1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng của việc gia nhập cộng đồng này tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN vào việt nam

71 583 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 295,29 KB

Nội dung

Quá trình hình thành AEC Tại tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua vào tháng 12 năm 1997, cácnhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đã có ý định thành lập lên một Cộng đồngtrong ASEAN, trong đó sẽ

Trang 1

MỤC LỤ

MỤC LỤC 2

BẢNG THUẬT NGỮ 5

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ AEC VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 8

1.1 Các khái niệm trong bài 8

1.2 Đôi nét về AEC 8

1.2.1 Khái quát về ASEAN 8

1.2.2 Quá trình hình thành AEC 10

1.2.3 Yếu tố cấu thành AEC 11

1.2.4 Bản chất của AEC 14

1.2.5 Các khuôn khổ và lĩnh vực hợp tác trong AEC 15

1.2.6 Các hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN 16

1.3 Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư trong khuôn khổ AEC 23

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 28

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2014-2015 28

2.1.1 Thế giới 28

2.1.2 Việt Nam 28

2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2014-2015 29

2.2.1 Tình hình hoạt động 30

2.2.2 Tình hình cấp GCNĐT 30

2.2.3 Tình hình đầu tư theo các tiêu chí 31

2.2.4 Một số dự án lớn được cấp phép đầu tư năm 2014 và 2015 36

Trang 2

2.3 Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN vào Việt Nam 38

2.3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 2014-2015 38

2.3.2 Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trước và sau khi ACIA có hiệu lực 44

2.3.3 Tình hình cạnh tranh giữa các nước nội khối ASEAN với Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư 48

2.3.4 Thách thức của việc tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ AEC đối với Việt Nam 50

2.3.5 Đánh giá tác động các cam kết của Việt Nam khi tham gia AEC trong lĩnh vực đầu tư thời gian tới 51

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ACIA VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 53

3.1 Kế hoạch tổng thể AEC 2025 53

3.1.1 Các nội dung chính của Kế hoạch tổng thể AEC 2025 53

3.1.2 Chiến lược phát triển trong lĩnh vực đầu tư 60

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của hiệp định ACIA và các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư 61

3.2.1 Cải cách thị trường tài chính 61

3.2.2 Hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn đầu tư 62

3.2.3 Nâng cấp các trục giao thông xuyên quốc gia 63

3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 64

DANH MỤC THAM KHẢO 66

KẾT LUẬN 67

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bảng 2.1: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2014-2015

Biểu đồ 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo lĩnh vực đầu tư

Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo lĩnh vực đầu tư

Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo đối tác đầu tư

Biểu đồ 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo đối tác đầu tư

Biểu đồ 2.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo địa phương

Biểu đồ 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo địa phương

Bảng 2.2: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN năm 2014

Bảng 2.3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN năm 2015

Biểu đồ 2.7: Số dự án đầu tư cấp mới của các quốc gia ASEAN vào Việt Namgiai đoạn 2014-2015

Biểu đồ 2.8: Vốn đăng ký đầu tư cấp mới của các quốc gia ASEAN vào ViệtNam giai đoạn 2014-2015 (Đơn vị: triệu USD)

Biểu đồ 2.9: Số lượt dự án đầu tư tăng vốn của các quốc gia ASEAN vào ViệtNam giai đoạn 2014-2015

Biểu đồ 2.10: Vốn đăng ký tăng thêm của các quốc gia ASEAN vào Việt Namgiai đoạn 2014-2015(Đơn vị: triệu USD)

Biểu đồ 2.12: Số quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam qua các giai đoạnBiểu đồ 2.12: Số dự án từ ASEAN vào Việt Nam qua các giai đoạn

Biểu đồ 2.11: Số vốn đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam qua các giai đoạn

