1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung, vai trò, biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư và ý nghĩa phương pháp luận.

33 5,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 75,12 KB

Nội dung

C.Mác đã chỉ ra rằng giá trị của hàng hoá trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao gồm giá trị của những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng chuyển sang sản phẩm mới c và lượng giá trị mới

Trang 1

DANH SÁCH NHÓMMÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CŨA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN NHÓM LỚP:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TÊN ĐỀ TÀI: NỘI DUNG, VAI TRÒ, BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trang 2

Trang

LỜI NÓI ĐẦU……….1

NỘI DUNG……… 2

1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ GÌ……… 2

2 MÁY MÓC VÀ LAO ĐỘNG……… ….2

2.1 Máy móc đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa……… 2

2.2 Lao động với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa……….7

2.3 Phải chăng C.Mác quy công trực tiếp tạo ra giá trị cho lao động thể lực……… … …8

3 SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ……… ……… 9

4 PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ……… 11

4.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối……… …… 11

4.2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối……….….13

5 NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ……….15

6 VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ………15

7 CÁC BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ……… 16

7.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp……… 16

7.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay……… 18

7.3 Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng……… ………… 21 7.4 Công ty cổ phần Tư bản giả và thị trường

Trang 3

chứng khoán……… …….23

7.5 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa……….…… …25

8 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN……… ……29

KẾT LUẬN……… …30

CHỮ VIẾT TẮT + TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 31

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trước khi đưa ra một nền sản xuất nào đó người sản xuất phải nghiên cứu sản xuất

ra hàng hoá đó có giá trị, bên cạnh đó là có gía trị thặng dư Vì sản xuất giá trị thặng dư là

quy luật biểu hiện bản chất của phương thức sản xuất, phản ánh mục đích và phương

hướng phát triển của nền sản xuất Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn phát triển được,

muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều phải tái sản xuất mở rộng và

phải tạo ra được nhiều sản phẩm thặng dư Trong mọi xã hội, sản phẩm thặng dư bán trên

thị trường đều có giá trị nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị của sản

phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư Do đó, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế

cơ bản của chủ nghĩa tư bản Cho nên để nghiên cứu giá trị thặng dư ta chỉ nghiên cứu

nền sản xuất tư bản chủ nghĩa C Mác đã nghiên cứu khái quát đưa ra cơ sở giá trị thặng

dư Ông là người đầu tiên phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và

nghiên cứu sự phát triển của các hình thái giá trị Đó là cơ sở, là chìa khoá để xây dựng và

hoàn chỉnh lý luận về hàng hoá, giá trị và tiền tệ, giải thích một cách khoa học, triệt để để

xây dựng lý luận về hàng hoá sức lao động Đây là cơ sở để xây dựng học thuyết giá trị

thặng dư, là thàmh tựu vĩ đại của kinh tế học mác xít Trên cơ sở đó, ông phát hiện toàn

diện hệ thống phạm trù quy luật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các mâu

thuẫn nội tại của nó Ông hoàn chỉnh lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (chia tổng sản

phẩm xã hội thành ba phần tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị thặng dư, chia nền sản

xuất xã hội thành hai khu vực: sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất vật phẩm tiêu dùng,

mối liên hệ trao đổi giữa hai khu vực về giá trị và hiện vật) và nhiều vấn đề khác, Nhờ đó

mà C Mác đã đưa kinh tế chính trị tới đỉnh cao khoa học

NỘI DUNG

Trang 5

1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ GÌ?

