1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

10 633 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 320,94 KB

Nội dung

Keywords: Tập đoàn kinh tế nhà nước; Kinh tế quốc tế; Hội nhập kinh tế Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cuối thế kỷ XIX, tích tụ và tập trung sản xuất đã dẫn tới hình thàn

Trang 1

Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Dậu

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Làm rõ cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển của TĐKTNN (Tập

đoàn kinh tế nhà nước) ở Việt Nam Phân tích, đánh giá sự phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Luận chứng những phương hướng, quan điểm, và đưa ra giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển các TĐKTNN ở Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015

Keywords: Tập đoàn kinh tế nhà nước; Kinh tế quốc tế; Hội nhập kinh tế

Content

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Cuối thế kỷ XIX, tích tụ và tập trung sản xuất đã dẫn tới hình thành các tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở các nước tư bản phát triển Quá trình tồn tại và phát triển của các TĐKT đã cho thấy những ưu thế của mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh này trong việc phát huy lợi ích kinh tế quy mô lớn, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Khi toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng khách quan, thì rất nhiều nước chú trọng phát triển TĐKT, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ

Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi có bối cảnh đặc thù, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội nghĩa, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, DNNN có vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, từ sau đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, Việt Nam đã chủ trương xây dựng các TĐKTNN trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh

tế Thực hiện chủ trương đó, từ năm 2005 đến nay Việt Nam thí điểm thành lập được 12 tập đoàn kinh tế nhà nước theo tinh thần Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 9 (khóa IX) trên cơ sở tổ chức lại các Tổng công ty nhà nước Kể từ khi các TĐKTNN thí điểm xuất hiện, thì TĐKTNN

Trang 2

trở thành một vấn đề rất nóng và gây nhiều tranh cãi trong các kỳ đại hội của Đảng và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trong giới các chuyên gia kinh tế

Về mặt lý luận, việc Việt Nam chủ động xây dựng TĐKT là hợp lý vì các điều kiện kinh

tế xã hội ở Việt Nam cơ bản đã tạo ra được các điều kiện cho phép xây dựng mô hình TĐKT và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để tồn tại và phát triển Việt Nam cũng cần và phải tạo ra, phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá về kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế Hơn nữa, hoạt động kém hiệu quả của các DNNN nhà nước đặc biệt là các TCTNN cũng khiến cho vấn đề cải cách DNNN nhà nước trở thành nhu cầu cấp thiết

Về mặt thực tiễn, thực tế TĐKTNN ở Việt Nam cũng đã ra đời và hoạt động mặc dù dưới dạng thí điểm và bước đầu đạt được những thành tựu nhất định, đáp ứng một phần mục tiêu do Nhà nước đề ra Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan các TĐKTNN ở Việt Nam cũng bộc lộ những bất cập như hiệu quả, sức cạnh tranh của các tập đoàn vẫn còn thấp, đầu tư dàn trải, thông tin không minh bạch, còn nhiều yếu kém trong quản lý, phát triển chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được, chưa đạt được mục tiêu đề ra là tạo sự liên kết kinh tế, gắn bó lợi ích và thị trường, là trụ cột đồng thời là “quả đấm thép” làm đối trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế, thậm chí có tập đoàn còn có nguy cơ phá sản Bên cạnh đó lại xuất hiện những biểu hiện nôn nóng, chủ quan trong việc thiết lập

mô hình TĐKT, chưa bám sát điều kiện cụ thể cho sự ra đời mô hình tập đoàn Trong khi đó, đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay TĐKTNN đang được khoác một vai trò rất quan trọng: “là xương sống của nền kinh tế quốc dân”, “công cụ mạnh trong tay nhà nước” để để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và là “quả đấm thép” trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trước sức cạnh tranh quốc tế khốc liệt, nguy cơ sụp đổ của các tập đoàn này là rất lớn Bài học kinh nghiệm về sự sụp đổ của các TĐKT Hàn Quốc và Hoa Kỳ buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề này trước khi quá muộn Do đó, nghiên cứu nhằm đánh giá lại thực trạng phát triển các TĐKTNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và chỉ ra các giải pháp để xây dựng, phát triển chúng thành các TĐKT mạnh, bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý

luận và thực tiễn Xuất phát từ lý do trên em chọn đề tài “ Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước

ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao học của

mình nhằm góp phần vào kho tàng công trình nghiên cứu khoa học về TĐKTNN hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 3

TĐKT đã được đề cập đến với tư cách là một mô hình doanh nghiệp lớn trong chương trình học của khối quản trị kinh doanh.Tuy nhiên, không có sự đề cập rõ ràng để phân biệt TĐKTNN và TĐKT tư nhân mà chỉ có TĐKT nói chung

Ở ngoài nước, cũng không có công trình khoa học và bài báo nói trực tiếp về TĐKTNN,

mà chỉ nói chung về sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước ở các nước tư bản phát triển phương Tây những năm 1950 -1980 Song, bản thân TĐKTNN cũng chỉ

là loại hình DNNN quy mô lớn, do đó, cũng có thể hiểu được cơ sở hình thành và phát triển của chúng trên cơ sở các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Các tác phẩm tiêu biểu như:

- Bài đăng tạp chí online: The Return of State – owned Enterprise Should we afraid? Của

Aldo Musacchio, Francisco Flores – Macias(2009) đăng trên Havard International Review của đại học Havard

- Pier Angelo Toninelli (2000) với cuốn sách The rise and Fall of State – Owned

Enterprise in the Western World do đại học Cambridge xuất bản

- Robert Millward, The Rise and Fall of State Enterprise in Western Europe 1945 -90,

Economics or Technology or Ideology?

- Robert Millward với cuốn sách Private and public enterprise in Europe, energy,

telecomunications and transpot 1830 -1990 do đại học Cambridge xuất bản

Ngoài ra còn có tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản

của V.I Lênin nói về các mô hình tổ chức độc quyền

Ở Việt Nam, TĐKT không phải là một vấn đề mới, đã có rất nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên, có thể phân loại các công trình nghiên cứu về TĐKT đã có theo ba nhóm:

Nhóm thứ nhất, chiếm đa số là các công trình tập trung làm rõ về mặt lý luận khái niệm,

đặc điểm, vai trò, vị trí của các TĐKT cũng như sự cần thiết phải xây dựng mô hình TĐKT ở Việt Nam Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như:

Công trình của GS.PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên), Thành lập và quản lý các Tập

đoàn kinh doanh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996; sách “Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do GS.TS Vũ Huy Từ chủ biên, NXB chính trị

quốc gia, Hà Nội 2002; sách “Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng tập đoàn kinh tế ở

Việt Nam” của tác giả Minh Châu, NXB Bưu điện, Hà Nội 2005 hay sách “Xây dựng và phát

Trang 4

triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam “ Sách chuyên khảo của tác giả Bùi Văn Huyền, NXB Chính

trị Quốc gia, 2008

Luận án tiến sĩ “Những giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển tập đoàn kinh

doanh ở Việt Nam hiện nay”, Hà nội 1999 của Nguyễn Thị Bích Loan, luận án “Điều kiện và giải pháp hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta - qua sắp xếp lại các tổng công ty 91” của Đào

Xuân Thuỷ, Hà nội 2007 hay Bùi Văn Huyền với luận án “Sự hình thành và phát triển các tập

