1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị

75 580 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Khái niệm chi phí Theo quan niệm của kinh tế chính trị, chi phí là biểu hiện bằng tiền của các haophí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN bỏ ra để tổ chức hoạt động sản xuấtkinh d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Mai Ly Th.S Trần Phan Khánh Trang Lớp: K44B Kiểm toán

Niên khóa: 2010-2014

Huế, tháng 5 năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kếtoán-tài chính cùng toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại học kinh tế Huế, bằng tất cả trithức và nhiệt huyết của mình đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt khối kiến thức vôcùng quý báu cho chúng em ngay từ những ngày đầu bỡ ngỡ bước chân vào giảngđường đại học

Đặc biệt, lời cảm ơn chân thành nhất em xin dành cho Thạc sĩ Trần Phan KhánhTrang, cô đã tận tâm giảng dạy cho chúng em qua các bài giảng trên giảng đường,hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực tập và tạo mọi điều kiện giúp emhoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các anh chị, các côtrong phòng Kế toán tài chính tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị đã tạo điềukiện thuận lợi cho em được thực tập tại Công ty

Một lần nữa, em xin cảm ơn chân thành và xin kính chúc cô Trần Phan KhánhTrang cùng toàn thể Quý Thầy Cô Trường Đại học kinh tế Huế thật dồi dào sức khỏe,niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức chothế hệ mai sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 8

Lý do chọn đề tài 8

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 9

Phương pháp nghiên cứu 9

Phạm vi và hạn chế của đề tài 9

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 11

1.1.Kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 11

1.1.1.Khái niệm chi phí và phân loại chi phí 11

1.1.1.1.Khái niệm chi phí 11

1.1.1.2.Phân loại chi phí 12

1.1.2.Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí 13

1.1.2.1.Thu thập thông tin chi phí 13

1.1.2.2.Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí 13

1.1.3.Mô hình bộ máy kế toán chi phí 15

1.2.Quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 16

1.2.1.Thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị trong doanh nghiệp 16

1.2.2.Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí 18

1.2.2.1.Xây dựng định mức chi phí 18

1.2.2.2.Lập dự toán chi phí 20

1.2.3.Kiểm soát chi phí 22

1.2.3.1.Xây dựng và phân tích chi phí định mức 22

1.2.3.2.Kiểm soát biến động chi phí 22

1.2.3.3.Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện CP của các bộ phận 24

1.2.4.Phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định 25

1.2.4.1.Phân tích chi phí để ra quyết định sản xuất kinh doanh 25

1.2.4.2.Xác định giá bán sản phẩm 25

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ 26

Trang 4

1.3.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26

1.4.Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh 26

1.5.Tổ chức bộ máy quản lý 30

1.6.Tổ chức bộ máy kế toán 33

1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán 33

1.6.2.Chế độ kế toán áp dụng 35

1.6.3 Hình thức kế toán và chính sách kế toán áp dụng 35

1.7.Các nguồn lực của công ty 37

1.7.1.Tình hình lao động 37

1.7.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 40

1.7.3.Tình hình doanh thu, lợi nhuận 42

1.8.Quản trị chi phí trong công ty 44

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ 46

1.9.Kế toán chi phí tại Công ty 46

1.9.1.Phân loại chi phí 46

1.9.2.Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí 51

1.9.2.1.Thu thập thông tin chi phí: 51

1.9.2.2.Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí 58

1.9.3.Mô hình kế toán chi phí 58

1.10.Quản trị chi phí tại công ty 59

1.10.1.Xây dựng định mức chi phí 59

1.10.2.Lập dự toán chi phí 61

1.10.3.Kiểm soát chi phí 67

1.10.4.Phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định 68

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ 69

1.11.Đánh giá thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại Công ty 69

1.11.1.Về kế toán chi phí 69

1.11.1.1.Phân loại chi phí: 69

1.11.1.2.Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí 69

1.11.1.3.Mô hình bộ máy kế toán chi phí 69

Trang 5

1.11.2.Về công tác quản trị chi phí 70

1.11.2.1.Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất: 70

1.11.2.2.Kiểm soát chi phí và phân tích thông tin chi phí để ra quyết định quản trị chi phí 70

1.12.Những giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí tại công ty 71

1.12.1.Về kế toán chi phí: 71

1.12.1.1.Phân loại chi phí: 71

1.12.1.2.Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí 71

1.12.1.3.Mô hình bộ máy kế toán 71

1.12.2.Về công tác quản trị chi phí 72

1.12.2.1.Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 72

1.12.2.2.Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh 72

PHẦN 3 KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua các năm 2011-2013 39

Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua các năm 2011-2013 40

Bảng 2.3 Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm 2011-2013 43

Bảng 3.1 Bảng kế hoạch chi phí NVL TT cho 1 tấn sản phẩm tại XNCB năm 2013 46

Bảng3.2 Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 7 năm 2013 48

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp chi phí SXC năm 2013 49

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí bán hàng năm 2013 50

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp chi phí QLDN năm 2013 51

Bảng 3.6 Báo cáo nhập, xuất, tồn NVL (ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013) 52

Bảng 3.7 Bảng chấm công tổ bảo vệ tại XNCB tháng 11 năm 2013 53

Bảng 3.8 Bảng phân bổ chi phí SXC hoạt động SXKD năm 2013 55

Bảng 3.9 Bảng trích sổ chi tiết TK 621 năm 2013 57

Bảng 3.10 Định mức chi phí NVL TT cho 1 tấn mủ SVR3L, 5 59

Bảng 3.11 Bảng định mức chi phí NC TT cho 1 tấn mủ SVR3L, 5 61

Bảng 3.12 Bảng giá thành kế hoạch chi phí SXC cho 1 tấn mủ SVR3L,5 61

Bảng 3.13 Bảng dự toán chi phí NVL TT cho 1 tấn mủ nước 63

Bảng 3.14 Bảng dự toán chi phí NVL TT cho 1 tấn cao su sơ chế 63

Bảng 3.15 Bảng dự toán chi phí NC TT cho 1 tấn mủ nước 63

Bảng 3.16 Bảng dự toán chi phí NC TT cho 1 tấn cao su sơ chế 64

Bảng 3.17 Bảng dự toán chi phí SXC cho 1 tấn mủ nước 65

Bảng 3.18 Bảng dự toán chi phí SXC cho 1 tấn cao su sơ chế 65

Bảng 3.19 Bảng dự toán chi phí bán hàng 66

Bảng 3.20 Bảng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chu trình ra quyết định 17

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm 28

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32

Sơ đồ2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty 34

Sơ đồ 2.4 Trình tự làm việc kế toán bằng phần mềm tại Công ty 36

Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 37

Sơ đồ 3.1 Quy trình lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty 62

Sơ đồ 3.2 Tổ chức kiểm soát chi phí tại công ty 67

Trang 8

Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế đất nước đang phấn đấu không ngừng để bắt kịp sự phát triển như

vũ bão của thế giới Hòa chung vào dòng chảy này, Việt Nam đã có được những thànhcông đáng ghi nhận Tuy nhiên, giữa nền kinh tế sôi động với những biến động khôngngừng là thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp cạnh tranh, tồn tại và phát triển

