Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm: Theo quy định “Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai
Trang 1NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Trang 2CỤC ATVSTP TUYẾN TRÊN
ĐỐI TƯỢNG CƠ QUAN TIẾP NHẬN
Người khai báo Tiếp nhận
Thủ trưởng
Cấp trên
CỤC ATVSTP
1 2A
2
3
Đội điều tra
Đội điều tra
5A
4
ĐIỀU TRA, BÁO CÁO
IV TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Trang 31 Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:
Theo quy định “Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều
phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất” theo mẫu 1.
Chúng ta có thể tiếp nhận thông tin từ:
- Khai báo từ người mắc
- Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế
- Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý
Đánh giá thông tin tiếp nhận, khẳng định là có vụ ngộ độc thực phẩm
Trang 52 Xử lý thông tin
Nhân viên y tế khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc
Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận được thông tin về ngộ độc
thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải xem xét
về nội dung khai báo để quyết định:
- Nếu đơn vị có đủ khả năng điều tra vụ ngộ độc thực phẩm thì cử ngay 1 đội điều tra tại thực địa và báo cáo lên cấp
trên theo mẫu 2
- Nếu không đủ khả năng điều tra thì báo cáo ngay lên cấp
trên và đề nghị cử đội điều tra vụ ngộ độc thực phẩm theo mẫu 1
Trang 7Trong trường hợp vụ ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có nguy cơ lan rộng thì phải nhanh chóng phán đoán về quy mô và khả năng lan rộng, phải báo cáo khẩn cấp cho UBND và cho cơ quan Y tế cấp trên biết
Trang 8VI ĐỘ BÁO CÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Báo cáo khẩn
Bất kỳ vụ NĐTP nào (có ít nhất 2 người mắc), các cơ quan Y tế nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm phải báo cáo khẩn (chậm nhất 24 giờ kể từ khi phát hiện) cho cơ quan
Y tế cấp trên trực tiếp Báo cáo theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy định này
Báo cáo khẩn cấp
Đối với vụ NĐTP hàng loạt (từ 50 người mắc trở lên) hoặc vụ NĐTP có 1 người tử vong các cơ quan Y tế nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm đều phải báo cáo khẩn cấp (báo cáo ngay bằng phương thức nhanh nhất) cho cơ quan Y tế cấp trên trực tiếp và báo cáo vượt cấp về Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy định này
Trang 9Báo cáo trong quá trình xảy ra ngộ độc
Trong quá trình xảy ra NĐTP, các cơ quan Y tế nơi xảy ra NĐTP phải duy trì báo cáo hàng ngày theo Mẫu số 2
Báo cáo kết thúc vụ ngộ độc
Khi vụ NĐTP đã kết thúc, các cơ quan Y tế nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm phải báo cáo với cơ quan Y tế cấp trên trực tiếp khi có ít nhất 2 người mắc và báo cáo vượt cấp
về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khi có từ 50 người mắc trở lên hoặc có ít nhất 1 người chết theo Mẫu số 2
Báo cáo thống kê về ngộ độc thực phẩm
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập sổ thống kê NĐTP
Trang 11Báo cáo định kỳ ngộ độc thực phẩm
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, định kỳ 6 tháng (chốt sổ vào ngày 30/6 hằng năm) và 1 năm (chốt sổ vào ngày 31/12 hằng năm), phải báo cáo định kỳ NĐTP lên cơ quan quản
lý Y tế cấp trên trực tiếp theo Mẫu số 4
1 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn gửi báo cáo lên tuyến trên từ ngày 01 - 05 tháng 7 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và từ ngày 1 - 5 tháng 1 của năm sau (đối với báo cáo 1 năm)
Trang 12VI BÁO CÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
2 Phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gửi báo cáo lên tuyến trên từ ngày 05 - 10 tháng 7 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và từ ngày 5 - 10 tháng 01 của năm sau (đối với báo cáo 1 năm)
3 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo lên tuyến trên từ ngày 10 - 15 tháng 7 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và từ ngày 10 - 15 tháng 1 của năm sau (đối với báo cáo 1 năm)