Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã và đang phát triểnnhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâmrộng rãi,
Trang 1o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ, THÀNH
Trang 2Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An,đặc biệt là chú Nguyễn Phương Đông, anh Đỗ Lưu Anh Vũ cùng toàn bộ các anhchị nhân viên tại Trung Tâm Là một sinh viên thực tập, vừa rời khỏi ghế nhàtrường với lượng kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, nên chắc chắn, trong quá trìnhthực tập tại Trung tâm, tôi còn rất nhiều thiếu sót, nhưng tôi may mắn được các anhchị chỉ dẫn từng bước và hỗ trợ nhiệt tình nên đã dần tiến bộ nhiều hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn khóa luận tốt
nghiệp, Thạc sĩ KH Nguyễn Thị Ngọc Cẩm Cô đã rất tận tình hướng dẫn cho tôi
thật chi tiết, từ dàn bài đại cương cho đến nội dung từng phần trong khóa luận.Khóa luận lần này, không đơn thuần chỉ là những kiến thức lý thuyết từ sách vở, màphải kết hợp với thực tiễn công việc, nên những ngày đầu viết bài, tôi còn gặp nhiềukhó khăn Cô là người đã hướng dẫn rất cặn kẽ, từ cách chỉnh sửa văn bản, ngônngữ trong bài viết cho đến cách lồng ghép giữa số liệu và phân tích chi tiết Từ đó,tôi đã định hướng được cách viết bài luận và hoàn thành ngày một tốt hơn
Kính chúc các thầy cô cùng các cô chú, anh chị luôn dồi dào sức khỏe và thành đạt!
Ngày 2 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Văn Mỹ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kếtquả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiêncứu khoa học nào
Ngày 2 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Văn Mỹ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I LỜI CAM ĐOAN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG IV DANH MỤC BIỂU ĐỒ V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 13
Trang 5DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH HỘI AN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 17 BẢNG 2.2: CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG 30
BẢNG 2.3: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÁC LÝ DO THAM GIA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 34
BẢNG 2.4: MỨC ĐỘ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 36
BẢNG 2.5: Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC SẴN SÀNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 38
BẢNG 2.6: MỨC ĐỘ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH VỀ CÁC LÝ DO KHÔNG MUỐN THAM GIA LÀM DU LỊCH TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 39
BẢNG 2.7: Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÁC YẾU TỐ MONG MUỐN ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ THAM GIA LÀM DU LỊCH TẠI LÀNG RAU 40
BẢNG 2.8: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 41
BẢNG 2.9: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 43
BẢNG 2.10: THỐNG KÊ LƯỢNG KHÁCH ĐẾN LÀNG RAU TRÀ QUẾ GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 48
BẢNG 2.11: CƠ CẤU KHÁCH ĐẾN LÀNG RAU TRÀ QUẾ GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 50 BẢNG 2.13: THỊ PHẦN KHÁCH ĐẾN TRÀ QUẾ SO VỚI HỘI AN GIAI ĐOẠN
2013 – 2015 52
Trang 6BẢNG 2.14: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA LÀNG GỐM THANH HÀ VÀ LÀNG RAU TRÀ QUẾ GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 53
BẢNG 2.16: THỐNG KÊ NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH ĐẾN LÀNG RAU TRÀ QUẾ 56 BẢNG 2.17: CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHUYẾN ĐI CỦA DU KHÁCH 57
BẢNG 2.18: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 59
BẢNG 2.19: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 62
BẢNG 2.20: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH VỀ ĐIỂM MẠNH CỦA LÀNG RAU TRÀ QUẾ 63
BẢNG 2.21: MONG ĐỢI CỦA KHÁCH KHI QUAY TRỞ LẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ 65
BẢNG 3.1: DỰ BÁO LƯỢNG KHÁCH ĐẾN LÀNG RAU TRÀ QUẾ GIAI ĐOẠN
2016 – 2018 75 BẢNG 3.2: DỰ BÁO DOANH LÀNG RAU TRÀ QUẾ GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 75
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã và đang phát triểnnhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâmrộng rãi, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi.Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộngđồng; sự phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng mang lại những nguồn lợikinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc giacũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu,vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, dulịch sinh thái dựa vào cộng đồng còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sứckhỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử vànghỉ ngơi giải trí Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bêncạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng còn được xem nhưmột giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làmgiảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên
Với diện tích phần đất liền trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc-nam với3/4 đồi núi, hơn 3.200 km đường bờ biển, địa hình, khí hậu đa dạng, thảm độngthực vật phong phú cùng bề dày văn hóa, lịch sử 4000 năm, Việt Nam được đánhgiá như một quốc gia có tiềm năng rất cao để phát triển loại hình du lịch sinh tháidựa vào cộng đồng
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, song du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu Đối với nhiều nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng còn là loại hình du lịchmới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụcho mục đích du lịch
Thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc
hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách
Trang 9sản văn hóa thế giới nổi bật với các công trình kiến trúc cổ và những giá trị văn hóatruyền thống phong phú, hấp dẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Bên cạnh thương hiệu là một “phố cổ”, Hội An còn được du khách trong và ngoài
nước biết đến với loại hình du lịch dựa vào cộng đồng nổi bật nhất là Làng rau Trà
Quế với tour “ Một ngày làm cư dân Làng rau Trà Quế” – đây chính là mô hình du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đầu tiên ở Hội An Qua nhiều năm phát triển môhình này, Làng rau Trà Quế đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông
du khách, khẳng định sự thành công của loại hình du lịch cộng đồng, không chỉ ởnhững nơi xa xôi, hẻo lánh mà còn có thể phát triển rực rỡ ở ngay các trung tâm đôthị, nơi thuận tiện giao thông và các hoạt động dịch vụ khác
Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Trà Quế dẫu chưa phải hoànthiện bởi thu nhập và lợi ích vẫn còn mang tính cục bộ, chưa đồng đều, sự kiên kếthợp tác giữa cộng đồng với doanh nghiệp vẫn còn hạn chế nhưng đã gợi mở nhiềucách làm mới, hướng đi thích hợp để nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Khai thác du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
tại Làng rau Trà Quế, thành phố Hội An” để có cái nhìn cận cảnh hơn về hoạt
động du lịch đang diễn ra, tác động của nó đối với đời sống và những bài học hữuích từ việc triển khai hoạt động này cho chính cộng đồng địa phương và các địa bànkhác học tập
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan đến du lịch sinhthái, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
- Đánh giá được tiềm năng, thực trạng sử dụng tài nguyên tự nhiên, phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế
- Đi sâu phân tích, tìm hiểu nhu cầu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng củakhách du lịch tại Làng rau Trà Quế
- Phân tích đánh giá thực trạng, nhu cầu tham gia du lịch của người dân địaphương, vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch tại Làng rauTrà Quế
Trang 10- Từ đó đề xuất một số giải pháp để khai thác và nâng cao hiệu quả hoạt động dulịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch đến với Làng rau TràQuế, sự tham gia của cộng đồng địa phương, cải thiện đời sống người dân, bảo tồngiá trị văn hóa làng rau, góp phần vào sự phát triển du lịch Hội An nói chung.
