TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH ------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA
Trang 2được những kiến thức bổ ích từ các môn cơ sở cũng như chuyên ngành nhằm phục vụcho công việc và đời sống Thời gian cuối cùng của khóa học, tôi cũng như các bạnsinh viên khác được tham gia thực tập và nghiên cứu tình hình thực tế tại công tynhằm tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và làm quen với môi trường làm việc sau này
Đề tài này là kết quả của đợt nghiên cứu thực trạng công tác kiểm toán khoảnmục thuế giá trị gia tăng trong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA
Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúpđỡ của nhà trường, quý thầy cô và các anh chị kiểm toán viên tại công ty AFA Nên tôixin được trân trọng gửi lời cám ơn đến cô Phạm Thị Bích Ngọc đã giúp đỡ, hướng dẫnnhiệt tình cách thức, phương pháp nghiên cứu và chuyên môn giúp tôi hoàn thànhKhoá luận tốt nghiệp này cũng như các thầy cô khác tại Đại học Kinh tế Huế đã truyềnđạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu Xin đượcgửi lời cám ơn đến các anh chị kiểm toán viên tại công ty AFA đã quan tâm, chỉ bảotạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập để viết Khoá luận này
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luậnkhông thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý xây dựng của quý thầy, côgiáo để đề tài này được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
BCTC Báo cáo tài chính
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG
SƠ ĐỒ
Trang 5PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài.
Qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bướcphát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Kinh tế ngày càng phát triểnđồng nghĩa với sự đa dạng các loại hình DN hoạt động trong nhiều ngành kinh tế khácnhau, từ đó đặt ra những yêu cầu đối với công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát của Nhànước Hoạt động kiểm toán xuất hiện hơn 20 năm qua và ngày càng phát triển cũngnhư hoàn thiện đã trở thành công cụ đắc lực không chỉ cho công tác quản lý kinh tếcủa Nhà nước mà đồng thời còn giúp phía DN có nhiều cơ hội phát triển thông quaviệc công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của mình Hiện nay, kiểm toánđã trở thành một hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong nền kinhtế ngày càng phát triển và hội nhập của nước ta
Từ những lợi ích mà một cuộc kiểm toán mang lại, hiện nay dịch vụ này ngàycàng phát triển với nhu cầu kiểm toán càng cao các khoản mục trên BCTC, trong đóđặc biệt là khoản mục thuế GTGT Thuế GTGT là khoản mục vừa liên quan đến quyềnvừa liên quan đến nghĩa vụ của DN đối với Nhà nước nên khoản mục này thường bịtrình bày sai lệch rất cao Bên cạnh đó, do mức thuế suất quy định của cơ quan thuếđối với các loại hàng hóa dịch vụ khác nhau là không giống nhau, và còn phụ thuộcvào mục đích và địa điểm sử dụng hàng hóa dịch vụ (hàng hóa tiêu dùng ở khu phithuế quan,trong nước hay xuất khẩu…) đã tạo nên sự phức tạp và nảy sinh nhiều khácbiệt giữa cách tính thuế của DN và Nhà nước, dẫn đến việc khoản mục này có nhiềunguy cơ bị sai phạm, vì vậy kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ của DN đối với Nhànước là nội dung khá quan trọng trong một cuộc kiểm toán BCTC của DN
Nhận thức được tầm quan trọng này và có cơ hội được thực tập tại Công ty
TNHH kiểm toán AFA, tôi đã tìm hiểu và quyết định chọn đề tài “Thực trạng quy
trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán AFA” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 61.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lí luận chung về thuế GTGT và kiểm toán thuếGTGT trong kiểm toán BCTC
- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng kiểm toán khoản mục thuếGTGT trên lý thuyết vào thực tế tại công ty AFA
- Thứ ba, đưa ra một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nàytại công ty kiểm toán AFA
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGTtrong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán AFA
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH BC,có trụ sở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnhBình Định, Việt Nam Được công ty TNHH Kiểm toán AFA kiểm toán cho Báo cáotài chính niên độ 2015
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
- Quan sát trực tiếp và phỏng vấn: quan sát quá trình làm việc của kiểm toánviên khi tiến hành kiểm toán và phỏng vấn kiểm toán viên những vấn đề cần lưu ý khitiến hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT
- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu về luật thuế, các nghị định, thông tư, chế độkế toán và giáo trình bải giảng có liên quan để làm rõ các khái niệm, định nghĩa củathuế GTGT cũng như đặc điểm của thuế GTGT, kiểm toán khoản mục thuế GTGTtrong BCTC
- Thu thập số liệu: phương pháp này được sử dụng ở phần thực hiện kiểm toán ởchương 2 để thu thập các số liệu liên quan đến khoản mục thuế GTGT như trong BCTChoặc trong các giấy tờ khác như hóa đơn chứng từ có liên quan đến thuế GTGT
- Thống kê và so sánh: thống kê lại các số liệu về khoản mục thuế GTGT và sosánh qua các năm, so sánh với các DN cùng ngành hay với tình hình tăng trưởng củanền kinh tế chung
- Phân tích và tổng hợp: phân tích các số liệu thu thập được từ đó tổng hợp lại
Trang 71.6 Kết cấu đề tài.
