Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ thanh toán của cơ quan Công an

Một phần của tài liệu Tội phạm thẻ thanh toán ở Việt Nam - Một số đề xuất đối với công tác phòng, chống”. (Trang 48 - 51)

toán của cơ quan Công an

Thứ nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có trình độ chuyên môn cao (phải là

những chuyên gia về tin học), trang bị các phương tiện thiết bị kỹ thuật hiện đại để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Trong thời gian qua, công tác đào tạo tin học và chuyên môn về tội phạm thẻ thanh toán nhìn chung đã được quan tâm đẩy mạnh nhưng chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng chống tội phạm công nghệ cao (trong đó có tội phạm về thẻ thanh toán) còn quá mỏng. Nhằm tăng cường lực lượng, biện pháp, đảm bảo chuyên sâu trong đấu tranh với tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm thẻ thanh toán nói riêng, ngày 02/03/2005 Bộ trưởng Bộ Công An có quyết định số 189/2005/QĐ-BCA (X13) thành lập Phòng phòng ngừa, đấu tranh tội phạm công nghệ cao (Phòng 9) thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ [16, tr.43]. Nhưng hiện nay cả phòng 9 – C15 – Bộ Công an chỉ có 10 cán bộ, trong đó có 5 cán bộ trinh sát và 5 cán bộ tin học, trong khi đó phòng này mới được thành lập hơn hai năm, không đủ lực lượng để đối phó được với tình hình tội phạm như hiện nay.

Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an phục vụ hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm thẻ thanh toán những kiến thức cơ bản về thẻ thanh toán cũng như những kiến thức có liên quan đến phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội, phương pháp phát hiện tội phạm và phương pháp điều tra, thu thập dấu vết vật chứng khi điều tra tội phạm thẻ thanh toán.

Nghiên cứu, bổ sung các tài liệu về tội phạm thẻ thanh toán, xây dựng hệ thống tri thức về dấu vết, vật chứng cũng như phương pháp, quy trình thu thập các loại dấu vết, vật

chứng đó trên cơ sở tìm hiểu hệ thống lí luận của các nước trên thế giới về tội phạm thẻ thanh toán. Đồng thời phải tổ chức tổng kết, theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm qua các vụ án đã xảy ra để truyền đạt, hướng dẫn kịp thời đến các cán bộ, chiến sĩ chuyên trách. Mở các buổi hội thảo, chuyên đề, lớp bồi dưỡng kiến thức về đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ thanh toán.

Về hình thức bồi dưỡng cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đơn vị. Có thể bố trí, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ công an tham gia những khóa học tại các cơ sở giảng dạy hoặc mời các chuyên gia hoặc những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn báo cáo theo chuyên đề hoặc từng vụ việc cụ thể.

Thứ hai, cần thành lập Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

thuộc phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, nếu chưa có điều kiện thành lập ở tất cả các phòng thuộc Công an các tỉnh thì ít nhất cũng phải thành lập được ở các tỉnh, thành phố lớn… Đây là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, vì thực tế tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng đã phát triển mạnh mẽ ở nước ta với nhiều loại hình khác nhau, với những phương thức thủ đoạn khác nhau… Trong khi đó chỉ có một phòng (phòng 9 – C15) đặt ở cấp cục, do đó không thể bao quát hết hoạt động phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung và tội phạm làm giả thẻ thanh toán nói riêng trên phạm vi cả nước.

Thứ ba, ngành Công an phải tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng cũng

như các cơ quan chuyên môn ở trong và ngoài nước trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm thẻ thanh toán.

Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa ngành Công an và ngân hàng trong phòng chống tội phạm thẻ thanh toán. Sự phối hợp này được thực hiện theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 4/11/1992 của Ngân hàng Nhà nước – Bộ Nội vụ về công tác bảo vệ an ninh và tài sản Nhà nước do ngân hàng quản lí và bảo quản. Theo nội dung Thông tư này, trách nhiệm của mỗi ngành và sự phối hợp giữa hai ngành nhằm để chủ yếu bảo vệ an ninh nội bộ, và bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm của ngành ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian qua, vì mục tiêu lợi nhuận và uy tín kinh doanh, các ngân hàng hầu như giữ bí mật các thông tin trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, chỉ khi nào chủ thẻ có khiếu kiện, khiếu nại mới lên tiếng giải quyết, nếu như khách hàng không biết, không khiếu kiện thì ngân hàng cũng không thông báo. Thực tế cho thấy khi cơ quan Công an tiến hành điều tra làm rõ hành vi liên quan tội phạm về thẻ thanh toán, nhưng vì sợ ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh nên đã không nhận được sự ủng hộ mà lại gặp phải cản trở từ chính các ngân hàng.