Đặc biệt, trong những năm vừa qua, một năm theo cách nói của báo giới vàtruyền thông là “Một năm kinh tế buồn” Và theo các chuyên gia, năm 2013 là nămthứ 6 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng.Việt Nam phải đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài, hàng loạt các doanhnghiệp giải thể và ngừng hoạt động…Đây là điều khiến không ít các doanh nghiệpphải trăn trở, ý thức về năng lực cạnh tranh trên thị trường Trong môi trường cạnhtranh khốc liệt như vậy, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phải tìm mọi cách tiết kiệmchi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng thời đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời

có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp chi phí và cung cấp thông tin về chiphí cho các nhà quản lý chính là hệ thống kế toán chi phí và công tác quản trị chi phítrong doanh nghiệp Ở các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế toánquản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị, giúp họ lập kếhoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện một cách hiệuquả Ở Việt Nam, công tác kế toán quản trị chi phí là vấn đề mà các doanh nghiệp cầnphải quan tâm xây dựng hơn nữa Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xây dựng và khaithác hệ thống kế toán chi phí để đạt được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp mình.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và quản trị chi phí trongdoanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị nói riêng,tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng kế toán chi phí và công tác Quản trị chi phí tại Công tyTNHH MTV Cao su Quảng Trị”

Trang 9

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

-Tổng hợp lí luận về quản trị chi phí và kế toán chi phí trong DN sản xuất Mốiliên hệ giữa quản trị chi phí và kế toán chi phí Từ đó, ứng dụng lý thuyết vào thựctiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại Côngty

-Quan sát, tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chiphí tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị Qua đó đề xuất một số nội dung nhằmhoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty

Đối tượng nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán chiphí và công tác quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu trực tiếp Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị với cácphương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, thu thập, phân tích những thông tin liênquan đến kế toán chi phí và kế toán quản trị tại công ty

Phạm vi và hạn chế của đề tài

Phạm vi:

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnhvực, tuy nhiên hoạt động chính vẫn là sản xuất cây cao su và chế biến cao su thiênnhiên Bởi vậy, chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản trị và hệthống kế toán chi phí tại công ty với hoạt động trên

-Giới hạn về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTVCao su Quảng Trị Trụ sở chính tại 264 Hùng Vương, phường Đông Lương, Thànhphố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

-Giới hạn thời gian: Chuyên đề chỉ sử dụng tài liệu kế toán năm 2013 và BCTCnăm 2011-2013 với thời gian nghiên cứu thực tế và thực hiện chuyên đề này từ ngày25/02/2014- 25/04/2014

Trang 10

Hạn chế:

Với thời gian thực hiện có hạn và điều kiện tiếp xúc với thực tiễn không nhiều.Bên cạnh đó, với kiến thức chuyên môn chưa hoàn thiện và kinh nghiệm thực tế cònthấp kém nên chuyên đề không tránh khỏi nhiều sai sót

Trang 11

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Khái niệm chi phí và phân loại chi phí

1.1.1.1 Khái niệm chi phí

Theo quan niệm của kinh tế chính trị, chi phí là biểu hiện bằng tiền của các haophí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN bỏ ra để tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một thời kỳ nhất định Tức là những hao phí về vật chất, lao động vàtài nguyên…gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh, phải định lượng được bằngtiền và trong một khoảng thời gian nhất định

Dưới gốc độ kế toán thì chi phí lại được xem xét trên hai phương diện: Kế toántài chính và kế toán quản trị

-Trong kế toán tài chính, chi phí là những khoản đã thực tế phát sinh và gắn liềnvới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Chi phí đó có thể là giá vốn hàng bán, chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghệp, chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cốđịnh, chi phí tiền phạt…được thể hiện dưới dạng tiền, khấu hao, hàng tồn kho…TrênBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, một khoản chi phí được ghi nhận là phải làmgiảm bớt các lợi ích kinh tế trong tương lai, phải được xác định một cách đáng tin cậy

và tuân thủ nguyên tắc chung

-Trong kế toán quản trị, chi phí rất phong phú và đa dạng Xuất phát từ bản chấtcủa KTQT là kế toán phục vụ cho quá trình ra quyết định, hướng tới những mục tiêutrong tương lai Nên chi phí trong KTQT vừa là chi phí thực tế phát sinh như KTTC,vừa là các chi phí dự toán chưa phát sinh, các chi phí cơ hội không có trong sổ sách kếtoán, các chi phí ước tính hoặc dự kiến trước của một hoạt động…Chi phí được ghinhận, phân loại theo nhiều gốc độ nhận diện, tùy theo mục đích sử dụng thông tin chiphí cho các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ đảmbảo tính pháp lý

Trang 12

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí phát sinh liên quan đến mọi hoạtđộng, mọi bộ phận của DN, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN Do vậykiểm soát tốt chi phí đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản trị của DN.

1.1.1.2 Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

-Chi phí sản xuất: Là tất cả các chi phí có liên quan đến việc sản xuất chế tạo

sản phẩm của DN trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất gồm có: chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung

-Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí để thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa

dịch vụ và quản lý DN theo mục tiêu nhất định Chi phí ngoài sản xuất gồm có: chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân loại chi phí theo yếu tố

Cách phân loại này căn cứ vào yếu tố nguồn lực ban đầu của chi phí để phânloại chi phí mà không cần xem xét việc chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mụcđích gì Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưuđộng cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí Chi phí được chia thànhcác yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí nhân công, chi phí khấuhao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cốđịnh và chi phí hỗn hợp

-Biến phí (Chi phí biến đổi): Đó là chi phí có quan hệ tỷ lệ với kết quả sản xuất

hoặc quy mô hoạt động: chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, bao bì đónggói…

+Đặc điểm biến phí: Tổng biến phí sẽ biến đổi theo sự biến đổi số lượng sản

phẩm hoặc quy mô hoạt động của DN

+Phân loại: Xét theo tính chất tác động, biến phí được phân thành biến phí tỷ lệ

và biến phí cấp bậc

-Định phí: Những khoản chi phí phát sinh thường không thay đổi khi mức độ

hoạt động thay đổi trong phạm vi giới hạn phù hợp quy mô hoạt động

Trang 13

+Đặc điểm: Tổng định phí không thay đổi khi số lượng sản phẩm không thay

đổi, định phí một đơn vị sản phẩm thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi

+Phân loại: Định phí bộ phận và định phí chung

-Chi phí hỗn hợp: Các khoản chi phí bao gồm cả biến phí và định phí Ở mức

độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí nhưng vượt quamức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí

Trên đây là những cách phân loại được sử dụng phổ biến trong các doanhnghiệp Ngoài ra còn có một số cách phân loại khác như:

-Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng tập hợp chi phí-Phân loại chi phí căn cứ mức độ kiểm soát của nhà quản trị

-Phân loại chi phí phục vụ việc phân tích, so sánh để ra quyết định lựa chọnphương án kinh doanh tối ưu

1.1.2 Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí

1.1.2.1 Thu thập thông tin chi phí

Để cung cấp thông tin cho quá trình xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí,

DN cần thu nhận những thông tin bao gồm thông tin thực hiện (thông tin quá khứ)vàthông tin dự toán (thông tin tương lai) Thu nhận thông tin thường thể hiện qua cáckhâu công việc sau:

-Thu thập thông tin ban đầu về chi phí thông qua hệ thống chứng từ: Hệ thốngchứng từ có 2 loại hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn Với

hệ thống chứng từ hướng dẫn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dungj thông tin DN có thểthêm các chỉ tiêu phù hợp nhằm thu thập thông tin chi phí theo các góc độ khác nhau.Ngoài ra, DN còn có thể thiết kế thêm các chứng từ phục vụ hoạt động thu thập thôngtin chi phí của yêu cầu quản trị nội bộ DN