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cultural Expressions

Trang 5

GVC Global Value Chains

IGA ASEAN Agreement for the Promotion and Protection of

Investments

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nói chung và hộinhập vào nền kinh tế khu vực nói riêng đang diễn ra rất phổ biến Việc thành lậplên các tổ chức kinh tế, sự ra đời của các hiệp định hợp tác song phương và đaphương là những minh chứng cho xu hướng đó Việt Nam cũng không nằmngoài quy luật này Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế thì đầu tư được coi

là một lĩnh vực trọng yếu Ngày nay, hầu hết các quốc gia đang đánh giá lượngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một thước đo cho sự phát triển kinh tế.Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có những chính sách đúng đắn nhằm tạo ramột môi trường đầu tư thuận lợi, tự do, có tính cạnh tranh cao để thu hút cácnhà đầu tư vào nước mình

Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015

đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín của ASEANnói chung và của Việt Nam nói riêng trong lĩnh vực đầu tư Vậy Việt Nam đãtham gia và thực hiện các hiệp định hợp tác về đầu tư như thế nào? Nhữngthành tựu trong lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam đã đạt được là gì? Trong thời giantới, các cam kết thực hiện của Việt Nam sẽ có tác động như thế nào đến hoạtđộng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và các nhà đầu tư ASEANnói chung? Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, em xin đưa ra đề tài luận văntốt nghiệp mang tên gọi: “Cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng của việc gianhập cộng đồng này tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEANvào Việt Nam” Kết cấu bài luận gồm có ba phần:

Chương 1: Khái quát về AEC và các cam kết của Việt Nam khi tham giaAEC trong lĩnh vực đầu tư

Chương 2: Ảnh hưởng của việc gia nhập AEC tới tình hình thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN vào Việt Nam

Trang 7

Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài từ ASEAN vào Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ AEC VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

1.1 Các khái niệm

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): là một liên minh chính

trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): là một liên kết kinh tế của ASEAN,

hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựngASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnhtranh cao, phát triển đồng đều giữa các thành viên và hội nhập hoàn toàn vàonền kinh tế toàn cầu

- Đầu tư: là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công

nghệ, đất đai,… vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều

sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận Người bỏ ra một số lượng tài sản được

gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư Chủ đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân vàcũng có thể là nhà nước

- Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như

vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác để kinh doanhnhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu

1.2 Đôi nét về AEC

1.2.1 Khái quát về ASEAN

ASEAN, hay còn được gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đượcthành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, với 5nước thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore vàThailand Sau gần 50 năm tồn tại và phát triển với nhiều biến cố thăng trầm,ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ baogồm 10 quốc gia Đông Nam Á (5 nước gia nhập sau đó là: Brunei gia nhậpngày 07/01/1984, Việt Nam gia nhập ngày 28/07/1995, Laos và Myanmar gia

Trang 9

nhập ngày 23/07/1997 và Cambodia gia nhập ngày 30/04/1999), là một thực thểchính trị - kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác khôngthể thiếu trong khu vực của các quốc gia lớn và các trung tâm kinh tế - xã hội

Hình 1.1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

ASEAN là một khu vực có nền kinh tế năng động với:

Trang 10

- GDP (danh nghĩa): Ước lượng 2010

Tổng số: 1.800.000 triệu USDBình quân đầu người: 2.995 USD/người

- Tổng giá trị thương mại: 2.113.658 triệu USD

- Tổng giá trị đầu tư: 74.277 triệu USD

- Các đối tác thương mại chính: China, EU, Japan, USA, Korea, India,

1.2.2 Quá trình hình thành AEC

Tại tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua vào tháng 12 năm 1997, cácnhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đã có ý định thành lập lên một Cộng đồngtrong ASEAN, trong đó sẽ thiết lập một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, pháttriển phồn thịnh, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu

tư, vốn và lao động được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồngđều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt, thu hẹp khoảng cách giàunghèo

Tuyên bố đó được khẳng định lại tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9(Bali, Indonesia, tháng 10/2003), thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II(hay còn gọi là Tuyên bố Bali II) Theo đó, các quốc gia thành viên đồng lònghướng tới mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vàonăm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninhASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợptác văn hóa xã hội (Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN – ASCC) Quyết địnhxây dựng AEC vào năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II ghi rõ: xây

