1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân lớp 12

23 804 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 230,58 KB

Nội dung

Phương pháp dạy học không vì mục đích tự thân của nó, cũng không được rútra từ ý muốn chủ quan của người dạy, mà phương pháp dạy học được quy định bởi nộidung, đặc điểm kiến thức của từn

Trang 2

Câu tục ngữ: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng mộtlàm” Chính là sự thể hiện tuyệt vời của phương pháp dạy học tích cực mà ngày naychúng ta đang trang bị, chia sẻ cho nhau Mục đích là thực hiện được giờ giảng theohướng hiện đại và hơn hết là giờ giảng hiệu quả, mang lại hạnh phúc cho cả người dạylẫn người học

Việc thực hành phương pháp dạy tích cực đòi hỏi phải xây dựng một quan hệtốt giữa người học và giáo viên - thông qua các phương pháp dạy tích cực người giáoviên phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, kỹ năng và văn hóa giao tiếp tốt.Chưa kể là việc dạy và học phải có liên hệ với thực tế … Cách dạy này thực sự là một

áp lực nhưng là một áp lực tích cực nhằm khuyến khích, nâng cao chất lượng dạy vàhọc

Môn Giáo dục công dân là môn trực tiếp trang bị cho học sinh một cách tổngquát về nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, hiểu biết và thực hiện pháp luật trongđời sống Nhiệm vụ của chúng ta là dạy học Nhiệm vụ của học sinh là học những gìchúng ta dạy vì lợi ích thực tiễn của việc học mang lại cho mỗi con người mà ai cũngbiết

Khi chúng ta thay đổi, các em sẽ thay đổi và cả thế giới sẽ thay đổi theo Việc

chúng ta sử dụng phương pháp dạy học tích cực là đã “chuyển mình” trong việc “dạy sao” cho học trò thích học Chúng ta đã cho bản thân và đồng nghiệp một phương

pháp dạy mở, tức là tùy vào bài học, tình hình học sinh của từng lớp mà chúng ta có

“cách dạy” sao cho thích hợp, lôi cuốn học sinh cùng tham gia vào tiết học, ngay từ

bài học, phút học đầu tiên

2 Cơ sở lý luận của việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân lớp 12

Trang 3

a Giải thích các khái niệm

* Phương pháp và phương pháp dạy học

+ Phương pháp la thuật ngữ từ tiếng Hy Lạp “methodos”, có nghĩa là con

đường, cách thức vận động của sự vật hiện tượng nhằm đạt được mục đích Nghĩachung nhất của phương pháp thường được hiểu là cách thức, phương tiện, giải phápđược chủ thể sử dụng để thực hiện mục đích nhất định Còn theo nghĩa khoa học,phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luậtkhách quan để điều chỉnh hoạt động, nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiệnmục tiêu nhất định Như vậy có thể hiểu phương pháp là sự đúc kết kinh nghiệm, làkhoa học và còn là nghệ thuật sáng tạo mang đậm dấu ấn của chủ thể trong việc lựachọn và sử dụng các phương pháp trong từng trường hợp cụ thể

Phương pháp luôn gắn với hoạt động có ý thức của co.n người, là hình thức thểhiện nội dung hoạt động Mỗi nội dung cần có một hình thức thể hiện khác nhau để cóthể là một “cặp đôi” hoàn chỉnh, đặc trưng cho hoạt động đặc biệt là hoạt động dạyhọc

Nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII René Descartes nhấn mạnh nếu thiếu phươngpháp trong hoạt động thì người có tài cũng không thể đạt kết quả, còn nếu có phươngpháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi thường

+ Phương pháp dạy học: Dạy học là hoạt động được đặc trưng bởi quá trình

giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh thông qua một phương phápđặc thù gọi là phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là việc sử dụng hệ thốngphương pháp giảng dạy và việc sử dụng phương pháp học tập nhằm thực hiện mụcđích, yêu cầu học tập đề ra phù hợp với cấp học, người học chương trình học cụ thể đãđược xác định

Trang 4

Phương pháp dạy học không vì mục đích tự thân của nó, cũng không được rút

ra từ ý muốn chủ quan của người dạy, mà phương pháp dạy học được quy định bởi nộidung, đặc điểm kiến thức của từng bộ môn, từng bài học, người học … Việc sử dụngphương pháp dạy học nào phải được người giáo viên lựa chọn để tổ hợp thành cáchthức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, lĩnh hội kiến thức dưới sự chỉđạo của người thầy ngằm thực hiện nhiệm vụ học