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó

quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế

của xã hội tư bản Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản Theo

C Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa.ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở

đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư Chính vì vậy, Lênin gọi quy

luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

2 MÁY MÓC VÀ LAO ĐỘNG:

2.1 Máy móc đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:

Phải chăng máy móc tạo ra giá trị thặng dư? C.Mác đã chỉ ra rằng giá trị của hàng

hoá trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao gồm giá trị của những tư liệu sản xuất đã được

tiêu dùng chuyển sang sản phẩm mới c và lượng giá trị mới do lao động sống thêm vào

trong đó để bù lại tư bản khả biến đã được dùng để mua sức lao động (ngang với giá trị

sức lao động và m là giá trị thặng dư dôi ra ngoài giá trị sức lao động) Như vậy, nguồn

gốc của giá trị thặng dư chỉ là lao động sống

Những người phản bác học thuyết giá trị thặng dư cho rằng điều đó chỉ đúng trong

thời C.Mác còn sống khi lao động thủ công chiếm ưu thế, còn ngày nay trong thời đại

cách mạng khoa học công nghệ, máy móc là nguồn gốc chủ yếu của giá trị thặng dư

Sở dĩ có nhận thức sai lầm ấy là do chưa phân biệt được vai trò của máy móc với

tư cách là nhân tố của quá trình lao động và vai trò của máy móc với tư cách là nhân tố

của quá trình làm tăng gía trị

Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào

quá trình tiêu dùng thông qua mua-bán Vì vậy, không phải bất cứ một vật phẩm nào cũng

là hàng hoá Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

a Giá trị sử dụng của hàng hoá:

Trang 6

Là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người (như

gạo để ăn, vải để mặc, xe đạp để đi) Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên

của hàng hoá quy định Vì vậy, nó là một phạm trù vĩnh viễn Giá trị sử dụng của hàng

hoá có đặc điểm là giá trị sử dụng không phải cho con người sản xuất trực tiếp mà là cho

người khác, cho xã hội Giá trị sử dụng đến tay người khác, người tiêu dùng phải thông

qua mua bán Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi

b Giá trị hàng hoá:

Muốn hiểu giá trị ta phải đi từ giá trị trao đổi Giá trị trao đổi biểu hiện là quan hệ

tỷ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau Hai hàng hoá có giá

trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định vì chúng đều

là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người Lao

động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá là giá trị của hàng hoá

Như vậy, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của

giá trị

Giá trị của hàng hoá biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất

hàng hoá và là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá

Lượng giá trị của hàng hoá được xác định như thế nào? Nếu giá trị hàng hoá là lao

động xã hội kết tinh trong hàng hoá thì lượng giá trị của hang hoá là số lượng lao động xã

hội hao phí để sản xuất hàng hoá (gồm lao động sống và lao động vật hoá thể hiện ở tư

liệu sản xuất)

Vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể là lao động có ích

dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động

cụ thể có một mục đích riêng, phương pháp hoạt động riêng, công cụ lao động riêng, đối

tượng lao động và kết quả lao động riêng Thí dụ: lao động của người thợ xây, thợ mộc,

thợ may là những lao động cụ thể Kết quả của lao động cụ thể là tạo ra một công dụng

nhất định, tức là tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá

Trang 7

Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến

hình thức cụ thể của nó Các loại lao động cụ thể có điểm chung giống nhau là sự tiêu hao

cơ bắp, thần kinh sau một quá trình lao động Đó chính là lao động trừu tượng, nó tạo ra

giá trị của hàng hoá

Tất nhiên, không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hoá mà chỉ là lao

động của người sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt mà thôi

Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, tính chất hai mặt của lao động sản xuất

hàng hoá là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội của

những người sản xuất hàng hoá Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá giản

đơn Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá giản đơn còn biểu hiện ở lao động cụ thể

với lao động trừu tượng, ở giá trị sử dụng với giá trị hàng hóa

Bất cứ quá trình lao động nào cũng là sự kết hợp ba nhân tố chủ yếu: lao động có

mục đích của con người, đối tượng lao động, tư liệu lao động (quan trọng hơn cả là công

cụ lao động, nhất là công cụ cơ khí hay máy móc) Sử dụng máy móc càng hiện đại thì

sức sản xuất của lao động càng cao, càng làm ra nhiều giá trị sử dụng (nhiều của cải)

trong một đơn vị thời gian

Nhưng khi xét quá trình tạo ra và làm tăng giá trị thì những hàng hoá tham gia vào