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình khai thác du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở làng rau Trà Quế, HộiAn
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
+ Tiến hành thu thập, đọc, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa cácnguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các số liệu sẵn có: Sở văn hóa, du lịch, thể
thao tỉnh Quảng Nam, Phòng Thương mại du lịch Hội An,Ủy ban nhân dân xã Cẩm
Hà,…
Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập ý kiến kiến đánh giá của người dân và du khách về hoạt động du lịchsinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế
+ Quy trình điều tra gồm 2 bước:
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi dựa vào việc áp dụng các nghiên cứu về du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng trước đây
Bước 2: Hoàn chỉnh bảng hỏi và tiến hành phát bảng hỏi
+ Nội dung điều tra người dân bao gồm:
Trang 11 Đối với những người có tham gia làm du lịch tại làng rau, tôi sẽ điều tra về:các hoạt động người dân tham gia, lý do tham gia, các khó khăn gặp phải và ngườidân có sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tạiLàng rau Trà Quế hay không.
Đối với những người không tham gia làm du lịch, tôi sẽ điều tra về: Lý donào người dân không muốn tham gia và mong muốn cơ quan chính quyền tạo điềukiện gì để có thể tham gia
Đánh giá chung của người dân về thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởngđến sự phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau
+ Nội dung điều tra khách du lịch bao gồm:
Đánh giá của du khách về hoạt động du lịch dịch vụ diễn ra tại Làng rau TràQuế, về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Nhận định của du khách đâu là điểm mạnh cho sự phát triển du lịch sinh tháidựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế và ý kiến đóng góp để loại hình này pháttriển mạnh trong tương lai
+ Quy mô mẫu:
Đối với người dân địa phương: Lựa chọn ngẫu nhiên 55 người dân địaphương tại Làng rau Trà Quế
Đối với khách du lịch: Thị phần khách đến Làng rau Trà Quế chủ yếu làkhách du lịch quốc tế Đồng thời quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá của khách nộiđịa và quốc tế khá khác biệt Vì vậy, để đánh giá được chính xác hơn, đề tài chỉkhảo sát trong phạm vi khách quốc tế Lựa chọn ngẫu nhiên 120 khách quốc tế đếntham quan Làng rau Trà Quế
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích và xử lý số liệu thu thập đượcthông qua điều tra phát bảng hỏi Trên cơ sở số liệu thu thập được, tiến hành nhập
số liệu, phân tích thống kê mô tả, kiểm định ANOVA Đối với các biến định tính,
sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1: “Rất không đồng ý”/ “Rất không hài lòng”/
“Rất kém”/ “Rất không quan trọng” đến 5: “Rất đồng ý”/ “Rất hài lòng”/ “Rất tốt”/
“Rất quan trọng”
- Phương pháp SWOT
Trang 12Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phát triển du lịch sinhthái dựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế.
5 Kết quả nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ đưa ra một số kết quả như sau:
- Đánh giá được thực trạng tài nguyên và thực phát triển du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế, phân tích ma trận SWOT để đưa ra giải phápbảo tồn và phát triển
- Tìm hiểu về những chính sách của chính quyền địa phương và chính phủ trong
việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại làng rau Trà Quế,nguyện vọng tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch của người dân địa phương,
từ đó, đề xuất giải pháp tận dụng tối ưu thế mạnh để phát triển
- Phân tích những đánh giá của du khách về hiện trạng phát triển du lịch và sự
mong đợi của họ về Làng rau Trà Quế để khắc phục những điểm yếu và tiếp tụcphát huy những thế mạnh của làng rau
- Nắm bắt được những thông tin cơ bản của khách du lịch, bao gồm thông tin cá
nhân và thông tin chuyến đi, phân tích biến động số lượng khách đến Làng rau TràQuế giai đoạn 2013 – 2015 từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu cho Làng rau TràQuế và dự đoán số lượng khách đến đây giai đoạn 2016 – 2018
- Phân tích biến động doanh thu du lịch của Làng rau Trà Quế giai đoạn 2013 –
2015 làm cơ sở để dự báo doanh thu du lịch giai đoạn 2016 – 2018
6 Hạn chế của đề tài
Đây là đề tài khá mới và các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế Mặtkhác thời gian nghiên cứu khá hạn hẹp, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân chưa
nhiều nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những khiếm khuyết Bên cạnh đó, sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nên mẫu nghiên cứu chưa thể khái quátđược toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chínhcủa khóa luận gồm 3 chương:
Trang 13Chương II: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng tại Làng rau Trà Quế, thành phố Hội An.
Chương III: Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả du lịchsinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế, thành phố Hội An
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH SINH
THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.1.1 Du lịch sinh thái
1.1.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái
Nhà bảo vệ môi trường người Mexico, Hector Ceballos-Lascurain – kiến trúc sưtiên phong về du lịch sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm
1987 như sau: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị
xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”
Năm 1999, tại hội thảo quốc tế về “Xây dựng chiến lược quốc gia và phát triển
DLST Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa như sau: “DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”
Tóm lại, bản chất của DLST là tạo nên cuộc sống hài hòa giữa con người vàthiên nhiên
1.1.1.2 Tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái bền vững
DLST là loại hình du lịch còn khá mới trong các loại hình du lịch tại Việt Nam,nhưng đây chính là loại hình du lịch cần được quan tâm phát triển bền vững với cácchính sách bảo tồn, khai thác hợp lý Do đặc thù của DLST gắn liền với cảnh quan
và môi trường sống trực tiếp, sự tác động của kinh doanh du lịch có thể khiến môi
Trang 14trường tự nhiên và xã hội bị đe dọa Việc chủ động đưa ra giải pháp phát triển bềnvững và tìm hướng đi cho sự phát triển bền vững ấy là một điều cần thiết
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban môi trường
và phát triển thế giới đã chỉ ra rằng, vấn đề môi trường chỉ được giải quyết thực sựkhi kinh tế và xã hội phát triển bền vững Báo cáo này lần đầu tiên nêu ra định
nghĩa “phát triển bền vững” Phát triển bền vững vừa đáp ứng được nhu cầu của
con người đương đại, vừa không ảnh hưởng tới sự phát triển của thế hệ sau Từ đâychúng ta có thể định nghĩa phát triển bền vững ngành du lịch như sau: Ngành dulịch phát triển bền vững nghĩa là vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịchhiện tại, vừa không ảnh hưởng tới việc khai thác du lịch và năng lực đáp ứng nhucầu du lịch của hoạt động du lịch hậu thế
Đối với du lịch nói chung, và du lịch sinh thái nói riêng, việc phát triển du lịchbền vững có những vai trò quan trọng:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Vì bảo vệ
môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sốngtrong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người đượchưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất Đảm bảo sựhài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúpcho môi trường sống của con người được đảm bảo
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc
khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đờisống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩmđặc trưng của vùng miền Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch,
cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, vàngười dân địa phương có công ăn việc làm
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc
giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dântrong vùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài
Trang 15sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tậndụng.
