1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nhà thuốc 2016

43 2,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập nhà thuốc 2016 mới nhất. Trong quá trình thực tập thực tế chúng em đã được tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của nhà thuốc GPP. Mình xin chia sẻ với tất cả các bạn bài báo cáo này, để làm tài liệu tham khảo và tài liệu bổ sung cho các bạn khi làm bài báo cáo thực tập

Trang 1

SVTT: Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập

NHÀ THUỐC TƯ NHÂN VÂN KHÁNH 2

Địa chỉ: 163/4 Song Hành QL22, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, TPHCM

Dược sĩ phụ trách: Phù Tiểu Hồng

GCN số: 1864/GCNĐĐKKDT

MST: 0300412269

Trang 2

- Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầu khác

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

- Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định

 Trách nhiệm của chủ nhà thuốc:

- Là nhà thuốc tư nhân, nên mọi hoạt động của nhà thuốc đều do dược sĩ điều hành, chỉ dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về :

- Chất lượng thuốc

- Phương pháp kinh doanh

- Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán theo đơn

- Lập kế hoạch sử dụng thuốc

- Bảo đảm các loại thuốc thiết yếu

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật

Trang 3

- Bàn tư vấn thuốc và ghế dành cho khách hàng ngồi chờ mua thuốc

- Máy vi tính có kết nối internet

- Cân đo sức khỏe

- Bồn rửa tay

- Bảng giá thuốc Nội quy đại lý thuốc và bảng giá theo quy định

- Từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược

- Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm

2.2.2 Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra:

Tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và được cập nhật thường xuyên:

- Sổ theo dõi lượng thuốc mua vào

- Sổ theo dõi hằng ngày

- Sổ theo dõi những mặc hàng nào khách hàng mua không có đơn tiện cho việc đặt hàng

- Sổ theo dõi xuất nhập kho để theo dõi số lượng hàng

2.2.3 Cách trưng bày và phân loại thuốc trong nhà thuốc:

- Để thuận lợi cho việc bán thuốc và giao tiếp với khách hàng, nhà thuốc đặt phía ngoài một quầy bàn hình chữ L có chiều cao khoảng 1,2m để giao dịch, phía bên trong quầy là từng hộc sắp xếp thuốc theo từng nhóm rất dễ dàng cho việc bán thuốc Phía ngoài là 2 tủ kính lớn để đặt những thuốc dùng ngoài cũng như thuốc Đông y

- Thuốc được chia làm 2 nhóm: Thuốc nội và thuốc ngoại

2.2.4 Bảo quản thuốc:

- Chất lượng thuốc tốt hay xấu điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tính mạng và tiền của xã hội Vì vậy, việc bảo quản nhằm giữ vũng chất lượng

Trang 4

3 Chức năng và nhiệm vụ của dược sỹ tại cơ sở:

- Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ phụ trách, tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc và cách phòng ngừa bệnh, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, theo dõi và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của khách hàng

- Sắp xếp, bảo quản thuốc theo yêu cầu của nhà thuốc

- Tham gia dọn vệ sinh đại lý thuốc

- Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động bán buôn thuốc dưới

sự quản lý của Dược sĩ điều hành

- Là thủ kho hoặc tham gia quản lý kho thuốc hoặc khu vực bảo quản thuốc, báo cáo cho chủ nhà thuốc biết những loại thuốc nào sắp hết hạn sử dụng, những thuốc kém chất lượng nếu có

- Biết cách dự trù thuốc, cần nắm rõ nhu cầu sử dụng thuốc ở địa bàn mình để chủ n nhà thuốc kịp thời phục vụ đầy đủ cho người dân, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh doanh đạt hiệu quả cao

- Các nhân viên bán thuốc phải giải thích, hướng dẫn cho người mua cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng giá

Trang 5

Tên khách hàng

Địa chỉ

Giới tính

Tuổi Tác

dụng phụ

Số lô Hạn

dùng

Số lượng

Nhận xét chất lượng

Phân loại chất lượng

Ghi chú

Trang 6

SVTT: Trang 6

 Hình ảnh phần mềm GPP

Hình: Nhập mua

Hình: Nhập hàng

Trang 7

SVTT: Trang 7

PHẦN II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP – THỰC TẾ

1 Các hình thức bán lẻ thuốc, địa bàn để mở cơ sở bán lẻ thuốc, phạm vi hoạt động

 Nhà thuốc: Do Dược sĩ Đại học đứng tên phụ trách

Được mở tại địa bàn tất cả các địa phương trên cả nước Phạm vi hoạt động của Nhà thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn

 Quầy thuốc: Do Dược sĩ Đại học hoặc Dược sĩ Trung học đứng tên phụ trách

Được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Phạm vi hoạt động của Quầy thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm

 Đại lý thuốc của doanh nghiệp: Do người có trình độ chuyên môn từ Dược tá trở lên

đứng tên phụ trách

Được mở tại địa bàn các huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Phạm vi hoạt động của đại lý thuốc của doanh nghiệp là được bán lẻ thuốc thành phẩm theo doanh mục thuốc thiết yếu

 Tủ thuốc của Trạm y tế: Do người có trình độ chuyên môn từ Dược tá trở lên đứng

tên phụ trách

Được mở tại địa bàn các xã của các huyện ngoại thành phố, ngoại thị xã đối của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Phạm vi hoạt động của tủ thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm theo danh mục thuốc thiết yếu sử dụng cho tuyến y tế cấp xã

Lưu ý: Các cơ sở bán lẻ thuốc không được bán nguyên liệu hóa dược làm thuốc

2 Điều kiện kinh doanh thuốc

Các loại giấy phép cần thiết để đủ điều kiện kinh doanh hình thức Nhà thuốc, Quầy thuốc

Trang 8

 Giấy đăng ký kinh doanh

Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm (do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được Sở Y tế, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc

 Giấy chứng nhận đạt GPP

- Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, từ 2/2011, các Nhà thuốc không đạt chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ hoạt động đến hết 31/12/2011

- Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP có thời hạn 3 năm

- Để đạt chuẩn GPP, chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và có mặt tại cửa hàng thuốc trong thời gian hoạt động; Nhà thuốc phải có diện tích tối thiểu từ 10m2, được đặt ở địa điểm cố định; có đủ thiết bị để bảo quản thuốc…

 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

- Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế và có hiệu lực 5 năm

kể từ ngày ký

- Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải

có đủ các điều kiện sau đây:

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng hình thức kinh doanh thuốc

+ Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh

Trang 9

SVTT: Trang 9

3 So sánh điều kiện của cơ sở thực tập với nội dung quy định của GPP

- Nhà thuốc Vân Khánh 2 là cơ sở thực tập đã đạt chuẩn GPP Như vậy điều kiện của cơ sở thực tập tương đương với nội dung quy định của GPP Dưới đây là điều kiện của cơ sở thực tập và cũng là nội dung quy định của GPP

3.1 Về nhân sự:

- Người phụ trách hoặc chủ nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược (Dược sĩ Đại học)

- Nhân lực thích hợp và đáp ứng quy mô hoạt động

- Nhân viên có văn bằng chuyên môn về dược và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp, đủ sức khỏe, không bị bệnh truyền nhiễm, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dược

3.2 Về diện tích xây dựng và thiết kế, bố trí các vị trí trong nhà thuốc:

- Diện tích tối thiểu 10 m2 (Diện tích cơ sở thực tập là 12m2, phù hợp với quy mô kinh doanh), có khu vực trưng bày bảo quản, giao tiếp khách hàng, có nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, khu vực dành riêng cho tư vấn khách hàng và ghế ngồi chờ, có khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là thuốc

- Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng

3.3 Thiết bị bảo quản thuốc

- Nhà thuốc có đủ thiết bị bảo quản thuốc, tránh được những ảnh hưởng bất lợi đối với thuốc

- Nhà thuốc có tủ, quầy, giá, kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ, có nhiệt ẩm kế, có hệ thống thông gió và chiếu sáng

3.4 Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn

- Nhà thuốc có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế được hiện hành

- Có hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách và máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu về bệnh nhân,

về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc

Trang 10

SVTT: Trang 10

- Các hồ sơ sổ sách phải lưu trữ ít nhất là 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng

- Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho tất cả quy trình chuyên môn

4 Các hoạt động chủ yếu của một cơ sở bán lẻ thuốc

4.1 Mua thuốc

- Nguồn thuốc được mua tại cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp

- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh

- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về

- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng và có kiểm soát trong quá trình bảo quản

- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định

4.2 Bán thuốc

Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:

- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi có liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu

- Người bán lẻ thuốc tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói

- Người bán lẻ thuốc cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra đối chiếu thuốc bán ra

về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc

4.3 Các quy định về tư vấn cho người mua

- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng

Trang 11

SVTT: Trang 11

- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn

- Đối với người bệnh cần phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị

- Đối với người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh

- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí

- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết

4.4 Bán thuốc theo đơn

- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ có trình

độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ

Y tế về bán thuốc theo đơn

- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết

- Người bán lẻ giải thích giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh

- Người bán lẻ là người Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng môt thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua

Trang 12

4.5 Bảo quản thuốc

- Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc

- Thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý

- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ

“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận tiện, tránh nhầm lẫn

4.6 Quy trình thao tác chuẩn của Nhà Thuốc:

 Quy trình vệ sinh nhà thuốc:

Hằng ngày: Nhân viên nhà thuốc phải làm

- Lau quét nền nhà từ trong ra ngoài và khuc vực trước cửa nhà thuốc

- Lau tủ đựng thuốc

- Xịt nước rửa cửa kính

- Dùng khắn mềm lau các tủ

- Lau sạch bàn ghế, tủ, kệ và các vật dụng khác

- Chuẩn bị trang phục làm việc, đầu tóc gọn gàng

- Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, lau chùi bao bì ngoài của thuốc

- Vệ sinh nơi làm việc

Hàng tuần (ngày thứ 4)

- Lau chùi các cánh cửa

- Quét lau bụi bẩn, mạng nhện trên trần nhà

- Dùng khắn lau khô, khăn ẩm, lau sạch thiết bị quạt điện

Trang 13

- Đọc số liệu nhiệt độ, độ ẩm, trên nhiệt kế vào lúc 09h00 và chiều 15h00 mỗi ngày

- Ghi số liệu đọc được vào sổ theo dõi độ ẩm Ghi rõ họ tên người đọc

Trường hợp nhiệt độ, độ ẩm vươt quá giới hạn:

- Thông báo với dược sĩ để chỉnh máy thích hợp

- Sau khi chỉnh phải ghi kết quả đã chỉnh

- Ký tên và ghi rõ họ tên của người chỉnh

Trường hợp máy bị hỏng:

- Báo ngay cho dược sĩ giải quyết

- Ghi chú cụ thể vào cột ghi chú

 Quy trinh sắp xếp trình bày

- Phân chia khu vực sắp xếp: Theo từng ngành hàng riêng biệt

Bảo quản đặc biệt cho từng loại thuốc:

- Thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường

- Thuốc bảo quản ở điều kiện đặc biệt:

+ Cần bảo quản tránh ánh sáng, hàng dễ bay hơi, có mùi dễ phân hủy

+ Cách sắp xếp, trình bày hàng trên kệ, tủ: Sắp xếp theo nguyên tắc nhất định, có thể lựa chọn cách sắp xếp

Vd: Sắp xếp theo các tác dụng dược lý, công thức hóa học

- Sắp xếp đảm bảo:

+ Dể kiểm tra, dễ lấy, dễ thấy

+ Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ

- Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng thuốc

+ FEFO hàng có hạn dùng ngắn sắp ngoài, hạn dùng lâu xếp trong

Trang 14

5 Yêu cầu đối với người bán lẻ thuốc

5.1 Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc

- Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc

- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả

- Giữ bí mật các thông tin về người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu

- Trang phục áo Blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng và phải đeo bản tên

- Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược

- Thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật Y tế

5.2 Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán thuốc:

- Phải thường xuyên có mặt trong lúc hoạt động

- Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua thuốc

- Đào tạo hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ

- Theo dõi và thông tin cho cơ quan Y tế về tác dụng có hại của thuốc

Trang 15

SVTT: Trang 15

6 Liệt kê một số thuốc theo nhóm điều trị và chế độ bảo quản

6.1 Thuốc kê đơn

Nhóm điều trị Tên biệt dược Tên hoạt chất Hàm lượng

Thuốc tim mạch Nitromint

Dopegyt

Nitroglycerin Methyldopa

2,6mg 250mg

Thuốc tiêu hóa Omlife

Spasmonavine

Omeprazol Alverin citrat

20mg 40mg

Thuốc kháng sinh Tetracyclin

Cloramphenicol

Tetracyclin Cloramphenicol

500mg 250mg

Thuốc hô hấp Salbutamol

Theophylin

Salbutamol sulfat Theophylin

2mg 100mg

Thuốc nội tiết Progeffik 200

Glucobay 100

Progesteron Acarbose

200mg 100mg

6.2 Thuốc không kê đơn

Nhóm điều trị Tên biệt dược Tên hoạt chất Hàm lượng Thuốc vitamin,

khoáng chất

Vitamin A Vitamin E

Vitamin A Vitamin E

5g 10mg

Thuốc chống dị

ứng

Cetirizin Nautamine

Cetirizin HCL Dipheniramin HCL

10mg 50mg

Trang 16

SVTT: Trang 16

Thuốc giảm đau,

hạ sốt, kháng viêm

Paracetamol Alpha- chymotrypsin

Acetaminophen Alpha- chymotrypsin

500mg 4,2mg

Thuốc hô hấp Bromhexine

Acetylcystein

Bromhexine HCL Acetylcysteine

8mg 200mg

7 Danh mục một số thuốc được phép kinh doanh tại nhà thuốc

Kem bôi dưới da pesancort

Betamethason valerat 1mg Acid fusidic 20mg

Kem bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn

Kem bôi ngoài da Gentri-Sone

Betathasone 0.64

mg Clotrimazole 10mg Gentamicin sulfate 1mg

Kem bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn

Thuốc nhỏ mắt, mũi Eftiicol

Natri clorid 0.9%

Thuốc nhỏ mắt mũi có tác dụng rửa mắt mắt mũi hằng ngày

Trang 17

SVTT: Trang 17

Viên nén bao phim Cadiroxim

Cefuroxim 500mg

Thuốc có tác dụng kháng sinh điều trị viêm

hô hấp, viêm tai mũi họng,viêm tiết niệu

Thuốc Aulakan

Ginkgo biloba 40mg

Thuốc có tác dụng điều trị rối loạn trí nhớ ở người già

Thuốc Panadol Extra

Paracetamol 500mg Codein 65mg

Thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt không gây buồn ngủ

Viên nén Youngil Captopril Captoril 250mg Thuốc có tác dụng diều

trị cao huyết áp suy tim

Trang 18

SVTT: Trang 18

Viên bao đường Neurobion

Vitamin B6 200mg Vitamin B1 100mg Vitamin B12 200mg

Thuốc có tác dụng điều trị rối loạn thần kinh ngoại vi

Thuốc Smecta

Diosmectite 3mg

Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp và mãn cho người lớn & trẻ em, các bệnh về thực quản,

dạ dày…

Thuốc Exomuc

Acetylcysteine 200mg

Thuốc có tác dụng tiêu nhày trong các bệnh phế quản-phổi cấp & mãn tính kèm theo tăng tiết chất nhầy

Trang 19

Điều trị những nhiễm khuẩn do

các chuẩn ưa khí Gram dương

nhạy cảm với thuốc (như liên cầu, phế cầu, tụ cầu) hoặc do các khuẩn kỵ khí nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim

Liều lượng và cách dùng:

Uống thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn

- Người lớn: Nhiễm khuẩn chưa thật nghiêm trọng, uống mỗi lần 500 mg, cách quãng 8 giờ Nhiễm khuẩn nghiêm trọng mỗi lần 500 mg cách quãng 6 giờ

- Trẻ em: Mỗi lần 30 mg/kg thể trọng, cách quãng 6-8 giờ, tùy thuộc độ tầm trọng của nhiễm khuẩn

Chú thích: Nếu nhiễm liên cầu  làm tan máu, phải duy trì dùng lincomycin ít nhất 10

ngày, để giảm khả năng có thể sốt đa khớp hoặc viêm tiểu cầu thận tiếp theo

Chống chỉ định:

Người bệnh trước đây có mẫn cảm với Lincomycin

Tác dụng phụ:

Trang 20

Hiếm: Ban đỏ đa dạng có khi giống hội chứng Steven-Johnson

- Da và màng nhày: Ngứa, phát ban ngoài da, mề đay, viêm âm đạo, hiếm gặp viêm

- Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi, áp xe phổi

- Nhiễm khuẩn đường tiểu có và không có biến chứng

- Tiền sử co giật, động kinh

- Bệnh nhân đau gân cơ liên quan đến việc sử dụng fluoroquinolone

Trang 21

SVTT: Trang 21

- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

- Trẻ em hoặc thanh thiếu niên đang trong thời kỳ tăng trưởng (dưới 18 tuổi)

Tương tác thuốc: Dùng cách 2 giờ với các ion kim loại, thuốc kháng acid chứa Magne,

nhôm, sucralfate do có thể làm giảm hấp thu Levofloxacin

- Ngưỡng co giật ở não có thể giảm đáng kể khi dùng Levofloxacin với Theophyllin, Fenbufen, NSAID

- Nên thận trong khi dùng chung levofloxacin với những thuốc ảnh hưởng sự bài tiết ở ống thận như probenecid và cimetidine, đặc biệt là trên bệnh nhân suy thận

- Dùng Levofloxacin chung với thuốc kháng Vitamin K (warfarin) làm kéo dài thời gian đông máu

Tác dụng phụ:

- Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, tăng enzyme gan

- Ít gặp: Chán ăn, ói mửa, khó tiêu, đau bụng, nổi mẫn, ngứa, nhức đầu, chóng mặt,

buồn ngủ, mất ngủ, tăng bilirubin và creatinine huyết thanh, tăng bạch cầu ái toan

và giảm bạch cầu

Cách dùng và liều dùng: Dùng uống

Cách dùng: Dùng uống trong hoặc ngoài bữa ăn

 Người lớn có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinine > 50 ml/phút):

- Viêm xoang cấp: uống 500 mg x 1 lần/ngày, trong 10-14 ngày

- Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn: uống 500 mg x 1 lần/ngày, trong 7-10 ngày

- Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: uống 500 mg x 1-2 lần/ngày, trong 7-14 ngày

 Người lớn bị suy thận (thanh thải creatinine  50 ml/phút):

- Độ thanh thải creatinine từ 50-20 ml/phút: liều đầu 500 mg, liều sau đó 250 mg mỗi 12 giờ hoặc 24 giờ

- Độ thanh thải creatinine từ 19-10 ml/phút: liều đầu 500 mg, liều sau đó 125 mg mỗi 12 giờ hoặc 24 giờ

Ngày đăng: 04/07/2016, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w