1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và sự ứng dụng cho tỉnh nghệ an

176 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, TCLTKT đã gópphần không nhỏ trong phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước với các hình thức đa dạng, như: trang trại, vùng chuyên m

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8

LỜI TÁC GIẢ 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 11

1.1 Các lý thuyết có liên quan……… 11

1.1.1 Phân công lao động xã hội……… 11

1.1.1 Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức lãnh thổ kinh tế 12 1.2 Quan niê êm, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ kinh tế…… 16

1.2.1 Quan niệm……… 16

1.2.2 Đối tượng……… 18

1.2.3 Nô êi dung……… 18

1.2.4 Nhiệm vụ……… 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế……… 19

1.3.1 Vị trí địa lý……… 19

1.3.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên……… 19

1.3.3 Các nhân tố kinh tế – xã hội……… 21

1.4 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế……… 23

1.4.1 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành……… 23

1.4.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian……… 27

1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh……… 29

1.5.1 Theo ngành……… 29

1.5.2 Theo không gian……… 33

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 38

2.1 Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 38

2.1.1 Hàn Quốc……… 38

2.1.2 Trung Quốc………39

2.1.3 Một số nước Đông Nam Á……….40

2.1.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam……… 41

2.2 Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam 43

2.2.1 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành……… 43

2.2.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian……… 48

2.2.2.1 Khu kinh tế……….48

2.2.2.2 Trung tâm kinh tế (TTKT)……… 49

2

Trang 3

2.3 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ 49

2.3.1 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành……….50

2.3.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian……….52

Chương 3 TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH NGHÊê AN 55

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế 55

3.1.1 Vị trí địa lý……….55

3.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên………

56 3.1.3 Các nhân tố kinh tế – xã hội……… 61

3.1.4 Đánh giá chung……… 71

3.2 Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An 73

3.2.1 Khái quát chung về nền kinh tế……… 73

3.2.2 Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành……… 79

3.2.2.1 Nông nghiệp……… 79

3.2.2.2 Công nghiệp……… 84

3.2.2.3 Du lịch………89

3.2.3 TCLTKT theo không gian……… 94

3.2.3.1 Khu kinh tế Đông Nam……… 94

3.2.3.2 Trung tâm kinh tế……… 99

3.2.3.3 Tiểu vùng kinh tế……… 107

3.2.4 Đánh giá chung về TCLTKT tỉnh Nghệ An……… 125

3.2.4.1 Một số kết quả đạt được……… 125

3.2.4.2 Một số tồn tại hạn chế……… 125

3.3 Định hướng và một số giải pháp TCLTKT tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 127

3.3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế 127

3.3.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng TCLTKT 131

3.3.2.1 Quan điểm……….131

3.3.2.2 Mục tiêu………131

3.3.2.3 Định hướng……… 132

3.3.3 Một số giải pháp TCLTKT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 141

3.3.3.1 Giải pháp chung……… 141

3.3.3.2 Giải pháp cụ thể đối với một số hình thức TCLTKT……… 154

THAY CHO LỜI KẾT 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

PHỤ LỤC 174

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

NGO Non governmental Organizations: tổ chức phi chính phủ

NLTS Nông – lâm – thủy sản

Trang 6

TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Mô êt số loại khoáng sản chính ở Nghê ê An ……….…….62Bảng 3.2 Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 (%) …… 66Bảng 3.3 Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014……….70Bảng 3.4 GTSX và cơ cấu GTSX ngành NLTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014

………77Bảng 3.5 GTSX và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014

………78Bảng 3.6 Xuất – nhập khẩu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014………79Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014… 80Bảng 3.8 Tổng hợp một số chỉ tiêu về trang trại của Nghệ An thời kỳ 2005 – 2014

………82Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu của KCN Nghệ An thời kỳ 2005 – 2014……….87Bảng 3.10 Tổng hợp một số chỉ tiêu về hoạt động du lịch ở đô thị du lịch biểnCửa Lò giai đoạn 2001 – 2014……… 93Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2001 – 2014……… 95Bảng 3.12 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của KKT Đông Nam giai đoạn 2008 –2014……….101Bảng 3.13 Một số chỉ tiêu tổng hợp của TP Vinh năm 2014……….104Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu KT - XH của Thành phố Vinh giai đoạn 2001 – 2014….105Bảng 3.15 Một số chỉ tiêu chung của thị xã Thái Hòa năm 2014……… 108Bảng 3.16 Một số chỉ tiêu KT - XH của TX Thái Hòa năm 2009 – 2014 …………109Bảng 3.17 Diện tích và sản lượng các cây công nghiệp chủ yếu của thị xã Thái Hòanăm 2009 – 2014……….110Bảng 3.18 Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVPĐ năm 2014………112Bảng 3.19 Một số chỉ tiêu kinh tế của TVPĐ tỉnh Nghê ê An giai đoạn 2001 – 2014 114Bảng 3.20 Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVTB năm 2014………117Bảng 3.21 Một số chỉ tiêu kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 – 2014… 119Bảng 3.22 Một số chỉ tiêu tổng hợp của tiểu vùng Tây Nam năm 2014……… 122Bảng 3.23 Một số chỉ tiêu kinh tế của TVTN giai đoạn 2001 – 2014 124Bảng 3.24 Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 tiểu vùng kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2014 127Bảng 3.25 Hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An đến 2020………143

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Nhiê êt đô ê và lượng mưa tại trạm khí tượng Quỳ Châu và Vinh năm 2014

………45

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế qua đào tạo ở tỉnh Nghệ An chia theo trình độ chuyên môn năm 2014……….51

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu loại hình trang trại Nghệ An năm 2010………68

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 2.1 Số lượng trang trại của Việt Nam phân theo vùng và theo ngành hoạt động giai đoạn 2001 - 2014 177

Phụ lục 2.2 Các di sản thế giới được công nhận ở Việt Nam 178

Phụ lục 2.3 Các di tích quốc gia đặc biệt quan trọng ở Việt Nam 179

Phụ lục 2.4 Các khu du lịch quốc gia Việt Nam đến năm 2030 181

Phụ lục 2.5 KKT ven biển Viê êt Nam năm 2014 183

Phụ lục 3.1 Tài nguyên đất tỉnh Nghê ê An năm 2014 184

Phụ lục 3.2 Hiê ên trạng sử dụng đất Nghê ê An năm 2014 185

Phụ lục 3.3 Một số tuyến đường ô tô chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014 185

Phụ lục 3.4 Sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 186

Phụ lục 3.5 Sản xuất thủy sản Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 186

Phụ lục 3.6 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 186

Phụ lục 3.7 Một số chỉ tiêu của hoạt động vận tải đường bộ và đường thủy tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 187

Phụ lục 3.8 Một số chỉ tiêu của các loại hình trang trại Nghệ An năm 2014 187

Phụ lục 3.9 Số lượng trang trại Nghệ An phân theo huyện thời kỳ 2005 - 2014 188

Phụ lục 3.10 Tổng hợp một số chỉ tiêu chính về thực trạng phát triển của KKT Đông Nam Nghệ An thời kỳ 2008 – 2014 189

Phụ lục 3.11 Tổng hợp một số chỉ tiêu chính về thực trạng phát triển của KKT Đông Nam Nghệ An phân theo khu vực doanh nghiệp năm 2014 190

Phụ lục 3.12 Hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò thời kỳ 2005 – 2014 (103 tấn) .191

Phụ lục 3.13 Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng phía Đông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2014 192

8

Trang 9

Phụ lục 3.14 Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc

Nghệ An giai đoạn 2001 - 2014 193Phụ lục 3.15 Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng Tây Nam

Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 194Phụ lục 3.16 Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Nghệ An phân theo tiểu vùng giai

đoạn 2001 - 2014 195

Trang 10

LỜI TÁC GIẢ

Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đangành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xãhội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực.TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu

để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạngchồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng pháttriển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ đểhướng tới sự phát triển bền vững

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nước, bắt đầu từnhững năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố vàTCLTKT Cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, TCLTKT đã gópphần không nhỏ trong phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước với các hình thức

đa dạng, như: trang trại, vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, khu công nghiệp, trungtâm công nghiệp, khu du lịch, đô thị du lịch, khu kinh tế, trung tâm kinh tế, vùngkinh tế trọng điểm…

Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển vàhội nhập kinh tế của đất nước, đồng thời phục vụ hoạt động đào tạo các chuyên

ngành liên quan, tác giả đã xuất bản cuốn sách “Tổ chức lãnh thổ kinh tế: một số

vấn đề lý luận, thực tiễn và ứng dụng cho tỉnh Nghệ An”.

Cuốn sách trình bày một số vấn đề về lý luận TCLTKT, tập trung phân tíchTCLTKT ở một số quốc gia, một số hình thức TCLTKT nổi bật ở Việt Nam và rút rabài học kinh nghiệm Từ đó, vận dụng phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thựctrạng TCLTKT tỉnh Nghệ An, làm cơ sở đề xuất một số định hướng và giải phápTCLTKT tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Trong quá trình biên soạn, biên tập cuốn sách, khó tránh khỏi những thiếusót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của bạn đọc để cuốn sách đượchoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau

Trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc

Tháng 02 năm 2016

Tác giả

TS Nguyễn Thị Hoài

10

Trang 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ

KINH TẾ 1.1 Các lý thuyết có liên quan

1.1.1 Phân công lao động xã hội 1

Phân công lao đô êng xã hô êi là mô êt quá trình liên tục, hình thành và phát triểncùng với tiến trình lịch sử của nhân loại, được khởi đầu và kết thúc bởi sự trao đổihàng hóa Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa (CMH) sản xuất vàtừng ngành nghề riêng biệt làm cho hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng, phongphú và rộng khắp

Phân công lao đô êng xã hô êi được biểu hiê ên cụ thể dưới hai hình thức cơ bảnnhất là phân công lao đô êng theo ngành và phân công lao đô êng theo lãnh thổ

Phân công lao đô ông xã hô ôi theo ngành là viê êc tổ chức lao đô êng xã hô êi theo

các ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu của xã hô êi Nó pháttriển từ thấp đến cao; từ nông nghiê êp đến công nghiê êp và dịch vụ, phản ánh trình

đô ê phát triển nền kinh tế của mô êt lãnh thổ cụ thể Phân công lao đô êng xã hô êi theongành có xu hướng tạo ra sản phẩm hàng hóa với số lượng ngày càng lớn và chấtlượng ngày càng cao Từ đó tạo ra sự chuyển biến tương ứng về phân công lao

đô êng xã hô êi theo lãnh thổ

Phân công lao đô ông xã hô ôi theo lãnh thổ là viê êc tổ chức lao đô êng xã hô êi theo

ngành gắn với lãnh thổ, làm cho lãnh thổ có chức năng tương đối riêng và côngnăng tương đối khác nhau Quá trình thực hiê ên cụ thể hóa phân công lao đô êng xã

hô êi theo lãnh thổ cũng chính là việc tiến hành phân công lao đô êng xã hô êi ở các cấplãnh thổ nhỏ hơn và đồng thời với viê êc phát huy tác dụng của các mối liên hê ê kinh

tế giữa các lãnh thổ

Phân công lao đô êng xã hô êi theo lãnh thổ, mô êt mă êt tạo ra sự cân đối hợp lýgiữa các vùng trong mô êt quốc gia, giữa các địa phương, các thành phố trong mô êtvùng, mă êt khác, với sự chuyên môn hóa – sản xuất những ngành riêng biê êt lại tạo

ra màu

sắc riêng (tính khác biê êt) cho mỗi vùng – lãnh thổ

Phân công lao đô êng xã hô êi theo lãnh thổ được coi là cơ sở khoa học để xem xétcách kết hợp sản xuất với tự nhiên trên phạm vi các cấp lãnh thổ (huyê ên, tỉnh, vùng,

1 Ngô Doãn Vịnh (2006), TCLT KT – XH, một số vấn đề lý luận và ứng dụng, Viện chiến lược và

phát triển, Hà Nội.