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận chung về thuế GTGT và kiểm toán thuế GTGT trong BCTCChương 2: Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại công ty AFAChương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toánkhoản mục thuế GTGT tại công ty kiểm toán AFA
Trang 8PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Nội dung cơ bản về thuế.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về thuế và đối tượng chịu thuế, nộp thuế:
- Một số khái niệm về thuế:
“ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhànước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định cho mục đích công cộng Thuếlà một biện pháp tài chính của nhà nước nhằm động viên một phần thu nhập của cácchủ thể trong xã hội có được do lao động, do đầu tư, do lưu giữ và chuyển dịch tài sảnmang lại” – Thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp, PGS.THS Nguyễn Văn Lợi,NXB Tài chính, 2008
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ, khuyếnkhích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêudùng vào NSNN, luật thuế GTGT số 02/1997/QH IX ngày 10/5/1997 đã được thôngqua tại kì họp Quốc hội khóa IX Sự ra đời của luật thuế GTGT thay thế cho luật thuếDoanh thu trước đây là bước cải cách thứ hai trong tiến trình cải cách hệ thống chínhsách thuế của nhà nước nhằm làm chính sách thuế của Việt Nam phù hợp hơn với cơchế thị trường và thông lệ quốc tế
Theo điều 1, chương I của luật thuế GTGT ( số 02/1997/QH IX ): thuế GTGTlà thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quátrình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
- Đối tượng chịu thuế, nộp thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanhvà tiêu dùng ở Việt Nam, bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ởnước ngoài, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
Trang 9Tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT, đối tượng không chịu thuế GTGTđược chia thành 29 nhóm Nhìn chung, các hàng hóa dịch vụ này thường có một sốtính chất cơ bản sau đây:
- Hàng hóa dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng,không mang tính chất kinh doanh, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như: dịch vụ ytế, văn hóa, giáo dục, đào tạo; dạy học dạy nghề…
- Hàng hóa dịch vụ được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chấtkinh doanh như hàng nhập khẩu trong trường hợp hàng viện trợ nhân đạo, viện trợkhông hoàn lại, quà tặng từ nước ngoài; phát thanh, truyền thanh, truyền hình theochương trình bằng nguồn NSNN cấp
- Hàng hóa dịch vụ một số ngành cần khuyến khích như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi;thủy hải sản nuôi trồng đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hay chỉmới sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra; sản phẩmlà giống vật nuôi, giống cây trồng; sản phẩm muối…
- Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay tiêudùng ở Việt Nam như hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàngtạm nhập, tái xuất khẩu hay hàng tạm xuất khẩu tái nhập khẩu…
- Một số hàng hóa dịch vụ khó xác định được giá trị tăng thêm như dịch vụ tài chính,bảo hiểm nhân thọ
- Hàng hóa mang tính chất phục vụ nhu cầu đặt biệt của Nhà nước hay cần bảo mật như:vũ khí, tài nguyên phục vụ an ninh quốc phòng, dự trữ quốc gia
- Hàng hóa dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơnmức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo quiđịnh của chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ởcông ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức kháccủa Việt Nam có thuê mướn lao động
Đối tượng nộp thuế: người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinhdoanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt hành nghề,hình thức tổ chức kinh doanh; và tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từnước ngoài chịu thuế GTGT
1.1.2 Căn cứ tính thuế.
Trang 10Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế: Giá tính thuế GTGT còn phụ thuộc vào hình thức tiêu thụ hàng
hóa dịch vụ cũng như nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ đó mà xác định giá tính thuếcho từng trường hợp cụ thể, ví dụ như:
- Đối với hàng hóa dịch vụ của cơ sở kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đốitượng khác: giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT Trường hợp cơ sở kinh doanh ápdụng hình thức giảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn
- Đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêuthụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế làgiá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không tính theo số tiền trảgóp, trả chậm từng kỳ
…
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộp thuếcó doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá giao dịchbình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tạithời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế
Thuế suất: luật thuế GTGT ban hành năm 1997 quy định bốn mức thuế suất
khác nhau: 0%, 5%, 10% và 20% áp dụng cho các nhóm hàng hóa thuộc diện chịuthuế GTGT khác nhau Theo luật thuế GTGT sửa đổi năm 2003 thì chỉ còn ba mứcthuế suất là 0%, 5% và 10%
a Thuế suất 0%: các trường hợp áp dụng thuế suất 0%
Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanhnghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hóadịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ trường hợp không ápdụng mức thuế 0%
b Thuế suất 5%:
Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuấtvà tiêu dùng; các hàng hóa dịch vụ cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho sản xuất
Trang 11sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy và học tập;dịch vụ khoa học và công nghệ,…
1.1.3 Phương pháp tính thuế.
Thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong haiphương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trênGTGT Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập chủ yếu đến phương phápkhấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủchế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật và đăng ký nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tínhtrực tiếp trên GTGT
Cách tính thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trong đó Thuế GTGT đầu ra (=) giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuếbán ra (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó
Trang 12Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT muahàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu dùng vào sảnxuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùngcho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT
1.1.4 Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ.
Cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hóa dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn,chứng từ teo quy định của pháp luật Cơ sở kinh doanh áp dụng nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóađơn GTGT (trừ trường hợp được dùng hóa đơn chứng từ đặc thù) Khi lập hóa đơnGTGT, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, các khoản phụ thuvà phí được hưởng ngoài giá (nếu có), thuế GTGT và tổng giá thanh toán Trường hợptrên hóa đơn cơ sở kinh doanh chỉ ghi tổng giá thanh toán, không ghi tách riêng giábán chưa thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT phải tính trên tổng giá thanh toán
- Tương tự, khi mua hàng nếu như trên hóa đơn GTGT mua hàng không ghi rõthuế GTGT thì cơ sở kinh doanh cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
1.1.5 Đăng kí, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế.
Đăng kí thuế:
Các cơ sở kinh doanh kể cả các đơn vị, chi nhánh , cửa hàng trực thuộc cơ sởkinh doanh chính phải đăng kí nộp thuế với cơ quan về địa điểm kinh doanh, ngànhnghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan theo mẫuđăng kí nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế
Về việc cấp mã cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện nộpthuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cơ sở kinhdoanh theo chế độ qui định về việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế
Kê khai thuế GTGT:
Cơ sở sản xuất kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải kê khai thuếGTGT phải nộp theo qui định sau:
a, Kê khai đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 13- Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế: Người nộp thuếnộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lí trực tiếp.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT:
Khai thuế GTGT là loại khai theo tháng, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thángchậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộpcho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì đượckhai bổ sung hồ sơ khai thuế Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vàobất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lầntiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanhtra thuế tại trụ sở người nộp thuế
b, Khai thuế đối với hàng nhập khẩu
Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGTphải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khaithuế nhập khẩu với cơ quan hải quan thu thuế nhập khẩu
Nộp thuế
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo thông báonộp thuế của cơ quan thuế Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báochậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo
Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT theo từnglần nhập khẩu Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng nhậpkhẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu
Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tínhthuế tiếp theo Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định, có sốthuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quiđịnh của Chính phủ
Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam
1.1.6 Phương pháp hạch toán thuế GTGT.
Trang 14Có 2 phương pháp hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp trực tiếp và hạchtoán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phạm vi của bài luận này chỉ đi cụ thểtìm hiểu về phương pháp khấu trừ.