Để khắc phục tình trạng này, cần kịp thời bổ sung, sửa đổi Thông tư nêu trên, trong đó quy định rõ ràng ngành ngân hàng phải có trách nhiệm tự kiểm tra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để chủ động và kịp thời cung cấp thông tin cho ngành Công an những giao dịch có nghi ngờ là sử dụng thẻ giả… Đồng thời phải có trách nhiệm, phối hợp

với các lực lượng chức năng trong ngành Công an trong quá trình điều tra, xác minh làm rõ tội phạm. Cơ chế phối hợp trên phải được cụ thể hóa một cách rõ ràng.

Phối hợp với các cơ quan Hải quan, du lịch…để phát hiện những đối tượng là người nước ngoài giả dạng khách du lịch, sử dụng hộ chiếu giả vào Việt Nam mở tài khoản dùng thẻ ATM giả và thẻ tín dụng giả để rút tiền hoặc mua hàng hóa xa xỉ ngay khi chúng làm thủ tục xuất nhập cảnh. Mặt khác, phối hợp với Cảnh sát quốc tế thông qua Văn phòng Interpol trong phòng ngừa các đối tượng tội phạm thẻ quốc tế xâm nhập và hoạt động ở Việt Nam. Việc phối hợp với Cảnh sát quốc tế trong đấu tranh với loại tội phạm này thời gian qua còn hạn chế, nhất là việc trao đổi thông tin, phát hiện và ngăn chặn tội phạm khi chúng chưa tới Việt Nam.

Tăng cường phối hợp với các nước khu vực và trên thế giới tổ chức các hội thảo về tội phạm thẻ thanh toán, thông qua đó tăng cường trao đổi, học hỏi về công tác điều tra phòng chống tội phạm thẻ thanh toán ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước như Mỹ, Singapore, Nhật, Anh, Pháp… Đồng thời cũng phải chú trọng yếu tố vật chất – kỹ thuật, đầu tư tài chính, đẩy mạnh việc hợp tác trên lĩnh vực kĩ thuật, đặc biệt là các chương trình phần mềm ứng dụng, trang thiết bị, các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác phục vụ công tác phòng chống tội phạm thẻ thanh toán.

KẾT LUẬN

Với những tính năng thuận tiện của mình, thẻ thanh toán điện tử và thị trường thương mại điện tử ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung chắc chắn sẽ còn có những bước phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Và theo xu hướng phát triển, việc sử dụng thẻ thanh toán điện tử trong giao dịch hàng ngày sẽ ngày càng phổ biến hơn, thông dụng hơn, các tính năng tích hợp trong thẻ ngày càng nhiều hơn, và sẽ dần thay thế cho việc sử dụng

tiền mặt. Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ đó, chắc chắn loại tội phạm thẻ thanh toán điện tử cũng sẽ không ngừng gia tăng cả về số lượng, chất lượng, và mức độ thiệt hại do loại tội phạm này gây ra cũng không ngừng tăng. Những thiệt hại mà loại tội phạm này gây ra không những tác động xấu đến sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán điện tử còn khá mới mẻ ở nước ta, mà còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đang có những bước phát triển ổn định của đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng của tội phạm thẻ thanh toán ở Việt Nam nhằm đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đã làm rõ được thực trạng tội phạm thẻ thanh toán ở Việt Nam; những phương thức, thủ đoạn thường gặp của loại tội phạm này cũng như chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của tội phạm thẻ thanh toán ở nước ta. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất sau:

- Nâng cao nhận thức cho người sử dụng thẻ;

- Hoàn thiện những quy định pháp luật về tội phạm thẻ thanh toán;

- Cần nâng cao chất lượng dịch vụ, trách nhiệm của ngành ngân hàng trong giao dịch bằng thẻ thanh toán ;

- Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ thanh toán của cơ quan Công an.

Phòng chống tội phạm thẻ thanh toán không phải là nhiệm vụ riêng của bất kỳ một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó cần phải tiến hành đồng bộ tất cả các đề xuất được nêu trong đề tài trên cơ sở tình hình thực tế của Việt Nam. Những đề xuất được nêu trong đề tài, nhất là các giải pháp kỹ thuật công nghệ hiện đang được các nước, các tổ chức, nhất là các ngân hàng trên thế giới nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của mình. Đối với nước ta, việc ứng dụng những giải pháp đó vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết trong thời gian tới, để có thể đưa những giải pháp đó ứng dụng phù hợp vào thực tiễn, giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm thẻ thanh toán.

Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do khó khăn về nguồn tài liệu tham khảo vì không có nhiều tài liệu chính thống về vấn đề này. Mặt khác, do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng của bản thân nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sẽ được sự nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, tác giả cũng hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ để có thể mở rộng việc nghiên cứu vấn đề này, nâng lên một tầm cao hơn, góp phần nghiên cứu sâu hơn về loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu Tội phạm thẻ thanh toán ở Việt Nam - Một số đề xuất đối với công tác phòng, chống”. (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w