Luật Giáo dục có ghi: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương ph
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục 1
Phần mở đầu 3
Phần nội dung 9
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 9
1.1 Cơ sở lí luận 9
1.1.1 Khái quát về kĩ thuật dạy học 9
1.1.1.1 Khái niệm 9
1.1.1.2 Tác dụng của kĩ thuật dạy học 10
1.1.1.3 Một số kĩ thuật dạy học 11
a) Kĩ thuật khăn trải bàn 11
b) Kĩ thuật mảnh ghép 14
c) Kĩ thuật học tập hợp tác 18
d) Sơ đồ tư duy 21
e) Kĩ thuật phòng tranh 24
f) Kĩ thuật công đoạn 24
g) Kĩ thuật XYZ 25
h) Kĩ thuật “bể cá” 25
1.1.2 Mục tiêu và nội dung chương trình môn Toán lớp 4 26
1.1.2.1 Mục tiêu 26
1.1.2.2 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 27
1.1.3 Khả năng vận dụng kĩ thuật dạy học trong môn Toán lớp 4 29
1.2 Thực trạng vận dụng kĩ thuật dạy học trong dạy học Toán lớp 4 30
1.2.1 Khái quát quá trình điều tra thực trạng 30
1.2.2 Kết quả điều tra 31
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: Một số biện pháp vận dụng kĩ thuật dạy học trong môn Toán lớp 4 36
2.1 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp 36
Trang 22.2 Một số biện pháp vận dụng kĩ thuật dạy học trong môn Toán lớp 4 36
2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng tiến trình sư phạm tổ chức dạy học vận dụng các kĩ thuật dạy học 36
2.2.2 Biện pháp 2: Chú ý vai trò học tập cá nhân và tăng cường học tập trong nhóm 44
2.2.3 Biện pháp 3: Linh hoạt trong hình thức tổ chức dạy học 48
2.2.4 Biện pháp 4: Rèn luyện kĩ năng xã hội cho học sinh 50
2.2.5 Biện pháp 5: Đánh giá thường xuyên và kết hợp các hình thức đánh giá .51
Tiểu kết chương 2 55
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 57
3.1 Giới thiệu quá trình thực nghiệm 57
3.2 Tổ chức thực nghiệm 57
Tiểu kết chương 3 62
Kết luận 63
Kiến nghị và đề xuất 64
Tài liệu tham khảo 65
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Trong hệ thống giáo dục hiện nay, giáo dục Tiểu học được xem là nềntảng Cũng như xây một ngôi nhà, nền có chắc ngôi nhà mới vững Trẻ em ởlứa tuổi Tiểu học được Bác Hồ ví như búp trên cành cần được nâng niu, chămsóc và dạy dỗ một cách đặc biệt Trước yêu cầu đổi mới một cách toàn diệncủa hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc Tiểu học nói riêng, người
GV phải đặc biệt chú trọng đổi mới PPDH Bởi việc đổi mới PPDH là mộttrong những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng GD&ĐT Luật Giáo dục có
ghi: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự
giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [5] Đổi mới PPDH chính là đòi hỏi
người GV không chỉ trang bị cho HS những kiến thức đã có của nhân loại màcòn phải bồi dưỡng, hình thành ở HS tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩnăng thực hành PPDH xét trên bình diện vi mô chính là KTDH Vận dụngcác KTDH vào trong quá trình dạy học chính là một trong những lời giải hữuhiệu cho bài toán đổi mới PPDH mà trong những năm gần đây được rất nhiều
GV quan tâm và triển khai rộng rãi trong các trường Tiểu học
1.2 Tác dụng của kĩ thuật dạy học
KTDH là một trong những biện pháp giúp đổi mới giáo dục, thực hiện
“dạy học lấy người học là trung tâm” Thông qua hoạt động học, dưới sựhướng dẫn, chỉ đạo của thầy, trò tích cực, chủ động và sáng tạo cải biến vềkiến thức, kĩ năng và thái độ của chính bản thân mình và qua đó hoàn thiệnnhân cách
Trang 4Trong phạm vi của khóa luận, chúng tôi tập trung nghiên cứu một sốKTDH – những KTDH đòi hỏi HS tích cực và tự giác, phát huy cao độ khảnăng làm việc cá nhân cũng như học tập theo nhóm, từ đó thúc đẩy quá trìnhhọc tập, phát triển tư duy, óc sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cần thiết tronghọc tập và trong cuộc sống, nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin, thúc đẩynhững mối quan hệ cạnh tranh mang tính tích cực trong học tập.