Trang 11

dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, phồn thịnh và cạnh tranh cao, nơi

có sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, dịch chuyển tự do hơncủa các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảngcách chênh lệch về kinh tế - xã hội

Để đẩy nhanh mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, tại Hội nghị Cấpcao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Philippines diễn ra vào tháng 01 năm 2007,thời hạn quyết định hình thành các Cộng đồng đã được rút ngắn lại, trong đó cóCộng đồng Kinh tế, từ năm 2020 xuống năm 2015 Hội nghị cũng thông qua

Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong dịp này

Ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực.

1.2.3 Yếu tố cấu thành AEC

“Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thôngqua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyểnđầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề

Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổchính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, pháttriển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử

Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch pháttriển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập SMEnhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc thamvấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lướicung cấp toàn cầu.” (Trung tâm WTO, 2015)

1.2.3.1 Một thị trường đơn nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất

Để hướng đến mục tiêu xây dựng một thị trường đơn nhất và một cơ sởsản xuất thống nhất, ASEAN đã đưa ra các biện pháp và nghiêm túc thực hiệntheo như: gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; tạo điều kiện thuận lợicho thương mại phát triển, các tiêu chuẩn sản phẩm và các quy chế được hài

Trang 12

hòa, hợp chuẩn; đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết nhanh chóng thủ tục xuấtkhẩu nói chung và thủ tục hải quan nói riêng; hoàn chỉnh và thực hiện nghiêmtúc các quy tắc về xuất xứ; các lĩnh vự dịch vụ, đầu tư cũng được cân nhắc tạođiều kiện; tăng cường phát triển thị trường vốn của ASEAN đồng thời giúp chohàng hóa, vốn, lao động có tay nghề dịch chuyển được tự do, dễ dàng hơn trongnội khối ASEAN song song với việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thôngqua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực nănglượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như pháttriển các kỹ năng thích hợp.

Các biện pháp thực hiện AEC đã và đang được các nước thành viênASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng nhưHiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mạiHàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS),Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàndiện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN(AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiện tệ ASEAN, v.v

Về tự do hóa thương mại hàng hóa: Cho đến nay, ASEAN đã cơ bảngiảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từnăm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và từ 2015 với 4 nước thành viênmới, hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối vớihàng hóa, biến thị trường ASEAN trở thành một ngôi nhà chung cho tất cả cácquốc gia thành viên Để hỗ trợ tự do hóa thương mại, ASEAN đang nỗ lực đưavào hoạt động Cơ chế hải quan một cửa ASEAN (ASW) và các quy định về ápdụng chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có nguồn gốc từ ASEAN để đủ điềukiện hưởng các ưu đãi về thuế quan, trong đó ASEAN đang nghiên cứu tiến tớiviệc cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, cùng với việc hài hóacác quy trình về hợp chuẩn hàng hóa v.v

Trang 13

Về tự do hóa thương mại dịch vụ, ASEAN đã hoàn tất Gói chín cam kếtdịch vụ theo Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) trong năm 2013.Hiện nay, hoạt động luân chuyển dịch vụ trong khu vực diễn ra khá thuận lợi.Các cam kết trong thương mại dịch vụ bao gồm rất nhiều lĩnh vực: dịch vụchuyên nghiệp, viễn thông, môi trường, kinh doanh, phân phối, vận tải biển và

du lịch Bên cạnh gói chín cam kết còn có gói 6 cam kết về vận tải hàng không

và 4 gói cam kết về dịch vụ tài chính Một yếu tố giúp cho các dịch vụ chuyênnghiệp được lưu chuyển tự do trong ASEAN là cam kết về các thỏa thuận côngnhận lẫn nhau (MRAs) về tiêu chuẩn, kỹ năng, chuyên môn, trình độ… Cácquốc gia thành viên ASEAN hiện nay đã có những thỏa thuận công nhận lẫnnhau trong các ngành dịch vụ kiến trúc, cơ khí, kế toán, y tá và du lịch

