1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

39 623 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 191,01 KB

Nội dung

Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân đã đượcHiến pháp năm 1992 khẳng định tại Điều 74 “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về n

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp bách của đề tài

Trong đời sống xã hội, pháp luật XHCN giữ một vai trò vô cùng quantrọng: Là phương tiện thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, là phươngtiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình và là phương tiện đề Nhànước quản lý xã hội

Thanh tra, kiểm tra vốn là một yêu cầu tất yếu khách quan của cơ quanquản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế tăng cường kỷ luật trongquản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) Thanhtra nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý vi phạm, góp phần thúcđẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế tăng cường pháp chế XHCN, bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức vàcông dân

Hoạt động của công tác thanh tra thể hiện trên hai mặt chính là: Thanhtra và xét giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo Trong công tác tiếp công dânxem xét giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền làquan trọng và đặc trưng nhất của hoạt động thanh tra

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân đã đượcHiến pháp năm 1992 khẳng định tại Điều 74 “Công dân có quyền khiếu nại,

tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luậtcủa cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhândân hoặc bất cứ cá nhân nào”

Giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo củ công dân không những bảo vệ,khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời xử lý kịpthời các vi phạm pháp luật, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân màcòn khắc phục được những lệch lạc, sai lầm của cán bộ công chức góp phầngiữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước với nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý

Trang 2

Nhà nước Chính vì vậy, việc đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại,khó khăn vướng mắc để từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả côngtác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân là một việc làm hết sứccần thiết.

3 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu đề tài:

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết đơn thư khiếunại tố cáo để duy trì và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng

và Chính quyền, phát huy quyền dân chủ bình đẳng của công dân trước phápluật nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội góp phần xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam

Với kiến thức tiếp thu được qua đợt học lớp nghiệp vụ cơ bản tại trườngCán bộ Thanh tra và thực tế công tác tại đơn vị đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn

về tầm quan trọng và sự cần thiết trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

của công dân Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài về “Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân – Nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong ngành tư pháp”.

Trong quá trình viết đề tài trên cơ sở học tập nghiên cứu lý luận, trên cơ

sở thực tiễn và giới hạn thời gian nên không tránh khỏi những tồn tại và thiếusót trong đề tài của tôi và mong được sự tham gia, giúp đỡ của các thầy cô vàcác bạn đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Cán bộ Thanh tra đãhướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài tiểu luận này

Trang 3

PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THEO

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.

I Khái niệm chung về khiếu nại, tố cáo.

Khiếu nại, tố cáo là hai phạm trù lịch sử cùng xuất hiện từ khi xã hội cóphân chia giai cấp và có sự ra đời của Nhà nước Nhà nước quản lý xã hộibằng pháp luật thông qua việc quy định cho các chủ thể tham gia các quan hệ

xã hội các quyền và nghĩa vụ tương ứng Trong thực tiến, khi công dân pháthiện có quyết định hoặc hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợiích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tập thể, cá nhân thì công dân có quyềnkhiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Có thể nói khiếunại, tố cáo xuất hiện như một hiện tượng tất yếu của xã hội có giai cấp, có nhànước là do hành vi vi phạm pháp luật gây ra

1 Khái niệm khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo 2005 có quy định:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chứctheo thủ tục Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vì hành chính hoặcquyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành

vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình

2 Khái niệm tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Tại điều 2 khoản 2 Luật, khiếu nại, tố cáo 2005 có quy định:

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo quy địnhbáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền viết về hành vi vi phạm củabất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợiích Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

II Mục đích, ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, dodân, vì dân Đảm bảo công bằng xã hội là mục tiêu của chế độ, phát huy dân

Trang 4

chủ xã hội chủ nghĩa vừa là một phương tiện thực hiện quyền làm chủ củacông dân, vừa là con đường đảm bảo sự công bằng xã hội Do vậy, việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, đúng đắn thể hiện bản chất củachế độ xã hội dân chủ của nhân dân, thể hiện quan điểm là dân gốc của Đảng

và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là mộttrong những quyền cơ bản của công dân Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân kịp thời đúng đắn trước hết là thể hiện bản chất của chế độ xã hội,trách nhiệm của Nhà nước ta với dân Hơn nữa, qua đó Nhà nước điều chỉnhlại các hoạt động để bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng hoànthiện hơn

Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước đãkhôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức Tàisản được trả lại cho dân với giá trị lớn Thu về ngân sách nhà nước một lượnglớn tiền, vàng, ngoại tệ và bất động sản Điều quan trọng hơn, thông qua giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp thời uốnnắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trong quản lý nhànước Nhiều văn bản, chế độ, chính sách đã sửa đổi, bổ xung cho phù hợp vớitình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng đắn có tác dụng tích cực đối với ổnđịnh, phát triển xã hội Ngược lại, nếu giải quyết sai lệch sẽ gây tiêu cực khólường lòng tin của nhân dân vào chính quyền, chế độ bị suy giảm, kỷ cươngphép nước bị coi thường, công bằng xã hội không được bảo đảm

III Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là các quyền và trách nhiệmchung, cùng các quyền hạn cụ thể trong giải quyết khiếu nại, tổ cáo đượcpháp luật quy định

Trang 5

1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

a) Đối với thủ trưởng các cơ quan nhà nước.

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thủ trưởng các cơ quan, tổchức là người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại được quy định

cụ thể tại các điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25.Theo đó, thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm

- Giải quyết Khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính,hành vi hành chính của chính mình và của những người do mình trực tiếpquản lý

- Giải quyết khiếu nại lần hai các khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan cấpdưới trực tiếp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại trừ khiếu nại mà quyết địnhgiải quyết đã có hiệu lực pháp luật hoặc khiếu nại đã được toàn án thụ lý giảiquyết

b) Đối với thủ trưởng các cơ quan Thanh tra

Thẩm quyền và trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của thủ trưởngcác cơ quan thanh tra nhà nước được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo tạiĐiều 26, 27 Cụ thể như sau:

- Tổng thanh tra có thẩm quyền:

+ GIải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giảiquyết lần đầu nhưng còn khiếu nại

+ Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bô, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp dân,giải quyết khiếu nại, thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệulực pháp luật

+ Trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổchức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền

áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét, xử lý đối vớingười vi phạm

Trang 6

2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Được quy định từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật Khiếu nại, tố cáo

a) Đối với thủ trưởng các cơ quan Nhà nước.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc cơ quan nào thì thủtrưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết

- Tố cáo thủ trưởng, phó thủ trưởng thì thủ trưởng cấp trên trực tiếp cótrách nhiệm giải quyết

b) Đối với thủ trưởng các cơ quan thanh tra Nhà nước.

Được quy định trong điều 62, 63 của Luật Khiếu nại, tố cáo Thủ trưởngcác cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm:

- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáothuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan cùng cấp được giao

- Xem xét, kết luận nộidung tố cáo mà thủ trưởng cấp dưới trực tiếp đãgiải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giảiquyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét,giải quyết lại

IV Trình tự, thủ tục giải quyết khiếunại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

1 Trình tự giải quyết khiếu nại.

Để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại đúng đắn, đạt được mục đíchyêu cầu của vụ việc đề ra quá trình giải quyết phải thực hiện tốt các nguyêntắc sau:

- Giải quyết khiếu nại phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật

- Giải quyết khiếu nại phải đảm bảo tính công bằng dân chủ

- Giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng văn bản

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại là thứ tự các công việc phải làmmang tính nghiệp vụ dể giải quyết vụ việc trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc

cơ bản Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thủ tục các bước giải quyếtkhiếu nại bao gồm:

Trang 7

Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại.

