Việc sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tội phạm thẻ thanh toán ở Việt Nam - Một số đề xuất đối với công tác phòng, chống”. (Trang 33 - 35)

gian tới.

Từ đầu năm 2008, việc Chính phủ bắt đầu thực hiện chi trả lương cho các đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước qua tài khoản sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn: kiểm soát được nguồn thu của cán bộ, công nhân viên chức qua tài khoản, góp phần hạn chế ngăn chặn tình trạng tham nhũng; tiết kiệm nhân lực và hàng loạt chi phí cho các đơn vị chi trả lương; tiết kiệm chi phí cho hệ thống kho bạc nhà nước và tiết kiệm thời gian cho người hưởng lương. Để thuận tiện cho chi trả lương qua tài khoản và rút tiền tại máy ATM, thì đòi hỏi máy ATM phải được lắp đặt rộng khắp tại các trường học, bệnh viện, các cơ quan lớn, các trụ sở chính quyền, đơn vị vũ trang… Nhưng hiện hệ thống rút tiền tự động ATM đang thiếu hụt nghiêm trọng, hiện nay cả nước chỉ có khoảng 4000 máy ATM, tập trung chủ yếu tại một số thành phố, thị xã, khu công nghiệp lớn. Còn ở các địa phương thì rất thiếu, bình quân mỗi huyện chưa có một máy ATM, nhất là đối với các vùng nông thôn, trung du miền núi thì các điểm giao dịch còn thiếu rất nhiều [26, tr.1]. Vì vậy, tất yếu thị trường thẻ sẽ phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của thực tế đang đòi hỏi.

Theo ngân hàng Nhà nước, hiện có hơn 20 ngân hàng phát hành thẻ ATM với một mạng lưới máy ATM và điểm thanh toán trực tiếp rộng rãi và có 4 liên minh thẻ trên thị trường [13, tr.3]. Việc phát hành thẻ của các ngân hàng vẫn thiên về hướng “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự liên kết thành một hệ thống. Sự liên minh rời rạc của các ngân hàng khiến các chủ thẻ cảm thấy ngại ngần, làm giảm sự hấp dẫn của chiếc thẻ thanh toán vì hiện nay các chủ thẻ phải tìm đúng máy ATM trong nhóm liên minh thì mới sử dụng được. Ngân hàng Nhà nước đang có chủ trương và trong thời gian tới sẽ kết nối 4 liên minh thẻ thành một hệ thống để khách hàng sử dụng thẻ ATM có thể rút và thanh toán được ở tất cả các máy. Nếu như vậy thì thẻ thanh toán sẽ trở nên tiện ích hơn rất nhiều cho người sử dụng, vì vậy số lượng người sử dụng thẻ sẽ tăng lên nhanh chóng trong vài năm nữa. Thị trường thẻ thanh toán trong hệ thống ngân hàng đang bùng nổ. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ phát triển thẻ lên gần 30% với gần 3,5 triệu thẻ được phát hành. Số lượng máy ATM trên thị trường đã lên tới con số khoảng 4000 máy và đã có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Với tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ trong thời gian qua (300 – 400% mỗi năm) cho thấy thị trường thẻ ở Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, theo ước tính trong tương lai gần sẽ có một lượng khách hàng tiềm năng khoảng 10 - 15 triệu người ở các đô thị Việt Nam [7, tr.2]. Song phải thừa nhận một thực tế rằng thời gian qua chúng ta chỉ

mới chỉ mới chú trọng phát triển theo chiều rộng nhưng chưa quan tâm nhiều đến chiều sâu. Cụ thể là: một số ngân hàng phát hành thẻ ở nước ta là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đông Á (EAB), Ngân hàng thương mại Á Châu (ACB)… Trong đó Vietcombank là ngân hàng đang đứng đầu về thị phần thanh toán thông qua thẻ thanh toán điện tử, với khoảng hơn 10.000 điểm chấp nhận thẻ và khoảng hơn 300 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc. Hiện nay các ngân hàng đang không ngừng phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ thẻ của mình, từ phát hành các loại thẻ mới, các loại hình tín dụng hấp dẫn cũng như phát triển hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc [13, tr.4]. Đây cũng là các yếu tố kích thích thị trường thẻ thanh toán điện tử ở nước ta phát triển trong thời gian tới.

Sẽ có một cuộc cạnh tranh quyết liệt và lâu dài, một cuộc chạy đua có ý nghĩa tích cực cho người sử dụng thẻ. Với suy nghĩ đầu tư cho máy rút tiền tự động đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24 của khách hàng chính là khẳng định một cách hiệu quả nhất hình ảnh của ngân hàng, nên khá nhiều ngân hàng tăng cường đầu tư cho dịch vụ này. Các ngân hàng đã và sẽ đầu tư mạnh cho hệ thống dịch vụ của mình, ra sức tu bổ hệ thống quản lí thẻ, lập nhiều kế hoạch phát triển thị trường cũng như tạo ra nhiều sản phẩm tiến bộ như: ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) xây dựng trung tâm thẻ và mở rộng quy trình phát hành thẻ trực tiếp; một số ngân hàng khác như ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB Bank), Eximbank, ngân hàng TMCP Quân đội (MB), VP Bank… cũng có những kế hoạch đầu tư cho hệ thống dịch vụ của mình. Sau một thời gian khá dài chững lại (từ cuối năm 2005 đến đầu quý II/2006) do quá nhiều thông tin về kiện tụng, lỗi bảo mật và lỗi kỹ thuật… thị trường thẻ Việt Nam đã bắt đầu phát triển nhanh trở lại. Đáng chú ý là một số ngân hàng có số lượng thẻ phát hành tăng vọt như Vietcombank (trên 1,2 triệu thẻ), ngân hàng TMCP Đông Á (trên 800.000 chủ thẻ, dự kiến đạt tới 1 triệu) [13, tr.3]. Theo nhận định của các chuyên gia cuộc đua về thẻ giữa các ngân hàng hiện nay chỉ mới bắt đầu khởi động trên thị trường Việt Nam. Các ngân hàng đang ra sức lobby thẻ, nhưng chưa quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ, trong đó có cả vấn đề an ninh trong sử dụng thẻ thanh toán.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, dự báo đến năm 2009, khoảng ¼ dân số Việt Nam có thu nhập hàng tháng trên 7 triệu đồng, số người thu nhập khá này tăng về số lượng (năm 2006: chiếm khoảng 12% dân số, năm 2007: có thể là 18% dân số). Theo đó, số lượng tài khoản được mở trong các ngân hàng và số lượng thẻ phát hành cũng tăng lên. Dự báo đến cuối năm 2009, số lượng chủ thẻ sẽ tăng lên khoảng 10,5 triệu [35, tr.5].

Sẽ có ngày càng nhiều ngân hàng quốc tế mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài được phép mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tham gia vào ban quản trị, giúp tăng cường tính hiệu quả đối với các ngân hàng này, đồng thời do đó sẽ nâng cao tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước. Hầu hết thẻ ATM của các ngân hàng này đã sử dụng công nghệ chip thông minh, an toàn hơn. Và nếu

không thay đổi kịp thời về công nghệ thẻ, các ngân hàng trong nước sẽ bị khách hàng từ bỏ. Do đó đa số thẻ hiện nay sử dụng công nghệ mã hóa bằng dải băng từ của các ngân hàng trong nước sẽ được đổi sang thẻ chip (theo lộ trình thì đến năm 2010 thị trường thẻ ATM ở Việt Nam chỉ chủ yếu sử dụng thẻ chip) và thẻ thanh toán ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ có độ bảo mật, độ an toàn cao hơn so với hiện nay. Mức độ an toàn trong giao dịch bằng thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay gần bằng mức chung của thế giới (0,08%) [25, tr.3]. Sắp tới các ngân hàng sẽ tăng cường kết nối với nhau đẩy mạnh bảo mật dịch vụ thẻ, các ngân hàng sẽ đầu tư các chương trình, phần mềm bảo mật hỗ trợ khách hàng. Đồng thời công tác đào tạo về quản lí rủi ro cho các nhà quản lí, nghiệp vụ phòng chống của bộ phận chống tội phạm và những người thực thi pháp luật cũng sẽ được đẩy mạnh. Do đó mức độ an toàn trong thanh toán bằng thẻ sẽ được cải thiện hơn. Đây cũng là một yếu tố kích thích thị trường thẻ phát triển.

Phương thức thanh toán bằng điện thoại di động hay còn gọi là phương thức giao dịch mATM (Mobile ATM) sẽ phát triển mạnh giúp tiết kiệm thời gian cho cả người mua, người bán hàng và ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng giảm chi phí trong quản lí tiền mặt. Người sử dụng điện thoại di động chỉ cần ngồi tại nhà hay văn phòng vẫn có thể thanh toán, mua bán qua tài khoản, dùng điện thoại di động kiểm tra tài khoản, chuyển tiền sang ví điện tử để tiêu dùng trong ngày, nạp tiền điện thoại, rút tiền mà không cần dùng đến máy ATM ở tất cả những nơi liên kết với dịch vụ. Sắp tới người dùng dịch vụ này có thể thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, tiền mua hàng ở siêu thị. Đặc biệt, sự phát triển của dịch vụ này sẽ tạo thuận lợi cho những khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong một tương lai gần các ngân hàng và mạng điện thoại di động khác cùng tham gia cung cấp dịch vụ này sẽ giúp mọi người sử dụng điện thoại di động đều sử dụng được phương thức thanh toán này. Theo dự báo của các nhà cung cấp dịch vụ, với phương thức thanh toán mới này số lượng tài khoản mở mới trong thời gian tới sẽ tăng nhanh, góp phần giảm dần thanh toán bằng tiền mặt.

Trong thời gian tới cũng sẽ gia tăng một số dịch vụ qua máy ATM như thanh toán cước điện thoại, và xuất hiện một số dịch vụ mới như mua bán vé số, thanh toán hóa đơn sử dụng dịch vụ khác như truyền hình kĩ thuật số, thanh toán cho các giao dịch trong game online (hiện đã có thẻ Connect24 của Vietcombank đã có dịch vụ này) hay là quảng cáo qua thẻ ATM…

Một phần của tài liệu Tội phạm thẻ thanh toán ở Việt Nam - Một số đề xuất đối với công tác phòng, chống”. (Trang 33 - 35)