1.1.2 Du lịch cộng đồng
1.1.2.1 Định nghĩa du lịch cộng đồng
Nguồn gốc của thuật ngữ “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) phát sinh từ các thuật ngữ có trước như “du lịch nông thôn”, “du lịch làng bản” vốn là những mô hình
phát triển kinh tế nông thôn từ những năm 1970 ở các nước du lịch phát triển ở châu
Âu, châu Mỹ,… Trong đó người dân địa phương mời khách du lịch đến thăm vàtham gia các hoạt động cộng đồng địa phương Các cư dân bản địa sẽ có thu nhập từcác dịch vụ du lịch (nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, tham quan, ) Một phần thu nhập từ
du lịch được trích dùng cho hoạt động phát triển lợi ích cộng đồng
1.1.2.2 Một số lợi ích của du lịch cộng đồng
- Thu nhập bền vững
- Du lịch có thể cung cấp công việc trực tiếp cho các cư dân địa phương, hoặc
đem lại thu nhập từ các dịch vụ liên quan như cho thuê đất, phí vào cổng, chi phílưu trú, ăn uống,…
- Nâng cao chất lượng đời sống của cư dân địa phương
- Thu nhập từ du lịch sẽ giúp địa phương cải thiện các dịch vụ về y tế, giáo
dục Đồng thời cơ sở hạ tầng cũng sẽ được nâng cấp để theo kịp phát triển của cácdịch vụ du lịch
- Quảng bá văn hóa địa phương: Cư dân địa phương có cơ hội tiếp xúc, giao
lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau Qua đó góp phần truyền bá văn hóa bản địa
- Nhận thức về bảo tồn của cộng đồng địa phương: Sự xuất hiện của du khách
sẽ đem lại những góc nhìn khác cho cư dân bản địa Cư dân sẽ cảm thấy tự hào khiđược sự tán thưởng từ khách du lịch Qua đó nâng cao ý thức về bảo vệ các truyềnthống tốt đẹp của cộng đồng
Do nhu cầu ngày càng tăng và sự tham gia hiệu quả của cộng đồng, du lịch cộngđồng ngày càng phát triển và lan rộng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nóiriêng Hiện nay, DLCĐ được xem là một bộ phận của phát triển bền vững
Trang 16Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch khác nhau tùy thuộc vàovai trò của cộng đồng:
● Mức độ thụ động: Theo đó, cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài
nguyên) và hầu như không có vai trò gì đối với hoạt động phát triển du lịch Trongtrường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư cộng đồng với những yếu
tố chính là con người, lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc quần cư,
… vào chương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách đến tham quan,tìm hiểu, trải nghiệm về con người, văn hóa, lối sống của cộng đồng Cộng đồngkhông có vai trò gì (tham gia thụ động) đối với kế hoạch phát triển du lịch và hầunhư không được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch Hoạt động du lịch trong trường
hợp cộng đồng tham gia một cách thụ động thường được gọi là “Du lịch tham quan
cộng đồng”.
● Mức độ tham gia: Theo đó, cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán
hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống,…) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và qua
đó được hưởng một số lợi ích về vật chất Trong trường hợp này, ngoài vai trò là
“tài nguyên” như trên, cộng đồng đã có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và
được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch Hoạt động du lịch trong
trường hợp này thường được gọi là “Du lịch có sự tham gia của cộng đồng”
●Mức độ chủ động: Theo đó, cộng đồng là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ
và qua đó sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm tốt về cộng đồng, về nhữnggiá trị tự nhiên và văn hóa nơi cộng đồng sinh sống Trong trường hợp này các công
ty du lịch sẽ chỉ đóng vai trò là đối tác của cộng đồng Cộng đồng vừa có vai trò là
“tài nguyên” vừa đóng vai trò là người tổ chức khai thác chính các giá trị “tài nguyên” đó.
1.1.3 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.1.3.1 Khái niệm
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là sự kết hợp của DLCĐ và DLST Hìnhthức du lịch này do cộng đồng địa phương tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa
Trang 17quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống chocộng đồng Với khách du lịch, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tạo cơ hội tìmhiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách Dulịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môi trường, du lịch
và cộng đồng
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”
Theo tổ chức Responsible Ecological Social Tours (1997): “Du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa
xã hội Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng,
về cuộc sống đời thường của họ”
Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng mang lại nhiều giá trị lợi ích tolớn trên nhiều khía cạnh: Kinh tế, xã hội Các lợi ích về mặt kinh tế, cải thiện đờisống dân cư là những kết quả không thể phủ nhận Bên cạnh đó là những kết quảđạt được trong việc giáo dục tuyên truyền bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị tựnhiên và nhân văn của cộng đồng Đồng thời thúc đẩy các hoạt động phát triển bềnvững; phát huy tối đa các nguồn lực kinh tế cùng tham gia vào hoạt động du lịch.Việc thực hiện các hoạt động này đem lại những mối quan hệ tương quan lớn về lợiích giữa các đối tượng tham gia
1.1.3.2 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa
quyết định đến phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý
Trang 18- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
1.1.3.3 Tiêu chí của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Theo UNWTO (2008), cho rằng những tiêu chí của du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:
● Tiêu chí 1: Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản
lý hoạt động du lịch tại cộng đồng
● Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng
cho cộng đồng
● Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng
đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên
● Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường
● Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng
● Tiêu chí 6: Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể
“vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương Tây
● Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế
tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường
● Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ
có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch
● Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt
động trái với văn hoá/tôn giáo của họ
● Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch nếu họ không muốn
1.1.3.4 Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch sinh thái dựavào cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
● Nguyên tắc 1: Sử dụng tối ưu nguồn lực môi trường, duy trì các tiến trình sinh
thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng
Trang 19● Nguyên tắc 2: Khía cạnh xác thực nền văn hoá xã hội của cộng đồng địa
phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trị truyền thống, đồng thờigóp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau
● Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các
lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ côngbằng
1.1.3.5 Mục tiêu của loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa
phương
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của
cộng đồng địa phương
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm
có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội
1.1.4 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một số khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên thế giới
● Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một sốkhu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên thế giới:
❖ Vườn Quốc gia Gunnung Halimun – Indonexia: Được xây dựng từ năm 1992
với diện tích 40.000 ha, có 237 loài động vật trong đó có nhiều loài quý hiếm Pháttriển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại đây là điều cân thiết do đây làvườn quốc gia có vùng đất nguyên sơ, hệ sinh thái đa dạng, du lịch phát triển Tuynhiên, người dân không được hưởng lợi gì từ việc phát triển đó Vấn đề bảo vệ tàinguyên không đảm bảo đã dẫn đến xung đột giữa du khách và người dân bản xứ Đểcân bằng giữa bảo tồn, phát triển và lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch, các
tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với Ban quản lý xây dựng mô hình phát triển dulịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Trang 20❖ Làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapura, Nepal: Dân cư thuộc
các sắc tộc và tôn giáo khác nhau, nguồn thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, chănnuôi trang trại và khai thác nguồn tài nguyên có sẵn trong khu bảo tồn Họ làm nhà
ở bằng gỗ và khai thác gỗ làm nhiên liệu Năm 1986, được sự hỗ trợ của Dự án bảotồn thiên nhiên tại vùng Annapura, vùng đã phát triển hoạt động du lịch sinh tháidựa vào cộng đồng