1.3 Vai trò của môn toán
Mục đích của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là nhằm trang bị cho HSnhững kiến thức cơ bản, toàn thể về tự nhiên và xã hội, nhằm giúp HS từngbước hình thành nhân cách, từ đó rèn luyện cho các em các phương pháp banđầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Mục tiêu đó được thựchiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo định hướng yêu cầugiáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết để trẻ tiếptục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này Trongcác môn học ở Tiểu học, môn Toán đóng vai trò quan trọng, nó cung cấpnhững kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đại lượng và đo đạilượng, giải toán và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành tính,
đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống Mặtkhác, khả năng giáo dục của môn Toán rất phong phú Dạy học môn Toán ởTiểu học bước đầu giúp HS phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lí vàdiễn đạt chúng (nói và viết), trau dồi trí nhớ, cách phát hiện và giải quyếtnhững vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, giải quyết vấn đề có căn cứkhoa học, chính xác Nó còn giúp HS phát triển trí thông minh, óc tưởngtượng, tư duy, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, kích thích óc tò mò, hứngthú, tự khám phá và rèn luyện phong cách làm việc khoa học, đồng thời, gópphần giáo dục ý chí, những đức tính tốt như chịu khó, nhẫn nại, cần cù tronghọc tập
1.4 Yêu cầu thực tiễn và nhu cầu nhận thức của bản thân
Trang 5Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có những đổi mới vềchương trình, SGK và PPDH đặc biệt là đối với giáo dục ở bậc Tiểu học Tuynhiên, việc dạy và học ở nhiều trường vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mụcđích thi cử, chạy theo thành tích Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyềnthụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lí thuyết, xarời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực
sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức,phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề… cho người học Một
số GV còn ngại tiếp thu và vận dụng PPDH mới Hơn thế nữa, những hiểubiết của GV về các PPDH mới trong đó có các KTDH còn hạn chế do tài liệutham khảo còn ít, chưa hệ thống, chỉ một số ít GV được tham gia tập huấntrong các chuyên đề của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT địa phương
Là những người gắn bó với sự nghiệp giáo dục Tiểu học, nhận thức đượcyêu cầu đổi mới, đứng trước thực tiễn trên, chúng tôi thiết nghĩ việc nghiêncứu, tìm hiểu và vận dụng được KTDH trong môn Toán ở Tiểu học là hết sứccần thiết
Ở Tiểu học, môn Toán được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn học tập cơbản ở các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2, lớp 3) và giai đoạn học tập sâu ở các lớpcuối cấp (lớp 4, lớp 5) Nếu như dạy học Toán cho HS ở các lớp đầu cấp chủyếu dựa vào phương tiện trực quan thì khi bắt đầu vào lớp 4 trong hoạt độnghọc tập HS đã biết sử dụng một cách đúng mức các phương tiện trực quan vàcác hình thức học tập, có tính chủ động và sáng tạo hơn, các em có thể làmquen với những nội dung có tính khái quát hơn, tư duy của HS bước đầu đisâu vào bản chất của sự vật chứ không chỉ dừng ở tư duy trực quan như ở cáclớp đầu cấp Tiểu học, khả năng làm việc độc lập hay làm việc hợp tác theonhóm của các em cũng tốt hơn rất nhiều Do đó, các em sẽ dễ dàng thích ứng
và làm việc hiệu quả trong môi trường tương tác của các KTDH
Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn “Vận dụng một số kĩ thuật dạy
học trong môn Toán lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 62 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đổi mới PPDH là một vấn đề rất được quan tâm trong nhiều năm trở lạiđây Đặc biệt đối với bậc học Tiểu học, việc đổi mới càng cần thiết và quantrọng có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, có thể kể đến:
- Tài liệu Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo GV
Tiểu học) do Vũ Quốc Chung (chủ biên) – Đào Thái Lai – Đỗ Tiến Đạt –Trần Ngọc Lan – Nguyễn Hùng Quang – Lê Ngọc Sơn [4] đã đưa ra phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán và phương pháp đánh giá trongdạy học môn Toán ở Tiểu học Tuy nhiên, nhóm tác giả còn chưa đề cập đếnKTDH
- Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Dự án phát triển giáo
viên Tiểu học) của Nhà xuất bản Giáo dục [6] mới đề cập đến cách sử dụngcác PPDH truyền thống theo hướng tích cực và các xu hướng dạy học hiện đạichứ chưa nhắc đến KTDH
- Tài liệu Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
(Dự án Việt – Bỉ) [7] đã đưa ra một số lí luận cơ bản về dạy và học tích cực;một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực; đánh giá trong dạy vàhọc tích cực nhưng chưa chỉ rõ việc vận dụng KTDH cụ thể trong môn Toán
ở Tiểu học như thế nào
- Bài báo Tăng cường dạy học đồng đẳng nhằm phát huy tính tích cực và
rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm (Tạp chí Giáo dục, số 336) của
ThS Hoàng Thị Ngà [11] giới thiệu về định nghĩa, tác dụng, cách tiến hànhcủa một số kĩ thuật dạy học đồng đẳng nhưng mới chỉ áp dụng cho sinh viên
sư phạm
- KTDH cũng là một nội dung được đề cập nhiều trên các kênh thông tin
về giáo dục, những bài báo trên mạng Internet như:
+ tusach.thuvienkhoahoc.com, Phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ [14].
+ Violet.vn, Một số kĩ thuật dạy học ở Tiểu học [15].
Trang 7+ Data.ulis.vnu.edu.vn, Phương pháp dạy học hợp tác [16].
+ Tailieu.vn, Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán [17].Những tài liệu trên là cơ sở, tiền đề để chúng tôi có thể triển khai và mởrộng đề tài của mình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các KTDH vận dụng trong dạy học Toán lớp 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi cho phép của khóa luận tốt nghiệp,chúng tôi dừng ở việc nghiên cứu, tìm hiểu về việc vận dụng KTDH trongdạy học môn Toán lớp 4
4 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng KTDH trongmôn Toán lớp 4
- Đề xuất một số biện pháp vận dụng KTDH trong dạy học Toán lớp 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống một số vấn đề lí luận về các KTDH
- Khảo sát thực trạng vận dụng KTDH trong môn Toán lớp 4
- Đề xuất một số biện pháp giúp sử dụng hiệu quả KTDH trong môn Toánlớp 4
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính khả thi của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của khóa luận này, chúng tôi sử dụng cácphương pháp sau:
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu tham khảo, giáo trình, SGK,tạp chí, trang báo mạng, để thu thập thông tin , phân tích, tổng hợp từ đó hệthống các vấn đề lí luận về KTDH
Trang 8- Phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu lý thuyết và tổng hợp kinh nghiệmnhằm xác định được mục đích, nhiệm vụ và đề xuất biện pháp giải quyếtvấn đề.