Về tự do hóa đầu tư, trong khuôn khổ Hiệp định Đầu tư toàn diệnASEAN (ACIA), ASEAN sẽ biến mình trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫntrong mắt các nhà đầu tư nước ngoài ACIA tiếp nối và phát huy thế mạnh từcác hiệp định đầu tư trước đó, hứa hẹn sẽ mang tới một môi trường đầu tư thôngthoáng và tự do hơn Năm lĩnh vực chính của Hiệp định ACIA là sản xuất – chếtạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ phụ trợcho các ngành này Trong thời gian tới, ACIA sẽ nghiên cứu và đưa ra thêmnhiều hơn nữa các lĩnh vực mở cửa cho đầu tư Điều này giúp cho vị thế củaASEAN được nâng cao hơn, khiến ASEAN hấp dẫn hơn từ đó luồng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài sẽ đổ vào ASEAN nhiều hơn

1.2.3.2 Một khu vực cạnh tranh về kinh tế

ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ , bảo hộ người tiêu dùng trong khu vực, phát triển thương mại điện tử,phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay,năng lượng, …

1.2.3.3 Mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều

Trang 14

AFEED, hay còn gọi là Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồngđều là một cách để ASEAN hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèogiữa các quốc gia trong khu vực Trong khuôn khổ này, các quốc gia thành viên

sẽ đặc biệt hỗ trợ cho các nước thành viên mới gia nhập, các nước kinh tế chậmphát triển hơn, khuyến khích giúp đỡ cho sự phát triển của các doanh nghiệpvừa và nhỏ

1.2.3.4 Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

ASEAN đang nỗ lực trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thểhiện ở việc đưa ra và thực thi các cam kết liên kết kinh tế trong khu vực và trênthế giới ASEAN đã ký kết 6 Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTAs) với cácđối tác quan trọng là China, Japan, Korea, India, Australia và New Zealand,thêm vào đó ASEAN còn đang trong tiến trình thỏa thuận đàm phán Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) Một khi đàm phán thành công Hiệpđịnh này, một không gian kinh tế mở toàn Đông Á sẽ mở ra với một môi trườngkinh tế vô cùng năng động, với GDP chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu và quy môthị trường chiếm ½ dân số thế giới

1.2.4 Bản chất của AEC

- Theo nhận định của các lãnh đạo cấp cao ASEAN, AEC tuy được gọi làmột “Cộng đồng kinh tế” nhưng nó chưa thực sự gắn kết như một Cộng đồngkinh tế thực sự Lấy ví dụ về Cộng đồng Kinh tế EU, đây thực sự là một môhình Cộng đồng Kinh tế kiểu mẫu do nó có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, sử dụngchung một ngôn ngữ, một đồng tiền tệ và có những cam kết ràng buộc các quốcgia thành viên với lộ trình thực hiện cụ thể

- Có thể nói AEC là một đích đến thông qua việc thực hiện bốn mục tiêu

đã được nêu ở phần trên của các quốc gia ASEAN “trong đó chỉ mục tiêu một làđược thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏathuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình

và thực hiện một số sáng kiến khu vực”

Trang 15

(Trung tâm WTO, 2014)

- AEC thực chất không phải một thỏa thuận hay hiệp định được quy địnhbằng các cam kết ràng buộc mà nó là một tiến trình, quá trình hình thành AECphải mất một khoảng thời gian, và sau khi hình thành các quốc gia ASEAN vẫnphải tiếp tục hội nhập vào kinh tế khu vực bằng việc ký kết với nhau rất nhiềucác hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố… mà có thể ràng buộc thực thi hoặc có thểmang tính chất tham khảo, tự nguyện áp dụng