đây không còn được xét với tư cách là những nhân tố vật thế nữa, mà chỉ được coi là

những lượng lao động đã vật hoá nhất định Và dù máy móc (kể cả robot) quan trọng đến

múc nào cũng không thể tự nó chuyển giá trị vào sản phẩm chứ đừng nói đến việc tạo

thêm giá trị

Chính lao động sống đã “cải tử hoàn sinh” cho các tư liệu sản xuất, trong đó có

máy móc, chuyển giá trị của chúng sang sản phẩm mới theo mức độ đã tiêu dùng trong

quá trình lao động sản xuất Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ chuyển vào sản

phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã bị tiêu hao trong quá trình sản xuất

C Mác ví máy móc, thiết bị trong quá trình làm tăng giá trị giống như bình cổ

cong trong quá trình hoá học Không có bình cổ cong thì không thể diễn ra các phản ứng

Trang 8

hoá học, nhưng bản thân bình cổ cong chỉ là điều kiện cho phản ứng hoá học diễn ra, chứ

không trực tiếp tham gia vào phản ứng ấy Cũng như vậy, thiết bị, máy móc chỉ tạo điều

kiện cho việc làm tăng giá trị hàng hoá chứ bản thân nó không trực tiếp tham gia vào việc

tăng giá trị

Ở đây, một vấn đế được đặt ra là, tại sao thông thường những người sử dụng máy

móc thiết bị tiên tiến lại thu được lợi nhuận siêu ngạch? Đó là do công nghệ tiên tiến

làm tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá xuống thấp hơn giá trị

thị trường (giá trị xã hội), nhưng trên thị trường, thông qua cạnh tranh lại bán theo giá trị

thị trường, nên thu được lợi nhuận siêu ngạch Xí nghiệp A có trình độ kỹ thuật cao nhất

và có khối lượng sản phẩm lớn nhất được lợi nhuận siêu ngạch

Như vậy, việc thu lợi nhuận siêu ngạch diễn ra qua cạnh tranh giữa những người

sản xuất hàng hoá trên thị trường chứ không phải trong sản xuất Cơ chế thị trường khắc

nghiệt dựa trên nguyên tắc “mạnh được yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé” Kẻ thắng nhận

được phần thưởng là lợi nhuận siêu ngạch, kẻ thua bị trừng phạt, không thu lại đủ số lao

động (sống và quá khứ) đã hao phí Nhưng giá trị của phần thưởng (+28) vừa đúng bằng

khoản “cúp phạt” nghĩa là không vượt ra ngoài tổng số gía trị và gía trị thặng dư đã được

tạp ra trong lĩnh vực sản xuất

Nếu thiếu sức trừu tượng hóa, chỉ quan sát các biểu hiện bên ngoài không đi sâu

vào bản chất của hiện tượng thì dễ lẫn lộn việc phân phối giá trị thặng dư với việc sản

xuất ra giá trị thặng dư Từ đó tất yếu sẽ hiểu lầm rằng, máy móc là nguồn gốc sinh ra giá

trị siêu ngạch, mà không thấy rằng máy móc chỉ là điều kiện để thu được lợi nhuận siêu

ngạch thông qua cạnh tranh

Thực chất vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi chỉ những xí nghiệp đi trước trong việc ứng

dụng công nghệ tiên tiến mới thu được lợi nhuận siêu ngạch Khi công nghệ đó trở thành

phổ biến, các đối thủ cạnh tranh đã đuổi kịp trình độ tiên tiến thì giá trị thị trường sẽ hạ

xuống, hàng hoá rẻ đi, những người tiêu dùng được hưởng lợi và không có người sản

xuất nào thu được lợi nhuận siêu ngạch nữa

Trang 9

Nhưng động cơ kiếm lợi nhuận siêu ngạch lại kích thích việc ứng dụng công nghệ

mới và một hiệp mới của cuộc cạnh tranh lại tiếp diễn Nhờ đó, kỹ thuật tiến bộ không