-Thu thập, phân loại và hệ thống hóa thông tin chi phí trên tài khoản và sổ kếtoán: DN có thể mở thê các tài khoản chi tiết nhằm cung cấp thông tin cho yêu cầu kếtoán chi phí phục vụ việc tăng cường quản trị chi phí

-Thu thập thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán cung cấpthông tin cho qua trình quản trị chi phí rất phong phú, đa dạng về phạm vi, mức độ vàđối tượng cung cấp báo cáo để nhà quản trị đưa ra quyết định quản trị phù hợp nhấtđem lại hiệu quả cao cho DN

Trang 14

Xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí là một phần công việc quan trọngtrong công tác kế toán chi phí trong DN sản xuất, có mối liên hệ mật thiết với các chứcnăng của quản trị DN Nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ chohoạt động điều hành sản xuất kinh doanh như định giá bán sản phẩm, định giá hàngtồn kho, xác định kết quả, ra các quyết định kinh doanh và mục đích kiểm tra và kiểmsoát các chi phí…

Các phương pháp xác định có thể chia là 2 loại phương pháp truyền thống vàphương pháp hiện đại

Các phương pháp truyền thống:

-Phương pháp toàn bộ:

Đây là phương pháp chỉ sử dụng truyền thống trong kế toán tài chính Theophương pháp này chi phí sản xuất bao gồm chi phí NVL TT, chi phí NCTT và chiphí SXC

Hạch toán theo phương pháp này có tác dụng cung cấp thông tin giá thành, giávốn theo yêu cầu của KTTC và trong việc định giá bán sản phẩm trong dài hạn Tuynhiên, trong ngắn hạn thì có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong trường hợpngừng sản xuất hoặc nhận thê đơn đặt hàng

Đối với KTQT, giá phí toàn bộ có tác dụng trong việc xác định giá bán sảnphẩm, đánh giá hiệu quả bộ phận và kiểm soát chi phí theo từng tring tâm chi phí và raquyết định

-Phương pháp trực tiếp:

Theo phương pháp này chi phí sản xuất là những chi phí sản xuất biến đổi Tức

là các chi phí NVL TT, chi phí NC TT và chi phí SXC biến đổi Phần chi phí SXC cốđịnh được coi là chi phí thời kỳ và được tính như chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp

Sử dụng phương pháp này để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhtrong một kỳ sẽ dúng đắn hơn Ngoài ra, nó còn phục vụ cho quá trình phân tích mốiquan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận để ra các quyết định trong trường hợp đặc biệtnhư chấp nhận đơn hàng hoặc tiếp tục sản xuất…

Phương pháp hiện đại:

Trang 15

-Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động

Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (Activities Base Cost- ABC) làmột phương pháp xác định chi phí bằng cách xác định các trung tâm chi phí hoặc cáctrung tâm hoạt động trong một tổ chức và chỉ định chi phí cho các sản phẩm và dịch

vụ dựa trên số lượng các sự kiện hoặc giao dịch liên quan đến quá trình cung cấp mộtsản phẩm hay dịch vụ Thực chất của phương pháp này là phân bổ chi phí chung chocác đối tượng chịu chi phí căn cứ vào mức độ sử dụng nguồn lực chi phí của từng hoạtđộng Các chi phí chung cần phân bổ sẽ thông qua 2 giai đoạn:

+Giai đoạn 1: Xác định chi phí theo hoạt động

+Giai đoạn 2: Phân bổ chi phí hoạt động cho sản phẩm, khách hàng.

Sử dụng phương pháp này là sử dụng một hệ thống tiêu thức phân bổ phù hợp,phân bổ được chi phí toàn DN cho sản phẩm và là cơ sở để nhà quản trị quản lý theohoạt động

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì việc sử dụng phương pháp này cũngmang một số hạn chế nhất định Trong thực tế, việc áp dụng hệ thống tốn rất nhiều chiphí để tiến hành và duy trì cải tiến,việc phân bổ có thể chưa có sự chính xác, việc cậpnhật hệ thống ABC còn gặp nhiều khó khăn…

1.1.3 Mô hình bộ máy kế toán chi phí

-Mô hình KTQT và KTTC theo mô hình kết hợp: Theo mô hình này, mỗi nhânviên kế toán đồng thời thực hiện công việc KTTC và KTQT, không tổ chức bộ máy kếtoán quản trị riêng

+Ưu điểm: Tận dụng được nhân sự của bộ máy KTTC nên tiết kiệm được chiphí, bộ máy gọn nhẹ

+Nhược điểm: Thông tin không chuyên môn hóa, việc cung cấp thông tinkhông kịp thời

-Mô hình KTTC và KTQT riêng biệt: Theo mô hình này, trong một doanhnghiệp có hai bộ phận kế toán riêng Bộ phận KTTC thu thập, xử lý và cung cấp thôngtin bằng BCTC và cung cấp chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoàidoanh nghiệp Bộ phận KTQT thu thập và xử lý thông tin để cung cấp thông tin choyêu cầu quản trị và quyết định quản lý kinh tế trong nội bộ đơn vị kế toán

Trang 16

+Ưu điểm: Thông tin KTQT cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp vàđảm bảo tính chuyên môn hóa cao

+Nhược điểm: do phải tổ chức bộ máy KTQT riêng biệt nên sẽ tốn kém chi phíhơn

1.2 Quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị trong doanh nghiệp

Quản trị DN là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, sử dụng một cách tốtnhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạtđược những mục tiêu đề ra, bảo đảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn

Như đã trình bày ở trên, chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn trong hoạt độngcủa DN và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN Bởi vậy, thông tin về chi phígiữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin hoạt động của DN Kế toán chi phí và

kế toán quản trị chi phí sẽ nhận diện, thu thập, tập hợp, tổng hợp chi phí, phân tíchthông tin, thiết lập hệ thống báo cáo kế toán chi phí… Trên cơ sở những thông tin đó,các nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định kinh tế liên quan đến giá trị thành phẩm, giávốn, giá bán, lợi nhuận, kiểm soát, hoàn thiện định mức chi phí Hoạt động ra quyếtđịnh xoay quanh những chức năng quản trị DN cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, chỉ huy và phối hợp, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch Được thể hiệnqua sơ đồ sau:

Trang 17

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chu trình ra quyết định

Quản trị chi phí bao gồm hệ thống các phương pháp để lập kế hoạch và kiểmsoát các hoạt động phát sinh chi phí của DN Nó liên quan đến những mục tiêu ngắnhạn và chiến lược dài hạn của DN Giữa kế toán chi phí với việc thực hiện các chứcnăng của nhà quản trị nhằm tăng cường quản trị chi phí trong các DN sản xuất có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Kế toán chi phí cung cấp thông tin về chi phí, giá thành baogồm thông tin dự toán, thông tin thực hiện và thông tin phân tích, so sánh góp phầnquan trọng trong việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị Vì vậy, kế toán chi phí

có mối liên hệ với việc quản trị chi phí trong các DN sản xuất, cụ thể:

-Hệ thống thông tin dự toán cung cấp thông tin về mục tiêu hoạt động của từng

bộ phận và của toàn DN trong thời kỳ khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng hoạtđộng của nhà quản trị, góp phần thực hiện chức năng hoạch định trong tiến trình quảntrị DN

-Phản ánh tình hình thực hiện về doanh thu và chi phí, giúp các nhà quản trịkhông chỉ thực hiện chức năng tổ chức nhằm điều hành thực hiện mục tiêu mà DN đề

ra, mà còn chỉ huy và phối hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động diễn ra trôi chảy và theođúng mục tiêu DN đề ra

