MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 16 Hàng Chuối ‐ Hai Bà Trưng ‐ Hà Nội Phòng kinh doanh (04) 39729437; Hành chính: (04) 39714899; Tổng Biên tập: (04) 39715011; Fax: (04) 39714899 Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ‐ Tổng biên tập: TS. Phạm Thị Trâm Biên tập: Hiền Trang Chế bản: Hoài Thu Trình bày bìa: Trần Võ Đối tác liên kết: Viện Chính sách công & Pháp luật SBN: 978‐604‐939‐714‐1 Copyright © 2014. Viện Chính sách công & Pháp luật Published 2014 by Hanoi National University Publishing House Printed in Hanoi, Vietnam Khổ sách: 16x24, 328tr MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Mã số: 2L ‐ 221ĐH2014. In 1.000 cuốn, khổ 16 x 24cm tại Công ty TNHH in TM và DV Nguyễn Lâm. Số xuất bản: 628 ‐ 2014/CXB/20‐ 124/ĐHQGHN. ngày 01/4/2014. Quyết định xuất bản số: 214 LK‐XH/QĐ ‐ NXBĐHQGHN. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2014 VIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG & PHÁP LUẬT VIỆN NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… Đồng chủ biên GS.TSKH Đào Trí Úc – PGS.TS Trịnh Đức Thảo TS Vũ Công Giao – TS Trương Hồ Hải This book has been published with financial assistance of the Norwegian Embassy and the Canadian Embassy in Hanoi. The contents of this book are the sole responsibility of the Institute of Public Policy & Law and the Institute of State and Law of Vietnam, which can under no circumstances be regarded as reflecting the position of the donors. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Phát biểu chào mừng PGS.TS Lê Quốc Lý 11 Phát biểu chào mừng Bà Tone Wroldsen 13 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 và vấn đề hoàn thiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở Việt Nam GS. TSKH Đào Trí Úc 17 Nền dân chủ trực tiếp đầu tiên của nhân loại: Những thành tựu và hạn chế GS.TS Nguyễn Đăng Dung 54 Dân chủ trực tiếp trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam TS. Vũ Công Giao 65 Tìm hiểu thêm những luận điểm về dân chủ trực tiếp trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được Hiến pháp năm 2013 kế thừa TS. Ngô Vương Anh . 85 Vận dụng chủ nghĩa Mác Lê‐nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam TS. Tào Thị Quyên 93 Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực thi dân chủ trực tiếp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan 104 Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam TS. Nguyễn Minh Tuấn . 124 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… 10 Quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử và sự phát triển của quy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử qua các bản Hiến pháp Việt Nam PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh 138 11 Hoàn thiện pháp luật về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 PGS.TS. Trịnh Đức Thảo . 149 12 Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi năm 2013 PGS.TS Trương Thị Hồng Hà . 156 13 Trưng cầu ý dân và quy định về trưng cầu ý dân ở một số nước trên thế giới ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên 171 14 Phát huy vai trò của hương ước trong tổ chức và thực hiện dân chủ cơ sở PGS.TS. Bùi Xuân Đức . 193 15 Hoàn thiện pháp luật về cơ chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 TS Trương Hồ Hải . 209 16 Thực hiện pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở Nguyễn Kim Đạt 242 17 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay ThS. Dương Thị Tươi 256 18 Kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta ThS. Mai Thị Thanh Tâm . 265 19 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở với việc thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 TS. Nguyễn Thị Vy 271 Mục lục 20 Chế độ bầu cử dân chủ TS. Trần Nho Thìn . 284 21 Sự phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam từ Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đến nay TS. Trần Đình Thắng 305 22 Thực hiện pháp luật về bầu cử và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam TS. Lê Thanh Bình 314 23 Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và một số đề xuất nâng cao việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử ở Việt Nam hiện nay ThS. Hoàng Minh Hội 320 24 Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN ThS. Nguyễn Tiến Hiệp 329 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân TAND Tòa án Nhân dân TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao LỜI GIỚI THIỆU D ân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở là hai hình thức dân chủ đã được thực hiện từ lâu ở Việt Nam và gần đây được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy. Mặc dù vậy, liên quan đến hai vấn đề này hiện vẫn còn nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn chưa được làm rõ. Để góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, thực tiễn nêu trên, qua đó thúc đẩy dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở nước ta trong thời gian tới theo như định hướng của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Viện Chính sách công và Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức cuộc hội thảo với tiêu đề: “Dân chủ trực tiếp, Dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam” vào ngày 10/3/2014 tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của hơn 60 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đang làm việc cho hai cơ quan tổ chức và nhiều cơ quan nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu về pháp luật, chính sách công ở Hà Nội. Trong một ngày hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kiến thức, thông tin và trao đổi, thảo luận về một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn và các mô hình tổ chức thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và các cơ chế bảo đảm dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở ở nước ta trong thời gian tới. Để lưu giữ và cung cấp kiến thức, thông tin về hội thảo cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo, các chuyên gia không có cơ hội tham dự cho các mục đích Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và… THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN BẦU CỬ, ỨNG CỬ CỦA CÔNG DÂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN BẦU CỬ, ỨNG CỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Hoàng Minh Hội Hiến pháp năm 2013 qui định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6). Do vậy, bầu cử là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà nước của công dân, qua đó các cử tri bỏ phiếu lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật để đại diện cho mình tham gia vào hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử là một quyền chính trị cơ bản, quan trong của công dân. Quyền bầu cử được ghi nhận qua các Hiến pháp và bảo đảm thực hiện. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận quyền bầu cử của công dân “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27). Như vậy, quyền bầu cử được hiểu là những quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình ở cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu lựa chọn đại biểu của công dân. Cụ thể hóa những qui định của Hiến pháp các văn bản pháp luật về bầu cử ở nước ta đã qui định chi tiết hơn về quyền bầu cử, ứng cử của công dân: Công dân nước Cộng hoà Viện Nhà nước và Pháp luật – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 320 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … XHCN Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật (Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND các cấp). Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành có những qui định về việc những người không được ghi tên vào danh sách cử tri là người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam hoặc người mất năng lực hành vi dân sự mà cho đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri để thực hiện quyền bầu cử của mình. Các văn bản này quy định về tiêu chuẩn đại biểu, vai trò của các cơ quan, tổ chức xã hội trong bầu cử, quy định số lượng đại biểu được bầu, địa điểm bầu cử và khu vực bỏ phiếu, quy định về danh sách cử tri… Ở nước ta, quyền bầu cử được coi là quyền chính trị rất quan trọng, là vinh dự của công dân. Các cuộc bầu cử có số cử tri tham gia rất đông cho thấy người dân ngày càng ý thức rõ hơn về quyền bầu cử của mình và khẳng định ý thức chính trị, trách nhiệm công dân và vai trò quan trọng của mình trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thực hiện pháp luật về quyền bầu cử, ứng cử của công dân, thời gian qua, các bước tiến hành từ khâu chuẩn bị, tổ chức triển khai thực hiện cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử đảm bảo dân chủ, 321 Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và… đúng luật, an toàn và tiết kiệm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cơ quan Trung ương, sự nỗ lực, tích cực, sát sao trong tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của cử tri cả nước. Công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật cũng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ theo quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ và khách quan. Quy trình bầu cử, các bước tiến hành công tác bầu cử thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan Trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên. Trong các cuộc bầu cử, không có sự việc bất thường xảy ra; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; những nơi có các vụ việc phức tạp nảy sinh hoặc khiếu kiện tập trung đông người được giải quyết kịp thời. Trước các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các cấp chính quyền, Đảng và mặt trận tổ quốc các cấp đã huy động toàn bộ nhân lực, vật lực, tài lực đảm bảo tổ chức tốt bầu cử, đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, đúng luật, an toàn và tiết kiệm trong bầu cử. Công tác tuyên truyền, tập huấn tập trung chủ yếu vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử HĐND. Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại về bầu cử được thực hiện tốt. Ủy ban bầu cử các cấp hướng dẫn nghiệp vụ bầu cử cho các địa phương; in ấn, cấp phát kịp thời tài liệu bầu cử đến các tổ bầu cử, thôn, tổ dân phố; cấp kinh phí và hướng dẫn sử dụng kinh phí kịp thời nên đã tạo sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở quy định của pháp luật, lãnh đạo tốt công tác chuẩn bị nhân sự, gắn với kết quả nhân sự của Đại hội Đảng các cấp và quy hoạch cán bộ để lựa chọn và giới thiệu người ra ứng cử. Tổ chức tốt các hội nghị hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Người được giới thiệu đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có quan điểm quần chúng, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ. Công tác niêm yết danh sách cử tri, danh sách đại biểu ứng cử cùng với hoạt động phổ biến tiểu sử tóm tắt của các đại biểu được đảm bảo 322 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … thường xuyên, liên tục. Sau khi được bầu, những đại biểu được lựa chọn sẽ đại diện nhân dân tham gia vào bộ máy nhà nước, truyền tải những nguyện vọng của nhân dân đến các cấp chính quyền, đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Như vậy, thực hiện tốt quyền bầu cử của công dân đã phát huy tốt dân chủ ngay từ cơ sở và dân chủ trong từng bước triển khai thực hiện, tạo được không khí cuộc bầu cử thực sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, là một bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử trên đây, thời qua việc thực hiện quyền này còn có những yếu kém: ‐ Trong công tác lập và niêm yết danh sách cử tri trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND: Pháp luật qui định mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú. Danh sách cử tri được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và tại những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời được thông báo rộng rãi để nhân dân kiểm tra. Tuy nhiên, ở một số địa phương (chủ yếu là khu vực đô thị) có tình trạng Tổ trưởng các khu dân cư, tổ dân phố không nắm hết được danh sách những cử tri có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn mình quản lý, lập danh sách bị sót dẫn đến việc một số trường hợp không được làm và cấp phát thẻ cử tri. Hơn thế, số lượng những cử tri vãng lai cũng không được cập nhật chính xác, dễ dẫn đến khó khăn trong việc xác định cử tri có quyền bầu cử đại biểu HĐND người đó được bầu cử cấp cơ sở, cấp huyện hay cấp tỉnh, thành phố. ‐ Về việc thực hiện nguyên tắc bầu cử: Theo nguyên tắc bầu cử “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình đối với những người trong danh sách ứng cử bằng việc tự viết, tự bỏ phiếu,“Khi cử tri viết phiếu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử”. Việc thực 323 Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và… hiện các nguyên tắc trên bảo đảm cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của nhân dân. Tuy nhiên, tại một số địa điểm bỏ phiếu, do cách bố trí phòng bầu cử mà nguyên tắc này chưa thực sự được đảm bảo. Bàn gạch phiếu không được quây kín cũng như không có sự ngăn cách giữa hai người hoặc nhiều người gạch phiếu dễ dẫn đến việc các cử tri có thể nhìn nhau gạch phiếu. Hơn nữa, còn xảy ra tình trạng nhà báo, phóng viên, thành viên Tổ bầu cử vào khu vực gạch phiếu của cử tri, gây tâm lý không thoải mái cho một số cử tri. ‐ Về việc thực hiện các qui định về thời gian bầu cử và tiến hành kiểm phiếu. Pháp luật hiện hành qui định: “việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối ”, sau thời gian đó Tổ bầu cử mới được tiến hành kiểm phiếu. Trên thực tế, một số Tổ bầu cử tiến hành mở hòm phiếu trước 19 giờ vì cho rằng, theo kinh nghiệm, cử tri tại các khu vực đó số lượng cử đi đi bầu đạt 90‐100%. Trong trường hợp này có thể dẫn đến nhiều tình huống khó giải quyết nếu sau khi mở hòm phiếu mà cử tri đặc biệt là cử tri vãng lai đến để thực hiện quyền công dân của mình. Điều 64 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 55 Luật bầu cử đại biểu HĐND quy định như sau: “Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu”. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quy định mời cử tri không ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu ở một số nơi còn mang tính hình thức, gây tâm lý không đáng có như nghi ngại tính khách quan của kết quả kiểm phiếu. ‐ Về ý thức tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của người dân: Ý thức tham gia bỏ phiếu của người dân. Trong số những người đi bỏ phiếu, không phải ai cũng thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mình, có một số người không biết những đại biểu ứng cử gồm những ai, những người nào xứng đáng mà chủ yếu gạch phiếu theo cảm tính. Không ít người cho rằng những người 324 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … nào đang công tác tại cơ quan với chức vị cao là người xứng đáng, những người nào không công tác hoặc công tác với chức vị thấp là người không xứng đáng. Thậm chí có người còn quan niệm, đi bỏ phiếu sẽ chỉ gạch những người đầu hoặc cuối danh sách. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bầu cử, không đánh giá đúng được thực tế năng lực của các đại biểu. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng cử tri không trực tiếp đi bỏ phiếu mà nhờ người nhà hoặc người quen gạch phiếu và bỏ phiếu hộ. Lý do được đưa ra là do bận công việc, không thể tham gia bỏ phiếu. Lý do này là không thỏa đáng khi mà ngày bầu cử được nhà nước ấn định là ngày chủ nhật. Hơn thế nữa, việc bỏ phiếu như vậy không thể hiện được nguyên tắc bầu cử “trực tiếp” được quy định tại Điều 1, Điều 58 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 1, Điều 49 Luật bầu cử đại biểu HĐND. Một bộ phận cử tri nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của công tác bầu cử và trách nhiệm của bản thân trong công tác này. Không ít người cho rằng việc bầu cử chỉ có ý nghĩa đối với các đại biểu ứng cử, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đại biểu sau ngày bầu cử còn bản thân không ảnh hưởng gì. Nguy hại hơn trong nhân dân còn có tâm lý kết quả đã được định sẵn, nhân sự đã được “cơ cấu” từ trước. Chính vì tư duy, suy nghĩ tiêu cực như vậy nên một số cử tri không mấy thiết tha, mặn mà với việc bỏ phiếu, bầu ra những đại biểu đủ năng lực, trình độ tham gia vào cơ quan đại diện cho nhân dân. Một số cán bộ, công chức nhà nước, cán bộ đoàn thể tham gia công tác bầu cử chưa nắm vững các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND và các văn bản hướng dẫn, hoặc có nắm được các quy định đó nhưng cho rằng một số chi tiết nhỏ không cần quan tâm đến. Về các thành viên Tổ bầu cử cũng phần lớn là những người dân hoạt động tại các khu dân cư, tổ dân phố, trình độ pháp luật còn hạn chế, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. ‐ Việc vận động bầu cử hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các luật bầu cử mà chỉ mới quy định trong Nghị quyết của UBTV Quốc hội. Nội dung các quy định còn chung chung, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc tiếp xúc; chưa có cơ 325 Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và… chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp luật; chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng cử viên và các chế tài xử lý vi phạm. Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng cụ thể hơn và luật hóa thành các quy định trong các luật bầu cử. Điều kiện ứng cử của người Việt Nam ở nước ngoài chưa được đề cập tới. Hơn nữa, pháp luật chưa quy định các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với trường hợp tự ứng cử. Do vậy, chất lượng người tự ứng cử nhìn chung chưa cao, tỷ lệ trúng cử thấp so với số lượng ứng cử viên. Một số đề xuất nâng cao việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử ở Việt Nam hiện nay ‐ Chính quyền các cấp, các cơ quan tham gia công tác bầu cử, các cấp ủy Đảng tập trung hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về bầu cử: tổ chức hội nghị tập huấn nội dung văn bản đến cấp phát kinh phí cho các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác bầu cử. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng cuộc bầu cử trên cơ sở nhận thức được đầy đủ vai trò, trách nhiệm cũng như quyền và lợi ích của bản thân người dân trong công tác bầu cử. Sử dụng các kênh thông tin như: phát thanh, truyền hình, báo chí, hội nghị, tuyên truyền viên ở Trung ương và địa phương. ‐ Các ban, ngành, đoàn thể, ủy ban bầu cử, đơn vị bầu cử, tổ bầu cử… thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về lập danh sách cử tri, ứng cử, hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; lập danh sách những người ứng cử; tuyên truyền, vận động bầu cử; trình tự bầu cử; kiểm phiếu; giải quyết khiếu nại về bầu cử… Lựa chọn những cá nhân tiêu biểu có năng lực, phẩm chất: trung thực, ngay thẳng… tham gia vào Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử… đảm bảo kết quả bầu cử là kết quả chính xác, phản ánh đúng thực tế. Đảm bảo tính khách quan, chính xác của kết quả bầu cử bằng việc huy động sự tham gia của cử tri vào công tác kiểm phiếu, và bố trí bàn bỏ phiếu với vị trí phù hợp (kín và có sự ngăn cách giữa các cử tri gạch phiếu). 326 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … ‐ Về phía cử tri, cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về công tác bầu cử, các thông tin về danh sách cử tri, danh sách đại biểu ứng cử, tiểu sử tóm tắt các đại biểu ứng cử… Trong quá trình triển khai cuộc bầu cử, các cơ quan nhà nước có điểm nào sai sót, người dân cần có ý kiến đóng góp, kiến nghị kịp thời để các cơ quan đó sửa đổi, đảm bảo tính “phổ thông”, “bình đẳng” của hai từ “bầu cử”. Đóng góp sức người, sức của cho công tác chuẩn bị bầu cử: trang trí khánh tiết, trông coi bảng niêm yết danh sách cử tri… Tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, tuyệt đối không nhờ người khác gạch phiếu và bỏ phiếu hộ. ‐ Việc vận động bầu cử hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các luật bầu cử mà chỉ mới quy định trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung các quy định còn chung chung, nhất là về cách thức, trách nhiệm, số lượng các cuộc tiếp xúc; chưa có cơ chế phát hiện những trường hợp vận động bầu cử vi phạm pháp luật; chưa có tiêu chí đánh giá sự công bằng giữa các ứng cử viên và các chế tài xử lý vi phạm. Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng cụ thể hơn và luật hóa thành các quy định trong các luật bầu cử. ‐ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND theo hướng quy định cụ thể, chú trọng các tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn, trình độ văn hoá và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu, về điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định cụ thể, các điều kiện ứng cử, nhất là đối với người tự ứng cử để đảm bảo chặt chẽ về quy trình thực hiện, tránh tình trạng không đủ tiêu chuẩn vẫn đăng ký ứng cử, khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ứng cử. ‐ Nghiên cứu tiến tới xây dựng một luật chung thống nhất về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp để áp dụng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ tới. Các bước tiến hành công tác bầu 327 Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và… cử cần nghiên cứu quy định chặt chẽ, cụ thể hơn, bảo đảm sự tham gia sâu rộng và trực tiếp hơn của cử tri và nhân dân ngay từ bước lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, bảo đảm được các yêu cầu đề ra là dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân. 328 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VỚI DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ThS. Nguyễn Tiến Hiệp Trước tình trạng có nhiều biểu hiện suy thoái về đạo đức trong một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ. Về mặt khoa học, đã có nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận từ những góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đạo đức công vụ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động công vụ, việc nêu cao vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, được coi là những giải pháp quan trọng. Trong khi đó, chất lượng của những hoạt động này lại lệ thuộc rất lớn vào mức độ dân chủ trong xã hội. Vì vậy, xét về sâu xa thì chất lượng của việc thực thi dân chủ trong xã hội sẽ quyết định đến chất lượng của những hoạt động này. Bên cạnh đó, khi dân chủ được bảo đảm thì không chỉ quyền giám sát và quyền tự do ngôn luận mà toàn bộ các quyền khác thuộc nội dung của quyền dân chủ, như: quyền lập hội, hội họp, biểu tình… của nhân dân cũng được thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn. Do đó, bài viết này đề cập và đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN; mối quan hệ giữa việc nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức với việc mở rộng và thực chất hóa dân chủ XHCN, tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nước ta. Học viện Hành chính Quốc gia. 329 Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN 1. Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN Mặc dù chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về đạo đức công vụ và dân chủ XHCN, nhưng nhìn chung qua những nghiên cứu trong thời gian gần đây, có thể khái quát như sau: Đạo đức công vụ là những chuẩn mực pháp luật về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi công vụ. Dân chủ XHCN là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội XHCN, trong đó thừa nhận mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Với nội hàm đó, giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN có mối quan hệ khá mật thiết, có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình thực thi công vụ của Nhà nước, thể hiện cụ thể qua những nội dung sau đây. Một là, dân chủ XHCN là một trong những cơ sở nền tảng để hình thành đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Dân chủ là bản chất của Nhà nước ta, với nội dung là “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”1. Trên cơ sở đó, “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”2. Chính điều đó đã buộc “các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Điều 2 Hiến pháp 2013. Điều 3 Hiến pháp 2013. 330 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”1. Nếu đạo đức công vụ được xác lập mà không dựa trên cơ sở dân chủ XHCN thì nội dung của nó có thể không đầy đủ, thậm chí bị chệch hướng, làm sai lệch bản chất Nhà nước XHCN. Hai là, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là một trong những cơ chế bảo đảm dân chủ XHCN. Để dân chủ được bảo đảm trên thực tiễn, Nhà nước cần xác lập và thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế khác nhau, trong đó có đạo đức công vụ. Nếu đạo đức công vụ được xác lập đầy đủ, phù hợp với bản chất dân chủ của Nhà nước thì sẽ góp phần tích cực trong việc tạo một đội ngũ cán bộ, công chức tận tâm, tận ý với công vụ, tạo điều kiện cần thiết để bảo đảm thực thi dân chủ trên thực tiễn, có nghĩa là bảo đảm nền dân chủ thực chất. Ngược lại, nếu đạo đức công vụ được xác lập không đầy đủ hoặc không phù hợp, không phản ánh đúng bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN thì dân chủ sẽ trở nên giả hiệu. 2. Mối quan hệ giữa việc nâng cao đạo đức công vụ với việc mở rộng, thực thi dân chủ XHCN Nâng cao đạo đức công vụ là việc Nhà nước tiến hành những hoạt động cần thiết để hoàn thiện các quy định pháp luật về đạo đức công vụ và hiện thực hóa các quy định đó trong hoạt động công vụ. Mở rộng và thực thi dân chủ là việc Nhà nước xác định đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân và hiện thực hóa các quyền đó trên thực tiễn. Với những nội dung này, việc nâng cao đạo đức công vụ và việc mở rộng, thực thi dân chủ XHCN có mối quan hệ biện chứng, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Điều 8 Hiến pháp 2013. 331 Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN Một mặt, việc nâng cao đạo đức công vụ là biện pháp cần thiết để mở rộng và thực thi dân chủ XHCN. Do pháp luật XHCN luôn hướng tới việc phục vụ nhân dân (vì Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân), nên khi đạo đức công vụ được nâng cao, tức là các cán bộ, công chức thực hiện tốt bổn phận của họ trong công vụ, thì nhân dân sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện có hiệu quả các quyền tự do dân chủ của mình, có nghĩa là dân chủ được bảo đảm. Ngược lại, nếu đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được tôn trọng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hiện thực hóa các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật ghi nhận, nhờ đó dân chủ được bảo đảm. Ngược lại, khi đạo đức công vụ yếu kém thì việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân sẽ gặp khó khăn, do có sự cản trở từ phía công quyền, khi đó dân chủ sẽ không được thực hiện, tức là rơi vào tình trạng dân chủ hình thức. Mặt khác, việc mở rộng và thực thi dân chủ XHCN là tiền đề nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Khi dân chủ được mở rộng thì toàn bộ các quyền tự do của nhân dân được pháp luật ghi nhận, nhờ đó giới hạn quyền tự do của nhân dân được mở ra ở mức độ rộng nhất, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế ‐ xã hội của đất nước trong từng thời kỳ cụ thể. Khi dân chủ được thực thi nghiêm chỉnh thì các quyền tự do của nhân dân được bảo vệ, được bảo đảm trong việc hiện thực hóa, nhờ đó nhân dân sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để phản ánh với cán bộ, công chức có thẩm quyền về tâm tư, nguyện vọng của mình; giám sát hữu hiệu hoạt động công vụ, kịp thời phát hiện những yếu kém, lệch lạc, sai phạm để Nhà nước kịp thời khắc phục, sửa chữa, xử lý; tạo ra dư luận xã hội để lên án sự sai lệch, vi phạm pháp luật hoặc suy thoái đạo đức công vụ… qua đó, góp phần nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Ngược lại, nếu dân chủ còn bị giới hạn trong phạm vi hẹp thì các quyền tự do của nhân dân sẽ bị hạn chế; việc dân chủ không được thực thi trên 332 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp … thực tiễn thì dân chủ chỉ là giả hiệu, do đó sự lệch lạc, vi phạm về đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức nhà nước sẽ khó bị kìm chế, phát giác, tức là sẽ dẫn đến tình trạng đạo đức công vụ bị suy giảm. Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay, việc nâng cao đạo đức công vụ và mở rộng, thực thi dân chủ XHCN là những biện pháp được Nhà nước song song thực hiện nên luôn có tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, cùng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới thực hiện mục tiêu đã được ghi nhận trong Hiến pháp là làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. 3. Một số đề xuất Để có thể kịp thời hạn chế tình trạng suy thoái về đạo đức công vụ trong một bộ phận cán bộ, công chức, tiến tới nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin đưa ra một số đề xuất có liên quan đến vấn đề xây dựng và thực hiện dân chủ XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự do, dân chủ của nhân dân, như: Sớm ban hành Luật Trưng cầu dân ý, Luật Về hội, Luật Biểu tình để cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền lập hội, hội họp và quyền biểu tình của công dân. Điều đó vừa giúp nhân dân có thể hiện thực hóa các quyền tự do của mình, vừa bảo đảm được trật tự, an toàn xã hội, hạn chế được những hành vi quá khích khi nhân dân thực hiện những quyền này trên thực tiễn. Cũng cần sớm nghiên cứu ban hành Luật Đạo đức công vụ để góp phần thúc đẩy việc nâng cao đạo đức công vụ, tạo ra đội ngũ cán 333 Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”, tận tâm tận ý với công vụ, hết lòng phục vụ Tổ quốc và nhân dân, bảo đảm thực thi dân chủ xã hội trên thực tiễn. Thứ hai, cần tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những kẽ hở trong pháp luật, trong cơ chế quản lý có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, đồng thời với việc cải cách bộ máy, chấn chỉnh lề lối làm việc, tác phong của cán bộ, công chức trực tiếp đảm nhận các công vụ liên quan đến việc thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, đặc biệt là trong công tác tiếp xúc cử tri, giải quyết khiếu nại, tố cáo; trong việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí; trong việc minh bạch hóa hoạt động công quyền; trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Có như vậy, dân chủ mới thực sự được tôn trọng, bảo vệ và được hiện thực hóa trên thực tiễn. Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, đi đôi với việc xử lý nghiêm minh, kịp đối với những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức, như: quan liêu, hách dịch, cửa quyền hoặc nhũng nhiễu nhân dân… Có như vậy, mới có thể loại bỏ “những con sâu, mọt” ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời mới phát huy tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung để từng bước nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nhà nước và thực thi dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 334