❖ Bài học kinh nghiệm:
Chúng ta cần tôn trọng các giá trị tri thức văn hóa bản địa của cộng đồng Đây làgiá trị cốt lõi để tao nên một thương hiệu du lịch công đồng Đồng thời phát triển dulịch đi đôi với quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để thu hútkhách du lịch Bên cạnh đó, cộng đồng cần được khuyến khích tham gia và đảmnhận trách nhận trách nhiệm các công việc có liên quan đến việc phát triển du lịch
và bảo về tài nguyên
Tóm lại: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng xem con người là trung tâm, cộng
đồng định hướng, các tài nguyên là những thứ cơ bản Sự tham gia của cộng đồng làchìa khoá cho sự thành công của bất kỳ liên kết trong du lịch sinh thái dựa vào cộngđồng nào
1.1.4.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìmhiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng vẫnthường mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản và chưa đi vào thực chất Loạihình du lịch này có cơ hội phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi có các khubảo tồn tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp gắn với bản sắc dântộc độc đáo Các hình thức du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thường thấy ở nước
ta như : du lịch homestay, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng ngườidân bản địa, tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hoá của người
Trang 21Lác Mai Châu, Chiềng Yên Sơn La, vườn quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn Cù LaoChàm Hội An,…
Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa thamquan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môitrường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hoá của cộng đồng bảnđịa Việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng hiếm khi thành công trong
việc đạt được các mục tiêu “kép” của bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm
nghèo vì thế cần có các biện pháp để cân bằng giữa lợi ích cộng đồng với các bênliên quan và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên Làng rau Trà Quế là một trong
những “địa chỉ tiêu biểu” phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
ở Hội An Bằng phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu và khảo sát thực tế, bàiviết sẽ đánh giá hiện trạng khai thác hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
ở Làng rau Trà Quế, phân tích mức độ người dân tham gia vào hoạt động du lịchsinh thái dựa vào cộng đồng và đề xuất một số giải pháp tăng cường mối quan hệđối tác cùng có lợi giữa cộng đồng địa phương, chính quyền sở tại, Ban quản lýlàng rau và các doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững DLST,góp phần bảo tồn môi trường và cải thiện đời sống nhân dân
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An
1.2.1.1 Tổng quan về thành phố Hội An
Thành phố Hội nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, ở
vị trí địa lý từ 15015’26” đến 15055’15” vĩ độ Bắc và từ 108017’08” đến 108023’10”kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố ĐàNẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phíaĐông Bắc
❖ Phía Ðông giáp biển Ðông;
❖ Phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên;
❖ Phía Tây và Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn;
Trang 22Hội An có nhiều khu phố cổ nhỏ hẹp như bàn cờ được xây dựng từ thế kỷ 16 vàvẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay đồng thời còn lưu giữ một nền tảng vănhóa phi vật thể khá đồ sộ với hàng trăm ngôi nhà cổ, các công trình kiến trúc, ditích, các dấu ấn, văn bản, thư tịch, có giá trị văn hóa – lịch sử rất cao, vì thế Hội
An không những trở thành đô thị cổ duy nhất của nước ta còn tồn tại mà đây cũng làmột trường hợp hiếm hoi trên thế giới Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có1.360 di tích, danh thắng Riêng các di tích được phân thành 9 loại gồm: 1.068 nhà
cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng
nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích (Trung
tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, 2009)
Bên cạnh đó, tiềm năng DLST, DLCĐ ở Hội An là rất lớn Nơi đây nổi tiếng bởicác thắng cảnh đẹp như 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển
du lịch: Biển Cửa Đại, biển An Bàng và ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khádồi dào: đảo Cù Lao Chàm – Khu dự trữ sinh quyển thế giới, sông Thu Bồn, vùngcồn nổi Cẩm Kim, khu miệt vườn Cẩm Nam, An Hội và các làng quê hai bên bờsông Đế Võng, điển hình là Làng rau Trà Quế hay Rừng dừa bảy mẫu và khu DLSTThuận Tình Hay mô hình làm DLCĐ ở Cẩm Thanh tuy sinh sau đẻ muộn nhưngvai trò sáng tạo của người dân bước đầu đã được phát huy, mang đến những sảnphẩm du lịch mới lạ, tạo sức lan tỏa và cộng hưởng đáng kể
Tháng 12/1999 tại Marốc UNESCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội An là
di sản văn hóa thế giới Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các ditích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch sinh thái Hội An đã đươc
Trang 23công nhận là đô thị loại III và đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnhQuảng Nam.
Những lợi thế về mặt vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử của thành phố Hội An chính
là điểm nhấn đặc biệt mang thành phố này đến gần hơn với khách du lịch trong vàngoài nước Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần tạo nên sự thành công choquá trình thu hút khách du lịch của làng rau Trà Quế
Trang 241.2.1.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động ngành du lịch Hội An giai đoạn 2013 – 2015
CHỈ TIÊU
ĐƠN
VỊ TÍNH
NĂM 2013
NĂM 2014
NĂM 2015
(Nguồn: Phòng thương mại và du lịch Hội An 2016)
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng:
Trong vòng 3 năm (2013 – 2015), tổng lượng khách đến Hội An tăng, kể cảkhách quốc tế và khách nội địa Tổng lượng khách du lịch đến Hội An năm 2015 là2.151.000, tăng 22.43% so với cùng kỳ năm 2014 Trong đó, lượng khách nội điatăng 22,75% và lượng khách quốc tế tăng 22.08%
Thời gian lưu trú bình quân của lượng khách nói chung có sự biến động nhẹ qua
Trang 25nội địa khoảng 1 ngày (khách quốc tế là 2.52 ngày và khách nội địa là 1,50 ngàynăm 2015)
Lý giải cho điều này là nhờ có các sự kiện Festival di sản Quảng Nam 2013, Hộithi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 3 – 2013, chung kết Hoa Hậu các Dân tộcViệt Nam – 2013 và những danh hiệu nhận được vào năm 2014 như Top 10 thànhphố lãng mạn nhất thế giới, Top 10 điểm đến có khách sạn tuyệt nhất thế giới, đãgiúp cho du lịch Hội An phát triển Tuy vậy, hai năm qua ngành du lịch Hội Ankhông thể tránh khỏi tác động tiêu cực do sư biến động của nền kinh tế toàn cầu,cùng với các tác nhân ngoại cảnh như tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại,… chínhnhững lý do này làm cho lượng khách quốc tế đến Hội An tăng nhẹ và làm cho giátrị sản xuất hiện hành của lĩnh vực thương mại du lịch nói chung tăng nhẹ 4,72%,trong đó du lịch tăng 6,3% (từ 1.956.955 triệu đồng năm 2013 tăng lên 2.080.319triệu đồng năm 2014) song thương mại giảm không đáng kể, từ 568.157 triệu đồngnăm 2013, giảm 0,75% còn 563.890 triệu đồng năm 2014
Đến năm 2015, đã có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới, Hội Anliên tục được các trang báo, tạp chí thế giới vinh danh cộng với chủ trương kịp thờicủa thành phố nhằm tập trung đầu tư, phát triển du lịch bền vững Vì thế, tổng kếtnăm 2015, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của thương mại và du lịch đềutăng, phát huy vai trò là ngành mũi nhọn của thành phố (thương mại tăng 5% và dulịch tăng 6,95% so với năm năm 2014)
Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành qua 3 năm của ngành dulịch luôn chiếm từ 77% đến 78%, chứng tỏ du lịch ở Hội An phát triển rất mạnh mẽ,tiềm năng du lịch ở Hội An là rất lớn Những thành tựu này có được là nhờ sự quantâm chỉ đạo của cả nước nói chung và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Hội Annói riêng
Với chủ trương tiếp tục phát triển đúng hướng du lịch văn hóa là chủ đạo, nângcao các sản phẩm văn hóa – du lịch: Đêm Phố cổ, Phố đêm, Đêm Cù lao, Múa rốinước, nghiên cứu mở rộng Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ xuốnggiáp đường Hoàng Diệu Song song với du lịch văn hóa, lãnh đạo Hội An cũng lập
Trang 26kế hoạch, tập trung khai thác thế mạnh về sinh thái, cộng đồng, phát triển mô hìnhsản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, tập trung phát triển ngành tiểu thủ côngnghiệp,… Đồng thời, xu hướng du lịch hòa mình vào thiên nhiên ngày càng tăng.Chính vì thế, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch rất có triểnvọng và nằm trong định hướng của lãnh đạo Hội An nhằm đưa nơi đây trở thànhthành phố sinh thái đầu tiên tại Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu về du lịchsinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế thật sự rất cần thiết.
