Chuẩn bị súng đạn để bắn a Kiểm tra súng, đạn - Chữ số ghỉ trên các bộ phận phải thống nhất - Các bộ phận bằng kim loại không được han gỉ, cáu bẩn, xây sát, sứt gẫy, rơ lỏng
- Đầu ngắm không bị cong, bệ di động không bị 10 long Vach đầu ở bệ di
động phải thẳng hàng với vạch chính giữa bệ đầu ngắm ,
- Khuyết có ghi số tương ứng da chọn của ống điểu chỉnh phải mắc vào chốt định vị ở khâu truyền khí thuốc
Trang 22~ Mở khố an tồn, kéo bệ khoá nòng về sau đẩy tay kéo bệ khoá nòng về trước lẫy cò phải giữ được bệ khoá nòng ở phía sau, bóp cò bệ khoá nòng phải lao mạnh về phía trước Đóng khố an tồn khơng kéo được bệ khoá nòng về sau, không bóp cò được
- Phụ tùng và các bộ phận dự bị thay thế phải đữ, tốt, sạch sẽ, các bộ phận bằng gỗ không sứt, rơ lỏng, không dính dầu mỡ ẩm ướt Díp giữ nắp đậy ổ chứa hộp phụ tùng không bị gẫy
- Vỏ đạn không có vết xước, vết nứt, không bẹp méo, han gi, đầu đạn không bị lỏng Hạt lửa không bị gỉ, gờ đít đạn không bị sứt, đạn không dính dầu mỡ hoặc Ẩm ướt
b Lau chùi súng, đạn
- Dùng vải sạch, khơ lau ngồi nịng súng, hộp khóa nòng, bộ phận ngắm, ống dẫn thoi, bộ phận tiếp đạn, hộp băng đạn Sau đó đùng vải tấm dầu để bôi một lớp dầu mỏng bên ngoài
- Thông nòng súng bằng vải sạch (bên trong nòng súng và buồng đạn chỉ
lau, không bôi dầu) -
- Lau chùi đạn sạch sẽ, không để dính dâu mỡ
€ Lắp đạn vào băng dan và cuộn băng đạn vào trong hộp băng
Tay trái cầm ngửa băng đạn (nửa hở của băng đạn hướng lên trên), tay phải đặt viên đạn vào nửa hở của mắt băng, đầu viên đạn hướng về phía mấu cong của viên đạn vào nửa hở của mắt băng, đầu viên đạn hướng về phái mấu cong của mắt băng đạn rồi ấn viên đạn xuống sao cho đít vỏ đạn tì sát vào mấu cũ
Cách nối hai đoạn băng: Luồn mấu nối băng ở đuôi đoạn băng thứ nhất vào khuyết dọc ở mắt đầu đạn băng thứ hai rồi lắp viên đạn vào giữ lại
Lắp đạn xong cuộn tròn băng đạn (nửa hở của mất bãng quay vào trong) rồi xếp băng đạn đã cuộn tròn vào hộp băng, đầu viên đạn quay xuống đáy hộp băng, lá thép mỏng ở đầu băng thò ra cửa hộp băng đạn
5 Cách dùng súng a, Quy tắc chung
Trang 23vật chống chân súng để bắn Phải thành thạo cách dùng súng, không ngừng quan sát phát hiện mục tiêu để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ bắn
b Chuẩn bị bắn
Sau khi đã chuẩn bị tư thế (nằm, quỳ hoặc đứng chuẩn bị bắn), lắp đạn vào
súng, tay trái cầm lá thép đầu băng đạn luồn qua cửa tiếp đạn, tay phải câm lá thép kéo sang hết cỡ Mở khoá an tồn, kéo bệ khố nòng về sau hết cỡ, đóng khố an tồn Tay trái cầm cổ báng súng (bàn tay ngửa), tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngồi vành cị, mất ln quan sát mục tiêu
Nếu băng đạn đã bắn dở phải mở nắp hộp khoá nòng, mở khố an tồn, kéo
bệ khoá nòng về sau Hai tay cầm băng đạn lắp vào bàn nâng đạn sao cho viên
đạn đầu thẳng đường tiến của sống đẩy đạn, mấu cong ở đầu mặt băng mắc vào gờ tách băng Đóng nắp hộp khoá nòng súng đã ở tư thế sẩn sàng bắn
c Bắn
Động tác gồm: giương súng, ngắm và bóp cò - Giương súng ,
Trước khi giương súng phải lấy thước ngắm: Dùng tay trái ngón trỏ tay
phải bóp then hãm cữ thước ngắm xê dịch cho vạch khắc ở cữ thước ngắm trùng vào vạch thước ngắm định lấy
Nếu phải lấy thước ngắm ngang thì xoay núm vận thước ngắm ngang cho
chính giữa khe ngắm thẳng với vạch khắc thước ngắm ngang định lấy -
Mở khố an tồn, cầm cổ báng súng đẩy di kéo lại cho chân súng bám và
trượt theo rãnh ở mặt đất (vật tì)
Kiểm tra độ rơ chân súng để vị trí trung bình (không đẩy chân súng về
trước hoặc kéo về sau hết mức)
Động tác giương súng: Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay ở chính giữa phía sau tay cầm, ngón trở đặt ngoài vành cò, ngón cái và ba ngón còn lại nắm chắc lấy tay cầm
Tay trái nắm cổ báng súng, hộ khẩu tay ở chính giữa phía dưới có báng
súng (hộ khẩu tay của hai tay sát nhau), ngón cái và ngón con nắm chắc lấy cổ báng súng hoặc phía trước báng súng
