1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập bệnh viên tân bình 2016

70 3,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Bài báo cáo thực tập bệnh viện quận Tân Bình 2016 mới nhất. Bài báo cáo thực tập bệnh viện quận Tân Bình 2016 mới nhất. Bài báo cáo thực tập bệnh viện quận Tân Bình 2016 mới nhất. Bài báo cáo thực tập bệnh viện quận Tân Bình 2016 mới nhất. Bài báo cáo thực tập bệnh viện quận Tân Bình 2016 mới nhất.

Trang 1

SVTT: Trang 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Cổng chính bệnh viện Quận Tân Bình

I Tên đơn vị và địa chỉ thực tập

Tên đơn vị: Bệnh viện quận Tân Bình

Địa chỉ: 605 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Q Tân Bình, TP HCM

Điện thoại: 38.116.379

Fax: 39.485.348

Website: http://www.bvtb.org.vn

II Quá trình hình thành và phát triển

- Bệnh viện Tân Bình được thành lập theo quyết định số 153/206/QĐ-UBND ngày 20/10/2006, là cơ quan hành chính sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở

Y tế thành phố

- Hiện tại bệnh viện triển khai hoạt động tại 3 cơ sở:

+ Bệnh viện (số 605 Hoàng Văn Thụ - P 04 N – Q.TB)

+ Khoa Phụ sản (số 01 Đông Sơn – P 07 – Q.TB)

+ Khoa Y học cổ truyền (số 172 Trường Chinh – P13 – Q.TB)

- Toàn bệnh viện có 4 phòng ban chức năng, 14 khoa lâm sàng và cận lâm sàng với tổng

số nhân sự là 228 CBCC ( Trong đó: 61 Bác sĩ, 3 Dược sĩ Đại học, 13 Dược sĩ trung cấp,

9 y sĩ, 61 Điều dưỡng, 16 kỹ thuật viên, 12 hộ sinh và 53 nhân viên khác.)

Trang 2

SVTT: Trang 2

- Bệnh viện với đội ngũ y bác sỹ giỏi về chuyên môn, tinh thần phục vụ chu đáo và được

hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại như: máy phá rung,monitor theo dõi bệnh nhân, máy gây

mê giúp thở, máy đo khúc xạ, máy siêu âm mắt, máy mổ PHACO, máy nội soi TMH, máy X quang kỹ thuật số,máy siêu âm 4 chiều, máy huyết học 34 thông số, máy xét nghiệm sinh hoá tự động, máy nội soi dạ dày tá tràng…nhằm mang lại cho bệnh nhân dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất và trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy cho mọi người dân

- Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Tân Bình:

+ Bệnh viện quận Tân Bình do một giám đốc điều hành có từ 2 Phó Giám Đốc giúp việc cho Gián đốc

+ Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận Tân Bình bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng nội vụ

+ Giám đốc Bệnh viện quận Tân Bình quyết định bổ nhiệm trưởng, phó các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện

 Khoa ngoại – gây mê hồi sức

 Khoa cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc

Trang 3

SVTT: Trang 3

+ Các khoa khác:

 Khoa dược – vật tư trang thiết bị

 Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

 Khoa dinh dưỡng

Sơ đồ mặt bằng bệnh viện Tân Bình

III Tổ chức hành chính, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược

- Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:

+ Nghiệp vụ dược

+ Kho và cấp phát

+ Thống kê dược

+ Dược lâm sàng, thông tin thuốc

+ Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện

- Vị trí: Khoa dược là một khoa chuyên môn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc bệnh

viện

Trang 4

SVTT: Trang 4

1 Chức năng của khoa Dược

- Công tác quản lý và cung ứng thuốc cho toàn ngành

- Thông tin thuốc và tư vấn sử dụng thuốc

- Hướng dẫn thực hiện quy chế dược chính tại các đơn vị và các khoa phòng

2 Nhiệm vụ của khoa Dược

- Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đoán và điều trị và các yêu cầu khám chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa…)

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Thực hiện công tác Dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn tại các khoa trong bệnh viện

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học về dược

- Phối hợp với các khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh gía, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

- Tham gia chỉ đạo tuyến

- Tham gia hội chuẩn khi có yêu cầu

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khi các cơ quan y tế chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị

y tế và được người đứng đầu các cơ quan cơ sở đó giao nhiệm vụ

Trang 5

SVTT: Trang 5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức khoa Dược bệnh viện Tân Bình

3 Bảng phân công công tác khoa dược –VTTTB - Bệnh viện quận Tân Bình

- Phó Trưởng khoa dược – Ds Lê Anh Tuấn: Phụ trách Khoa dược – VTTTB, điều động

nhân sự, bố trí các hoạt động trong Khoa để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, giám sát toàn bộ hoạt động của Khoa, chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận khi cần thiết

- Các thành viên trong khoa :

+ Ths.Ds Nguyễn Thị Nguyệt Anh: chuyên trách công tác dược lâm sàng; tham gia

kiểm tra quy chế dược chính trong bệnh viện

+ DSTH Đỗ Kim Hồng: phụ trách thống kê và báo cáo xuất nhập thuốc BHYT (Tân

dược và Đông dược) hàng tháng, quý, năm; theo dõi phần mềm BHYT và hỗ trợ các khoa giải quyết sự cố liên quan đến xuất nhập thuốc

+ DSTH Phạm Thị Thanh Tuyền: Tổ trưởng tổ kho, thủ kho thuốc Tân dược BHYT –

theo dõi, quản lý kho thuốc tân dược BHYT, dự trù và cấp phát thuốc cho phòng phát thuốc BHYT; tham gia cấp phát thuốc BHYT và hỗ trợ các bộ phận khác khi có nhu cầu phát sinh

+ DSTH Lê Thị Hương: Tổ phó tổ kho, thủ kho VTTH-HC và thuốc gây nghiện,

hướng tâm thần – theo dõi, quản lý kho VTTH – HC, dự trù và cấp phát vật tư, theo dõi, quản lý và cấp phát thuốc gây nghiện, hướng tâm thần cho các khoa phòng; Tổ trưởng

Tổ công đoàn khoa Dược – chăm lo, bảo vệ quyền lợi nhân viên công đoàn khoa Dươc VTTTB

-+ DSTH Võ Văn Thăng: Tổ trưởng tổ phát thuốc BHYT - phân công, điều động, giám

sát các thành viên tổ cấp phát thuốc BHYT, dự trù, bảo quản thuốc tại phòng phát thuốc BHYT, hỗ trợ các bộ phận khác khi có nhu cầu phát sinh

Trang 6

SVTT: Trang 6

+ DSTH Lê Thị Mai Thanh: Tham gia cấp phát thuốc BHYT, hỗ trợ các bộ phận khác

khi có nhu cầu

+ DSTH Lê Thị Hằng: Tổ phó tổ phát thuốc BHYT- hỗ trợ và điều động nhân sự tổ

phát thuốc BHYT, tham gia cấp phát thuốc BHYT; theo dõi, quản lý đơn thuốc BHYT

+ DSTH Trần Thị Trang: tham gia cấp phát thuốc BHYT, hỗ trợ các bộ phận khác khi

có nhu cầu

+ DSTH Phạm Thị Ánh Tuyết: Tham gia cấp phát thuốc BHYT, dự trù và cấp phát văn

phòng phẩm cho các bộ phận trong khoa, hỗ trợ theo dõi, bảo quản đơn thuốc BHYT,

hỗ trợ các bộ phận khác khi có yêu cầu

+ DSTH Lương Khánh Phương: Hấp thanh trùng y dụng cụ, đồ vải cho các khoa

phòng; tham gia cấp phát thuốc, VTTH- HC cho các khoa phòng; quét mã vạch đơn thuốc BHYT, đi công văn, công tác hành chính của Khoa

4 Chức năng nhiệm vụ của Dược sỹ Cao đẳng

- Quản lý, bảo quản, tồn trữ, cung ứng thuốc, cấp phát thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh Dược

- Tham gia sản xuất thuốc thông thường trong phạm vi đã giao

- Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả

- Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại nơi công tác theo nhiệm vụ được giao

- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện sức khỏe để đáp ứng nhu cầu cao của công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân

Trang 7

- Là nơi diễn ra phần lớn các chuyên môn của người công tác, bảo quản

2 Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch cung ứng thuốc, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghệm lâm sàng Quản lý theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc- cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn kho

II Kho lẻ

1 Nhiệm vụ: Đảm bảo cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú ở các khoa và bệnh nhân

ngoại trú BHYT

2 Hoạt động: Thuốc được sắp xếp trên các kệ và tủ theo phân chia nhóm thuốc, mỗi nhóm

thuốc được sắp xếp theo thứ tự a, b, c

- Khi nhu cầu thuốc tăng vọt phải làm dự trù bổ sung

Trang 8

SVTT: Trang 8

- Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ hàm lượng, số lượng, trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược

- Xuất: theo đơn thuốc = phiếu lĩnh thuốc

- Tồn: số lượng dự trù còn lại sau khi đã xuất

- Xuất – nhập phải tương đương nhau

Phiếu dự trù thuốc của Bệnh Viện Quận Tân Bình

1.2 Dự trù bổ sung:

- Trong năm chúng ta có thể dự trù bổ sung trong các trường hợp như: thiên tai, dịch bệnh

đột xuất xảy ra

- Trong quá trình sử dụng nếu phát sinh đặc biệt thì khoa phòng sẽ làm đề xuất, khoa dược

sẽ trình ban giám đốc làm công văn trình lên sở, sở phê duyệt lúc đó sẽ mua hoặc áp thầu

Trang 9

SVTT: Trang 9

Phiếu dự trù mua thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm

thần, thuốc thành phẩm tiền chất bổ sung

Phiếu báo cáo thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần,

thuốc thành phẩm tiền chất

Trang 10

SVTT: Trang 10

2 Thống kê xuất, nhập và tồn trữ thuốc:

2.1 Thống kê xuất thuốc:

- Kho dược xuất hàng theo nguyên tắc:

+ FIFO nhập trước xuất trước

+ FEFO hết hạn trước xuất trước

- Sau khi nhập hàng từ công ty dược, thuốc sẽ chuyển xuống thẳng trực tiếp kho chẵn

- Kho nội viện sẽ lấy thuốc từ kho chẵn khi kho thiếu thuốc hoặc cần thuốc

+ Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết

+ Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhận hàng hoá

+ Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng

 Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập

 Vào sổ kiểm nhập thuốc

 Sau khi nhận và giao hàng xong sẽ nhập hàng vào kho sắp xếp theo quy cách 3 dễ

- Cuối tháng tiến hành kiểm kê, kiểm tra kho 1 lần từ kho chẵn tới kho lẻ

- Biết được sự hao hụt, mất mát thuốc, thuốc nào được cấp phát nhiều thì trữ nhiều

Trang 11

SVTT: Trang 11

Phiếu nhập kho

Biên bản kiểm nhập thuốc bảo hiểm

Trang 12

SVTT: Trang 12

IV Tổ chức cấp pháp thuốc

1 Qui trình cấp phát thuốc

1.1 Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú

Bệnh nhân sau khi đã khám bệnh, nhận đơn và được nhân viên ở quầy hướng dẫn phát số thứ tự, sau đó sẽ đến khoa Dược chờ lấy thuốc

Bước 1: KIỂM TRA ĐƠN

Nhân viên phụ trách dược lâm sàng đến quầy hướng dẫn lấy đơn thuốc mang về khoa, sau đó kiểm tra, duyệt đơn thuốc trước khi giao cho quầy cấp phát

Yêu cầu: nhân viên dược lâm sàng kiểm tra đơn thuốc, sự phù hợp giữa chỉ định và thuốc bác sĩ

đã kê toa, kiểm tra liều dùng, hàm lượng và đường dùng, kiểm tra sự trùng hoạt chất, trùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân khám nhiều khoa Nếu thông tin nào chưa rõ ràng hoặc đơn thuốc chưa phù hợp, có nghi ngờ phải xác nhận lại với người kê toa trước khi thực hiện việc giao đơn cho khu cấp phát

Bước 2: CẤP PHÁT THUỐC

Đơn thuốc đã được duyệt sẽ giao cho khu cấp phát, thuốc sẽ được cấp phát theo từng khu vực, và cấp phát theo số thứ tự Thuốc sẽ bắt đầu lấy từ khu 1 -> khu 2 -> khu 3, đơn thuốc và thuốc được cấp phát sẽ được để vào từng rổ riêng, và được chuyển lần lượt qua từng khu theo một vòng khép kín

Yêu cầu: nhân viên từng khu đảm bảo lấy đúng tên thuốc, hàm lượng của thuốc, số lượng, loại

thuốc theo toa Đảm bảo giữ nguyên nhãn mác, bao bì ban đầu của thuốc trong suốt quá trình cấp phát hoặc có bao bì và nhãn phù hợp đồi với các thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói

Bước 3: KIỂM TRA THUỐC

Sau khi nhân viên ở 3 khu đã lấy đủ thuốc theo toa, thuốc sẽ được chuyển cho người kiểm tra thuốc

Yêu cầu: nhân viên kiểm tra đúng tên thuốc, đúng hàm lượng, đúng dạng bào chế, đủ số lượng

và đủ số khoản trước khi chuyển cho nhân viên ở khu giao thuốc

Bước 4: GIAO THUỐC CHO BỆNH NHÂN

Nhân viên nhận thuốc và đơn từ người kiểm tra, tiến hành đọc số, phát thuốc và đóng dấu đã cấp vào đơn bệnh nhân đang giữ Đơn còn lại sẽ được lưu tại khoa Dược

Yêu cầu: Đảm bảo xác định đúng người bệnh với toa thuốc và thuốc cấp phát Nhân viên giao

thuốc khi giao thuốc phải đối chiếu lần 1 giữa số thứ tự bệnh nhân đang giữ với số thứ tự trên đơn thuốc Đối chiếu lần 2 giữa tên người bệnh, tuổi, giới tính trong đơn thuốc bệnh nhân đang giữ với đơn thuốc trong rổ Nếu còn nghi ngờ, cần đối chiếu lần 3 nhằm xác định đúng người bệnh lúc phát thuốc bằng câu hỏi mở, 3/5 thông tin chính dựa vào đơn gồm họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số thứ tự của đơn

Trong quá trình phát thuốc cho bệnh nhân, phát thuốc theo số thứ tự cho từng bệnh nhân, tránh

để ùn tắc, tránh để nhiều bệnh nhân cùng lúc đến lấy thuốc

Trang 13

SVTT: Trang 13

Chú ý: Nếu sau khi giao thuốc, bệnh nhân cần được tư vấn về thuốc, DS lâm sàng sẽ phụ trách

trả lời tư vấn cho bệnh nhân

1.2 Quy trình cấp phát thuốc nội trú

Bước 1: LẬP PHIẾU LÃNH THUỐC

Các khoa lâm sàng đề xuất nhu cầu vào sổ hoặc phiếu

lĩnh thuốc có trưởng khoa lâm sàng duyệt Điều dưỡng

khoa mang số hoặc phiếu lĩnh thuốc đến nộp tại khoa

Dược

Yêu cầu: phiếu lãnh thuốc phải ghi rõ họ tên và số

bệnh án người bệnh, ghi rõ tên thuốc và hàm lượng, số

lượng thuốc cần lãnh Phiếu lãnh phải có đủ chữ ký

người lãnh và phê duyệt của trưởng khoa lâm sàng

Bước 2: CẤP PHÁT THUỐC

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và số lượng thuốc tồn kho,

trưởng khoa Dược ký duyệt số lượng thuốc thực cấp và

giao sổ cho nhân viên phụ trách cấp phát thuốc khoa

lâm sàng

Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc tiến hành soạn thuốc

và thực hiện 3 tra 3 đối trước khi giao thuốc cho khoa

lâm sàng

Yêu cầu: Nhân viên chuẩn bị thuốc cho từng bệnh nhân Thuốc được lấy sẽ để riêng từng túi

lãnh, có ghi rõ họ tên của bệnh nhân và số bệnh án ( trong trường hợp có trùng tên bệnh nhân) trên túi thuốc Nhân viên đảm bảo lấy đúng tên thuốc, hàm lượng của thuốc, đúng dạng bào chế, đúng số lượng và đúng số khoản của từng phiếu lãnh Đảm bảo giữ nguyên nhãn mác, bao bì ban đầu của thuốc trong suốt quá trình cấp phát hoặc có bao bì và nhãn phù hợp đối với các thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói

Bước 3: GIAO NHẬN THUỐC

Sau khi nhân viên đã lấy đủ thuốc theo phiếu lãnh, tiến hành thực hiện chế độ giao nhận giữa 2 khoa có chữ ký của người giao và người nhận

Yêu cầu: nhân viên lãnh thuốc kiểm tra từng túi lãnh thuốc, đảm bảo đúng tên bệnh nhân, đúng

thuốc, đúng hàm lượng, đúng dạng bào chế, đủ số lượng và đủ số khoản

1.3 Quy trình cấp phát thuốc vaccine

Bước 1: LẬP PHIẾU LÃNH VACCINE

Nhân viên phòng tiêm chủng đề xuất nhu cầu vào sổ lĩnh vaccine có trưởng khoa duyệt ( Trưởng khoa phụ sản) Điều dưỡng khoa mang sổ lãnh vaccine đến nộp tại khoa Dược

Yêu cầu: trên sổ lãnh vaccine phải ghi rõ vaccine, số lượng và số khoản vaccin cần lãnh.Trên sổ lãnh vaccine phải có đủ chữ kĩ người lãnh và phê duyệt của trưởng khoa lâm sàng

Trang 14

Yêu cầu: Nhân viên cấp phát chuẩn bị vaccine phải đối chiếu tên vaccin, số lượng và số khoản

đã được trưởng khoa Dược duyệt trong sổ lãnh Nhân viên đảm bảo lấy đúng tên vaccine, đúng quy cách và dạng bào chế, đúng số lượng và đúng số khoản của từng phiếu lãnh Đảm bảo vaccine còn nguyên nhãn mác, bao bì ban đầu của vaccine trong suốt quá trình cấp phát hoặc có bao bì và nhãn phù hợp đối với các vaccine cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói Phải đối chiếu với dữ liệu sổ xuất nhập vaccine để đảm bảo vaccine được cấp phát đúng số lô, hạn dung, nhập trước xuất trước, hạn dùng trước xuất trước

Bước 3: GIAO NHẬN VACCINE

Khi nhân viên cấp phát đã soạn đủ vaccine theo phiếu lãnh, tiến hành thực hiện chế độ giao nhận

có chữ kí người giao và người nhận

Yêu cầu: Nhân viên lãnh vaccine kiểm tra từng ống vaccine

Trang 15

SVTT: Trang 15

2 Danh mục thuốc cần chú ý đặc biệt tại kho cấp phát

Trang 16

SVTT: Trang 16

Trang 17

SVTT: Trang 17

3 Phiếu lãnh thuốc

Qui định về ghi phiếu lãnh thuốc gây nghiện, hướng thần:

 Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế, hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc

tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất); ghi rõ hàm lượng của mỗi loại thuốc

 Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng CHỮ, chữ đầu viết hoa

 Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết bằng SỐ, và viết thêm

số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số

 Nếu có sữ chữa phiếu phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh

 Gạch chéo phần phiếu còn giấy trắng, Ký, ghi rõ họ tên người lãnh thuốc

Danh mục các thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất hiện có ở bệnh viện

Nhóm thuốc Tên thuốc, nồng độ,hàm lượng,quy cách Đơn vị

tính

Fentanyl-Rotexmedica 0.05mg/ml (ống 2ml) Ống Fentanyl-Hameln 0.05mg/ml (ống 10ml) Ống Dolcontral(pethidine) 50mg/ml (ống 2ml) Ống

Trang 18

SVTT: Trang 18

Phiếu lãnh thuốc quầy

Trang 19

SVTT: Trang 19

Phiếu lãnh thuốc – dịch vụ

Trang 20

SVTT: Trang 20

4 Danh mục thuốc thiết yếu

Stt Tên thuốc Đường dùng; Hàm lượng; Dạng bào

THUỐC GÂY MÊ TÊ

1.Thuốc gây mê

1 Fentanyl Thuốc tiêm; Ống ; 0.05mg/ml + +

2.Thuốc tiền mê

THUỐC GIẢM ĐAU,HẠ SỐT,NHÓM CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT, CÁC BỆNH XƯƠNG KHỚP

1 Thuốc giảm đau không có opi,hạ sốt,chống viêm không steroid

3 Paracetamol Uống,tiêm; Gói,viên;

1g/100ml,80mg,150mg,250mg,325mg,500mg

+ + + +

5 Ibuprofen Uống; Viên; 200mg 400mg + + +

THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN

1.Thuốc chống nhiễm khuẩn

a Các thuốc nhóm beta-lactam

6 Amoxicilin

(Amoxicilin+Acid

Clavulanic)

8 Cefuroxim Uống; Viên; 250mg 500mg + +

9 Ceftriaxon Tiêm; Bột pha tiêm; 250mg 1g + +

11 Cefalexin Uống; Viên.Thuốc bột cốm; 125mg

250mg 500mg

+ + + +

b Các thuốc kháng khuẩn khác

* Thuốc nhóm aminoglycosid

12 Vancomycin Thuốc tiêm; Bột tiêm; Lọ 500mg +

Trang 21

SVTT: Trang 21

* Thuốc nhóm macrolid

13 Azithromycin Uống;Viên,bột cốm;200mg 500mg + +

14 Clarithromycin Uống; Viên; 250mg + +

16 Roxithromycin Uống; Viên; 150mg + + +

* Thuốc nhóm quinolon

17 Ciprofloxacin Uống; Viên; 500mg + + +

18 Levofloxacin Uống; Viên; 250mg 750mg + +

* Thuốc nhóm Tetracylin

2 Thuốc chống nấm

3 Thuốc chống virus

* Thuốc chống virus herpes

THUỐC TIM MẠCH

1 Thuốc điều trị tăng huyết áp

24 Amplodipin Uống; Viên; 2,5mg 5mg + +

2 Thuốc điều trị suy tim

3 Thuốc chống huyết khối

27 Acid Acetylsalicylic Uống; Viên; 8mg + + +

4 Thuốc hạ lipid máu

THUỐC NGOÀI DA

1 Thuốc chống nấm

29 Ketoconazol Dùng ngoài; Tuýp Kem; 2% + + + +

Trang 22

SVTT: Trang 22

THUỐC LỢI TIỂU

30 Furosemid Uống; Viên ; 20mg 40mg + + +

31 Manitol Tiêm truyền; Dung dịch; 20% +

32 Spironolacton Uống;Viên; 25mg 50 mg + +

THUỐC ĐƯỜNG TIÊU HÓA

1.Thuốc chống lét dạ dày – tá tràng

Tiêm; Ống; 300mg/2ml + +

35 Ranitindin Thuốc tiêm; Ống; 50mg/2ml + +

38 Magnesi hydroxyd &

Nhôm hydroxyd

Uống; Gói hỗn dịch;

392,2mg+600mg

+ + + +

2.Thuốc tẩy, nhuận tràng

39 Magnesi sulfat Dung dịch thuốc tiêm; Ống; 15% + + + +

HORMON, NỘI TIẾT TỐ

1 Insulin và thuốc hạ đường huyết

40 Insulin Thuốc tiêm; dung dịch; 100UVml + +

41 Metformin Uống; Viên; 500mg 750mg

1000mg

+ + +

2 Hormon thượng thận, những chất tổng hợp thay thế

43 Hydrocortison Thuốc tiêm; hỗn dịch tiêm; 100mg + +

3 Những chất Progesterone

4 Giáp trạng và kháng giáp trạng

46 Levothyroxin Uống; Viên; 50mcg 100mcg + +

THUỐC DÙNG CHO MẮT,TAI,MŨI HỌNG

Trang 23

SVTT: Trang 23

1 Thuốc Tai Mũi Họng

47 Naphazolin Nhỏ mũi; Dung dịch 0.05% + + + +

48 Xylometazolin Nhõ mũi; Dung dịch 0.05% + +

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP

1.Thuốc chữa hen

49 Salbutamol (sulfaut) Uống; Viên; 4mg + + +

2.Thuốc chữa ho

50 Bromhexin (hydroclorid) Uống; Viên; 8mg + +

DUNG DỊCH ĐIỀU CHỈNH NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ CÂN BẰNG ACID-BASE

1.Thuốc tiêm truyền

52 Natri clorid Tiêm truyền;Chai 100ml,500ml;

55 Dung dịch Ringer Lactat Tiêm truyền; Chai 500ml + + +

VITAMIN VÀ CHẤT VÔ CƠ

56 Vitamin A+D Uống; Viên; 3000IU+400IU + + + +

Trang 24

SVTT: Trang 24

V.Bảo quản thuốc

1 Sắp xếp các loại thuốc ở kho chính, kho lẻ.

1.1 Kho chính: sắp xếp kho phải gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ cấp phát nhanh

chóng, chính xác, chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, mối mọt

1.2 Kho lẻ: Sắp xếp thuốc trong kho theo quy chế dược chính, chế độ bảo quản và theo

hướng dẫn của dược sĩ Kho phải gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ cấp phát nhanh chóng, chính xác, chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, mối mọt

Sơ đồ kho lẻ - kho cấp phát

Tiêu hoá, gan mật

Thuốc kháng sinh, hormon

3 đối chiếu

Tủ lạnh chứa thuốc cần bảo quản theo GSP

Cửa vào

Thuốc tim mạch

(Khu 1)

Trang 25

SVTT: Trang 25

2 Sắp xếp các loại thuốc nghiện, hướng thần (kho độc)

- Sắp xếp thuốc vào tủ, kệ phân loại:

+ Thuốc A – B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần

+ Thuốc thường phân loại theo dạng thuốc: viên, tiêm, gói, bột, mỡ, dịch truyền, kháng sinh, thuốc nước, thuốc dùng ngoài

 Trong mỗi dạng thuốc sắp xếp theo vần A – B – C…tên thuốc quay ra ngoài, thuốc có hạn dùng xa để vào trong sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra Bằng cách áp dụng nguyên tắc FEFO (First End First Out: hết hạn trước xuất trước) và FIFO (First In First Out: nhập trước xuất trước)

 Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc sắp xếp trong tủ riêng theo đúng qui chế quản lý thuốc độc (tủ 2 lần khoá)

 Hoá chất, thuốc thử, vật tư y tế sắp xếp vào kho theo từng loại, từng nhóm: bông băng, dụng cụ nhựa, dụng cụ cao su…

 Nếu đựng trong thùng phải ghi tên từng loại ngoài hộp, thùng

 Do dược sĩ đại diện hoặc dược sĩ được uỷ quyền quản lý (giấy uỷ quyền chỉ có thời hạn 12 tháng)

 Có bảng danh mục các thuốc ở mỗi kệ vào trong tủ tiện cho việc tra cứu

- Bảo quản thuốc 5 chống:

Trang 26

SVTT: Trang 26

VI Công tác dược lâm sàng:

1 Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân

1.1 Thuốc 1

Tên thuốc: Tanakan

Thành phần: Cho 1 viên nén

- Hoạt chất chính: Chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hóa (EGb 761) chuẩn độ

chứa 24% Ginkgo hétérosides và 6% Ginkgolides-bilobalide 40mg

- Tá dược: Lactose monohydrate, Cellulose dạng vi tinh thể, Bột bắp, Silice keo khan,

Talc, Magnesium stearate, Macrogol 400, Macrogol 6000, Dioxide titane, Oxyde sắt

đỏ

Chỉ định:

- Thuốc được chỉ định sử dụng cho những trường hợp thiểu năng tuần hoàn máu não như hoa mắt, chóng mặt và ù tai, có thể sử dụng cho bệnh rối loạn tiền đình

- Tanakan dùng cho rối loạn trí nhớ và chú ý ở người lớn tuổi

- Biểu hiện đau của chứng viêm tĩnh mạch, viêm động mạch

- Rối loạn về thị giác, các biến chứng ở mạch máu nhỏ của người tiểu đường

- Rối loạn thần kinh cảm giác do nghi tuần hoàn máu kém, bệnh đau nửa đầu đôi khi sử dụng tanakan vẫn có hiệu quả tốt

Trang 27

SVTT: Trang 27

Đối tượng sử dụng rất rộng rãi:

- Sử dụng cho người thiểu năng tuần hoàn não, sa sút trí tuệ, những người gài giảm trí nhớ và làm việc căng thẳng Sử dụng cho học sinh, sinh viên trong những thời kỳ ôn thi có áp lực công việc và học tập cao

- Những người đau đầu kinh niên, rối loạn tiền đình, hoa mắt chóng mặt và buồn nôn, đau nửa đầu và đau nửa đầu vai gáy

- Sử dụng cho những người bị mờ mắt, tay chân xuất huyết do bệnh tiểu đường

Thận trọng:

- Thuốc này không phải là một thuốc hạ áp và không thể thay thế hay tránh điều trị cao huyết áp bằng những thuốc đặc hiệu

Phụ nữ có thai và cho con bú:

- Các khảo sát trên động vật cho thấy thuốc không có khả năng gây quái thai Ở người, chưa có khảo sát dịch tể học Tuy nhiên, chưa có trường hợp gây quái thai do dùng thuốc được ghi nhận Đối với bà bầu thì nên thận trọng khi sử dụng thuốc này

- Có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú và không ảnh hưởng đến em bé cũng như sự tiết sữa của mẹ

Tác dụng phụ:

- Hiếm thấy gây các rối loạn tiêu hóa, rối loạn da, nhức đầu

- Thận trọng sử dụng cho những trường hợp hấp thu galacose kém

Liều lượng, cách dùng:

- Dung dịch uống: 1 liều = 1 ml = 40 mg chiết xuất

- Liều thông thường: 3 liều (3 ml) mỗi ngày hoặc 3 viên/ngày, pha loãng trong nửa ly nước, uống trong bữa ăn

Trang 28

- Viêm khớp dạng thấp (hư khớp, thoái hóa khớp)

- Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao

- Thống kinh hoặc đau sau phẫu thuật

- Bệnh gút cấp

Chống chỉ định:

- Quá mẫn với ketoprofen

- Loét dạ dày, loét hành tá tràng

- Co thắt phế quản, hen, viêm mũi nặng, và phù mạch hoặc nổi mày đay do aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác gây ra

- Xơ gan

- Suy tim nặng

- Có nhiều nguy cơ chảy máu

Trang 29

- Phải dùng ketoprofen thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày tá tràng Phải theo dõi chặt chẽ những người bệnh này để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng thủng vết loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa Thuốc uống cùng với thức ăn, sữa hoặc các thuốc chống acid

Thời kỳ mang thai:

- Không dùng ketoprofen cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi gần chuyển dạ: Giống như các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin, ketoprofen gây nguy cơ tăng áp lực phổi tồn lưu ở trẻ sơ sinh, do đóng ống động mạch trước khi sinh Ketoprofen gây nguy cơ chảy máu ở thai nhi và người mẹ Ketoprofen ức chế chức năng thận của thai nhi gây vô niệu cho trẻ sơ sinh Ketoprofen còn ức chế chuyển dạ đẻ, kéo dài thời gian mang thai và có thể gây độc cho đường tiêu hóa và ít nước ối, nếu dùng thuốc trong thai kỳ

Thời kỳ cho con bú:

- Ketoprofen tiết vào sữa người với nồng độ thấp Không khuyến cáo dùng thuốc này cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú

Tác dụng không mong muốn (ADR)

- Tác dụng không mong muốn của ketoprofen thường nhẹ và chủ yếu là ở đường tiêu hóa Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn có thể nặng tới mức phải ngừng thuốc ở

5 - 15% người bệnh và tần suất tác dụng không mong muốn nói chung giảm khi tiếp tục điều trị

Trang 30

SVTT: Trang 30

2 Toa thuốc và Bình toa thuốc

2.1 Toa 1

Trang 31

- Quá mẫn với thành phần thuốc

- Cẩn thận trọng khi dùng thuốc nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ

- Thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó không nên sử dụng khi cho con bú

Tác dụng phụ:

- Tác dụng ngoại ý nhẹ ở đường tiêu hóa được ghi nhận Phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da, rất hiếm khi xảy ra Tuy nhiên, khi tiêm tĩnh mạch, không loại trừ khả năng có những phản ứng dị ứng nặng hơn

Chỉ định:

- Acetaminophen được dùng để làm giảm tạm thời sốt, nhức và đau do cảm lạnh thông thường và các nhiễm virus khác Thuốc cũng được dùng để giảm đau đầu, đau lưng, đau răng, nhức cơ và thống kinh Acetaminophen làm giảm đau trong viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng trên tình trạng viêm, đỏ và sưng khớp Gần đây thuốc được báo cáo là có hiệu quả ngang với thuốc chống viêm phi steroid ibuprofen (MOTRIN) trong làm giảm đau khớp gối do viêm xương khớp

Chống chỉ định:

- Quá mẫn với Acetaminophen Trường hợp thiểu năng tế bào gan

Trang 32

SVTT: Trang 32

Tác dụng phụ:

- Khi dùng đúng, tác dụng phụ hiếm gặp Các tác dụng phụ bao gồm vàng da hoặc mắt, phát ban, ngứa, xuất huyết (đái máu, ỉa phân đen, chấm hoặc mảng xuất huyết), sốt, đau họng và thiểu niệu

- Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật

- Làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên

Chống chỉ định:

- Quá mẫn với thành phần thuốc

- Không sử dụng chymotrypsin trên bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin Lưu ya bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thủng và hội chứng thận hư là nhóm nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin

Tác dụng phụ:

- Có thể gây ra những triệu chứng do quá mẫn

 Acigmentin 625 (Amoxicilin 500mg + Acid Clavulanic 125mg)

Chỉ định:

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản cấp và mãn, viêm phổi thuỳ và viêm phế quản phổi, phù phổi, áp xe phổi

- Nhiễm khuẩn niệu sinh dục như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm chậu, bệnh hạ cam, bệnh lậu

- Nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, áp-xe, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn ổ bụng

- Nhiễm khuẩn xương và khớp như viêm xương tuỷ

- Nhiễm khuẩn răng miệng như áp-xe ổ răng

Trang 33

- Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng & nhiễm nấm, tăng men gan Mề đay & hồng ban

- Hiếm gặp: Viêm gan, vàng da do tắc mật, phản ứng da nặng, giảm các tế bào máu, phù mạch, phản vệ giống bệnh huyết thanh, viêm mạch do quá mẫn

Tương tác thuốc:

- Không sử dụng cùng lúc với probenecid do việc sử dụng chung này có thể làm gia tăng và kéo dài nồng độ amoxycillin trong máu Tuy nhiên nồng độ clavulanic acid không bị ảnh hưởng

- Augmentin nên được sử dụng rất cẩn thận ở bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp chống đông máu

- Augmentin có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai loại uống và bệnh nhân nên được thông báo trước về điều này

- Alpha trymotrypsin ngậm dưới lưỡi sẽ cho tác dụng nhanh hơn

 Lời khuyên cho bệnh nhân:

Trang 34

SVTT: Trang 34

- Giữ ấm cổ họng buổi sáng sớm và tối, đặc biệt khi trời lạnh

- Mang khẩu trang khi đi xe ngoài đường để tránh bụi, ô nhiễm

- Ăn uống đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng

- Tập thể dục để tăng cao sức đề kháng

- Uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ thuốc giữa chừng

- Uống các loại thức uống có lợi cho sức đề kháng như vitamin C (cam, chanh, bưởi), trà gừng (tốt cho họng), tắc ( quả quất) chưng với đường phèn rồi ăn là một trong những cách trị ho lâu ngày

- Thường xuyên đánh răng và dùng nước súc miệng sát khuẩn để bảo vệ vùng họng khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng gây viêm

- Không nên ăn các đồ quá nóng hoặc quá cay, không uống nước lạnh, nước đá, không uống rượu bia, hút thuốc lá

Trang 35

SVTT: Trang 35

2.2 Toa 2

Ngày đăng: 04/07/2016, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w