1.2.2 Vị trí, lịch sử và vai trò của Làng rau Trà Quế đối với sự phát triển của du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng
Nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, cách thành phố Hội An gần2,5km về phía Đông Bắc, làng rau Trà Quế, thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phốHội An, Quảng Nam đã nổi danh từ lâu với các loại rau thơm, có mùi vị đặc trưng Theo hồi tưởng của nhiều bậc cao niên sinh sống và sản xuất tại Trà Quế thìlàng rau Trà Quế hình thành cách đây gần 400 năm, những cư dân đầu tiên đến định
cư tại Trà Quế là những người thuộc các tộc Phạm, Mai, Nguyễn, Lê, ban đầu sốngbằng nghề chài lưới, sau đó lên bờ định cư khai khẩn đất hoang và sau này trở thànhnhững nông dân một nắng hai sương trên cánh đồng làng mình, khai sinh nên nghềtrồng rau nổi tiếng của vùng đất Hội An Qua quá trình sinh sống, giao lưu kinh tếtrong làng đã phát triển thêm các tộc họ như Trần, Hồ, ; đã có nhiều con cháu cáctộc họ học hành đỗ đạt, được tiến cử làm quan, vinh danh dòng tộc, làng xã Tuynhiên, họ không vì thế mà từ bỏ nghề trồng rau, ngược lại, còn bỏ ra nhiều thời gian
và công sức gieo trồng thêm nhiều các giống rau mới, với nhiều mùi thơm đặctrưng, cải tạo các giống rau cũ cho năng suất cao hơn hẳn Nhờ đó, tiếng thơm củalàng rau vươn xa ra các vùng khác, trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến vàtrở thành vùng đất trồng rau hữu danh được du khách thập phương ghé thăm để tìmmua những loại rau thơm ngon
Trải qua hàng trăm năm, nhờ sự ưu ái của tự nhiên các loại rau thơm tại Trà Quế pháttriển rất thuận lợi và có hương vị đặc trưng khó loại rau thơm nơi khác nào có được
Trang 27Nhận thấy được lợi thế du lịch của làng rau Trà Quế, từ năm 2003, chính quyềnthị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) bắt đầu cho khai thác tour du lịch thamquan và làm nông tại Trà Quế Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hội An giaocho Công ty Cổ phần Du lịch Hội An khai thác tuyến tham quan này, sau đó chuyểnsang cho UBND xã Cẩm Hà Hơn 12 năm qua, lượng du khách đến tham quan làngrau Trà Quế ngày một tăng thể hiện sự hấp dẫn vốn có của làng nghề này đối vớikhách thập phương, đặc biệt là khách nước ngoài Bộ mặt của thôn Trà Quế cũngđược thay đổi khi đưa ngành công nghiệp không khói vào hoạt động tại đây.
Trang 28CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG RAU TRÀ
QUẾ, THÀNH PHỐ HỘI AN 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Làng rau Trà Quế
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An 2,5
km về phía Đông Bắc, là một cù lao được bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế.Theo số liệu thống kê năm 2014 của UBND xã Cẩm Hà:
+ Diện tích tự nhiên thôn Trà Quế: 1,0020 km2
+ Dân số thôn Trà Quế: 1.226 người
2.1.1.3 Khí hậu
Cũng như bao địa phương khác của vùng duyên hải miền Trung, Trà Quế chịuảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từtháng 1 – tháng 8 kèm theo gió mùa Tây Nam hoạt động thường khô hạn, lượngnước bốc hơi nhiều; mùa mưa từ tháng 9 – tháng 12 kèm theo gió mùa Đông Bắcđem đến lượng mưa lớn
Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,60C, cao nhất là 39,80C, thấp nhất là 22,80C.Bão thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hàng năm Các cơn bão thườngkéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực
Trang 29Khí hậu nhiệt đới gió mùa và đất đai phù hợp cho sự phát triển của nhiều loạirau, tuy nhiên, việc thường xuất hiện bão lũ cũng là một khó khăn lớn đối với làngrau Trà Quế trong việc duy trì và phát triển ổn định loại hình du lịch này.