Phương pháp dạy học quyết định đến sự thành công của quá trình dạy học: Mụctiêu bài học có đạt được hay không, các yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng, tư tưởng vànăng lực nhận thức Phương pháp dạy học kết hợp với nghiệp vụ chuyên môn cao, kỹnăng giao tiếp … làm cho học sinh yêu thích giờ học, môn học và vận dụng nhữngđiều đã học vào cuộc sống Phương pháp dạy học tạo nên giá trị, dấu ấn về người thầytrong lòng học sinh … rất khó phai mờ

* Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực, hay phương pháp giáo dục chủ động, phươngpháp sư phạm hiện đại … là những cách gọi để chỉ những phương pháp, cách thức, kỹthuật đề cao chủ thể nhận thức, chủ yếu phát huy tính tự giác, nhiệt tình chủ động củangười học, làm cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, người học được tham gia làmviệc, được sáng tạo … giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình,

đề xuất ý kiến, tự nguyện trình bày hay tham gia tranh luận trước tập thể và người dạy

Thực chất phương pháp dạy học tích cực là hướng tới khả năng chủ động, sángtạo của người học chứ không phải hướng tới việc phát huy tính tích cực của người d.người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh phương pháp tựhọc độc lập suy nghĩ thông qua việc thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thâm nhập thực

Trang 5

tế theo mục tiêu, nội dung của bài học, người thầy là người tổng hợp hoạt động, ý kiếncủa người học để xây dựng nội dung bài học.

Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực giờ giảng của một giáo viêntrở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa Người học là trung tâm nhưng vai trò uy tíncủa người thầy được đề cao hơn Nhờ áp lực của phương pháp dạy học tích cực, khảnăng chuyên môn của người thầy sẽ phải tăng lên bởi kiến thức của từng nội dung bàihọc phải được cập nhật liên tục để đáp ứng những tình huống, câu hỏi của người họctrong thời đại thông tin mở rộng và mới mẻ

Mối quan hệ giữa thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp khi cùng làm việc vớinhau, cùng giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung và cuộc sống của ngườihọc

Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực người học sẽ thấy học đượchọc chứ không bị học Người học được làm việc, được nói, chia sẻ những kiến thứckinh nghiệm của mình song song với bổ sung kiến thức, kinh nghiệm từ người dạy,bạn bè Cách học này làm tăng khả năng ghi nhớ, vận dụng vào thực tế gấp nhiều lần

so với cách học truyền thống Từ đó người học được tự tin khám phá năng lực của bảnthân mình, có trách nhiệm, biết chia sẻ và tìm thấy vị trí, giá trị của bản thân với cộngđồng

Charles Handy, nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng người Anh đã nói: “Để làm cho tương lai trở thành hiện thực, chúng ta cần phải tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình Đó là điều mà các trường học phải dạy cho mọi người”.

Chỉ khi người học tự mình khám phá kiến thức, tự học, tự làm, tự bổ sung chonhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thóiquen hàng ngày của họ

Trang 6

Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực, quan hệ thầy trò trong việc dạy vàhọc cũng đổi khác Người học trở nên chủ động trong việc học; chủ động tìm kiếmkiến thức, có thể thu nhận kiến thức không phải chỉ từ người thầy mà còn từ nhiềunguồn khác nữa Người thầy trở nên quan trọng hơn vì giữa biển tri thức mênh mông,điều gì cần gạn lọc, sử dụng và ứng dụng chúng vào cuộc sống, vào công việc, như thếnào … Tất cả những điều ấy đều cần đến sự hướng dẫn của người thầy Sự thay đổiquan hệ thầy trò trong việc dạy và học này yêu cầu người học cần hiểu rõ mình là ai,mình muốn là người như thế nào sau này và điều gì cần học và muốn học cái gì …Người dạy càng phải phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn, tự học, tự sáng tạo để có thể đảmnhận và xứng đáng trong vai trò mới mà sự phát triển của ngành giáo dục đòi hỏi.

Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực là:

Thứ nhất: Dạy học lấy người học làm trung tâm

Vì lẽ cơ bản, học sinh là đối tượng của hoạt động giáo dục, của dạy học, nhàtrường tồn tại là vì học sinh Bằng hoạt động học tập, người học tự hình thành và pháttriển nhân cách của mình, không ai có thể làm thay được Vị trí trung tâm của học sinhtrong quá trình học tập cần phải đặt đúng vị trí của nó như đã vốn có Việc phát huytính chủ động, tích cực, khơi dậy tài năng của mỗi một cá nhân học sinh có ý nghĩakhông phải chỉ hôm nay mà còn là hành trang cho các em bước vào cuộc sống sau này

… Làm được điều này chỉ có thể là mọi hoạt động giáo dục - trong đó trọng tâm làviệc dạy học, phải được tiến hành có kế hoạch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người giáoviên

Thứ hai: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Kế hoạch học tập, bài giảng phải được thiết kế trước trong giáo án chứ khôngphải thực hiện một cách ngẫu hứng, tùy tiện Người dạy phải thông báo cho học sinh

Trang 7

vào cuối buổi học những công việc cần chuẩn bị cho giờ học kế tiếp, phân công nhiệm

vụ rõ ràng, để người học phải có tâm thế chuẩn bị, tham gia và hợp tác Trong khi tiếnhành giờ học, người dạy phải linh hoạt thay đổi các hoạt động cho phù hợp với thực tếgiờ học và nội dung bài học, Nhằm kích thích người học hoạt động tích cực, tạo sựhưng phấn cho giờ học Có như thế, mục tiêu dạy học, bài học mới được đảm bảothành công

Thứ ba Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học trong dạy học

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta “Về việc học phải lấy tự học làm cốt”.Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học, khả năng pháthiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn Phương pháp tự học hướngđến việc khơi dậy khả năng suy nghĩ, làm việc, nắm bắt kỷ cương và con đường đi đếnkiến thức mới Muốn làm được điều này học sinh buộc lòng phải làm việc nhiều hơnvới sách vở (giáo khoa và sách tham khảo), làm bài tập, tự học ở ngoài trường và lớp

… kết hợp với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên bộ môn Bồi dưỡng khả năng tựhọc chính là sự chuẩn bị cần thiết cho khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn trongviệc làm, thực tế sau này của người học, giúp họ có thể tự tin hòa nhập, tự vượt quanhững áp lực, khó khăn, hướng đến tương lai của bản thân và sự phát triển của tập thể

mà họ là thành viên

Thứ tư: Hoàn thiện học của cá nhân phối hợp với học tập hợp tác tập thể.

Những tri thức mà học sinh khám phá dễ mang tính chủ quan, phiến diện, dovậy các em cần trao đổi, hợp tác tri thức cá nhân được kiểm nghiệm tăng tính kháchquan và khoa học Đồng thời tạo thói quen giao tiếp, khả năng thuyết phục, lắng nghe,nói trước đám đông … ý thức hợp tác, chia sẻ và tính kỷ luật …

Trang 8

Dạy học thông qua hợp tác tạo nên quan hệ bình đẳng giữa người học và môitrường học tập an toàn là điều kiện để xây dựng tình bạn, tính cạnh tranh lành mạnh,thói quen chia sẻ, tính trách nhiệm Xây dựng quan hệ thầy - trò - bạn bè tốt đẹp khôngchỉ lúc còn đi học mà cả trong cuộc sống và công việc sau này.

Thứ năm: Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò

Trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh là rất quan trọng để giáo viên nắmbắt được thực trạng học tập của học sinh và điều chỉnh việc dạy sao cho phù hợp hơn,đạt kết quả cao hơn Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên phải hướng dẫn họcsinh biết tự đánh giá khả năng, sự hiểu biết của mình để điều chỉnh việc học; giáo viênphải tạo điều kiện thuận lợi để người học được tham gia, và biết cách đánh giá bảnthân Thông qua việc đánh giá khích lệ nhau, nhận ra được ưu điểm và hạn chế củatừng cá nhân để khắc phục, đánh giá việc học tập phải dựa trên tiêu chuẩn văn hóađánh giá tức là tìm ra được ưu điểm và đề nghị được giải pháp sửa chữa khuyết điểm

… Có làm được điều này thì phương pháp dạy học tích cực với đặc trưng thứ năm làđánh giá việc học - người học mới thực sự có ý nghĩa!

Tuy nhiên khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực chúng ta cũng gặpmột số trở ngại như: Lớp học đông không áp dụng được phương pháp mới, người họclười phát biểu, thụ động, sợ không đủ thời gian, cháy giáo án Người học thì e dè, ngạilàm việc, chỉ thích nghe ghi, ngại đứng dậy phát biểu trước lớp, sợ thầy áp dụngphương pháp mới, kiến thức không được cô đọng lại rõ ràng mà thi lại tiến hành theokiểu học cũ … Để khắc phục những trở ngại này phải có thời gian để người dạy thựchành và rút kinh nghiệm … Trước mắt có thể thực hiện những điều sau để có giờgiảng thành công như:

Trang 9

Tìm hiểu kỹ về người học, đặc biệt là nhu cầu, mong đợi của họ đối với mônhọc của mình phụ trách để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Chuẩn bị kỹ bài giảng: Chọn thông điệp ý nghĩa nhất để chuyển tải nội dung.Tốt nhất bài giảng nên tuân theo quy tắc số 3: Chia bài giảng thành 3 phần, mỗi phần 3

ý … cùng với các ví dụ, tư liệu minh họa cụ thể, sinh động

Giao tiếp với người học: Tôn trọng và là người bạn cùng với thái độ thân thiện,lịch sự, nhẹ nhàng, sự khuyến khích sẽ cho người thầy rất nhiều cơ hội để mở rộng tâmhồn và trí tuệ của người học …

Rút kinh nghiệm sau từng giờ giảng Về nội dung bài giảng, phong cách, ứng

xử của giáo viên … Bằng cách xin nhận xét của học trò qua phiếu không ghi tên …

Điều cuối cùng, chúng ta cần nhớ là học phương pháp nhưng không phụ thuộc vào phương pháp Tất cả sự thành công của giờ học và nhiều giờ học tiếp nối sẽ được quyết định bởi bản lĩnh, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tấm lòng

của người giáo viên có duyên với nghề dạy học.

b Phương pháp dạy học tích cực thường được vận dụng trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12:

Hiện nay có rất nhiều biện pháp để thực hiện phương pháp dạy học tích cực, cóthể sử dụng vào tất cả các bài dạy trong chương trình giáo dục công dân ở cấp trunghọc như:

- Biện pháp kích thích động não

- Biện pháp xử lý tạo tình huống

- Biện pháp thảo luận nhóm

- Biện pháp đóng vai

- Biện pháp vấn đáp (đàm thoại)

Trang 10

- Biện pháp nêu vấn đề.

Không biện pháp nào được coi là tối ưu cho cả một bài học, tiết học Do đó việclựa chọn, kết hợp và sử dụng biện pháp nào là phụ thuộc rất lớn vào vai trò Người thầy

– Mục đích là trao kiến thức, tránh nhàm chán và tạo nên sự yêu thích “Dạy học là

phải chạm được vào tâm hồn và trái tim người học”.

+ Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân lớp 12.

- Cơ sở triết học: Theo quan điểm triết học Mác Lênin, bản chất con người là

tổng hòa mối quan hệ xã hội Trong các yếu tố hình thành nên bản chất con người,giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng Vì vậy để phát triển bản chất con người theohướng tích cực cần tạo ra hoàn cảnh môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có thểtác động đến con người, giúp con người được giáo dục theo nhiều phương diện khácnhau, từ hoạt động nhận thức thực tiễn đến quan hệ ứng xử, điều chỉnh hành vi …Tóm lại là các khả năng hướng đến sự phát triển toàn diện của người công dân mớitheo yêu cầu của xã hội

Giáo dục công dân là môn học có đặc điểm tri thức mang tính khái quát hóa vàtrừu tượng cao Chương trình giáo dục công dân tập trung khá nhiều nội dung liênquan đến các phân môn khác, chứa đựng kiến thức các môn khoa học khác nhau Ởtrường trung học phổ thông môn giáo dục công dân trực tiếp trang bị cho học sinh mộtcách tổng quát về nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức và ý thức pháp luật Mục tiêunày hình thành nội dung cơ bản của sách giáo khoa các cấp học; là môn học được xem

là “khó, khô, khổ” đối với cả người dạy lẫn người học, do đó việc giáo viên biết sửdụng các phương pháp dạy học tích cực để đưa những nội dung rất khái quát ấy vàothực tiễn đời sống giúp học sinh tiếp cận, nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản môn

Trang 11

giáo dục công dân để dần dần hình thành cho bản thân thế giới quan đúng đắn vàphương pháp luận khoa học, giúp học sinh nâng cao hiệu quả quá trình hoạt động nhậnthức và thực tiễn của bản thân.

- Cơ sở tâm lý giáo dục học:

Đối với môn giáo dục công dân “mục tiêu dạy người” luôn được xác định làquan trọng nhất, luôn ở vị trí hàng đầu trong việc định hướng, phát triển nhân cách,tâm hồn của học sinh Mỗi học sinh là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, pháttriển xã hội Trong giai đoạn hiện nay vì nguyên nhân khác nhau, tình trạng suy thoáiđạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên đã đặt ra cho xã hội

và ngành giáo dục (đặc biệt là ở bộ môn giáo dục công dân) phải có những biện pháp,giải pháp để góp phần điều chỉnh những suy nghĩ, nhận thức, hành vi lệch chuẩn đó

Với những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý và điều tra xã hội học gần đây chothấy ở lứa tuổi trung học, học sinh không thỏa mãn với vai trò người tiếp thu thụ động,chấp nhận giải pháp có sẵn mà các em có ham muốn, một yêu cầu là được lĩnh hội độclập các tri thức và được phát triển kỹ năng cá nhân Đó là một yêu cầu đặt ra chongành giáo dục nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng Chỉ có thay đổiphương pháp dạy học tích cực mới có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chếnhững điểm yếu về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh bậc trung học, mang lại hiệu quảdạy học cao hơn, tạo sự yêu thích, thoải mái cho cả người dạy lẫn người học

Luật giáo dục, điều 28, khoản 2, 2005 chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Ngày đăng: 03/09/2015, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w