-Hệ thống thông tin phân tích, so sánh kết quả thực tế so với kế hoạch, vàxác định nguyên nhân để tiến hành điều chỉnh, nhằm đem lại kết quả tốt hơn trongcác kỳ sau

Kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện kế

hoạch

Tổ chức thực hiện

Ra quyết địnhLập kế hoạch

Chỉ huy và phối hợp

Trang 18

1.2.2 Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí

1.2.2.1 Xây dựng định mức chi phí

Khái quát định mức chi phí sản xuất

Định mức chi phí là sự tiêu hao các khoản chi phí cho một đơn vị sản phẩmthông qua sản xuất thử hoặc thí nghiệm Định mức là thước đo xác định các khoản chiphí cho một đơn vị sản phẩm cần thiết Nó là công cụ quan trọng để kiểm soát chi phí

và xây dựng dự toán của DN Có thể xây dựng định mức thông qua các phương phápthí nghiệm, sản xuất thử và thống kê kinh nghiệm Dựa trên các nguyên tắc căn cứ vàonhu cầu sản phẩm thực tế của DN, định mức thực tế của các kỳ trước đã xây dựng.Hoặc căn cứ vào điều kiện kinh tế, đặc điểm sản xuất kỹ thuật, quy trình công nghệsản xuất thực tế của DN Trong doang nghiệp có các định mức chi phí như:

-Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Định mức giá cho một đơn vị NVL = Giá mua đơn vị + CP chuyên chở + CP nhập kho, bốc xếp + Chiết khấu (nếu có)

Định mức lượng NVL cho 1 đvsp = Lượng NVL cần thiết để sx 1đvsp + Mức hao hụt cho phép + Mức NVL cho sp hỏng

Định mức CP NVL trực tiếp cho 1 đvsp = Định mức giá của 1 đv NVL x Định mức lượng NVL trực tiếp cho 1 đvsp

-Định mức nhân công trực tiếp:

Định mức CP NCTT cho 1 đvsp = Định mức giá nhân công trực tiếp x Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp

-Định mức chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu

tố chi phí, trong đó có chi phí hỗn hợp Do đó, khi xác định định mức CP SXC thì phải

sử dụng các phương pháp để tách chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí và xácđịnh định mức cho từng yếu tố

+Trường hợp chi phí chung có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí trực tiếp có thể

áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định tỷ lệ biến phí sản xuất chung

so với chi phí trực tiếp

Định mức biến phí SXC cho 1 đvsp = Định mức chi phí trực tiếp x Tỷ lệ biến phí SXC so với chi phí trực tiếp

+Trường hợp DN xác định được các tiêu thức phân bổ hợp lý thì định mứcđược xác định như sau:

Trang 19

Đơn giá phân bổ biến phí SXC = Tổng biến phí SXC ước tính /Tổng tiêu thức phân bổ.

Định mức biến phí SXC = Đơn giá phân bổ biến phí SXC x Đơn vị tiêu chuẩn cho 1 đv hoạt động

+Định phí SXC thường là những chi phí không thay đổi trong phạm vi giới hạncủa quy mô hoạt động Do vậy, căn cứ định phí hàng kỳ và tiêu thức phân bổ CP SXC

ta xác định tỷ lệ phân bổ CP SXC

Tỷ lệ phân bổ định phí SXC = Tổng định phí SXC/Tổng tiêu thức phân bổ

Định mức định phí SXC = Tỷ lệ phân bổ định phí SXC x Đơn vị tiêu chuẩn cho

1 đv hoạt động.

Các phương pháp định mức chi phí

-Phương pháp xác định chi phí theo công việc

Phương pháp này áp dụng cho những sản phẩm theo đơn đặt hàng của từngkhách hàng riêng biệt Sản phẩm thường dễ nhận diện, có giá trị cao và kích thước lớn.Giá bán thường được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký kết

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, nhà sản xuất lập dự toán và định giábán gồm: chi phí NVL TT, chi phí NCTT cho từng đơn đặt hàng, chi phí SXC đượcphân bổ cho từng công việc Đối với chi phí SXC, do bên nợ là chi phí thực tế phátsinh trong khi đó bên có là số phân bổ ước tính nên thường có sự chênh lệch vàolúc kết chuyển cuối kỳ Nếu bên nợ lớn hơn bên có ta phân bổ thiếu, ngược lại taphân bổ thừa

Nếu số chênh lệch nhỏ thì được phân bổ vào giá vốn hàng bán

Nếu chênh lệch lớn thì phân bổ vào các tài khoản sản phẩm dở dang, thànhphẩm và giá vốn hàng bán theo tỷ lệ kết cấu của các số dư đó

-Phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất

Phương pháp này được áp dụng đối với các DN có quy trình công nghệ sảnxuất liên tục qua nhiều bước chế biến Sản phẩm thường đồng nhất, sản xuất đại tràvới khối lượng lớn nên có cùng hình thái, kích thước Sản phẩm thường có giá trịkhông cao, giá bán được xác định sau khi sản xuất do sản phẩm được DN tự nghiêncứu sản xuất, rồi đưa ra tiêu thụ trên thị trường

Có hai quy trình sản xuất: liên tục và song song

Trang 20

Quy trình sản xuất liên tục: Các hoạt động diễn ra ở các phân xưởng, nguyênvật liệu chính là đầu vào của phân xưởng đầu tiên, sau đó chuyển sang phân xưởng thứhai và cứ thế cho tới phân xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm là kết quả của quy trìnhsản xuất.

Quy trình sản xuất song song: Quá trình diễn ra đồng thời tại các phân xưởngtạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó lắp ráp ở phân xưởng cuối cùng tạo ra thànhphẩm

Báo cáo sản xuất: là báo cáo chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại phân

xưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị để từ đó cócác quyết định thích hợp Báo cáo sản xuất cung cấp cho nhà quản trị về kết quả sảnxuất của toàn doanh nghiệp để có căn cứ ra quyết định về sản xuất và tiêu thụ với mộtsản lượng thích hợp, là tài liệu chủ yếu của các phương pháp xác định chi phí theocông việc hay quy trình sản xuất, có ý nghĩa trong việc kiểm soát chi phí, đánh giáhoạt động sản xuất của từng phân xưởng, là căn cứ để xây dựng các định mức, dự toáncủa kỳ tiếp theo

1.2.2.2 Lập dự toán chi phí

Khái quát về dự toán chi phí sản xuất

Dự toán là các kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn lựccủa DN trong một khoảng thời gian nhất định Dự toán chi phí kinh doanh chiếm mộtphần công việc không nhỏ trong kế toán quản trị chi phí Để có thể sử dụng chi phímột cách có hiệu quả, DN cần lập dự toán chi phí kinh doanh Trên cơ sở các dự toánchi phí kinh doanh, DN có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực có hạn và có

cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của mình Để lập dự toán chi phí, trước tiêncần ước tính chi phí hỗn hợp với hai thành phần tách biệt là biến phí và định phí

Dự toán chi phí sản xuất

-Dự toán chi phí NVL TT:

Trên nguyên tắc, để dự toán chi phí NVL TT phải đảm bảo các yêu cầu: Lập kếhoạch theo cơ cấu NVL, phải có tính kịp thời và liên tục cho nhu cầu sử dụng, phảitrên cơ sở định mức dự trữ, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiền vốn, phải đảm bảo yêu cầu

dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm, đặc biệt đối với NVL vận chuyển qua kho,

Trang 21

NVL nhập khẩu và NVL khai thác theo mùa vụ…, công thức tính dự toán ngân sáchcung ứng NVL.