2.1.1.4 Thủy văn
Nơi đây có sông Đế Võng chảy qua Hàng năm con sông này sông cung cấpnước sinh hoạt cho người dân đồng thời khung cảnh hữu tình, nên thơ bên bờ dòngsông cũng là nơi lý tưởng cho các hoạt động tham quan, chụp hình và nghỉ dưỡng
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế
Trước đây, làng rau Trà Quế theo hình thức sản xuất rau xen cư nên diện tíchnhỏ lẻ, ít được đầu tư thâm canh, hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau chưa nói lên hếttiềm năng của vùng rau Năm 2001, với mục đích phát triển một vùng rau chuyêncanh, vừa sản xuất ra thực phẩm, vừa phát triển du lịch, UBND thị xã Hội An (nay
là thành phố Hội An) đã quy hoạch làng rau Trà Quế thành vùng rau chuyên canhtập trung với diện tích từ 10 ha thành 18,5 ha, tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnsản xuất, nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng rau Đến thời điểmhiện tại diện tích trồng rau là 40 ha
Để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất rau dễ tiêu thụ, đảm bảo an toàn thựcphẩm, các ngành chuyên môn thường xuyên tổ chức tập huấn sản xuất rau theo quytrình sản xuất rau an toàn, thực hiện chương trình IPM trên cây rau, kiểm định mẫurau – mẫu đất định kỳ,… đây cũng là một trong những điều kiện cần thiết để sảnphẩm rau Trà Quế tiếp tục khẳng định thương hiệu tại các thị trường trong vùng.Hiện nay, với sản lượng khoảng 2 tấn/ngày, sản phẩm rau Trà Quế không chỉ cungcấp nguồn thực phẩm tươi sống trong Thành phố mà còn được tiêu thụ rộng rãi tạicác chợ, các nhà hàng lớn ở trong và ngoài tỉnh, cũng như ở các siêu thị Metro, Big
C, Coop Mark của thành Phố Đà Nẵng
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, nhưng ngành du lịchvẫn đang đi đúng hướng của nó, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu thu nhập ngày càng
Trang 30cao Việc quy hoạch Làng rau Trà Quế đã góp phần phục hồi và lưu giữ một làngnghề truyền thống; vừa tạo thêm loại hình du lịch mới, phong phú ở Hội An; vừakéo dài thời gian lưu trú khi khách đến tham quan đô thị cổ
2.1.2.2 Về giáo dục, văn hóa – xã hội
Xã Cẩm Hà hiện vẫn là một trong những xã nghèo ở thành phố Hội An, cơ cấunông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu, là ngành mang lại thu nhập chính cho cưdân Tại địa bàn xã Cẩm Hà nói chung và thôn Trà Quế nói riêng, do tư tưởng thuầnnông, nên việc học hành của con em chưa thực sự được chú trọng Vẫn có nhiều emkhông được đến trường, hoặc bỏ dở việc học giữa chừng, về làm nông phụ gia đình.Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, nhờ sự can thiệp của chính quyền địaphương cùng những chính sách đúng đắn trong việc khuyến khích học tập, độngviên trẻ em nghèo vượt khó, phát trợ cấp, tổ chức các buổi họp nói chuyện về chủ
đề tri thức tương lai của cán bộ xã, thôn, mà tình hình giáo dục tại địa phương đãđược cải thiện đáng kể Những gia đình có con em học tập với thành tích tốt, đạtdanh hiệu “gia đình văn hóa” tăng mạnh Đây là bước ngoặc lớn với xã Cẩm Hà nóichung và thôn Trà Quế nói riêng trong việc tạo ra đội ngũ nhân lực có tri thức cao,văn hóa cao phục vụ cho sự phát triển hoàn thiện của làng rau Trà Quế
2.2 Tổng quan tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau Trà Quế
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1 Cảnh quan thiên nhiên
Làng rau Trà Quế tựa như một ốc đảo xanh yên bình Những cây rau thơm đượcvun xới cẩn thận trên những luống cày san sát trải dài trên 40 Hecta Làng được baobọc bởi hai nhánh sông Cổ Cò và Đầm Rong vốn quanh năm ngập nước tạo nên
cảnh quan hữu tình rất “chân quê”, mộc mạc
Trang 312.2.1.2 Tài nguyên rau xanh – sạch
Nếu đã trót mê những món ngon nức tiếng Hội An như cao lầu, cơm gà, tômhữu thì bạn nên về đây để hiểu vì sao món ăn phố cổ lại ngon đến như vậy khi sửdụng rau Trà Quế
Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với hơn 20 loại rau được trồng trên đất đai màu mỡ,bón bằng các loại rong lấy từ dưới sông Nhờ vậy đã tạo ra loại rau có hương vị đặcbiệt, làm nên bản sắc độc đáo cho các món ăn Hội An
Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên tiếng vang cho cácmón ăn dân dã riêng có ở Hội An và Quảng Nam Các loại rau ở Trà Quế đượctrồng quanh năm, xen vụ, gối vụ thường xuyên; vụ Đông Xuân trồng các loại raunhư: hành, cải xanh, tần ô, cải bẹ, xà lách, rau húng ; vụ Hè Thu trồng các loạirau như: hành, hẹ, rau răm, rau húng, rau é , chủ yếu là các loại rau có thời giansinh trưởng nhanh
Ngoài ra, dịch vụ ngâm chân bằng phương pháp y học cổ truyền với nguyên liệuđược sử dụng từ các loại thảo dược trồng tại làng rau được du khách đánh giá cao,đón nhận nhiệt liệt
2.2.1.3 Tài nguyên thủy sinh
Đầm Trà Quế với diện tích khoảng 20 ha, nằm lọt thỏm vào vùng đất nôngnghiệp Nguồn lợi động vật thủy sinh đã xác định được 19 loài thuộc 14 họ, 7 bộvới sản lượng khai thác mùa mưa cao hơn mùa khô Tổng sản lượng khai thác trongnăm 5,03 tấn/năm Sản lượng khai thác cao nhất tập trung ở loài cá cá Rô phi vằn(0,99 tấn/năm); cá Lóc (0,65 tấn/năm); cá Trảnh (0,54 tấn/năm); cá Rô đồng (0,51tấn/năm); Lươn Vàng (0,28 tấn/năm); cá Thát lát (0,26 tấn/năm) Ngoài các chứcnăng thông thường, đầm còn được nông dân khai thác sử dụng làm phân bón chorau: Rong chèo, rong cây, rong mềm, rong chổi,…
Dọc hai bên lưu vực sông Cổ Cò là các hồ các ao nuôi tôm, nước thải của các hồ
ao nuôi tôm được xả trực tiếp ra sông mà không được xử lý Lượng nước này xâm
Trang 32nhập vào đầm thông qua 2 cửa đầm và gây nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồnnước.