Để đi đến hình thành lên AEC ngày nay, các quốc gia thành viên ASEAN

đã phải trải qua một quá trình thông qua việc thực hiện các cam kết đã được kýkết trước đây (tiếp tục thực hiện theo lộ trình trong thời gian tới)

Thực thi từ phía Chính phủ: Theo thông tin của Bộ Công Thương, trongcác đợt rà soát hàng năm về lộ trình tổng thể cho việc thành lập AEC, Việt Namthường đạt được kết quả rà soát là đã hoàn thành được 85-90% khối lượng côngviệc, tỷ lệ này là cao so với các nước trong khu vực Trong kỳ rà soát tháng10/2014, Việt Nam và Singapore đạt tỷ lệ hoàn thành 90% các biện pháp, trongkhi bình quân chung của các nước ASEAN là 82,1%

1.2.5 Các khuôn khổ và lĩnh vực hợp tác trong AEC

- Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM)

- Hội đồng AFTA và các FTA ASEAN và các nước đối tác

+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – China (ACFTA)

+ Hiệp định Khung về Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Japan(AJCEP)

+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Korea (AKFTA)

+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - India (AIFTA)

+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Australia – New Zealand(AANFTA)

+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – EU

+ Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)

Trang 16

- Hội đồng Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA)

- Kế hoạch Tổng thể và Kết nối ASEAN (MPAC)

- Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI)

+ Hợp tác về giao thông vận tải

- Hợp tác Tiểu vùng Mê Công

1.2.6 Các hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN

1.2.6.1 Khái quát các hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN

Bên cạnh hợp tác về thương mại và dịch vụ thì hoạt động hợp tác về đầu

tư của ASEAN đã được khởi nguồn từ lâu thông qua các Hiệp định hợp táctrong lĩnh vực này Tuy nhiên trong quá khứ khi mà Hiệp hội chưa được thànhlập thì các diễn biến hợp tác trong lĩnh vực đầu tư còn khá chậm, không mấytích cực Các hoạt động ấy chủ yếu dựa trên việc thực hiện các thỏa thuận songphương giữa các quốc gia nội khối ASEAN Dần dần, khi mà hội nhập khu vựcdiễn ra rộng rãi theo cả chiều rộng và chiều sâu bằng sự ra đời của nhiều thỏathuận thương mại song phương trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia trongkhối, các lãnh đạo cấp cao của ASEAN, đứng trên quan điểm của các Bộ trưởngkinh tế của các nước ASEAN+6, vào ngày 15 tháng 12 năm 1987 đã ký kếtHiệp định hợp tác về đầu tư đầu tiên của ASEAN Hiệp định này ban đầu có tên

là Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (IGA), chính thức có hiệu lực thựcthì vào ngày 02 tháng 08 năm 1988 Vào năm 1996, Hiệp định này được sửa đổi

bổ sung, tuy nhiên nhìn chung thì nội dung của Hiệp định còn hạn chế, chỉ baogồm 13 điều khoản chung nhất nhằm bảo hộ và khuyến khích đầu tư như “đảmbảo đối xử công bằng, bình đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và

Trang 17

bồi thường, quyền chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền,

cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định” (Bùi Thị NgọcLan & Đoàn Quỳnh Thương, 2016)

Vào những năm 90, tình hinh kinh tế chính trị của thế giới nói chung vàcủa khu vực ASEAN nói riêng có nhiều biến động lớn, điển hình nhất là sự kếtthúc của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai thái cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủnghĩa trên thế giới “Đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng, sự kiện này đãlàm giảm bớt các cam kết an ninh mà đi kèm với nó là những giúp đỡ về kinh tếcủa USA và China đối với các quốc gia thành viên ASEAN, khiến các nướctrong khối bắt đầu phải tự mình đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế từmột số nước có nền kinh tế mới nổi như China, India và một số tổ chức quốc tếkhu vực đang ngày một lớn mạnh như Liên minh Châu Âu (EU), NAFTA,MERCOSUR” (Bùi Thị Ngọc Lan & Đoàn Quỳnh Thương, 2016)

Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khuvực nói riêng diễn ra ngày càng sôi động, các nước tích cực mở cửa giao thương

và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào nước mình Dần dần, vốn đầu

tư nước ngoài trở thành chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển kinh tế của cácquốc gia Một số thị trường có sức hút đầu tư rất lớn như là China, Russia, WestEurope, các quốc gia này có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, và mộtlợi thế quan trọng hàng đầu chính là chính sách mở cửa đầu tư Trước tình hình

đó, để không bị tụt hậu về phía sau thì ASEAN buộc phải thay đổi những chínhsách của mình Những chính sách mới phải có tác động làm nâng cao tính hấpdẫn của khu vực trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu

tư từ các thành viên ASEAN nói riêng, khuyến khích dòng vốn đầu tư tăngnhanh và tăng mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của về đầu tư cho toàn khối.Thống nhất với mục tiêu trên, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 diễn ravào tháng 12 năm 1995, ASEAN đã có những sáng kiến mới trong lĩnh vực hợptác đầu tư mà cụ thể là đưa ra Chương trình hành động ASEAN về hợp tác và

Trang 18

xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và sáng kiến thành lập Khu vực thương mạiđầu tư ASEAN Gần ba năm sau, vào ngày 07 tháng 10 năm 1998, tại Hội nghị

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 được tổ chức tại Manila, Philippines,Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) chính thức ra đời Hiệp địnhbắt đầu có hiệu lực từ ngày 21 tháng 06 năm 1999 AIA phát huy các điểmmạnh của IGA, đồng thời phát triển ở mức cao hơn do AIA có thêm nhiều “cácthỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và hàihòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực hiện trong ASEAN; loạitrừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụng nguyên tắc đối xử quốcgia đối xử tối huệ quốc, bảo hộ đầu tư” (Bùi Thị Ngọc Lan & Đoàn QuỳnhThương, 2016) Tất cả những điểm mạnh trên khiến cho AIA hơn hẳn IGAtrong việc tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh, tự do và minh bạch hơn

IGA và AIA đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong việc thúc đẩylượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào ASEAN trong thời kỳ trước.Năm 1970, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN là 460 triệu USD

và đến năm 1997 thì con số này đã tăng lên 34100 triệu USD, tức là trong còn

27 năm, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên gấp 74 lần.Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây nhất bắt nguồn từ cuộckhủng hoảng tài chính USA, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nội khối vẫntăng mạnh mẽ, tăng 74,4 triệu USD so với dự đoán của giới chuyên môn Tuyvậy, hiệp định AIA vẫn chưa thực sự hấp dẫn những nhà đầu tư khó tính vì vẫncòn tồn tại những mặt hạn chế

Năm 2003, các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đã có những đề xuấtđầu tiên về ý tưởng thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN “Tuyên bố Bali 2 ghinhận rằng hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ xây dựng cơ chế

và các biện pháp mới để tăng cường thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện có baogồm Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN vềdịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); thúc đẩy hội nhập khu vực

Trang 19

các lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện cho sự di chuyển của thể nhân, lao động lànhnghề và nhân tài; củng cố các thể chế của ASEAN, bao gồm cả việc cơ chế giảiquyết tranh chấp hiện có để giải quyết các tranh chấp về kinh tế nhanh chóng vàràng buộc về mặt pháp lý; hướng tới mục tổng thể là tạo lập một khu vực kinh

tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao vàhội nhập vào nền kinh tế toàn cầu Với những mục tiêu mới của AEC, nhiềuđiều khoản trong AIA và IGA không đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ranhư AIA chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận vềbảo hộ đầu tư theo IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mạitrong khu vực” (Bùi Thị Ngọc Lan & Đoàn Quỳnh Thương, 2016) Nhận thứcđược sự thay đổi đó, vào ngày 26 tháng 02 năm 2009, Hiệp định đầu tư toàndiện ASEAN (ACIA) chính thức được ký kết giữa các quốc gia thành viênASEAN sau gần 3 năm chuẩn bị và biên soạn Là một Hiệp định thừa hưởngnhững điểm mạnh của những hiệp định cũ và phát huy thêm các điểm mạnhkhác của mình, ACIA hứa hẹn hướng ASEAN trở thành một môi trường đầu tưhấp dẫn hơn bao giờ hết Hiệp định ACIA có hiệu lực vào ngày 29 tháng 03năm 2012

1.2.6.2 Những điểm mới cơ bản theo qui định của ACIA so với qui định của AIA và IGA

* Khác biệt về hình thức

Nói về số lượng thì số lượng các điều khoản trong AIA và IGA đều ít hơn

so với ACIA Cụ thể đó là AIA có 21 điều khoản, IGA có 14 điều khoản, trongkhi đó ACIA có tới 49 điều khoản Điều này là dễ hiểu do ACIA là sự kế thừa

và bổ sung từ hai hiệp định trước đó Thêm vào đó, ACIA kèm thêm hai phụ lục

và một danh sách bảo lưu các quốc gia thành viên ở phía cuối Hiệp định

* Khác biệt về nội dung

Trang 20

- ACIA chứa định những qui định khá toàn diện về khu vực đầu tưASEAN theo đó hoạt động đầu tư trong ASEAN bao gồm bốn trụ cột: tự do hóađầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư (Điều 2).

IGA là văn bản đầu tiên ghi nhận những qui định về hoạt động đầu tưtrong phạm vi khu vực ASEAN, tuy nhiên văn bản này chỉ dừng lại ở những quiđịnh liên quan tới các yếu tố về bảo hộ đầu tư và xúc tiến đầu tư Cụ thể,theoqui định tại Khoản 1 Điều IV “Mỗi bên kí kết trong phạm vi lãnh thổ của mình

sẽ đảm bảo bảo hộ đầy đủ đối với các khoản đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu

tư của bên kí kết khác theo qui định của bên kí kết đó” Tiếp theo các qui địnhtại Điều VI, VII, VIII, IX, X lần lượt ghi nhận các qui định liên quan tới bảo hộđầu tư như: tịch biên và bồi thường, chuyển tiền, thế quyền và giải quyết tranhchấp Nếu như IGA tập trung vào hai nội dung bảo hộ đầu tư và xúc tiến đầu tưthì AIA ghi nhận những qui định liên quan tới các thành tố của hoạt động tự dohóa đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến dầu tư Theo qui định tại Khoản 1Điều 6 các quốc gia thành viên cùng cam kết xây dựng và thực hiện các chươngtrình sau: hợp tác và thuận lợi hóa, xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết,thuận lợi hóa đầu tư Như vậy, những nội dung được qui định trong IGA và AIAkhông mang tính toàn diện như ACIA, bởi lẽ xét đến bối cảnh IGA được banhành xuất phát từ những nỗ lực ban đầu của ASEAN nhằm khuyến khích vàbảo hộ nguồn di chuyển vốn trong nội bộ ASEAN cho nên văn bản này chỉ tậptrung vào hai nội dung chính là bảo hộ và xúc tiến đầu tư

Trong khi đó, với bối cảnh như đã được trình bày tại phần 1 nhằm thiếtlập Khu vực đầu tư ASEAN cho nên những nội dung pháp lý được ghi nhậntrong AIA ở phạm vi rộng hơn so với IGA Tuy nhiên văn bản này vẫn chưa baoquát hết được những nội dung pháp lý cần thiết để khuyến khích hoạt động đầu

tư trong ASEAN một cách hiệu quả hơn

Trong bối cảnh ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung vàCộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng, ACIA được ban hành trên cơ sở tích hợp