Dự tính nhu cầu NVL cho SX cần mua vào = NVL thõa mãn yêu cầu sản xuất + NVL còn cuối kỳ - NVL tồn đầu kỳ

Trước hết tính theo dạng vật chất sau đó nhân với giá vật liệu cùng các phí tổnkhác cho đơn vị vật liệu và khả năng chi trả bằng tiền để xác định ngân sách cung ứngnguyên vật liệu

-Dự toán chi phí NC TT:

Dự toán ngân sách lao động cũng xuất phát từ dự thảo kế hoạch sản xuất, nhucầu lao động trực tiếp phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất Để tính nhu cầu lao động trựctiếp, cần dựa vào hai yếu tố: Số lượng thành phẩm sẽ được sản xuất, số lượng lao độngtrực tiếp cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm, giá giờ công lao động trực tiếp

-Dự toán chi phí SXC:

Dự toán CP SXC = Dự toán định phí SXC + Dự toán biến phí SXC

Dự toán định phí sản xuất chung cần phân biệt định phí bắt buộc và định phítùy ý Đối với định phí tùy ý thì phải căn cứ vào kế hoạch của nhà quản trị trong kỳ dựtoán Dự toán định phí hàng năm có thể dược lập dựa vào mức độ tăng giảm liên quanđến việc trang bị, đầu tư mới ở DN

Dự toán biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phícho một đơn vị hoạt động (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp…) Tuynhiên, thường cách làm này phức tạp và tốn nhiều thời gian Do vậy, khi lập dự toán chiphí này, người ta thường xác lập biến phí sản xuất chung cho từng đơn vị hoạt động

- Dự toán chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho

quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hàng hóa từ khâu hoàn thành sản xuất đến ngườitiêu dùng Khoản chi phí này gồm nhiều yếu tố: lương nhân viên bán hàng, chi phí vậtliệu quản lý bán hàng, chi phí công cụ phục vụ bán hàng, chi phí khấu hao, dịch vụmua ngoài Dự toán biến phí thường được xây dựng cho từng hoạt động dựa trên địnhmức biến phí cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ

Dự toán biến phí bán hàng = Dự toán sản lượng sp tiêu thụ x Định mức biến phí bán hàng 1đvsp

Trang 22

Hoặc được xây dựng dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến và dự toán biến phítrực tiếp

Dự toán biến phí bán hàng = Dự toán biến phí trực tiếp x Tỷ lệ biến phí theo

-Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý DN là các khoản chi

phí phục vụ cho bộ máy điều hành của ban giám đốc, lập dự toán tương tự như dự toánchi phí bán hàng

1.2.3 Kiểm soát chi phí

1.2.3.1 Xây dựng và phân tích chi phí định mức

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc kết hợp giữa kinhnghiệm và tài năng chuyên môn Trước hết phải xem xét toàn bộ kết quả đã đạt được.Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung

và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp Xây dựng định mức cho cácchi phí sản xuất bao gồm xây dựng định mức về lượng và định mức về giá

Việc phân tích chi phí có thể thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp sốchênh lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn, từ đó có thể xác định biến động vềlượng và biến động về giá của từng loại chi phí sản xuất giữa thực tế so với định mức

1.2.3.2 Kiểm soát biến động chi phí

Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân

của tất cả các biến động mà chỉ tập trung thời gian và nỗ lực vào việc kiểm soát cácbiến động có ý nghĩa Khi nào một biến động cần được kiểm soát, khi nào thì bỏ qua.Lúc này, nhà quản lý sẽ xem xét:

Trang 23

- Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động cógiá trị lớn về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối Số tương đối của biến động cung cấpthông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát.

- Tần suất xuất hiện biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cầnđược kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh

- Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thờigian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát

- Khả năng kiểm soát được biến động: Những biến động mà những người bêntrong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biếnđộng mà tổ chức không có khả năng kiểm soát Ví dụ, khi mức giá nguyên liệu tăng do

sự biến động giá của thị trường thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý

- Các biến động thuận lợi: Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét

để phát huy và cải tiến

- Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát: Quyết định nên kiểm soát một biếnđộng hay không cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí để thực hiện việckiểm soát

Các nhà quản lý xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm

và sự phán đoán chủ quan Biến động có giá trị lớn (về cả số tương đối và tuyệt đối),biến động lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng tăng dần, và biến động mà tổchức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác định nguyên nhân

để kiểm soát

Phân tích biến động dựa trên định mức chi phí và dự toán chi phí cụ thể như sau:

-Phân tích biến động chi phí NVL TT: Là chênh lệch giữa chi phí NVL TT thực

tế với chi phí NVL theo dự toán đã được điều chỉnh theo khối lượng sản xuất thực tế.Chi phí NVL TT phụ thuộc vào hai nhân tố là lượng tiêu hao NVL và đơn giá NVLnên tổng hợp biến động lượng tiêu hao NVL và biến động đơn giá NVL sẽ cho kết quảbiến động chi phí NVL TT

Biến động lượng tiêu hao NVL = (Lượng tiêu hao thực tế - lượng tiêu hao định mức) x Đơn giá định mức

Trang 24

Nếu kết quả biến động giá NVL là dương (+) tức là giá NVL thực tế cao hơn sovới dự toán dẫn đến tăng chi phí NVL và làm giảm lợi nhuận của DN Ngược lại, nếukết quả là âm (-) thì giá NVL thực tế thấp hơn so với dự toán giúp giảm chi phí NVL

và tăng lợi nhuận của DN Từ đó, DN sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến động tăng(giảm) giá NVL và có biện pháp quản lý hiệu quả hơn

-Phân tích biến động chi phí NC TT: Tương tự chi phí NVL TT, chi phí NC TT

cũng được hình thành từ 2 yếu tố năng suất lao động và đơn giá nhân công nên phântích biến động chi phí NC TT cũng được tách thành phân tích biến động NSLĐ và biếnđộng giá nhân công

Biến động NSLĐ = (Thời gian lao động thực tế - Thời gian lao động định mức)

x Đơn giá định mức

Biến động dương (+) tức là giá nhân công thực tế tăng lên so với dự toán, làmtăng chi phí và giảm lợi nhuận của DN và ngược lại

-Phân tích biến động chi phí SXC:

+Biến động biến phí SXC: Được tách thành biến động hiệu năng và biến động

chi tiêu biến phí SXC

Biến động hiệu năng biến phí SXC = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Tỷ lệ phân bổ định mức

Biến động chi tiêu biến phí SXC = (Tỷ lệ phân bổ thực tế - Tỷ lệ phân bổ định mức) x Số giờ thực tế

Nếu kết quả biến động hiệu năng biến phí SXC là dương thì DN đã sử dụnglãng phí các nguồn lực, là biến động không tốt và ngược lại

-Phân tích biến động định phí SXC: Là chênh lệch giữa định phí SXC thực tế

và định phí SXC phân bổ dự toán theo khối lượng sản xuất thực tế Được tách thànhbiến động khối lượng và biến động chi tiêu định phí SXC

Biến động chi tiêu định phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC dự toán

-Phân tích biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Được

thực hiện tương tự phân tích biến động chi phí SXC

1.2.3.3 Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện CP của các bộ phận

Trang 25

Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện chi phí trong doanh nghiệp sản xuất có

thể thông qua việc yêu cầu các bộ phận phải lập báo cáo bộ phận Báo cáo này có thểđược lập chi tiết cho rất nhiều cấp bậc bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, thí dụtoàn doanh nghiệp có thể chi tiết thành các tổ sản xuất, mỗi tổ lại được chi tiết tiếpthành các sản phẩm và trong đó sẽ trình bày các số liệu dự toán, số liệu thực tế và sốchênh lệch những chỉ tiêu tài chính Thông qua báo cáo chi phí có thể đánh giá biếnđộng chi phí, cung cấp thông tin cho chức năng kiểm soát chi phí của các bộ phậnquản lý trong doanh nghiệp