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1 Trà Quế có truyền thống lịch sử lâu đời
Làng rau Trà Quế ra đời cách đây gần 400 năm Ngược dòng lịch sử, trongnhững năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người dân Trà Quế khôngchỉ sản xuất ra rau xanh, thực phẩm mà còn trực tiếp tham gia cách mạng và nuôigiấu cán bộ cách mạng Có thể nói Trà Quế giai đoạn này là một trong những cáinôi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Hội An Sau ngày giải phónghoàn toàn miền Nam, làng rau Trà Quế đã dần từng bước đổi thay, những conđường lầy lội, trơn trượt vào mùa mưa, bỏng rát chân vào mùa hè đã được thay thếbằng những con đường bê tông rộng rãi, những ngôi nhà ngói mọc lên khang trang,đời sống người dân ngày càng được nâng cao
Trong quá trình sản xuất, người dân nơi đây đã tạo ra những công cụ lao độngphù hợp với đặc điểm riêng của nghề trồng rau với khoảng 30 loại dụng cụ, được sửdụng tùy theo từng công đoạn sản xuất, hoặc toàn bộ quá trình sản xuất:
- Dụng cụ làm đất: cuốc bàn, bồ cào, cuốc chĩa, rựa, dao, liềm sủi cỏ,…
- Dụng cụ gieo trồng: cào mau, gióng, rổ tuyến, đòn gánh, rổ dày, thau,…
- Dụng cụ chăm bón: mê tưới, gàu tưới, bầu tưới,…
- Dụng cụ thu hoạch: dao xếp, dao nhọn, rổ, gióng, đòn gánh, nia, dừng,…
2.2.2.2 Mộ Thượng thư bộ binh Nguyễn Điễn
Giếng cổ thời Chiêm Thành đã gắn liền với sự hình thành phát triển của Làngrau Trà Quế Tên tuổi của cụ Nguyễn Điễn – Thượng thư Bộ binh thời TriềuNguyễn, lớn lên ăn học, thi đỗ làm quan cũng nhờ vào nghề trồng rau, bán bưng của
mẹ Ông Nên khi ông mất theo nguyện vọng của ông, đem về Làng rau để chốn chất
và ngôi mộ được bảo tồn, gìn giữ đến ngày hôm nay
Trang 332.2.2.3 Lễ hội, phong tục tập quán - tín ngưỡng
Từ trong sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trà Quế cũng đãhình thành với nét đặc trưng riêng, thể hiện tập quán, tín ngưỡng riêng của nghề và
ăn sâu vào đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Trà Quế
Như nhiều vùng miền trên cả nước, người dân Trà Quế cũng có một số tục lệriêng cho mình như: đòn gánh phải có đủ sáu lóng và bảy mắt vì người ta quan niệm
mỗi mắt ứng với một chữ “mương, chày, may, rủi” như vậy mắt thứ bảy rơi vào chữ may, do đó sẽ mua mau bán đắt; kiêng bước qua đòn gánh, kiêng dùng từ “cắt
rau” vì sẽ hàm ý cắt bỏ nghề; khi gánh rau đi bán, luôn mong gặp người nhẹ vía; ra
vườn rau kiêng khen rau thơm; cuối năm lo thanh toán hết nợ, đầu năm kiêng đòinợ; sáng mồng một Tết không được gây bất hòa, không nói tục; trong những ngàyTết không được quét nhà, gạo đầy hũ, nước đầy chum, củi đầy nhà, lửa đỏ liên tục
từ những ngày cuối năm đến sáng mồng một (nấu than củi trong bếp),…
Về tín ngưỡng, ngoài việc cúng gia tiên trong những ngày Tết, người dân Trà Quếcòn tổ chức cúng vườn, cúng đất Để cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, bộithu nên người trồng rau sắm hương, hoa, trà, quả để cúng; ngày cúng vườn được chọntùy thuộc mỗi gia đình nhưng phổ biến là vào ngày mồng 2 tháng Giêng âm lịch Vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm, Lễ hội Cầu bông – Làng rauTrà Quế được nhân dân trong thôn tổ chức để dâng lễ vật lên Thần nông, Cầu chomưa thuận, gió hòa, rau hoa tươi tốt – Cầu cho một năm mùa bộ thu – Cầu cho thônxóm an lành Lễ hội này gắn với sự ra đời của Làng rau Trà Quế
Bên cạnh đó, mồng 7 tháng Giêng âm lịch cũng là ngày cúng hạ nêu, cây nêuđược dựng vào ngày cuối năm với ý nghĩa xuôi đuổi tà ma, giữ cho xóm làng yên
ổn Cây nêu gồm cây tre xanh, ngọn thẳng, có treo 2 cái rọ tre, trong rọ bỏ trầu, cau,vàng mã và treo bùa tứ tung đan bằng tre
Những phong tục, tập quán, văn hóa tín ngưỡng mang màu sắc độc đáo riêngcủa làng rau Trà Quế chính là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến vớinơi này ngày một nhiều hơn
Trang 342.3 Thực trạng hoạt động Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Làng rau
2.3.1.2 Hệ thống nước tưới
Từ trước đến nay, nguồn nước cung cấp cho người dân sử dụng là nước giếngđóng từ lòng đất và được đặt tại khu vực trồng rau của mỗi hộ dân Khu đất trồngrau của nhà nào cũng có một bể chứa nước tưới và luôn được kiểm tra kỹ lưỡngnhằm đảm bảo không bị ô nhiễm
Để đảm bảo sức khỏa cho người dân vào những giờ nắng gắt hay những lúc mệtnhọc, chính quyến đã quan tâm, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống vòi phunnước tự động Chính vì thế, hiện nay trên cánh đồng rau, chúng ta có thể bắt gặpnhững vòi phun nước tự động tại bất kỳ khu vực trồng rau nào
Như vậy, hệ thống cung cấp nước ở làng rau đã được cải thiện hơn so với trướcđây, giúp người dân yên tâm sử dụng nhưng nước thải vẫn được thải ra tự nhiên,không có hệ thống xử lý nên sẽ gây ô nhiễm môi trường
Hiện, ủy ban nhân dân thành phố Hội An và chính quyền địa phương tại xã Cẩm
Trang 35thải tại khu vực Trong tương lai, khi hệ thống xử lý nước thải được hoàn thiện vàđưa vào sử dụng, du khách có thể hoàn toàn yên tâm khi đến tham quan, du lịch tạilàng rau an toàn, xanh, sạch, thân thiện với môi trường
2.3.1.3 Hệ thống xử lý rác thải
Vào chiều ngày 3/1/2014, tại thôn Trà Quế, Xã Cẩm Hà, Ban quản lý Khu Bảotồn biển Cù Lao Chàm đã tổ chức buổi sinh hoạt các Tổ Đồng quản lý rác thải nhằmbáo cáo kết quả giám sát phân loại rác tại nguồn trong tháng 10, 11 và 12/2013 vàtiếp tục triển khai xây dựng quy chế quản lý rác thải tại địa phương
Thành viên của các Tổ Đồng quản lý rác thải nghe, thảo luận và thống nhất kếtquả giám sát phân loại rác tại nguồn trong 3 tháng cuối năm 2013 Đồng thời một
nỗ lực mới gắn kết giữa phân loại rác tại nguồn vào Làng rau Trà Quế - Làng RauTruyền thống – Làng Rau Thân thiện với Môi trường được giới thiệu
100% các thành viên tham dự buổi sinh hoạt đồng ý phấn đấu tô điểm Làng rauTruyền thống của mình ngày một xanh hơn, đẹp hơn thông qua các hành động thiếtthực là phân loại rác tại nguồn, hạn chế và tiến đến nói không với túi ni lông, mỗinhà có ít nhất 2 giỏ rác và xách giỏ đi chợ
Ngày 19/12/2015, UBND thành phố Hội An đã tổ chức cuộc họp Hội đồng khoa
học nghiệm thu đề tài “Xây dựng mô hình đồng quản lý rác thải tại 2 xã, phường