đoàn kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” LATS Kinh tế 2008,

Về đề án cấp Nhà nước có “Đề án hình thành và phát triển TĐKT trên cơ sở các Tổng

công ty Nhà nước” của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương

Ngoài ra, các bài viết trao đổi về xây dựng mô hình TĐKT nhà nước ở Việt Nam đã

đăng tải nhiều trên báo, tạp chí như: “Tập đoàn kinh tế - mô hình chiến lược để đổi mới và phát

triển các loại hình doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Minh Đức, đăng trên Nghiên cứu kinh tế

số 7 (năm 2004) “Hình thành tập đoàn kinh tế bước đột phá trong đổi mới các tổng công ty nhà

nước” của tác giả Hoàng Thị Tuyết đăng trên Tạp chí Tài chính số 4 (2005), “Cần có một tư duy mới trong thành lập tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Đặng Khánh Duy đăng trên

tạp chí Kinh tế và phát triển số 98 (8/2005), “Nhân rộng mô hình tập đoàn kinh tế” của tác giả Bảo Duy đăng trên báo Đầu tư chứng khoán số 303(2005), tác giả Hữu Hạnh có bài “Chờ đón

các tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam” đăng trên Tạp chí thương mại số 5-7 (2006), “Chuyển các tổng công ty 91 sang mô hình tập đoàn kinh tế liệu có hiệu quả?” của tác giả Như Hồng,

Tạp chí thương mại số 14 (2006) Kết quả nghiên cứu của nhóm này đã đưa ra một số kết luận cho thấy, sự thừa nhận xuất hiện TĐKTNN ở Việt Nam là có cơ sở về mặt lý luận và cần thiết

vì đã có một số tiền đề cơ bản cho phép tạo dựng mô hình TĐKT trong hoàn cảnh đặc thù ở nước ta hiện nay

Nhóm thứ hai, gồm các công trình ra đời sau khi Chính phủ chủ trương hình thành các

TĐKT nhà nước trên cơ sở các Tổng công ty 90 và 91 TS Vũ Phương Thảo đã xuất bản sách

“Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” NXB Đại học quốc gia, Hà nội 2005, các luận văn thạc sĩ như luận văn của Nguyễn Thị Cẩm Vân “Chính sách

của chính phủ Hàn Quốc đối với sự hình thành và phát triển của các Chaebol và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nguyễn Thị Thu Thủy “Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”(2006), “Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” Thạc sĩ Phan Minh Tuấn có bài “Tập đoàn kinh tế Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” đăng trên tạp chí Thông tin khu công nghiệp Việt

Trang 5

Nam, số 31(4/2003) Các công trình này đã nghiên cứu mô hình TĐKTNN của Trung Quốc và các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng cho việc xây dựng và phát triển TĐKTNN ở Việt Nam

Nhóm thứ ba gồm các công trình chỉ đề cập một mặt cụ thể của việc quản lý tập đoàn,

chủ yếu là quản lý tài chính “Giải pháp toàn diện cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh

tế ở Việt Nam hiện nay” là luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Quang Trung, Hà nội 2000 Luận án

tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Sự “Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư

phát triển Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng tập đoàn kinh tế”, 2006; “Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế” Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Hà Cường, 2007 Kỷ yếu hội thảo “Tập đoàn kinh tế lý luận

và thực tiễn”, ngày 25/5/2009, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Viện

Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp với công ty Thanh niên Việt Nam tổ chức, 2009 và một số luận văn tốt nghiệp, bài báo trên các website

Do thời điểm nghiên cứu, nên các công trình đã có chỉ xem xét TĐKT trên giác độ lý luận và mặc nhiên xem TĐKT là TĐKTNN (vì chỉ có chủ trương thí điểm thành lập các TĐKT

từ các tổng công ty nhà nước) Nhưng đến nay, khi thực tế đã có 12 TĐKTNN được thí điểm thành lập và TĐKT không chỉ còn là mô hình tổ chức kinh doanh riêng có của các DNNN trong thành phần KTNN nữa mà còn có sự xuất hiện của các TĐKT tư nhân thì vấn đề TĐKTNN đã thực sự có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn Và hiện chưa có công trình nào tiếp cận TĐKTNN với

tư cách là một thực thể đã tồn tại (không còn là một thực thể trong thời kỳ “ thai nghén”) và làm

rõ sự thích nghi sống còn và phát triển của thực thể đó trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO - môi trường mở ra nhiều thời cơ song cũng không ít thách thức khi Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng những luận cứ khoa học về TĐKTNN để phân tích các TĐKTNN Việt Nam (chủ yếu 8 tập đoàn thành lập trước 2009) nhằm đánh giá sự phát triển của các TĐKT Nhà nước này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập WTO, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng TĐKT Nhà nước phát triển mạnh và bền vững khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO

Trang 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển của TĐKTNN ở Việt Nam

- Phân tích, đánh giá sự phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

- Luận chứng những phương hướng, quan điểm, và đưa ra giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển các TĐKTNN ở Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các TĐKTNN thí điểm

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:

- Đề tài nghiên cứu các TĐKTNN ở Việt Nam ( 8 tập đoàn) thành lập trước năm 2010

- Đề tài nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của các TĐKTNN Việt Nam, nhưng chủ yếu nghiên cứu tác động của hội nhập WTO

Phạm vi thời gian: từ 2005 đến 2009

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kế thừa các công trình đã nghiên cứu để khái quát hóa những nguyên lý cơ bản

về TĐKTNN và kinh nghiệm quốc tế về phát triển TĐKTNN

Tác giả luận văn tập hợp số liệu của Tổng cục thống kê; nghiên cứu các báo cáo, tài liệu của Ban đổi mới và phát triển DNNN về TĐKTNN, tiến hành phân tích thực trạng xây đựng và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của các TĐKTNN Việt Nam

Trên cơ sở phân tích những hạn chế, nguyên nhân và tác động của các nhân tố trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển TĐKTNN Việt Nam

Trang 7

Trong quá trình thực hiện, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp logic kết hợp với lịch sử trong phân tích các nội dung của đề tài

Luận văn sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, biểu đồ, đồ thị để minh họa một số nội dung

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển các TĐKTNN

- Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt là WTO) tới sự phát triển các TĐKTNN Việt Nam (từ 2005 – 2010)

- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển TĐKTNN khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết WTO

- Kết quả nghiên cứu là 01 chuyên đề trong đề tài cấp ĐHQG mã số QK 08 02 Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thị Dậu

- Là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập trong ngành kinh tế

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tập đoàn kinh tế nhà nước - Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt

Nam giai đoạn 2011- 2015

References

Tài liệu Tiếng Việt

1 Nguyễn Kim Anh (2008), “Một số vấn đề về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam và các ngân hàng do tập đoàn kinh tế mới thành lập”, Tạp chí quản lý kinh tế số 19, Tr.54-60

2 Baoli Xu, Trung tâm Nghiên cứu Ủy ban quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước của Hội đồng nhà nước Trung Quốc và Minggao Shen, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc –

Trang 8

Trường đại học Bắc Kinh (2003), Báo cáo: Các Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc: Quá

khứ, Hiện tại và Tương lai phát triển, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội

3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (17/10/2002),

Báo cáo nghiên cứu “ Cải cách doanh nghiệp Nhà nước – Kinh nghiệm Trung Quốc so sánh với Việt Nam”, Hà nội

4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (10/10/2003),

Báo cáo khảo sát “ Trung Quốc sau đại hội 16 của Đảng cộng sản: Những vấn đề và triển vọng phát triển”, Hà Nội

5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (24-25/02/2005),

Hội thảo “ Kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn kinh tế” do chính phủ Việt Nam và Ôxtrâylia tài trợ, Hà Nội, 2005

6 Bộ kế hoạch và đầu tư (2007), Chuyên đề phục vụ lãnh đạo “Xu thế hình thành tập

đoàn kinh tế ở Việt Nam”, Hà nội

7 Trần Thị Minh Châu (2008), “ Doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh

của WTO”, Tạp chí lý luận chính trị số 1, Tr.50-54

8 Chính phủ (1995), Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ

mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước, Hà nội

9 Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/ NĐ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ về

tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, Hà nội

10 Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về

đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (

khóa IX)

11 Trần Tiến Cường ( chủ biên) (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế -

Ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà nội

12 Trần Tiến Cường, Trưởng ban DN – Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương

(2003), Quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển của các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc –

Những kinh nghiệm tham khảo, đôi điều so sánh và những vấn đề về phát triển tập đoàn kinh tế của Việt Nam, Hà nội

Trang 9

13 Vũ Thị Dậu, Nguyễn Minh Phong (2010) “03 bài học cảnh báo từ “sự kiện Vinashin””,

Tạp chí Hội nhập và phát triển, số tháng 7

14 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt

trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta

15 Nguyễn Văn Đăng ( chủ biên) Tổng công ty nhà nước hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế

- Nxb Giao thông năm 2005

16 Vũ Thị Xuân Hương, Phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn bưu chính viễn thông

Việt Nam, LSTS kinh tế, 2008

17 Luật doanh nghiệp năm 2005

18 Luật đầu tư năm 2005

19 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương ( khóa IX)

20 Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương ( khóa IX)

21 Nguyễn Đăng Nam ( 2003), Bình luận về báo cáo: “ Các tập đoàn doanh nghiệp của

Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển” của GS Baoli Xu và Minggao Shen, Hà Nội

22 Nguyễn Đình Nhơn (2006), Kinh nghiệm từ những tập đoàn hàng đầu thế giới, Nxb

Phương Đông

23 Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt nam, Nxb

Chính trị Quốc gia

24 Quyết định số 06/2006/ QĐ- TTg về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

25 Đinh Văn Sơn (2010), “Một số ý kiến về tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước ở

Việt Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học thương mại số 35,Tr.8-15

26 Nguyễn Ngọc Sự, Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư phát

triển Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng tập đoàn kinh tế : LATS Kinh tế, 2006

27 Trần Ngọc Thơ ( 2005), “ Hội chứng tập đoàn kinh tế”, tạp chí phát triển kinh tế ( số

tháng 10)

28 Phạm Quang Trung, Mô hình công ty mẹ - công ty con & tái cơ cấu tài chính các tổng

công ty lớn, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội 2007

Trang 10

29 Nguyễn Trung (2008), “Vài suy nghĩ về tập đòan kinh tế quốc doanh ở nước ta”, Tạp

chí Thông tin dự báo kinh tế xã hội số 34(10/2008), Tr.42-47

30 Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội

31 Trường đại học Harvard ( 2008), Lựa chọn thành công – nghiên cứu và kiến nghị gửi

Chính phủ Việt Nam về các vấn đề phát triển

32 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Báo cáo tóm tắt “ Những nội dung chủ

yếu của Dự thảo đề án hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng công ty Nhà nước”, Hà nội

33 Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương ( số 1 -2004), Thông tin chuyên đề:

Đẩy mạnh cải cách DNNN đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, gia nhập và là thành viên WTO,

Hà nội

34 Yasusuke Murakami và Hugh T.Patrick (tổng chủ biên), Kinh tế học chính trị Nhật

Bản, Quyển I, Tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1991

Tài liệu Tiếng Anh

35 Aldo Musacchio, Francisco Flores – Macias(2009), The Return of State – owned

Enterprise Should we afraid?, Havard International Review

36 Pier Angelo Toninelli (2000), The rise and Fall of State – Owned Enterprise in the

Western World, Cambridge University Press

37 Robert Millward, The Rise and Fall of State Enterprise in Western Europe 1945 -90,

Economics or Technology or Ideology?

38 Sea Jin Chang (2003), Financial Crisis and Transfomation of Korean Business Group

– The rise and fall of Chaebols, Cambridge University Press, England

Các trang web:

39 http://irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2008/4/14908.ttvn

40.http://www.dddn.com.vn/desktop.aspx/TinTuc/Ban-doc-viet/Tap_doan_kinh_te

41 http://www.vneconomy.com.vn/vie/

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w