1.2.4 Phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định

1.2.4.1 Phân tích chi phí để ra quyết định sản xuất kinh doanh

Dựa vào việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh các nhà quản trị có thể đưa

ra quyết định dài hạn, ngắn hạn Đây là quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin

để phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (phân tích CVP) làviệc phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố chi phí, khối lượng sảnphẩm tiêu thụ và giá bán sản phẩm nhằm có được các quyết định đúng đắn về các sảnphẩm sản xuất và tiêu thụ Từ đó giúp nhà quản trị tính được các chỉ tiêu như: định giábán sản phẩm, tính doanh thu và sản lượng hòa vốn, thẩm định khả năng sinh lời của

dự án…

1.2.4.2 Xác định giá bán sản phẩm

Khi xác định giá bán sản phẩm các nhà quản lý không thể bỏ qua yếu tố thịtrường cũng như không thể bỏ qua yếu tố chi phí Tuy nhiên, việc xác định giá bán sảnphẩm trên cơ sở chi phí có ý nghĩa rất lớn, nó là điểm khởi đầu của quá trình định giá.Phương pháp xác định giá thường được các DN áp dụng là cộng thêm một tỷ lệ phầntrăm (%) vào chi phí Chi phí có thể là chi phí cố định hoặc chi phí biến đổi của sảnphẩm sản xuất Để nhất quán với việc phân tích ảnh hưởng của chi phí tới lợi nhuậncủa DN (phân tích CVP), các doanh nghiệp có thể tiến hành xác định giá bán sảnphẩm trên cơ sở chi phí biến đổi Phương pháp xác định giá bán này đặc biệt có íchtrong một số tình huống đặc biệt trong ngắn hạn, như chấp nhận hay từ chối đơn đặthàng với mức giá đặc biệt

Trang 26

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, tiền thân là Công ty Cao su Bình TrịThiên, là DN nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đượcthành lập ngày 17 tháng 11 năm 1984

Thực hiện lộ trình sắp xếp đổi mới DN Nhà nước, ngày 04 tháng 5 năm 2010,Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã ban hành quyết định số99/QĐ-HĐQTCSVN phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Quảng Trịthành Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị

Tên giao dịch: QUANG TRI RUBBER COMPANY

Trụ sở chính: 264 Hùng Vương, phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà,tỉnh Quảng Trị

Điện Thoại: (053) 3852 481; Fax: (053) 3853 816

Email:caosuqtri@dng.vnn.vn

Website: www.caosuqtri.com.vn

1.4 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh

-Công ty thực hiện các chức năng theo giấy phép đăng ký kinh doanh số3200094610

-Trồng trọt, sản xuất sản phẩm khai thác từ cao su

-Kinh doanh, sản xuất chế biến các sản phẩm cao su

-Sản xuất, kinh doanh các vật liệu liên quan như: sản xuất phân bón…

-Tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu, khách sạn, du lịch, vậntải

-Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh:

Đặc điểm công tác khoán: Để quản lý chi phí sản xuất và đảm bảo mục tiêu về

sản lượng công ty áp dụng hình thức giao khoán

-Giao khoán sản lượng: sản lượng giao khoán dựa trên diện tích khai thác và

năng suất vườn cây, đặc điểm kỹ thuật của từng nông trường Người nhận khoán sản

Trang 27

lượng cho từng đội và tổ chức kiểm tra kỹ thuật cạo cũng như chất lượng mủ khai tháccủa công nhân.

-Giao khoán chi phí: Công ty áp dụng khoán bằng hiện vật đối với các chi phí

nguyên vật liệu như phân bón, thuốc kích thích, thuốc phòng bệnh; giao khoán đượcthực hiện dựa trên diện tích khi thác, và tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từngnông trường Hoặc cấp tiền mặt cho công nhân tự mua công cụ dụng cụ khai thác

là mùa cao su rụng lá, giai đoạn này ngừng khai thác, làm cỏ bón phân để chuẩn bị chomùa cạo mới khi vườn cây đã ra lá ổn định)

Mủ cao su được chia làm 3 loại phẩm cấp:

-Mủ cao su tinh: Mủ nguyên chất sau khi đã xử lý Amoniăc chống đông

-Mủ cao su đông: Mủ động lại của ngày hôm trước hoặc mủ khai thác bị đông

do kém chất lượng

-Mủ cao su tạp: Mủ có chứa các tạp chất ngoại trừ hai loại trên

Sản phẩm chính của Công ty là cao su nguyên liệu đã qua chế biến: Cao suSVR3L, cao su SVR5, cao su SVR10 và cao su SVR20 Ngoài ra, công ty còn sản xuấtphân bón chuyên dùng cho cây cao su và sản xuất bát hứng mủ cao su

Hoạt động sản xuất được chia làm 2 giai đoạn: khai thác và chế biến

Quy trình sản xuất cây cao su trong giai đoạn khai thác:

Trang 28

Quy trình công nghệ chế biến mủ cốm từ mủ nước trong giai đoạn chế biến:

Quy trình công nghệ chế biến mủ cốm từ mủ đông trong giai đoạn chế biến

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm

Nội dung cơ bản của các quy trình công nghệ:

Giai đoạn 1: Quy trình sản xuất cây cao su

Tính từ giai đoạn trồng mới cây cao su đến lúc khai thác mủ cao su phải mấtđến 7 năm chăm sóc: làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh giai đoạn này gọi là giaiđoạn kiến thiết cơ bản Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây cao su sẽ được đưa vào khaithác Mủ cao su khai thác được từ vườn cây sẽ được đưa về xí nghiệp chế biến để tiếnhành quá trình sơ chế mủ

Trồng mới

cây cao su

Chăm sóc vườn cây, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ vườn cây

Khai thác vườn cây

Sơ chế mủ

Sấy Phân loại sản phẩm Cân, ép kiện, vô

Trang 29

Giai đoạn 2: Quy trình chế biến mủ cốm từ mủ nước

Mủ nước: là mủ nguyên chất được khai thác từ vườn cây vận chuyển về xí

nghiệp để chế biến Mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây, đưa càng nhanh về xínghiệp càng tốt Mủ nước không để qua ngày vì lúc đó mủ sẽ bị đông lại do sự tácđộng của môi trường tự nhiên làm chất lượng mủ giảm xuống Yêu cầu về mủ nhưsau: Không lẫn các tạp chất dễ nhìn thấy; màu sắc trắng sữa; trạng thái lỏng tự nhiên;

0.01%-0.03%; thời gian tiếp nhận kể từ khi cạo không quá 24 giờ

- Tiếp nhận, phân loại: Mủ nước sau khi đưa về xí nghiệp sẽ qua công đoạn

tiếp nhận và phân loại Căn cứ vào tình trạng và chất lượng của mủ nước, người ta chiathành 2 loại:

+ Loại 1: Không lẫn tạp chất nhìn thấy được, màu trắng sữa, lỏng tự nhiên,DRC đạt tiêu chuẩn

+ Loại 2: Có lẫn tạp chất nhìn thấy được, màu trắng sữa, có chấm đông li ti kếttủa vẫn đục Tiếp theo là công đoạn lọc tạp chất