- Điều tra – khảo sát: Sử dụng phiếu khảo sát để điều tra thực trạng vậndụng KTDH trong môn Toán lớp 4
- Quan sát, phỏng vấn: Tiến hành quan sát HS trong giờ học, phỏngvấn, trao đổi với GV và HS lớp 4 trong quá trình điều tra thực trạng và thựcnghiệm
- Thống kê toán học: Tập hợp và xử lí số liệu thu thập được thông quađiều tra khảo sát để rút ra kết luận
- Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tínhkhả thi của khóa luận
7 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài thì có thể nâng cao
hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục Bởi vì hệ thống cơ
sở lí luận về một số KTDH và các biện pháp vận dụng KTDH trong mônToán lớp 4 được đề xuất trong đề tài sẽ giúp GV Tiểu học và sinh viênchuyên ngành Giáo dục Tiểu học có hiểu biết đầy đủ về một số KTDH, biếtcách sử dụng các KTDH này một cách hiệu quả trong quá trình dạy học
8 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, kiến nghị - đề xuất và phụ lục,khóa luận gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp vận dụng kĩ thuật dạy học trong môn Toánlớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái quát về kĩ thuật dạy học
1.1.1.1 Khái niệm
Khi đề cập tới PPDH, ta cần chú ý tới ba bình diện:
- Bình diện vĩ mô là quan điểm dạy học Ví dụ: Dạy học hướng vào người
học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,…
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành độngphương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ
sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng nhưnhững định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạyhọc Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cươnglĩnh, là mô hình lí thuyết của phương pháp dạy học [7]
- Bình diện trung gian là phương pháp dạy học cụ thể Ví dụ: phương
pháp trực quan, thuyết trình, đóng vai, thảo luận, trò chơi, …
Ở bình diện này, khái niệm phương pháp dạy học được hiểu với nghĩahẹp, là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằmthực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung vàđiều kiện dạy học cụ thể [7]
Phương pháp dạy học cụ thể quy định những mô hình hành động của GV
và HS Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa phương phápdạy học và hình thức dạy học
- Bình diện vi mô là kĩ thuật dạy học Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật
giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòngtranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuậthoàn tất một nhiệm vụ,
Trang 10Mối quan hệ giữa quan điểm dạy học, PPDH và KTDH có thể được thểhiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3 bình diện của phương pháp dạy học
Như vậy, kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động củagiáo viên và học sinh trong các tình huống/ hoạt động nhằm thực hiện giảiquyết một nhiệm vụ/ nội dung cụ thể [7]
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần củaPPDH Sự phân biệt giữa KTDH và PPDH nhiều khi không thật rõ ràng Cóthể hiểu rằng: khi sử dụng PPDH ta cần có các KTDH
Ví dụ: Trong phương pháp thảo luận nhóm cần sử dụng các kĩ thuật dạyhọc: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuậtkhăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép,
1.1.1.2 Tác dụng của kĩ thuật dạy học
KTDH là một trong những biện pháp giúp đổi mới giáo dục, thực hiện
“dạy học lấy người học là trung tâm” Trong đó, GV chủ yếu giữ vai trò làngười tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn,chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết, địnhhướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hóa kiến thức;
Bình diện trung gian
Bình diện vĩ mô
Bình diện vi mô
Trang 11trò tích cực, chủ động và sáng tạo cải biến về kiến thức, kĩ năng và thái độ củachính bản thân mình và qua đó hoàn thiện nhân cách.
Với bất kỳ một phương pháp nào, hiệu quả dạy học được thể hiện ở sự tácđộng tới HS Dạy và học với KTDH sẽ giúp HS được tham gia với các hìnhthức học tập đa dạng; môi trường học tập thân thiện, mang tính kích thích thểhiện qua việc bố trí bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớphọc ; tạo điều kiện để HS tự do sáng tạo; tạo cơ hội để HS được giao tiếp,thể hiện quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm, và được hợp tác trong các hoạtđộng học tập Dạy và học với KTDH, HS tự lực khám phá những điều chưabiết trên cơ sở những điều đã biết Tham gia vào các hoạt động học tập, HSđược đặt mình vào các tình huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi,thực hành, được khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theocách riêng của mình, được động viên trình bày quan điểm riêng của mỗi cánhân Qua đó, HS không những chiếm lĩnh được kiến thức và kĩ năng mới màcòn làm chủ cách thức xây dựng kiến thức Từ đó, tính tự chủ, độc lập, sángtạo có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện và phát triển Giờ đây, GV không chỉ làngười mang kiến thức đến cho HS mà là người dạy cho HS cách tìm kiếm,chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời
Bên cạnh đó, dạy và học với KTDH sẽ giúp HS có được sự tập trung, say
mê, hăng hái Khi đã tạo cho HS hứng thú, lòng say mê học tập thì kết quảhọc tập cũng sẽ được tăng lên
1.1.1.3 Một số kĩ thuật dạy học
a) Kĩ thuật khăn trải bàn
i) Thế nào là kĩ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợptác kết hợp giữa hoạt động của cá nhân và hoạt động nhóm Với kĩ thuật này
sẽ kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tăng cường tính độclập, trách nhiệm của cá nhân mỗi học sinh; nâng cao tính hợp tác, giao tiếp,chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau của học sinh [7]
Trang 12ii) Cách tiến hành
- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
- Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phầnxung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụnhóm 4 người thì chia làm 4 phần, nhóm 6 người thì chia làm 6 phần…) Mỗingười ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩtrả lời câu hỏi/ nhiệm vụ GV đặt ra theo vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm củabản thân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thốngnhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ A0
Mô hình chia các phần trên giấy A 0
iii) Ví dụ minh họa
Trong bài: “Thực hành vẽ hình chữ nhật” (SGK Toán 4/ trang 54) GV tổchức cho HS vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn ở hoạt động hình thành kiến thứcmới để nêu cách vẽ hình chữ nhật dựa trên nền tảng kiến thức về các đặc điểmcủa hình chữ nhật mà HS được học ở các lớp trước đó
Ý kiến của cả nhóm
Viết
ý kiến
cá nhân n
Viết
ý kiến
cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Trang 13- GV chia nhóm, yêu cầu HS làm việc cá nhân nêu cách vẽ hình chữ nhật
ra phần giấy của mình HS độc lập suy nghĩ trong vài phút, dựa vào nhữngkiến thức đã học ở lớp dưới về đặc điểm của hình chữ nhật
- Trên cơ sở những ý kiến của cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ýkiến để đưa ra cách vẽ hình chữ nhật nhóm mình cho là chính xác ghi vàophần giữa của tờ giấy
- Sau khi các nhóm đã đưa ra ý kiến và trình bày trước tập thể lớp, GV sẽchốt lại kiến thức Và từ đây HS có thể tự mình tìm ra cách vẽ hình chữ nhật
4i) Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Đây là một KTDH đơn giản, dễ thực hiện
- Kĩ thuật này đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, độc lậpsuy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi làm việc nhóm Như vậy sẽ có sựkết hợp giữa hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân Các thành viên trongnhóm được giao lưu, trao đổi ý kiến, học tập lẫn nhau Từ đó, nâng cao hiệuquả học tập
- GV thu được phản hồi ngược về phần làm việc của nhóm và của từng cánhân HS, từ đó có sự đánh giá chính xác, công bằng đến từng HS
* Hạn chế:
- Không phải nội dung nào cũng phù hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.Nếu GV tổ chức không tốt sẽ mất thời gian mà không đi đến trọng tâm kiếnthức của bài học
5i) Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp số HS trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên
“khăn trải bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cánhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thốngnhất vào giữa “khăn trải bàn” Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên
Trang 14nhau Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữlại ở phần xung quanh của “khăn trải bàn”.