Cẩm Hà và Cẩm Phô, thành phố Hội An” do Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh làm chủ
nhiệm Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 04/2014 với mục tiêu đưa
ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợitrong việc quản lý rác thải theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở thành phốHội An
2.3.2 Hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch
2.3.2.1 Cơ sở lưu trú
Trong khi Hội An đang phát triển hình thức homestay và hướng tới thành phố dulịch không có thuốc lá, Làng rau Trà Quế đã là một điển hình của xu hướng này.Đến với dịch vụ Homestay, khách du lịch được xem như là một thành viên trong giađình, sẽ được nghỉ ngơi và sinh hoạt cùng với gia đình người dân ở địa phương,
Trang 36được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của họ Hiện nay, 7 hộ gia đình tổ chứcdịch vụ homestay đã có hiệu quả, còn lại 1 số hộ gia đình đang xây dựng và xin chủtrương cấp phép xây dựng Phòng ốc kinh doanh, tiện nghi đã được cải thiện nhiều
so với trước đây song chất lượng vẫn chưa đảm bảo
2.3.2.2 Cơ sở ăn uống
Tính đến năm 2015, Làng rau Trà Quế đã có 9 nhà hàng phục vụ ăn uống cho dukhách nội địa và quốc tế Trong tương lai sẽ có một nhà hàng sẽ được xây thêm ởTrà Quế với những buổi tiệc gọi là quang gánh Những món ăn thuần tuý của Hội
An như bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, bánh nậm, bánh hoa hồng, sẽ được bàybiện khéo léo trong những cái quang gánh thay vì dọn lên bàn
Ngoài ra, từ điểm bán vé đến cuối điểm tham quan, có một một quán ăn cungcấp các loại nước uống mà sản phẩm thu được từ làng rau như nước rau má, nước
cà chua và các món ăn khác như rau đắng trộn, mì Quảng,… Chạy dọc theo đầmTrà Quế ở hai hướng Đông và Tây, tổ chức một số quán ăn uống, giải khát; giớithiệu quy trình chế biến các món ăn đặc sản sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở đâynhư tráng mì, đổ bánh xèo, bánh bèo,… Ở khu vực đầm lầy tổ chức nuôi các loại cánhư cá rô, cá chuối,… để khách có thể bắt cá và thưởng thức ngay tại chỗ
2.3.2.3 Phương tiện vận chuyển
Xe đạp, xe máy có thể vào trong làng, nhưng đối với loại xe lớn hơn: Xe du lịch,taxi phải đỗ ngoài cổng làng, sau đó du khách đi bộ vào thăm làng Có thể thuê xemáy, xe đạp ngay tại khách sạn, nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trêncác tuyến đường tại Hội An với mức giá khá rẻ để làm cuộc hành trình ngắn đếnLàng rau Trà Quế
Trang 37thì có 202 hộ trồng rau (chiếm 75,66%), với 374 lao động, với nhiều thế hệ kế tiếpnhau để sản xuất, phát huy gìn giữ những giá trị của làng nghề.
Bảng 2.1: Thông kế số hộ sản xuất rau sạch tại Làng rau Trà Quế căn cứ vào
số thành viên tham gia năm 2015
Nhận xét: Dựa vào bảng 2.1, ta có thể thấy rằng đa số những hộ tham gia vào
sản xuất rau xanh sạch tại Làng rau Trà Quế với 2 thành viên, tức là 162 hộ tươngứng với 324 nhân khẩu, chiếm đến 80,2% về cơ cấu số hộ sản xuất rau sạch tạiLàng rau căn cứ vào số thành viên tham gia
Đa số cuộc sống người dân vẫn sống nhờ vào các sản phẩm rau Ngoài việctrồng rau sạch để phục vụ các nhà hàng, khách sạn, chợ đầu mối và các siêu thị vớidoanh thu hàng tỷ đồng/năm thì hiện nay, người dân đã bắt đầu tham gia sâu hơnvào các hoạt động du lịch Thu nhập của mỗi hộ dân dao động từ 6 triệu đến 10triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào mối quan hệ trong quá trình phân phối và tiêu thụrau, diện tích đất trồng rau hay mức độ tham gia các hoạt động du lịch,… Mỗi lần
có đoàn khách du lịch đến thì những người nông dân trồng rau nhận được mộtkhoản thù lao cho việc hướng dẫn khách tham quan và hướng dẫn khách trồng rau,thường là 70.000 đến 100.000 đồng
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nguồn lao động đang làm việc trongngành du lịch tại đây nhưng thống kê được làng có 202 hộ trồng rau, 6 hộ tham giahoàn toàn về du lịch, 7 hộ tham gia kinh doanh Homestay lưu trú đạt hiệu quả.Ngoài ra có một số hộ dân tham gia vào việc phục vụ du khách như: bán hàng lưuniệm, bán tạp hóa, giải khát,…
2.3.4 Nhu cầu tham gia du lịch của người dân địa phương
❖ Thông tin cá nhân của người dân địa phương
Bảng 2.2: Các thông tin cá nhân của người dân địa phương
Trang 38TIÊU CHÍ SỐ NGƯỜI DÂN TRẢ LỜI
(NGƯỜI)
TỶ LỆ (%)
Về giới tính: Dựa vào bảng số liệu 2.2, ta có thể thấy được số người dân trả
lời là nữ nhiều hơn so với nam, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều(khoảng 5,4%)
Về độ tuổi: Chủ yếu là những người ở độ tuổi trung niên 36 – 55 tuổi, đây là
những người có độ tuổi tương đối lớn song họ là những người có nhiều kinh nghiệm
và niềm đam mê với nghề
Trình độ học vấn: Khoảng 54,5% người dân có trình độ học vấn là cấp 2 và cấp
3, trong khi đó trình độ cao đẳng đại học còn chiếm tỷ trọng thấp, điều này ít nhiều
sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận kiến thức về khoa học – kỹ thuật trong sảnxuất rau sạch, về ngoại ngữ,…
❖ Tỷ lệ tham gia làm du lịch của người dân tại Làng rau Trà Quế
Trang 39Biểu đồ 2.1: Cơ cấu người dân tham gia làm du lịch tại Làng rau Trà Quế
(Nguồn: Số liệu điều tra 2016)
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 2.1, ta thấy trong 55 người dân địa phương được
hỏi thì có đến 45 người dân trả lời có tham gia hoạt động du lịch tại Làng rau TràQuế (chiếm tỷ lệ rất cao 81,8%), còn lại 10 người trả lời là không Con số này chothấy dấu hiệu khả quan về sự thu hút nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động dulịch tại đây
Trang 40▪ Trong số những người tham gia:
+ Lĩnh vực tham gia:
Biểu
đồ 2.2: Lĩnh vực tham gia của người dân tại Làng rau Trà Quế
(Nguồn: Số liệu điều tra 2016)
Nhận xét: Biểu đồ 2.2 cho thấy trong 45 người có tham gia làm du lịch được
hỏi thì họ chủ yếu tham gia vào việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch nhưdịch vụ homestay, dịch vụ cưỡi trâu nhiếp ảnh, quay phim, các mặt hàng lưu niệm,dịch vụ mát xa chân, dịch vụ cho thuê xe đạp,… (chiếm đến 42,2%), tiếp đến làhướng dẫn trổng rau tước nước (chiếm 26,7%), phục vụ ăn uống (chiếm 11,1%),hướng dẫn tham quan làng rau (8,9%), các hoạt động khác như bán vé hoặc nấu ănchiếm tỷ trọng thấp
+ Lý do tham gia: