1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Các Trường Hợp Vô Hiệu Của Hợp Đồng Dân Sự

16 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 60,97 KB

Nội dung

Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong

Trang 1

DANH SÁCH NHÓM

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NHÓM LỚP:

GVHD:

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

STT Họ Và Tên MSSV Ngày/Tháng/

Năm Sinh

Ký Tên Điểm

1

2

3

4

TRANG 1

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG

Danh Sách Nhóm……….1

Mục Lục ……….……2

Lời Nói Đầu……… … 4

CHƯƠNG 1: Khái Niệm Hợp Đồng Dân Sự, Hợp Đồng Dân Sự Vô Hiệu……6

1.1 Khái niệm hợp đồng dân sự ……… … 6

1.2 Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu ………….……… …… ….6

CHƯƠNG 2: Hợp Đồng Dân Sự Vô Hiệu ………7

2.1 Các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự……….7

2.1.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội……… 7

2.1.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo……….7

2.1.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất

năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

xác lập, thực hiện……… 8

2.1.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn……… ……… 8

2.1.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa……… 9

2.1.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình……… 9

2.1.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức……… …10

2.1.8 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần……… 10

TRANG 2

Trang 3

2.2 Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu ……….10 2.3 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu……… 11 2.4 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu……… 11 Kết Luận……….12 Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo……… 15

LỜI NÓI ĐẦU

trong những chế định pháp lý cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu

TRANG 3

Trang 4

dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp đồng Đến khi Bộ luật dân sự 1995

ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ, toàn diện hơn Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong

tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật, Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội Hơn nữa, từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, quá trình này đã mở ra nhiều

cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức Trong đó, các tranh chấp về hợp đồng dân

sự ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Để giải quyết được các tranh chấp

đó một câu hỏi được đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không ?” và “Hợp đồng

có hiệu lực hay không ?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì Vì vậy, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia vào các quan hệ hợp đồng, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự

Hợp đồng dân sự vô hiệu là một trong những chế định pháp lý lâu đời nhất và xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự Hợp đồng dân sự là một sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Trong chế định này, những quy định

về hợp đồng dân sự vô hiệu có một vai trò rất quan trọng, bởi chỉ những hợp đồng hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên được Bài làm của nhóm chúng em sau đây xin trình bày về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng dân

sự

TRANG 4

Trang 5

CHƯƠNG 1: Khái Niệm Hợp Đồng Dân

Sự, Hợp Đồng Dân Sự Vô Hiệu

1.1 Khái niệm hợp đồng dân sự

Về cơ bản, một hợp đồng là một sự thỏa thuận về việc sẽ thực hiện hay

không thực hiện một điều gì đó Một hợp đồng có tính logic có nghĩa là nó có sự

ràng buộc về mặt pháp lý và có hiệu lực Mỗi điểm thỏa thuận trong hợp đồng đều

phải rõ ràng, có chủ thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy

TRANG 5

Trang 6

ra Nếu hỏi bất cứ một luật sư nào, họ sẽ trả lời bạn rằng việc kiện cáo rất tốn kém nhưng lại không hiệu quả để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng Hơn nữa, bạn

sẽ mất đi quyền kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp khi với sự xuất hiện toà án

Theo Điều 388, Bộ Luật Dân Sự Năm 2005 thì: “Hợp đồng dân sự là sự thoả

thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Tuy hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự được Bộ luật quy định nhưng

để soạn thảo được một hợp đồng thể hiện ý chí của các bên, bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì là vấn đề không dễ

1.2 Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu

Hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn Đây là nguyên tắc chung mà pháp luật các nước đều ghi nhận Ở Việt Nam để xác định hợp đồng dân sự vô hiệu phải căn cứ vào quy định tại Điều 410,

127 và Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 Theo đó hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không thỏa mãn một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự

2005, là :

1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định

Vô hiệu theo nghĩa thông thường được hiểu là: “không có hiệu lực, không có

hiệu quả” Như vậy hợp đồng dân sự vô hiệu chính là hợp đồng không tồn tại theo

quy định của pháp luật, không có hiệu luật pháp lý

TRANG 6

Trang 7

CHƯƠNG 2: Hợp Đồng Dân Sự Vô

Hiệu

2.1 Các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự (Theo

Bộ Luật Dân Sự 2005)

 2.1.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi pham điều cấm của pháp luật, trái

đạo đức xã hội (Điều 128):

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

Ví Dụ: Hành vi mua bán động vật hoang dã mà không phải cung cấp cho trung

tâm nghiên cứu, sở thú, khu bảo tồn thiên nhiên thì hợp đồng bị coi là vô hiệu

2.1.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129):

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu

Ví Dụ: A vay nợ B số tiền là 700 triệu đồng, A ký giấy vay nợ đồng ý bán căn

nhà cho B để trả nợ Việc mua bán này chưa được thực hiện thì A lại bán căn nhà trên cho C (Hợp đồng mua bán đã qua công chứng) Trong tình huống A sau khi

TRANG 7

Trang 8

bán nhà xong, A không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C sẽ

bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba

2.1.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130):

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện

Ví Dụ: Với người chưa đủ 6 tuổi, Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật của

họ xác lập, thực hiện Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được thực hiện các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, các giao dịch dân sự khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý Người từ

đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì được

tự mình thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2005) Đối với người đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình thì các giao dịch dân sự của họ xác lập

và thực hiện phải chịu sự kiểm soát của người đại diện theo pháp luật của họ

2.1.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 131):

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này

TRANG 8

Trang 9

Ví Dụ: A bán cho B một chiếc máy CNC nhưng A quên không thông báo cho

B biết rằng hệ thống điều khiển của chiếc máy đó đã bị hỏng B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc máy CNC đó hoặc thay thế hệ thống điều khiển mới nhưng A không chấp nhận B có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch mua bán chiếc máy

CNC đó vô hiệu

2.1.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132):

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình

Ví Dụ: Hàng cũ, hỏng lại nói là hàng tốt, tranh do họa sĩ mới vào nghề sao

chép lại nói là tranh của họa sĩ nổi tiếng.…

2.1.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133):

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà

án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu

TRANG 9

Trang 10

Ví Dụ: Một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp

đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu

2.1.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 134):

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện

có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó

mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu

Ví Dụ: Đầu năm 2012, một công ty đã khởi kiện yêu cầu TAND quận Bình

Thạnh (TP.HCM) buộc bà L phải trả lại gần 250.000 USD tiền cọc thuê nhà Lý do công ty đưa ra là hợp đồng thuê nhà giữa hai bên vi phạm quy định về ngoại hối, có thời hạn 15 năm nhưng không công chứng Đây là các vi phạm về hình thức khiến hợp đồng vô hiệu

2.1.8 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 135):

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch

Ví Dụ: Công ty A và công ty B ký hợp đồng giao nhận hàng hóa, địa điểm

giao hàng tại cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó => trường hợp này hợp đồng vô hiệu từng phần do vi phạm về địa điểm giao nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác như: chất lượng sản phẩm, thời gian thực hiện

TRANG 10

Trang 11

2.2 Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân

sự vô hiệu

1 Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập

2 Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế

2.3 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập

2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường

2.4 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1 Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này

2 Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch

TRANG 11

Trang 12

với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ

sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa

Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) ra đời trong bối cảnh đất nước đổi mới được gần 20 năm, thay thế cho Bộ luật dân sự 1995 đã bị lạc hậu so với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế và các giao lưu trong đời sống xã hội sau khi công cuộc đổi mới được phát động năm 1986 đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ đòi hỏi phải có một Bộ luật dân sự mói đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Bộ luật dân sự 2005 có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam Nó thể hiện những quan điểm cơ bản nhất của nhà nước trong điều chỉnh các quan hệ pháp luật tư, thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất cho các mối quan

hệ trong đời sống dân sự, đồng thời xác lập các quy tắc điều chỉnh cho quan hệ dân

sự phát sinh (thậm chí cả những trường hợp được dự liệu có thể phát sinh) Các đạo luật điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của quan hệ pháp luật tư (như thương mại,

TRANG 12

KẾT LUẬN

Bộ luật dân sự 2005 (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Ngày đăng: 20/03/2016, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w