1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh (trung cấp chuyên nghiệp tập 2)

141 1,2K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 6,67 MB

Nội dung

Giáo trình Giáo dục Quốc phòng An ninh (Dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp) ... Nơi chứa: Thư viện: Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ . Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh dùng cho các trường trung cấp chuyên nghiệp (Tập 2, Sách ôn thi đại học hay và cập nhật theo cấu trúc đề thi năm ...

Trang 1

NGUYEN HỮU HẢO - PHAN TÂN HUNG - NGUYEN THANH NGHI

NGUYEN VĂN QUÝ - LÊ ĐÌNH Si lên NGUYÊN VĂN THÔNG

tia [TP TA NINH

WsWMhU MÔM W'W MO *& « W W W

i the it

Trang 2

NGUYÊN HỮU HẢO - PHAN TAN HUNG - NGUYỄN THANH NGHỊ NGUYỄN VĂN QUÝ - LÊ ĐÌNH THỊ ~ NGUYEN VAN THONG

Giáo trình GIAO DUC Quoc PHONG -AN NINE (DUNG CHO HOC SINH CAC TRUONG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP)

TAP HAI

NHA XUAT BAN GIAO DUC

Trang 3

Bắn quyền thuộc HIEVOBCO - Nhà xuất bản Giáo đục

412-2008/CXB/6-869/GD Mã số : 6G139Y8-DAI

Trang 4

Li noi dau

Giáo dục quốc phòng ~ an ninh cho hoc sinh, sinh vién là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toản diện Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rên luyện năng lực thực tế để sẵn sảng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Môn học Giáo dục quốc phòng — an nữnh đã được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước vả gan day nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngây 03-5-2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an nính trong tình hình mới, Chính phú cũng có Nghị định số 116/2007⁄NĐ-CP ngây

10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng — an nĩnh

Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cấu của mục tiêu giáo dục và thực tiễn Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phỏng — an nính dùng cho học sinh cac trường trung cấp chuyên nghiệp gồm hai tap BO sich nay da duoc Hoi đồng thấm định liên Bộ Giáo dục và Đảo tạo - độ Quốc phòng — BỘ

Công an nghiệm thu Nội dung sách đã cập nhật được những vấn để

mới phù hợp với chương trình mới ban hành, Quyết định số 80⁄2007⁄/QĐ_-BGDĐT ngày 24-12-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Dao tao

Các tác giả biên soạn bộ sách này đọc Bộ Giáo duc va Dao tao,

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lựa chọn Bản thảo sau khi hoàn chính đã

được Hội đồng thấm định Quốc gia thấm định và giao cho Nhà xuất bản Giáo dục xuất bắn để ph uc vu cdc trường HH vọng bộ sách nảy sẽ giúp

ích được nhiều cho giáo viên, học sinh và nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an rính toàn dân Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những - sơ suất nhất định Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chĩ giáo viên, cắn

bộ chỉ đạo để bộ sách ngày cảng hoàn thiện Các ý kiên đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 Trần Hưng Đạo, Hà NỘI Xin chân

thành cảm ơn

VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG -~ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 6

Bail

DOI NGU TUNG NGUOI KHONG CO SUNG

I- MỤC DICH, YEU CAU

- Giới thiệu cho học sinh hiểu và làm được động tác đội ngũ từng người không có súng, làm cơ sở vận dụng trong học tập quân sự và các hoạt động của nhà trường

— Nắm được thứ tự, nội dung cách thực hành từng động tác ; tự giác nghiên cứu, rèn luyện để thành thạo động tác, học đến đâu vận dụng thực hành ngay đến đó

II - NỘI DŨNG

1 Động tác nghiêm

Động tác nghiêm để rèn luyện cho mọi người có tác phong nghiêm túc,

tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh

Trang 7

Đứng nghiêm là động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện các động tác khác

Khẩu lệnh : "NGHIÊM"

Nghe dứt động lệnh "NGHIÊM" :

Hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng một góc 45” (tính từ mép trong của hai bàn chân) hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân đồn đều vào hai bàn chân, ngực nở, bụng hơi thót lại ; hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ, ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, cằm thu, mắt nhìn thẳng (H.1.1)

Chú ý :

— Toàn thân không động đậy

— Mắt nhìn thẳng, nghiêm túc, không nói chuyện, cười đùa

Đầu gối chân trái hơi chùng, sức

nặng toàn thân dồn vào chân phải,

thân trên và hai tay vẫn giữ như khi

đứng nghiêm Khi mỏi trở về tư thế

nghiêm rồ: đổi chân (H.I.2)

Chú ý :

- Không chùng cả hai chân,

không chùng chân nhiều quá

— Người không nghiêng ngả ;

không cười đùa, nói chuyện

Động tác nghỉ hai chân mở rộng %

bằng vai : áp dụng đối với thuỷ thủ : +

khi dung trén tau va khi luyén tap thé

dục, thể thao Nghe dứt động lệnh Hình 1.2 Động tác nghỉ

"NGHĨ", chân trái bước sang bên trái

Trang 8

một bước rộng bằng vai, gối thẳng tự nhiên, thân trên vẫn giữ thẳng như khi đứng nghiêm, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, đồng thời hai tay đưa về sau lưng, tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm lại tự nhiên, lòng

bàn tay hướng về sau, khi mỗi thì đổi tay

3 Động tác quay tại chỗ

Quay tại chỗ để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi đội hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự, thống nhất

a) Quay bên phải

Khẩu lệnh : "BÊN PHẢI - QUAY"

Nghe dứt động lệnh "QUAY", thực hiện 2 cử động :

+ Cử động I : Thân trên vẫn giữ ngay

ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy got

chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối

hợp với đà xoay của thân người quay toàn

thân sang phải một góc 90”, sức nặng toàn

thân đồn vào chân phải (H.1.3)

+ Cử động 2 : Đưa chân trái lên đặt

hai gót chân sát vào nhau thành tư thế

đứng nghiêm

b) Quay bên trái

Khẩu lệnh : "BÊN TRÁI - QUAY"

Nghe dứt động lệnh "QUAY",thực „2 - ek,

hiện 2 cử động :

» Hình 1.3 Động tác quay bên phải

+ Cử động I : Thân trên vẫn giữ ngay

ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót

chân trấi và mũi chân phải làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người quay toàn thân sang trái một góc 90°, sức năng toàn thân dồn vào chân trái + Cử động 2 : Đưa chân phải lên đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế đứng nghiêm

€) Quay nửa bên phải

Khẩu lệnh : "NỬA BEN PHẢI - QUAY"

Nghe dứt động lệnh "QUAY", thực hiện 2 cử động như quay bên phải, chỉ khác là quay sang phải một góc 45”

Trang 9

đ) Quay nữa bên trái

Khẩu lệnh "NỬA BÊN TRÁI - QUAY"

