Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn giáo dục công dân Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nên nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: hoàn cảnh lịch sử, nền kinh tế... Đạo đức sẽ thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của xã hội, của dân tộc, của cộng đồng và của giai cấp…. Bên cạnh đó đạo đức còn chịu ảnh hưởng của chính cá nhân con người đó.
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO NHẰM GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI
TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, thế hệ trẻ có nhiều cơ hội để tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát triển như vũ bão Thế nhưng những tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại với bao cám dỗ, cạm bẩy, những trò chơi vô bổ Tình trạng học sinh (HS) xé bài trước mặt thầy cô vì bị điểm thấp, quay cóp, nói tục, nói dối, tẩy xoá sửa điểm… đang diễn ra ngày một phổ biến Không những thế còn diễn ra cảnh học trò đánh thầy cô ngay trong trường học, học trò chia băng phái
“thanh toán” nhau ngay trước cổng trường, rồi tệ nạn nghiện hút, vi phạm pháp luật… Nhiều người nhận xét, thanh thiếu niên ngày nay có biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức học sinh là yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay
Trường học đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh do đó cần phải xây dựng môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức học sinh Trong đó chúng ta cần phải nâng cao vai vai trò, vị trí của môn giáo dục công dân vì: môn GDCD là môn học có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách cho học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản có giá trị về thế giới quan và nhân sinh quan Tri thức tự nó chưa phải là thế giới quan, tri thức phải kết hợp với niềm tin mới trở thành một thành tố của thế giới quan Chỉ khi biến thành niềm tin, tri thức mới trở nên sâu sắc và bền vững, mới trở thành cơ sở cho hành động Thực chất của quá trình dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng là kết hợp giữa “dạy chữ” và “dạy nhân cách” để hình thành đạo đức của mỗi người Do
đó, môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh hình thành niềm tin và tình cảm tốt đẹp
Đặc biệt là các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc giáo dục đạo đức cho các HS quan trọng hơn nhiều, Ở các trường dân tộc thiểu số chiếm trên 90% như trường THCS Tô Vĩnh Diện, ý thức đạo đức học sinh rất thấp nhất
là kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ý thức học tập của các em vẫn còn thấp so với các trường khác trong Thị xã
Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số phương pháp chủ đạo nhằm giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THCS Tô Vĩnh Diện” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn có thể
Trang 2giúp các em học sinh hiểu được những chuẩn mực, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống để từ đó các em biến nhận thức thành hành động
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu những vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng đạo đức học sinh từ đó tìm ra nguyên nhân đề xuất các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THCS Tô Vĩnh Diện
3 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng của công tác giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường THCS Tô Vĩnh Diện, thông qua đó đề ra một số phương pháp giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn GDCD tại trường THCS Tô Vĩnh Diện - Thị xã Buôn Hồ - Đăk Lăk
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Một số phương pháp chủ đạo giảng dạy đạo đức cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THCS Tô Vĩnh Diện
- Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
- Kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS Tô Vĩnh Diện
- Phương pháp quan sát
- Phương tổng kết kinh nghiệm
- Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới
- Phương pháp điều tra, khảo sát, trò chuyện với các giáo viên
B PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nên nó chịu ảnh hưởng của các yếu
tố xã hội như: hoàn cảnh lịch sử, nền kinh tế Đạo đức sẽ thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của xã hội, của dân tộc, của cộng đồng và của giai cấp… Bên cạnh
đó đạo đức còn chịu ảnh hưởng của chính cá nhân con người đó
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội
- Chức năng phản ánh
Từ chức năng quan trọng đó của đạo đức việc giáo dục đạo đức có vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết đối với mỗi quốc gia dân tộc, đối với nước ta việc giáo dục đạo đức không phải là việc riêng của một cá nhân hay một tổ chức nào mà đó là nhiệm vụ chung của các cấp các ngành trong đó ngành giáo dục là
Trang 3đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức nhằm tạo ra con người Việt Nam mới, con người xã hội chủ nghĩa
Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng Vì
Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức
là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách
Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện
sẽ không được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường
Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi
nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và
xã hội Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm - Sinh - Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ
thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông thì môn GDCD có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh Vị trí của môn GDCD ở trường phổ thông đã được xác định trong Chỉ thị số 30/1998/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 5 năm
1998 “Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông có vị trí hàng
đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại”.