Nghiên cứu sơ bộ vụ việc: Đây là một khâu quan trọng của bước chuẩn

bị Mục đích của khâu này là nhằm làm rõ và củng cố nội dung vụ việc.Người ta có thể tiến hành nghiên cứu qua hồ sơ vụ việc, nghiên cứu quađương sự, nghiên cứu tại địa bàn Sau khi hoàn tất cán bộ nghiệp vụ kết thúckhâu này bằng báo cáo vụ việc và đề xuất với cấp có thẩm quyền để làm căn

cứ xử lý, giải quyết

- Thụ lý, giải quyết vụ việc: Căn cứ vào hồ sơ và báo cáo nếu thoả mãn

đủ các điều kiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì trong thời hạn

10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại cấp có thẩm quyền quyết định thụ lý

vụ việc và gửi thông báo cho người khiếu nại biết

- Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc: Kế hoạch cần nêu ra các côngviệc phải làm, tiến độ, thời gian của từng việc cụ thể, dự kiến các tình huốngphát sinh, các điều kiện đảm bảo cần thiết khi tiến hành giải quyết vụ việc

- Tập hợp và nghiên cứu tài liệu liên quan làm căn cứ pháp lý để giảiquyết vụ việc

Bước 2: Thẩm tra, xác minh vụ việc:

Đây là bước quyết định trong xem xét giải quyết vụ viêc Đồng thời nócũng là bước đòi hỏi cao nhất về trình độ nghiệp vụ, năng lực hoạt động nghềnghiệp

- Vận dụng các biện pháp nghiệp vụ cơ bản: Làm việc với người khiếunại, người bị khiếu nại, người có liên quan Kiểm tra, đối chiếu, xem xét thực

tế Yêu cầu giám định nếu cần thiết Tổ chức đối thoại, đối chất Xác nhận cơquan có thẩm quyền Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ Đánh giá thôngtin, xác định căn cứ giải quyết

- Báo cáo thẩm tra, xác minh: Sau khi thu nhập, xác định chứng cứ đểlàm rõ các vấn đề cần thẩm tra, xác minh cán bộ được phân công phải có báocáo thẩm tra xác minh vấn đề đó

Trang 8

Bước 3: Ra quyết định và phân bố quyết định.

- Tổng hợp báo cáo, chuẩn bị tài liệu: Đây là khâu tổng hợp toàn bộ côngviệc đã làm Báo cáo phải đảm bảo nội dung: Tóm tắt khái quát vụ việc khiếunại, quá trình thụ lý các cấp có thẩm quyền, quá trình kiểm tra xác minh, nhậnxét, kiến nghị

- Dự kiến và hoàn chỉnh phương án giải quyết: Để đảm bảo vụ việc đượcgiải quyết chính xác, khách quan, thoả đáng phương án dự kiến giải quyết cầnđược tham khải các bên hữu quan, các đoàn thể, thông báo cho các bên liênquan trước khi giải quyết

- Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại: Nội dung vàhình thức của quyết định giải quyết khiếu nại phải đảm bảo được những yêucầu về nội dung và hình thức theo quy định (Điều 38, Điều 45 Luật khiếu nại,

tố cáo 2005) Quyết định giải quyết khiếu nại có thể được công bố công khaiđối với người khiếu nại và người bị khiếu nại hoặc qua các phương tiện thôngtin đại chúng là tuỳ vào tính chất và tính cần thiết của vụ việc

Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc

- Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cánnhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành

- Lập hồ sơ lưu trữ gồm: Đơn khiếu nại, biên bản ghi lời khiếu nại; vănbản trả lời của người bị khiếu nại; Báo cáo thẩm tra, xác minh; Quyết địnhgiải quyết khiếu nại; các văn bản khác có liên quan

2 Trình tự giải quyết tố cáo.

Giải quyết tố cáo phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Giải quyết kịp thời, theo quy định của pháp luật

- Đảm bảo tính chính xác, khách quan

- Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Bước 1: Chuẩn bị giải quyết

- Giao nhiệm vụ cho Thanh tra viên nghiên cứu, đề xuất vụ việc: Nghiêncứu đơn và các tài liệu, bằng chứng mà người tố cáo cung cấp có thể liên hệ

Trang 9

với người tố cáo để tìm hiểu thêm những phải đảm bảo nguyên tắc giữ bí mậtcho người tố cáo Viết báo cáo tóm tắt nội dung tố cáo, tính chất, mức độ viphạm và đề xuất hướng giải quyết.

