1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của xã hội học về thiết chế xã hội, đặc trưng, chức năng của thiết chế xã hội, ứng dụng, vai trò của thiết chế xã hội trong việc phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

19 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 57 KB

Nội dung

I.Robersons còn cho rằng, thiết chế xã hội hay những mô hình hành vi của con người được thiết chế hóa do những nhu cầu khách quan của các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau quy định.. O

Trang 1

- Nhóm lớp:

- Giáo viên hướng dẫn:

- Tên đề tài: Quan điểm của xã hội học về thiết chế xã hội, đặc trưng, chức năng của thiết chế xã hội, ứng dụng, vai trò của thiết chế xã hội trong việc phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

- Danh sách nhóm:

1

2

3

4

5

6

7

8

- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

………

………

………

………

………

Chữ Ký ……….

MỤC LỤC

Trang CHƯƠNG I:

Trang 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG II: NỘI DUNG 3

1 KHÁI NIỆM THIẾT CHẾ XÃ HỘI 3

2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI 4

2.1 Đối tượng nghiên cứu để thỏa mãn nhu cầu của thiết chế 4

2.2 Hệ thống những giá trị chung của thiết chế 5

2.3 Mô hình văn hoá và sự ổn định của các quan hệ xã hội 6

2.4 Loại hình chủ đạo của thiết chế 7

2.5 Tính chủ đạo cao của thiết chế 7

2.6 Hệ tư tưởng của thiết chế 8

2.7 Xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội 10

3 ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI 10

4 CHỨC NĂNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI 11

4.1 Điều hòa và kiểm soát 11

4.2 Trật tự hoá hành động của các thành viên 13

4.3 Xã hội hoá vai trò của cá nhân 13

4.4 Thiết chế áp đặt và duy trì mô hình văn hoá 14

4.5 Các chức năng khác 15

5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 15

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 17

TÀI LIÊU THAM KHẢO 17

Trang 3

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các

nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể

chế và có cùng văn hóa Nói cho đơn giản, tất cả những người, những mối quan

hệ xung quanh chúng ta… tạo nên xã hội Dù mỗi xã hội đều có những điểm

khác biệt với nhau nhưng chúng vẫn có điểm chung đó là tập hợp những chuẩn

mực, điều kiện, phục vụ cho những nhu cầu của xã hội, điều này theo các nhà xã

hội học gọi là “Thiết chế xã hội”

Theo nhà xã hội học người Mỹ J Fichter cho rằng “thiết chế xã hội chính

là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa Những khuôn mẫu tác phong

của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở

thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò

Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa

số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội

“ Thiết chế xã hội có ảnh hưởng bao quát lên mọi mặt trong xã hội như kinh tế,

giáo dục, chính trị,… đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi thế giới phát triển

theo định hướng là khái niệm “nền kinh tế tri thức” (kinh tế dựa vào tri thức, là

nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ

cao)

Với tầm quan trọng đó, khi nghiên cứu về thiết chế xã hội, cũng là điều

kiện cho em tiếp xúc, tìm hiểu về các mặt, tính chất của xã hội để phát triển nền

kinh tế tri thức quốc gia Đó cũng là lý do thôi thúc em đến với đề tài “Quan

điểm của xã hội học về thiết chế xã hội, đặc trưng, chức năng của thiết chế

xã hội, ứng dụng, vai trò của thiết chế xã hội trong việc phát triển nền kinh

tế tri thức hiện nay”.

Trang 4

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Bài tiểu luận hướng tới mục tiêu là nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng,

chức năng của thiết chế xã hội nhằm làm rõ những tính chất của thiết chế xã hội

theo góc nhìn của xã hội học và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nền kinh

tế tri thức hiện nay, tạo ra cái nhìn khách quan cho mỗi người về xã hội mình

đang tham gia, giúp xây dựng xã hội nói chung và nền kinh tế tri thức nói riêng

càng ngày càng tốt đẹp, phát triển hơn

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (Internet, sách,…)

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

- Phương tổng hợp

- Phương pháp quan sát

Trang 5

CHƯƠNG II: NỘI DUNG

1 KHÁI NIỆM THIẾT CHẾ XÃ HỘI:

Thiết chế, theo nghĩa đen, là cái gì đã được thiết lập, đã được đặt định sẵn

Hiểu trong khuôn khổ xã hội học, thì thiết chế không phải là một nhóm người,

cũng không phải là một tổ chức hay một hiệp hội, như người ta thường dung

trong một số lĩnh vực khác Ở đây, chúng ta hiểu thiết chế là một hệ thống bao

gồm những vai trò đã được thiết lập theo những chuẩn mực nhất định mà xã hội

thừa nhận

Thiết chế xã hội theo quan điểm của các nhà xã hội học:

- Theo I Robersons, thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn

mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã

hội Ông cho rằng, một xã hội muốn tồn tại và phát triển bình thường, phải tổ

chức một cách có trật tự và hệ thống Có nghĩa là, nó phải được hình thành nên

những mô hình hành vi, những khuôn mẫu, khuôn phép chung để từ đó hành

động cho phù hợp Không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của xã hội mà lại

không có thiết chế, tức là một xã hội không có kỷ cương, quy tắc đó

I.Robersons còn cho rằng, thiết chế xã hội hay những mô hình hành vi của con

người được thiết chế hóa do những nhu cầu khách quan của các lĩnh vực hoạt

động xã hội khác nhau quy định

- Theo J.H Fichter (1971), thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa

đã được khuôn mẫu hóa Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được

xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi

được mong đợi, tức là các vai trò Do vậy, thiết chế xã hội là một tập hợp các

khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản

của nhóm xã hội

Trang 6

- Theo N Smelser, thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ

định nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội quan trọng

- Theo G.V Oxipov, thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động

xã hội và các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những

qui chuẩn về hành vi, chuẩn mực và giá trị, được định hướng một cách hợp lý

- Theo W.G Sumner trong công trình Folkways đã định nghĩa thiết chế là

một khái niệm hay một cấu trúc hàm chứa một mục đích hay một chức năng do

một tổ chức có hệ thống gồm nhiều người tiến hành

- Các thiết chế xã hội không bao giờ có thành viên, nhưng chúng lại luôn

luôn có những người thực thi Đây là một sự phân biệt hết sức quan trọng mà

P.B Horton nhấn mạnh, vì có nắm rõ được sự phân biệt này chúng ta mới hiểu

được thế nào là thiết chế

- Như vậy, qua các định nghĩa trên ta có thể thấy: thiết chế xã hội là hình

thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con người trong quá trình tiến hành các

hoạt động xã hội Thiết chế xã hội chính là các ràng buộc được mọi cá nhân,

nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ Thiết chế xã hội biểu

hiện là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm

vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội Thực chất của thiết chế xã

hội chính là hệ thống các quy định xã hội tạo thành khuôn mẫu chuẩn mực cho

hành động xã hội

2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI:

2.1 Đối tượng nghiên cứu để thỏa mãn nhu cầu của thiết chế:

Khi các thiết chế được hình thành thì có nghĩa nó được đại đa số các cá

nhân trong xã hội thừa nhận, cho dù mức độ của cá nhân đó tham gia đến mức

độ nào Tuy nhiên, những cá nhân đó không thể không thừa nhận sự cần thiết

của thiết chế nhà nước trong xã hội Thiết chế liên quan đến khuôn mẫu, tác

phong, hệ vai trò của các cá nhân.Từ đó ta có thể thấy đối tượng nghiên cứu

Trang 7

thoả mãn nhu cầu của thiết chế là tập hợp những khuôn mẫu, những chuẩn mực

được đại đa số mọi người thừa nhận và coi đó như một khuôn mẫu định hướng

cho hành động Hay nói một cách khác, đối tượng để thoả mãn nhu cầu của thể

chế là các vị thế vai trò có chủ đích nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội

Nhìn chung chúng ta đều thấy, thiết chế nảy sinh và tồn tại là do nó đáp

ứng nhu cầu của xã hội Nhu cầu của xã hội chính là lý do hình thành và cũng

chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nó Theo Lenski trong xã hội có

những nhu cầu cơ bản như:

1 - Giao tiếp giữa những thành viên

2 - Sản xuất và sản phẩm dịch vụ

3 - Phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng

4 - Bảo vệ các thành viên khỏi sự tác động của thiên nhiên như các thảm

hoạ của tự nhiên các loại dịch bệnh

5 - Thay thế các thành viên: cả sự tái sinh sản sinh học và thay thế văn

hóa thông qua quá trình xã hội hóa

6 - Kiểm soát hành vi của các thành viên

2.2 Hệ thống những giá trị chung của thiết chế:

Các thiết chế bao gồm các giá trị cơ bản mà chính các giá trị này được

hầu hết các cá nhân thừa nhận

Chúng ta có thể coi giá trị là những quan niệm về cái đúng, cái chuẩn mực

mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn, hay giá trị là cái mà cá nhân muốn

hướng tới

Con người đã tiếp nhận những hệ thống giá trị từ khi còn nhỏ thông qua

gia đình, nhà trường, các mối quan hệ bạn bè, các phương tiện truyền thông hay

tự bản thân mình tìm hiểu và học hỏi Chính những giá trị mà con người đã tích

góp và học hỏi đó đã một phần giúp hình thành nhân cách của mình Tuy nhiên

Trang 8

do hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục do ảnh hưởng của các nền văn hoá khác

nhau mà mỗi cá nhân lại có những hệ giá trị riêng Những giá trị ấy có thể phù

hợp và được xã hội chấp nhận nhưng cũng có thể ngược lại Thông qua những

hệ thống giá trị mà con người có thể hoà nhập với xã hội, với cộng đồng Nhưng

chúng ta vẫn cần chú ý đến sự phân biệt của chuẩn mực và giá trị Nếu giá trị là

cái quan trọng nhất thì chuẩn mực là các tiêu chuẩn hướng dẫn và sự mong đợi

đối với hành vi của con người

Hệ thống những giá trị chung trong thiết chế gồm có:

- Giá trị của toàn xã hội

- Giá trị của hệ thống xã hội nhỏ như: nhóm, tổ chức,

- Giá trị của từng địa vị xã hội

2.3 Mô hình văn hoá và sự ổn định của các quan hệ xã hội:

Các quan hệ được thiết lập trong thiết chế đó tỏ ra khá bền vững, các

khuôn mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền

thống văn hoá của một cộng đồng xã hội

VD: dấu ấn của gia đình truyền thống ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình

hiện đại ở các xã hội phương Đông

Mỗi một thiết chế đều sử dụng biểu tượng như một dấu hiệu để nhắc nhở

về sự hiện hữu của mình Các biểu tượng đó có thể là vật chất hoặc tinh thần

nhu: quốc kỳ, quốc ca, nhà thờ

Ta cũng có thể thấy tính vĩnh cửu của các thiết chế qua vai trò tương quan

mà con người thể hiện trong nền văn hoá, qua các truyền thống Tuy nhiên khi

xã hội phát triển hay khi trong xã hội có những cải cách thì tất nhiên thiết chế

cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp cùng sự phát triển đó nhưng nó sẽ diễn ra

chậm chạp hơn so với các yếu tố khác

Trang 9

Mỗi một thiết chế khi hình thành và phát triển thì đều mang một mục đích

là nhằm thoả mãn những nhu cầu của xã hội Bản thân thiết chế có sự độc lập

tương đối và có tác động trở lại với cơ sở kinh tế - xã hội, các thiết chế vẫn ổn

định và mang tính bền vững

Mỗi thiết chế lại có một đối tượng nghiên cứu riêng để hướng đến phục

vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan đến đối tượng Để

làm được điều đó mỗithiết chế lại có một loại chức năng riêng biệt

2.4 Loại hình chủ đạo của thiết chế:

Thiết chế xã hội bao gồm nhiều loại thiết chế khác như thiết chế văn hoá,

thiết chế gia đình, thiết chế giáo dục, thiết chế kinh tế,… Mỗi loại thiết chế lại

đảm nhiệm những chức năng và mang tính đặc trưng của từng loại thiết chế

Trong hệ thống xã hội mỗi loại thiết chế lại có những vai trò và vị trí

riêng và nó hoạt động ở các phương diện khácnhau trong các lĩnh vực của xã

hội

VD : thiết chế văn hoá có trong nhiều lĩnh vực như trong văn hoá kinh

tế, văn hoá giáo dục, văn hóa pháp luật, văn hoá ứng xử,… Hiện nay ở các cơ

sở có 6 loại hình hệ thống thiết chế văn hoá đang tham gia tích cực công cuộc

tuyên truyền phổ biến pháp luật như: hệ thống nhà văn hoá xã, phường, thị trấn,

hệ thống các trạm phát thanh, mạng lưới loa phát thanh công cộng, hệ thống thư

viện cộng đồng, tủ sách pháp luật, hệ thống các câu lạc bộ như câu lạc bộ phụ

nữ, câu lạc bộ cựu chiến binh,… hệ thống cụm cổ động chính trị, như các hội

chiếu bóng của Bộ Văn hoá đang thực hiện chương trình “đưa văn hoá về cơ sở”

2.5 Tính chủ đạo cao của thiết chế:

Như chúng ta biết các thiết chế xã hội được tổ chức thành các cơ cấu,

những yếu tố hình thành nên kết cấu co xu hướng gắn kết lại với nhau bổ sung

cho nhau Khi các thiết chế càng phức tạp thì xã hội càng phát triển và qua đó nó

xác định vai trò của cá nhân một cách rõ ràng hơn Mỗi thiết chế tự nó được cấu

Trang 10

trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh hệ thống các giá trị chuẩn mực quy

tắc các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận

Mỗi một thiết chế có tầm bao quát rộng đến mức các hoạt động của nó

chiếm một vị trí trung tâm trong xã hội Khi có sự thay đổi trong thiết chế có thể

dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực khác

Các thiết chế thường liên kết chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau,

nhưng chúng vẫn có tính tách biệt tương đối với nhau, điều đó cũng có thể hiểu

các định chế thường liên kết với nhau tạo thành cơ cấu Thông qua vai trò xã hội

và các quan hệ xã hội mà nó đã tạo ra các tác phong và một loạt những chuẩn

mực mà mọi người hướng theo nó để hoạt động Mỗi một thiết chế ra đời là

nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội, và trong một điều kiện nhất định con người

tuân theo nó mà hành động - những hành động được xã hội chấp nhận

2.6 Hệ tư tưởng của thiết chế:

Mỗi thiết chế đều có chuẩn mực để quy định các thành viên trong thiết

chế phải ứng xử như thế nào Mặt khác, thiết chế có hệ tư tưởng riêng để giải

thích tại sao phải hành động như thế

Hệ tư tưởng là hệ thống các tư tưởng liên kết lại với nhau để giải thích

cho sự tồn tại hợp lý của đạo đức, quyền lợi kinh tế, chính trị của một nhóm xã

hội đặc thù như hệ tư tưởng chính trị bao giờ cũng bênh vực cho giai cấp cầm

quyền, hệ tư tưởng tôn giáo luôn ủng hộ cho niềm tin vào thần linh, tôn giáo…

Hệ tư tưởng của các thiết chế xã hội luôn luôn chi phối, liên kết với nhau

và đảm bảo tốt cho sự phát triển của cả hệ thống xã hội Thông qua tư tưởng

thiết chế mà mỗi cá nhân có thể tham gia vào các nhóm, các tổ chức, thích nghi

với sự phát triển của xã hội một cách nhanh chóng

Trong xã hội tuỳ thuộc vào địa vị xã hội hay giai cấp mà mỗi cá nhân có

thể tin vào một hay nhiều hệ thống tư tưởng, tôn giáo, hoặc tuỳ thuộc vào từng

hoàn cảnh mà có thể hành xử theo một tác động của một học thuyết tư tưởng,

Trang 11

tôn giáo nào đó Khi một quan niệm, một niềm tin được duy trì và trở thành thói

quen, thành tập tục thì nó có sức sống riêng khó thay đổi Các học thuyết tư

tưởng tôn giáo có một sức sống dai dẳng bền bỉ cũng chính là vì lý do đó Một

khi các hệ thống quan niệm, tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức của con người thì

nó sẽ quay lại tác động vào môi trường Qua đó, nó là cơ sở cho hành động,

nhận thức, tác động vào thế giới xung quanh, đồng thời nó cũng là cơ sở để mỗi

cá nhân yêu cầu người khác biểu hiện hành động theo cách suy nghĩ của chính

họ Mỗi người khi đó trở thành một lực lượng tác động trở lại các hệ tư tưởng để

thay đổi hình thức biểu hiện, hay tính linh hoạt của những hệ tư tưởng trong

cuộc sống Tuy thế các hệ tư tưởng muốn có sức sống lâu bền thì chúng cần tác

động trực tiếp đến nhận thức của con người, phải đi được vào lòng người, và nó

phải có giá trị trong thực tiễn cuộc sống và trong nhận thức của mỗi con người

2.7 Xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội:

Các thiết chế được thiết lập trên cơ sở của những nhu cầu xã hội cơ bản,

bởi vậy, bất kỳ sự đổ vỡ nào của một thiết chế xã hội nào cũng đều trở thành

những vấn đề xã hội nghiêm trọng

VD : nạn thất nghiệp là vấn đề của thiết chế kinh tế, nạn bỏ học giữa

chừng là vấn đề của thiết chế giáo dục, tỷ lệ tội phạm tăng là vấn đề của thiết

chế pháp luật, sự suy sụp hay tan vỡ của hôn nhân là vấn đề của thiết chế gia

đình

3 ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI:

Để thực hiện vai trò trung tâm của sự điều tiết xã hội, thiết chế xã hội cần

có những đặc trưng sau:

Các thiết chế xã hội đều không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng

cá nhân mà ngược lại đều được áp đặt lên cá nhân qua quá trình xã hội hóa cá

nhân

Ngày đăng: 02/07/2016, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w