Với tư cách là một giáo viên dạy học sinh lớp Một nhiều năm của trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để bồi dưỡng những hành vi đạo đức chuẩn mực.. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Phạm
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP MỘT
A MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây đạo đức học sinh đang là một vấn đề được dư
luận xã hội quan tâm và đánh giá khác nhau: khen ngợi, đồng tình ủng hộ và phêphán gay gắt,… Tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, học sinh bỏ học đã
và đang xảy ra ở từng bậc học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Phổ thông trunghọc đang là nỗi đau cho toàn xã hội Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng nhau
“Chung tay góp sức” để loại bỏ những điều không hay không tốt xa rời các em
Là người làm công tác giáo dục, tôi nhận thấy rằng: Bồi dưỡng đạo đứccho học sinh là rất quan trọng Việc giáo dục đạo đức cho học sinh được nhàtrường, gia đình và xã hội quan tâm Trong cuộc sống hiện nay, tình hình họcsinh suy thoái về đạo đức quá nhiều Chính vì thế, qua những năm giảng dạy tôiluôn mong muốn học sinh mình lớn lên sẽ thành đạt về tri thức, nhưng đặc biệtphải là những con người có phẩm chất đạo đức tốt Xây dựng cho các em thànhnhững con người mới, con người xã hội chủ nghĩa mới nhưng dạy không ngoài
đạo lí mà nền giáo dục nước nhà đã nung đúc “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cáchcho mình Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách
rõ rệt “Cái tôi” của mình Ngoài ra các em còn phải chịu nhiều tác động từ phía
gia đình và xã hội
đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em mà do nhiều yếu tố chi
Trang 2phối Đặc biệt gia đình là “cái nôi văn hoá” góp phần lớn vào việc hoàn thiện
hành vi đạo đức của các em Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều gia đình hiện naychưa thực sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạođức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mặt các em Mà ở lứa tuổicác em lại nhảy cảm những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chónghọc theo, các em không biết những điều các em bắt chước là không hay
Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp Một, các em chưa phân biệt được những
việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu
mà chưa có sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình
Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành viđúng, sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trongviệc thực hiện tốt các hành vi đạo đức Ngoài ra, mỗi khi các em mắc phải cáchành vi đạo đức sai, giáo viên thường không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà
cứ cho rằng em đó làm như vậy là sai mà không có biện pháp giáo dục nhẹnhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáo viên chỉ áp đặt các sai phạm mà họcsinh đã gây ra
nhiều năm liền, tôi nhận thấy mình cần phải làm gì để những điều đó ăn sâu vàotiềm thức các em sẽ không xóa bỏ được
Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp Một của trường, tôi nhận thấy
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên như sau:
1.1 Về Giáo viên
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng
to lớn của việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinhlớp Một
1.2 Về học sinh
- Chưa xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập
Trang 3- Chưa có được lòng nhân ái và ý thức trong công việc; xây dựng, bảo vệtrường học, lớp học.
- Chưa có ý thức biết và tôn trọng lao động
- Chưa thực sự biết đoàn kết với bạn bè, còn gây gỗ, đánh lộn, nói lờikhông hay, ngay trong cả cách xưng hô cũng chưa đúng
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vệ sinh công cộng chưa tự giác thựchiện
1.3 Về phụ huynh học sinh
- Phần đông các em thuộc gia đình vùng biển nên các em đều được ông
bà, bố mẹ cưng chìu
- Một số em ít được bố mẹ quan tâm đến việc học tập
Với tư cách là một giáo viên dạy học sinh lớp Một nhiều năm của trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để bồi dưỡng những hành vi đạo đức chuẩn mực
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp
đối với bất kì một cấp học nào hay một loại hình trường học nào Ở mỗi lứa tuổi,mỗi cá nhân thì các em có sự khác nhau về yếu tố tâm lý, sinh lý và khác nhau
về yếu tố môi trường giáo dục Càng có sự thay đổi về tính cách, tình cảm
Trang 4Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm bổ ích trong công tác rènluyện, bồi dưỡng đạo đức, giúp cho các trường Tiểu học có thêm nguồn tư liệu
trong công tác chủ nhiệm “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa hồng vừa
chuyên” theo mục tiêu GD-ĐT đã đề ra.
2.2 Tác dụng
Các giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức, nhâncách của mỗi học sinh Chính qua việc rèn luyện bồi dưỡng đạo đức cho họcsinh thì chất lượng học tập của các em sẽ được nâng cao toàn diện Chính nhữngmầm non “hồng” này là những nhân tài trong tương lai của đất nước
đề cho những năm còn lại ở cấp Tiểu học và sau này
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Phạm vi về quy mô
Về vấn đề bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một, một số hành vi đạođức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bảnthân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩnmực như:
- Biết xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập.
- Có được lòng nhân ái và ý thức trong công việc, xây dựng , bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa
- Có ý thức tôn trọng lao động và yêu lao động.
- Thực sự biết đoàn kết với bạn bè, không gây gỗ, đánh lộn, chửi thề, biết
cách xưng hô với bạn bè, thầy cô giáo và người lớn
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng
3.2 Phạm vi về không gian
Tại Trường Tiểu học Mỹ An
Trang 5Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người
hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từkhi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường Có thểnói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong nhữngnhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thựchiện Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một là một mặt của hoạt động giáo dụcnhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các emnhững quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác…
là nền móng giúp các em đứng vững trong cuộc sống
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nóichung và của học sinh Tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng củanhiều nguyên nhân: Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhưng cũng dễ phát triển những thói hư, tậtxấu ảnh hưởng đến các em
các hoạt động phong phú đa dạng của các em Ngoài học tập ở Nhà trường, họcsinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng còn được sống và vuichơi với nhiều mối quan hệ trong làng xóm, tiếp xúc nhiều phương tiện thôngtin đại chúng tạo nên nhiều yếu tố chi phối và phát triển hành vi đạo đức của các
em chưa thực sự đúng Trong đó, các bậc phụ huynh, những người xung quanh,
Trang 6các đoàn thể chưa nhắc nhở chỉnh đốn các em kịp thời về những hành vi đạo đức
mà các em mắc phải
Ví dụ như: Tin học phát triển các em được học nâng cao hơn qua các
phương tiện thông tin đại chúng rất vui và thỏa mái để lĩnh hội kiến thức Nhưngcũng là nơi mà các em dễ tiếp xúc với các trò chơi không lành mạnh dẫn đến các
em không còn thích học nữa
Trong công tác giáo dục trước tiên phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức chohọc sinh và nhất là học sinh lớp Một, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự pháttriển nhân cách và là nền tảng trong việc tiếp thu tri thức của các em trong hiệntại và trong tương lai
Chính vì thế, tôi cho rằng người giáo viên dạy lớp Một phải là người thật
sự nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em, ta phải dạy cho các em lễ nghĩatrước, sau đó mới dạy chữ
1.2 Cơ sở thực tiễn
Được phân công giảng dạy ở lớp Một nhiều năm liền là điều kiện để chotôi tìm tòi và nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đạo đức chohọc sinh lớp Một Tôi tự tìm ra những mặt còn hạn chế về đạo đức của học sinhlớp mình đồng thời đưa ra những hướng giải quyết khác nhau để khắc phục hạnchế trên dần dần Hướng các em tiến dần đến chuẩn mực đạo đức cần thiết củangười học sinh Đồng thời giúp các em có được những chuẩn mực đạo đức banđầu làm hành trang để các em bước vào đời
2 Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp
2.1 Các biện pháp tiến hành
Để nghiên cứu tìm giải pháp cho đề tài này, tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:
Nhà trẻ, Mẫu giáo vì hầu hết học sinh vào lớp Một các em đã thông qua Mẫu
Trang 7giáo Nhưng ở giai đoạn đó các em chỉ tiếp xúc với môi trường giáo dục để các
em chơi Nên khi bước vào lớp Một các em mới có cảm giác thật sự là đếntrường Khi được tiếp xúc với môi trường học tập thì các em như một tờ giấytrắng chưa hình thành những chuẩn mực đạo đức của người học sinh Các emcòn rất bỡ ngỡ cả nói chưa thành câu, câu trả lời còn sơ sài bằng tiếng một “ có ”hay “ không ” Ngay cả chỗ ngồi hôm trước hôm sau cũng quên Chưa xác địnhđược việc học, có những em được gia đình đưa đến thì bỏ về không chịu họchoặc những em chịu đến lớp nhưng không chịu học Thậm chí có những emkhông cần biết đến cô giáo ở bên cạnh, các em chưa biết cách ứng xử trong cuộcsống hằng ngày, thích gì làm nấy Điều đó đã làm cho các bậc phụ huynh hoangmang trước khi đưa con đến trường Họ luôn suy nghĩ con mình sẽ như thế nào
về chuẩn mực, hành vi đạo đức trong học tập và trong cuộc sống
Hiểu được những mong muốn đó trong giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm ranhững nguyên nhân để điều chỉnh đạo đức của học sinh lớp mình Bởi vì các emcòn nhỏ chưa tiếp xúc nhiều trong cuộc sống Được gia đình cưng chìu, lứa tuổicủa các em chỉ chịu gò bó trong cái nôi ăn, ngủ, vui chơi Khi được Nhà trườngphân công giảng dạy lớp Một, tôi thực hiện các biện pháp tiến hành bồi dưỡngđạo đức cho học sinh như sau:
dưỡng đạo đức cho học sinh
hóa trong việc bồi dưỡng đạo đức cho học sinh
2.2 Thời gian tạo ra giải pháp
Trang 8Từ năm 2010 tôi được phân công giảng dạy lớp Một tại trường Tiểu học
Mỹ An.Tôi đã có suy nghĩ và trăn trở về vấn đề đạo đức cho học sinh lớp Một.Đến năm học 2013 – 2014 tôi vẫn được nhà trường phân dạy lớp Một, tôi nhậnthấy học sinh ở đây khả năng tiếp thu rất tốt nhưng cũng rất nghịch Điều đócũng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục trong Nhà trường Tôi tựthấy mình phải làm một việc gì đó góp phần vào công tác giáo dục của Nhàtrường, cộng với tinh thần nhiệt huyết với nghề tôi bắt tay vào việc bồi dưỡngđạo đức học sinh lớp Một
- Viết nháp đề tài từ tháng 8 năm 2013
- Hoàn thành đề tài cuối tháng 01 năm 2015
B NỘI DUNG
Trang 9I MỤC TIÊU
- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợpvới lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhàtrường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân
và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thựchiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tìnhhuống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng conngười, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cáixấu
quyết các tình huống, lựa chọn và thực hiện các hành động phù hợp với cácchuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện thói quen đạođức tích cực
đạo đức cho học sinh Có thể nói, để đạt được đến kết quả này cả giáo viên vàhọc sinh phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua quá trình rèn luyện thườngxuyên, liên tục vì đạo đức con người nói chung và của học sinh Tiểu học nóiriêng được đánh giá qua hành động, việc làm mà không phải là lời nói
II GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1 Thuyết minh tính mới
Để học sinh có kĩ năng hành vi đạo đức, có thái độ nhận biết cái đúng cáisai thì người giáo viên cần phải tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong họctập, không có dấu hiệu vô cảm trước một việc làm, hành vi, … Muốn đạt đượcnhững yêu cầu trên thì người giáo viên cần phải khắc phục được những thựctrạng mà đề tài đã nêu ra ở trên:
1 1 Xây dựng niềm tin cho học sinh khi mới bước vào lớp Một
Trang 10
Đón học sinh lớp Một trong buổi Lễ Khai giảng
Năm học 2013 – 2014
- Ngày đầu tiên các em bước vào lớp Một Điều mà các em quan tâm nhất
là cô giáo để các em tìm điểm tựa cho mình Chính vì thế, cô giáo khi đến
trường nhận lớp phải chuẩn bị cho mình một hành trang ( trang phục, đầu tóc,
nét mặt, cử chỉ….) như là ngày đầu tiên đến nhận nhiệm sở Tâm hồn của các em
lớp Một là một tờ giấy trắng các em đều thích đẹp Ở các em thì cái gì của mìnhvẫn hơn của bạn
Cụ thể: Có một số học sinh khi vào lớp Một các em nhìn thấy cô giáo khóchịu, cáu gắt các em sẽ không muốn học đòi về Trong những lúc như vậy giáoviên phải chuẩn bị nhiều tình huống ứng xử để khỏi bị bối rối Luôn trong tư thếmềm mỏng, tạo cặp mắt quan sát từng em để nắm bắt những yêu cầu, mongmuốn của các em Làm cho học sinh cảm thấy tin tưởng và hứng thú khi vào lớpMột Để các em cảm thấy yêu thích trường, lớp, cô giáo và các em sẽ nghĩ rằngtrường học như là ngôi nhà thứ hai của mình Với những tình cảm như thế làmcho các em về nhà lại nhớ đến trường, lớp, cô giáo Giáo viên đã xây cho các em
Trang 11có được niềm tin đó thì bắt đầu hướng các em theo mình về chuẩn mực đạođức
Tiết mục văn nghệ trong buổi lễ Khai giảng Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014
- Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt độngcủa các em, nhất là học sinh lớp Một Sau khi đến trường, vào lớp học các emrất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè và các thầy cô giáokhác Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hòa đồng vào mối quan hệ
đó Nhưng trong thực tế, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức sai , giáoviên không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà cứ cho rằng làm như vậy là sai
mà không có biện pháp giáo dục nhẹ nhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáoviên chỉ áp đặt các sai phạm mà học sinh đã gây ra
mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục cácchuẩn mực đạo đức ở lớp Một và ở Trường Tiểu học nói chung Thể hiện rằng: “
Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo ”, từ hành vi
đến cử chỉ và lời nói
Trang 12Học sinh đang dự Lễ Khai giảng Năm học 2014 – 2015 1.2 Bài học đạo đức được đúc kết trên lớp qua giờ dạy học
- Trẻ được đến trường là một niềm vui, cũng là bước ngoặc trong cuộc
sống và là sự phát triển tâm lí của các em Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡngỡ rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử Chỉ sợ những việc mìnhlàm là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến Để giúp các em có tính mạnh dạntrong cách nghĩ, cách làm thì môn Đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó
- Giáo dục đạo đức cho học sinh trước buổi học là một việc làm cần thiết.
Chính vì thế, trước khi bắt đầu một buổi học chúng ta nên cho học sinh đọc “5
Điều Bác Hồ dạy” để giáo dục các em có sự yêu mến những điều mà ta sẽ được
học Các em sẽ thấy được những việc các em cần yêu thích và học tập tốt màBác đã dặn dò Muốn những Điều Bác Hồ dạy được học sinh khắc sâu và thựchiện được trước tiên giáo viên phải cần giải thích từng Điều một cách cụ thể
Trang 13Ví dụ: giải thích “ Học tập tốt ” nghĩa là chăm chỉ, cần cù ham học hỏi để tiếp thu kiến thức “ Lao động tốt ” nghĩa là chúng ta phải tự giác tự nguyện, tự
nguyện lao động vì yêu lao động sẽ đem lại cho các em sức khỏe
Người giáo viên phải giáo dục học sinh trong tất cả các môn học mà các
em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khóa
Sau đó, thông qua các giờ học học sinh sẽ được rèn luyện các hành vi đạođức từ những việc nhỏ của từng môn học
Giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theochuẩn để hình thành thói quen cho các em
Giáo viên thường xuyên tạo ra các tình huống để các em có thể sử dụngnhững hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được để ứng xử nhằm cũngnhững kiến thức về chuẩn hành vi đạo đúc mà các em đã lĩnh hội được thôngqua các bài học và các mối quan hệ xã hội
Ví dụ: Giáo dục học sinh về hành vi đạo đức thông qua môn đạo đức có
trong bài như: “Gia đình em” Rèn luyện các hành vi đạo đúc cho các em là khi
nhận quà phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn; xin phép ông đi chơi; chào
bố, chào mẹ con đi học về,
Ví dụ : Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”- giáo
dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, …
Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Nghệ thuật,… thì giáo viên cầngiáo dục các em phải có tính cẩn thận, kiên trì,…
Giáo dục hành vi đạo đức hằng ngày cho học sinh, giáo viên đưa ra câuhỏi, tình huống để giáo dục các em
Ví dụ : Tập vở, đồ dùng học tập của bạn, em lấy chơi bỏ chỗ khác điều đó
là đúng hay sai ?
Trang 14+ Trong khi giảng dạy từng môn học giáo viên cần nhắc nhở học sinh trảlời đầy đủ câu hỏi một cách có nội dung.
Ví dụ: Trong giờ Tập đọc ( Bài: Tặng cháu ), cô đưa ra câu hỏi:
T - Con hãy cho cô biết Bác Hồ tặng vở cho ai?
HS1: Nhi đồng
HS2: Bác Hồ tặng vở cho các bạn nhi đồng
Đối với những trường hợp như vậy giáo viên cần đánh giá từng câu trả lời
để học sinh biết được trả lời như thế nào là chính xác và đầy đủ Điều đó sẽ giúpcho các em có được thói quen khi nói hoặc khi giao tiếp,…
Cũng như nói, viết cũng vậy giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh viếtcẩn thận được thể hiện qua tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở… Ngoài ra học
sinh hiểu được viết chữ rõ ràng là một cử chỉ tôn trọng người khác ( chữ viết rõ
ràng để người khác dễ đọc ) Tuy nhiên quan trọng hơn cả là giáo viên cần chú ý
đến các tiết học Đạo đức Theo cấu tạo chương trình mỗi bài Đạo đức là nhữngchuẩn mực và hành vi Học sinh sẽ tự mình đánh giá hành vi nào đúng, hành vinào sai qua các tình huống cụ thể Để các em ý thức được và thực hiện tốt cầnphải cho các em tiếp xúc với các qui định gần như bắt buộc
Cụ thể: Muốn các em biết ở lứa tuổi các em là phải đến trường học qua
bài Đạo đức đầu tiên (Em là học sinh lớp Một) sẽ giúp các em biết được đều đó.
Khi học sinh nắm được các qui định đó ta cho các em biết được các đức tính mà
người học sinh cần có như: gọn gàng, sạch sẽ, cẩn thận (Bài 2,3 SGK Đạo đức
1) Cần cho các em biết thế nào là đức tính tốt của người học sinh qua các bài
đạo đức
Ví dụ: Qua bài Cảm ơn, xin lỗi thì học sinh biết khi nào cần nói lời cảm
ơn, khi nào sẽ nói lời xin lỗi…
- Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ dạy cho các em trong phạm vi ởtrường mà còn ở nhà hay ra ngoài xã hội Các em phải biết đi thưa, về trình, lễ
Trang 15phép và nhường nhịn Chúng ta cần giúp học sinh có được những thói quen quacác bài tập tình huống Mỗi bài tập tình huống học sinh được thực hành nhiềulần, biết nhận biết hành vi đúng sai Từ những việc làm đó đã tích lũy cho họcsinh ít nhiều kinh nghiệm đạo đức, trở thành nhu cầu và thói quen Các em sẽtiến bộ trong học tập Do vậy giáo dục đạo đức là nhu cầu xuyên suốt đối vớicác em Đòi hỏi giáo viên đặc biệt coi trọng ngoài giờ Đạo đức trên lớp còn phảichú ý nhiều nhiều trong các giờ học khác Không phải dạy Đạo đức là giáo dục
đạo đức được hết mà phải lồng ghép các phân môn khác ( Tập đọc, Kể chuyện,
Tập viết, Thủ công …) để bồi dưỡng đạo đức cho học sinh
- Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo
viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn nhận đượcthái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác độngđến đạo đức của các em Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông quacác môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dụcđạo đức cho các em học sinh nhàm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các emhọc sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hìnhthành nhân cách học sinh Tiểu học
1.3 Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua lao động
- Giáo dục đạo đức cho học sinh không phải học tập tốt mà còn phải xây
dựng cho các em trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa “ Vừa hồng, vừachuyên ” Qua các buổi lao động ta sẽ thấy được những mặt tích cực của các em
và những mặt còn hạn chế để khắc phục, giúp các em có sự đoàn kết trong laođộng Các em còn nhỏ nên việc muốn thể hiện mình là rất lớn Vậy chúng ta sẽ
là người hướng dẫn để các em làm
Ví dụ: Tổ chức lao động dọn vệ sinh lớp học ( giáo viên nói lí do, làm
mẫu, theo dõi, nhắc nhở…)
- Các em rất thích được khen và được động viên Cho nên trong khi các
em lao động giáo viên phải dùng lời khen hoặc động viên đế cho các em phấn
Trang 16khởi Vì vậy, trước khi tổ chức một buổi lao động dù lớn hay nhỏ giáo viên cầnphải giải thích lí do và cho các em thấy được ích lợi của việc làm đó Các em sẽthấy rằng lao động là vinh quang Từ đó chúng ta sẽ giáo dục cho các em yêulao động.
- Thông qua lao động chúng ta cần trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu
biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dướidạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, cácnguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức,… để giúp cho học sinh ý thức được ýnghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu đểứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức
Tiết mục văn nghệ học sinh lớp 1C Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014 1.4 Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động xã hội, Sao nhi đồng sinh hoạt tập thể
Trang 17- Các hoạt động xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo
đức cho các em Cũng như mọi hoạt động khác ta cũng nói cho học sinh hiểu ýnghĩa mà việc mình sẽ làm
Ví dụ: Gây quỹ “ Ủng hộ bạn nghèo” trước khi có sự nhiệt tình ủng hộcủa các em ta nên cho các em hiểu hoàn cảnh những bạn mà các em sẽ ủng hộ
và các em biết được việc của mình rất có ý nghĩa đồng thời giáo dục lòngthương thể hiện theo câu châm ngôn “ Lá lành đùm lá rách ”
- Nếu như làm được đều đó là ta đã cho các em có được lòng vị tha, tâm
luôn hướng đến cái thiện Chính những điều đó sẽ giúp cho các em sau này khilớn lên sẽ không trở thành những con người vô cảm
trời không kém phần qua trọng Giúp các em biết đúng và làm đúng thực tế Đểhọc sinh có những chuẩn mực đúng qua các hoạt động ngoài trời Mỗi giáochúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ
Cụ thể: Tổ chức một giờ Sinh hoạt sao, giáo viên phải chuẩn bị nội dung (
Điểm số báo cáo, hát Nhi đồng ca, báo điểm, báo công…)
Bài viết bảng của cô giáo cho học sinh lớp 1C Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014 tập hát.
Trang 18Bằng phương pháp nêu gương các em sẽ phát hiện ra những điểm tốt củabạn mình mà mình chưa làm hay chưa có được Các em sẽ dễ học hỏi bạn mình
vì chính những điều đó là những bài học gần gũi nhất của các em
- Ngoài các hoạt động trên một việc ta cần chú ý nhiều trong công tác bồi
dưỡng đạo đức cho các em đó tiết Sinh hoạt lớp Câu châm ngôn người ta
thường nói “ Học thầy không tày học bạn ” Đúng các em là người dễ bắt chước
nhanh nhất những cái tốt hay cái xấu ở bạn mình là các em làm được ngay.Chính vì thế, tổ chức một giờ Sinh hoạt lớp có nội dung và nghiêm túc sẽ đemlại cho ta nhiều thắng lợi lớn trong việc giáo dục các em Vì để các em nhận xétbạn mình là việc làm thiết thực và hiệu quả Các em dễ nhận thấy cái tốt, cái xấucủa bạn mình hơn là thầy, cô giáo nhận xét
- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua
việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã
hội, sinh hoạt tập thể,…) Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên
bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em
tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức
- Giáo dục đạo đức đầy đủ, có đầu tư chuẩn bị chu đáo là một phươngtiện, biện pháp quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Tổ chức các hoạt động trên lớp, ngoài trời, giờ chính khóa hay ngoại khóa…lànhững quan điểm, tri thức đạo đức có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó khắn khít, hìnhthành niềm tin đạo đức Từ đó quyết định hành vi ứng xử của các em trong cuộcsống
Học sinh Trường TH Mỹ An hát bài “ Quốc ca ”
trong buổi chào cờ đầu tuần.