- Lọc tạp chất: Tất cả mủ loại 1 + 2 phải được lọc qua rây để tìm tạp chất, tuỳ

theo loại mủ mà rây có độ dày khác nhau

- Pha trộn: mủ nước sau khi lọc tạp chất xong được xả vào hồ và pha loãng

bằng nước sạch sao cho DRC đạt khoảng 24 – 26%

- Đánh đông: mủ nước từ hồ chứa sẽ được cho qua các mương để tiến hành

công đoạn đánh đông Công đoạn đánh đông được thực hiện trong mương bằngphương pháp tạo dòng rối giữa axít và dòng mủ nước với tỷ lệ khoảng từ 1/16 đến1/10 Khi đó mủ, dung dịch axít và nước phun hạ bọt được trộn đều trong mương

- Cán mỏng: sau công đoạn đánh đông, khối mủ đông trong các mương được

lấy ra chuyển đến công đoạn các mỏng Ở công đoạn này, khối mủ đông được đưaqua máy cán kéo để ép bớt Serum và giảm độ dày từ 25- 30 cm xuống còn 5- 7cm.Sau đó tiếp tục qua các máy cán 1, 2, 3 để vừa cán mỏng vừa rửa bớt Serum và tạpchất trên bề mặt tấm mủ (tấm mủ sau khi cán mỏng được gọi là tờ mủ) Tờ mủ sau

Trang 30

khi cán phải đồng đều, không lẫn các đốm đen, sau đó tờ mủ sẽ được đưa vào máycán cắt, cắt từ 4- 6mm.

- Tạo hạt: tờ mủ sau khi đưa vào máy cán cắt từ 4- 6mm theo băng tải vào máy

cán cắt, máy cán cắt tờ mủ thành các hạt cốm có kích thước khoảng 5mm×5mm và rơivào hồ băng cốm Sau đó bơm hút sẽ hút các hạt cốm từ hồ băng đưa lên sàng rung vàphân phối các hạt cốm vào các hộc sấy

- Sấy: cốm cao su sau khi xếp đầy các hộc sấy sẽ được đưa vào lò sấy với nhiệt độ

sấy từ 1050C- 1200C, làm các hạt cốm khô chín đồng đều, không bị chảy nhảo

- Phân loại sản phẩm: Hộc mủ cốm sau khi sấy xong để nguội sẽ được chuyển

đến bàn phân loại để kiểm tra chất lượng trước khi ép kiện, đóng gói

- Cân, ép kiện, đóng gói: mủ sản phẩm sau khi phân loại được cân với khối

lượng đồng đều Sau khi cân, mủ được xếp đều và được đóng thành gói chuẩn bị nhậpkho sản phẩm

- Nhập kho: sản phẩm phải được bộ phận KCS kiểm tra, nghiệm thu lần cuối

trước khi đưa vào nhập kho

Giai đoạn 3: Quy trình chế biến mủ cốm từ mủ đông:

- Mủ tạp: là loại mủ bị đông tại vườn cây hoặc mủ động lại của ngày hôm

trước Mủ có chứa nhiều tạp chất và được phân thành các loại: mủ chén, mủ dây và mủnước bị đông tại vườn cây

- Mủ tạp sau khi đưa về xí nghiệp được tiếp nhận phân loại Căn cứ vào tình

trạng và chất lượng mủ để tiến hành phân loại trước khi qua công đoạn pha trộn

- Pha trộn: mủ tạp sau khi phân loại sẽ được kiểm tra để loại bỏ các tạp chất

nhìn thấy được Sau đó pha trộn và lưu trữ nguyên liệu, để ổn định khoảng 7 ngàytrước khi sơ chế

- Cán rửa: Đưa nguyên liệu đã được trộn đều vào máy cán xé, cán rửa để làm sạch

các tạp chất Lượng nước đưa vào rửa phải đủ để có thể rửa sạch loại bỏ các tạp chất

Các công đoạn còn lại: cán mỏng tạo hạt; sấy; cân, ép kiện vô bao; nhập kho

được tiến hành như quy trình chế biến mủ cốm từ mủ nước

1.5 Tổ chức bộ máy quản lý

Trang 31

Công ty cao su Quảng Trị đã xây dựng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyếnchức năng Được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 32

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

-Giám đốc Công ty: là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm

trước tổng giám đốc, trước hội đồng quản trị và điều hành mọi hoạt động của Công ty.Giám đốc quyết định chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh đúng với chức năng Nhà nước cho phép Có quyền tuyển dụng lao động để

Phó giám đốc kỹ thuật

NT Bảy Tư

NT

Cồn

Tiên

NT Dốc Miếu

NT Trường Sơn

NT Quyết Thắng

NT Bến Hải

XN

cơ khí

XN sản xuất tổng hợp

Phòng

kỹ thuật nông nghiệp

Phòng

kế hoạch

Phòng kinh doanh

Phòng

kỹ thuật chất lượng

Phòng hành chính tổng hợp

Trung tâm

y tế

Trang 33

phục vụ sản xuất kinh doanh, quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong phạm vicấp thẩm quyền quy định Ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật đới với các cán bộcông nhân viên theo luật định Là chủ tài khoản quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh

tế bên ngoài và trực tiếp quan hệ với các phòng, bộ phận khác để có kế hoạch sản xuấtcũng như quản lý về mặt tài chính

- Phó giám đốc kỹ thuật: là người điều hành mọi hoạt động thuộc kỹ thuật nông

nghiệp

- Phó giám đốc kinh doanh: là người điều hành mọi vấn đề thuộc về hoạt động

sản xuất kinh doanh

- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về tiếp nhận, bố

trí và sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợpcông tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cho toàn Công ty

- Phòng tài chính- kế toán: giúp giám đốc chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán,

thống kê của Công ty Nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép cập nhật sổ sách chứng từ hàngngày, lập báo cáo theo quy định của Tập đoàn đảm bảo việc quản lý thu chi tiền mặtchặt chẽ theo đứng chế độ

- Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Phụ trách về mặt kỹ thuật: tạo giống, chăm sóc

cây, kỹ thuật cạo, kỹ thuật bảo vệ và quản lý sản phẩm

- Phòng kinh doanh: Thực hiện việc ký kết hợp đồng, chào hàng, tiếp thị.

- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc việc lập kế hoạch hàng năm và kế

hạch có tính chiến lược, xây dựng các định mức khoán sản lượng cho Công ty

- Phòng hành chính tổng hợp: Lên lịch công tác cho các phòng ban, chỉ đạo tổ

chức tiếp nhận lưu chuyển công văn, thực hiện việc tiếp khách giao dịch với Công ty…

- Trung tâm y tế: Chăm lo sức khoẻ ban đầu, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho Cán

bộ công nhân viên của Công ty, thực hiện việc điều dưỡng, điều trị các bệnh thôngthường, sơ cứu chuyển lên tuyến trên

- Các Nông trường: Cồn Tiên, Dốc Miếu, Bảy Tư, Trường Sơn, Quyết Thắng,

Bến Hải: thực hiện việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác mủ

- Xí nghiệp cơ khí chế biến và xí nghiệp sản xuất tổng hợp: Chế biến mủ, sản

xuất gia công phân bón, sản xuất bát đựng mủ cao su để cung cấp cho các nông trường

1.6 Tổ chức bộ máy kế toán

1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Trang 34

Công ty cao su Quảng Trị là DN có quy mô lớn Mô hình tổ chức bộ máy kếtoán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung Toàn bộ công tác kếtoán từ khâu hạch toán ban đầu như chứng từ kế toán đến khâu báo cáo tài chính đềuđược thực hiện ở phòng kế toán