- Người giải quyết tố cáo ra quyết định thẩm tra, xác minh trên cơ sở báocáo đề xuất của cán bộ nghiên cứu hồ sơ Quyết định cần nêu rõ họ tên, chức

vụ của cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh; Nội dung thẩm tra, xácminh; thời gian tiến hành; Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quátrình thẩm tra xác minh

Bước 2 : Tiến hành thẩm tra, xác minh

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ: Tiếp xúc với người tố cáo yêu cầucung cấp thêm tài liệu, làm việc với người bị tố cáo (lập biên bản đầy đủ, cụthể, rõ ràng) yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản, kiểm tra các tàiliệu, hồ sơ đối chiếu với các chế độ, chính sách hiện hành

- Kết thúc thẩm tra, xác minh và kết luận sơ bộ vụ việc: Khi đã làm rõcác nội dung cần thẩm tra, xác minh cán bộ nghiệp vụ cần dự thảo và thôngbáo kết luận sơ bộ cho các bên liên quan

Bước 3: Kết luận và xử lý theo thẩm quyền

- Kết luận thẩm tra, xác minh: Đây là phần quan trọng quyết định tínhhiệu quả của quá trình giải quyết tố cáo Kết luạn phải gọn, rõ ràng, chính xác,viện dẫn điều luật phải đầy đủ cả nội dung và hình thức Nội dung văn bản kếtluận gồm các nội dung: Tóm tắt nội dung tố cáo, kết quả đã giải quyết của cấp

có thẩm quyền, kết quả thẩm tra, xác minh từng nội dung, khẳng định sự việcđúng sai của các bên đương sự, nguyên nhân, nội dung các sai phạm, kết luận,kiến nghị về những hành vi vi phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân cóliên quan

- Xử lý theo thẩm quyền: Trên cơ sở kết luận thẩm tra, xác minh và kiếnnghị của cán bộ người có thẩm quyền đưa ra các quyết định, xử lý thích hợp

- Hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ,các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện vàđôn đốc, theo dõi vụ việc, tổ chức rút kinh nghiệm về giải quyết vụ việc

Trang 10

PHẦN II CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TRÊN CẢ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA

I Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng công dân đi khiếu nại, tố cáo

Việc tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là những công việcthường xuyên, liên tục, là những việc làm đầy khó khăn phức tạp Do đó việctìm hiểu nguyên nhân của tình trạng công dân đi khiếu nại, tố cáo sẽ giúp chochúng ta hiểu đúng toàn diện hơn về bản chất các vụ việc

Các vụ việc khiếu nại, tố cáo xảy ra có từ nhiều nguyên nhân khác nhau,nhưng chung quy lại nó đều xuất phát từ việc quyền, lợi ích của nhà nước, củatập thể, của cá nhân bị xâm hại Nhìn một cách khách quan có khi cũng chothấy một số văn bản của một số cơ quan đại diện cho nhà nước khi ban hànhvăn bản ra, bản thân nó cũng ẩn chứa hai mặt của một vấn đề, khi thực hiện

nó mới bộc lộ lên trên thực tiễn Một mặt nó thể hiện tính đúng đắn, tích cực,đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người, và phù hợp với xu thế phát triểncủa thời đại, của xã hội Mặt khác nó có hạn chế, thậm chí nó đe doạ gây thiệthại đến quyền, lợi ích của một số bộ phận nhân dân, bên cạnh đó không ít một

số địa phương, cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền trogn việc thihành chính sách pháp luật đã lợi dụng để trục lợi cho bản thân, tham nhũng,tiêu cực, gây nhũng nhiễu nhân dân Bởi vậy, công dân đi khiếu kiện các cơquan nhà nước là một tất yếu khách quan

II Những kết quả đã đạt được

Nước ta từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm

1945 cho đến nay quan điểm của Đảng, nhà nước ta luôn luôn coi trọng côngtác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo coi việc Khiếu nại, tố cáo là một hìnhthức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội

là hình thức để nhân dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức xã hội và của công dân

Trang 11

Những năm qua, công tác tiếp công dân được Đảng, Nhà nước ta cũnghết sức quan tâm hơn, tạo điều kiện về các mặt để đưa công tác này đi vàohoạt động nề nếp hơn, nhằm giúp cho người dân được thực hiện các quyềnKhiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, được quyền bày tỏ các kiếnnghị, đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề cóảnh hưởng liên quan đến mình hoặc có lợi cho nhà nước cho xã hội và chocộng đồng, góp phần phát huy nhân tố tích cực trong xã hội.

Bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lýcao như Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật thanh tra và các nghị định hướng dẫn thihành, đặc biẹt quan trọng phải kể đến nghị định 136/2006 NĐ – CP ngày 14tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhLuật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Khiếunại, tố cáo… Nhà nước ta đã tạo ra một hệ thống pháp lý quy định cụ thể vềcác vấn đề có liên quan, trong đó nhấn mạnh đến vị trí, vai trò trách nhiệmcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của các cán bộ làm công tác tiếpdân

Quyền và nghĩa vụ của công dân

Song song với việc ban hành các văn bản pháp quy về công tác này nhànước ta cũng đã quan tâm hơn đến công tác tiếp công dân bằng cách tríchnguồn kinh phí đáng kế cho hoạt động xây dựng công sở, mua sắm các trangthiết bị (Bàn ghế làm việc, quạt điện….) cho phòng tiếp công dân, cơ sở vậtchất dành cho công tác này so với trước đây có sự quan tâm hơn, tiến bộ hơn.Nhận thức của cán bộ làm công tác tiếp dân giải quyết đơn thư Khiếunại, tố cáo ngày càng nâng cao, chế độ đãi ngộ có phần ưu đãi, nên họ yêntâm, ổn định trong công tác

Công tác giải quyết đơn thư Khiếu nại, tố cáo của công dân được Đảng,Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo từ trung ương đến địa phương Các cơ quanhành chính nhà nước đã có chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ giải quyết đơn thư Khiếu

Trang 12

nại, tố cáo của công dân đạt được hiệu quả cao hơn số đơn thư Khiếu nại, tốcáo vượt cấp giảm, các “điểm nóng” về Khiếu nại tố cáo không còn nhiều.Nhờ làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết Khiếu nại, tố cáo củacông dân nên hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước nâng lên, niềmtin của nhân dân về Đảng về công cuộc đổi mới đất nước ngày càng tăng.

III Những tồn tại

Mặc dù đã được cải thiện đáng kể cơ sở vật chất nhưng nhiều đơn vị, cơquan, địa phương vẫn chưa bố trí được phòng tiếp công dân, để tạo điều kiệncho công dân phản ánh kiến nghị, Khiếu nại, tố cáo Tình trạng bố trí phòngtiếp công dân kiêm phòng làm việc vẫn còn Nhiều cơ quan, đơn vị, địaphương không trang bị hoặc trang bị quá sơ sài cho phòng tiếp công dân gâytâm lý, thái độ không hài lòng cho người dân Vẫn còn tình trạng thủ trưởngcác cơ quan, đơn vị, địa phương bố chí chưa đủ ngày tiếp công dân theo quyđịnh hoặc nếu bố chí thì cũng qua loa, hình thức trên các bảng phân côngnhiệm vụ sau đó lại giao cho cấp dưới tiếp Đây là tình trạng xảy ra khá phổbiến ở Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường ở một số địa phương trong cả nước.Điều đó thể hiện trong nhận thức và hành động của một số ít cán bộ lãnh đạovẫn còn chưa đúng

Tình trạng tổ chức tiếp công dân chưa nghiêm túc, thái độ tiếp công dânthiếu khiêm tốn, thiếu lịch sự, gây phiền hà, xách nhiễu nhân dân vẫn còntrong một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức của các ngành các cấp

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân thiếu chính xácthiếu khách quan, không áp dụng đúng quy định của pháp luật chậm, kéo dàithời gian vẫn còn

Tất cả những tồn tại, hạn chế đó ít nhiều ảnh hưởng đến niềm tin củanhân dân khi đến trụ sở tiếp công dân tại các cơ quan đơn vị, địa phương Đó

là những tồn tại mà lâu nay chúng ta vẫn nói nhiều, phê phán nhiều mà vẫnchưa giải quyết triệt để Vì vậy nhà nước ta cần phải có những giải pháp đểkhắc phục những tình trạng trên

Trang 13

PHẦN III NGHIỆP VỤ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NGÀNH TƯ PHÁP.