ngừng Mặt khác, cạnh tranh dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật tất yếu dẫn đén phân hoá

giàu nghèo Muốn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo nhà nước phải thực hiện chính sách

xoá đói giảm nghèo, điều tiết thu nhập của dân cư và hỗ trợ những người nghèo

Cũng cần lưu ý rằng máy móc là phương tiện giảm nhẹ nỗi cực nhọc của người lao

động, tiết kiệm lao động sống nhưng không phải bao giờ máy móc cũng là điều kiện để

thu được nhiều lợi nhuận hơn là sử dụng lao động thủ công Khi nói về giới hạn sử dụng

máy móc trong chủ nghĩa tư bản, C Mác đã chỉ ra rằng nhà tư bản “không trả cho lao

động đã sử dụng, mà chỉ trả cho giá trị sức lao động đã sử dụng” Cho nên, việc sử dụng

máy móc bị giới hạn bởi số chênh lệch giữa giá trị của chiếc mày và giá trị của sức lao

động bị máy đó thay thế Do đó, tiền công thấp sẽ ngăn cản việc sử dụng máy móc, bởi vì

lợi nhuận bắt nguồn không phải từ việc giảm bớt lao động được trả công C Mác đã dẫn

ra sự kiện người Mỹ chế tạo ra máy đập đá, nhưng người Anh không sử dụng máy móc đó

vì sử dụng “kẻ khốn khó” làm công việc ấy sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn

Việc nhận thức máy móc chỉ chuyển giá trị sang sản phẩm mới theo mức độ khấu

hao chứ không làm tăng giá trị, không những giúp hiểu đúng nguồn gốc của giá trị thặng

dư mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý kinh tế

Trong tầm vĩ mô phải tìm mọi cách khấu hao máy móc càng nhanh càng tốt, nhằm

tránh hao mòn vô hình và hao mòn hứu hình do bảo quản kém hoặc sử dụng không hợp

lý Trên tầm vĩ mô, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao

nhanh như một số nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã làm

2.2 Lao động với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người dùng để sản xuất ra của

cải vật chất Trong bất cứ chế độ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của

sản xuất Nhưng sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất

định

Trang 10

Một là, người lao động phải là người có tự do về thân thể, do đó được tự do sử

dụng sức lao động của mình, kể cả tự do bán sức lao động của mình cho người khác

Hai là, người lao động hoàn toàn mất hết mọi tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao

động là tài sản duy nhất Để khỏi chết đói, họ không có con đường nào khác là phải mang

bán thứ tài sản duy nhất đó

Hai điều kiện đó vạch ra khả năng và tính tất yếu của sự chyển biến sức lao động

thành hàng hoá Hàng hoá sức lao động ra đời đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát

triển của xã hội- giai đoạn mà sản xuất hàng hoá phát triển cao nhất và chiếm địa vị thống

trị trong nền kinh tế, đó là sản xuất tư bản chủ nghĩa Do đó, hàng hoá sức lao động là một

phạm trù lịch sử đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó sinh ra và mất đi

cùng với phương thức sản xuất đó Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động

có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng

a Giá trị của hàng hoá sức lao động:

Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động Nói

cách khác cụ thể thì giá trị của hàng hoá sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt

cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình họ, và những chi phí để đào tạo người

công nhân có một trình độ chuyên môn nhất định phù hợp với yêu cầu của sản xuất tư bản

chủ nghĩa Giá trị sức lao động còn có tính lịch sử và xã hội, do đó tuỳ theo điều kiện cụ

thể từng nước và từng thời kỳ mà giá trị sức lao động có thể cao hay thấp khác nhau

b Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

Là ở chỗ nó thoả mãn nhu cầu nào đó cuat người mua Nhưng khác với hàng hoá

thông thường khác, hàng hoá sức lao động có một giá trị sử dụng đặc biệt là khi đem tiêu

dùng thì nó tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó Phần giá trị lớn hơn đó chính là

giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt

Trang 11

Quá trình tiêu dùng sức lao động là quá trình lao động diễn ra trong lĩnh vực sản

xuất Chính trong lĩnh vực này, đồng thời với việc tạo ra những giá trị sử dụng thì giá trị

và giá trị thặng dư cũng được tạo ra

2.3 Phải chăng C.Mác quy công trực tiếp tạo ra giá trị cho lao động thể lực:

Có người cho rằng “C Mác và các nhà khoa học tiền bối và cùng thời với C.Mác

trong thời đại máy hơi nước, máy dệt đều quan niệm của cải được lao động sáng tạo ra

là của cải dạng vật thế Từ đó quy công trực tiếp tạo ra gía trị cho lao động thực thể” và

chính C.Mác đã nhấn mạnh của cải vật thể và lao động thực thể đồng thời đã có nêu luận

điểm về của cải tinh thần và lao động khoa học Sự kế tục, sáng tạo phải nối tiếp những

gợi ý

Luận điểm trên hoàn toàn sai lầm, do không nắm được phương pháp trình bày của

C.Mác Khi nói giá trị hàng hoá được đo bắng thời gian lao động trung bình cần thiết hay

thời gian lao động xã hội cần thiết Tức là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử

dụng nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ

thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó C.Mác đồng

thời cũng đề cập đến lao động phức tạp coi lao động phức tạp là bội số của lao động giản

đơn Nói đúng hơn là lao động giản đơn nhân bội lên, thành thử một lao động phức tạp

nhỏ hơn thì tương đương với một lượng lao động giản đơn lớn hơn

Nhưng do áp dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, C Mác đã giả định “từ

nay về sau, để cho sự trình bày được đơn giản, chúng tôi sẽ trực tiếp coi mọi loại sức lao

động như là một sức lao động giản đơn Điều đó, sẽ tránh cho chúng ta khỏi phải quy lao

động phức tạp ra lao động giản đơn trong từng trường hợp một” Những ai vô tình hay

hữu ý mà quên mất giả định trên sẽ cho rằng C.Mác chỉ quy công tạo ra giá trị cho lao

động đơn giản cho lao động thể lực

3 SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:

Quá trình lao động trên cơ sở tư bản chủ nghĩa, trước hết, vẫn là quá trình kết hợp

sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra giá trị sử dụng Nhưng trong điều kiện chủ

Trang 12

nghĩa tư bản, nhà tư bản chiếm hữu tư bản sản xuất, bóc lột công nhân làm thuê, quá trình

lao động có đặc điểm là:

 Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản

 Sản phẩm do công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản

Quá trình lao động trong chủ nghĩa tư bản còn là quá trình nhà tư bản sử dụng

những hàng hoá tư liệu sản xuất và sức lao động đã mua để tạo ra giá trị thặng dư.Do đó,

sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa sản xuất giá trị sử dụng và sản xuất giá

trị thặng dư Mác nói: “với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình

tạo ra giá trị, thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự

thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là

một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa,là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất

hàng hoá”

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã diễn ra như: giả sử nhà tư bản mua sức lao

động của công nhân theo đúng giá trị là 3 đồng đẻ dùng trong 10 giờ,và cứ 1 giờ lao

động,người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới là 0,6 đồng

Giả sử với năng xuất lao động nhất định, trong 5 giờ người công nhân có thể

chuyển một số tư liệu sản xuất co trị là 20 đồng thành hàng hoá mới

Kết quả sẽ là: sau 5 giờ lao động, người công nhân đã biến tư liệu sản xuất thành

sản phẩm mới và sản phẩm mới ấy chứa đựng một lượng giá trị là 23 đồng,trong đó gồm

có 20 đồng giá trị tư liệu giá trị sản xuất chuyển sang và 3 đồng giá trị mới sáng tạo ra

(0,60×5)