Động tác : Nghe dứt động lệnh "QUAY", thực hiện 2 cử động như quay

bên trái, chỉ khác là quay sang trái một góc 45°

e) Quay đằng sau

Khẩu lệnh : "ĐĂNG SAU - QUAY"

Nghe đứt động lệnh "QUAY"

thực hiện 2 cử động :

+ Cử động I : Thân trên giữ

ngay ngắn, lấy gót chân trái và mũi

chân phải làm trụ, phối hợp sức

toàn thân quay người từ trước sang

trái về sau một góc 180° ; khi quay

sức nặng toàn thân dồn vào chân

tri ; quay xong đặt bàn chân trái

xuống đất

+ Cử động 2 : Chân phải đưa

lên đặt hai gót chân sát vào nhau

— Không quay bằng cả bàn chân

4 Động tác chào

Động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỉ luật, tỉnh thần đoàn kết, nếp

sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau

a) Dong tác chào cơ bản khi đội mã cứng, kê-pi

Khẩu lệnh "CHÀO",

Nghe dứt động lệnh "CHÀO" :

Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đạt đầu ngón tay giữa chạm vào

bên phải vành mũ (lưỡi trai), năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn tay

úp xuống và hơi chếch về trước ; bàn tay và cẳng tay thành một đường thẳng, cánh tay cao ngang tầm vai, mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào (H.1.5)

§

Trang 10

Thôi chào : Khẩu lệnh "THÔI"

Khi dứt khẩu lệnh "THÔI" tay phải bỏ xuống theo đường gần nhất thành

Hình 1.5 Động tác chào tại chỗ b) Động tác nhìn bên phải (trái) chào

Khẩu lệnh : "NHÌN BEN PHAI (TRAD ~ CHAO"

Nghe dứt động lệnh "CHÀO" : Tay phải đưa lên vành mũ chào, đồng thời đánh mặt sang phải (trái) một góc 45” và nhìn lên 5° (tay không đưa theo vành mũ) (H.I.6)

Trang 11

Thôi chào : Khẩu lệnh "THÔI"

Khi đứt động lệnh "THÔI" tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm

e) Chào khi không đội mũ

Khi không đội mũ, trong trường hợp gặp nhau vẫn thực hiện động tác chào như khi đội mũ, chỉ khác đầu ngón tay giữa ngang đuôi lông mày bên phải

Trong các trường hợp không thể dùng tay để chào thì đứng nghiêm Nếu đang đi mà mặt quay vào người mình chào thì có thể kết hợp với lời nói

để chào

Chú ý :

— Khi đưa tay chào, không đưa vòng, năm ngón tay khép (nhất là ngón cái và ngón út)

— Khi chào không nghiêng đầu, người ngay ngắn, nghiêm túc

— Khi nhìn bên phải (trái) chào, tay chào không đưa theo vành mũ

không quay cả người để chào

~ Không cười đùa, không liếc mắt, không nhìn đi nơi khác trong khi chào

— Khi mang găng tay vẫn chào bình thường (khi bắt tay mới bỏ găng tay ra)

5 Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng

10

Trang 12

+ Cử động 2 : Chân phải bước lên cách chân trái 60cm tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh về phía sau như tay trái Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 1 I0 bước/phút (H.I.7)

Hình 1.7 Động tác đi đều

Chú ý :

— Khi đánh tay ra phía trước phải nâng khuỷu tay, đúng độ cao

— Đánh tay ra phía sau không đánh sang hai bên

— Khong nâng đùi, phải giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ di chuyển

- Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, không nói chuyện, cười đùa

b) Động tác đứng lại

Động tác đứng lại để đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình

Khẩu lệnh : "ĐỨNG LẠI - ĐỨNG" Khi đang đi đều người chỉ huy hô

dự lệnh "ĐỨNG LẠI" và động lệnh "ĐỨNG" khi chân phải bước xuống Nghe dứt động lệnh "ĐỨNG" thực hiện 2 cử động :

+ Cử động I : Chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22'30'

+ Cử động 2 : Chân phải đưa lên đặt hai gót chân sát vào nhau, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm

Chú ý :

— Nghe dứt động lệnh không đứng lại ngay

— Chân phải đưa lên không đưa ngang đập gót

H1

Trang 13

€) Động tác đổi chân khi đang đi đều

Động tác đổi chân khi đang đi đều để thống nhất nhịp đi chung trong

phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy

Trường hợp : Khi dang đi đều,

tiếng hô của người chỉ huy : "Một"

khi chân phải bước xuống, "Hai" khi

chân trái bước xuống hoặc thấy đi sai

nhịp đi của phân đội thì phải đổi

chân ngay

Động tác đổi chân thực hiện theo

3 cử động :

+ Cử động ] : Chân trái bước lên

1 bước vẫn đi đều

+ Cử động 2 : Chân phải bước

lên một bước ngắn (bước đệm), đặt

mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng

mũi chân phải làm trụ, chân trái bước

nhanh về trước một bước ngắn, hai

tay giữ nguyên (H.1.8)

— Khi thấy mình đi sai với nhịp chung phải đổi chân ngay

— Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô

6 Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân a) Động tác giậm chân

Động tác giậm chân để điểu chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự

Khẩu lệnh : "GIẬM CHÂN - GIẬM"

Nghe động lệnh "GIẬM" thực hiện 3 cử động :

+ Cử động I : Chân trái nhac lên, mũi bàn chân thả lỏng tự nhiên, cách mặt đất 20cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh về sau như khi đi đều (H.1.9)

12

Trang 14

Hình 1.9 Cử động 1 động tác giậm chân

+ Cử động 2 : Chân trái giậm xuống, chân phải nhấc lên, tay trái đánh lên, tay phải đánh về sau Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 110 bước/phút

Chit y :

~ Khong nghiéng ngudi, khong lắc vai, không nói chuyện, cười đùa

— Chân nhấc lên đúng độ cao

b) Động tác đứng lại

Khẩu lệnh : "ĐỨNG LẠI - ĐỨNG"

Khi đang đi đều người chỉ huy hô dự lệnh "ĐỨNG LẠI" và động lệnh

"ĐỨNG" khi chân phải giậm xuống

Nghe dứt động lệnh "ĐỨNG" thực hiện 2 cử động : ` + Cử động I : Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22'30', chân phải nhấc lên (như cử động 2 động tác giậm chân)

+ Cử động 2 : Chân phải đặt xuống để hai gót chân sát nhau, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm

Chú ý :

— Tay và chân phải phối hợp nhịp nhàng

~ Người không nhấp nhô theo chân giậm

13

Trang 15

e) Động tác đổi chân trong khi giậm chân

Động tác đổi chân khi đang giậm chân để thống nhất nhịp chung trong

phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy

Trường hợp : Khi đang giậm chân, thấy tiếng hô của người chỉ huy :

"Một" khi chân phải, "Hai” khi chân trái giậm xuống hoặc thấy giậm sai nhịp giậm chân của phân đội thì phải đổi chân ngay

Động tác đổi chân thực hiện theo 3 cử động :

+ Cử động L : Chân trái giậm tiếp một bước

+ Cử động 2 : Chân phải giậm liên tiếp hai bước (tại chỗ), hai tay giữ nguyên

+ Cử động 3 : Chân trái giậm, rồi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất

7 Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại

a) Động tác giậm chân chuyển thành đi đều

Khẩu lệnh : "ĐI ĐỀU - BƯỚC"”, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm

Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh "BƯỚC", chân trái bước lên

b) Động tác đang đi đêu chuyển thành giậm chân

Khẩu lệnh : "GIẬM CHÂN - GIẬM", người chỉ huy hô dự lệnh và động

lệnh khi chân phải bước xuống

Đang đi đều, nghe đứt động lệnh "Bước", chân trái bước lên một bước rồi đừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ theo nhịp thống nhất

8 Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái

Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái để đi chuyển vị trí ở cự li ngắn (từ 5 bước trở lại) và để điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất

a) Tiến, lài

Khẩu lệnh : "TIẾN (LÙI X BƯỚC - BƯỚC"

— Khi tiến : Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", chân trái bước lên cách chân phải 60cm, thân trên vẫn ở tư thế nghiêm ; chân phải bước tiếp cách chân 14

Trang 16

trái 60cm, cứ như vậy hai chân bước

đủ số bước thì chân phải (trái) bước

lên thành tư thế đứng nghiêm

(H.1.10)

- "BƯỚC"

Nghe dứt động lệnh "BƯỚC",

chân phải (trái) bước sang phải (trái)

mỗi bước rộng bằng vai (tính từ mép

ngoài của hai bàn chân), sau đó chân

trái (phải) đưa về thành tư thế đứng

nghiêm rồi tiếp tục bước, bước đủ số

bước quy định thì đứng lại ở tư thế

đứng nghiêm

Chú ý :

~— Khi bước người phải ngay ngắn

— Không nhìn xuống để bước

b) Qua phải, qua trái

Khẩu lệnh : "QUA PHẢÁI (TRÁI)

X BƯỚC - BƯỚC"

Nghe dứt động lệnh "BƯỚC",

chân phải (trái) bước sang phải (trái),

mỗi bước rộng bằng vai (tính từ mép

ngoài của hai bàn chân), sau đó chân

trái (phải) đưa về thành tư thế đứng

nghiêm rồi tiếp tục bước, bước đủ số

bước quy định thì đứng lại về thành tư

thế đứng nghiêm

Chủ ý:

— Khi bước người phải ngay ngắn

— Không nhìn xuống để bước

Trang 17

eee ft hy vi

Khẩu lệnh : "NGỒI XUỐNG"

Nghe dứt động leiRYNGỒI XUỐNG", thực hiện 2 cử động :

+.Cử động l : chan phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đạt ngang 1/2 bàn chân trái

+ Cử động 2 : Người từ từ ngồi xuống, hai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai ; hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối ban tay

trái nắm cổ tay ph khi mỏi thì đổi tay (H.1.12)

SB

b) Đứng day

Khẩu lệnh : "ĐỨNG DẬY"

Nghe dứt động lệnh “ĐỨNG DẬY", thực hiện 2 cử động :

+ Cử động I : Hai chân bất chéo nhau như khi ngồi xuống, hai tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước), cổ tay thẳng, phối hợp hai

chân đẩy người đứng dậy

+ Cử động 2 : Chân phải đưa về sát gót chân trái thành tư thế đứng nghiêm Chủ ý :

— Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí

~ Đứng dậy, không cúi người, không chống tay về trước

10 Động tác chạy đều, đứng lại

a) Động tác chạy đều

Động tác chạy đều để đi chuyển cự li xa (trên 5 bước) được nhanh chóng, trật tự và thống nhất

Khẩu lệnh : “CHẠY ĐỀU - CHẠY"

Nghe đự lệnh, "CHẠY ĐỀU" :

16

Trang 18

chân phải, chân trái bước lên một

bước cách chân phải 75cm (tính từ

gót chân nọ đến gót chân kia), đặt

mũi bàn chân xuống đất, sức nặng

toàn thân dồn vào chân trái, đồng

thời tay phải đánh ra trước cẳng tay

đưa hơi chếch về phía trong người

(nắm tay thẳng với đường khuy áo

túi ngực), khuỷu tay không quá thân

người ; tay trái đánh về sau nắm tay

không quá thân người (H.1.14)

Chú ý:

— Không chạy bằng cả bàn chân

— Tay đánh ra phía trước đúng độ cao, không ôm bụng

— Thân người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng

Trang 19

b) Động tác đứng lại

Để dừng lại được trật tự và thống nhất mà vẫn giữ được đội hình

Khẩu lệnh : "ĐỨNG LẠI - ĐỨNG" Khi đang chạy đều người chỉ huy

hô dự lệnh “ĐỨNG LẠI" và động lệnh "ĐỨNG" khi chân phải bước xuống

Nghe dứt động lệnh "ĐỨNG" thực hiện 4 cử động :

+ Cử động 1 : Chân trái bước lên bước thứ nhất, vẫn chạy đều

+ Cử động 2 : Chân phải bước lên bước thứ hai vẫn chạy đều nhưng giảm tốc độ

+ Cử động 3 : Chân trái bước lên bước thứ ba thì dừng lại, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22°30', tay vẫn đánh

+ Cử động 4 : Chân phải bước lên đặt sát gót chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm

Chú ý -

— Mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tốc độ

— Khi dừng lại (ở cử động 4) không lao người về trước

III - TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP HUAN LUYỆN

1 Tổ chức

Lấy lớp học để giảng bài ; lấy tổ, nhóm để ôn luyện

2 Phương pháp

— Người dạy :

+ Giới thiệu thứ tự từng động tác, nói kết hợp làm động tác mẫu theo

3 bước (làm nhanh, làm chậm có phân tích, làm tổng hợp)

+ Phổ biến nội dung tập, phương pháp tập, theo dõi tập và sửa sai ; kiểm

tra đánh giá kết quả

— Người học :

+ Bước 1 : Từng người nghiên cứu, hình dung lại nội dung của động tác + Bước 2 : Từng người luyện tập, tự hô khẩu lệnh và tự tập ; tập chậm từng phần của động tác ; tập nhanh dần cho đến hoàn thiện động tác ; hết nội dung này đến nội dung khác

+ Bước 3 : Tổ, nhóm học sinh luyện tập, do tổ trưởng chỉ huy tập, bình tập và sửa tập, thay nhau chỉ huy

18

Trang 20

+ Động tác : Khi nghe dứt động lệnh "ĐIỂM số", các chiến sĩ theo thứ

tự từ bên phải sang trái lần lượt điểm số từ một cho đến hết tiểu đội Khi

điểm số của mình, phải kết hợp quay mặt sang trái 45°, khi điểm số xong

phải quay mặt trở lại ; người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô "HẾT"

Từng người, trước khi điểm số của mình phải đứng nghiêm, nếu đang

đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi mới điểm số của mình, điểm số

xong phải về tư thế đứng nghỉ Điểm số phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục

— Chỉnh đốn hàng ngũ : Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng

phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm

+ Khẩu lệnh : "NHÌN BÊN PHÁI (TRAD — THANG", cé du lénh va động lệnh, "NHÌN BÊN PHẢI (TRÁT)" là dự lệnh ; "THẲNG" là động lệnh + Động tác : Nghe dứt động lệnh "THẲNG", trừ chiến sĩ làm chuẩn (người đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, còn các chiến sĩ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống

Tiểu đội trưởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ, sau đó quay nửa

bên trái (phải) đi đều về phía người làm chuẩn cách 2 — 3 bước, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang Nếu thấy gót chân và ngực của các chiến sĩ

nằm trên một đường thẳng là hàng ngang đã thẳng

Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh :

“ĐỒNG CHÍ X HOẶC SỐ X LÊN (HOẶC Xưô ỐNG)", chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của mình phải quay mặt nhìn về hướng tiểu đội trưởng và làm

theo lệnh của tiểu đội trưởng Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng tiểu đội

trưởng hô "DƯỢC", các chiến sĩ quay mặt trở về hướng cũ

Thứ tự sửa cho người đứng gần, người làm chuẩn trước, tiểu đội trưởng

có thể qua phải (trái) một bước để kiểm tra hàng

Cũng có thể sửa cho 2 — 3 chiến sĩ cùng một lúc Ví ấ„ : "Từ số 3 đến số 7 lên (xuống)”, các chiến sĩ trong số được gọi làm động tác như khi sửa từng người ‘

21

Trang 21

Chỉnh đốn xong tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy

Nếu lấy chiến sĩ đứng ở giữa hàng làm chuẩn để chỉnh đốn thì : Tiểu đội

trưởng phải dùng khẩu lệnh để chỉ định người làm chuẩn : "ĐỒNG CHÍ X

HOẶC sO X LAM CHUAN", chiến sĩ X nghe gọi, đứng nghiêm trả lời

"CÓ" và giơ tay trái lên Tiểu đội trưởng hô tiếp: "NHIN GIUA THANG”, các chiến sĩ đứng hai bên lấy người làm chuẩn để dóng hàng Chiến sĩ làm chuẩn sau khi nghe đứt động lệnh ` "THẲNG", khoảng 5 giây thì bỏ tay xuống vẫn đứng nghiêm Khi chỉnh đến hàng, tiểu đội trưởng có thể về bên phải (trái) để chỉnh đốn hàng ngữ /

Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ làm như khi nhìn bên phải

(trái) để chỉnh đốn hàng ngang

- Giải tán:

+ Khẩu lệnh : "GIẢI TÁN", không có dự lệnh

+ Động tác : Khi nghe đứt động lệnh "GIẢI TÁN", mọi người trong tiểu đội nhanh chóng tản ra, nếu đang đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng ng ghiém

rồi tan ra

b) Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

— Ý nghĩa và sác bước thực hiện cơ bản giống đội hình tiểu đội một

hàng ngang Những điểm khác :

+ Khẩu lệnh : "TIỂU ĐỘI, THÀNH 2 HÀNG NGANG TẬP HỢP"

+ VỊ trí khi đứng trong đội

Hình 2.2 Tiểu đội hai hàng ngang

+ Đội hình hai hàng ngang

không điểm số

+ Khi dóng hàng, các chiến sĩ

đứng hàng thứ hai vừa phải dóng

hàng ngang, vừa phải đóng hàng

đọc để đứng đúng cự li và giãn cách

e) Đội hình tiểu đội một hàng đọc

~ Ý nghĩa : Đội hình tiểu đội một hàng dọc thường dùng trong hành tiến, trong đội hình tập hợp cả trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt hoc tap

22

Trang 22

cho tiểu đội vào tập hợp Nếu vị trí tập hợp xa nơi tiểu đội trưởng đứng (quá 20m) thì tiểu đội trưởng phải đôn đốc, nhắc nhở tiểu đội về vị trí tập hợp

Tiểu đội trưởng không được hô dứt động lệnh "TẬP HỢP", rồi mới chạy đến

vị trí tập hợp tiểu đội (dù chỉ 3 — 4m)

+ Khẩu lệnh phải rõ ràng, đứt khoát, động tác phải khẩn trương, chuẩn

xác, mẫu mực Khi sửa cho chiến sĩ phải dùng khẩu lệnh để chỉ huy, không

SỜ vào người

+ Từng người khi đã vào tập hợp phải trật tự, động tác dóng hàng đúng

cự li, giãn cách, tập trung nghe lệnh của tiểu đội trưởng

2 Đội hình trung đội

a) Đội hình trung đội một hàng ngang

— Ý nghĩa : Đội hình trung đội một hàng ngang thường dùng trong huấn luyện, nói chuyện, điểm danh, kiểm tra, điểm nghiệm, khám súng, giá súng, đặt súng

Đội hình trung đội một hàng nganb thực hiện thứ tự như sau :

~ Tập hợp :

+ Khẩu lệnh : "TRUNG ĐỘI, THÀNH MỘT HÀNG NGANG TẬP HỢP", có dự lệnh và động lệnh "TRƯNG ĐỘI, THÀNH MỘT HÀNG

NGANG" là dự lệnh, "TẬP HỢP" là động lệnh

+ Động tác : Cơ bản giống như phần tiểu đội hàng ngang

Khi nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng chạy vào tập hợp đứng

về phía bên trái của trung đội trưởng theo thứ tự : Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang), trung đội thành một hàng ngang _ Khi tiểu đội đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chính giữa đội hình cách 5 — 8 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp

Từng người vào vị trí phải nhanh chóng tự động đóng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ (H.2.5)

be —m.—=`)

Hình 2.5 Đội hình trung đội một hàng ngang

25

Trang 23

Nếu trung đội ở nơi không có các phân đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô

khẩu lệnh : "TRUNG ĐỘI THÀNH I HÀNG NGANG TẬP HỢP", không

phải hô phiên hiệu đơn vị

Nếu trung đội đang vui chơi, trung đội trước khi hô khẩu lệnh tập hợp,

phải thối còi (nếu có) hoặc phát tín hiệu để mọi người ngừng hoạt động, chú

ý nghe khẩu lệnh

— Điểm số :

+ Điểm số theo từng tiểu đội để đổi hình, đổi hướng :

Khẩu lệnh : "TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ", không có dự lệnh

Nghe đứt động lệnh, từng tiểu đội điểm số theo thứ tự : Tiểu đội 1, tiểu

đội 2, tiểu đội 3 Các tiểu đội trưởng không điểm số Người đứng cuối cùng của tiểu đội điểm số xong thì hô "HẾT", không phải quay mật

+ Điểm số toàn trung đội để nắm quân số

Khẩu lệnh : "ĐIỂM SỐ", không có dự lệnh

Động tác : Khi nghe dứt động lệnh, toàn trung đội điểm số, các tiểu đội trưởng cũng điểm số Lần lượt điểm số theo thứ tự và nối tiếp nhau từ tiểu

đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 điểm số xong thì hô : "HẾT", không phải quay mặt

Động tác điểm số của từng người giống như điểm số đội hình tiểu đội

— Chỉnh đốn hàng ngũ : Trước khi chỉnh đốn, trung đội trưởng phải hô cho toàn trung đội đứng nghiêm

Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hành ngũ của phần

tiểu đội Í hàng ngang

Chỉ khác : Khi trung đội trưởng quay nửa bên trái (phải) chạy đều vẻ phía bên phải (trái) người làm chuẩn để chỉnh đốn đội hình, cách người làm chuẩn 5 ~ 8 bước, quay vào đội hình để chỉnh đốn hàng ngũ

~ Giải tán : Khẩu lệnh, động tác giống như giải tần ở đội hình tiểu đội

một hàng ngang

b) Đội hình trung đội hai hàng ngang

— Ý nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở tiểu đội hai hàng ngang cấu thành Thực hiện thứ tự như sau :

_— Tập hợp :

+ Khẩu lệnh : "TRƯNG ĐỘI, THÀNH HAI HÀNG NGANG TẬP

HỢP", có dự lệnh và động lệnh

26

Trang 24

+ Động tác : Nghe dứt động lệnh "TẬP HỢP", toàn trung đội im lặng

chạy vào tập hợp đứng bên trái trung đội trưởng theo thứ tự : Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành hai hàng ngang, số lẻ đứng trên, số chẩn

đứng dưới) toàn trung đội thành hai hàng ngang

Khi thấy tiểu đội 1 da vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra đứng ở phía trước chính giữa đội hình và cách đội hình 5 — 8 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp (H.2.6)

Chỉ khác : Cả hai hàng đều phải quay mặt và dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng đưới vừa đóng hàng ngang vừa phải dùng ánh mắt để đóng hàng

dọc Người làm chuẩn đứng ở đầu (hoặc cuối) của từng hàng nhìn thẳng

Trung đội trưởng kiểm tra hàng trên trước, sau đó mới kiểm tra hàng dưới

~ Giải tán : Như ở đội hình tiểu đội hàng ngang

©) Đội hình trung đội ba hàng ngang

-Y nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở đội hình tiểu đội hai hàng ngang cấu thành Thực hiện thứ tự như sau :

— Tap hop :

+ Khẩu lệnh : "TRUNG ĐỘI, THÀNH BA HÀNG NGANG TẬP

HỢP", có dự lệnh và động lệnh

27

Trang 25

HỢP", toàn trung đội vào vị trí tập hợp theo

thứ tự : Tiểu đội 1 đứng bên trái trung đội

trưởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội

3 đứng sau tiểu đội 2 (mỗi tiểu đội thành một sS

hàng ngang, trung đội thành ba hàng ngang, =

vị trí chỉ huy của trung đội trưởng và các động

tác giống như phần tập hợp trung đội hai hàng

+ Dong tac : Khi nghe dứt động lệnh

"ĐIỂM SỐ", chỉ có tiểu đội 1 điểm số (giống như phần tiểu đội một hàng ngang điểm số), tiểu đội trưởng không điểm số Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số của tiểu đội 1 ma tinh số của mình

Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thừa hoặc thiếu quan Số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1, thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết, khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo

cáo xong đứng nghỉ

Vi du : Tiểu đội 1 có 7 người

Tiểu đội 2 có 8 người

Tiểu đội 3 có 6 người

Khi báo cáo, người đứng cuối hàng tiểu đội 2 báo : "Tiểu đội 2 thừa một" Người đứng cuối hàng tiểu đội 3 báo : "Tiểu đội 3 thiếu một”

— Chỉnh đốn hàng ngữ : Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm

+ Khẩu lệnh : "NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI) THANG", có dự lệnh và

động lệnh "NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI)" là dự lệnh, "THĂNG" là động lệnh

+ Động tác : Nghe dứt động lệnh "THẲNG", cả ba hàng đều phải quay mặt hết cỡ về bên làm chuẩn để dóng hàng, ba người làm chuẩn của 3 hàng nhìn thẳng và giữ đúng cự li

Hàng thứ hai và ba phải dùng ánh mắt để giữ hàng đọc

Các động tác khác thực hiện như phần chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình trung đội một hàng ngang

— Giải tán : Như ở đội hình trung đội một hàng ngang

28

Trang 26

4) Đột hình trung đội một hàng doc

— Ý nghĩa : Đội hình một hàng dọc thường dùng để hành quân, di chuyển ở ngoài bãi tập được nhanh chóng, thuận tiện Đội hình một hàng dọc thực hiện thứ tự như sau :

Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay về |

hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn — -* ~-~~~~~ O

+ Động tác : Nghe dứt động lệnh "TAP HOP",

toàn trung đội nhanh chóng im lặng vào vị trí tập

hợp, đứng sau trung đội trưởng Im theo thứ tự :

Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội

thành 1 hang đọc) nối tiếp nhau thành trung đội

một hàng đọc (cự li mỗi người cách nhau 1m) O

Khi thấy tiểu đội I đã vào vị trí, trung đội

trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước

chếch về bên trái đội hình, cách 5 — 8 bước, quay

vào đội hình để đôn đốc các tiểu đội tập hợp (H.2.8) |

Từng người đã vào vị trí phải nhanh chóng tự

động dóng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó

đứng nghỉ

Nếu trung đội ở một nơi không có các phân

đội khác ở bên cạnh, thì chỉ hô khẩu lệnh :

"TRUNG ĐỘI MỘT HÀNG DỌC TẬP HỢP",

không phải hô phiên hiệu đơn vị Nếu trung đội Hình 2.8 Trung đội đang vui chơi, trung đội trưởng trước khi hô khẩu một hàng đọc lệnh tập hợp, phải thổi còi (nếu có) hoặc phát tín

hiệu để mọi người ngừng hoạt động, chú ý nghe khẩu lệnh

~ Điểm số : (có hai cách điểm số)

Giống như điểm số ở đội hình trung đội một hàng ngang

Nếu nghe thấy khẩu lệnh : "TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ", thì theo thứ

tự tiểu đội 1, 2, 3 điểm số, tiểu đội trưởng không điểm số

29

Trang 27

Nếu nghe khẩu lệnh : "ĐIỂM SỐ", thì toàn trung đội điểm số từ một đến hết, các tiểu đội trưởng cũng phải điểm số Động tác điểm số của từng người như phần điểm số ở đội hình tiểu đội

— Chỉnh đốn hàng ngũ : Trước khi điểm số, hô cho trung đội đứng nghiêm

+ Khẩu lệnh : "NHÌN TRƯỚC THẲNG", có dự lệnh và động lệnh

"NHÌN TRƯỚC" là dự lệnh, "THẮNG" là động lệnh

+ Động tác : Giống như ở phần tiểu đội một hàng dọc, chỉ khác : Trung

đội trưởng đi về phía đầu đội hình, cách người đứng đầu 5 — 8 bước để kiểm

— Giải tán : Thực hiện như ở đội hìnhhàng = #7" N

e) Déi hinh trung doi hai hang dọc 5-8 bước Ồ

— Ý nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở

đội hình tiểu đội hai hàng dọc cấu thành Thực |

Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay |

về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn

+ Động tác : Nghe đứt động lệnh "TẬP c—

HỢP", toàn trung đội nhanh chóng, ¡m lặng vào

vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo -

thứ tự : Tiểu đội I đứng sau trung đội trưởng,

tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng

sau tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành 2 hàng dọc, số

lẻ đứng bên phải, số chấn đứng bên trái, thành —

trung đội hai hàng dọc Hình 2.9 Trung đội

— Chỉnh đốn hàng ngũ : Cơ bản giống như hai hàng dọc

đội hình tiểu đội hai hàng đọc

Chỉ khác : Khi nghe dứt động lệnh "THẲNG", các tiểu đội trưởng qua

trái 1/2 bước để đứng trước chính giữa đội hình tiểu đội của mình Tất cả

nhìn thẳng để dóng hàng dọc và dùng ánh mắt để đóng hàng ngang (H.2.9)

30

Trang 28

Khoảng cách của trung đội trưởng đến tiểu đội I khi kiểm tra hàng là 5-8 bước

~ Giải tán : Thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang

8) Đội hình trung đội ba bàng dọc

lệnh "TẬP HỢP", toàn trung đội

nhanh chóng, im lặng vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ

tự : Tiểu đội 1 đứng sau trung đội trưởng, tiểu đội 2 đứng bên trái tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành một hàng đọc, trung đội thành ba hàng dọc (H.2.10)

— Điểm số : Khẩu lệnh, động tác giống như điểm số của trung đội ba

hàng ngang Chỉ khác là điểm số theo đội hình hàng dọc

Hình 2.70 Trung đội ba hàng dọc

~ Chỉnh đốn hàng ngũ : Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình trung đội hàng dọc (các tiểu đội trưởng không

— Giai tan : Thực hiện như đội hình trung đội một hàng đọc

3 Đổi hướng đội hình

Ý nghĩa : Dùng để đổi hướng đội hình cho phù hợp với nhiệm vụ và địa hình cụ thể, đồng thời rèn luyện ý thức hiệp đồng động tác trong đội hình

a) Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

~ Đổi hướng đội hình về phía bên phải bằng cách quay bên phải :

+ Khẩu lệnh : "BÊN PHẢI QUAY", có dự lệnh và động lệnh

31

Trang 29

+ Động tác : Nghe dứt động lệnh "QUAY”, từng người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên phải

— Đổi hướng đội hình vẻ phía bên trái bằng cách quay bên trái :

+ Khẩu lệnh : "BEN TRAIL QUAY", có dự lệnh và động lệnh

+ Động tác : Nghe dứt động lệnh "QUAY", từng người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên trái Đội hình lúc này đổi sang hướng mới nhưng không thể giữ được đội hình hàng dọc (ngang) như trước khi đổi hướng (H.2.11)

Hình 2.11 Đổi hướng đội hình về bên phải (trái)

@@@@@@G@@

— Đổi hướng đội hình về đằng

sau bằng cách quay đằng sau :

+ Khẩu lệnh : "ĐẰNG SAU

QUAY”, có dự lệnh và động lệnh

+ Động tác : Nghe dứt động

lệnh "QUAY", từng người trong

đội hình đều thực hiện động tác

quay đằng sau Đội hình lúc này

đổi sang hướng mới nhưng không

thể giữ được đội hình hàng dọc

(ngang) như trước khi đổi hướng,

Trang 30

b) Đổi hướng đội hình trong khi đi

— Động tác vòng bên phải :

+ Khẩu lệnh : "VÒNG BÊN PHẢI BƯỚC", có dự lệnh và động lệnh,

động lệnh rơi vào chân phải

+ Động tác : Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", người đầu hàng bên phải làm động tác giậm chân xoay đân sang bên phải rồi đi tiếp, các số ở bên trái

lấy người bên phải làm chuẩn vừa đi vừa chuyển hướng sang bên phải giữ

hàng ngang thẳng, các hàng sau đi đều đến vị trí hàng trước thì làm động tác như hàng trước đổi hướng sang bên phải (H.2.13)

+ Khẩu lệnh : "VÒNG BÊN TRÁI BƯỚC", có dự lệnh và động lệnh,

động lệnh rơi vào chân trái

Trang 31

+ Động tấc : Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", người đầu hàng bên trái làm động tác giậm chân xoay dần sang bên trái rồi đi tiếp, các số ở bên phải lấy

người bên trái làm chuẩn vừa đi vừa chuyển hướng sang bên trái giữ hàng

ngang thẳng, các hàng sau đi đều đến vị trí hàng trước thì làm động tác như hàng trước đổi hướng sang bên trái (H.2.14)

~ Động tác vòng đằng sau :

+ Khẩu lệnh : "VÒNG ĐẰNG SAU BƯỚC", có dự lệnh và động lệnh + Động tác : Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", toàn đội hình làm động tác vòng giống như động tác vòng bên phải (bên trái) Chỉ khác người làm trụ phối hợp với trong hàng xoay dần sang hướng mới 180? (H.2.15)

Trang 32

HH! - TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

1 Tổ chức

~ Lấy lớp làm đơn vị học tập _

~ Lấy tổ học tập làm đơn vị luyện tập các động tác của từng người

— Lấy lớp làm đơn vị luyện tập phần đội hình ˆ

— Tập luyện ngoài sân bãi

— Trang phục thống nhất đi giày, đội mũ cứng (nếu có điều kiện thì thống nhất cả quần áo)

2 Phương pháp

a) Giáo viên

— Bồi đưỡng trước động tác đội ngũ từng người cho các cán sự hoặc tổ

trưởng học tập để giúp giáo viên duy trì luyện tập

— Giáo viên vừa giới thiệu nội dung vừa làm động tác mẫu, theo ? bước sau : ˆ

Bước | : Lam động tác mẫu (tự hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác) Bước 2 : Vừa nói vừa làm động tác theo từng cử động (Có thể đi chuyển

vị trí để học sinh quan sát được động tác)

~ Luyện tập đội hình, theo 3 bước :

Bước I : Xếp quân cờ (giáo viên trực tiếp hướng dẫn vị trí trong từng loại đội hình)

Bước 2 : Tập chậm phân đoạn (giáo viên duy trì tập từng nội dung) Bước 3 : Tập tổng hợp (giáo viên duy trì tập các nội dung của từng loại đội hình)

c) Néi dung kiểm tra

— Tổ chức kiểm tra động tác đội ngũ từng người theo phương pháp rút câu hỏi để trả lời ý nghĩa và làm động tác Có thể chỉ kiểm tra đại diện, mỗi

tổ học tập kiểm tra 1 hoặc 2 học sinh

35

Trang 33

— Giáo viên chuẩn bị các phiếu câu hỏi, mỗi phiếu có 2 câu bao gồm 2 đến 3 động tác (tuỳ theo tính chất phức tạp của động tác)

~ Từng người rút câu hỏi để làm động tác nếu không làm được phải đổi

phiếu khác thì cứ mỗi lần đổi trừ I điểm, nhưng chỉ được đổi 2 lần

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Ý nghĩa, thứ tự nội đung các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng ngang

2 Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng đọc

3 Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình trung đội hàng ngang

4 Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình trung đội hàng dọc

5 Ý nghĩa, nội dung các bước đổi hình khi đứng tại chỗ và khi đang đi đều

II - NỘI DUNG

A - SÚNG TIỂU LIÊN AK 7,62mm

Súng tiểu liên AK cỡ 7,62mm do Liên Xô chế tạo AK là chữ đầu của hai

từ : Abtomat (A-tô-mát) nghĩa là tự động ; KaarnrnnKosa (Ka-lát-nhi-cốp) lä tên

kĩ sư chế tạo Súng tiểu liên cải tiến có lắp thêm bộ phận giảm nẩy ở đầu

nòng và lẫy giảm tốc độ đập của búa ở bộ phận cò, gọi là AKM ; súng tiểu

liên báng gập gọi là AKMS Một số nước dựa theo kiểu này để sản xuất

36

Trang 34

M là chữ đầu của từ : Monepnnposannhili (Ma-der-nhi-rô-van-nưi) nghĩa là Cải tiến

1 Tác dụng, tính năng kĩ thuật, chiến thuật

a) Tác dụng

Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng dùng hoả lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch Súng cấu tạo gọn nhẹ, bắn được liên thanh và phát một Bắn liên thanh là hình thức hoả lực chủ yếu

Hình 3.1 Súng tiểu liên AK

Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu 1956 do Trung Quốc

sản xuất Việt Nam gọi là đạn K56: Đạn K56 có các loại đầu đạn : đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên

b) Tính năng kĩ thuật, chiến thuật

Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100m đến 800m, AKM và AKMS đến 1000m, vạch "!T” tương ứng vạch thước ngắm 3

Tầm bắn hiệu quả : bắn phát một 400m, bắn liên thanh 300m Hoả lực bắn tập trung mặt đất, mặt nước đến 800m, bắn máy bay, quân dù đến 500m Tầm bắn thẳng : với mục tiêu egười nằm (cao 0,5m) : 350m, với mục tiêu người chạy (cao 1,5m) : 525m

Tốc độ đầu của đầu đạn : AK 1a 710m/s ; AKM : 715m/s

Tốc độ bắn : lí thuyết khoảng 600 phát/phút Trong chiến đấu : khi bắn liên thanh 100 phát/phút ; khi bắn phát một 40 phát/phút

— Khối lượng của súng : AK là 3,8kg ; AKM: 3,1kg ; AKMS: 3,3kg Khi lấp đủ 30 viên đạn khối lượng của súng tăng 0,5kg :

37

Trang 35

2 Cấu tạo chung của súng và đạn

a) Cấu tạo chung của súng

— Bộ phận nòng súng — Bộ phận đẩy về

— Bộ phận ngắm ~ Ống dẫn thoi và ốp lót tay

— Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng — Báng súng và tay cầm

— Hệ khoá nòng và thoi day — Hộp tiếp đạn

~ Khoá nòng — Lê

— Bộ phận cò

Phụ tùng đồng bộ của súng gồm : ống đựng phụ tùng, thông nòng, hộp tiếp đạn, dây đeo, túi đựng hộp tiếp đạn và khâu để bắn đạn hơi

b) Cấu tạo chung của đạn

Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn

3 Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng và đạn

a) Tên gọi, tác dụng cẩu tạo của súng

— Nòng súng :

Tác dụng : Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định, làm cho đầu đạn tự xoay tròn quanh trục của nó khi vận động

Cấu tạo : Nòng súng là ống thép hình trụ bên trong có 4 đường xoắn lượn từ trát lên trên sang phải, khoảng cách giữa 2 đường xoắn đối nhau là 7,62mm (H.3.2)

Khâu truyền khí thuốc

Trang 36

N

Đầu nòng có ren để lắp vành bảo vệ ren đầu nòng, khâu bắn đạn hơi và

bộ phận giảm nẩy

Vành bảo vệ ren đầu nòng Lỗ trích khí thuốc Khâu truyền khí thuốc

Khâu lắp ốp lót tay và bệ thước ngắm Buồng đạn để chứa đạn và chịu áp lực

khí thuốc

Súng AKM có bộ phận giảm nấy để

giảm góc nẩy của súng, tăng độ trúng, chụm

của đạn khi bắn liên thanh (H.3.3)

Đầu ngắm, có vành bảo vệ đầu ngắm ; thân đầu ngắm có ren vặn vào bệ

di động để hiệu chỉnh súng về tầm ; bệ di động để lắp thân đầu ngắm có

vạch khấc để hiệu chỉnh súng về hướng (H.3.4)

Vành bảo vệ đầu ngắm Đầu ngắm Thành thước ngắm

Hinh 3.4 Đầu ngắm Hình 3.5 Thước ngắm

Chốt định vị ; khâu giữ !ê và khuyết chứa đầu thông nòng

Thước ngắm (H.3.5)

Bệ thước ngắm để lắp thân thước ngắm, trong bệ có díp giữ, dưới bệ có

lỗ chứa thoi đẩy và khuyết hình cung chứa đầu nắp hộp khoá nòng ; thân

thước ngắm có khe ngắm và các vạch khấc ghi các số từ ¡ đến 8 tương ứng

từ 100 đến 800m, AKM và AKMS có các vạch số từ 1 đến 10 tương ứng từ

100 đến 1000m, vạch khấc chữ "œ" tương ứng với thước ngắm 3

Cữ ngắm : Để lấy thước ngắm, có then hãm và lò xo để giữ thước ngắm

ở từng vị trí đã chọn Súng AKM, AKMS lắp thêm bộ phận ngắm đêm

39

Trang 37

— Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng :

+ Tác dụng : Để liên kết các bộ phận của súng ; hướng cho bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động ; che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khoá nòng

+ Cấu tạo hộp khoá nòng (H.3.6) : 6 chứa tai khoá nòng để hai tai khoá

mắc vào khi đồng khoá ; mấu hất vỏ đạn ; gờ trượt để khớp với rãnh trượt ở

bệ khoá nòng, giữ hướng cho bệ khoá nòng chuyển động ; khuyết chứa đuôi

lay bảo hiểm ; rãnh dọc chứa chân đuôi cốt lò xo đẩy về ; rãnh ngang để

chứa đuôi nắp hộp khoá nòng ; -

Õ chứa tai khoá nòng

Khuyết giữ nắp hộp Gờ trượt

Nắp hộp khoá nòng, có : Cửa thoát vỏ đạn, lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khoá nòng và các sống để tăng độ cứng (H.3.7)

Các sống tăng độ cứng

Lỗ chứa mấu giữ nắp hộp

khoá nòng

Cửa thoát vỏ đạn

Hình 3.7 Nắp hộp khoá nòng

~ Bệ khoá nòng và thoi đẩy :

+ Tác dụng : Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy

để chịu áp lực khí thuốc đấy bệ khoá nòng lùi (H.3.8)

40

Trang 38

+ Cấu tạo bệ khoá nòng, có :

Tay kéo bệ khoá nòng ; lỗ chứa đuôi khoá nòng Mặt vát và mấu giuong

búa để đẩy búa ngả hẳn về sau khi bệ khoá nòng lùi

Mấu gạt cần lẫy bảo hiểm để gạt đuôi lẫy bảo hiểm về trước khi

đóng khoá

Rãnh trượt để khớp với gờ trượt ở hộp khoá nòng '

Rãnh lượn có sườn đóng (ngắn) để đóng khoá và sườn mở (dài) để

mở khoá

Lỗ chứa bộ phận đẩy vẻ

Khe trượt để trượt qua mấu hất vỏ đạn

Thoi đẩy có : mặt thoi đẩy, vành dẫn để định hướng chuyển động của thoi, rãnh cản khí thuốc

Hình 3.8 Bệ khoá nòng và thoi đấy

— Khoá nòng :

+ Tác dụng : Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng và mở khoá, làm đạn nổ

và kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn

+ Cấu tạo khoá nòng : ổ chứa đáy vỏ đạn để chứa đáy vỏ đạn khi lên đạn, móc đạn để móc vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, hai tai khoá để khớp vào ổ

chứa tai khoá khi đóng khoá nòng, mấu đẩy đạn để đẩy đạn vào buồng đạn,

khe để trượt qua mấu hất vỏ đạn, kim hoả để chọc vào hạt lửa khi bắn, mấu đóng mở có cạnh đóng (ngắn) và cạnh mở (dài) (H.3.9)

4I

Trang 39

— Bộ phận cò :

+ Tác dụng : Để giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hoả, định

cách bắn, khoá an toàn và chống nổ sớm khi chưa đóng khoá chắc chắn

+ Cấu tạo : Lãy bảo hiểm để giữ không cho búa đập vào kim hoả khi

khoá nòng đóng khoá chưa chắc chắn, đầu lẫy để khớp với khấc đuôi búa

giữ búa ở thế giương, đuôi lẫy để mấu gạt bệ khoá nòng gạt về trước khi đóng khoá, lò xo lẫy, trục lẫy (H.3.10)

Lay phát một Khấc đầu lẫy — Lò xo bảo hiểm

Lẫy phát một Búa ¬ a Lẫy bảo hiểm

Khấc đuôi búa Lỗ lắp đầu bẩy Đuôi lẫy

Trục Tai trục

Vành bên trái rãnh hãm trục Tan trực vn

Trang 40

Búa để đập vào kim hoả, có : hai tai búa để ngoàm giữ búa mắc vào giữ búa ở thế giương ; khấc mắc lẫy phát một để ngoàm lẫy phát một mắc vào khi bắn phát một ; khấc đuôi búa để khớp vào đầu lẫy bảo hiểm giữ búa ở thế giương khi khoá nòng chưa khoá chắc chắn ; lò xo búa có vòng tì để tì

vào đẩy búa đập về trước, hai gọng để đè lên chân cò làm ngoàm giữ búa ngả về sau ; trục búa

Cò để giữ búa ở thế giương và giải phóng búa khi bóp cò, có : ngoàm

giữ búa mắc vào tai búa để giữ búa ở thế giương ; chân cò để đầu lò xo búa

đè lên làm cho ngoàm cò luôn ngả về sau để mau đè cần định cách bấn đè lên khi khoá an toàn ; tay cò để bóp cò

Lay phát một để giữ búa khi bắn phát một, có : Khấc đầu lẫy để mắc vào khấc mắc lẫy phát một của búa khi bắn phát một Đuôi lẫy để mấu dé cần định cách bắn đè lên khi bấn liên thanh Lò xo lẫy để đẩy đuôi lẫy lên

làm mấu đầu lẫy nhô về trước

Cân định cách bắn và khoá an toàn để định cách bắn và khoá an toàn,

có : Cần gạt để định cách bán và chặn đường lùi của khoá nòng Mau dé lẫy phát một và đè lên chân cò khi khoá an toàn

Súng AKM có thêm lẫy giảm tốc độ đập của búa, gồm có : Mấu hãm để búa trượt qua trước khi đập vào kim hoá Mấu tì làm giảm tốc độ búa khi

đập Lò xo lẫy để đẩy mấu hãm về trước

Đuôi cốt lò xo có chân đuôi cốt để lắp vào rãnh dọc ở hộp khoá nòng và

có mấu giữ nắp hộp khoá nòng „

Lỗ luồn trụ hãm ⁄ ee = Vành hã anh ham

Mẫu giữ TE a Ñ ae lò xo

nắp hộp w :

khoá nòng

Đuôi cốt lò xo Cốt lò xo Trụ hãm lò xo Chân đuôi

cốt lò xo

Hình 3.11 Bộ phận đẩy về

43

Ngày đăng: 06/07/2016, 06:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w