Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, phải nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ để chống tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ chung của thế giới, còn phải thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển khi bản thân họ đã có trình độ phát triển cao hơn. Trong điều kiện đó, nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải tìm giải pháp bứt phá, tức là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy chưa có công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thể bước đầu phát triển kinh tế tri thức. Ngay từ Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã xác định: KTTT có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và xác định từng bước phát triển KTTT. Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào CNHHĐH trong các lĩnh vực cần thiết. Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, internet, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động,,,. Tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp,dịch vụ. Do đó việc kết hợp CNHHĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “ Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước nhà để rút ngắn quá trình CNHHĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi kinh tế tri thức là yếu tốt quan trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới của nhân loại” CNHHĐH là vấn đề rất khó khăn và đa dạng vì vậy rất dễ mắc bệnh chủ quan duy ý chí. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt, linh hoạt trong sự đổi mới. Và để thực hiện được CNHHĐH phải phát triển được khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là động lực chủ yếu trong phát triển kinh tếxã hội, khắc phục nguy cơ bị tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, để đạt được điều đó thì chúng ta phải tiếp cận nhanh với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền kinh tế tri thức có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao. Chúng ta phải kết hợp nhiệm vụ công nghiệp hoá với nhiệm vụ đi vào nền kinh tế tri thức làm một, không thể tuần tự kết thúc giai đoạn này mới đến giai đoạn khác. Dân tộc ta có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới, đất nước ta phải dựa vào tri thức, dựa vào khoa học công nghệ, dựa vào giáo dục đào tạo để phát triển. Chúng ta cần phát triển kinh tế tri thức để CNHHĐH đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển KTTT ở nước ta là một chuyển biến chiến lược trọng đại: chuyển nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa chủ yếu vào tri thức và năng lực sáng tạo của con người. Với những nguồn lực sẵn có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để làm ra được nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn. Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, năng lực sáng tạo con người là vô hạn. Thế nên vấn đề phát triển CNHHĐH đất nước gắn liền với phát triển KTTT lại càng được đặt ra ở đây để giải quyết tình trạng này. Hàm lượng vật chất và thành phần vật chất ngày càng được giảm xuống, thành phần chất xám ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong các sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó là vấn đề môi trường. Càng ngày trái đất càng nóng lên, băng tan, hạn hán, lụt lội, động đất, núi lửa,... thiên nhiên đang trừng phạt lại chúng ta chỉ biết sử dụng càng nhiều tài nguyên mà không biết vận dụng chất xám để giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới môi trường. Đây cũng là lí do vì sao phải kết hợp CNHHĐH với phát triển kinh tế tri thức. Một lí lo trực tiếp khác là tất cả các ngành không chỉ là các ngành công nghệ cao, từ nông nghiệp, dịch vụ đến công nghiệp nhẹ nếu biết sử dụng tri thức, sử dụng chất xám vào công việc thì năng suất công việc luôn được tăng cao hơn , giá trị của sản phẩm được tăng cao. Nước ta là nước đi sau, có cơ hội và cần thiết phải đi tắt, phát triển KTTT ngay trong quá trình CNH. Cùng một quá trình thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ CNH và “tri thức hóa”. Nói cách khác đó là CNH rút ngắn dựa trên tri thức, yêu cầu hội nhập và yêu cầu phát triển rút ngắn buộc ta phải có chiến lược hai tốc độ (tuần tự và nhảy vọt). Chính vì thế đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lênCNXH, nhất thiết phải trải qua CNHHĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, CNHHĐHlà động lực phát triển kinh tế¬ xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh ¬quốcphòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA : LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
**o0o**
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI : CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA.
CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
( Thứ 6 :7 9, E1.503 )
GVHD: PHÙNG THẾ ANH NHÓM SVTH:
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 HĐH : hiện đại hóa
2 CNH : công nghiệp hóa
3 KTTT : kinh tế tri thức
4 XHCN : Xã hội chủ nghĩa.
5 OECD : Tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu
6 KEI : được gọi là chỉ số kinh tế tri thức Hệ thống này được tính toán đựa trên điểm trung bình đã được chuẩn hoá của mỗi một nước- vùng lãnh thổ trên bốn tiêu chí được xem là bốn cột trụ của nền kinh tế tri thức Đó là :
1/ chế độ khuyến khích kinh tế, 2/ giáo dục và nguồn nhân lực, 3/ hệ thống đổi mới và cuối cùng 4/ là ICT (công nghệ thông tin và truyền thông)
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU _ Error: Reference source not found ĐẶT VẤN ĐỀ _ Error: Reference source not found MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH _ Error: Reference source not found PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Error: Reference source not found
A: KIẾN THỨC CƠ BẢN _ Error: Reference source not found
1.
Khái niệm công nghiệp hóa , khái niệm hiện đại hóa _ Error: Reference source not found
1.1 Công nghiệp hóa Error: Reference source not found 1.2 Hiện đại hóa Error: Reference source not found
Trên thế giới _ Error: Reference source not found
Ở Việt Nam Error: Reference source not found
2.2.4 2.2.4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức Error: Reference source not found
B: KIẾN THỨC VẬN DỤNG Error: Reference source not found PHẦN 3: KẾT LUẬN _ Error: Reference source not found TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định: thời kỳ phát triển mới của đấtnước là thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH Mục tiêu CNH-HĐH theo tinh thần của đại hộiđảng VIII là: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuậthiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vữngchắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội”
Để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế–xã hội đã đề ra, để có khả năng tiếpnhận những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, có thể rút ngắn quá trìnhCNH-HĐH thì kinh tế tri thức chính là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản suất.Kinh tế tri thức dựa vào tri thức và thông tin là chủ yếu, trong đó khoa học trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu
Nền kinh tế tri thức đã hình thành, đã là hiện thực ở nhiều nước Đó là xu thế tất yếucủa quá trình phát triển sức sản xuất, là thành tựu quan trọng của loài người mà chủ nghĩa
xã hội phải nắm lấy và vận dụng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Nhiều nước đang phát triển đã và đang đi nhanh vào nềnkinh tế tri thức Đây cũng là thời cơ và thách thức hết sức to lớn và quyết liệt
Công nghiệp hoá nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn: đó làkết hợp CNH với HĐH đồng thời gắn liền CNH-HĐH với phát triển kinh tế tri thức,chuyển từ kinh tế nông nhiệp sang kinh tế công nghiệp Hai nhiệm vụ đó phải thực hiệnđồng thời, hỗ trợ và bổ xung cho nhau Điều đó có nghĩa phải nắm các tri thức và côngnghệ mới của thời đại để hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đồng thời phát triển nhanhcác ngành công nghiệp và dịch vụ Dựa vào tri thức, vào khoa học công nghệ, chuyểndịch kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức Thấy được tầm quan trọng
Trang 5của vấn đề đó đối với Đất nước và hơn nữa là trách nhiệm của sinh viên, người chủ tươnglai của Đất nước nên nhóm tôi chọn đề tài :
CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA
CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức, tiểu luận phân tích và đánh giá thực trạng CNH gắn với HĐH CNH, HĐH gắnvới phát triển KTTT ở nước ta để đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình này,phấn đấu đưa Việt Nam sớm trở thành đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại
3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
V ới đề tài này, nhóm chúng tôi làm rõ các vấn đề sau đây:
- Khái niệm về Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
- CNH gắn với HĐH
- Khái niệm kinh tế tri thức
- CNH-HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
- Những suy nghĩ của bản thân về vấn đề phát triển kinh tế tri thức
- Liên hệ thực trạng sinh viên hiện nay
Trang 6PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Khái niệm công nghiệp hóa , khái niệm hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện các hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công
là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện phươngpháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học côngnghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
1.2 Hiện đại hóa
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị thành tựu khoa học và công nghệ tiêntiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế- xã hội
2 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
2.1 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.
Trước hết phải khẳng định công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa bởi vì chỉ cónhư vậy thì mới rút ngắn được quá trình công nghiệp-hiện đại hóa hóa đất nước Cácnước trên thế giới đã tiến hành công nghiệp hóa cách đây 300 và đã trải qua ba cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật:
Cuộc cách mạng công nghiệp- hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn
ra từ những năm 60 của thế kỷ XVIII Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹthuật lần này là máy móc thay thế công cụ thủ công Cuộc cách mạng này diễn ra trước
Trang 7hết từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ, trong ngành dệt sợi bông và nhanh chóng gặt hái đượcnhiều thành tựu Cách mạng công nghiệp trong các nước tư bản càng về sau càng đi vàochiều sâu, như: phát triển các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất,chế tạo ra máy móc, đồngthời đi vào khai thác những ngành công nghiệp mũi nhọn như:đường sắt, hàng hải, hóachất, luyện kim và tiêu biểu là phát minh ra máy hơi nước Sự ra đời của máy hơi nước
đã tạo nên bước đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp Máy hơi nước đã nhanh chóngđược ứng dụng trong ngành kéo sợi,ngành dệt,giao thông vận tải rồi hàng loạt các loạimáy móc khác được chế tạo trên nguyên lí của máy hơi nước Máy móc dần thay thế cáccông cụ thủ công, năng suất lao động được tăng nhiều lần, công nghiệp lên ngôi Cơ khíhóa bắt đầu thay thế sức lao động chủ công
Cuộc cách mạng Kim khí hóa, Điện khí hóa (hay cách mạng khoa học kỹ thuật lần II)
nổ ra vào cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX Yếu tố quyết định củacuộc cách mạng này là chuyển nền sản xuất trên cơ sở cơ khí sang nền sản xuất điện- cơkhí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất Nhờ đó, đã tạo ra những ngànhmới có tính khoa học, biến khoa học trở thành một ngành lao động đặc biệt Thời đạiđiện- cơ khí đã kế thừa được một số nét đặc trưng về kỹ thuật của thời đại máy hơi nước
và tiếp tục phát triển lên, như: hệ thống máy móc là công cụ sản xuất chủ yếu, hệ thống
kỹ thuật dựa trên cơ sở khoa học; cơ cấu ngành nghề phức tạp do công nghiệp làm chủđạo với nguồn năng lượng thích ứng Nhưng nhờ việc phát minh và sử dụng phổ biếnđiện lực- một dạng năng lượng mới, mà một số đặc điểm vốn có của thời đại máy hơinước đã có bước phát triển cao hơn Cuộc cách mạng lần này đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng như: phát hiện và ứng dụng điện rộng rãi, phát minh ra động cơ đốt trong vàđộng cơ diesel, tạo ra các vật liệu mới: vật liệu hữu cơ, vật liệu nhân tạo, thông tin liênlạc, thông tin vô tuyến phát triển mạnh mẽ Việc phát hiện ra điện và ứng dụng điện rộngrãi trong giai đoạn này là một sự kiện có ý nghĩa phân biệt thời đại trong sự phát triển củaphương pháp công nghệ sản xuất và lực lượng sản xuất xã hội loài người, thiếu nó sẽkhông thể có lực lượng sản xuất hiện đại
Trang 8Cuộc cách mạng máy tính và vật liệu mới(hay cách mạng khoa học kỹ thuật lần III):diễn ra vào những năm 60 của thế kỉ XX với việc phát triển các ngành công nghệ cao nhưcông nghệ máy tính, công nghệ sinh học và nghành tự động hóa Những thành tựu đángchú ý là : chế tạo ra máy điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, tìm ra nhữngnguồn năng lượng mới ( năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, )chế tạo ra nhiều vật liệu mới ( polime, cao su nhân tạo, titan, vật liệu tổng hợp, ), pháttriển công nghệ thông tin, đây chính là thời điểm mà vô vàn các ứng dụng công nghệđang nở rộ: sự ra đời của những phần mềm thông minh hơn, những vật liệu độc đáo hơn,những chú robot được chế tạo ngày càng tinh vi, những quy trình mới được đưa vào ứngdụng (đáng chú ý là kỹ thuật in ấn ba chiều) cùng hàng loạt dịch vụ sử dụng hệ thốngwebsite Những công nghệ mới được ứng dụng giúp các kĩ sư chế tác các vật thể với kíchthước rất nhỏ Sợi cacbon đang dần thay thế nhôm và thép trong các ngành sản xuất xehay máy bay Công nghệ nano đang cho ra đời những sản phẩm tân tiến với nhiều tiến bộtrong tính năng Những thành tựu trên đã góp phần nâng cao năng suất lao động tạo ra lựclượng sản xuất và khối lượng hàng hóa đồ sộ gấp bội lần so với trước
Trong thế kỷ XXI, với dự báo cách mạng khoa học công nghệ sẽ có những bước nhảyvọt khó lường, yêu cầu mới và cũng là khả năng mới trong điều kiện nhân loại đang bướcvào nền kinh tế mới - kinh tế tri thức Trong những điều kiện đó, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước phải được triển khai theo tư duy mới, phù hợp với gia đoạn mới khinhân loại bước vào thế kỷ XXI
Tính tới thời điểm này Hoa Kỳ, Tây Âu và khá nhiều nước trên thế giới đã hoàn thànhquá trình CNH-HĐH trên cơ sở của các cuộc cách mạng công nghiệp và đang trong thờikì tiến tới quá trình phát triển hậu công nghiệp
Nước ta là nước đi sau Chúng ta tiến hành CNH-HĐH đất nước khi nhiều nước khác
đã hoàn thành công cuộc CNH Chính vì lí do đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chínhsách “ đi tắt đón đầu” “kết hợp CNH với HĐH CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế trithức” để bắt kịp với xu hướng của các nước trên thế giới, tránh lạc hậu
Trước đây ở nước ta không coi trọng quá quá trình CNH phải gắn liền với HĐH nênquá trình CNH ở nước ta diễn ra rất chậm Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ
Trang 9thuật trong những thập kỷ gần đây thì những tiến bộ của khoa học công nghệ được coi làhiện đại cách đây vài thập kỷ thì ngày nay nhiều công nhệ đã trở nên bình thường, thậmchí còn lạc hậu, cần được thay thế, nếu chúng ta không thay thế những công nghệ nàyhoặc không đủ khả năng để đánh giá chúng thì vô hình chúng ta sẽ trở thành bãi thải củaThế giới, chúng ta sẽ bị tụt hậu không chỉ về kinh tế mà còn tụt hậu về trình độ khoa học
kỹ thuật
Phát triển rút ngắn, hay rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH)đất nước được hiểu là việc đẩy nhanh tốc độ, đi tắt đón đầu… đưa đất nước đạt tớitrình độ phát triển đồng đều với các nền kinh tế khu vực và thế giới với thời gian ít hơn
và ngắn hơn so với những nước đi trước khác có hoàn cảnh tương đương trong thời kỳ
so sánh Rút ngắn không chỉ là một nhu cầu của mỗi quốc gia đi sau, nó còn là một yêucầu khách quan, một xu thế tất yếu cho các quốc gia đang và chậm phát triển, trong đó
có Việt Nam
Với Việt Nam, rút ngắn vừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng hàng đầu trongquá trình CNH - HĐH đất nước Việt Nam bắt tay vào công cuộc CNH - HĐH đất nướcchậm hơn so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới khác (cả về thời gian vàtrình độ phát triển) từ vài thập kỷ đến hàng thế kỷ do xuất phát điểm của nền kinh tế rấtthấp cả về lượng và chất, hơn nữa lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề và cơ chế baocấp kìm hãm khá lâu,…
Chính vì vậy, để “vượt vũ môn hóa rồng”, Việt Nam phải đồng thời vừa triển khai trên
bề rộng quá trình công nghiệp hóa, phát triển nền công nghiệp truyền thống, vừa phảinhanh chóng hiện đại hóa, đi thẳng vào phát triển từng bộ phận cấu thành của kinh tế trithức, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nướccông nghiệp vào năm 2020… Điều đó cũng có nghĩa là phát triển rút ngắn phải trở thànhsự lựa chọn bắt buộc quan trọng hàng đầu cả về mục tiêu và phương thức trong quá trìnhphát triển đất nước
Trang 10Từ thập niên 70 trở lại đây cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra với quy mô lớn vàtoàn diện của lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng thành tựu tiên tiến, đổi mới toàn bộ
bộ máy sản xuất, thay thế hàng loạt thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho chấtlượng và năng suất sản phẩm tăng lên một cách đáng kể, phù hợp với nhu cầu của thịtrường Năng suất và chất lượng sản phẩm tăng nhanh đó là nhờ một phần rất lớn của sựkết hợp hợp lí giữa CNH và HĐH
2.2 Công nghiệp hóa- hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức
2.2.1 Khái niệm kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là gì?
Theo tổ chức OECD đưa ra định nghĩa : Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sảnsinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển, tạo
ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống
Theo Ngân hàng Thế Giới ( World Bank): kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng hiệuquả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồntri thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng
Có rất nhiều định nghĩa về kinh tế tri thức nhưng có thể nói một cách dễ hiểu về kinh tếtri thức là phát triển kinh tế dựa trên yếu tố chính là tri thức Hàm lượng chất xám cótrong sản phẩm có phần trăm cao Lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triểnkinh tế Trí óc trở thành yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của nền kinh tếgiống như yếu tố sức lao động và tài nguyên
2.2.2 Vai trò và đặc trưng của kinh tế tri thức.
- Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát triển chưa từng
thấy của nhân loại
Trang 11- Kinh tế tri thức có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội ngày nay Phát triển
kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu
- Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới , các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc
thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ranhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới có thể trướcđây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xãhội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc khai thác các nguồn tài nguyên hiên hữu, sẽ tiếtkiệm được tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Kinh tế tri thức là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
- Kinh tế tri thức được hình thành , phát triển trên cơ sở các nghành sản xuất sử dụng công
nghệ cao Ví dụ: Trong nông nghiệp nuôi gà tự động ở Cây Giáo huyện Trảng Bom
- Kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nó
thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh tăng năng suất lao động thông qua các cuộc cáchmạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng ratăng hàm lượng khoa học- kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp, qua đó màgia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp Nó thúc đẩy phát triểncác ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ với nhiều hình thức phong phú Nóthúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nên văn minh cao hơn
Nền kinh tế tri thức có 10 đặc trưng cơ bản:
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Ý tưởng đổi mới và phát triển công nghệ mới trởthành chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống Nền kinh
tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển cơ cấu nhanh
- Ứng dụng công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực; mạngthông tin đa phương tiện phủ khắp, kết nối hầu hết các tổ chức, gia đình Thông tin trở
Trang 12thành tài nguyên quan trọng Mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có tác động của côngnghệ thông tin.
- Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêubiểu nhất của nền sản xuất tương lai Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồngthời có doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi đó là doanh nghiệp tri thức,trong đó khoa học sản xuất được thể chế hoá, không còn phân biệt giữa phòng thí nghiệm
và công xưởng, những người làm việc trong đó họ vừa là nhà nghiên cứu vừa là nhà sảnxuất, họ là những công nhân trí thức
- Xã hội học tập, giáo dục phát triển, đầu tư cho giáo dục khoa học chiếm tỷ lệ cao.Đầu tư vô hình (con người, giáo dục, khoa học ) cao hơn đầu tư hữu hình (cơ sở vậtchất) Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trọng tâm Hệ thống giáo dục phải đảmbảo cho mọi người có thể học tập ở bất cứ lúc nào Mạng thông tin có ý nghĩa quan trọng,đảm bảo cho việc học tập suốt đời
- Tri thức trở thành vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức Tri thức là nguồnlực hàngđầu tạo sự tăng trưởng Tri thức và thông tin được tăng lên khi sử dụng, không mất đi khi
sử dụng (các nguồn vốn khác bị mất đi khi sử dụng)
- Sáng tạo là linh hồn của đổi mới, sáng tạo là vô tận Đổi mới thường xuyên là độnglực thúc đẩy sự phát triển Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, cókhi chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triểnphải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm
- Dân chủ hoá, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá Mọi người đều dễdàng truycập thông tin mình cần Điều này dẫn đến dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điềuhành xã hội Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các chính sách củaNhà nước, các tổ chức và có ý kiến ngay khi thấy không phù hợp
- Các doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển Trong cùng một lĩnhvực, khi một công ty thành công, lớn mạnh lên thì các công ty khác phải tìm cách sápnhập hoặc chuyển hướng hoạt động