Như vậy là sau 5 giờ lao động, đồng thời với việc tạo ra một số sản phẩm mới cho

nhà tư bản, người công nhân còn tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao

động của mình

Đến đây, nếu người công nhân được nghỉ thì anh ta không bị bóc lột Nhưng như

Trang 13

không phải để thu về 23 đồng, mà để thu một số tiền lớn hơn Vả lại, nhà tư bản mua sức

lao động của công nhân cốt để dùng trong 10 giờ, chứ không phải để dùng trong 5 giờ.Về

mặt pháp lý mà nói, điều này đã có sự thoả thuận trước giữa kẻ mua và người bán dưới áp

lực của quy luật cung cầu ở thị trường lao động

Như vậy, người công nhân bắt buộc phải lao động thêm 5 giờ nữa Lần này, nhà tư

bản chỉ cần chi ra một số tư liệu sản xuất có giá trị là 20 đồng, chứ không phải chi thêm

tiền mua sức lao động Sau 5 giờ lao động,đồng thới với việc chuyển số tư liệu sản xuất

có giá trị 20 đồng thành sản phẩm mới, người công nhân vẫn sáng tạo ra một lượng giá trị

mới là 3 đồng

Tổng cộng trong 10 giờ sản xuất, nhà tư bản chi 43 đồng (gồm 40 đồng về tư liệu

sản xuất và 3 đồng mua sức lao động), nhưng lại thu về một số sản phẩm mới có giá trị là

46 đồng Số tiền thu về lớn hơn số vốn ứng trước là 3 đồng Hắn bỏ túi 3 đồng dôi ra đó

mà không phải trả một vật ngang giá nào Ba đồng đó là giá trị thặng dư

Như vậy là trong 10 giờ lao động, người công nhân chỉ dung một phần thời gian để

bù đắp lại giá trị sức lao động, còn một phần là thời gian lao động không còn cho nhà tư

bản Phần thời gian để người công nhân tái sản xuất giá trị sức lao động, tức là giá trị

những tư liệu cần thiết cho người công nhân, là thời gian lao động cần thiết , còn phầnn

thời gian dùng để sản xuất giá tri cho nhà tư bản,là thời gian lao động thặng dư Trong ví

dụ nói trên, ngoài 5 giờ lao động cần thiết để sản xuất một lượng giá trị ngang bằng giá trị

sức lao động của mình (3 đồng), người công nhân còn phải thêm vào đó 5 giờ lao động

thặng dư để sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản (3 đồng) Như vậy, giá trị thặng dư là

giá trị do lao động của công nhânlàm thuê sáng tạo ra thêm ngoài giá trị sức lao động của

họ và bị nhà tư bản chiếm không, là kết quả của lao động không công của người công

nhân

Từ đó, chúng ta thấy rằng tư bản không phải là một số tiền, cũng không phải là tư

liệu sản xuất mà là quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội nhất định trong lịch sử Nó thể hiện

quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân Trong quan hệ đó, nhà tư bản nắm giữ

Trang 14

toàn bộ công cụ và tư liệu sản xuất cũng như các tư liệu sinh hoạt chủ yếu, còn giai cấp

công nhân - lực lượng sản xuất chính của xã hội, người trực tiếp làm ra của cải vật chất

nuôi sống xã hội và làm giầu cho giai cấp tư sản thì chỉ có “hai bàn tay trắng”, buộc phải

bán sức lao động cho nhà tư bản để sống Do đó có thể định nghiã nhà tư bản một cách

chính xác hơn: tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm

thuê

4 PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:

Có rất nhiều biện pháp và hình thức để sản xuất giá trị thặng dư C Mác đã khái

quát thành hai phương pháp chủ yếu là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

4.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:

Là giá trị thu được do kéo dài ngày lao động Ngày lao động bị kéo dài nhưng thời

gian lao động cần thiết không thay đổi, thời gian lao động thặng dư kéo dài thêm Do đó,

ngày lao động càng dài thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao, giá trị thặng dư tuyệt đối càng

nhiều

Ví dụ, thời gian lao động cần thiết là 5 giờ và ngày lao động là 10 giờ, thì tỷ suất

giá trị thặng dư là 100% Nếu thời gian lao động cần thiết không đổi, mà ngày lao động

kéo dài từ 10 giờ thành 12 giờ chẳng hạn như là kéo dài ngày lao động và thời gian lao

động thặng dư thêm 2 giờ, thì tỷ suất giá trị thặng dư là 140%

Thời gian lao động cần thiết Thời gian lao động thặng dư

5 giờ 5 giờ

 m’ = 55 × 100% = 100%

Trang 15

5 giờ 7 giờ

 m’ = 75 × 100% = 140%

Với lòng tham không đáy, nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động để nâng

cao mức độ bóc lột nếu có thể được, họ không ngần ngại gì mà không bắt công nhân làm

việc suốt 24 giờ một ngày.Nhưng trong thực tế có những yếu tố khách quan ngăn chặn

tham vọng đó của nhà tư bản Ngày lao động có giới hạn về mặt sinh lý và tinh thần của

người công nhân không thể kéo dài bao nhiêu cũng được Mặt khác, giai cấp công nhân

luôn luôn đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể

rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động cần thiết, vì như vậy không còn cơ sở cho

chủ nghĩa tư bản tồn tại

Nhà tư bản mua sức lao động và cho rằng có quyền sử dụng nó theo ý muốn, có

quyền kéo dài ngày lao động đến mức có thể kéo dài được Còn người công nhân thì dựa

trên nguyên tắc trao đổi hàng hoá, cho rằng mình có quyền đòi hạn chế ngày lao động ở

mức bình thường Như vậy là ở đây có mâu thuẫn, quyền đối lập với quyền mà cả hai

quyền đó đều được quy luật hàng hóa phê chuẩn một các như nhau Giữa hai quyền ngang

nhau thì cái quyền quyết định là sức mạnh

Trong thời kỳ đầu, kỹ thuật sản xuất còn kém, năng suất lao động còn thấp, nhà tư

bản chủ yếu là dựa vàoviệc kéo dài ngày lao động để tăng mức độ bóc lột Mặt khác, sức

đấu tranh của công nhân còn yếu, ngày lao động kéo dài đến 17, 18 giờ Về sau, cuộc đấu

tranh của giai cấp công nhân đòi rút ngắn ngày lao động ngày càng trở nên quyết liệt, giai

cấp tư sản không thể tự ý kéo dài ngày lao động bao nhiêu cũng được, chúng buộc phảI

rút ngắn ngày lao động

Bị buộc phải rút ngắn ngày lao động, nhà tư bản lại tìm cách khác để tăng cường

bóc lột công nhân Đó là tăng cường độ lao động, nghĩa là bắt công nhân phải làm việc

căng thẳng hơn, hao phí nhiều sức lực hơn Do đó, tạo ra được giá trị và giá trị thặng dư

nhiều hơn Tăng cường độ lao động cũng có tác dụng như kéo dài ngày lao động Tuy

Trang 16

nhiên, nhà tư bản cũng không thể tăng cường độ lao động lên vô hạn, họ tìm ra một

phương pháp bóc lột khác tinh vi hơn là bóc lột giá trị thặng dư tương đối

4.2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

Là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhưng không

thay đổi ngày lao động Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tương ứng

Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, phải hạ thấp giá trị ngày lao dộng

Chúng ta biết giá trị sức lao động biểu hiện thàng giá trị những tư liệu sinh hoạt dùng để

duy trì đời sống của công nhân Vậy muốn hạ thấp giá trị sức lao động, phải làm giảm giá

trị các tư liệu sinh hoạt Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động

trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân, hoặc

tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất các tư liệu

sinh hoạt đó

Trong thực tế việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động diễn ra trước tiên ở

Ngày đăng: 02/07/2016, 18:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w