Trang 12

quốc gia và cả quốc tế ) Do đó có thể thấy rằng phân công lao đô êng xã hô êi có mốiliên hệ mật thiết với TCLTKT, là cơ sở nền tảng để TCLTKT.

1.1.2 Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức lãnh thổ kinh tế

a Lý thuyết định vị công nghiệp (1909)

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về vấn đề định vị của các xí nghiệp công nghệp

ở Đức, năm 1909, A.Weber công bố Über den Standort der Industrie (Theory of the

Location of Industries – lý thuyết về sự định vị trong công nghiệp) Trong côngtrình của mình, dựa trên nguyên tắc “Cực tiểu hoá chi phí, cực đại hóa lợi nhuận”,A.Weber đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp Theo ông, để xác địnhđịa điểm bố trí một xí nghiệp công nghiệp cần phải quan tâm tới ba yếu tố chính:vận tải, lao động và tập trung Cụ thể: chi phí vận tải rẻ nhất (được coi là nguyênnhân căn bản), chi phí về nhân công rẻ nhất và là nơi có xí nghiệp tập trung để cóthể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền

Lý thuyết của A.Weber thực ra là “một hệ quy chiếu của kinh tế học thuần túytrong lĩnh vực không gian”, chứng minh tầm quan trọng của sự định vị trong việclàm giảm các chi phí nói trên Những đề xuất của A Weber tuy đơn giản nhưng cógiá trị thực tế, cắt nghĩa được một cách hợp lý sự định vị công nghiệp của một haymột vài xí nghiệp Tuy nhiên, ngày nay với sự lớn mạnh của nền công nghiệp thếgiới và của từng quốc gia, hình thức sử dụng không gian mới của công nghiệp đãxuất hiện và phát triển nhanh Hình thức định vị mới đó bao gồm nhiều xí nghiệpđược xây dựng tập trung trên cùng một phạm vi lãnh thổ và được biểu hiện dướinhiều hình thức, như: KCN tập trung, khu chế xuất hay CCN.2

Trong điều kiện CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, định vị côngnghiệp dựa trên ba yếu tố trên là chưa đủ, chúng không đảm bảo sự phát triển lâudài bởi tác động môi trường do hoạt động công nghiệp là rất lớn Do đó, bố tríkhông gian sản xuất công nghiệp còn phải chú ý đến đánh giá tác động môi trường

và các biện pháp khắc phục

b Lý thuyết “Vị trí trung tâm” (1933)

W.Christaller và A.Losch, hai nhà bác học người Đức đã góp phần to lớntrong việc khám phá quy luật phân bố không gian và nghiên cứu các hệ thốngkhông gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm bằng lý thuyết “Vị trí trung tâm”(Central Place Theory)

2 Lê Bá Thảo (1996), Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam, đề tài độc lập và trọngđiểm cấp nhà nước, Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội

12

Trang 13

W.Christaller cho rằng, vùng không thể phát triển nếu không có trung tâm hạtnhân (thành phố), giữ vai trò đầu tàu lôi kéo sự phát triển của cả lãnh thổ; không cónông thôn nào lại không chịu chỉ đạo của một cực hút, đó là thành phố Ông đề xuất

mô hình bố trí các điểm dân cư theo hình lục giác Trong đó, các trung tâm tồn tạitheo nhiều cấp, từ cao tới thấp với quy mô thị trường khác nhau Bán kính giữa cáctrung tâm chính là vùng ảnh hưởng và vùng tiêu thụ hàng hóa của chúng

Lý thuyết trung tâm của Christaller sau đó đã được nhà bác học người Đức –A.Losch bổ sung và phát triển A.Losch cho rằng có một điểm trung tâm quan trọngnhất là thành phố, đầu mối của toàn bộ hệ thống các điểm dân cư Vai trò thươngmại và dịch vụ của nó tác động mạnh mẽ đến các khu vực lân cận chịu ảnh hưởngcủa thành phố 3

Kết quả nghiên cứu của W.Christaller và A.Losch có ý nghĩa mở đường choviệc nghiên cứu các hệ thống không gian hoặc xác định các nút trọng điểm trongmột lãnh thổ nhất định.Trong TCLT KT cấp tỉnh, có thể vận dụng nó để xác định hệthống đô thị làm bộ khung lãnh thổ cho sự phát triển kinh tế chung và tạo cơ sở choviệc xây dựng các cực tăng trưởng, cực phát triển kinh tế

c Lý thuyết cực tăng trưởng (1950)

Lý thuyết cực tăng trưởng được đề xướng vào năm 1950 bởi nhà kinh tế học

người Pháp F.Perrous, sau đó được A.Hirshman, G.Myrdal, Friedman vàH.Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển Theo lý thuyết này, sự phát triểnkinh tế không phải diễn ra một cách đồng đều theo một tốc độ như nhau trên tất cảcác lãnh thổ, mà có xu hướng phát triển nhất ở một vài nơi Những nơi đó có mứctăng trưởng cao hơn nhờ vào sự phát triển của các ngành chủ đạo (leading industry)với năng lực đổi mới và khả năng mang lại lợi nhuận cao Các ngành chủ đạothường tập trung tại một số thành phố lớn và được ưu tiên phát triển trở thành “cựctăng trưởng” Tập trung hóa về mặt lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đóhiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địaphương khác Kết quả là sự phát triển của một cực như một lãnh thổ trọng điểm sẽ

có tác dụng như những “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác,tạo điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn.4

3 Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2001), TCLT công nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.11

4 Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các

vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, tr.14.

Trang 14

Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh

tế, đó là cực phát triển và cực tăng trưởng Cực phát triển là những trung tâm đã có sựphát triển hoàn thiện hoặc tương đối hoàn thiện, có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởngđối với các khu vực xung quanh với những tác động lôi cuốn đa dạng và thể hiệnkhác nhau theo các hoàn cảnh địa lý cụ thể Cực tăng trưởng là các trung tâm mớihình thành và đang phát triển, là các cực vệ tinh của cực phát triển Trên cơ sở “lựchút” và “lực đẩy” của mỗi trung tâm, hình thành nên vùng ảnh hưởng của nó tới xungquanh Từ triển vọng phạm vi ảnh hưởng của mỗi trung tâm người ta có thể xác địnhđược khu vực lãnh thổ để xây dựng điểm đô thị mới, làm cho tất cả các lãnh thổ đều

có đô thị hạt nhân

Lý thuyết “Cực tăng trưởng” nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đốitheo lãnh thổ Đây là việc lý giải đúng đắn về sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnhthổ theo hướng đầu tư có trọng điểm Do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớicác nước đang phát triển còn thiếu vốn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài và thực tế nó

đã được áp dụng rộng rãi và khá thành công ở các nước châu Á, nhất là với cácnước ASEAN, trong đó có Việt Nam

Trong TCLTKT cấp tỉnh, lý thuyết của F.Perroux có thể được áp dụng để xâydựng và phát triển các cực tăng trưởng và cực phát triển kinh tế nhằm khai thác và pháthuy những lợi thế của những lãnh thổ này, tạo ra khả năng thúc đẩy đối với sự pháttriển kinh tế của các lãnh thổ kế cận và toàn tỉnh

d Quan điểm phát triển phi cân đối

Đối với mỗi nền kinh tế quốc dân sẽ có những ngành, lĩnh vực có lợi thế pháttriển thành những ngành, lĩnh vực mũi nhọn; có những lãnh thổ do hô êi tụ đượcnhiều điều kiê ên thuâ ên lợi nếu tâ êp trung đầu tư sẽ tạo ra được sự đô êt phá trong pháttriển, trở thành lãnh thổ đô êng lực lôi kéo sự phát triển chung Quan điểm phát triểnphi cân đối xuất phát vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX từ Trung Quốc: “muốn

đê toàn bộ đất nước trở nên phồn thịnh thì nhất quyết một số vùng phải giàu lêntrước những vùng khác” (Đặng Tiểu Bình)5 Quan điểm này nhấn mạnh đến sự đầu

tư tâ êp trung trên mô êt lãnh thổ có các lợi thế so sánh – thực hiê ên phân công lao

đô êng dựa trên những khác biê êt về ưu thế tài nguyên thiên phú của lãnh thổ nhằmtạo ra sự đô êt phá trong phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu Trung Quốc đã rấtthành công trong viê êc vận dụng quan điểm này vào thực tiễn phát triển kinh tế đất

5 Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các

vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, tr.222 và 15.

14

Trang 15

nước với chiến lược hướng ra biển bằng viê êc đầu tư phát triển các khu côngnghiê êp, KKT dọc ven biển.