I Những quy định chung

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đượcquy định theo tại điều 74 Hiến pháp 1992, được cụ thể hoá trong Luật Khiếunại, tố cáo 1998, các luật sửa đổi, bổ xung một số điều Luật Khiếu nại, tố cáo.Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt giúp cơ quan, tổchức, công dân bảo vệ được các quyền lợi ích hợp pháp của mình; mặt khác,đây cũng chính là một trong những biện pháp góp phần ổn định tình hình anninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tìnhhình khiếu nại tố cáo có lúc, có nơi diễn biến rất phức tạp

Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như: Pháp lệnh thi hành

án dân sự; Luật dân sự; Nghị định số 158/2005/NĐ- CP của Chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ tịch, Luật công chứng năm 2006… Ngoài ra, cácThông tư, Công văn của Thanh tra Chính phủ, Bộ tư pháp và các Bộ, ban,ngành là những văn bản chuyên ngành điều chỉnh về công tác giải quyết khiếunại, tố cáo

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo,ngoài các văn bản pháp lý như Hiến pháp, Luật khiếu nại, tố cáo… gần đâyĐảng và Nhà nước ta tiếp tục đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắnnhằm thúc đẩy một bước hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Cụthể, năm 2000 Bộ chính trị đã ra Chỉ thị số 53/CT – TW về một số công việccấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000; Nghị Quyết08/NQ – TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâmcông tác tư pháp trong thời gian tới; chỉ thị 09/CT – TW của Ban bí thưTrung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách trong giải quyết khiếu nại tố cáohiện nay, nghị quyết chuyên đề của Quốc hội năm 2004 giao Chính phủ chỉ

Trang 14

đạo các cấp, các ngành nâng cao hiệu quả, có những biện pháp hữu hiệu chấnchỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo….

Ngành Tư pháp theo nghĩa rộng bao hàm nhiều cơ quan tham gia tố tụngnhư công an, toà án, viện kiểm soát, thi hành án… Trong chuyên đề này, kháiniệm Ngành Tư pháp được hiểu là gồm các cơ quan có chức năng thực hiệncông tác thi hành án dân sự và các công việc có tính chất bổ trợ tư pháp vàhành chính tư pháp như công chứng, hộ tịch, bán đấu giá tài sản….Đó là một

hệ thống cơ quan do Bộ Tư Pháp- Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp trong toàn quốc từTrung ương đến địa phương, bao gồm Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và các Phòng

Tư pháp Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quannày, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có một vị trí, vai trò rất quan trọng

Để khái quát nội dung quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trongngành Tư Pháp, chúng tôi mô hình hoá quy trình bằng sơ đồ sau:

II Tiếp nhận, xử lý ban đầu đơn khiếu nại, tố cáo.

1 Nguồn đơn gửi đến

Đơn của công dân, tổ chức gửi đến ngành Tư Pháp, thông qua các nguồnsau:

- Qua đường bưu điện;

- Gửi trực tiếp tại Phòng tiếp công dân cơ quan;

- Do các đồng chí Lãnh Đạo Đảng, Nhà nước, Đại biểu, Đoàn đạibiểu, các cơ quan của quốc hội; Đại biểu hội đồng nhân dân; Uỷ ban mặt trận

tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan Trung ương; cơquan báo chí….chuyển đến

2 Tiếp nhận đơn

Những trường hợp người khiếu nại, tố cáo đến Phòng tiếp công dân của

Bộ Tư pháp trình bày thì trước hết, công chức thường trực tiếp dân yêu cầunhững người này xuất trình các giấy tờ tuỳ thân cần thiết, trường hợp không

Trang 15

có đủ giấy tờ theo quy định như chứng minh thư, giấy uỷ quyền…thì kiênquyết không tiếp Trên cơ sở đó, công chức thường trực tiếp công dân thôngbáo tới các đơn vị chức năng để cử người tiếp công dân, nếu chưa có đơn, thìyêu cầu, hướng dẫn viết đơn khiếu nại, tố cáo và yêu cầu người đó ký tênhoặc điểm chỉ vào biên bản; nếu khiếu nại không đúng thẩm quyền thì hướngdẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết (Trừ tố cáo) Cán bộtiếp dân phải thực hiện và yêu cầu công dân thực hiện đúng các quy địnhtrong Quy chế và Nội uy tiếp công dân của Chính phủ và của cơ quan Việctiếp công dân khiếu nại, tố cáo chỉ được tiến hành tại phòng tiếp công dân, trừtrường hợp đặc biệt do Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo tiếp tại phòng họp nhấtđịnh.

- Đơn gửi đích danh Bộ Trưởng thì Thư ký Bộ trưởng có trách nhiệmnghiên cứu, báo cáo để Bộ trưởng quyết định việc xử lý

- Đơn gửi Thứ trưởng thì chuyên viên giúp việc có trách nhiệm nghiêncứu, báo cáo để Thứ trưởng xử lý;

- Thanh tra Bộ tiếp nhận các đơn vị gửi Bộ Tư pháp, Thanh tra Bộ, đơn

do Lãnh đạo Bộ giao Sau khi nhận đơn, Thanh tra có trách nhiệmnghiên cứu, phân loại, vào sổ theo dõi và xử lý từng trường hợp

- Các đơn vị thuộc Bộ, sở Tư pháp tuỳ theo chức năng, chuyên môncủa mình, sau khi nhận được đơn của tổ chức, công dân gửi đến, doThanh tra hoặc các nguồn khác chuyển tới cũng phải tiến hành nghiêncứu, phân loại vào sổ theo dõi

3 Phân loại đơn, đăng ký vào sổ theo dõi và sổ thụ lý.

Căn cứ nội dung đơn, thư gửi đến ngành Tư pháp được phân thành hailoại:

a1 Đơn khiếu nại, tố cáo gồm:

- Đơn khiếu nại;

- Đơn tố cáo;

- Đơn có cả nội dung khiếu nại và tố cáo

Trang 16

a2 Đơn, thư khác gồm:

- Đơn, thư phản án, kiến nghị:

- Thư cảm ơn;

- Đơn đề nghị giải đáp pháp luật…

Trong phạm vi cuyên đề này chỉ đề cập đến quy trình xử lý đơn có nộidung khiếu nại, tố cáo, các đơn, thư khách tuỳ từng trường hợp, thủ trưởngcác cấp quyết định việc xử lý

- Các đơn vị nhận được đơn đều phải vào sổ theo dõi theo mẫu chungthống nhất, phân rõ các loại khiếu nại, tố cáo và các loại khác Riêng đối vớiđơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì đơn vị nhận đơn xử

lý nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5, điều 6 và

xử lý nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ –

CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của luật khiếu nại, tố cáo

- Các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền thì vào sổ thụ lý

và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo được biết

4 Các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết.

Theo khoản 8 điều 1, Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Khiếu

nại, tố cáo năm 2005 thì “Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:

(1) Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

(2) Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.

(3) Người đại diện không hợp pháp.

(4) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết.

(5) Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

(6) Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản

án, quyết định toà của toà án”.

Trang 17

5 Các trường hợp tố cáo không xem xét giải quyết.

- Tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp

II Nghiên cứu đơn.

Sau khi đã qua việc xử lý đơn ban đầu, cần tập trung nghiên cứu để cóhướng xử lý tiếp những đơn thuộc thẩm quyền Nội dung nghiên cứu chủ yếu

là đi sâu về nội dung trình bày trong đơn và các tài liệu gửi kèm theo Đây làcông việc đòi hỏi phải hết sức cẩn thận và kỹ càng theo trình tự:

- Đọc và tóm tắt nội dung;

- Ghi chép, đánh dấu nội dung quan trọng

Giai đoạn này phải xác định cho được những yêu cầu sau:

+ Nội dung đơn đề cập, khiếu nại hay tố cáo: Nghiên cứu, đọc và tìm rabản chất của vấn đề, chọn lọc vần đề nào là chủ yếu

+ Xác định yêu cầu mấu chốt của đơn: Nếu trong đơn có nhiều nộidung, nhiều yêu cầu thì phải phân chia rạch ròi từng nội dung thuộc lĩnh vựcnào và cơ quan nào giải quyết, đã giải quyết đến cấp nào của từng nộidung… và cuối cùng rút ra vấn đề nào là mấu chốt được nêu trong đơn yêucầu

III Xử lý, giải quyết đơn.

1 Đơn khiếu nại.

1.1 Các đơn thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

Cán bộ xử lý phải xác định thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vịtrên cơ sở các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởngđược quy định trong Luật Khiếu Nại, tố cáo; Điều 60 pháp lệnh thi hành ándân sự năm 2004 Cụ thể, Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết đối với:

Trang 18

- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng,của cán bộ, công chức do Bộ trưởng quản lý trực tiếp Trường hợp này, Bộtrưởng căn cứ vào nội dung, tính chất vụ việc để khiếu nại để Giao Chánhthanh hoặc Thủ trưởng đơn vị khác thuộc Bộ hoặc giao Chánh Thanh tra chủtrì, phối hợp cùng thủ trưởng đơn vị khác tiến hành xác minh, kết luận và kiếnnghị giải quyết

- Các khiếu nại mà thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết lần đầunhưng còn có khiếu nại

- Khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp đã giải quyếtlần đầu nhưng còn khiếu nại

- Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ trưởng banhành; khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Thủ trưởng đơn vịthuộc Bộ ban hành, của Giám đốc sở ban hành và đã được cấp này giải quyếtlần đầu nhưng còn khiếu nại trường hợp này, Bộ trưởng giao Chánh Thanhtra hoặc Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ xác minh, kết luận, kiến nghị việc giảiquyết

+ Thủ tục giải quyết.

Điều 34, Điều 41 Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành quy định về thời hạnthụ lý đơn khiếu nại, Trong thời gian 10 ngày từ khi nhận đơn có đủ điều kiện

để thụ lý, Thanh tra hoặc các đơn vị nhận được đơn phải thụ lý để giải quyết

và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết

Đơn vị được Bộ trưởng giao giải quyết sẽ tiến hành các thủ tục cầnthiết để xác minh, báo cáo với Bộ trưởng về kế hoạch giải quyết; dự thảoquyết định xác minh và sau đó chuẩn bị để Bộ trưởng gặp gỡ, đối thoại trựctiếp với người khiếu nại, ngời bị khiếu nại Bước tiếp theo là tiến hành xácminh, dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận, kiến nghị việc giảiquyết, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, kết luận, kiến nghị việc giảiquyết, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại và lưu trữ hồ sơ

Trang 19

* Người được giao xác minh, giải quyết khiếu nại phải tổ chức việc đốithoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết trước đó (nếucó), người có quyền nghĩa vụ liên quan Pháp luật quy định việc đối thaọi làbắt buộc khi giải quyết khiếu nại lần đầu, đối với việc giải quyết khiếu nại lầnhai, việc gặp gỡ, đối thoại chỉ thực hiện khi thấy cần thiết Khi đối thoại,những ngời tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra bằng chứngliên quan đến vụ việc mà những người yêu cầu của mình, việc đối thoại phảilập thành biên bản.

* Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại

Đơn vị, người được giao thực hiện có trách nhiệm tiến hành các biệnpháp nghiệp vụ để xác minh, làm rõ và kết luận những nội dung đơn nêu, báocáo kiến nghị, biện pháp giải quyết, dự thảo quyết định giải quyết khiếu nạitrình thủ trưởng

* Hồ sơ giải quyết khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ, gồm có:

- Đơn khiếu nại hay văn bản ghi lời khiếu nại;

- Văn bản trả lời của người bị khiếu nại

- Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bảngặp gỡ, đối thoại

- Quyết định giải quyết khiếu nại

- Các tài liệu có liên quan

Hồ sơ giải quyết khiếu nại được lưu trữ theo quy định về lưu trữ hồ sơ,phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu Trường hợp người khiếu nại khởikiện vụ án hành chính tại Toà án thì hồ sơ này được chuyển cho Toà án khi cóyêu cầu

* Thông báo kết quả giải quyết

Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nạiphải được thông báo công khai cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người

có quyền nghĩa vụ liên quan Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc công

Ngày đăng: 04/07/2016, 03:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật khiếu nại, tố cáo (được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998) và các Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2002, 2005 Khác
2. Nghị định số 136/2006/NĐ –CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo Khác
3. Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Bộ Tư pháp Khác
5. Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/08/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp Khác
6. Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp Khác
7. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra 8. Tập bài giảng về nghiệp vụ cơ bản công tác thanh tra của Trường Cánbộ Thanh tra Khác
9. Một số văn bản pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng, sách do trường Cán bộ Thanh tra soạn thảo, NXB Thống kê – Hà Nội- Năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w