b) Kĩ thuật mảnh ghép
i) Thế nào là kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác kết hợp giữa cánhân, nhóm và liên kết các nhóm, trong đó mỗi thành viên của nhóm chuyênsâu ở giai đoạn 1 sẽ là thành viên của nhóm mảnh ghép ở giai đoạn 2 và cónhiệm vụ trình bày lại nội dung mình đã nghiên cứu sao cho tất cả thành viêncủa nhóm mảnh ghép đều nắm được [11]
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợpgiữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoànthành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoànthành nhiệm vụ vòng 2) [7]
ii) Cách tiến hành
- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
+ Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 – 6 HS) Mỗi nhómđược giao một nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu sâu một phần nội dung học tậpkhác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau Các nhóm này được gọi
là “nhóm chuyên sâu”
+ Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thànhviên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nộidung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác Mỗi HS trở thành
“chuyên sâu” trong lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm ở giai đoạn tiếp theo
- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi HS từ các nhóm
“chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”
Trang 15Lúc này, mỗi HS “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhómmảnh ghép” Các HS phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một bức tranhtổng thể.
+ Từng HS từ các “nhóm chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượttrình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình sao cho đảm bảo tất cả cácthành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dungcủa các nhóm “chuyên sâu” giống như nhìn thấy một bức tranh tổng thể.+ Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép” Nhiệm vụnày mang tính chất khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từcác nhóm “chuyên sâu”
iii) Ví dụ minh họa
Khi dạy bài Diện tích hình thoi (SGK Toán 4/ trang 142) GV tổ chức dạyhọc bằng kĩ thuật mảnh ghép như sau:
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu”:
- Nhóm 1: Cho 4 hình tam giác
Em hãy xếp 4 hình tam giác đó thành các hình đã học
- Nhóm 2: Cho hình thoi ABCD Em hãy cắt, ghép hình thoi để đượcmột hình chữ nhật
- Nhóm 3: Cho hình thoi ABCD Em hãy cắt, ghép hình thoi để đượcmột hình bình hành
Giai đoạn 1: nhóm “chuyên sâu”
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu, thảo luận đảm bảo mỗithành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung để trình bày trong nhóm
“mảnh ghép”
- Nhóm 1: Có thể xếp 4 hình tam giác đó thành các hình đã học là: hìnhchữ nhật, hình bình hành, hình thoi
Trang 16- GV giao nhiệm vụ mới: Thiết lập công thức tính diện tích hình thoi dựatrên công thức tính các hình đã học Áp dụng giải bài toán: Một miếng kính
B
C
D
Trang 17hình thoi có độ dài các đường chéo là 14cm và 1dm Tính diện tích miếngkính đó.
- Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác phản hồi
- Ở giai đoạn 2, mọi thông tin ở các nhóm “chuyên sâu” đều phải đượctrình bày, cung cấp đầy đủ Nếu một thành viên nào đó trình bày không rõràng, đầy đủ thì phần thông tin đó bị khiếm khuyết, điều đó ảnh hưởng tới kếtquả hoạt động của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và chắc chắn hoạtđộng sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thờicủa GV
- Khó tổ chức, khó bao quát lớp học, các nhóm di chuyển có thể gây mấttrật tự, khó ổn định lớp
5i) Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật mảnh ghép
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi HS đều hiểu
rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ
Trang 18- Khi HS thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu”, GV cần quansát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thờigian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảoluận của nhóm.
- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viêncủa các nhóm “chuyên sâu”
- Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động, GV cần quan sát, hỗ trợ để đảmbảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu” Sau
đó, GV giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợpkiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức HS đã nắm được từ các nhóm
Trang 19Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm
- Thống nhất các kết luận, trình bày các kết quả của nhóm
Bước 3: Thảo luận - tổng hợp giữa các nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Bình luận, đánh giá kết quả của các nhóm
- GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo
Trong các bước trên cần áp dụng linh hoạt, chẳng hạn ở giai đoạn đầu họctập hợp tác có thể cần thực hiện công phu việc chia nhóm và hướng dẫn làmviệc trong nhóm Còn sau khi các nhóm đó được điều chỉnh và ổn định theotừng nội dung học tập thì sẽ rút ngắn việc tổ chứcvà hướng dẫn làm việc ở cácnhóm Khi trình bày kết quả, các nhóm có cùng kết quả giống nhau có thể gọimột nhóm đại diện trình bày, các nhóm còn lại bổ sung , làm rõ ý tưởng dẫntới kết quả chung đó
iii) Ví dụ minh họa
Trong dạy học môn Toán lớp 4 có thể áp dụng ở một số tình huống cụ thểnhư sau:
+ Tình huống 1: Hoàn thiện kiến thức cũ:
Khi có các bài tập khó, ví dụ sau khi học bài “Hình thoi” (Toán 4) cóyêu cầu thực hành gấp, cắt một hình thoi GV có thể tổ chức học tập hợp tácbằng cách yêu cầu HS thảo luận cách gấp giấy để cắt được một hình thoicạnh 5cm, qua đó sẽ giúp HS hoàn thiện được biểu tượng và một số đặcđiểm của hình thoi
+ Tình huống 2: Phát triển các kiến thức và kĩ năng mới của bài học
Khi hình thành kiến thức và kĩ năng mới của bài học, GV có thể cung cấpkiến thức tới một mức độ nhất định sau đó yêu cầu HS thảo luận để phát triểnlàm rõ mối quan hệ giữa các kiến thúc cũ và kiến thức mới, giữa các kĩ năng
Trang 20đã có và các kĩ năng cần hình thành Đây cũng là một tình huống thích hợp để
áp dụng học tập hợp tác Chẳng hạn, ở lớp 4, sau khi giới thiệu ví dụ chia số
có 3 chữ số, GV có thể yêu cầu HS thảo luận về các thao tác cơ bản cần thựchiện ở mỗi lượt chia khi chia số có 3 chữ số Từ đó giúp HS rút ra được cáchchia và kĩ năng tính
+ Tình huống 3: Luyện tập thực hành, củng cố lí thuyết hoặc ôn tập hệthống hóa các kiến thức đã có
Hoạt động thực hành và ôn tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọngtrong dạy học Toán đối với HS Tiểu học Nó giúp HS hiểu rõ những nội dung
lí thuyết và hoàn thiện các kĩ năng, hình thành kĩ xảo Việc hướng dẫn thựchành và ôn tập môn toán có hiệu quả cũng là một tình huống thích hợp để ápdụng dạy học hợp tác Ví dụ, ở bài “Ôn tập về hình học (tiếp theo)” GV tổchức cho HS học tập hợp tác ở hoạt động thực hành bài tập 4/174 Đây cũng
là cách để thay đổi các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một tiếthọc để tạo sự hứng thú cho HS Hoặc trong quá trình ôn tập, sau khi HS thựchành giải các bài tập được giao, thay cho việc chữa bài và đưa ra đáp án, GV
có thể hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận về những kết quả của bài làm hoặc
về các cách giải khác nhau, từ đó giúp HS tìm ra đáp án hay nhất Điều nàythực sự bổ ích vì có nhiều bài tập HS làm đúng đáp số nhưng chưa thực sựhiểu hết ý nghĩa của bài toán và các bước giải
4i) Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm
Thông qua quá trình học tập hợp tác:
- HS được rèn luyện các kĩ năng làm việc độc lập trên tinh thần hợp tác để
tự hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng của mình
- Việc thảo luận nhóm, trình bày các giải pháp trước tập thể - nhóm – lớp
là cơ hội rèn luyện cách diễn đạt, cách giao tiếp, ứng xử và thể hiện bản lĩnh
cá nhân
* Hạn chế
Trang 21- Học tập hợp tác nếu không có sự kiểm soát của GV có thể dẫn tới một
số HS ỷ lại, lười biếng, dồn việc cho một số cá nhân có năng lực
- Học tập hợp tác cũng bị hạn chế bởi không gian và thời gian của tiếthọc Để tận dụng có hiệu quả học tập hợp tác, GV cần khéo léo trong việcchia nhóm, tinh tế khi giao nhiệm vụ và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động củamỗi nhóm
5i) Một số lưu ý để đảm bảo học tập hợp tác có hiệu quả:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên một cách tích cực, tức là sựthành công của cả nhóm sẽ phụ thuộc vào thành công của từng cá nhân
- Trách nhiệm của cá nhân: Mỗi HS phải chịu trách nhiệm về đóng gópcủa mình trong toàn bộ kết quả của cá nhóm
- Khuyến khích sự tương tác
- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: làm việc cùng nhau HS sẽ hiểu ngườikhác theo những cách khác nhau, biết tin tưởng, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau,đồng thời HS biết cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ Và những kĩ năng xã hội sẽ được hình thành một cách tốt nhấtthông qua giao tiếp
d) Sơ đồ tư duy
i) Thế nào là sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, sơ đồ cây làmột hình thức ghi chép có sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đàosâu các ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa mộtchủ đề Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhaukhiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâurộng [17]
2i) Cách tiến hành
HS cần có sự chuẩn bị một số đồ dùng: giấy, bút chì (bút màu càng tốt),phấn các màu Quy trình thiết kế một sơ đồ tư duy trên giấy (bảng, bìa ) cóthể tiến hành như sau:
Trang 22- Bước 1: Chọn từ khóa trung tâm là tên của một bài học, một đề toán đãđược tóm tắt,… Hãy bắt đầu với một cụm từ hay một hình ảnh, hình vẽ đãchọn ở trung tâm cho to, rõ rồi bắt đầu vẽ các nhánh.
- Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1 Các nhánh cấp 1 chính là các nội dung chínhcủa chủ đề
- Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3… và hoàn thiện sơ đồ tư duy Các nhánhcon cấp 2, cấp 3… chính là các nhánh con của nhánh con trước nó hay chính
là các ý của nội dung của các nhánh con trước đó
Đối với GV trong quá trình dạy học, có thể cho từ khóa – tên chủ đề hoặchình vẽ, hình ảnh của chủ đề chính đó vào vị trí trung tâm để HS có thể vẽthêm các nhánh theo cách hiểu của các em GV luôn cần hướng cho các em cóthói quen tư duy độc lập theo hình thức sơ đồ hóa trên sơ đồ tư duy
3i) Ví dụ minh họa
GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ quá trình dạy học cho HS ở nhiềuloại bài khác nhau: bài nghiên cứu kiến thức mới, bài luyện tập, củng cốkiến thức; bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức; bài kiểm tra, đánh giá kiếnthức, kĩ năng…
Chẳng hạn:
+ Khi HS học bài “Luyện tập chung” sau khi đã học xong Các phép tínhvới phân số, GV có thể tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm vẽmột sơ đồ tư duy để ôn tập, củng cố lại các kiến thức liên quan đến các phéptính với phân số
+ Sau khi đã học xong về “Phân số”, GV có thể tổ chức cho HS làm việc
cá nhân hoặc theo nhóm vẽ một sơ đồ tư duy để ôn tập, củng cố được các kiếnthức như các tính chất của phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số cácphân số, so sánh các phân số hoặc có thể tổ chức ở đầu giờ trước khi vàotiết “Luyện tập chung”
Dưới đây là một sơ đồ minh họa:
Trang 234i) Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Sử dụng trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic,khả năng phân tích tổng hợp của HS, HS được tự do phát triển các ý tưởng,xây dựng mô hình và thiết kế mô hình
- Phù hợp với tâm lí HS, đơn giản, dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyếtdưới dạng thuộc lòng, học “vẹt” bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức
* Hạn chế:
Đối với HS Tiểu học, các em còn nhỏ, tư duy còn chậm Để sử dụng được
sơ đồ tư duy trong dạy học Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán lớp 4
Trang 24nói riêng đạt hiệu quả, yếu tố quan trọng nhất vẫn là ở HS Nghĩa là HS phảinắm chắc kiến thức cơ bản SGK truyền thụ và biết liên kết các kiến thức cóliên quan với nhau Để các em lĩnh hội tốt sơ đồ tư duy trong việc học, trướctiên, GV cho HS làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một
số “sơ đồ” cùng với sự dẫn dắt của GV để các em làm quen với sơ đồ tư duy.Tùy vào mức độ của từng HS, lớp học,… GV có thể vừa chỉ vào sơ đồ vừadẫn dắt HS như: từ một vấn đề hay một chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứnhất, ý lớn thứ hai, thứ ba… mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi
ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn… Các nhánh có thể là đường thẳng hay đườngcong…
Ngoài những kĩ thuật thường dùng kể trên, có thể tham khảo thêm một sốKTDH sau đây:
e) Kĩ thuật phòng tranh
- Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
- Cách tiến hành:
+ GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm
+ Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm)phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lêntường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh
+ HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.+ Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìmphương án tối ưu
f) Kĩ thuật công đoạn
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết mộtnhiệm vụ khác nhau Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu
B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong,các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau Cụ thể là:
Trang 25Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển chonhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn Sau đó lại tiếp tụcluân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhómkhác để góp ý
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhómmình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác Từng nhóm sẽ xem và xử
lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm Saukhi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học
g) Kĩ thuật XYZ
Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luậnnhóm X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z làphút dành cho mỗi người
Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
+ Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng
5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.+ Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình,
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi HS thamgia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảoluận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến
Trang 26khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm Cách luyện tập này được gọi làphương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quansát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cácảnh Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảoluận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Bảng câu hỏi dành cho những người quan sát
- Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
- Họ có nói một cách dễ hiểu không?
- Họ có để những người khác nói hay không?
- Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
- Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
- Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
- Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
Hệ thống các KTDH khá phong phú Trên đây, chúng tôi chỉ đề cập đếnmột số KTDH có thể được sử dụng trong dạy học môn Toán lớp 4 CácKTDH này có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của
HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làmviệc của HS Tuy nhiên, tùy từng nội dung, đối tượng HS mà GV cần lựachọn và thiết kế nhiệm vụ vận dụng KTDH phù hợp Vấn đề này chúng tôi sẽtrình bày kĩ hơn ở chương 2
1.1.2 Mục tiêu và nội dung chương trình môn Toán lớp 4
- Về kĩ năng: Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bàitoán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống Góp phần bước đầu phát
Trang 27triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói vàviết), cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trongcuộc sống.
- Về thái độ: Gây hứng thú học tập môn Toán; kích thích trí tưởng tượng;góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạchkhoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
1.1.2.1 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4
Để đáp ứng được mục tiêu của kế hoạch đào tạo, chương trình môn Toánlớp 4 được chia làm năm mạch nội dung chính:
Số học
- Số tự nhiên Các phép tính về số tự nhiên:
+ Lớp triệu Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu Giới thiệu lớp tỉ
+ Tính giá trị các biểu thức chứa chữ dạng:
a + b; a – b; a b; a : b; a + b + c; a b c; (a + b) c
+ Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân
+ Phép cộng và phép trừ các số có 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3lần Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên
+ Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích cókhông quá 6 chữ số Tính chất giáo hoán và kết hợp của phép nhân các số tựnhiên, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
+ Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương
có không quá 4 chữ số
+ Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
+ Tính giá trị các biểu thức số có đến 4 dấu phép tính Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết: x < a; a < x < b (a, b là các số bé)”
- Phân số Các phép tính về phân số:
+ Giới thiệu khái niệm ban đầu về các phân số đơn giản Đọc, viết, sosánh các phân số; phân số bằng nhau
Trang 28+ Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không có cùng mẫu số(trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100).
+ Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số.+ Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tựnhiên (trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá 2 chữ số)
+ Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số.Giới thiệu nhân một tổng hai phân số với một phân số
+ Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tựnhiên khác 0
+ Thực hành tính: tính nhẩm về cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số,phép tính không có nhớ, tử số của kết quả tính có không quá 2 chữ số; tínhnhẩm về nhân phân số với phân số hoặc với số tự nhiên, tử số và mẫu số củatích có không quá 2 chữ số, phép tính không có nhớ
+ Tính giá trị các biểu thức có không quá 3 dấu phép tính với các phân sốđơn giản (mẫu số chung của kết quả tính có không quá 2 chữ số)
- Tỉ số:
+ Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số
+ Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ
Đại lượng và đo đại lượng:
- Bổ sung và hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng Chủ yếu nêu mối quan
hệ giữa ngày và giờ; giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày
- Giới thiệu về diện tích và một số đơn vị đo diện tích (dm2, m2, km2) Nêumối quan hệ giữa m2 và cm2, m2 và km2
- Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), tính toán với các số đo.Thực hành đo, tập làm tròn số đo và tập ước lượng các số đo
Yếu tố hình học:
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Nhận dạng góc trong các hình đã học
Trang 29- Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song songvới nhau.
- Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi
- Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành và hình thoi
- Thực hành vẽ hình bằng thước và êke; cắt, ghép, gấp hình
Yếu tố thống kê:
Giới thiệu bước đầu về số trung bình cộng
- Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu
- Giới thiệu biểu đồ Tập nhận xét trên biểu đồ
Giải bài toán:
- Giải các bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số
- Giải các bài toán có liên quan đến: Tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và
tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bìnhcộng; các nội dung hình học đã học
1.1.3 Khả năng vận dụng kĩ thuật dạy học trong môn Toán lớp 4
HS lớp 4 vừa bước qua giai đoạn học tập cơ bản và bắt đầu bước vào giaiđoạn học tập chuyên sâu Đây là giai đoạn HS có sự chuyển biến từ từ duy cụthể thành tư duy trừu tượng Ở giai đoạn này HS có sự phát triển về tâm lýcũng như trình độ nhận thức trong việc thực hiện các hoạt động học tập Đồngthời, HS lớp 4 có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc hợp tác khátốt Đây là thời điểm quan trọng trong dạy học toán, GV không chỉ dạy cho
HS kĩ năng giải toán mà cần chú trọng đến việc tổ chức dạy học Toán đểthông qua đó hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy; phát huy được khảnăng độc lập, sáng tạo ở HS
Lớp 4 được đánh giá là năm học với lượng kiến thức khó khăn nhất đốivới các em học sinh Tiểu học Có nhiều dạng toán lớp 4 đòi hỏi HS phải tưduy và suy luận Nội dung chương trình Toán lớp 4 bao gồm nhiều chuyên đềquan trọng xuyên suốt cả lớp 5 và những năm học sau này Nếu đã nắm vữngToán lớp 4 là cơ sở để HS học tốt toán lớp 5 Việc vận dụng KTDH trong dạy
Trang 30học Toán lớp 4 sẽ giúp HS hứng thú hơn trong học Toán, tiếp thu kiến thứcmột cách dễ dàng và ghi nhớ bài học sâu sắc hơn Chính vì vậy, việc vận dụngKTDH vào dạy học môn Toán lớp 4 là hết sức phù hợp và cần thiết.
1.2 Thực trạng vận dụng kĩ thuật dạy học trong dạy học Toán lớp 4 1.2.1 Khái quát quá trình điều tra thực trạng
1.2.1.1 Mục đích điều tra
Tiến hành điều tra nhằm về hiểu biết của các thầy (cô) về các KTDH cũngnhư việc vận dụng các KTDH vào dạy môn Toán lớp 4
1.2.1.2 Đối tượng điều tra
60 giáo viên dạy lớp 4 ở 5 trường Tiểu học thuộc quận Lê Chân, Thànhphố Hải Phòng
Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh 12
1.2.1.3 Thời gian điều tra
Thời gian điều tra bắt đầu từ ngày 07/03/2016 đến ngày 17/04/2016
1.2.1.4 Nội dung điều tra
- Hiểu biết của các GV Tiểu học về KTDH: bản chất của các KTDH, vaitrò của KTDH trong dạy học Toán lớp 4, các KTDH đã biết,
- Việc vận dụng các KTDH này vào dạy học môn Toán lớp 4 cũng nhưnhững khó khăn gặp phải khi vận dụng các KTDH vào dạy học môn Toánlớp 4
1.2.1.5 Phương pháp điều tra
- Khảo sát: Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến GV qua phiếu khảo sát
(Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên – Phụ lục 1).
- Quan sát, phỏng vấn GV và HS ở các trường được điều tra
1.2.2 Kết quả điều tra
Trang 311.2.2.1 Hiểu biết của thầy (cô) về kĩ thuật dạy học
Kết quả tìm hiểu về hiểu biết của GV về các KTDH:
Với câu hỏi: “Thầy (cô) hiểu như thế nào là kĩ thuật dạy học?”, có 23,3%
GV cho rằng đó là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu của bàihọc; 56,7% GV cho rằng đó là những biện pháp phát huy được sự tham giatích cực của HS vào quá trình dạy học; 61,7% GV cho rằng đó là những biệnpháp kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS; có đến73,3% GV cho rằng đó là những biện pháp, cách thức hành động của GV và
HS trong các tình huống/ hoạt động nhằm giải quyết một nhiệm vụ/ nội dung
cụ thể
Với câu hỏi: “Theo thầy (cô), bản chất của dạy học vận dụng các kĩ thuậtdạy học là gì?”, chỉ có 3,3% GV được hỏi cho rằng đó việc GV truyền thụ trithức, là trung tâm, đóng vai trò chủ động, tích cực; có 18,3% GV cho rằng đó
là việc quan tâm đến sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học; có đến 65%
GV cho rằng đó là việc quan tâm đến quá trình học như thế nào, khai thácđộng lực học tập, gắn việc học với nhu cầu, lợi ích của người học và 85% GVcho rằng đó là việc học tập bằng hoạt động nhận thức của người học, HS làtrung tâm, GV tổ chức và điều khiển các hoạt động
Với câu hỏi: “Theo thầy (cô), việc vận dụng các kĩ thuật dạy học có vaitrò như thế nào trong dạy học ở Tiểu học?”, có 85% GV cho rằng nó phát huyđược tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; 76,7% GV cho rằng nó giúp
HS tự lực nắm tri thức mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học,tập dượt tìm tói nghiên cứu; 53,3% GV cho rằng nó sẽ tạo thuận lợi cho sựbộc lộ và phát triển tiềm năng ở mỗi HS; có đến 68,3% GV cho rằng nó sẽ tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS Ngoài ra còn
có một số ý kiến như là giúp thực hiện theo quan điểm dạy học mới đó là dạyhọc lấy người học làm trung tâm hay rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiếttrong học tập cũng nhưu trong cuộc sống
Trang 32Với câu hỏi: “Thầy (cô) đã biết đến những kĩ thuật dạy học nào?”, trungbình 70,2% GV được hỏi biết về các KTDH đã nêu trong phiếu khảo sát.Ngoài ra còn có một số ý kiến về các KTDH thầy (cô) đã biết như kĩ thuậtphòng tranh, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật “bể cá”, kĩ thuật tiachớp,
Với câu hỏi: “Thầy (cô) đã biết đến các kĩ thuật dạy học này từ đâu?”, có38,3% GV được hỏi biết đến các KTDH này qua tài liệu, sách tham khảo;36,7% từ các đợt tập huấn; 65% từ đồng nghiệp; lên đến 88,3% từ các trangmạng, Internet Ngoài ra cũng có 35% GV được biết đến từ những chươngtrình về giáo dục trên TV, các kênh thông tin đại chúng
1.2.2.2 Vận dụng các kĩ thuật dạy học vào dạy môn Toán lớp 4
Kết quả tìm hiểu về việc vận dụng các kĩ thuật dạy học vào dạy môn Toánlớp 4:
Với câu hỏi: “Thầy (cô) đã áp dụng những KTDH nào vào việc giảng dạymôn Toán lớp 4”, có rất nhiều ý kiến đưa ra nhưng tập trung chủ yếu ở những
kĩ thuật như là kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật học tập hợp tác, sơ đồ tư duy, Với câu hỏi: “Mức độ thầy (cô) đã vận dụng những kĩ thuật trên trong dạyhọc môn Toán lớp 4?”, có 8,3% GV được hỏi là chưa từng áp dụng cácKTDH vào việc giảng dạy môn Toán ở Tiểu học; chỉ có 6,7% GV áp dụngthường xuyên và lên đến 85% GV thỉnh thoảng mới áp dụng
Với câu hỏi: “Khi thầy (cô) áp dụng những kĩ thuật trên trong dạy họcmôn Toán lớp 4, phản ứng của học sinh so với những tiết học không áp dụngnhững kĩ thuật trên như thế nào?”, có đến 76,7% GV cho rằng HS hứng thúhơn; có 15% GV cho rằng HS không có nhiều thay đổi và chỉ có 8,3% GVcho rằng HS không hứng thú hơn
Với câu hỏi: “Những khó khăn gặp phải khi vận dụng những kĩ thuật vàodạy học môn Toán lớp 4 của thầy (cô) là gì?”, có đến 68,3% GV cho rằng khókhăn khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ; 45% GV cho rằng hạn chế bởitrình độ công nghệ thông tin của GV; 51,7% GV cho rằng một bộ phận GV
Trang 33vẫn tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng việc kiểm tra, thi cử; có 61,7% GVcho rằng nếu không có sự tổ chức tốt sẽ gây mất thời gian và không đi đếnđược kiến thức trọng tâm của bài học Ngoài ra có 46,7% GV cho rằng cả HS
và GV đều đã quen với lối học cũ, ngại thay đổi; 43,3% GV cho rằng trình độcủa HS trong một lớp có sự chênh lệch, những kĩ năng cần thiết còn hạn chế.Với câu hỏi: “Theo thầy (cô) có nên thường xuyên vận dụng kĩ thuật dạyhọc trong dạy học môn toán lớp 4 hay không?”, có 21,6% GV cho rằng khôngnên thường xuyên vận dụng KTDH trong dạy học môn Toán lớp 4; có đến78,4% cho rằng nên thường xuyên vận dụng KTDH trong dạy học môn Toánlớp 4
Nhận xét chung
Theo chương trình đổi mới giáo dục như hiện nay, việc áp dụng nhữngphương pháp và KTDH vào quá trình dạy học là hết sức cần thiết Qua điềutra khảo sát cho thấy, hầu hết các GV Tiểu học hiện nay đều biết đến vai tròcũng như cách sử dụng các phương pháp và KTDH nhờ có điều kiện tiếp cậnvới vấn đề này qua các lớp tập huấn, các chuyên đề giới thiệu về các phươngpháp và KTDH, qua đồng nghiệp, tài liệu, sách báo, phương tiện thông tinđại chúng, Bên cạnh đó, nhiều GV có thái độ đúng mực với các phươngpháp và KTDH Tuy nhiên việc áp dụng các KTDH này vào dạy học mônToán lớp 4 để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS còn hạn chế,nhiều nơi còn mang tính hình thức Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều mônhọc hiện nay vẫn là GV truyền thụ những nội dung được trình bày trongSGK, HS nghe và ghi nhớ một cách thụ động mặc dù phần lớn GV đều nhậnthấy được tác dụng cũng như những ưu điểm của việc vận dụng nhữngKTDH này mang lại Hầu hết GV chỉ sử dụng những KTDH này khi đượcyêu cầu lên tiết dạy mẫu, thao giảng còn đối với những tiết dạy bình thườngthì GV chỉ áp dụng những PPDH truyền thống
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc vận dụng các KTDHtrong dạy học môn Toán lớp 4 hiện nay đó là: GV sẽ phải mất nhiều thời gian