Chính vì thế, môn GDCD có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục đạo đức,
lối sống, hình thành nhân cách cho học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri
Trang 4thức cơ bản có giá trị về thế giới quan và nhân sinh quan Tri thức môn GDCD được xem là hệ thống tri thức đạo đức; do đó, để hành vi của mình có giá trị đạo đức, trước hết con người phải biết đạo lí, phải hiểu tất cả những điều mình nói trước khi hành động, sự hiểu biết như thế mới thực sự là tri thức đạo đức Tri thức đạo đức có được dựa trên cơ sở của quá trình tư duy sâu sắc và độc lập của
cá nhân khi họ tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động
xã hội Việc nhận thức được kết quả của hành vi đạo đức là một điều kiện quan trọng đối với mỗi cá nhân, vì nó là cái để khẳng định hành động đó của con người là có tính tự giác hay là hành động mù quáng Hiểu như vậy, chúng ta thấy tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng để chỉ đạo hành vi đạo đức
Như vậy, môn giáo dục công dân có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THCS, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang
bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình
II Thực trạng
1 Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban giám
hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tập thể giáo viên trong nhà trường
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn GDCD đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học đạo đức thông qua bộ môn GDCD được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Chương trình Sách giáo khoa GDCD mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD cho học sinh Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học
Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
* Khó khăn: - Trường chỉ có một giáo viên chuyên giáo dục công dân, lại là
giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy
- Phần lớn học sinh là dân tộc tại chỗ, học lực còn hạn chế, nói và hiểu tiếng phổ thông chưa thanh thạo nên rất khó trong việc dạy và học của các em
- Dân trí thấp, kinh tế khó khăn dẫn đến nhiều phụ huynh ít quan tâm đến việc học hành cũng như giáo dục đạo đức con em mình
- Một số học sinh nghĩ rằng những vấn đề đạo đức không thật khó đối với các em, không quan trọng bằng các tri thức của môn học khác nên các em tỏ ra
lơ là, thiếu chủ động trong lĩnh hội
- Với vấn đề đạo đức trong xã hội ta hiện nay, có rất nhiều các quan điểm,
ý kiến về nó, sự tích cực cũng có, sự tiêu cực, mang tính cá nhân chủ nghĩa cũng nhiều nên ít nhiều đã làm ảnh hưởng tới suy nghĩ trong sáng, tích cực của học sinh trước đòi hỏi của thực tiễn đó giáo viên cần chú ý nghiên cứu, chuẩn bị tốt
Trang 5các vấn đề, kho tư liệu, các tình huống, nhiều tấm gương đạo đức khi muốn truyền thụ giáo dục cho các em
2 Thành công - hạn chế
* Thành công: - Giúp tìm ra phương pháp giáo dục đạo đức học sinh
thông qua môn giáo dục công dân một cách hiệu quả
- Giáo viên nắm được đặc điểm tâm - sinh - lý của học sinh, tạo được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò
- Giúp HS thích thú với môn học, học sinh có thể nhận thức được những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh
* Hạn chế: - Do phân lớn phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc
học hành, rèn luyện của con em mình nên nhiều học sinh hư hỏng
- Phân lớn HS chưa thành thạo tiếng phổ thông nên trong quá trình dạy các em không tiếp thu hết được những kiến thức thầy cô truyền đạt
3 Mặt mạnh - mặt yếu.
* Mặt mạnh: - Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình
cảm đạo đức, các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức
Về phía giáo viên luôn trao dồi đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
* Mặt yếu: - Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức vẫn còn
nhiều, một số giáo viên dạy GDCD chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức thông qua bài học trên lớp, còn thờ ơ vô trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức
Công tác thiết kế bài giảng của giáo viên dạy GDCD còn chậm đổi mới, chưa thể hiện sâu nội dung của từng hoạt động, khô khan không gây hứng thú cho học sinh (đặc biệt là những giáo viên Giáo dục công dân đào tạo không chuyên hoặc chưa qua đào tạo)
Chưa phối hợp chặt chẽ ba môi trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
4 Các nguyên nhân, yếu tố tác động.
Học sinh THCS đang nằm trong độ tuổi có nhiều chuyển biến cả về mặt tâm lý và sinh lý
- Về tâm lý: Các nhà nghiên cứu đã có nhận xét “đây là tuổi trẻ con không
ra trẻ con, người lớn không ra người lớn”, “lứa tuổi mang tính hiếu thắng”, “tuổi khó bảo”, còn trẻ con nhưng các em thích học đòi làm người lớn, thích được hoạt động như người lớn và thích được mọi người xung quanh đánh giá và xem mình như người lớn với các biểu hiện như: thích được mọi người tôn trọng nhân cách, tôn trọng quyền tự do cá nhân, thích tham gia vào các hoạt động tập thể và
xã hội để mở rộng quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết
- Về sinh lý: Đây là lứa tuổi dậy thì nên có sự phát triển và thay đổi mạnh
mẽ dẫn đến sự thiếu sự cân đối về mặt sinh lý, điều này đôi khi gây hoang mang lo
sợ vì sự thay đổi bất thường về cơ thể nên trong giai đoạn này rất cần sự quan tâm
tế nhị của thầy cô để giúp các em vượt qua được nhược điểm tâm lý ban đầu
Trang 6Tâm lý học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng môn giáo dục công dân chỉ là môn phụ, không quan trọng không quan tâm đến việc tập trung học môn này
III Giải pháp, biện pháp
1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Nội dung các giải pháp, biện pháp khoa học, ngắn gọn xúc tích, đúng trọng tâm đề tài nghiên cứu
- Giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân
2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
2.1 Nội dung.
2.1.1 Các nguyên tắc của công tác giáo dục
Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học GDCD đó là việc làm bắt buộc và khó khăn Ở đây, phải xuất phát từ khái niện đạo đức học của pháp luật để hình thành ở các em những tình cảm đạo đức và các hành vi đạo đức, hành vi pháp luật Chính vì vậy đòi hỏi các phương pháp sau:
- Phải cho học sinh hiểu khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa vận dụng, hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh
- Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn cách mạng để giáo dục
- Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đình, học đường và xã hội ở địa phương nơi trường đóng
- Giáo dục tư tưởng đạo đức phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình học
Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hoà và có quan hệ hữu cơ với nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia Một bài giảng muốn học sinh tiếp thu được giá trị đạo đức trong bài học thì phải gây được hứng thú cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận dụng kết hợp các nguyên tắc trên
Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học GDCD để được thực hiện tốt theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất thầy là người gợi mở, trò tự do phát triển Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động Giờ học, học sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại Với SGK, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để HS chủ động Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để HS hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, nếu nguy hiểm cầu cứu ở đâu Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn ít, tranh ảnh minh họa cũng ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, công sưu tầm
tư liệu mất rất nhiều thời gian Thực tế, nếu dập khuôn theo SGK thì môn GDCD là khô cứng, giáo điều, HS rất khó hiểu Đặc biệt là chương trình lớp 9 khó, nhiều bài liên quan đến chính trị, tư tưởng như lý tưởng sống của thanh niên, hay tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác Kiến thức đưa vào thì giáo
Trang 7viên và học sinh đều phải dạy và học, tuy nhiên, để minh họa cho bài học khá khó khăn Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn giáo dục công dân cần phải sử dụng một số phương pháp sau:
a Phương pháp thuyết phục - động viên
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng có thể được thực hiện trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…Nội dung của môn giáo dục công THCS chủ yếu tập trung vào giáo dục đạo đức cho học sinh nên ngay từ đầu phải giúp sinh hiểu rõ được thế nào là đạo đức, quyền, nghĩa vụ
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưatốt
b Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khoá
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại
c Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bức đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo
để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo
- Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bức đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời
Trang 8nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh
2.2 Cách thức thực hiện
2.2.1 Cách thức thực hiện phương pháp thuyết phục - động viên.
Trong thực tiễn giảng dạy phần đạo đức ( GDCD THCS ), sự thuyết phục
và động viên hành động là rất cần thiết và hiệu quả Song để đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn thì theo cá nhân tôi người giáo viên phải xác định được cho mình những vấn đề sau:
* Người thầy phải biết thuyết phục được học sinh có được niềm tin đúng
đắn vào những tri thức về thế giới quan , nhân sinh quan, những tri thức về chuẩn mực đạo đức, lý tưởng nhân đạo xã hội chủ nghĩa, về phẩm chất đạo đức của con người trong xã hội nước ta cũng đồng thời là khắc sâu cho học sinh những tri thức đó trong nhận thức và biết biến nó trong hành động thực tiễn của mình
Ví dụ:
Ở bài Đoàn kết, tương trợ Giáo viên đặt vấn đề “Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống xã hội các cá nhân luôn cần sự đoàn kết, tương trợ với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng xã hội Tuy nhiên không phải ai cũng
dễ dàng hoà nhập, xây dựng tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.Vậy thế nào là Đoàn kết, tương trợ Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ là gì? ”.Đoàn kết tương trợ
là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu qúy giúp đỡ ta Đoàn kết, tương trợ thể hiện “chung lưng đấu cật ” “Đồng cam cộng khổ ” “nhiều tay vỗ sẽ kêu”
Về nội dung Giáo viên nhấn mạnh “Sự nỗ lực của nhiều người cộng lại
có thể vượt lên tất cả mọi khó khăn mà một con người đơn độc hoàn toàn bất lực Nhiều bàn tay nhiều khối óc chụm lại tạo sức mạnh vô biên.”…
Để giáo dục cho học sinh có quan điểm, thái độ đúng đắn về lao động, giáo viên sử dụng những câu nói mang tính chất triết lý hoá vấn đề để thuyết
phục, như: " Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, sang đâu những kẻ say sưa tối ngày ";
" Nếu không có lòng yêu lao động đến cuồng nhiệt thì sẽ không có tài năng, không có thiên tài " ( Menđêlêép) ; " Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay hình thức khác " ( Vonte) (có
thể vận dụng trong bài “siêng năng kiên trì (GDCD 6); “sống và làm việc có kế hoạch” (GDCD 7); “ Lao động tự giác và sáng tạo” (GDCD 8)
Giáo viên cần phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu được “ý thức bắt nguồn
từ thói quen” chỉ rèn luyện cho mình có thói quen mới gặt được nhân cách tốt trong tương lai “Cử chi là một tấm gương mà ở đó mỗi người đều phô bầy gương mặt của mình” Giáo viên cũng cần phải giúp học sinh có hành động đấu tranh phê phán những quan điểm, tư tưởng trái ngược với chuẩn mực xã hội, phê phán cái phán diện để bảo vệ vững chắc cái chính diện Ngược lại, không phê phán cái lạc hậu bảo thủ cũng khó củng cố được cái đúng, cái tiến bộ Sự phê phán thật sự làm sâu sắc nhận thức nội dunng bài học, tạo nên sự tin tưởng của học sinh vào tính chân lý của tri thức
Trang 9Ví dụ:
Trong bài xây dựng gia đình văn hoá (GDCD 7): Giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu được thế nào là gia đình văn hoá, gia đình văn hoá có ý nghĩa gì
và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hoá? Gia đình văn hoá là sự kết hợp hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần tạo ra gia đình hạnh phúc Gia đình là tế bào của xã hội vì vậy gia đình văn hoá sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ Chính vì vậy là học sinh cần phải: Chăm ngoan học giỏi; Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ; Thương yêu anh chị em; Không đua đòi ăn chơi; Tránh xa tệ nạn xã hội
Người giáo viên phải giáo dục lòng tin của học sinh đối với quan điểm đạo đức đúng đắn này bằng cách kích thích học sinh qua những câu hỏi, như: Nếu mọi người trong gia đình ai cũng chỉ chăm lo cho riêng mình mà không quan tâm đến đến nhau đó có phải là một gia đình văn hoá không? Như vậy, nếu mọi người trong gia đình ai cũng chỉ lo cho mình, không biết chăm lo, chăm sóc lẫn nhau thì gia đình đó sẽ không thể hạnh phúc được một gia đình không hạnh phúc thì không thể nói đến văn hoá được, Không một gia đình nào có thể hạnh phúc nếu như các thành viên trong gia đình không biết quan tâm, chăm sóc lẫn nhau Bố mẹ không quan tâm đến con cái dẫn đến con cái hư hỏng, ăn chơi đua đòi,
Ngoài ra liên hệ thực tế cũng là một biện pháp giáo dục lòng tin cho học sinh có hiệu quả, chỉ dừng lại giảng giải về lý thuyết mà không chứng minh tính đúng đắn của nó bằng thực tiễn, không sử dụng trong thực tiễn, không sử dụng
nó như một công cụ đánh giá, xem xét, giải quyết những vấn đề do thực tiễn đưa
ra có nghĩa là giảng dạy và học tập thoát ly khỏi cuộc đấu sôi động hiện tại, có nghĩa là chúng ta tự tước bỏ sức mạnh chân lý, tước bỏ vũ khí chiến đấu của mình khi xung trận Với học sinh, các em thường cho rằng các bài giảng đạo đức
là khô khan, buồn tẻ, công thức và tỏ ra chán chương không hưng thú
Ví dụ:
Khi giảng dạy bài lý tưởng sống của thanh niên ( GDCD 9) tôi có liên hệ với một số thực tiễn sau: Nhằm góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trong dịp tết nguyên đán năm 2011 Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cũng đã triển khai thực hiện 08 đợt hiến máu và tiếp nhận 1.515 đơn vị máu (trong đó chuyển cho viện Huyết học truyền máu Trung ương 478 đơn vị), triển
khai thực hiện chiến dịch “Những giọt máu hồng ”hè năm 2011 với chủ đề
“Quà tặng cuộc sống “ Qua 4 tháng triển khai thực hiện đã tổ chức 26 đợt và
đã tiếp nhận được 3.465 đơn vị máu Từ đó cho học sinh thấy được ý nghĩa việc làm của họ đó là đem đến cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá Sau đó giáo viên cho học sinh tự rút ra lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay
là gì bằng câu hỏi phụ: "Theo em, thanh niên ngày nay cần phải sống như
thế nào?" Khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên viết tóm tắt ý
kiến đó lên bảng, sau đó gạch chân các từ ngữ quan trọng và cuối cùng chốt lại - đây chính là lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay
Trang 10Đối với mục cách rèn luyện của bản thân tôi cũng đưa hình ảnh
thiết thực để cho học sinh tự nhận thấy mình phải làm theo tấm gương nào,
và không nên theo lối sống nào Tôi đưa một đoạn băng hình (tranh ảnh) về đối tượng thanh niên nghiện ngập và một đoạn băng hình tự tôi lồng hình ảnh về các hoạt động của thanh niên năm 2011, 2012 tham gia rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống xã hội Dưới mỗi hình ảnh là các lời bình Sau
khi xem băng hình (hình ảnh) xong tôi hỏi: Nêu cảm nghĩ của em khi xem
các hình ảnh trên?.
Từ các hình ảnh đó, học sinh biết mình phải làm theo tấm gương nào
và không nên sa vào con đường nghiện ngập ma tuý Có thể nói, hình ảnh trên đã tác động đến tâm lí, hành vi của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang cần và mong muốn Đối với học sinh các
em rất thích thú khi xem các hình ảnh đó, việc liên hệ với thực tiễn một cách trực quan như vậy nó còn có tác dụng tạo hứng thụ cho các em học tập, bỏ qua đi sự khô khan, buồn tẻ khi chúng ta giảng dạy về các vấn đề
về đạo đức
* Người giáo viên cần biết tác động bài giảng đạo đức vào tình cảm của học sinh: Tri thức đạo đức đòi hỏi phải có tình cảm đạo đức từ đó mới thực hiện được ý thức tuân theo chuẩn mực đạo đức Vì vậy, giáo viên cần sử dụng những đoạn thơ, văn hay, những câu chuyện kể về người thật việc thật, những tấm gương đáng kính phục về sự dũng cảm, sáng tạo trong thực tế lao động và đấu tranh, những hình tượng văn học đặc sắc về lòng hiếu thảo, về tình yêu, tình bạn
* Bên cạnh đó, giáo viên cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận cần thiết cho sự tu dưỡng của mình, học sinh suy nghĩ về nội dung bài học, như vậy nhận thức của các em về bài học sẽ sâu sắc hơn Rút
ra kết luận tu dưỡng từ bài học cũng đồng thời là sự vận dụng nội dung bài học vào hoạt động thực tiễn
Ví dụ:
Khi giảng dạy bài kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (GDCD 9) Giáo viên dẫn dắt để học sinh rút ra ý nghĩa: Đất nước ta có được ngày hôm nay là nhờ các thế hệ cha ông đi trước đã đổ bao xương máu, xây dựng nên nước Việt Nam với những giá trị truyền thống đáng tự hào Do đó thế
hệ trẻ phải có trách nhiệm tiếp bước cha ông tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc
Qua việc động viên, khích lệ học sinh vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, các em sẽ thấy rõ được sự phù hợp hoặc không phù hợp của vấn đề đạo đức các em đã học với thực tế đời sống Từ đó nâng cao được trình độ nhận thức của học sinh, biết vận dụng tri thức đã tiếp thu để lí giải các hiện tượng xã hội, các phẩm chất nhân cách và ngược lại, biết vận dụng các sự kiện của đời sống xã hội
để hiểu các tri thức đạo đức một cách sâu sắc Nếu cho rằng có chỉ cần có nhận
thức tốt là đủ thì đó là một sai lầm, bởi từ chỗ "biết" đến chỗ "làm" còn là một
khoảng cách, và còn bị phụ thuộc bởi những yếu tố chủ quan, khách quan
2.2.2 Cách thức thực hiện phương pháp rèn luyện