Đối với các đơn vị trực thuộc Công ty như các nông trường, xí nghiệp đượchạch toán bằng hình thức báo sổ Định kỳ hàng tuần, hàng tháng các kế toán ở cácnông trường, xí nghiệp báo sổ về phòng kế toán để lên các chứng từ ghi sổ

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:

Sơ đồ2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

Mỗi nhân viên trong bộ máy kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn trong công tác kế toán Đồng thời có mối liên hệ qua lại chặt chẽ vớinhau trong quá trình thực hiện công việc của mỗi phần hành cụ thể

tư, tiêu thụ

Kế toán tổng hợp giá thành, TSCĐ

Thủ

quỷ

Kế toán các nông trường, xí nghiệp

Kế toán công nợ thanh toán

Trang 35

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ kế toán của Công ty,

làm tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toántrong nội bộ Công ty Tất cả các nhân viên kế toán của Công ty, kế toán các nôngtrường, xí nghiệp đều chịu sự quản lý của kế toán trưởng

- Kế toán vật tư, thuế, tiêu thụ: Phản ánh và kiểm soát hoạt động thu mua vật tư,

tình hình bảo quản vật tư tại kho; theo dõi, phản ánh các loại thuế phải nộp và việc tiêuthụ sản phẩm của Công ty

- Kế toán công nợ thanh toán: Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh tổng

hợp số liệu tình hình thanh toán của Công ty về nợ phải thu, nợ phải trả

- Kế toán tiền lương, bảo hiểm và các khoản trích theo lương: Theo dõi chấm

công, tính và thanh toán lương, bảo hiểm và các khoản trích theo lương cho côngnhân, các khoản phải nộp theo nghĩa vụ

- Kế toán tổng hợp, giá thành, tài sản: Được phân công công tác có liên quan đến

tất cả các phần hành kế toán, nhằm thực hiện tổng hợp số liệu theo yêu cầu quản lý chungcủa toàn đơn vị, trong quá trình này kế toán tổng hợp thực hiện ghi sổ cái tổng hợp chi phícho toàn Công ty Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu tính giá thành

và lập báo cáo kế toán định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất; mua sắm đầu tư xây dựng cơbản, trang bị bảo quản tài sản

- Kế toán các nông trường, xí nghiệp: Mỗi nông trường, xí nghiệp điều có một

nhân viên kế toán thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí báo sổ bằng bảng kê về Công ty

1.6.2 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo theo Quyết định

số 15/2006/ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính vàThông tư số 244/2009/TT - BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫnsửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp

Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫnChuẩn mực do nhà nước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theođúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực vàChế độ kế toán hiện hành đang áp dụng

Trang 36

Công ty áp dụng hình thức kế toán máy kết hợp với hình thức chứng từ ghi sổ

Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: kế toán Công ty áp dụng thống nhất hệthống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC và mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lýcủa Công ty

Niên độ kế toán: một năm dương lịch, bắt đầu từ 01/01-31/12 hàng năm

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuấtkho theo phương pháp nhập trước xuất trước và hạch toán thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ

Hệ thống phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng là hệ thống FastAccounting 2005.f Trình tự làm việc bằng phần mềm máy tính mà công ty đang sửdụng được thực hiện dựa trên hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 2.4 Trình tự làm việc kế toán bằng phần mềm tại Công ty

Kế toán tiến hành lập Bảng kê dựa trên các chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ,vào sổ kế toán chi tiết sau đó định kỳ dựa vào Bảng kê chứng từ nếu nghiệp vụ phátsinh vào những ngày cuối kỳ thì kế toán ghi trực tiếp vào Chứng từ ghi sổ và Chứng từghi sổ định kỳ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái tài khoản cuốitháng Căn cứ vào sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết từng loại sau đó từ sổ cái ghivào Bảng cân đối phát sinh sau khi đã đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết Tiến hànhlập BCTC dựa vào Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết Được thể hiệnqua sơ đồ sau:

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại

Phần mềm kế toán

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái các tài khoản

Trang 37

Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng

1.7 Các nguồn lực của công ty

1.7.1 Tình hình lao động

Công ty có quy mô sản xuất lớn nên với số lượng lao động hơn 1000 người làrất phù hợp Số lượng lao động giảm dần qua các năm, điều này là hiển nhiên khi diệntích cao su ở các Nông trường giảm so với các năm trước kéo theo đó là sản lượngkhai thác và chế biến giảm

Lao động trực tiếp giảm nhưng số lượng lao động gián tiếp tuy chiếm tỉ lệ thấplại không thay đổi so với năm trước Điều này giúp cho Công ty xử lý thông tin cung

Chứng từ kế toán

chứng từ kế toán cùng loại

Sổ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ

ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh

Ngày đăng: 05/06/2014, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2006
2. Bộ tài chính (2002)- Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 01
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2002
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinhdoanh
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Gái
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
4. TS. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Giao thông vận tải 5. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức (2005), Kế toán quản trị, Nhà xuấtbản Giáo Dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán chi phí, "Nhà xuất bản Giao thông vận tải5. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức (2005), "Kế toán quản trị
Tác giả: TS. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Giao thông vận tải 5. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải5. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức (2005)
Năm: 2005
6. Võ Thị Hoài Giang (2012), Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTVCao su Quảng Trị
Tác giả: Võ Thị Hoài Giang
Năm: 2012
7. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức (2011), Lý thuyết Kế toán tài chính, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Kế toán tài chính
Tác giả: Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chu trình ra quyết định - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chu trình ra quyết định (Trang 17)
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 28)
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú: - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú: (Trang 32)
Sơ đồ 2.4 Trình tự làm việc kế toán bằng phần mềm tại Công ty - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Sơ đồ 2.4 Trình tự làm việc kế toán bằng phần mềm tại Công ty (Trang 36)
Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: (Trang 37)
Bảng 2.3 Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm 2011-2013 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 2.3 Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm 2011-2013 (Trang 43)
Bảng 3.1 Bảng kế hoạch chi phí NVL TT cho 1 tấn sản phẩm  tại XNCB năm 2013. - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.1 Bảng kế hoạch chi phí NVL TT cho 1 tấn sản phẩm tại XNCB năm 2013 (Trang 46)
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp chi phí SXC năm 2013 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp chi phí SXC năm 2013 (Trang 49)
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí bán hàng năm 2013 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí bán hàng năm 2013 (Trang 50)
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp chi phí QLDN năm 2013 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp chi phí QLDN năm 2013 (Trang 51)
Bảng 3.6 Báo cáo nhập, xuất, tồn NVL (ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013) - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.6 Báo cáo nhập, xuất, tồn NVL (ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013) (Trang 52)
Bảng 3.7 Bảng chấm công tổ bảo vệ tại XNCB tháng 11 năm 2013 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.7 Bảng chấm công tổ bảo vệ tại XNCB tháng 11 năm 2013 (Trang 53)
Bảng 3.9 Bảng trích sổ chi tiết TK 621 năm 2013 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.9 Bảng trích sổ chi tiết TK 621 năm 2013 (Trang 57)
Bảng 3.10 Định mức chi phí NVL TT cho 1 tấn mủ SVR3L, 5. - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.10 Định mức chi phí NVL TT cho 1 tấn mủ SVR3L, 5 (Trang 59)
Bảng 3.11 Bảng định mức chi phí NC TT cho 1 tấn mủ SVR3L, 5 - thực trạng kế toán chi phí và công tác quản trị chi phí tại công ty tnhh mtv cao su quảng trị
Bảng 3.11 Bảng định mức chi phí NC TT cho 1 tấn mủ SVR3L, 5 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w