Theo hệ thống kế toán hiện nay quy định các cơ sở kinh doanh các loại hànghóa dịch vụ chịu thuế sử dụng 2 tài khoản để theo dõi thuế GTGT:
• TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
• TK 3331: thuế GTGT đầu ra
TK 133 dùng để phản ánh số thuế đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và cònđược khấu trừ Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133:
Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại
Dư nợ : - Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn lại
TK 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN Kết cầu và nội dung của TK 3331:Bên nợ: -Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại.Bên có: - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa dịch vụ
Dư nợ : - Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN
Dư có: - Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
1.1.7 Các sai phạm thường xảy ra trong quá trình hạch toán thuế GTGT.
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng cuối cùng song đốitượng trực tiếp nộp thuế lại là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ,
do đó trong quá trình hạch toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp, những gian lận vẫnthường xuyên xảy ra Hầu hết mục tiêu của việc gian lận trong hạch toán thuế GTGT ở
Trang 15các doanh nghiệp là nhằm trốn thuế, giảm thiểu số thuế phải nộp vào NSNN Một sốhành vi gian lận thường xảy ra như:
- Mua từ chợ đen hóa đơn GTGT giả mẫu Bộ tài chính phát hành của hóa đơnthật để ghi chép giả nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế và đòi được hoàn thuế
- Ghi chép không trung thực giữa các liên trong cùng một số hóa đơn (liên giaocho khách hàng thì ghi đúng thực tế mua bán, còn liên lưu để tính thuế GTGT thì ghirất thấp về doanh số và mức thuế GTGT đầu ra)
- Áp dụng sai thuế suất đối với hàng hóa dịch vụ, cố ý nhầm lẫn giữa hàng hóakhông chịu thuế với hàng có chịu thuế, nhất là khi vận dụng thuế suất 0% (nếu ápdụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa dịch vụ đầu ra thì doanh nghiệp được hoànlại số thuế đầu vào theo qui định tại khoản 1 Điều 16 luật thuế GTGT số 02/1997/QH9ngày 10/5/1997)
- Một số hành vi gian lận với trình độ hạch toán kế toán cao hơn như: phân bổthuế GTGT của vật tư, tài sản cố định không đúng với đơn vị và sản phẩm, hạng mụccông trình; nhiều trường hợp hạch toán toàn bộ thuế GTGT vào giá thành ngay khimua sắm, xây lắp xong tài sản cố định để được khấu trừ số thuế lớn ngay trong kỳ đó
Đã có không ít các doanh nghiệp tư nhân hạch toán thuế GTGT của tài sản,thiết bị không dùng trong sản xuất mà phục vụ cho sinh hoạt cá nhân, gia đình (ô tô, xemáy,…) vào số thuế yêu cầu khấu trừ trong sản xuất kinh doanh
- Móc nối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với đơn vị chế biến hay đầu nậumua gom hàng xuất khẩu để làm hóa đơn giúp nhau được khấu trừ thuế GTGT mặc dùthực tế không có mua bán hàng hóa với nhau
Sự phức tạp từ những quy định trong luật thuế nêu trên đã tạo cơ hội cho một sốđơn vị không trung thực cố ý gian lận trong quá trình hạch toán thuế của mình, từ đócàng đặt ra yêu cầu và tầm quan trọng cao hơn của kiểm toán viên trong quá trìnhkiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC
1.2 Nội dung kiểm toán thuế GTGT trong BCTC.
1.2.1 Quy trình kiểm toán BCTC:
Trang 16Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểmtoán, kiểm toán viên thường tiến hành kiểm toán theo quy trình gồm 3 giai đoạn:
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán
Trước khi thực hiện theo quy trình trên, còn có giai đoạn được gọi là tiền kếhoạch Tiền kế hoạch là quá trình KTV tiếp cận khách hàng để thu thập những thôngtin cần thiết về nhu cầu KH, đánh giá khả năng phục vụ, trên cơ sở đó sẽ ký hợp đồngkiểm toán hay gửi thư cam kết kiểm toán
a. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: chiến lược kiểm toán tổng thể và lập kếhoạch chi tiết
Lập kế hoạch chiến lược kiểm toán tổng thể:
Kế hoạch chiến lược thường được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô,tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm trong đó vạch ramục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trìnhcủa cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết vềtình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán Kế hoạchchiến lược là cơ sở lập kế hoạch tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quảcuộc kiểm toán
Kiểm toán viên phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm
vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán
Trong việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải:
(a) Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểm toán;
(b) Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình kiểm toán vàyêu cầu trao đổi thông tin;
(c) Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là có vai tròquan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán;
(d) Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán cũng như những hiểu biếtmà thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã thu được từ việc
Trang 17cung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán đó có phù hợp với cuộckiểm toán này không;
(e) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộckiểm toán
Khi cần thiết, kiểm toán viên phải cập nhật và điều chỉnh chiến lược kiểm toántổng thể và kế hoạch kiểm toán trong suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán (VAS 300)
Tùy thuộc vào việc hoàn thành các thủ tục đánh giá rủi ro, quá trình xây dựngchiến lược kiểm toán tổng thể sẽ hỗ trợ kiểm toán viên xác định các vấn đề sau:
(1) Nguồn lực cho các phần hành kiểm toán đặc biệt, ví dụ: bố trí các thành viên nhómkiểm toán có kinh nghiệm phù hợp cho các phần hành kiểm toán có rủi ro cao hay bốtrí chuyên gia vào các vấn đề chuyên môn phức tạp;
(2) Quy mô nguồn lực phân bổ cho các phần hành kiểm toán cụ thể, ví dụ: số lượng thànhviên nhóm kiểm toán tham gia quan sát kiểm kê tại các địa điểm trọng yếu, phạm vi soátxét công việc của kiểm toán viên khác trong trường hợp thực hiện kiểm toán cho tập đoàn,hoặc thời gian dành cho các phần hành kiểm toán có rủi ro cao;
(3) Thời điểm triển khai các nguồn lực, ví dụ: tại giai đoạn kiểm toán sơ bộ hoặc tại thờiđiểm chia cắt niên độ quan trọng;
(4) Phương thức quản lý, chỉ đạo và giám sát các nguồn lực, ví dụ: khi nào cần tổ chứccuộc họp nhóm kiểm toán để hướng dẫn và rút kinh nghiệm, cách thức tiến hành soátxét của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và chủ nhiệmkiểm toán (như tại đơn vị được kiểm toán hay tại văn phòng), và sự cần thiết phải soátxét việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Sau khi hoàn thành chiến lược kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán cần đượcxây dựng để xử lý các vấn đề đã được xác định trong chiến lược kiểm toán tổng thể,trên cơ sở đảm bảo đạt được mục đích của cuộc kiểm toán thông qua việc sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực của kiểm toán viên Việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổngthể và kế hoạch kiểm toán không nhất thiết phải là các quá trình riêng rẽ hoặc liên tiếpmà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi thay đổi quá trình này có thể làm thay đổi quátrình kia (VAS 300)
Trang 18Lập kế hoạch chi tiết:
Ở giai đoạn lập kế hoạch chi tiết, kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin về đặcđiểm kinh doanh, tìm hiều hệ thống KSNB, xác lập mức trọng yếu Lập kế hoạch kiểmtoán là bước đầu tiên nhưng có tính chất định hướng cho toàn bộ cuộc kiểm toán Ởgóc độ kiểm toán thuế, bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho KTVnắm bắt được với những đặc thù của đơn vị KH được kiểm toán như: doanh nghiệp sẽchịu những loại thuế gì, mức thuế suất ra sao, doanh nghiệp có nằm trong đối tượngchịu thuế hay không, doanh nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp nào… Đoạn
2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính”đã nêu rõ: Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáotài chính như sau:
• Trợ giúp kiểm toán viên tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộckiểm toán;
• Trợ giúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịpthời;
• Trợ giúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằmđảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả;
• Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khảnăng phù hợp để xử lý các rủi ro dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từngthành viên;
• Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc củanhóm;
• Hỗ trợ việc điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên giathực hiện, khi cần thiết
Nội dung và phạm vi công việc lập kế hoạch kiểm toán có thể khác nhau tùytheo quy mô và sự phức tạp của đơn vị được kiểm toán cũng như kinh nghiệm trướcđây của các thành viên trong nhóm kiểm toán đối với đơn vị đó, và những thay đổiphát sinh trong cuộc kiểm toán
Trang 19Lập kế hoạch không phải là một giai đoạn tách rời của cuộc kiểm toán, mà làmột quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau khi hoặc cùng lúc kết thúc cuộckiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán hiện tại Tuy nhiên,lập kế hoạch kiểm toán bao gồm cả việc xem xét lịch trình của một số hoạt động vàcác thủ tục kiểm toán cần phải hoàn thành trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toántiếp theo Ví dụ, trước khi xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, kiểm toánviên cần phải xem xét các vấn đề sau:
(1) Các thủ tục phân tích được áp dụng để đánh giá rủi ro;
(2) Tìm hiểu khuôn khổ pháp luật và các quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thựchiện cũng như mức độ tuân thủ của đơn vị;
(3) Xác định mức trọng yếu;
(4) Sự tham gia của các chuyên gia;
(5) Thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro khác
Kiểm toán viên có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán vớiBan Giám đốc của đơn vị được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện vàquản lý cuộc kiểm toán (ví dụ, kết hợp một số thủ tục trong kế hoạch kiểm toán vớicông việc của đơn vị được kiểm toán) Mặc dù có thảo luận với đơn vị được kiểm toánnhưng kiểm toán viên vẫn chịu trách nhiệm về chiến lược kiểm toán tổng thể và kếhoạch kiểm toán Khi thảo luận các vấn đề trong chiến lược kiểm toán tổng thể và kếhoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thận trọng để không làm ảnh hưởng đến hiệu quảcủa cuộc kiểm toán Ví dụ, việc thảo luận nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểmtoán chi tiết với Ban Giám đốc có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán
do các thủ tục kiểm toán rất dễ dự đoán trước (VAS 300)
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát là một trongnhững bước công việc quan trọng không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soátnội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện thử nghiệm kiểm soátcần thiết và các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ trong quá trình tiến hànhkiểm toán
Trang 20Theo quy định tại đoạn 12 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: Kiểm toánviên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộckiểm toán Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán thường liênquan tới báo cáo tài chính nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới báo cáotài chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoánchuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, cóliên quan tới cuộc kiểm toán Hiểu biết về kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên xácđịnh các loại sai sót tiềm tàng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếuvà xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Hiểu biết về đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để lập kế hoạch kiểmtoán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán, ví dụ trongcác công việc như:
(1) Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính;
(2) Xác định mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320;(3) Đánh giá sự phù hợp của việc chọn lựa, áp dụng các chính sách kế toán và tính đầy đủ,thích hợp của các thuyết minh báo cáo tài chính;
(4) Xác định các khoản mục phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán, ví dụ giao dịch với các bênliên quan, sự phù hợp trong giả định của Ban Giám đốc về tính hoạt động liên tục củađơn vị, hoặc xem xét mục đích kinh tế của các giao dịch;
(5) Xây dựng các ước tính để sử dụng khi thực hiện thủ tục phân tích;
(6) Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, gồm thiết kế và thựchiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp;
(7) Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập, như đánh giásự phù hợp của các giả định và của các giải trình bằng lời và bằng văn bản của BanGiám đốc (VAS 315)
Trên cơ sở ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, kiểm toán viên phân bổ ướclượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng khoản mục Việc ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu là một việc mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, vì thế,
Trang 21ước lượng ban đầu về tính trọng yếu đối với các khoản mục kế toán nói chung haykhoản mục thuế GTGT nói riêng không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộckiểm toán.
Công việc cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch là thiết kế chương trình kiểmtoán nhằm dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoànthành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về tư liệu,thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập phục vụ cho công việc kiểm toán Đối vớiphân hành kiểm toán thuế, thường có nhu cầu phối hợp với bộ phận tư vấn thuế để giảiquyết những tình huống thuế phức tạp phát hiện được trong cuộc kiểm toán
b. Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kĩ thuậtkiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán,tức đây là giai đoạn kiểm toán viên triển khai các công việc đã ghi trong kế hoạchkiểm toán và chương trình kiểm toán Các phương pháp kĩ thuật kiểm toán được thểhiện qua cách thức thu thập và thực hiện các trắc nghiệm cụ thể, còn được gọi là cácthủ tục kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thực hiệnhai loại thủ tục chính đó là: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực hiện thủ tục phân tích: theo VAS 520 “Thủ tục phân tích”, các thủ tụcphân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với:
• Thông tin có thể so sánh của các kỳ trước;
• Các kết quả dự tính của đơn vị, như kế hoạch hoặc dự toán; hoặc các ước tính củakiểm toán viên, như ước tính chi phí khấu hao;
• Các thông tin tương tự của ngành, như so sánh tỷ suất doanh thu bán hàng trên cáckhoản phải thu của đơn vị được kiểm toán với số liệu trung bình của ngành, hoặc vớicác đơn vị khác trong cùng ngành có quy mô hoạt động
Các thủ tục phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ như: mốiquan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính có liên quan như chi phínhân công với số lượng nhân viên
Trang 22Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện cácthủ tục phân tích, từ việc so sánh đơn giản đến các phân tích phức tạp đòi hỏi phải sửdụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến.
Ở quá trình kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên có thể thực hiện các thử nghiệm:trắc nghiệm chi tiết nghiệp vụ và trắc nghiệm trực tiếp số dư Đối với thử nghiệm trắcnghiệm chi tiết nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ lựa chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra, sauđó kiểm tra chi tiết về các tài liệu, chứng từ của nghiệp vụ đó, xem xét quá trình luânchuyển chúng qua các tài khoản Trắc nghiệm chi tiết nghiệp vụ được áp dụng trongmọi cuộc kiểm toán không phân biệt hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh hay yếu; Đối vớithử nghiệm trắc nghiệm trực tiếp số dư, kiểm toán viên sẽ kết hợp các phương phápcân đối, đối chiếu logic, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và kiểm tra thực tế
để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hoặc số phát sinh Thử nghiệm này sẽ cho
ra bằng chứng có độ tin cậy cao nhưng lại tốn thời gian và chi phí kiểm toán lớn
c. Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc: lập bảng tổng hợp búttoán điều chỉnh, tổng hợp các vấn đề cần đưa ra trong Thư quản lý, và phát hành báocáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là tài liệu trình bày các kết luận sau cùng về thông tin tàichính được kiểm toán, thể hiện ngắn gọn và đầy đủ những công việc mà các nhân viênkiểm toán đã tiến hành Báo cáo kiểm toán là tài liệu quan trọng đính kèm với Báo cáotài chính của khách hàng
1.2.2 Các thủ tục kiểm toán áp dụng để kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC.
Là một khoản mục trên BCTC, mục tiêu kiểm toán đối với thuế GTGT khôngnằm ngoài phạm vi mục tiêu kiểm toán tài chính Dựa theo VAS 315 cũng như căn cứvào đặc điểm, tính chất cũng như đặc điểm hạch toán và quản lí thuế GTGT, có thể cụthể hóa mục tiêu kiểm toán thuế GTGT qua bảng sau:
Trang 23Bảng 1.1 : Mục tiêu kiểm toán khoản mục thuế GTGT (Theo VAS 315).
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ
Hiện hữu và phát sinh - Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT được ghi sổ
trong kỳ trên thực tế có phát sinh và đều có chứng từ minh chứng kèm theo
Trọn vẹn - Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế GTGT đều được
phản ánh đầy đủ trên sổ sách, báo cáo kế toán
Quyền và nghĩa vụ - Doanh nghiệp có quyền được khấu trừ đối với thuế GTGT
được khấu trừ và có nghĩa vụ nộp thuế đối với thuế GTGT còn phải nộp NSNN
Tính giá và đo lường - Thuế GTGT phải nộp và đã nộp phải được phản ánh theo
đúng giá trị thực và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm
- Số liệu trên tài khoản thuê GTGT phải được tính toán một cách chính xác và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết, tờ khai và BCTC
- Đảm bảo rằng các bảng kê khai được lập chính xác, đặc biệtvề thuế suất và căn cứ tính thuế
Trình bày và khai báo - Các nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT phải được phân
loại và xác định đúng đắn trên hệ thống BCTC
Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ phải thiết lập các thủ tục kiểmtoán cụ thể và chi tiết sau đó tiến hành thực hiện các thủ tục đó để có thể đạt được cácmục tiêu như trên
Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán viên sẽ sử dụng 2 loại thử nghiệm chính đólà thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm kiểm soát hay còn gọi là thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội
bộ, là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu trongthiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đánh giá sự hiện diện và tínhhiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ liênquan đến thuế GTGT là để nhằm mục đích thiết lập độ tin cậy vào hệ thống kiểm soátnội bộ từ đó xác định phạm vi và thời gian của các bước kiểm toán cụ thể cũng như đểxác định những trọng điểm trong quá trình xử lí các nghiệp vụ và các hiện tượng gianlận, sai sót đối với khoản mục thuế GTGT
Trang 24Ở giai đoạn này kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng thông qua bảng câu hỏi kết hợp phỏng vấn và quan sát hoạt động tại đơn
vị khách hàng Đối với kiểm toán thuế GTGT, kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn bangiám đốc, kế toán trưởng, kế toán thuế GTGT về các thủ tục mà họ thiết lập đối vớikhoản mục thuế đồng thời quan sát quá trình thực hiện kế toán từ khâu tiếp nhận hóađơn, ghi sổ và kê khai Đồng thời, kiểm toán viên mô rả lại các thủ tục kiểm soát củakhách hàng trên giấy tờ làm việc và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, kiểm soát nội bộ được chiathành năm thành phần nhằm cung cấp một khuôn khổ giúp kiểm toán viên xem xét cáckhía cạnh khác nhau trong kiểm soát nội bộ của đơn vị có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểmtoán như thế nào, đó là các khía cạnh:
(a) Môi trường kiểm soát: Bao gồm các yếu tố như truyền đạt thông tin và yêucầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức, cam kết về năng lực, phân côngquyền hạn và trách nhiệm, các chính sách và thông lệ về nhân sự Các thủ tục mà kiểmtoán viên thực hiện sẽ là phỏng vấn các thành viên của công ty và ban giám đốc, điềutra và thu thập thông tin về việc ban giám đốc có đề cao đạo đức kinh doanh haykhông, có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận kế toán, tạo ra sựđộc lập khách quan trong quá trình hạch toán các khoản mục kế toán nói chung vàkhoản mục thuế GTGT nói riêng hay không Thu thập những giấy tờ, văn bản pháp lý,các chính sách và chế độ kế toán mà Doanh nghiệp đang áp dụng cho khoản mục thuếGTGT, những cập nhật thay đổi về cách tính thuế của đơn vị
(b) Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị: liên quan đến các rủi ro cần được quảnlý, đơn vị tự nhận thấy trong quá trình kinh doanh và hạch toán sẽ có những rủi ro xảy
ra sai sót gì, từ đó thiết lập các thủ tục để hạn chế rủi ro đó như hóa đơn được đánh sốliên tục để kiểm tra, đối chiếu: các thông tin và số liệu, hóa đơn GTGT phát hành hợplệ là hóa đơn đã có chữ ký, sự phê duyệt của các bộ phận cấp trên…Ở khía cạnh này,kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định quy trình đánh giá rủi
ro của đơn vị có phù hợp hay không
Trang 25(c) Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, baogồm các quy trình kinh doanh có liên quan, và trao đổi thông tin: Là hệ thống kế toán,bao gồm các thủ tục và tài liệu được thiết kế và xây dựng để: tạo lập, ghi chép, xử lýcác giao dịch của đơn vị Ở khía cạnh này, kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tụcnhư kiểm tra về sự tồn tại của phần mềm kế toán thuế, điều tra xem đơn vị có sử dụngphần mềm tính thuế/ hạch toán thuế do cơ quan thuế ban hành hoặc có liên kết với cơquan thuế về kiểm tra việc tính thuế hay không.
(d) Các hoạt động kiểm soát: các hoạt động kiểm soát liên quan đến: phê duyệt,đánh giá hoạt động, xử lý thông tin, các kiểm soát vật chất, phân chia nhiệm vụ Đểđánh giá hiệu quả ở khía cạnh này, kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục phỏng vấn các
bộ phận kế toán về trình tự hạch toán thuế GTGT từ việc hạch toán các hóa đơn GTGTđầu vào, lập hóa đơn GTGT đầu ra và hạch toán, lập tờ khai thuế GTGT, quyết toán vànộp thuế GTGT, về dấu hiệu sự phê chuẩn của cấp trên trong quá trình hạch toán, vềviệc xét duyệt tính hợp lệ của các hóa đơn (ví dụ hóa đơn đầu vào trên 20 triệu đồngphải thanh toán qua chuyển khoản thì thuế GTGT đầu vào mới được khấu trừ hợp lệ),các bộ phận liên quan có độc lập về vai trò và quyền hạn với nhau hay không; sau đóquan sát xem trong quá trình làm việc các bộ phận có thực hiện đúng quy trình nhưvậy hay không
(e) Giám sát các kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm soátnội bộ trong từng giai đoạn, kiểm toán viên sẽ phỏng vấn ban giám đốc và các cấpquản lý có thực hiện việc đánh giá tính hiệu quả của các kiểm soát một cách kịp thờivà tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết hay không, như việc kiểm tra lại cácbáo cáo thuế đã đúng, đã chuẩn chưa, soát xét lại các khoản chi phí, doanh thu để pháthiện kịp thời các gian lận (nếu có: như việc ghi tăng chi phí đầu vào, tăng thuế GTGTđược khấu trừ, khai giảm doanh thu để giảm thuế GTGT đầu ra…) hay không
Từ những thủ tục trên, kiểm toán viên sẽ thu thập các bằng chứng về độ tin cậycủa hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó điều chỉnh phạm vi mà khối lượng công việc ởgiai đoạn thực hiện các thử nghiệm cơ bản Nếu qua quá trình thực hiện thử nghiệmkiểm soát, kiểm toán viên có đánh giá cao về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, tức
Trang 26nhận thấy rằng đơn vị có hệ thống nội bộ đạt hiệu quả cao, rủi ro sai sót trọng yếuthấp, thì ở thử nghiệm cơ bản, khối lượng và phạm vi công việc kiểm tra soát xét củakiểm toán viên sẽ giảm xuống và ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịđược cho là kém hiệu quả, rủi ro có sai sót trọng yếu cao, thì kiểm toán viên sẽ tăngkhối lượng và phạm vi công việc cần kiểm toán lên nhiều hơn dự kiến.
Thử nghiệm cơ bản hay thủ tục kiểm tra chi tiết là thủ tục để thu thập những
bằng chứng về sự sai lệch trọng yếu trong BCTC Theo Chương trình kiểm toán mẫucủa VACPA, trong quá trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toánBCTC, kiểm toán viên sẽ tiến hành lần lượt các thủ tục: thủ tục chung; thủ tục phântích; và thủ tục kiểm tra chi tiết
Ở giai đoạn thực hiện thủ tục chung, kiểm toán viên sẽ kiểm tra về chính sáchkế toán được áp dụng trong doanh nghiệp có nhất quán với năm trước và phù hợp vớikhuôn khổ về lập và trình bày BCTC hay không; bên cạnh đó sẽ lập Bảng số liệu tổnghợp có so sánh với số dư cuối năm trước, đối chiếu với các số dư trên Bảng số liệutổng hợp với Bảng CĐPS, sổ cái, sổ chi tiết… và giấy tờ làm việc của kiểm toán nămtrước (nếu có) để phân tích xem khoản mục này có biến động bất thường hay không
Ở giai đoạn thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên cũng sẽ so sánh cáctài khoản thuế năm nay với năm trước để phân tích, đánh giá tính hợp lý của nhữngbiến động
Đến giai đoạn kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tục cụthể để đạt được những mục tiêu kiểm toán đặt ra như bảng sau:
Trang 27Bảng 1.2 Thủ tục kiểm toán khoản mục thuế GTGT (Chương trình kiểm toán
mẫu của VACPA)
toán, thanh tra thuế trong
năm/kỳ nếu có
+ Đối chiếu số dư các khoản thuế phải nộp theo biên bản với số liệu sổ kế toán Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch
+ Xác định các loại thuế bị tính sai, tính thiếu đã được khắc phục trong năm/kỳ này hay chưa
Mục tiêu: các khoản thuế được ghi nhận đầy đủ theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế, thanh tra thuế.Thỏa mãn cơ sở dẫn liệu trọn vẹn, tính giá và đo lường
Thực hiện thủ tục kiểm
toán số dư đầu kỳ + Xem xét tờ khai quyết toán thuế, chứng từ, tài liệu liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp năm/kỳ trước, đối chiếu số liệu ở
BCTC, Bảng cân đối phát sinh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết năm trước để xác nhận số
dư đầu năm/kỳ trên sổ sách năm nay có khớp với số liệu năm trước hay không
Mục tiêu: số dư đầu kỳ được ghi nhận đầy đủ, chính xác Thỏa mãn cơ sở dẫn liệu trọn vẹn, tính giá và đo lường, trình bày và khai báo
Ước tính độc lập về thuế + Tài liệu cần tiếp cận:
BCTC trước kiểm toán, sổ
cái tài khoản doanh thu, lợi nhuận…
+ Dựa trên số liệu doanh thu, thu nhập khác chịu thuế
GTGT và thuế suất tương ứng, lập ước tính độc lập về
thuế GTGT đầu ra và so sánhvới số liệu hạch toán và kê khai thuế GTGT
Mục tiêu: đánh giá tính hợplý của các loại thuế mà doanh nghiệp đã ghi nhận Thủ tục này thỏa mãn cơ sởdẫn liệu đo lường và tính giá
Kiểm tra chứng từ nộp
thuế, hoàn thuế GTGT
Kiểm tra tính hợp lệ của
các khoản thuế GTGT
+ Đọc lướt sổ chi tiết thuế
GTGT đầu vào để phát hiện
Mục tiêu: đánh giá tính hợplệ của các khoản thuế
Trang 28thanh toán không qua ngânhàng từ 20 triệu đồng trở lênnhưng vẫn kê khai được khấutrừ.
+ Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm
trừ, các khoản thuế được hạch toán đúng theo quy định về khấu trừ thuế Thủ tục này giúp thỏa mãn cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ
Kiểm tra việc áp dụng
thuế suất của đơn vị + Các tài liệu cần tiếp cận:các thông tư về thuế có hiệu
lực hiện hành; BCTC trướckiểm toán, Bảng cân đối phátsinh, sổ cái tài khoản, sổ chitiết
Mục tiêu: Kiểm tra việc áp dụng thuế suất của đơn vị có phù hợp với các văn bảnquy định về thuế hay không nhằm thỏa mãn cơ sở dẫn liệu đo lường và tính giá
Đối chiếu với tờ khai
thuế
+ Các tài liệu cần tiếp cận: tờ
khai thuế, sổ cái, sổ chi tiết
+ Lập bảng tổng hợp thuế
GTGT đã kê khai trongnăm/kỳ Đối chiếu số liệutrên Bảng tổng hợp với số
liệu tờ khai thuế
Mục tiêu: đảm bảo tính chính xác giữa tờ khai và sổ sách đơn vị, giúp thỏa mãn cơ sở dẫn liệu trọn vẹn, tính giá và đo lường
Nhìn chung, trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương phápkiểm toán cụ thể và thích hợp để tiến hành kiểm toán cho khoản mục thuế GTGT.Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của nghiệp vụ mà tiến hành kiểm tra trực tiếp100% hay kiểm tra chọn mẫu đại diện Tất cả những thủ tục thích hợp sẽ được tiếnhành nhằm kiểm tra các cơ sở dẫn liệu là tính hiện hữu và phát sinh, tính trọn vẹn,quyền và nghĩa vụ, đo lường và tính giá, trình bày và khai báo khoản mục thuếGTGT, từ đó có thể đưa ra kết luận về tính trung thực và hợp lí của khoản mục nàytrên BCTC ở bước tiếp theo
Thuế GTGT là một loại thuế khá phức tạp mà trong từng loại hình DN khácnhau thì phương pháp hạch toán thuế GTGT khác nhau Thực tế cho thấy, tại các công
ty kiểm toán khác nhau thì áp dụng các chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGTkhác nhau tùy thuộc vào trình độ, khả năng và kinh nghiệm của các kiểm toán viên của
Trang 29công ty kiểm toán đó, tuy nhiên vẫn dựa theo chương trình kiểm toán của VACPA(Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) làm chuẩn, để có thể hoàn thành tốtcông việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT từ đó đưa ra ý kiến chính xác về tínhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của khoản mục này.
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN AFA.
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH kiểm toán AFA.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty Trách Nhịệm Hữu Hạn Kiểm Toán AFA (sau đây gọi tắt là AFA) làmột tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, tên tiếng anh là AFA AuditCompany Limited, tên giao dịch là AFA CO., LTD
Công ty được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày12/11/2014 và được Bộ Tài Chính cấp giấy đăng ký hành nghề vào ngày 26/11/2014
Quy mô công ty: công ty hiện có 43 nhân viên, 100% tốt nghiệp Đại Học vàhầu hết đã có 5 chứng chỉ hành nghề kiểm toán của quốc gia
Trụ sở: Công ty hiện chỉ có trụ sở tại 199 Lê Đình Lý, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.Thông tin liên lạc của công ty:
+ Điện thoại: 05113.633.333 Fax: 05113.633.338
+ Email: info@afa.com.vn
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Được điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo và kiểm toán viên có nhiều năm kinhnghiệm, AFA đã tham gia kiểm toán và tư vấn cho các Doanh nghiệp thuộc nhiềuthành phần kinh tế, các dự án quốc tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Phương châm của AFA là “Luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp” và AFA luônđề cao nguyên tắt độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng.Với mục tiêu giúp khách hàng và các bên khách quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp củamình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị vàđiều hành Doanh nghiệp, AFA cam kết mang đến cho khách hàng các dịch vụ chuyênngành với chất lượng cao nhất
Các loại hình dịch vụ mà AFA cung cấp là:
• Kiểm toán và soát xét Báo cáo tài chính
Trang 31• Dịch vụ kế toán.
• Dịch vụ tư vấn thuế
• Soát xét tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
• Soát xét tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
• Dịch vụ chuyên ngành khác
Trong số các hoạt động này, Kiểm toán soát xét Báo cáo tài chính và kiểm toándự án hoàn thành là hai dịch vụ thường xuyên và tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty.Khách hàng trong lĩnh vực này rất đa dạng, bao gồm các:
• Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân
• Các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội
• Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
2.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty.
Tuy mới thành lập được gần 2 năm, nhưng đội ngũ nhân viên của công ty đều lànhững kiểm toán viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các hãng kiểm toán lớncủa Việt Nam và thế giới (Big 4)
Chính sách tuyển dụng và đào tạọ: công ty tuyển dụng những sinh viên cóthành tích học tập tốt Hiện nay mỗi năm có hơn 20 thực tập sinh đến từ các trườngĐại học trên địa bàn Đà Nẵng và Thành phố Huế đến thực tập tại công ty, qua quátrình thực tập, sinh viên sẽ được đánh giá và giữ lại công ty làm việc nếu có năng lựcxuất sắc, ngoài ra sinh viên cũng có thể tham gia thi tuyển vào công ty sau quá trìnhthực tập
Sau khi trở thành nhân viên của AFA, các nhân viên sẽ được đào tạo để trởthành kiểm toán viên; trong quá trình công tác, nhân viên cũng sẽ liên tục được đào tạotheo từng cấp bậc Đồng thời mỗi năm các kiểm toán viên sẽ phải học 40 giờ theochương trình Hội nghề nghiệp kiểm toán thì mới đủ điều kiện để công tác trong nămtiếp theo
Các nhân viên trong công ty được chia thành 2 bộ phận chính đó là: Kiểm toánBáo cáo tài chính và Kiểm toán Xây dựng cơ bản, theo sơ đồ tổ chức như sau:
Trang 32Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Khối kế toán Xây dựng cơ bản
Phó Tổng Giám đốc
Khối kế toán Báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Kiểm toán AFA.
Trong đó, những nhân sự chủ chốt của công ty bao gồm:
Ông: Nguyễn Trọng Hiếu- Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên kiêm Tổng GĐÔng: Phạm Quang Trung - Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Khối Kiểm toán BCTC.Ông Nguyễn Hải Nam -Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Khối Kiểm toán XDCB.Và cùng hơn 30 nhân viên khác bao gồm các kĩ sư, KTV, trợ lý KTV đang làmviệc tại AFA
2.2 Quy trình kiểm toán Thuế GTGT trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty AFA.
2.2.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty AFA.
Cũng như các quy trình kiểm toán thông thường, quy trình kiểm toán của AFAcũng được tiến hành theo 3 bước:
• Lập kế hoạch kiểm toán
• Thực hiện kiểm toán
• Kết thúc kiểm toán
a Lập kế hoạch kiểm toán
Phòng Tư vấn – Hành chính
Trang 33Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủtục để nắm rõ về hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hệ thốngkế toán của khách hàng Trên cơ sở đó kiểm toán viên sẽ đánh giá sơ bộ rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính củakhách hàng; đồng thời kiểm toán viên cũng sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích
sơ bộ nhằm đánh giá tổng quát về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của kháchhàng trong năm và làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể tồn tại đối với Báo cáo tàichính và hoạt động kinh doanh của khách hàng
Từ những hiểu biết và đánh giá trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro chi tiếtcho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên Báo cáo tài chính của đơn vị đượckiểm toán, sau đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Kế hoạch kiểm toán sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và được soát xétbởi chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên ban Tổng Giám đốc phụcvụ khách hàng, chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng kiểm toán
Ở bước này, kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tục chi tiết sau:
• Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết để có thể hiểu biết sâu sắc về đặcđiểm hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm các yếu tố bên trong Doanhnghiệp như cơ cấu tổ chức quản lý, mục tiêu kinh doanh, các hoạt động kinh doanhchính của Doanh nghiệp, các nguồn tài chính và chính sách kế toán của đơn vị; cácyếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, cácvấn đề đặc thù của ngành, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa công ty và quá trình kiểm soát rủi ro như môi trường kiểm soát, quá trình đánh giárủi ro, kiểm soát hoạt động và thông tin của ban lãnh đạo công ty
• Thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên của Doanh nghiệp đểcó thể hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của Doanhnghiệp Công việc này bao gồm việc tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanhsau:
- Chu trình lập Báo cáo tài chính theo qui định hiện hành;
- Qui trình quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các giao dịch bằng tiền trong
Trang 34- Chu trình quản lý doanh thu, thu nhập khác và các khoản phải thu;
- Chu trình quản lý và theo dõi việc sử dụng tài sản cố định và các khoản đầu tư;
- Chu trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho, chi phí mua sắm;
- Chu trình quản lý và theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán cho ngườilao động;
- Chu trình theo dõi thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước;
- Chu trình theo dõi và quản lý các khoản vay, nợ
Trong việc soát xét các quy trình này, các kiểm toán viên phải hiểu được về cáchoạt động kinh doanh chủ yếu trong mỗi chu trình, việc ứng dụng tin học trong quản lýmỗi chu trình để có thể rút ra các kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quy trình xử lýcác thông tin tài chính
• Phân tích sơ bộ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Côngviệc này bao gồm việc thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị, thựchiện tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả dựa trên các tínhtoán ban đầu và phân tích sâu hơn trên cơ sở kết hợp các thông tin với kết quả đạtđược trong các tính toán ban đầu
• Đánh gia rủi ro cho các khoản mục chủ yếu trên Báo cáo tài chính của công ty Công việcnày bao gồm việc xem xét các rủi ro phát hiện trong quá trình tìm hiểu về hoạt động kinhdoanh của đơn vị, tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị,phân tích sơ bộ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong các bước trên và xác địnhthêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng tài khoản và số dư cụ thể
• Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính
b Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán bao gồm việc kiểm tra đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộvà hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho từng chỉ tiêu trình bày trênBáo cáo tài chính, tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục.Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị bởi các nhóm kiểmtoán Toàn bộ công việc kiểm toán đều được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, thànhviên Ban Tổng Giám đốc phụ trách khách hàng và thành viên Ban Tổng Giám đốcchịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng cuộc kiểm toán
Trang 35Các công việc chi tiết như sau:
• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình ký hợp đồng với khách hàng, theo dõidoanh thu, chi phí và các nghĩa vụ tài chính liên quan;
• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh vàtheo dõi công nợ phải trả;
• Soát xét việc tuân thủ các quy chế quản lý và sử dụng tài sản cố định;
• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý theo dõi tiền lương và cáckhoản thanh toán, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên;
• Soát xét việc quản lý theo dõi về thuế và các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho;
• Gửi thư xác nhận và đối chiếu với số liệu kế toán của các khoản tiền gửi ngân hàng,các khoản đầu tư, các khoản phải thu và phải trả tại thời điểm cuối năm;
• Đối chiếu các khoản phải thu, phải trả;
• Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của các công ty, kiểm tra việcphản ánh giá trị tài sản cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính;
• Tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và tiền mặt trên cơ sở chọn mẫu (nếu có);
• Thực hiện kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu đối với các số dư và nghiệp vụ kinh tế trìnhbày trên Báo cáo tài chính của đơn vị;
• Phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu;
• Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong cáctrường hợp cần thiết;
• Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên Báocáo tài chính của khách hàng
c Kết thúc kiểm toán
• Phân tích thổng thể Báo cáo tài chính lần cuối để khẳng định rằng các thông tin trênBáo cáo tài chính là phù hợp với thực tế về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.Việc phân tích này bao gồm tính toán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phântích kết quả Thông qua việc phân tích Báo cáo tài chính lần cuối này kiểm toán viêncó thể nhìn nhận đánh giá lại về Báo cáo tài chính một cách tổng thể làm cơ sỏ cho ýkiến kiểm toán đồng thời có thể cung cấp cho các đơn vị được kiểm toán các vấn đề về
tư vấn liên quan đến công tác tài chính
• Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán Công việc này đượcthực hiện chủ yếu bằng cách soát xét các thông tin tài liệu và phỏng vấn