Trang 24Động tác gương súng phải đặt được các yêu cầu: Bằng, chắc, đều, bển + Bằng là mặt súng bằng, hai chân súng bằng, hai vai bằng
+ Chắc là hai tay nắm chắc súng, hai khuỷu tay tì chắc súng vào thân người
thành một khối
+ Đêu là hai tay giữ súng đều
+ Bên là độ bằng, chắc, đều giữa các loạt bán đều như nhau - Ngắm
Má áp vào báng súng vừa phải, mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải ngắm qua khe ngắm, đâu ngắm đến mục tiêu sao cho chính giữa đỉnh đầu ngắm chia đôi khe ngắm và ngang bằng với mép trên khe ngắm (lấy đường ngắm cơ bản) Gióng đường ngắm cơ bản vào điểm ngắm ở mục tiêu
- Bóp cò
Đặt phần cuối đốt thứ nhất ngón trỏ tay phải vào tay cò sao cho mặt trong ngón trỏ không áp sát vào tay cầm Bóp cò đều và thẳng về sau theo hướng của
trục nòng súng cho đến khi đạn nổ
Khi đang bóp có nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp cò, ngón trỏ giữ
nguyên vị trí và áp lực trên tay cò, chỉnh lại đường ngắm rồi lại tiếp tục bóp cò, không bóp cò vội vàng để chớp thời cơ làm súng đột nhiên rung mạnh, bắn sẽ
không đạt kết quả tốt
Trong quá trình bóp cò đồng thời phải tiến hành điều chỉnh đường ngắm đúng, vì vậy phải ngừng thở để người bớt rung động Phải biết ngừng thở trong khoảng trống của quy luật hô hấp để ngừng thở được tự nhiên
Muốn bắn loạt ngắn (3 + 5 viên) phải bóp cò đêu và vào hết cữ thả tay ngay tay dính cò Muốn bắn loạt dài (6 + 10 viên) thì bóp cò vào hết cữ, hơi dừng lại rồi thả cò
d Thôi bắn
Trang 25+ Hai tay hạ súng xuống như khi chuẩn bị bắn;
+ Trường hợp hết đạn phải thay hop bang dan dé san sàng bắn tiếp - Thôi bắn hoàn toàn
Đang bắn có lệnh “Thôi bắn”, người bắn làm thứ tự các động tác sau:
+ Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra;
+ Mở nắp hộp khoá nòng, tháo băng đạn ra khỏi bộ phận tiếp đạn, sau đó tay phải giữ tay kéo bệ khoá nòng, tay trái bóp cò, từ từ thả cho bệ khoá nòng tiến về trước Tháo hộp băng đạn ra khỏi súng rồi cuộn băng đạn có đạn vào hộp băng;
+ Lấy hộp băng đạn không có đạn lắp vào súng, cất hộp băng đạn có đạn vào túi đựng hộp băng đạn;
+ Gập tay kéo bệ khoá nòng, đóng khoá an toàn, đóng nắp hộp khóa nòng
và các nắp che bụi Đưa cữ thước ngắm về sau hết mức Đang ở tư thế nằm hoặc
quỳ bắn phải làm động tác đứng dậy thành tư thế đứng nghiêm
Il SUNG DIET TANG B40
1 Tác dụng, tính năng chiến đấu a Tác dụng
Súng diệt tăng cầm tay cỡ 40 mm do Liên Xô (trước đây) chế tạo, gọi tất là RPG-2 (PIIT-2) Việt Nam sản xuất theo mẫu của Liên Xô gọi là súng B40
Súng điệt tăng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của tiểu đội bộ binh do
một người hoặc một tổ sử dụng, dùng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, pháo tự
hành và sinh lực của địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không
kiệt cố
b, Tính năng chiến đấu
- Tâm bắn ghi trên thước ngắm đến 150 m - Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2 m là 100 m
- Tốc độ bán chiến đấu 4+ 6 phát/phút
- Đạn cỡ 80 mm, cấu tạo theo nguyên lí nổ lõm, ngồi chạm nổ Sức xuyên
Trang 26c Cấu tạo các bộ phận chính của súng, đạn
Súng B40 cấu tạo theo nguyên lí không giật, khi bán lực khí thuốc đẩy đạn đi và lực khí thuốc phụt về sau cân bằng
Súng B40 có bốn bộ phận chính:
- Nông súng để định hướng bay cho đạn
Cấu tạo nòng súng gồm có: Khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng để mấu lắp đạn khớp vào giữ cho hạt lửa thẳng với lỗ kim hỏa; bệ đầu ngắm và bệ thước ngắm để lắp đầu ngắm và thước ngắm; tai lắp hộp cò; ổ chứa bộ phận kim hoả và lỗ thoáng khí thuốc; ốp che nòng và khâu mắc dây súng
- Bộ phận ngắm để ngắm bắn mục tiêu ở các cự lỉ khác nhau Cấu tạo gồm có:
+ Đầu ngắm: Có thể gập hoặc dựng được nhờ díp giữ
+ Thước ngắm: Trên thân thước có ba khe ngắm có ghi các số 50, 100, 150 ứng với cự li bắn 50 m, 100 m, 150 m, thước ngắm cũng có thể gập hoặc dựng được nhờ díp giữ
- Bộ phận kim hoả để đập vào hạt lửa Cấu tạo gồm có:
+ Kim hoả để đập vào hạt lửa khi búa đập
+ Ld xo kim hoả để đẩy kim hoả luôn tụt xuống dưới
+ Vành dẫn để giữ cho kim hoả chuyển động ở giữa ổ kim loại + Vành tì để đẫn đưới lò xo kim hoả tì vào
+ Vàn! đệm để đệm bào giữa vành dẫn và nấp ổ kim hoả + Nắp ổ kim hoả để giữ các bộ phận nằm trong ổ kim hoả
- Bộ phận cò để khố an tồn cho súng khi đã lắp đạn và khi mở khố an tồn bóp cò búa đập kim hoả
Cấu tạo gồm có:
+ Hộp cò để chứa các chỉ tiết của bộ phận cò, phía trước có vành cò, phía tiên có lỗ lắp chốt hộp cò, phía sau có khuyết chứa mấu giữ hộp cò, phần dưới có khuyết chứa đuôi cán cần đẩy, lỗ tháo lắp cần đẩy và tay cẩm, trục búa để lắp búa
Trang 27+ Chốt lắp hộp cò
+ Tay cò để bóp cồ
+ Lẫy cò để giữ búa ở thế giương + Búa để đập vào kim hoả khi bóp cò
+ Cần đẩy và lò xo cần đẩy để đẩy búa đập vào kim hoả khi bóp cò + Khoá an toàn để giữ an toàn cho súng sau khi đã lắp đạn
- Đạn B40
Đạn B40 gồm có quả đạn và thuốc phóng Quả đạn gồm có đầu đạn, đuôi đạn và ngòi nổ
Cấu tạo đầu đạn:
+ Vỏ đạn để chứa các bộ phận của đầu đạn
+ Chóp đạn để làm giảm sức cản không khí khi đạn bay và giữ tiêu cự giữa lượng nổ với mục tiêu
+ Phéu dan dé tập trung nhiệt độ áp suất của thuốc nổ, áp suất và nhiệt độ rất cao để biến phễu đạn thành một đồng kim loại
+ Thuốc truyền nổ để truyền sức nổ của ngòi nổ sang thuốc nổ + Cổ đạn để chứa phần trên ngòi nổ và nối liên với đuôi đạn
Đuôi đạn để giữ ổn định hướng cho đạn khi bay, nối liên đạn với ống thuốc phóng Cấu tạo gồm có:
+ Ống đuôi để chứa các bộ phận của đuôi đạn
+ Mấu lấp đạn để khớp vào khuyết lắp đạn ở miệng nòng
+ Ốp lót để chứa phân dưới ngòi nổ và nối liền với cổ đạn
+ Cánh đuôi đạn để xoè ra giữ ổn định hướng bay cho đạn
+ Vòng khép cánh đuôi để giữ cho cánh đuôi khép gọn trước khi lắp đạn vào súng
+ Đáy ống đuôi để chứa hạt lửa, nối liên đạn với ống thuốc phóng + Hạt lửa để đốt cháy thuốc phóng khi bị kim hoả đập vào
Ngồi nổ: Để làm nổ đạn khi đầu đạn chạm mục tiêu - Phụ tùng của súng, đạn
Trang 28+ Các vặn vít để tháo bộ phận kim hoá và vặn các vít
+ Ống tháo lắp cần đầy
+ Tống chốt để tháo các bộ phận của bộ phận cò + Ba lô để đựng đạn và phụ tùng
+ Dây súng để mang đeo súng + Nắp che đầu và đuôi nòng
ä Sơ lược chuyển động của súng, đạn
- Chuyển động của súng
+ Trước khi giương búa: Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc an toàn ở đuôi búa Then khóa an toàn chèn vào mấu tì đuôi cò làm tay cò không chuyển động
được Lồ xo kim hoả đẩy kim hoả tụt xuống, đuôi kim hoả nhơ ra ngồi nắp ổ
kim hoả
+ Khi giương búa: Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc gương búa giữ búa ở thế giương Then chốt an toàn vẫn chẹn vào mấu tì đuôi cò
Khi mở khố an tồn, bóp cò: Ấn then an tồn sang trái (mở khố) cho khuyết ở then an toàn thẳng với hướng lùi của mấu tì đuôi cò Khi bóp cò, đầu về trước nâng lẫy cò lên làm mấu đầu lẫy rời khỏi khấc giương búa, lò xo cần
đẩy bung ra đẩy búa đập vào đuôi kim hoả làm cho lồ xo kim hỏa ép lại, đầu
kim hoả đập vào hạt lửa
- Chuyển động của đạn
+ Ở trạng thái bình thường (ngồi nổ ở thế an toàn): Chốt an toàn giữ ống quán tính và đế kim hoả
+ Khi bấn đạn đi (ngồi nổ hết an toàn): Kim hoả đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phòng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực khi thuốc đẩy đạn đi, ống quán tính ép lò xo lại và tụt xuống hết mức Trong quá trình đạn
bay, lò xo ống quán tính lại đẩy ống quán tính lên trên cùng của ống kim hoả, làm cho ngòi nổ hết an toàn
+ Khi đạn chạm mục tiêu: Trường hợp góc chạm lén, đạn đang bay nhanh đột nhiên bị mục tiêu chặn lại, đế kim hỏa ép lò xo kim hoả lại đẩy kim hoả đập
vào kíp mồi làm kíp mồi nổ, kích thích kíp nổ và làm đạn nổ
Trang 29kim hoả và kim hoả đập vào kíp môi làm đạn nổ
2 Tháo lắp súng thông thường a Quy tắc tháo lắp (giống như RPĐ) b Tháo súng
- Tháo nắp che đầu và đuôi nòng
- Tháo bộ phận kim hoa
Giương búa (then an toàn vẫn ở vị trí khoá), dựng nòng súng lên (đầu nòng súng quay xuống dưới), dùng các vặn vít tháo lỏng nấp ổ kim hoả (xoay ngược
chiều kim đồng hô), sau đó tháo nắp ổ kim hoả, bộ phận kim hoả, vành đệm ra khỏi ổ kim hoả)
c Lắp súng (Thứ tự ngược lại khi tháo) 3 Giữ gìn súng, đạn
a Giữ gìn súng
- Trước khi đi học tập, công tác phải kiểm tra súng, nếu có bộ phận ro lỏng phải vặn chặt lại, không để bụi bấm đất bám nhiều vào súng hoặc súng va chạm vào các vật khác làm hư hỏng các bộ phận Trước khi bắn đạn thật lau sạch dầu ở trong nòng súng và bộ phận kim hoả
- Khi tháo lắp phải tuân theo đúng quy tắc Khi tập bắn phải tháo hoặc đệm cao su vào bộ phận kim hoả, không giương búa bóp cò khi không cần thiết
- Sau khi học tập phải kiểm tra và lau súng ngay, nếu phát hiện thấy có hư hỏng, mất các bộ phận phải báo cáo ngay Sau khi bấn đạn thật phải lau hết
muội thuốc bám ở súng
b Giữ gìn đạn
- Không để đạn, thuốc phóng ẩm ướt, không để gần lửa, gần các vật dễ
cháy, phải để chỗ cao ráo, râm mát :
- Không để đạn đã lắp ngồi nổ rơi xuống đất hoặc đặt mạnh đuôi đạn làm ngồi nổ mất an toàn
- Khi mang đạn phải đựng trong ba lô đựng đạn, khi đi chuyển không để đạn bị va chạm mạnh làm hư hỏng
Trang 30bảo vệ hạt lửa
- Cấm không được tháo ngòi nổ 4 Chuẩn bị súng, đạn để bán a Kiểm tra súng, đạn
- Nòng súng không bị phình cong, rạn nứt hoặc han gỉ, đầu và đuôi nòng không bi bẹp méo bộ phận ngắm phải dựng lên, gập xuống đễ đàng, chắc chắn, bộ phận cò, tay cầm không bị rơ lỏng, thao tác dễ dàng chính xác khơng bị trục trặc, khố an toàn phải chấc chan ở các vi tri, kim hoa phai thd ra ngoài, chuyển động tốt
- Đạn phải đồng bộ, đúng loại, không bị han gỉ, bẹp méo, nhất là chóp đạn, ống thuốc phóng phải được phòng ẩm chu đáo (có ống bọc) Cánh đuôi bạn không bị gãy hoặc vênh méo, khi xoè ra phải đều Hạt lửa không bị gỉ, mế: xanh Nấp che đuôi đạn không bị mất
b Lau chiti Sting, dan ,
- Dùng vải khô, sạch lau các bộ phận súng đã tháo rời, thông nòng súng sạch sẽ, sau đố dùng vải tẩm đầu bôi đều một lớp dầu mỏng vào các bộ phận kim khí của súng đã tháo rời
- Sau khi bắn phải dùng vải sạch tẩm nước xà phòng lau rửa sạch ổ kim hoả, bộ phận kim hoả, lỗ thoát khí, muội thuốc trong nòng súng, rồi dùng vải sạch lau khô nước ở các bộ phận Sau đó bôi một lớp đầu mỏng đều vào các bộ phận kim loại của súng (không bôi dầu mỡ vào các bộ phận bằng gỗ, da)
c Lắp ngòi nổ và khép cánh đuôi đạn - Lắp ngồi nổ (nếu chưa lắp vào đạn)
Tháo rời đầu và đuôi đạn, lắp ngòi nổ vào ổ chứa ngòi nổ đầu đạn sau đó lắp đuôi đạn vào đầu đạn sao cho ngòi nổ nằm chấc trong ổ chứa
Động tác lắp ngòi nổ phải nhẹ nhàng, thận trọng phải lắp hết răng ốc ở đầu đạn để không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đạn
- Khép cánh đuôi đạn: Dùng dụng cụ khép cánh đuôi đạn để khép cánh đuôi đạn trước khi lắp đạn vào súng
Trang 31rút kẹp và khép cánh đuôi đạn
Trường hợp không có ống khép cánh đuôi, có thể dùng tay để khép cánh
đuôi: kết hợp hai tay xoay đạn theo chiều chếch của cánh đuôi, tay trái vừa xoay vừa bóp để khép chặt cánh đuôi Sau đó tay phải lồng vòng khép ra ngồi cánh
đi để giữ chắc cánh đuôi
5 Cách dùng súng | a Quy định an toàn
- Khi bắn phía sau nòng súng cách ít nhất 1 m không được có vật chấn thẳng góc với trục nòng súng Trong phạm vi ít nhất 10 m phía sau nòng súng
_ không được để thuốc nổ, chất dễ cháy hoặc có người qua lại
- Trên đường bay của đạn cách miệng nòng 50 m trở lại không được có vật
cản
- Khi bắn có vật tì: Vật tì không được thừa ra phía trước miệng nòng, phía trước vật tì phải thấp so với mép dưới quả đạn và sang hai bên mép qua dan it
nhất 20 cm dé dan bay không bị vướng
- Khi bắn đạn phóng không đi (hạt lửa hỏng) phải tập trung nộp lên trên
- Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải để nguyên tại chỗ phá hỏng theo quy tắc an toàn
- Cấm bắn súng B40 bằng vai trái
b Chuẩn bị bắn ,
- Chudn bi tu thé: Căn cứ vào nhiệm vu địa nình, tình hình địch để chọn tư thế bắn cho thích nợp Có thể nằm, quỳ hoặc đứng để chuẩn bị bắn
~ Khi nằm chuẩn bị bắn, bản thân người chếch so với hướng bắn 45°
- Chuẩn bị súng: Mở nấp che đầu nòng, dựng thước ngắm, dựng đầu ngắm, mở nắp che đầu và đuôi nòng
- Chuẩn bị đạn: Mở nắp ba lô đạn, lấy ống thuốc phóng ra, tháo giấy phòng Ẩm, đặt ống thuốc phóng lên nắp ba lô, sau đó rút đạn ra khỏi ba lô, tháo nắp
che đuôi đạn, lắp ống thuốc phóng vào đuôi đạn rồi đặt đạn trên nấp ba lô
- Lắp đạn vào súng: Tay phải nắm ốp che nòng, giữ súng chắc chắn tay trái
cầm quả đạn đã được chuẩn bị lấp vào súng và hơi xoay quả đạn theo chiều
Trang 32c Bắn
Động tác bắn súng B40 gồm có giương súng, ngắm, bóp cò
- Giương súng: Bàn tay trái ngửa nắm ốp che nồng (sau bệ thước ngắm), hai tay nhấc súng lên vai, khoảng giữ ốp che nòng đặt trên vai sao cho ngắm tốt, mặt súng không bị nghiêng Dùng ngón cái tay phải giương búa (súng vẫn khố an tồn), dùng sức hai bàn tay giữ súng chắc và cân bằng trên, hai khuỷu tay mở tự nhiên Bàn tay phải nắm tay cầm, ngón trổ đặt vào tay cò
- Ngắm: Trước khi lấy đường ngắm phải đẩy then an toàn sang trái để mở khoá, má phải áp sát ốp che nòng Mất trái nheo tự nhiên, mắt phải ngắm qua khe ngắm (tương ứng với cự li định chạm), đến đầu ngắm lấy đường ngắm cơ bản, sau đó đưa đường ngắm cơ bản đúng đến điểm ngắm ở mục tiêu
- Bóp cò: Phải biết kết hợp chặt chẽ việc giữ đường ngắm chính xác bóp cò vào lúc ngừng thở trong khoảng trống của hô hấp tự nhiên
Dùng cuối đốt thứ nhất hoặc giữa đốt thứ nhất và thứ hai của ngón trỏ để bóp cò thẳng về sau đều đặn cho đến khi đạn nổ
Khi đang bóp cò nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp cò, giữ nguyên lực bóp cò, chỉnh lại đường ngắm rồi tiếp tục bóp cò cho đến khi đạn nổ
Không bóp cò vội để cướp thời cơ làm cho súng rung động mạnh, bắn sẽ không có kết quả tốt
d Thôi bắn
- Thôi bắn tạm thời (ngừng bán): Khi đang bắn có lệnh “Ngừng bắn” phải dùng ngón cái tay phải đóng khoá an toàn Trường hợp súng còn lắp đạn thì tay trái ngửa đỡ đầu đạn Hai tay đưa súng về như khi chuẩn bị bắn
- Thôi bắn hoàn toàn: Đang bắn có lệnh “Thôi bắn” sẽ ngừng bóp cò, đóng khoá an toàn và tháo đạn ra khỏi súng (nếu súng còn lấp đạn) Sẻ đó làm động tác “Chuẩn bị tiến” hoặc đứng đậy theo khẩu lệnh
II SUNG DIET TANG B41
1 Tác dụng, tính năng chiến đấu a Tác dụng
Súng diệt tăng cầm tay cỡ 40 mm do Liên Xô chế tạo, gọi tắt là RPG-7V
Trang 33Sting B41 1a loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do một người hoặc một tổ sử đụng, dùng để tiêu diét xe tang, xe boc thép, lô cốt và sinh lực của địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố
b Tính năng chiến đấu
- Tâm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học từ 200 - 500 m
- Tâm bắn thẳng trong vòng 330 m
- Tốc độ bắn chiến đấu từ bốn đến sáu quả trong một phút - So téc cla dan 120 m/s
- Tốc độ lớn nhất của đạn 300 m/s
- Đạn cỡ 85 mm, cấu tạo theo nguyên lý nổ lõm, chạm nổ Sức xuyên của đạn phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ bay Góc chạm 90° xuyên được thép day 280 mm, xuyên được bê tông đày 900 mm, xuyên cát trên 800 mm
c Cấu tạo tác dụng các bộ phận của súng, đạn - Nòng súng: Định hướng cho đạn bay
Cấu tạo gồm: Đoạn ống có đường kính 40 mm (là cỡ súng) Cuối đoạn ống có đoạn phình rộng thành một buồng chứa khí thuốc để giảm áp suất khí thuốc nén vào thành nòng súng khi bắn Đuôi nòng có loa giảm lửa và giảm áp suất
khí thuốc phụt về sau Đầu nòng có khuyết lấp đạn, phía trên có bệ lắp đầu ngắm, bên trái có bệ lắp kính ngắm quang học, phía dưới có ổ kim hoả, bên trong có lỗ kim hoả để kim hoả đập vào hạt lửa Bên ngoài có ốp che nòng được
lắp vào nòng súng bằng các khâu giữ và đỉnh vít
- Bộ phận ngắm cơ khí: Để ngắm bắn khi không có kính ngắm quang học Cấu tạo gồm: :
+ Đầu ngắm có hai loại: Đầu ngắm chính (có dấu -) để bắn khi nhiệt độ
không khí đưới 0°; đầu ngắm phụ (có dấu +) ding dé bin khi nhiệt độ không khí trên 0` (nhiệt độ không khí ở Việt Nam thường dùng đầu ngắm phụ) Đầu ngắm phụ gập được về phía trước đầu ngắm chính, khi dựng cao hơn đầu ngắm chính
+ Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch khắc ghi các số 2, 3, 4, 5
là các số chỉ trăm tương ứng với tầm bắn từ 200 đến 500 m Bên phải có các
vạch khắc để giữ cữ ngắm ở từng vị trí Trên cữ ngắm có khe ngắm, lỗ bầu dục ở
Trang 34- Bộ phận kim hoa: Dé đập vào kim hoả Cấu tạo gồm có kim hoa, lò xo kim hỏa, vành tì và nấp ổ kim hoả
- Bộ phận cò và tay cầm: Để giữ, thả búa, đóng mở khoá an toàn Cấu tạo gồm có hộp cò, nấp hộp cò, tay cò, lẫy cò, búa, cần đẩy và lò xo cần đẩy, khố an tồn -
- Kính ngắm quang học: Là bộ phận ngắm chính của súng Cấu tạo gồm:
+ Thân kính ngắm: Để lắp hệ thống kính quang học, bộ phận chiếu sáng, núm hiệu chỉnh tầm, núm hiệu chỉnh hướng
+ Hệ thống kính quang học: Để thu ảnh mục tiêu và ngắm bắn Gồm có kính bảo vệ, kính thu ảnh, lăng kính quay ảnh, kính vạch khắc và kính nhìn
Kính vạch khắc để đo cự li mục tiêu và ngắm bắn: Dấu cộng dùng để hiệu chỉnh, các vạch ngang (vạch khắc tầm) có ghi số 2, 3, 4, 5 là các số chỉ trăm tương ứng với tầm bắn từ 200 + 500 m Vạch khắc tầm kép tương ứng với tầm bắn 300 m là tầm bắn thẳng của súng Các vạch dọc (vạch khấc hướng) ở 2 bên vạch hướng kép có ghi các số 1, 2, 3, 4, 5 để ngắm đón và sức gió Các vạch cách nhau 10 li giác
Vạch hướng kép là vạch chuẩn hướng
Đường cong đứt đoạn và vạch ngang ở bên phải phía dưới kính là thước đo
cu li mục tiêu cao 2,7m
Các số 2, 4, 6, 8, 10 là các số chỉ trăm tương ứng với cự li 200 m, 400 m, 600 m, 800 m, 1000 m; các vạch ở giữa các số 2, 4, 6, 8, 10 tương ứng với cự lì đo 300 m, 500 m, 700 m, 900 m Số 2, 7 ở dưới vạch ngang là số chỉ chiều cao
mục tiêu 2,7 m
- Các bộ phận chính của đạn + Đầu đạn: Để diệt mục tiêu
Trang 35+ Ống thuốc đẩy: Để tăng thêm tốc độ bay của đạn Đầu ống thuốc đẩy có
sáu lỗ phụt khí phản lực Đuôi ống thuốc đẩy có bộ phận phát lửa đốt cháy ống
thuốc đẩy
+ Đuôi đạn và ống thuốc phóng: Đề đẩy đạn đi và ổn định hướng cho đạn
khi bay Ống đuô; đạn nằm trong ống thuốc phóng, có ren nối với đầu đạn, bên trong chứa thuốc mồi cháy, thuốc phóng Đuôi đạn có bốn cánh gập về phía trước và xoè ra khi bay
+ Ngồi nổ: Để làm nổ đạn Cấu tạo gồm có bộ phận sinh điện lắp ở đầu đạn và bộ phận đầu nổ
- Phụ tùng của súng và đạn
d Sơ lược chuyển động của súng, đạn
- Chuyển động của súng (bộ phận cò) như súng B40
- Chuyển động của đạn: Khi thuốc phóng cháy, phản lực khí thuốc phóng quả đạn đi với sơ tốc 120 m/s có một lượng khí thuốc tác động vào đuôi đạn làm cho đạn vừa tiến vừa quay Khi ra khỏi nòng súng, lực li tam làm cho cánh đuôi
được mở ra để ổn định hướng cho quả đạn trên đường bay
Do lực quán tính, bộ phận phát lửa của ống thuốc đẩy hoạt động làm thuốc đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra sáu lỗ phụt khí phản lực làm cho tốc độ bay của đạn tăng lên đến 300 m/s
Lực quán tính làm bộ phận phát lửa tự huỷ trong đầu nổ hoạt động và giải
phóng chốt hãm khối trượt Trục quán tính hoạt động và giải phóng bị giữ khối trượt, khối trượt về vị trí nối mạch điện trong với mạch điện ngoài (nhưng chưa có nguồn điện) Lúc này đạn đã ra khỏi miệng nòng khoảng 2,5 m đến 18 m
Khi đạn chạm mục tiêu bộ phận sinh điện tạo ra điện làm nổ kíp điện, làm
nổ đạn Thuốc nổ nổ, phéu đạn tập trung nhiệt độ và ấp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và đốt cháy mục tiêu
Khi đạn không chạm mục tiêu (vật chắn), thuốc cháy chậm của bộ phận tự
hủy cháy hết (sau 4 + 6 giây) làm cho kíp của bộ phận tự huỷ nổ, làm nổ đạn
2 Tháo lắp súng thông thường
a Quy tắc tháo lắp (giống như súng RPĐ)
b Tháo súng -
Trang 36xách súng hoặc chống tay cầm xuống bàn, tay trái gạt tay hãm kính ngắm quang
học về sau rồi cầm thân kính kéo về sau lấy ra
- Tháo bộ phận cò: Đặt súng nằm ngang trên bàn, đầu chẻ đôi của chốt lắp hộp cò quay lên trên, dùng vặn vít đặt nằm ngang trên chốt ấn xuống, dùng tống chốt tháo chốt hộp cò rồi tháo bộ phận cò ra khỏi súng
- Tháo bộ phận kim hoả: Đặt súng nằm ngang trên bàn, dùng cờ lê tháo nắp
ổ kim hoả rồi tháo kim hoả, lò xo kim hoả, vành tì ra khỏi ổ chứa bộ phận kim hoa
- Tháo nắp hộp cò: Tay trái nắm tay cầm, tay phải dùng vặn vít tháo bốn
đỉnh vít rồi tháo nắp hộp cò ra khỏi hộp cò
c Lắp súng
Làm ngược lại thứ tự động tác khi tháo
- Lắp nắp hộp cò sau đó kiểm tra chuyển động của bộ phận cò - Lắp bộ phận kim hoả - Lấp bộ phận cò vào súng - Lắp kính ngắm quang học vào súng 3 Giữ gìn súng, đạn a Giữ gìn súng (giống như giữ gìn súng B40) b Giữ gìn kính ngắm quang học
Kính ngắm quang học phải được giữ gìn cẩn thận, cất giữ ở nơi khô sạch, xa bếp lửa, các nguồn nóng khác và các chất như axit, kiểm, xăng, cồn, các chất dễ cháy
- Trước khi cất kính ngắm vào túi phải đậy nắp kính ngắm và lau sạch - Không để kính ngắm ở nơi có độ ẩm cao, không để kính va chạm làm
kính sai lệch hoặc sứt, vỡ Không dùng vải cứng, bẩn lau mặt kính
~ Bộ phận phụ tùng và dự bị của kính phải cất giữ đúng vị trí trong túi đựng
kính ngắm Acquy (pin) dự bị chưa dùng đến không được bóc giấy phòng ẩm
- Cấm người không có trách nhiệm tháo kính ngắm ra sửa chữa b Giữ gìn đạn
Trang 37~ Không được để đạn rơi xuống đất nhất là rơi thẳng đứng
- Khi mang đạn phải đựng đạn trong ba lô, không để đạn va chạm mạnh làm hư hỏng
- Trước khi bắn mới được rút chốt, mở nắp bộ phận sinh điện, nắp che đuôi ống thuốc đẩy, túi ni lông bọc ống thuốc phóng Khi đạn chưa dùng đến phải đậy lại như khi chưa mở để đạn không bị hư hỏng
4 Chuẩn bị súng, đạn để bắn a Kiểm tra súng đạn
~ Kiểm tra súng (giống như kiểm tra súng B40) - Kiểm tra kính ngắm quang học:
+ Thân kính ngắm quang học
+ Rãnh mang cá phải lắp được vào bệ ở súng, tay hãm và trục tay hãm khi tháo kính được đễ đàng, khi lắp kính phải giữ chắc chắn, các bộ phận bên ngoài của kính ngắm phải đầy đủ và tốt
+ Hệ thống kính quang học không bị sứt vỡ, hấp hơi, mờ mốc, hoặc dính dau mỡ
+ Núm điều chỉnh tầm, hướng phải chuyển động tốt, lẫy hãm phải giữ núm điều chỉnh chắc ở từng vị trí (không tự xê dịch)
+ Đạy nắp ở đầu kính, lắp acquy (pin) vào ống đựng, bật công tắc điện nhìn vào kính ngắm trong rõ vạch khắc trong kính ngắra là ác quy, bóng đèn tốt Tát công tắc điện không nhìn thấy kính vạch khắc
+ Kiểm tra túi đựng các phụ tùng và bộ phận dự bị thay thế phải đầy đủ - Kiểm tra đạn (chỉ kiểm tra bên ngồi, khơng được tháo)
+ Chóp đạn, vỏ đạn, ống thuốc đẩy không bị rạn nứt, bẹp lõm, nắp đậy ở bộ phận sinh điện của ngòi nổ tốt, chốt giữ chắc chắn Díp giữ đạn không bị sứt,
+ Nắp che đuôi ống thuốc đẩy không bị mất
+ Hạt lửa không bị gỉ, giấy phòng ẩm ở hạt lửa và lỗ phụt không bị mất hoặc thủng
+ Ống thuốc phóng không bị ẩm ướt, bẹp gãy và giữ gìn đúng quy cách b Lau chùi súng, đạn
Trang 38- Đùng vải tầm đầu để bôi một lớp dầu mỏng bên ngoài nòng súng, hộp cò,
bộ phận ngắm và phía trong nòng súng
- Dùng vải mềm sạch để lau mặt kính, không sờ tay hoặc để dính đầu mỡ vào mặt kính Khi kính ngắm bị mưa ướt phải dùng vải lau khô và phơi khô túi đựng
c Chuẩn bị súng, đạn để bắn
- Hiệu chỉnh kính ngắm quang học khi có sai lệch
- Lắp bóng đèn, acquy (pin) vào ống đựng và lắp vào kính ngắm để chiếu sáng kính vạch khác khi bắn ban đêm
Š Cách dùng súng
a, Quy tắc an toàn
- Phía sau vị trí bắn ít nhất 2 m không có vật chấn vuông có với trục nòng súng
- Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn, phía sau nòng súng cách ít nhất 30 m và
mỗi bên 22,5” so với trục nòng súng cấm không được có thuốc nổ, chất dễ cháy
hoặc người qua lại
- Khi bán có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra khôi phía trước vật tì,
xung quanh miệng nòng súng cách ít nhất 20cm không được có vật cản làm ảnh
hưởng cánh đuôi đạn
b Chuẩn bị bắn
- Chuẩn bị tư thế: Căn cứ vào nhiệm vụ, địa hình, tình hình địch, để chọn
tư thế bắn cho thích hợp, có thể nằm, quỳ hoặc đứng bắn theo lệnh của người
chỉ huy hoặc tự làm theo nhiệm vụ được giao Trường hợp có hai người sử dụng súng thì người bắn phụ ở vị trí chếch bên trái phía sau người bắn chính
- Chuẩn bị súng, đạn, lắp đạn vào súng
+ Người bắn chính: Tháo ba lô đạn đặt về bên trái dọc theo thân người, đầu
ba lô quay về trước và ngang vai trái Sau đó làm tác động mở nắp che nòng,
dựng dầu ngắm, thước ngắm, mở nắp che đuôi nòng, lắp kính ngắm quang học
(nếu chưa lắp), kiểm tra khố an tồn (ở vị trí khoá)
Nhận đạn đã được chuẩn bị của người bắn phụ đưa cho, lắp vào súng sao
cho vít giữ đạn khớp vào khuyết lắp ở miệng nòng
Trang 39hướng mục tiêu, ốp che nòng tì trên cánh tay phải Mắt luôn quan sát mục tiêu
+ Người bắn phụ: Đặt súng tiểu liên về phía thẳng hướng mục tiêu, tháo ba
lô đạn đặt về bên phải dọc theo chân người, đầu ba lô quay về phía trước ngang vai phải và sát với ba lô đạn của người bắn chính
Mỡ nắp ba lô, lấy ống thuốc phóng bóc giấy phòng ẩm, tháo ra khỏi ống
các tông, đặt trên ba lô l
Lấy đạn ra khỏi ba lô, mở nắp ống thuốc đẩy rồi lắp ống thuốc phóng đã
chuẩn bị vào đuôi ống thuốc đẩy (vặn xuôi chiều kim đồng hồ) cho chật, xong
đưa cho người bắn chính (ống thuốc phóng quay về phía người bắn chính) Tuỳ theo nhiệm vụ bắn, người bắn phụ có thể chuẩn bị từ 1 + 3 quả đạn phục vụ người bán chính Chuẩn bị xong đạn B41 thì làm động tác chuẩn bị bắn súng tiểu liên
Trường hợp một người sử dụng sau khi lắp kính quang học song đặt súng
xuống đất, tiến hành chuẩn bị đạn xong lắp đạn vào súng, người ở tư thế sẵn sàng bắn
ec Ban
+ Giương súng
Tay trái rút chốt và tháo nắp bộ phận sinh điện rồi nấm tay cầm phụ, nhấc súng đưa lên vai khoảng giữa ốp che nòng đặt trên vai phải, xê dich sao cho mất
phải đặt sát loa tiếp mất cao su ở kính ngắm, mặt súng không nghiêng Dùng
ngón tay phải giương búa (súng vẫn khoá an toàn) Dùng sức hai tay giữ súng
chắc và cân bằng trên vai, hai khuỷu tay mở tự nhiên, ngón tay phải đặt vào
vòng cò - Ngắm
+ Trước khi lấy đường ngắm dùng ngón trỏ tay phải ấn then an toàn sang
trái (mở khoá), mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải ngắm qua kính ngắm quang học đến mục tiêu sao cho điểm đã chọn ở kính vạch khắc (giao điểm của vạch khắc tầm và vạch khắc hướng) trùng với điểm ngắm ở mục tiêu
+ Trường hợp ngắm bằng thước ngắm cơ khí, trước khi ngắm phải lấy thước
ngắm (bóp núm cữ và xê dịch sao cho mép đưới lỗ bầu dục trùng vào vạch ghỉ
Trang 40khe ngắm, đỉnh đầu ngắm ngang bằng với mép trên khe ngắm), đưa vào điểm định ngắm trên mục tiêu
- Báp cò:
Muốn bóp cò tốt phải biết ngừng thở tốt Giữ đường ngắm chính xác và bóp cò vào lúc ngừng thể trống hô hấp tự nhiên là tốt nhất
Đặt cuối đốt thứ nhất hoặc chỗ tiếp giáp đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ tay phải để bóp cò, mặt trong ngón tay không áp sát hộp cò Bóp cò thẳng về sau và đều đặn, căn cứ theo tình hình ngắm và ngừng thở cho đến khi đạn nổ
Khi đang bóp cò nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp cò, ngón trỏ vẫn giữ nguyên vị trí và lực bóp cò, chỉnh lại đường ngắm rồi lại tiếp tục tăng lực bóp cò cho đến khi đạn nổ
Không vội vã bóp cò để cướp thời cơ làm súng đột nhiên bị rung động mạnh bắn sẽ không có kết quả tốt Không ngừng thở lâu gây tức thở đễ bóp cò vội vàng làm súng bị rung động
Trong khi người bắn chính bắn súng, người bắn phụ tiếp tục chuẩn bị đạn, quan sát phát hiện mục tiêu, kết quả bắn để cùng người bắn chính hoàn thành nhiệm vụ hoặc bắn súng tiểu liên
d Thôi bắn
~ Thôi bắn tạm thời (ngừng bắn):
Đang bắn có lệnh “Ngừng bắn” làm thứ tự động tác: Ngừng bóp cò; dùng ngón cái tay phải đóng khố an tồn Nếu súng còn lắp đạn thì tay trái ngửa đỡ đầu đạn, hai tay đưa súng về như khi chuẩn bị bắn Nếu vừa ban xong có lệnh
ngừng bắn phải lắp viên đạn khác vào súng để sẵn sàng bắn khi cần thiết - Thôi bắn hoàn toàn: