Mỗi tiết chính tả đều có phần bài tập, thời gian dành cho giáo viên hướngdẫn và đọc cho học sinh nghe - viết trong một tiết còn khiêm tốn.. Đa phần giáo viên lồng ghép dạy trong các tiết
Trang 1Đề tài: PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
tả mới đảm bảo cho người viết và đọc hiểu thống nhất về nội dung và thể hiệnđược ý nghĩ, tình cảm của mình với nội dung đã viết
Vì vậy, ở Tiểu học phân môn chính tả có vị trí rất quan trọng Bởi vì ở bậcTiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả chohọc sinh Càng quan trọng hơn đối với học sinh lớp 2 Chính tả (nghe - viết) làbước khởi đầu nghe thầy đọc bằng lời, viết lại thành chữ, tạo thành tiếng, câu,đoạn và bài… Đây là bước đột phá mới của các em Bởi các em học lớp 1 chỉnhìn từng chữ rồi viết lại mà thôi
Ngoài ra, dạy chính tả còn có nhiệm vụ kết hợp luyện tập chính tả, vớiviệc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp TiếngViệt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy Dạy chính tả còn bồi dưỡngmột số đức tính, thái độ, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mỹ, lòng tựtrọng và tinh thần trách nhiệm Bồi dưỡng các em lòng yêu quí tiếng Việt và chữviết tiếng Việt
1.1 Đối với chương trình sách giáo khoa
Trang 2Trong chương trình Tiểu học, tính chất của phân môn chính tả là tính thựchành Chỉ có thể hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việcthực hành, luyện tập Các đơn vị kiến thức, các quy tắc chính tả mang tính chất
lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bàitập chính tả
Nội dung bài tập chính tả sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu đối vớihọc sinh ở một địa phương nào đó (Lỗi phát âm ở địa phương này thì thừa,nhưng ở địa phương khác thì lại thiếu)
Mỗi tiết chính tả đều có phần bài tập, thời gian dành cho giáo viên hướngdẫn và đọc cho học sinh nghe - viết trong một tiết còn khiêm tốn Đa phần giáo viên lồng ghép dạy trong các tiết tập đọc, tập làm văn,….Chính vì vậy, việc giúphọc sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - viết) là một vấn đề rất khó khăn
1.2 Đối với học sinh
- Hầu hết các em vừa hoàn thiện chương trình lớp 1, vừa thoát khỏi giaiđoạn học vần, các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phânmôn chính tả nên chưa dành thời gian thích đáng đầu tư cho kiến thức này
- Các em chỉ mới nhìn bảng, sách giáo khoa chép lại bài mà thôi Giờ lạiphải vừa nghe, vừa nhớ, vừa nhẩm và viết lại tránh sao khỏi lúng túng hay thụđộng Từ đó tỏ ra vẻ yếu kém, thiếu tự tin
- Một số em chưa đọc thông, viết thạo cũng dẫn đến việc viết lệch lạc, saisót, hoặc không thực hiện hết yêu cầu bài viết
- Một số học sinh nói - viết còn theo tiếng địa phương, chưa nắm vữngquy tắc chính tả dẫn đến việc lơ là, thiếu tích cực trong giờ học
1.3 Đối với giáo viên
Giáo viên là một trong những nhân tố cần được xem xét trong quá trình
dạy học, là yếu tố phần lớn quyết định sự thành công trong dạy - học Khi
nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau:
- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiếnthức dạy chính tả cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào đáp án trong sáchhướng dẫn vì thế cũng chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh
Trang 3- Chưa chú trọng đến việc luyện phát âm, viết đúng mẫu chữ cho bản thâncũng như cho học sinh
- Phân loại rõ rệt việc mắc lỗi thường xuyên về qui luật chính tả hay phát
âm của giáo viên đối với từng đối tượng học sinh còn lơ là, sợ cháy giáo án
- Hướng dẫn giải bài tập theo trình tự sách giáo khoa không đảm bảo thờigian, phương pháp giải bài tập một chiều, khô khan chưa phát huy tính tích cực,sáng tạo của học sinh
- Cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới, ít tìm phươngpháp gây hứng thú cho các em trong giờ học Điều này ảnh hưởng không tốt đếncách học và khả năng tiếp thu bài của học sinh
Thực tế ở trường, phần lớn giáo viên luôn học hỏi, tìm tòi, suy nghĩ, tíchcực nâng cao kiến thức của mình để dạy cho học sinh Đặc biệt là dạy chính tả(nghe - viết) cho học sinh lớp 2 nhưng kết quả vẫn còn hạn chế Vì điều kiện vàkhả năng có hạn, tôi mạnh dạn xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình thôngqua đề tài Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính
2.2 Tác dụng của giải pháp mới:
Đề tài sẽ giúp cho học sinh nắm vững chắc các kiến thức về âm, vần, từ
và câu…không nhầm lẫn các âm đầu, âm cuối, các vần, các dấu thanh trongtiếng, từ, nhận định đúng tiếng trong từ, từ trong câu…Các em sẽ phân biệt đúng
các tiếng có âm đầu là s hay x, là gi hay d, …các tiếng có âm cuối là t hay c; có
g hay không có g, v.v…Cách đọc, cách viết, cách sửa như thế nào là một điều cơ
Trang 4bản, giúp học sinh viết đúng từ, câu và đúng văn bản Rèn luyện cho học sinhhiểu về từ, câu và văn bản đã viết một cách sâu sắc để các em vận dụng mộtcách linh hoạt trong các môn học khác cũng như trong cuộc sống xã hội
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Chủ yếu trong nội dung chương trình phân môn chính tả (nghe - viết) lớp
2 và đặc biệt là những kiến thức của môn Tiếng Việt nhằm cung cấp cho họcsinh cái nhìn sâu sắc về tiếng, từ và câu,… cách sử dụng tiếng, từ và câu thànhthạo, nhuần nhuyễn, chính xác trong khi đọc, khi viết và trong mọi hoàn cảnh
II Phương pháp tiến hành:
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1.1 Cơ sở lí luận:
Một học sinh có thể xem là biết đọc, biết viết, xong khi viết em không thểbiết mình viết đúng hay chưa Bởi lẽ em chưa xác định được cách viết đúng(đúng chính tả) bằng sự tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói Chính tả thựcchất là cách viết đúng theo cách phát âm phổ biến của Tiếng Việt dựa trên cơ sởcủa từ Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau Đọc nhưthế nào, viết như thế ấy
Chính vì vậy, việc viết đúng chính tả hết sức quan trọng Nó không chỉgiúp học sinh thể hiện đúng, đầy đủ và hay ý tưởng của mình Nó còn làm chongười đọc, người nghe hiểu được điều các em muốn bày tỏ Nó còn giúp chosuy nghĩ của học sinh ngày càng sâu sắc và có hệ thống Viết đúng chính tả làmột nhân tố quan trọng góp phần hình thành kiến thức và thể hiện kiến thức mộtcách có hệ thống cho học sinh Chính vì vậy, việc giúp học sinh viết đúng chính
Trang 5mới hoàn thiện chương trình lớp 1, các em mới đọc trơn được bài tập đọc ngắn,nhìn bảng hoặc sách giáo khoa chép lại bài, các em chưa có thói quen nghe thầyđọc, nhớ, nhẩm rồi viết lại bằng chữ cho đúng Đây là bước khởi đầu bỡ ngỡ vàcũng không ít khó khăn cho học sinh Bên cạnh bài viết còn có một số bài tập,giúp học sinh luyện tập thêm, nhằm củng cố khắc sâu kiến thức và hình thành kĩnăng chính tả Học sinh chỉ biết viết, sửa lỗi, làm bài tập… mà không hiểu tạisao phải làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong học tập Do vậy, việchướng dẫn, rèn luyện học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe-viết) là một vấn đềtrăn trở cho các giáo viên và ngay cả bản thân tôi.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, thông qua việc học tập vàgiảng dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn vềcách hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả (nghe-viết) cho học sinhlớp 2 nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụngtốt nhất cho quá trình giảng dạy
2 Các biện pháp và thời gian tiến hành:
2.1 Các biện pháp tiến hành:
Trong khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành song song nhiều biện pháp từnghiên cứu thực trạng trên lớp mình dạy học, đến việc tìm tòi suy nghĩ để tìm racách giảng dạy tốt nhất Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp phân tích, thực hành
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
2.2 Thời gian nghiên cứu đề tài:
Tôi đọc và nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế bắt đầu từ tháng 9 năm2008
- Dạy thực nghiệm trên lớp từ năm học 2009-2010
- Hoàn thành đề tài vào cuối tháng 11 năm 2014
Trang 6PHẦN B NỘI DUNG
I Mục tiêu:
Trang 7Đề tài nhằm giúp cho giáo viên và học sinh lớp 2 phát âm chuẩn, chămchú lắng nghe, viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ, giúp các em phân biệt âm,vần, dấu thanh trong tiếng, từ… Hiểu rõ tiếng, từ trong câu, câu trong văn cảnh
để viết đúng chính tả Nếu viết sai thì học sinh biết sai ở điểm nào? (âm đầu hay
âm cuối, vần hay dấu thanh,…) cách sửa chỗ sai thế nào cho phù hợp Giúp chohọc sinh đọc lưu loát, viết đúng mẫu chữ, trình bày đẹp… Đề tài còn giúp chohọc sinh nhận ra sự trong sáng của Tiếng Việt Từ đó giúp học sinh thêm yêuTiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II Mô tả giải pháp của đề tài:
1.Tính mới của đề tài:
1.1 Đề tài này mới ở các điểm sau:
- Hướng dẫn học sinh phát âm chính xác, đọc trôi chảy, lưu loát
- Giúp các em nghe chính xác các tiếng, từ trong câu, đảm bảo tốc độ viết
- Cách phân tích tiếng trong từ, từ trong câu để sửa lỗi và viết đúng
- Hướng dẫn học sinh phân biệt được các lỗi thường gặp do phát âm theotiếng địa phương
- Cách sửa lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng
- Hướng dẫn quan sát bài mẫu, ghi nhớ mặt chữ, chữ mẫu, cách trình bàytái hiện lại bài viết của mình đúng, đẹp
- Giúp các em củng cố kĩ năng chính tả qua bài tập thực hành
1.2 Nội dung của đề tài được thể hiện cụ thể như sau:
- Hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả.
+ Hướng dẫn học sinh nhận biết lỗi dựa vào quy tắc chính tả (luật chính tả)
+ Giúp học sinh nhận biết các lỗi do phát âm theo tiếng địa phương + Hướng dẫn học sinh khắc phục lỗi do hạn chế vốn từ
- Giúp học sinh thực hành tốt bài tập củng cố
1.3 Cách tiến hành:
Trang 8Với đặc trưng của môn Tiếng Việt, khi dạy về chính tả (nghe - viết), đểgiúp các em nắm chắc kiến thức và sử dụng nhuần nhuyễn chúng Tôi đã nghiêncứu và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài dạy - học trên lớp.Trước hết, bản thân tôi và học sinh làm theo các bước sau:
1.3.1 Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài chính tả, tìm hiểu nội dung bài viết
- Thiết lập các câu hỏi phù hợp từng đối tượng học sinh
- Đồ dùng dạy học có liên quan
- Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy
1.3.2 Học sinh:
- Đọc thật kĩ bài tập đọc (có đoạn viết chính tả), bài chính tả
- Nắm chắc yêu cầu của bài tập chính tả
- Vận dụng kiến thức đã học để viết đúng và thực hiện lần lượt từng yêucầu của bài tập
- Đủ vở chính tả, vở bài tập và bảng con
- Kiểm tra, phát hiện lỗi, đánh giá và chữa lỗi
- Rút kinh nghiệm qua các bài viết, bài tập
1.4 Phương pháp tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp
2 viết đúng chính tả (nghe-viết)
Phương pháp tổ chức dạy học sinh nhận biết lỗi, sửa lỗi, đọc, nghe, nhớ,
… để viết đúng chính tả (nghe - viêt) bằng các hình thức và kĩ năng khi học sinhnghe, đọc, viết kết hợp bài tập thực hành, nhằm giúp học sinh hiểu rõ thế nào lànghe rõ, viết đúng, thế nào là viết sai và cách sửa sai thành đúng
1.4.1 Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe:
Trang 9Về cơ bản, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vịđược ghi lại bằng một con chữ Nói cách khác giữa cách đọc và cách viết thốngnhất với nhau Đọc như thế nào viết như thế ấy Học sinh nghe giáo viên đọc làtiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói Cơ chế của cách viết đúng là xác lậpđược mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết Bởi vậy, khi dạy chính tả (nghe -viết), việc chú ý lắng nghe của học sinh không kém phần quan trọng Nếu nhưgiáo viên đọc mà học sinh không lắng nghe thì việc rèn luyện kĩ năng viết tốtcho học sinh cũng bằng thừa Các em không chú ý, không nghe rõ làm sao viếtđúng được Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng nghe cho họcsinh bằng cách giáo viên và học sinh phải phối hợp chặt chẽ với nhau.
- Giáo viên chuẩn mực, đọc mẫu thong thả, rõ ràng, chuẩn xác và diễncảm
- Đọc với tốc độ vừa phải, phù hợp với tốc độ viết của học sinh lớp 2
- Đọc rõ từng từ, cụm từ, câu
- Học sinh chăm chú lắng nghe giáo viên đọc
+ Đọc (lần 1): Nghe xác định rõ tiếng, từ, câu cần viết
+ Đọc (lần 2): Nghe, nhớ, nhẩm (đánh vần, đọc thầm), viết lại từng tiếng,
từ và câu mới nghe
+ Đọc (lần 3): Nghe và rà soát lại từng tiếng, từ cả câu vừa viết
Kĩ năng nghe và kĩ năng viết phải đi đôi với nhau, một trong những kĩnăng này thiếu hụt thì kết quả bài viết không thành công Vì thế tôi đã thực hiệncác biện pháp sau:
1.4.1.1 Giúp học sinh chú ý lắng nghe:
Ngoài việc đọc đúng, đọc chuẩn, rõ ràng,…tôi còn quan sát nét mặt, cửchỉ từng em, xem các em có tập trung nghe đọc và viết bài không Nhờ vậy, tôisớm phát hiện vẫn còn một vài học sinh chưa tập trung chú ý lắng nghe, dẫn đếnviết không được, lúng ta lúng túng, quay hỏi bạn Tôi đến gần, nhẹ nhàng đọc lạicâu đó lần nữa để em nghe và viết được, viết đúng Các em khác có thể kiểm trabài mình
Trang 101.4.1.2.Giúp học sinh nghe rõ, tốc độ viết đảm bảo:
Sau khi đứng đọc ở vị trí nhất định, tôi đi nhẹ nhàng đến từng dãy, từngbàn lướt mắt xem có em nào nghe chưa rõ, viết chưa kịp,…Tôi đến tận nơi,kiểm nghiệm xem em này đã nghe rõ, đủ số tiếng trong cụm từ hay câu tôi vừađọc không Tôi lại gần và bảo nhỏ, em nhắc lại câu cô vừa đọc Nếu em nhắcđúng thì kĩ năng nghe của em tốt Với phương pháp này, tôi có thể sửa lỗi chính
tả cho các em kịp thời khi các em đang viết Nếu học sinh đọc thiếu tiếng thì tôinhắc lại để em bổ sung ngay, còn học sinh đó đọc không thiếu tiếng, thiếu từ màphát âm sai, thế là tôi giúp em bằng cách phát âm lại (đúng, chuẩn), em nghe rõ
và xác định cách viết theo qui định (đúng chính tả), những học sinh khác có thểkiểm tra, bổ sung và sửa chữa (nếu sai sót), các em viết chưa kịp nhanh chóngviết tiếp cho đủ câu mà giáo viên vừa đọc
Với cách tiến hành nhịp nhàng và thường xuyên, học sinh sẽ trật tự lắngnghe cô giảng bài, cô đọc bài, không những trong giờ chính tả mà trong tất cảcác giờ học khác Từ đó, tính tự giác, trách nhiệm của học sinh nâng dần dẫnđến kết quả học tập nâng cao hơn
Ví dụ: Giáo viên đọc “ liên hoan”, học sinh lắng nghe rõ và xác định đúng
từ đã nghe chứ không nghe lệch lạc thành “ liên hoang”
Cũng như giáo viên đọc:
- “Dạy bảo” học sinh nghe thành “dạy bão”
- “Bàn ghế” học sinh nghe thành “bàng ghế”
- “Quan sát” học sinh nghe thành “ quang sác”
- “Trân trọng” học sinh nghe thành “trân trận”
- “Ngược xuôi” học sinh nghe thành “ngược xui”
- “Nước sôi” học sinh nghe thành “nước xôi”, …
Bởi vậy, giáo viên là người chuẩn mực, gương mẫu, đọc chuẩn xác Họcsinh chẳng những chăm chú lắng nghe mà còn nhìn cách thể hiện qua miệng,môi, lưỡi giáo viên phát âm để khẳng định rõ tiếng, từ cần nghe và viết đúng.Với cách tiến hành như thế, dần dần học sinh trở thành thói quen và hình thành
kĩ năng nghe tốt, tốc độ viết cũng nhanh hơn
Trang 111.4.2 Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng viết:
Như đã nói trên, kĩ năng nghe và viết phải đi song song nhau trong chính
tả (nghe - viết) Ngoài việc rèn kĩ năng nghe cho học sinh, tôi dành nhiều thờigian và công sức rèn luện kĩ năng viết cho các em Để học sinh đạt được kĩ năngnày, trước hết giáo viên phải:
- Phát âm đúng, chuẩn mực, đọc mẫu bài chính tả một cách chính xác,giọng đọc thong thả, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi hợp lí
- Đọc mẫu toàn bài viết, giúp học sinh có cái nhìn bao quát, có ấn tượngchung về nội dung bài viết, làm cơ sở cho việc viết chính tả của học sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi chính tả Ngoài việc mắc lỗi
do người viết sử dụng cách viết tùy tiện, cẩu thả, chữ nọ xọ chữ kia ….Trongquá trình dạy học, tôi nhận thấy lỗi các em thường gặp phải khi viết chính tả Ởđây, tôi chỉ giới thiệu một số lỗi phổ biến mà các em thường mắc phải, cần chútrọng khắc phục ngay Các lỗi cụ thể như sau:
1.4.2.1 Giúp học sinh khắc phục lỗi do phát âm theo tiếng địa phương:
Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương Mỹ An, thực tế mắc lỗi của họcsinh từng địa bàn, từng lớp, xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho họcsinh lớp mình Khi phát âm sai thì việc viết lại sẽ sai (mặc dù người đọc phát âmđúng) Qua nhiều năm giảng dạy và quá trình chấm chữa bài tôi tìm hiểu, liệt kê
ra một số lỗi của học sinh qua các cơ sở sau:
* Mắc lỗi do phát âm sai phụ âm đầu: x /s, qu / v, ch / tr
Ví dụ: + x /s: sạch sẽ viết thành xạch xẽ
xinh xắn viết thành sinh sắn
+ qu / v: quá quắt viết thành vá vắt
lẫn quẫn viết thành lẫn vẫn
+ ch / tr: trăm đồng viết thành chăm đồng
con trâu viết thành con châu
Trang 12*Mắc lỗi do phát âm sai phần vần: iu / iêu / ưu / ươu, ong /ông, oc / ôc,
Ví dụ: + iu / iêu / ưu / ươu:
dịu dàng viết thành diệu dàng
chịu khó viết thành chiệu khócon hươu viết thành con hiêu (con hưu)bưu điện viết thành biêu điện (bươu điện)
ốc bươu viết thành ốc biêu (ốc bưu) rượu chè viết thành riệu chè (rựu chè)
+ ong /ông: trong veo viết thành trông veo
trông thấy viết thành trong thấy…
+ oc / ôc: bóc lột viết thành bốc lột
trí óc viết thành trí ốc …
*Mắc lỗi do phát âm sai về thanh điệu: hỏi / ngã
Ví dụ: sửa xe viết thành sữa xe
mĩ mãn viết thành mỉ mảnvui vẻ viết thành vui vẽ
nỗ lực viết thành nổ lực
hỗ trợ viết thành hổ trợsẵn sàng viết thành sẳn sàng
*Mắc lỗi do phát âm sai về chữ cái của phụ âm cuối hoặc lẫn lộn giữa chữ cái của nguyên âm giữa mà viết sai: t /c, n /ng, ui /uôi
+ ui /uôi: quả chuối viết thành quả chúi
vui vẻ viết thành vuôi vẻngược xuôi viết thành ngược xui
Trang 13Giúp học sinh nhận biết được những lỗi trên và khắc phục, tôi thườngxuyên nguyên cứu bài, chọn nội dung giảng dạy cho phù hợp với học sinh lớpmình và phù hợp với từng em mắc lỗi Tự rèn luyện bản thân phát âm chuẩn,luyện phát âm cho học sinh thường xuyên chẳng những ở giờ chính tả mà tất cảcác giờ học khác, kể cả khi trao đổi, giao tiếp với thầy cô, bạn bè.Vì vậy, khidạy chính tả (nghe-viết), giáo viên đọc chuẩn xác bài viết, nhất là các tiếng, từ
mà học sinh thường mắc phải Đặc biệt, giáo viên không bao giờ sai lầm về lỗiphát âm này, nếu không việc sửa lỗi của giáo viên sẽ mất tác dụng Giáo viênyêu cầu học sinh đọc lại các tiếng, từ đó theo hướng dẫn (có thể đánh vần tiếng,đánh vần vần hoặc so sánh với các tiếng, từ khác ) sau đó giáo viên đọc, họcsinh lắng nghe - viết vào bảng con (1 hoặc 2 lượt), giáo viên nhận xét và cho họcsinh phát âm lại lần nữa (nhất là những học sinh thường mắc lỗi) Dần dần họcsinh khắc phục nhớ, khắc sâu để không mắc lỗi ở những lần sau
Ví dụ: Khi viết chính tả (nghe-viết) bài Cây xoài của ông em
(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 93)
Có câu “ Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông.”Giúp học sinh viết đúng tiếng “trông” là nhìn, là ngắm (giáo viên thể hiệnánh mắt, điệu bộ minh họa rồi phát âm ) chứ không phải “trong” trong từ
“trong sáng”, “trong ngoài”,…Học sinh quan sát giáo viên thể hiện cách phát âmqua môi, lưỡi và nghe giáo viên giải thích, các em sẽ hiểu trông trong câu vừađọc và viết lại đúng chính tả (Hoặc giáo viên so sánh thấy sự khác nhau: trong
Trang 14Ví dụ: nghề nghiệp, nghe ngóng, nghiêng ngả, nghi hoặc, v.v…
- Viết “ng” khi đứng trước các nguyên âm còn lại như: a, ă, u, ư, o,…
Ví dụ: ngỡ ngàng, ngơ ngẩn, ngủ ngon,…
* gh và g
- Viết gh khi đứng trước 3 nguyên âm i, e, ê để tạo thành tiếng mà thôi
Ví dụ: ghi nhớ, ghìm nén, bàn ghế, gói ghém, ghiền, ….
- Viết g khi đứng trước các nguyên âm còn lại như: o, ô, ơ, u, a,…
Ví dụ: gà gô, gầm gừ, gờn gợn, ….
* k, c và q
- Âm k khi viết chỉ đứng trước 3 âm i, e, ê để tạo tiếng
Ví dụ: kể lể, e ke, kiên trì, kế hoạch, kim chỉ,…
- Còn âm c thì viết đứng trước bất kì các âm còn lại như: u, ư, a, ă, â, o,…
Ví dụ: co giãn, cơ hội, cấy cày, cuốc xẻng,…
- Âm q thì chỉ được viết đứng trước âm đệm u thôi
Ví dụ: quân đội, quản lí, quanh co, quá quắt, ….
Những quy tắc chính tả ( ngh, gh, k chỉ được ghép trước với e, ê, i ; còn c,
g, ng thì ghép trước các âm còn lại Kể cả q cũng chỉ được ghép trước âm u màthôi.)
Giúp các em nhớ và khắc sâu kiến thức này để khắc phục các lỗi khi viết,tôi đưa ra các biện pháp sau:
Ví dụ: Dạy chính tả (nghe-viết) bài Trên chiếc bè
(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 37)
“Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè… ”
Xem các em thuộc quy tắc chính tả không, tôi yêu cầu học sinh viết bảngcon:
- Nhóm 1: viết tiếng ngao
- Nhóm 2: viết tiếng nghỉ
Trang 15- Nhóm 3: viết tiếng ngắm
- Nhóm 4: viết tiếng ngày
Gọi 1 học sinh lên bảng viết tiếng: ghép
Sau đó tôi yêu cầu lớp nhận xét bài bảng lớp (nếu học sinh đó viết sai(gép), tôi mời 1 học sinh khác sửa sai (ghép)
Giáo viên: Vì sao em cho (ghép) là đúng, (gép) là sai?
(Học sinh: Vì âm g không thể ghép trước âm e và ê, i ; mà chỉ có gh viết
đứng trước evà ê, i)
Tương tự, yêu cầu các nhóm giơ bảng con, tiếp tục nhận xét (nghỉ)
Từ đó, khẳng định lại: 2 âm ngh và gh chỉ được viết trước với 3 âm e, ê, i,
để tạo tiếng.Còn ng, g không bao giờ viết trước 3 âm đó được, mà chỉ đứngtrước các âm còn lại Lúc này học sinh nhớ lại quy tắc và khắc sâu trong trí vậndụng khi học, khi viết
* Như khi dạy chính tả (nghe-viết) bài Tìm ngọc
(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 140)
Viết câu: “Chó và Mèo là những con vật rất tình nghĩa Thấy chủ buồn vì
mất viên ngọc được Long Vương tặng…”
Giúp các em viết đúng các tiếng: nghĩa, ngọc tôi sử dụng phương pháptrắc nghiệm
em cho là đúng chính tả Các em sẽ nêu được đáp án (b và c) là đúng
Giáo viên: Vì sao em cho b và c là đúng?
Học sinh: vì theo quy tắc chính tả ngh đứng trước e, ê, i còn ng ghép vớicác âm còn lại
Trang 16Với phương pháp này tạo hứng thú học tập, học sinh tập trung suy nghĩ,tìm tòi và khẳng định cái đúng nhất Có nghĩa là loại bỏ cái sai và xây dựng cáiđúng.
Ví dụ: dạy chính tả ( nghe-viết) bài Ngôi trường mới
(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 50)
“Dưới mái trường mới sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!”
Yêu cầu học sinh tìm trong bài tiếng có âm k và viết vào bảng con
(Học sinh: viết kéo, kẻ)
Giáo viên: Âm k được viết trước các âm nào?
Học sinh: k viết đứng trước các âm e, ê , i
Vậy tiếng kéo và kẻ các em viết âm k hay c
Học sinh:… viết âm k
Với cách hỏi - đáp như vậy giúp học sinh nhớ lại quy tắc chính tả và viếtđúng chính tả
* Đối với bài chính tả (nghe-viết) Bàn tay dịu dàng
(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 69)
Có câu: “Thầy bắt đầu kiểm t ra bài làm ở nhà của học sinh…”
Mời học sinh viết tiếng kiểm vào bảng con
Giáo viên hỏi: Tiếng kiểmđược viết bởi âm, vần và dấu gì?
Học sinh: k + iêm + hỏi
Với cách này, giáo viên có thể sửa cả 3 lỗi sai trong tiếng kiểm: k/c; iêm/im; dấu hỏi/ dấu ngã
- Ví dụ: dạy chính tả (nghe-viết) bài Gọi bạn
(Tiếng Việt 2, tập 1 – trang 29) … “Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về… ”
Kiểm tra xem học sinh viết đúng tiếng quên, tôi mời một hoặc hai emnhắc lại quy tắc (q được ghép trước những âm nào?) (…q chỉ được ghép với âmu.) (Vậy tiếng quên viết thế nào, lớp viết bảng con?)
Trang 17*Với bài dạy Quà của bố chính tả (nghe-viết)
(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 106)
Có câu: “ Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo.”
Phát hiện óc phân tích, xét đoán đồng thời kiểm tra, củng cố kiến thức tôiyêu cầu học sinh nhận xét tiếng quẫy (trong từ quẫy tóe nước) qua các đáp ánsau:
1.4.2.3 Hướng dẫn học sinh khắc phục lỗi do hạn chế về vốn từ:
Trong thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quantrọng Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở để người học viết đúng chính
tả Nếu giáo viên đọc một tiếng từ nào đó riêng lẻ thì học sinh sẽ lúng túngtrong việc xác định hình thức chữ viết của tiếng từ này
Ví dụ: (gia) trong gia đình hay (da) trong da thịt; (giản) trong giản dị hay(dãn) trong co dãn… Nhưng khi giáo viên đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với mộtnghĩa xác định thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả Vì vậy, có thể hiểu rằngchính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa Đây là một đặc trưng quantrọng mà khi dạy chính tả tôi luôn luôn chú ý
Đối với học sinh lớp 2, việc thông hiểu văn bản còn rất hạn chế Vì thế khi
Trang 18hướng dẫn tôi luôn hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc, xác thực (có thể minh họa trựcquan, so sánh…) và khi đọc cần đọc từng câu một, gặp câu dài tôi ngắt câu đọctheo cụm từ (cụm từ ấy phải diễn đạt một ý nhỏ) Việc đọc - viết của giáo viên
và học sinh không theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn cả câu hay cụm từ trọnnghĩa
Trước tiên giáo viên đọc mẫu thong thả, diễn cảm toàn bài chính tả, họcsinh lắng nghe và có cái nhìn tổng thể, có ấn tượng chung về nội dung bài viết,làm cơ sở cho việc viết đúng chính tả của học sinh Sau đó đọc cả câu (cụm từ)
có tiếng khó học sinh thường mắc lỗi cho cả lớp nghe rồi mới rút ra tiếng khó đểgiải thích (có minh họa, so sánh…) để học sinh hiểu từ và viết đúng, viết vàobảng con (1, 2 lượt) Giáo viên nhận xét- uốn nắn, yêu cầu học sinh đọc lại cảcụm từ lần nữa để khắc sâu
*Khi dạy chính tả (nghe-viết) bài Thư Trung thu
“ Để tham gia kháng chiến
dữ, thú dữ,…)
Ví dụ: Dạy bài Sân chim (chính tả nghe- viết)
(Tiếng Việt 2, tập 2- trang 29)
“ Tiếng chim vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa.”
Tương tự như trên, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ “chuyện” trong
“nói chuyện” khác với từ “truyện” trong “truyện ngắn, truyện cười” Các emhiểu rõ nghĩa của từ chuyện trong câu …nói chuyện không nghe được nữa và sẽviết đúng chính tả