Hiê ên nay, phát triển phi cân đối (có trọng điểm) là mô êt trong những cách thứccác nước đang phát triển ứng dụng để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn, tăngcường thu hút đầu tư nước ngoài (cả về vốn, công nghê ê và kinh nghiê êm quản lý sảnxuất kinh doanh) mô êt cách khá hiê êu quả Do đó, quan điểm này có ý nghĩa thựctiễn đối với những nước đang phát triển như Viê êt Nam

Đối với lãnh thổ cấp tỉnh có diện tích rộng như Nghệ An, do lợi thế và khả năngkhai thác chúng cho phát triển kinh tế không giống nhau giữa các lãnh thổ trên địabàn Do đó, cần thiết có sự vận dụng quan điểm phát triển phi cân đối để tập trungđầu tư cho một số lãnh thổ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh

tế như phía Đông, trung tâm kinh tế thành phố Vinh, KKT Đông Nam… Từ đó, tạonên sự lan tỏa trong phát triển kinh tế đối với các lãnh thổ lân cận cũng như thúcđẩy sự phát triển kinh tế chung toàn tỉnh

e Quan điểm địa kinh tế mới

Quan điểm địa kinh tế mới cho rằng “phát triển kinh tế cần phải tập trung (mấtcân đối), còn xã hội thì tiến tới hội tụ (phát triển đồng đều)” Theo quan điểm này,một quốc gia thành công trong phát triển cần phải đeo đuổi các chính sách nhằmđảm bảo một mức sống tương đối đồng đều giữa các vùng trong nước nhưng khôngphải thực hiện bằng cách tạo sự tăng trưởng kinh tế mạnh thông suốt theo khônggian, mà phải theo phương châm “sản xuất kinh tế phải tập trung còn mức sống thìhội tụ”7 Quan điểm địa kinh tế mới có giá trị rất quan trọng trong tổ chức khônggian kinh tế Muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất thiết phải có một sốvùng giàu lên trước những vùng khác, tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụcác yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện phát triển kinh tế chung của cả nước Tấtnhiên, sự tập trung kinh tế sẽ dẫn tới chênh lệch mức sống theo không gian Tuynhiên, vấn đề có thể dần được giải quyết khi quá trình phân phối hoạt động kinh tếtheo thời gian trở nên ổn định hơn Thêm vào đó là những chính sách của Chính phủnhằm đảm bảo sự hội tụ về mặt xã hội là rất quan trọng

1.2 Quan niê êm, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ kinh tế

1.2.1 Quan niệm

a Tổ chức lãnh thổ

Khái niệm TCLT (Territorial organisation) hay tổ chức không gian (Spatical

organisation) được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi

như là một công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động KT –

Trang 16

XH Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này cũng được đưa ra với những thuật ngữkhác nhau:

- Các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng

sản xuất Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về

“Chu trình sản xuất – năng lượng” của N.N Kôlôxôpky và “Thể tổng hợp lãnh thổ

sản xuất” của các nhà khoa học Xôviết Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất là sự

sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệthống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư) trong một lãnh thổ xác định,nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật củalãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức sống dân

cư của lãnh thổ đó

Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuất theohướng TCLT, trong đó tiêu biểu là Xauskin Ông cho rằng “Tổ chức xã hội theolãnh thổ là tạo ra một hệ thống sử dụng đất đai do những tập đoàn người khác nhau

Hệ thống này làm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú được trên bề mặt trái đất,khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh sản nòigiống, phân bố các nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất ra cáccông cụ lao động, quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống,phân bố xí nghiệp và khu vực chữa bệnh, nghỉ ngơi, khoa học, văn hóa, các nhà hát,rạp chiếu phim ”6

- Các nhà khoa học của các quốc gia phát triển ở phương Tây theo hướng kinh

tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ Tổ chức không gian kinh tế Nó được

hiểu là sự lựa chọn một lãnh thổ địa lý kiểu tổ chức tốt nhất các hoạt động kinh tếcủa con người gắn với các hệ thống tự nhiên, làm cho tính liên tục của tự nhiênđược đảm bảo và phát huy được giá trị gián đoạn cho phép của các quá trình kinh

tế Đây được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn

và có hiệu quả trên cơ sở xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ

lệ hợp lý và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế giữa các ngành và các lãnh thổnhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùngtrong một quốc gia có tính tới mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau Nhờ có sựsắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trịmới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn.7

6 Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

7 Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội, tr.365.

16

Trang 17

Về bản chất, khái niệm “Phân bố lực lượng sản xuất” của các nhà khoa họcLiên Xô cũ và khái niệm “Tổ chức không gian kinh tế” của các nhà khoa họcphương Tây gần giống nhau Đó đều là hành vi địa lý hướng tới sự công bằng giữacác lãnh thổ, giữa trung tâm với ngoại vi, nâng cao mức sống cộng đồng tiến tớiphát triển bền vững.

Ở Việt Nam, TCLT đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 GS Lê

Bá Thảo là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này Theo ông “Về khíacạnh địa lí, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lí học có chủ ý(géographie volontaire) hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”.8

Tổ chức lãnh thổ gồm nhiều thành phần liên kết chặt chẽ với nhau, bao gồmTCLT kinh tế và TCLT xã hội

b Tổ chức lãnh thổ kinh tế

Tổ chức lãnh thổ kinh tế (hay tổ chức không gian kinh tế) là một khía cạnh của

tổ chức lãnh thổ và được hiểu là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các thành phần (đã,

đang và dự kiến sẽ có) trong mối lên hệ đa ngành, đa vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững của một lãnh thổ.

1.2.2 Đối tượng

Với tư cách là đối tượng của TCLTKT, lãnh thổ được xem là một thực thểhay hệ thống tự nhiên, KT – XH, có ranh giới xác định Đó là một vùng hữu hạn vềphạm vi mà ở đó các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội cónhững hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT – XH cho phù hợp vớiđường lối chính trị và phát triển KT – XH của đất nước

- TCLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước

bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương đương cấptỉnh, huyện, thị…)

- TCLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư, gồm có:theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, tam giác tăng trưởng,khu kinh tế…), theo ngành (khu công nghiệp, khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên…)

8Bộ KH - CN và môi trường (1996), Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Đề tài độc lập và trọng điểm

cấp Nhà nước (Chủ nhiệm đề tài: Lê Bá Thảo), tr.4.

Trang 18

1.2.3 Nô ôi dung

* Kiểm kê, đánh giá các đối tượng mang tính chất nguồn lực của TCLTKT (vị trí

địa lý, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện KT – XH)

Xác định lợi thế, khả năng khai thác cũng như những khó khăn cần khắc phục và

hiê ên trạng sử dụng lãnh thổ: tổng kết những kết quả đã đạt được, những tồn tại cầngiải quyết trong hiê ên trạng phát triển và phân bố kinh tế theo ngành, hiê ên trạngphát triển kinh tế tổng hợp theo lãnh thổ; các hình thức TCLTKT

* Lựa chọn các phương án TCLTKT dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT

trên thế giới và quốc gia; tiềm năng, thực trạng TCLTKT của lãnh thổ; xem xét bốicảnh quốc tế và khu vực có tác đô êng trực tiếp đến nền kinh tế của lãnh thổ, bối cảnhtrong nước; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; quy hoạch phát triển KT– XH của tỉnh, vùng, quốc gia Các phương án TCLTKT được xây dựng phải đảmbảo tính dài hạn và có các bước đi thích hợp

* Đề xuất giải pháp thực hiện phương án TCLTKT từ những kết quả nghiên cứu liên

quan đến TCLTKT của lãnh thổ cả về mặt lý luận và thực tiễn

1.2.4 Nhiệm vụ

TCLTKT có hai nhiệm vụ cơ bản là:

Thứ nhất, TCLTKT dự báo về mă êt phát triển (mục tiêu, phương hướng pháttriển theo quan điểm thống nhất đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổnghiên cứu – nghĩa là sẽ sản xuất gì, quy mô bao nhiêu, cơ cấu thế nào)

Thứ hai, TCLTKT luâ ên chứng các phương án kiến thiết lãnh thổ (dự kiến phân

bố ở đâu cho có hiệu quả nhất) – tức là lựa chọn các hình thức TCLTKT cho tương lai

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế

1.3.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên được coi là yếu tố tiền đề, nềntảng vâ êt chất của TCLTKT

Yếu tố địa hình ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ Đồngthời tác động trực tiếp đến TCLTKT bằng việc tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó

18

Trang 19

khăn trong bố trí không gian sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật.

Những đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, nhất là nguồn tài nguyên đất,nước, khí hậu, khoáng sản của lãnh thổ quy định đặc điểm cơ cấu lãnh thổ, cường

độ và hướng di chuyển các mối liên hệ thông qua lịch sử và truyền thống khai tháccủa vùng, quy định viê êc lựa chọn các hình thức TCLTKT Sự thuâ ên lợi của yếu tốnày có khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

1.3.3 Các nhân tố kinh tế – xã hội

a Dân cư và nguồn lao động

Con người cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần luôn lànhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển KT – XH Dưới góc đô ê là lực lượngsản xuất, nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến tổ chức không gian kinh tế ởmỗi lãnh thổ nhất định Quy mô, gia tăng dân số; phân bố, chất lượng dân cư và cácdòng di dân quy định đến số lượng và chất lượng lao đô êng – yếu tố đảm bảo viê êcthực thi TCLTKT

Dưới góc đô ê là thị trường tiêu thụ, các đă êc điểm về dân cư: quy mô, kết cấu,chất lượng, truyền thống, tâm lý tiêu dùng tác đô êng trực tiếp, quy định đầu ra củasản xuất, do đó nó cũng là mô êt trong những nhân tố quan trọng trong viê êc nghiêncứu, tính toán để xác định loại hình, vị trí của TCLTKT

Nói chung, dân cư và nguồn lao đô êng là mô êt nguồn lực có thể tạo ra nhữngthuâ ên lợi, đô êng lực phát triển kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn riêng.Mức đô ê thuâ ên lợi hay khó khăn của nguồn lực này là mô êt trong những tiêu chí cótính chất quyết định đến TCLTKT Do đó, nó phải được nghiên cứu kĩ lưỡng vànghiêm túc khi tiến hành TCLTKT

b Khoa học công nghệ (KH – CN)

KH – CN có ảnh hưởng rất lớn đến TCLTKT Công nghệ là biện pháp để conngười thực hiện có hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất đápứng nhu cầu của toàn xã hội Công nghệ được vận dụng một cách tự giác và do đó nóphát triển nhanh chóng, tạo ra những thành quả lao động mang tính đột phá, nhảy vọt Sựtiến bộ của KH – CN ở các quốc gia phát triển đã đóng góp 50 – 80% vào tăng trưởngkinh tế 9 Vì vậy khi tiến hành TCLTKT phải tính toán đầy đủ yếu tố KH – CN

c Cơ sở hạ tầng

9 Ngô Thúy Quỳnh (2009), TCLTKT theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh

Phúc, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trang 20

Là toàn bộ mạng lưới đường giao thông, hệ thống thông tin, mạng lưới cungcấp điện nước, hê ê thống xử lý chất thải… ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành vàphát triển các hình thức TCLTKT, đến hê ê thống cơ cấu lãnh thổ kinh tế: góp phầnquyết định sự hấp dẫn đầu tư, mức đô ê tâ êp trung sản xuất, hiê êu quả khai thác lãnhthổ, quy mô khai thác lãnh thổ (tác đô êng lan tỏa), sự phát triển của các đô thị Thực tiễn cho thấy, ở đâu có các điều kiê ên này tốt thì ở đấy càng thu hút được đầu

tư và khả năng hình thành và phát triển các hình thức TCLTKT càng cao

d Đường lối chính sách

Là nhân tố mang tính chất điều hành vĩ mô, giúp định hướng cho sự pháttriển của lãnh thổ để hòa nhập với hệ thống cơ cấu lãnh thổ cấp lớn hơn Thực tếcho thấy đường lối chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công haythất bại của việc TCLTKT Thể chế kinh tế nói chung và chính sách kinh tế, cơ chếquản lý kinh tế nói riêng của Nhà nước có thể tạo ra sự thúc đẩy hoă êc kìm hãm đốivới sự phát triển kinh tế nói chung và TCLTKT nói riêng

e Thị trường và mối quan hệ kinh tế liên vùng

Tiềm năng thị trường và các mối quan hệ kinh tế liên vùng tác động lớn đếnviệc hình thành và phát triển hình thức TCLTKT ở nơi này hay ở nơi kia thông quanhu cầu tiêu thụ hàng hóa, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên vùng… Nhucầu của thị trường là nhân tố thúc đẩy viê êc khai thác, phát huy các thế mạnh củalãnh thổ theo hướng chuyên môn hóa, từ đó góp phần quy định đến viê êc xác địnhcác hình thức TCLTKT phù hợp Các mối quan hê ê kinh tế liên vùng giúp khắc phụckhó khăn lãnh thổ này gă êp phải mà lãnh thổ khác thuâ ên lợi, đồng thời phát huyđược những lợi thế, tạo ra sự phối kết hợp trong phát triển kinh tế giữa các lãnh thổđảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài

f Vốn đầu tư

Vốn huy động bên trong lãnh thổ đảm bảo sự chủ động về đầu tư cho phát triểnkinh tế Tuy nhiên, trong điều kiện quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tích lũy

có hạn thì việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài lãnh thổ nghiên cứu là việc làm cần thiết

và rất quan trọng Nó không chỉ giải quyết khó khăn về vốn, phát triển tốt hơn kết cấu hạtầng mà ở mức đô ê nhất định còn nâng cao trình đô ê phát triển về con người và công nghê ê.Đây là yếu tố cần được quan tâm xem xét khi phát triển các hình thức TCLTKT

g Xu thế hội nhập

Xu thế hội nhập có tác động quan trọng đến TCLTKT, cụ thể là:

- Tạo nên những điều kiê ên đầu vào (vốn, nguyên liê êu, trang thiết bị, máy móc ) vàđầu ra (thị trường tiêu thụ), trong đó đáng quan tâm là các ưu đãi về vốn, nhất là vốnODA và các khoản vay ngân hàng để xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hô êi

20

Trang 21

- Sự hỗ trợ phát triển về mă êt kinh tế, KH – CN tạo nên khả năng hợp tác, chuyểngiao công nghê ê giữa các quốc gia, tạo điều kiê ên cho các doanh nghiê êp trong cáchình thức TCLTKT tại các nước đang phát triển có cơ hô êi tiếp câ ên và ứng dụngnhững thành tựu tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh từ các quốc gia phát triển.

- Sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rô êng khiến các quốc gia ra sức mở rô êng hoạt

đô êng sản xuất của mình nhằm hướng đến thị trường xuất khẩu quốc tế, làm cho cáchình thức TCLTKT không còn là những địa bàn sản xuất mà còn trở thành mắt xíchtrong hê ê thống sản xuất thế giới

Nhìn chung, TCLTKT chịu sự tác động đồng thời và tổng hợp bởi các nhómnhân tố Sự tác động đó của các nhân tố đến TCLTKT không giống nhau về khônggian và thời gian, có những yếu tố tác động mạnh, có tính trội đối với TCLTKTtrong thời gian này nhưng lại giảm sút vai trò trong giai đoạn khác Do đó, trongTCLTKT cần có những phân tích, đánh giá và dự báo để có phương hướng sử dụng

và phát huy tốt nhất các yếu tố này

1.4 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về lý luận cũng như thực tiễn TCLTKT trênthế giới và Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các hình thức TCLTKT rất đa dạng cả theongành cũng như theo không gian Tuy nhiên, giữa các nước có sự khác nhau về lýluận cũng như thực tiễn Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất, nhưng về cơbản một số hình thức TCLTKT đã định hình và đi vào thực tiễn TCLTKT Việt Nam

1.4.1 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành

a Nông – lâm – thủy sản 10

- Hộ gia đình (nông hộ) là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các

nước đang phát triển thuộc châu Á với đặc trưng: quy mô sản xuất nhỏ (đất đai,vốn, lao động), chủ yếu sử dụng lao động gia đình, kĩ thuật canh tác và công cụ sảnmang nặng tính truyền thống, sản xuất phục vụ nhu cầu gia đình…

Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong phát triểnkinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thônquá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa

- Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình

thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới Hoạt động của trang trại chịu sự chiphối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnhtranh Quá trình hình thành và phát triển trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung

10 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý KT - XH đại cương, NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội.

Trang 22

các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, vốn, khoa học kỹthuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩmhàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Xét về khía cạnh lãnh thổ hộ gia đình hay trang trại có diện tích không lớnnhưng sự kết hợp và phân bố của chúng theo không gian gắn với lợi thế của lãnhthổ có thể tạo nên sự tập trung sản xuất trên quy mô lớn, đặc biệt là trang trại Do

đó, chúng được xem là là những hình thức TCLTKT

- Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với

nguồn vốn hoạt động do chính họ đóng góp và huy động từ các nguồn khác nhằmduy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quảkinh tế cao cho các chủ trang trại

- Vùng chuyên môn hóa là hình thức tổ chức sản xuất trên một lãnh thổ xác định có

ranh giới ước lệ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp một cách hợp lí, có sự tậptrung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm sản xuất hàng hóa nông sảnkết hợp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu

- Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của TCLT nông nghiệp, bao gồm trong đó

các hình thức TCLT ở cấp thấp hơn Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tươngđối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước…), KT – XH(dân cư, lao động, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất ), được hình thành với mụcđích phân bố hợp lý và CMH đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ

và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của vùng trong cả nước cũng như nội bộtừng vùng để tạo nên các vùng CMH nông nghiệp sản xuất hàng hóa

b Công nghiệp

- Điểm công nghiệp là một lãnh thổ trên đó có một điểm dân cư với một xí nghiệp

công nghiệp hoặc một nhóm không lớn các xí nghiệp nằm trong phạm vi của mộtđiểm dân cư, có kết cấu hạ tầng riêng, được phân bố ở những nơi gần nguồnnguyên, nhiên liệu hay trung tâm tiêu thụ, nhưng chưa có điều kiện để tạo nên cáchình thức TCLTCN ở cấp cao hơn 11

- Khu công nghiệp tâ ôp trung (gọi tắt là KCN)

Được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào những năm cuối của thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX, KCN được hiểu là một khu vực đất đai có ranh giới nhất định donhà tư bản sở hữu, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó là xây dựng các xínghiệp để bán Đối với các nước đang phát triển, KCN được hình thành nhằm thu hútvốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển

11 Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2001), TCLT công nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.53,56

22

Trang 23

Ở Viê êt Nam, KCN được thành lập vào đầu thập niên 90 của thể kỷ XX, đó lànơi có ranh giới xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗtrợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ quyết định thành lập.

- Trung tâm công nghiệp

Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa vàlớn, có thể bao gồm một số hình thức TCLT ở cấp thấp hơn với một hay một số ngành(xí nghiệp) hạt nhân có sức hút lãnh thổ lân cận Các hạt nhân này được hình thành dựatrên những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường…,

là cơ sở cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp14

- Vùng công nghiệp là hình thức TCLTCN ở cấp cao nhất, có thể bao gồm tất cả các

hình thức TCLTCN từ thấp đến cao, được bố trí trên một lãnh thổ tương đối rộnglớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về KT –

XH, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp với một vài ngành công nghiệp chủđạo tạo nên hướng CMH của vùng, nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao,thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước 12

c Dịch vụ

Dịch vụ là nhóm ngành kinh tế rất đa dạng, bao gồm: thương mại, giao thông

vâ ên tải, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, du lịch, đầu tư nước ngoài Do đó,TCLTKT của nhóm ngành này cũng rất phong phú

Đối với hoạt động dịch vụ thương mại, hệ thống tổ chức mạng lưới bán buôn bánlẻ: siêu thị, chợ, trung tâm thương mại… là biểu hiện tổ chức lãnh thổ cụ thể của ngành

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, các hình thức tổ chức lãnh thổ bao gồm:điểm, tuyến, đầu mối giao thông…

Đối với du lịch, TCLT biểu hiện tương đối rõ nét dưới các hình thức: điểm,tuyến, khu, trung tâm, đô thị du lịch, vùng du lịch…13

- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên hay một công trình riêng biệt

phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ

- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các KDL, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du

lịch, gắn với các tuyến giao thông

12 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý KT - XH đại cương, NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội, tr.379.

13 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên - 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

Trang 24

- Khu du lịch (KDL) là hình thức tổ chức lãnh thổ đặc thù cho du lịch, phát triển

rộng khắp ở các quốc gia, thường gắn với một hoặc một vài điểm du lịch nổi tiếng

và là điểm dừng quan trọng của các tour hay tuyến du lịch

Ở Viê êt Nam “KDL là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên dulịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng củakhách du lịch, đem lại hiê êu quả về kinh tế – xã hô êi và môi trường”

- Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch với tài nguyên du

lịch tương đối tập trung, được khai thác một cách cao độ, có cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kỹ thuật tương đối phát triển đảm bảo lưu khách lại trong một thời gian dài

và có khả năng tạo vùng du lịch

- Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng

trong hoạt động của đô thị Điều kiện để một đô thị trở thành một đô thị du lịch là:

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoă êc trong ranh giới đô thị

và khu vực liền kề;

+ Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vâ êt chất kỹ thuâ êt du lịch đồng bô ê, đáp ứng nhu cầu đadạng của khách du lịch; có cơ cấu lao đô êng phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;+ Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỉ lê ê thu nhâ êp từ dulịch trên tổng thu nhâ êp của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ

- Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các trung tâm, điểm và tuyến du lịch có

những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch; tính CMH thểhiện sâu sắc (để phân biệt vùng này với vùng khác); có mối liên hệ nội, ngoại vùng

đa dạng; có diện tích lớn, bao gồm nhiều tỉnh

1.4.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian

a Khu kinh tế

KKT là mô êt loại hình tổ chức không gian kinh tế được thành lập trong mộtquốc gia với mô êt lãnh thổ xác định, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằngcác biện pháp khuyến khích đặc biệt

Ở Việt Nam, theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP, KKT là khu vực có không giankinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho cácnhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự vàthủ tục của Chính phủ

Điều kiện thành lập KKT ở Việt Nam là 14:

+ Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KKT đã được phê duyệt;

14 Chính phủ, Quy định pháp luật về các khu công nghệ cao, công nghiệp, chế xuất và kinh tế, NXB Chính

trị Quốc gia, 2009, tr 123.

24

Trang 25

+ Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng nước sâu hoặcgần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia vàquốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điềukiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

+ Có quy mô diện tích từ 10 nghìn ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợpcủa khu kinh tế;

+ Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tácđộng tới sự phát triển KT – XH của cả khu vực;

+ Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đếncác khu vực xung quanh;

+ Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởngxấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quầnthể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng vàđảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môisinh và phát triển bền vững

Theo vị trí lãnh thổ, hiện nay ở Việt Nam có hai loại KKT là KKT ven biển

và KKT cửa khẩu KKT ven biển được hình thành ở những khu vực ven biển gắnvới các cảng biển nước sâu KKT cửa khẩu được xây dựng ở khu vực biên giới đấtliền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính với một nước láng giềng

b Trung tâm kinh tế

Là đơn vị hành chính tương đương cấp quâ ên, huyê ên, thị xã, thành phố, giữ vai trò

là trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh, tỉnh Nó có chức năng làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giaothông, giao lưu trong tỉnh, liên tỉnh (vùng), trong nước hoă êc quốc tế, thúc đẩy sự pháttriển KT - XH của một tỉnh, vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước

c Vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, đóng

vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước và phải thỏa mãn các yếu tố sau:+ Hội tụ các điều kiện thuận lợi tập trung tiềm lực kinh tế, có vị trí hấp dẫn các nhà đầu tư;+ Có có khả năng chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của quốc gia, nếu được đầu tưthích đáng sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước;

+ Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời có thể tạonguồn thu ngân sách lớn cho đất nước Trên cơ sở đó, vùng này không những chỉ tựđảm bảo nguồn tài chính cho mình mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác;

Trang 26

+ Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ thenchốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước, từ

đó tác động lan truyền đến các vùng xung quanh

Vùng kinh tế là đơn vị lãnh thổ có vị trí và ranh giới xác định bao gồm các yếu tố tự

nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kỹ thuật với các hoạt động KT – XH diễn ra dưới tác độngcủa tiến bộ KH – CN và sự tồn tại của các dòng vật chất trong phạm vi nội vùng và liênvùng (trong nước, quốc tế) Vùng kinh tế được hình thành do quá trình phân công laođộng theo lãnh thổ và được coi là một hệ thống KT – XH theo lãnh thổ

Ở địa bàn cấp tỉnh và cấp nhỏ hơn, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế tạo nên hìnhthức tương ứng với lãnh thổ nhỏ, đó là tiểu vùng kinh tế Các tiểu vùng được hìnhthành dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, các nhân tố KT – XH cũng nhưtrình độ phát triển KT – XH giữa các bộ phận lãnh thổ trong tỉnh

1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh

TCLTKT trên địa bàn cấp tỉnh vừa có các hình thức theo ngành vừa có các hìnhthức theo không gian Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các hình thứcnày được tổng hợp dựa trên các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển kinh tế theongành cũng như theo không gian của Chính phủ, Tổng cục thống kê, Ngân hàng thếgiới và sự góp ý quý báu của các chuyên gia về tổ chức lãnh thổ

1.5.1 Theo ngành

Đối với địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, tùy theo các điều kiên cụ thể đãtriển khai một số hình thức TCLT theo ngành chủ yếu: hộ gia đình, trang trại, vùngCMH, tiểu vùng nông nghiệp (nông nghiệp); điểm, KCN, trung tâm công nghiệp (côngnghiệp); điểm, tuyến, KDL, đô thị du lịch (du lịch)… Trong khuôn khổ cuốn sách này,chúng tôi tập trung đánh giá một số hình thức TCLTKT do vai trò quan trọng củachúng trong quá trình CNH – HĐH như: Trang trại, KCN, đô thị du lịch…

a Nông nghiệp

Trong TCLTNN trên địa bàn cấp tỉnh, trang trại là hình thức phổ biến và cóvai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hànghóa và thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Do đó, chúng tôi tập trungđánh giá hình thức trạng trại Dựa trên sự tổng hợp các tiêu chí thống kê về trangtrại của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sự góp ý của các chuyên gia về tổchức lãnh thổ cũng như dựa vào nguồn số liệu thống kê mà tác giả thu thập được,các chỉ tiêu đánh giá phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh được xác định bao gồm:

* Số lượng và cơ cấu trang trại

26

Trang 27

- Số lượng trang trại: chỉ tiêu phản ánh số lượng trang trại được phát triển, con số

càng nhiều càng chứng tỏ tính hiệu quả và vai trò quan trọng của trang trại trongkhai thác lãnh thổ và phát triển KT – XH

- Cơ cấu trang trại theo loại hình là tổng thể các loại hình trang trại với tỉ trọng

tương ứng của từng loại hình, phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng từng loại trang trạitrong sản xuất nông nghiệp, được tính bằng đơn vị %

- Cơ cấu trang trại theo tiểu vùng nông nghiệp phản ánh khả năng kết hợp, khai thác

tài nguyên, tiềm lực KT - XH của tiểu vùng phục vụ cho phát triển trang trại và sựphân bố của trang trại theo không gian

* Diện tích, lao động, vốn

- Diện tích các trang trại và diện tích trung bình mỗi trang trại: phản ánh quy mô

không gian cho sản xuất hàng hóa và khả năng thu hút đầu tư để nâng cao năngsuất, chất lượng hàng hóa

- Số lượng, chất lượng lao động, vốn của các trang trại và quy mô trung bình lao

động, vốn trên từng trang trại: thể hiện sự hấp dẫn lao động, thu hút vốn cho đầu tư

sản xuất cũng như khả năng ứng dụng tiến bộ KH – CN để khai thác các nguồn lựcphát triển, tạo hiệu quả kinh tế cao

* Tình hình sản xuất kinh doanh

- Giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các trang trại (G TT ) là toàn bộ giá trị

được quy đổi thành tiền từ sản lượng hàng hóa và dịch vụ do trang trại tạo ra, phảnánh thực trạng phát triển của trang trại

- Tỉ lệ giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các trang trại so với GTSX NLTS toàn

tỉnh: phản ánh mức độ đóng góp – vai trò của trang trại trong sản xuất NLTS toàn tỉnh.

- Năng suất lao động là tương quan giữa giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của

các trang trại so với tổng số lao động của các trang trại, thể hiện hiệu quả lao động

* Hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Giá trị tăng thêm của các trang trại (VA TT ) là giá trị thu được từ giá trị sản xuất

hàng hóa và dịch vụ của các trang trại sau khi khấu trừ tất cả các chi phí, thể hiệnhiệu quả sản xuất và kinh doanh của các trang trại

- Thu nhập bình quân theo lao động và theo diện tích: là tương quan giữa VA TT so

với lao động và diện tích của các trang trại

- Tỉ lệ lợi nhuận của các trang trại (T TN ) là tương quan giữa giá trị tăng thêm với giá

trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các trang trại, phản ánh một cách tổng hợp hiệuquả sản xuất kinh doanh của trang trại

Công thức tính: T TN = TT

TTVA

G X 100 (%)

Trang 28

b Công nghiệp

Trên địa bàn cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có diện tích lớn như Nghệ An,gần như hiện diện một cách đầy đủ các hình thức TCLTCN Trong đó, KCN đang thểhiện vai trò ngày càng lớn trong phát triển công nghiệp cũng như nền kinh tế do khảnăng sản xuất tập trung, tận dụng được tối đa các lợi thế để tạo hiệu quả KT - XHcao Do đó, chúng tôi chú trọng đánh giá hiệu quả phát triển của KCN với các chỉ tiêuđược xác định như sau:

Công thức tính: T =

Tc

T đ  100%

* Các chỉ tiêu đầu tư và lao động

- Số dự án, vốn đầu tư, vốn đầu tư bình quân trên dự án và trên diện tích đất cho

thuê: các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hút đầu tư, quy mô đầu tư của dự án, khả

năng khai thác tiềm năng, đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như trang bị KH - CNtrong các KCN

- Số lượng lao động: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc

làm của KKT

* Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh

- Giá trị sản xuất (G KCN ), tốc độ gia tăng và cơ cấu: thể hiê ên quy mô sản xuất, mức đô ê

đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất KCN cũng như hướng sản xuất chính của KCN

- Tỉ lệ giá trị sản xuất KCN trong tổng GTSX công nghiệp của toàn tỉnh (T GKCN )

nhằm làm rõ đóng góp của các KCN đối công nghiệp chung toàn tỉnh

- G CN là giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh

- Năng suất lao động: là tương quan giữa giá trị sản xuất so với lao động của KCN,

biểu hiện hiệu suất lao động cũng như trình độ KH – CN của KCN

- Doanh thu (D KCN ) và tốc độ tăng doanh thu: phản ánh quy mô và mức độ mở rộng

sản xuất kinh doanh của KCN

28

Trang 29

- Giá trị xuất khẩu (X KCN ): thể hiện sự mở rộng thị trường ra bên ngoài của KCN.

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu (T XKCN ): là tương quan giữa XKCN với GKCN, phản ánh xuhướng phát triển thị trường (khả năng hướng ngoại của sản phẩm hàng hóa) ở KCN

* Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Lợi nhuận (VA KCN ) và tốc độ gia tăng lợi nhuận: Phản ánh về quy mô và mức độ

tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKT

- Tỉ suất lợi nhuận (T DKCN ): là tương quan giữa lợi nhuận và doanh thu sản xuất kinh

doanh của KKT, phản ánh mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng

* Tài nguyên du lịch

+ Khí hậu: phân tích đặc điểm khí hậu của lãnh thổ nghiên cứu với các chỉ tiêu chính:nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng; chỉ ra các hiện tượng thời tiếtbất thường và xác định thời gian du lịch hợp lý nhất

+ Địa hình: phân tích đặc điểm hình thái địa hình, giá trị của địa hình với du lịch,xác định dạng địa hình đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch

+ Di tích văn hoá lịch sử: tập trung phân tích chỉ tiêu tổng số di tích các loại trênlãnh thổ và số di tích được xếp hạng quốc gia

+ Lễ hội: tổng số lễ hội trên lãnh thổ và lịch lễ hội diễn ra trong năm

+ Các loại tài nguyên du lịch khác: phân tích đặc điểm và chỉ ra được những nét hấpdẫn riêng có khả năng khai thác du lịch

* Cơ sở hạ tầng: Đặc điểm mạng lưới giao thông (loại hình giao thông, chiều dài, chấtlượng đường sá), khả năng cung cấp điện, nước (mạng lưới, công suất), thông tin liênlạc (loại hình, số máy điện thoại/100 dân…) của lãnh thổ đối với hoạt động du lịch…

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng

* Thị trường khách du lịch

Trang 30

+ Số lượng, tốc độ gia tăng, tỉ trọng khách so với tổng lượng khách toàn tỉnh Đây

là nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mô (sức hấp dẫn), mức độ tăng quy mô và đónggóp về số lượng khách của đô thị du lịch trong du lịch toàn tỉnh

+ Cơ cấu khách du lịch theo lãnh thổ: phản ánh mức độ thu hút khách theo lãnh thổ + Thời gian lưu trú: thể hiện sự hấp dẫn của lãnh thổ du lịch, khả năng tăng trưởng

doanh thu trong mối tương quan với chi phí và tác động môi trường

+ Mức chi tiêu: phản ánh sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ du lịch,

sự hài lòng của du khách

* Cơ sở lưu trú (số lượng, chất lượng, quy mô trung bình): phản ánh khả năng khai

thác tài nguyên du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách

* Doanh thu: số lượng, tốc độ gia tăng, cơ cấu: phản ánh quy mô, mức độ gia tăng

quy mô và sự đa dạng của các loại hình dịch vụ du lịch trong đô thị

* Lao động: số lượng, thu nhập bình quân: phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về

nguồn nhân lực cũng như khả năng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập củangành du lịch trong đô thị

* Năng suất lao động du lịch: là tương quan giữa doanh thu du lịch so với lao động

du lịch, thể hiện hiệu quả của hoạt động du lịch

* Doanh thu du lịch/tổng GTSX của đô thị du lịch, tỉ trọng GDP du lịch trong tổng

GDP của đô thị: Phản ánh vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch đối với nền

kinh tế chung của đô thị

1.5.2 Theo không gian

Công thức tính: T = S đ

Sc 100(%)

* Các chỉ tiêu về thu hút đầu tư, lao động

- Số dự án, vốn đầu tư, vốn đầu tư bình quân trên dự án: các chỉ tiêu phản ánh khả

năng, quy mô thu hút đầu tư trên dự án của các KKT, khả năng khai thác đất đai,đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như trang bị KH - CN trong KKT…

- Quy mô vốn đầu tư/doanh nghiệp: phản ánh mức độ đầu tư và khả năng mở rộng

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

30

Trang 31

- Vốn đầu tư/diện tích đất cho thuê: phản ánh khả năng khai thác các tiềm năng

trong KKT

- Số lượng lao động: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc

làm của KKT

- Số lượng lao động/doanh nghiệp: phản ánh khả năng thu hút lao động và giải

quyết việc làm của từng loại hình doanh nghiệp trong KKT

* Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh

- Giá trị sản xuất (G KKT ), tốc độ gia tăng và cơ cấu: thể hiê ên quy mô sản xuất, mức đô ê

đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất KKT cũng như hướng sản xuất chính của KKT

- Năng suất lao động: là tương quan giữa giá trị sản xuất so với lao động của KKT,

biểu hiện hiệu suất lao động cũng như trình độ KH – CN ở đây

- Doanh thu (D KKT ) và tốc độ tăng doanh thu: phản ánh quy mô và mức độ mở rộng

sản xuất kinh doanh của KKT

- Cơ cấu doanh thu theo khu vực doanh nghiệp: phản ánh mức độ đóng góp – vai trò của từng khu vực doanh nghiệp trong KKT.

- Tỉ lệ doanh thu trên GTSX (T D/G ): phản ánh tương quan giữa sản xuất vật chất và kinh

doanh dịch vụ Chỉ tiêu này tỉ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh của KKT

Công thức tính: TD/G = KKT 100(%)

KKT

D

- Giá trị xuất khẩu (X KKT ): thể hiện sự mở rộng thị trường ra bên ngoài của KKT.

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu (T XKKT ): là tương quan giữa XKTK với GKKT, phản ánh xuhướng phát triển thị trường (khả năng hướng ngoại của sản phẩm hàng hóa) ở KKT

Công thức tính: KKT 100(%)

KKT

KKT XG

- Cán cân xuất nhập khẩu: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của

KKT, phản ánh sự chủ động về sản xuất (trang thiết bị, nguyên nhiên liệu…) và mộtphần hiệu quả sản xuất kinh doanh

* Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Lợi nhuận (VA KKT ) và tốc độ gia tăng lợi nhuận: Phản ánh về quy mô và mức độ

tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKT

- Tỉ suất lợi nhuận (T KKT ): là tương quan giữa lợi nhuận và doanh thu sản xuất kinh

doanh của KKT, phản ánh mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh

Công thức tính: T KKT = KKT 100(%)

KKT

VA

b Trung tâm kinh tế

* Các chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế chung

Trang 32

- GDP và đóng góp GDP của trung tâm trong nền kinh tế của tỉnh: phản ánh quy

mô và vai trò kinh tế của trung tâm trong toàn tỉnh

- Tốc đô ô tăng trưởng kinh tế trung bình: được tính bằng cách so sánh lượng tăng

tuyê êt đối giữa hai thời kỳ với mức đô ê của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh, phảnánh mức đô ê tăng trưởng kinh tế của trung tâm và đóng góp trong tăng trưởng kinh

tế của lãnh thổ cấp cao hơn

- Cơ cấu kinh tế theo ngành: tỉ trọng đóng góp GDP của mỗi ngành trong hệ thống

kinh tế, thể hiê ên trình đô ê phát triển và chức năng chính (theo ngành) của trung tâm

- Năng suất lao động là sự tương quan giữa tổng giá trị sản xuất so với tổng lao

động hoạt động kinh tế của trung tâm, phản ánh hiệu suất lao động của lãnh thổ

- GDP/người: thể hiê ên hiê êu quả phát triển của trung tâm cả về mă êt kinh tế và xã hô êi.

- Sự lan tỏa, liên kết: trung tâm cung cấp cái gì và tiếp nhâ ên cái gì đối với các lãnh

thổ kế câ ên

* Các chỉ tiêu về hiện trạng phát triển các ngành (lựa chọn phân tích các ngành thế mạnh)

- Công nghiệp

+ GTSX, tốc độ tăng GTSX công nghiệp: thể hiện quy mô và mức độ mở rộng quy

mô sản xuất công nghiệp của trung tâm

+ Tỉ trọng GTSX công nghiệp trong tổng GTSX công nghiệp ở lãnh thổ lớn hơn: thể

hiện vai trò của trung tâm trong phát triển công nghiệp ở cấp lãnh thổ đó

+ Các ngành công nghiệp chính: phản ánh hướng CMH của trung tâm.

+ Các hình thức TCLTCN trong trung tâm: phản ánh khả năng khai thác và tổ chức

sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ trong trung tâm.

- Dịch vụ

+ GTSX và tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ: thể hiện quy mô và mức độ mở rộng

quy mô kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của trung tâm

+ Các hình thức TCLT dịch vụ của trung tâm (phân tích theo phương pháp định tính

kết hợp định lượng nếu có thể)

- Nông nghiệp

+ GTSX, tốc độ tăng GTSX nông nghiệp: thể hiện quy mô và mức độ mở rộng quy

mô sản xuất nông nghiệp của trung tâm

+ Các hình thức TCLTNN của trung tâm phản ánh khả năng khai thác và tổ chức sản

xuất nông nghiệp theo lãnh thổ trong trung tâm

c Tiểu vùng kinh tế

* Các chỉ tiêu khái quát

- Diê ôn tích tự nhiên: thể hiê ên quy mô về không gian, khả năng về đất cho phát triển

kinh tế của tiểu vùng

32

Trang 33

- Cơ cấu sử dụng đất: thể hiện mức độ khai thác và sử dụng đất cũng như tương

quan sử dụng đất theo các mục đích khác nhau

- Số dân và mâ ôt đô ô dân số: thể hiê ên quy mô và mức đô ê tâ êp trung dân cư của tiểu vùng.

- Lao động: số lượng, cơ cấu, tỉ lệ qua đào tạo: phản ánh số lượng, chất lượng lao

động phục vụ phát triển kinh tế cho tiểu vùng và tương quan lực lượng (khả năng đápứng) lao động theo ngành kinh tế trong tiểu vùng

- Vốn đầu tư sản xuất: phản ánh khả năng về tài chính cho khai thác phát triển lãnh thổ.

- Cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị: thể hiện bộ khung lãnh thổ và khả năng phát triển.

* Các chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế

- GDP, tỉ lệ GDP so với toàn tỉnh và tốc độ tăng GDP: phản ánh quy mô, mức độ

đóng góp và mở rộng quy mô kinh tế của tiểu vùng

- Cơ cấu kinh tế theo ngành: thể hiê ên trình đô ê phát triển và chức năng chính (theo

ngành) của tiểu vùng

- Năng suất lao động là sự tương quan giữa tổng giá trị sản xuất so với tổng lao

động hoạt động kinh tế của tiểu vùng, phản ánh hiệu suất lao động của lãnh thổ

- GDP bình quân đầu người: thể hiê ên hiê êu quả phát triển của tiểu vùng cả về mă êt

kinh tế và xã hô êi

- Hiện trạng phát triển các ngành: có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển các ngành của trung tâm kinh tế, trong đó chú ý đến chỉ tiêu các sản

phẩm đặc trưng (CMH) của tiểu vùng (được đánh giá bằng GTSX hoặc sản lượng

sản phẩm của tiểu vùng so với toàn tỉnh)

- Các hình thức TCLTKT trong tiểu vùng, phản ánh mức đô ê khai thác và phát triển kinh tế

trên lãnh thổ (có thể sử dụng kết quả phân tích của các hình thức TCLTKT theo ngành)

- Trung tâm (hạt nhân) kinh tế của tiểu vùng.

* Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các tiểu vùng kinh tế được tác giả sử dụng là chỉ số sử

dụng lãnh thổ Chỉ số này được tính toán dựa trên sự kết hợp tương quan giá trị sản xuất

so với diện tích tự nhiên và dân số của tiểu vùng, phản ánh một cách tổng hợp mức độkhai thác lãnh thổ, sự tập trung kinh tế và hấp dẫn đầu tư Chỉ số này càng lớn chứng tỏmức độ sử dụng lãnh thổ, thu hút đầu tư càng cao và sự tập trung kinh tế càng lớn

Công thức tính: ITV = TV TV

SD

Trong công thức trên: GTV là giá trị sản xuất của tiểu vùng (tỉ đồng)

STV là diện tích của tiểu vùng (km2)

DTV là dân số của tiểu vùng (người)

Trang 34

Tiểu kết chương 1

TCLTKT là sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ,được xem là công cụ không thể thiếu trong việc hoạch định phát triển nền kinh tếcủa mỗi quốc gia, là cơ sở để xây dựng, triển khai và quản lý các chiến lược, kếhoạch phát triển kinh tế xã hội theo các cấp lãnh thổ Đây là hoạt động cần thiết vàphổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là công cụ để khai thác và phát huy cáctiềm năng của lãnh thổ, nâng cao hiệu quả và trình độ phát triển kinh tế

TCLTKT có các hình thức đa dạng, vừa là các hình thức TCLTKT theo ngànhvừa là các hình thức TCLTKT theo không gian Chúng chịu tác động với mức độkhac nhau từ nhiều nhân tố, như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiênnhiên, các nhân tố về kinh tế - xã hội và chính trị

Trên địa bàn cấp tỉnh, ở mỗi lãnh thổ cụ thể, các hình thức TCLTKT khônggiống nhau tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế Nhìn chung cócác hình thức phổ biến như: TCLTKT theo ngành (nông nghiệp: trang trại, vùngCMH, tiểu vùng nông nghiệp; công nghiệp: trung tâm công nghiệp, KCN, CCN; dịchvụ: trung tâm thương mại, đầu mối giao thông; điểm, tuyến, khu, đô thị du lịch…),TCLTKT theo không gian (KKT, trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế…)

Hiệu quả TCLTKT là một trong những thước đo trình độ phát triển kinh tế củalãnh thổ và được đánh giá bằng hệ thống chỉ tiêu cụ thể đối với một số hình thứcTCLTKT nổi bật như trang trại (TCLT nông nghiệp), KCN (TCLT công nghiệp), đôthị du lịch (TCLT du lịch) trong TCLTKT theo ngành và KKT, trung tâm kinh tế,tiểu vùng kinh tế trong TCLTKT theo không gian

34

Trang 35

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM 2.1 Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.1.1 Hàn Quốc

Con đường công nghiệp hóa nhanh của Hàn Quốc có vai trò quan trọng củaTCLTKT bằng việc phát triển kinh tế vùng theo từng giai đoạn với mục tiêu đúngđắn và chính sách đô thị hóa, phát triển nông thôn hài hoà Giai đoạn 1 (1972 -1981), Hàn Quốc tập trung “giảm các cực”, hạn chế các ngành “tràn vào” Seoulbằng cách phát triển các ngành công nghiệp ở thật xa thành phố này Các tỉnh thànhphố có nhiều lợi thế ở ven biển phía Đông và Nam như Busan, Kyongnam,Kyogbuk và vùng thủ phủ của Seoul được lựa chọn là những lãnh thổ trọng điểm đểđầu tư phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn, xây dựngcác khu chế xuất (KCX) Một trong những bài học thành công của Hàn Quốc trongxây dựng và phát triển các KCX là việc xác lập mối liên hệ chặt chẽ giữa KCX và

tổ chức các hợp đồng gia công giữa KCX với các doanh nghiệp khác trong nước,tạo nên cái gọi là “chế xuất ngoài KXC” Kết quả là các KCX của Hàn Quốc đãthực sự đóng vai trò tích cực, làm cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và ngoàinước, góp phần đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia mới CNH(NICs).15

Giai đoạn 2 (1982 - 1991), Hàn Quốc tiến hành xây dựng “cực tăng trưởng”như “các nam châm” thu hút dân cư và các ngành ở xa thủ đô với việc ấn định bốnthành phố ở vùng Đông Bắc và Tây Nam, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, nângcao chất lượng cuộc sống ở các thành phố lớn Đồng thời, quốc gia này cũng phát triển

KT – XH nông thôn, vùng chậm phát triển và thực hiện chương trình khuyến khích cáccông ty rời khỏi vùng thủ đô, đầu tư ra các vùng khác

Giai đoạn thứ 3 (1992 - 2001), TCLTKT Hàn Quốc nhấn mạnh vào việc tăngcường các vùng phi đô thị thông qua việc cải cách kết cấu không gian, đề xuất vành đaicông nghiệp Tây - Nam đối diện với vành đai công nghiệp Đông – Nam dọc theo vùngduyên hải, giúp các thành phố nằm trong vành đai có các ngành công nghệ cao Đồngthời tập trung đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng, bao gồm các cơ sở vận tải, cảng biển, sânbay, các cơ sở viễn thông, các dự án cấp nước, xử lý chất thải và ngành năng lượng

15 Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các

vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, tr.68.

Trang 36

Giai đoạn thứ 4 (2002 - 2011), tập trung xây dựng Hàn Quốc trở thành một

“quốc gia thượng hạng” về kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa Ở giai đoạn này,TCLTKT của Hàn Quốc không chỉ là “giảm chênh lệch vùng”, “hài hòa lãnh thổ” mà

đi vào những nội dung “mang tính thời đại”, đó là các vấn đề “tự chủ lãnh thổ”, “giữgìn bản sắc vùng” trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và lãnh thổ mở

Hàn Quốc là một trong những số ít quốc gia thành công về TCLTKT với các cơ chếkhuyến khích có mục tiêu phạm vi địa lý Để hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế ở nhữngvùng cụ thể, chính quyền trung ương đã làm việc với khu vực tư nhân để xác địnhnhững vùng có lợi thế sản xuất Sự nhất quán trong mục tiêu của chính sách côngnghiệp quốc gia và chính sách vùng là một yếu tố đem lại hiệu quả

2.1.2 Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và đông dân, có sự khác biệt rất lớn vềđiều kiện tự nhiên, KT – XH giữa các vùng Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trungtrước đây, quốc gia này đã theo quan điểm phát triển cân đối, đồng đều giữa các vùnglãnh thổ nên không phát huy hết thế mạnh của các vùng có tiềm năng lớn và cũngkhông thúc đẩy được sự tăng trưởng kinh tế của cả nước Khi chuyển sang nền kinh

tế thị trường, Trung Quốc đã thay đổi tư duy theo quan điểm phát triển phi cân đối,khuyến khích và tạo điều kiện cho các vùng có tiềm năng phát triển nhanh hơn hẳncác vùng khác và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của các vùng ít tiềm nănghơn Đồng thời, tạo nguồn lực để đầu tư vào các vùng kém phát triển hơn Cụ thể làquốc gia này đã TCLTKT theo các lãnh thổ trọng điểm với các hình thức: đặc khukinh tế (Special Economics Zone - SEZ), khu phát triển kinh tế và công nghệ(Economic and Technology Development Zone - ETDZ), vùng kinh tế mở, thành phốkinh tế mở… Đến nay, Trung Quốc đã có 54 thành phố mở cửa cấp quốc gia, 3 vùngkinh tế mở, 60 ETDZ và 6 SEZ (bao gồm Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn,Hải Nam, Phố Đông) Trong các hình thức TCLTKT trên ở Trung Quốc, SEZ là hìnhthức thành công, đem lại sự phát triển hiệu quả nhất Đây là những nơi tiên phong mởcửa với thế giới bên ngoài, một kênh độc đáo để Trung Quốc tận dụng vốn, kỹ thuậtnước ngoài và liên hệ với thị trường thế giới và cũng là nơi thử nghiệm tổng hợpchính sách cải cách của quốc gia này Kết quả của sự thành công chính là việc cảithiện địa vị thương mại của Trung Quốc trên trường quốc tế và trở thành một trongnhững “nền kinh tế mới nổi” của thế giới

2.1.3 Một số nước Đông Nam Á

2.1.3.1 Thái Lan

Trong hơn ba thập kỷ qua, Thái Lan đã có những chuyển dịch mạnh mẽ trong

cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế lãnh thổ Đó là kết quả của công cuộc CNH

36

Trang 37

với quan điểm “tăng trưởng trước, phân phối sau” (Tập trung phát triển những lãnhthổ có khả năng tăng trưởng nhanh, sau đó từng bước chú ý đến giảm chênh lệchvới vùng nghèo), phân bổ nguồn lực tập trung phát triển theo mô hình phát triển cótrọng điểm.

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thái Lan bắt đầu phát triển các trọngđiểm Đầu tiên là tập trung đầu tư xây dựng thủ đô Bangkok, sau đó là xây dựng cácKCN, KCX xung quanh thủ đô nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung các xínghiệp công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý và cung cấp cácdịch vụ liên quan, tăng hiệu quả của các hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm đểnâng cao thu nhập cho người lao động tại các địa phương

Trong phát triển các KCN, KCX, bên cạnh việc tập trung đầu tư cho côngnghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng, Thái Lan thực hiện ưu đãi thuế khác nhau theo từngdoanh nghiệp nằm trong KCN tổng hợp Đồng thời, có sự phân biệt đối xử đối với cácKCN ở các vành đai phát triển khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý của chúng

Sau gần hai thập niên, thực hiện phát triển kinh tế theo hướng đầu tư có trọngđiểm theo lãnh thổ, Bangkok và các tỉnh xung quanh đã trở thành các trung tâm côngnghiệp và đô thị, có sức hấp dẫn đầu tư và dân cư rất lớn Bên cạnh các kết quả đạtđược về mặt kinh tế, các lãnh thổ này cũng phải đối mặt với hậu quả là sức ép củanhập cư, các vấn đề xã hội và môi trường Đồng thời, hình thành nên hai vùng kinh tế(phía Bắc và phía Nam) với hai xu thế phát triển khác nhau Khoảng cách chênh lệchlớn giữa các vùng khiến cho vùng nghèo lại càng nghèo hơn

Trước thực trạng trên, đến những năm 90 của thế kỷ XX, một mặt Thái Lankhuyến khích thiết lập các cơ sở công nghiệp tại các vùng nghèo, mặt khác quốc gianày vẫn duy trì sự quản lý tập trung cao, ưu tiên đầu tư dịch vụ công cộng choBangkok và thực hiện chính sách nông nghiệp có lợi cho người tiêu dùng thành thị

Sự điều chỉnh này của Chính phủ đã làm giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữacác vùng và đảm bảo Bangkok và các tỉnh lân cận vẫn là trung tâm hấp dẫn đầu tư

2.1.3.2 Malaixia

Cùng quan điểm phát triển “tăng trưởng trước, phân phối sau” như Thái Lan,

từ những năm 70, Malaixia chú trọng đến tổ chức không gian kinh tế với việc lựachọn các trọng điểm phát triển là KCX, khu mậu dịch tự do (KMDTD) và KCN Malaixia thực hiện phân bố hàng chục KCX xen kẽ với các KCN tập trung cùng vớihàng trăm “kho hàng sản xuất theo giấy phép” (thực chất là các KCX con với quy

mô một vài xí nghiệp nằm rải rác khắp nơi trong cả nước)

Trang 38

Đối với KMDTD, quốc gia này ưu tiên mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoàisản xuất hàng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu và thu ngoại tệ Tại đây, chủ yếusản xuất các mặt hàng sử dụng nguồn lao động rẻ, các nguồn tài nguyên sẵn có vàkhả năng mang lại lợi nhuận đầu tư trong thời gian ngắn như hàng điện tử, hàng dệtmay, sản phẩm cao su và sản xuất kim loại Để thúc đẩy đầu tư vào KMDTD, Chínhphủ Malaixia đã có những biện pháp khuyến khích như miễn mọi chế độ quản chế

về ngoại hối, miễn thuế tới 8 năm đối với các mặt hàng chế tạo, chế độ thủ tục hảiquan đơn giản và nhanh chóng, có mức giá ưu đãi đối với sử dụng đất và cơ sở hạtầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong KMDTD… Chế độ cho người lao động làm việctrong các KMDTD cũng được quốc gia này quan tâm rất thích đáng

Song song với phát triển có trọng điểm theo lãnh thổ, Malaixia cũng khuyếnkhích hình thành các cơ sở công nghiệp ở cả thành thị và nông thôn Do đó, mặc dùtheo đuổi chiến lược “tăng trưởng trước, phân phối sau”, nhưng việc chú trọng sớmđến sự mất cân đối trong phát triển kinh tế theo lãnh thổ và thực hiện phát triểnvùng theo cách tiếp cận toàn diện, đã giúp Malaixia tương đối thành công trong việcthực hiện mục tiêu tổ chức không gian kinh tế

2.1.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ việc nghiên cứu thực tiễn cũng như kinh nghiệm thành công của một sốquốc gia trên thế giới trong TCLTKT, tác giả thấy rằng: đối với tất cả các nước trênthế giới, kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang trong quá trình CNH(Hàn Quốc) và các nước đang trong quá trình phát triển ví dụ như Trung Quốc hay cácnước Đông Nam Á, muốn khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực phát triển cầnphải tiến hành TCLTKT Tuy nhiên, tùy theo các điều kiện cụ thể mỗi nước mà cáchình thức được lựa chọn có thể khác nhau Ví dụ Trung Quốc ưu tiên lãnh thổ rộngnhưng cần có các cực làm đòn bẩy phát triển, nổi bật là các KKT, đặc khu kinh tế;hay phân chia lãnh thổ thành các vùng, trung tâm kinh tế, xây dựng các KCN nhưHàn Quốc, Thái Lan, Malaixia Nhưng nhìn chung, kinh nghiệm của các quốc giađều cho thấy rằng:

Thứ nhất, trong TCLTKT việc xác định quan điểm chiến lược là quan trọnghàng đầu Các quốc gia đã thực hiện quan điểm chiến lược TCLTKT là “tăng trưởngtrước, phân phối sau” (các nước ASEAN), tiến hành từ “điểm” sang “tuyến”, từ

“tuyến” sang “diện” (Trung Quốc) hay theo giai đoạn (Hàn Quốc) Thực tế thành côngcủa các quốc gia này đã chứng minh cho quan điểm đúng đắn về TCLTKT theo hướng

có trọng điểm Đối với những lãnh thổ có lợi thế, ưu tiên tập trung đầu tư tạo nên độnglực – đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các lãnh thổ khác Đối với những lãnh thổ kém

38

Trang 39

phát triển phải có sự hỗ trợ để giảm thiểu khoảng cách chênh lệch Các yếu tố cần chú

ý trong đầu tư cũng như hỗ trợ là chính sách phát triển, cơ sở hạ tầng

Đối với các quốc gia đang phát triển bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường

và mở cửa kinh tế như Việt Nam, TCLTKT theo hướng có trọng điểm là một sự lựachọn đúng đắn, một công cụ hữu hiệu trong chiến lược phát triển quốc gia vì nó phùhợp với điều kiện hạn chế về nguồn lực (đặc biệt là vốn, công nghệ, nhân lực chấtlượng cao và thị trường) và có thể tạo nên động lực quan trọng, những “đầu tàu” tạogia tốc phát triển chung cho toàn nền kinh tế

Trong TCLTKT theo hướng có trọng điểm, việc lựa chọn lãnh thổ để tập trung pháttriển là vấn đề có ý nghĩa quan trọng Từ kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy,các lãnh thổ trọng điểm có thể lớn, có thể nhỏ nhưng phải hội tụ các yếu tố thuận lợicho phát triển Đó thường là những lãnh thổ gần các trục giao thông huyết mạch,ven sông, ven biển, gần các đô thị sôi động (hoặc ngay chính đô thị đó), có điềukiện mở rộng và giao lưu phát triển kinh tế với bên trong và bên ngoài, có khả năngtiếp cận và hòa nhập nhanh chóng vào các thị trường và hàng hóa…

Thứ hai, trong TCLTKT khoảng cách chênh lệch giữa lãnh thổ trọng điểm vàcác lãnh thổ khác là điều không thể tránh khỏi Vấn đề là chiến lược để giải quyếtđiều đó như thế nào Malaixia đã giải quyết khá tốt vấn đề này bằng việc chú trọngsớm đến sự mất cân đối trong phát triển giữa các lãnh thổ và thực hiện phát triểnvùng theo cách tiếp cận toàn diện

Thứ ba, một trong những yếu tố đảm bảo sự TCLTKT thành công là xâydựng mô hình phù hợp đối với từng hình thức TCLTKT cụ thể gắn với điều kiện củalãnh thổ và nhu cầu của thị trường quốc tế Hình thức mà các quốc gia lựa chọnnhiều nhất là KCN, KKT hay vùng kinh tế (Hàn Quốc, Thái Lan) với các mối quan

hệ kinh tế, kỹ thuật chặt chẽ trong cũng như ngoài lãnh thổ

Thứ tư, kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảmbảo TCLTKT thành công Tất cả các quốc gia đều ưu tiên đầu tư phát triển mạnglưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện nước, xử lý chấtthải…Chính những đối tượng này là sợi dây liên kết giữa nguyên liệu với sản xuất,giữa sản xuất với tiêu dùng và giữa các hình thức TCLTKT với nhau

Để tăng tính hấp dẫn về mặt lãnh thổ, đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng

và mạnh mẽ của các hình thức TCLTKT, các quốc gia đều thiết lập và thực thi các

cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp, linh hoạt và có sự điều chỉnh phù hợp theo từnglãnh thổ, từng giai đoạn phát triển…

Trang 40

2.2 Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam

Vai trò to lớn của TCLTKT đối với phát triển kinh tế là không thể phủ nhận

Vì vậy, Việt Nam trong công cuộc đổi mới, CNH – HĐH đất nước, việc TCLTKT làcon đường tất yếu Trong thời gian vừa qua, nhất là từ sau thời kỳ đổi mới, chúng tacũng đã chú ý quy hoạch và học tập các nước để xây dựng các hình thức TCLTKT.Theo ngành, một số hình thức được khuyến khích phát triển và có hiệu quả trong nềnkinh tế thị trường như: trang trại, KCN, khu du lịch, đô thị du lịch…Về mặt khônggian, chúng ta đã hình thành các KKT, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm…

2.2.1 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành

2.2.1.1 Nông – lâm – thủy sản

Với tiềm năng to lớn trong phát triển, ngành nông – lâm – thủy sản Việt Namtrong quá trình CNH đã hình thành và phát triển nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ:

hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng CMH,vùng nông nghiệp Trong đó, nổi bật nhất là các hình thức: hộ gia đình, trang trại,vùng CMH và vùng nông nghiệp

- Hộ gia đình theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cả nước năm

2014 có trên 10,30 triệu hộ NLTS16, giảm 60 nghìn hộ so với năm 2011 Đây là xuhướng tích cực trong hoạt động sản xuất ở nước ta, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấukinh tế từ NLTS sang công nghiệp và dịch vụ Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình đãthực sự trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thôn của nước ta

- Trang trại là loại hình TCLTNN phổ biến ở nước ta, được phát triển từ đầu thập

niên 90 của thế kỷ XX Đến năm 2014, cả nước có gần 27,1 nghìn trang trại17, gấp4,8 lần so với năm 2000 Trong đó, 80% là trang trại chăn nuôi và trồng trọt Theolãnh thổ, trang trại được phát triển nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm48% tổng cả nước), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (16%) [phụ lục 2.1]

- Vùng CMH

Cùng với sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệphàng hóa, TCLTNN Việt Nam cũng đã có sự thay đổi với việc hình thành các vùngCMH nông nghiệp Về lương thực, thực phẩm, hai vùng CMH lớn nhất cả nước là đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) Trong đó, ĐBSCL làvùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của nước ta với 46,2% diệntích và 48,8% sản lượng lương thực cả năm, 58,3% sản lượng thủy sản, 20,2% đàn gia

16 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM, 2015), báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2014 tại 12 tỉnh”, Hà Nội.

17 Tổng cục thống kê (2005, 2011, 2015), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005, 2010, 2014.

40

Ngày đăng: 21/05/2018, 13:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w