Trang 21

những qui định của hai văn bản trước đồng thời bổ sung thêm những qui địnhmới Nói cách khác, các nội dung pháp lý của ACIA mang tính toàn diện hơn vàtheo đó hoạt động đầu tư của ASEAN bao gồm 4 trụ cột: tự do hóa đầu tư, bảo

hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư Bên cạnh đó ACIA còn quiđịnh rõ ràng mối quan hệ giữa các qui định về tự do hóa đầu tư và bảo hộ đầu

tư, ngược lại IGA và AIA là hai hiệp định riêng rẽ và không có sự phân định rõràng các qui định giữa hai hoạt động này

- ACIA ngay lập tức dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu

tư nước ngoài tại ASEAN với thời hạn đạt được môi trường đầu tư mở và tự dođược rút ngắn vào năm 2015 Trong khi đó, AIA dành ưu đãi cho nhà đầu tưASEAN đầu tiên và sau đó sẽ dành ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài tạiASEAN vào năm 2020

Có thể thấy rằng những qui định trong IGA và AIA còn mang tính phânbiệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN Điều này có thể được lýgiải bởi trong bối cảnh ban hành hai hiệp định trên khi ASEAN đã bắt đầu cónhững động thái tích cực nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài trong khu vực,nhưng vẫn lựa chọn những bước đi an toàn tức là ưu tiên cho quyền lợi của cácnhà đầu tư ASEAN Tuy nhiên, chuyển sang bối cảnh ban hành ACIA có thểthấy rằng văn bản này được ban hành khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóadiễn ra mạnh mẽvà để đảm bảo cho nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu

tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, ACIA dành ưu đãi ngay lập tức đối vớinhà đầu tư nước ngoài mà không có sự phân biệt đối xử với nhà đầu tư ASEAN.Điều này thể hiện sự tiến bộ lớn trong chính sách của ASEAN cũng như việcđảm bảo thực hiện tuân thủ những qui tắc chung của cuộc chơi mà các tổ chứcquốc tế đã đặt ra, tiêu biểu là những qui định được đưa ra trong các văn bản củaWTO

- ACIA đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN mộtcách toàn diện hơn và phù hợp với những hoạt động đầu tư hiện hành

Trang 22

Thứ nhất, định nghĩa về “nhà đầu tư” Theo qui định của IGA, nhà đầu tưbao gồm hai chủ thể: công dân (nationals) và công ty (company) Như vậy phạm

vi chủ thể nhà đầu tư theo IGA tương đối hẹp chỉ dừng lại công dân của quốcgia thành viên và công ty dưới các loại hình công ty cổ phần, công ty hợp danh

và hiệp hội kinh doanh khác AIA có sự mở rộng về phạm vi nhà đầu tư theo đónhà đầu tư bao gồm công dân của quốc gia thành viên và pháp nhân Tuy nhiênđến khi ACIA được ban hành, định nghĩa về nhà đầu tư được mở rộng hơn rấtnhiều và phù hợp với các qui định hiện hành trong các hiệp định đa phươngcũng như mục tiêu hoàn thành việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vàonăm 2015 Theo qui định tại Khoản d Điều 4 nhà đầu tư bao gồm thể nhân vàpháp nhân của quốc gia thành viên đang hoặc đã tiến hành hoạt động đầu tưtrong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác Thể nhân được hiểu là người mangquốc tịch hoặc quyền công dân hoặc quyền thường trú trên lãnh thổ của quốcgia thành viên theo qui định của pháp luật quốc gia đó Như vậy không chỉ dừnglại ở chủ thể là công dân của quốc gia thành viên, ACIA còn mở rộng những ưuđãi cho nhà đầu tư được quyền thường trú theo luật định của quốc gia thànhviên Đối với chủ thể tiếp theo là pháp nhân được hiểu là bất cứ thực thể pháp línào được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của một quốc gia thành viên vìlợi nhuận hay phi lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước baogồm công ty, tập đoàn, liên danh, liên doanh, doanh nghiệp một chủ, hiệp hộihoặc tổ chức Bên cạnh đó pháp nhân theo qui định của ACIA còn mở rộng đốivới doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu mang quốc tịch của một quốc giathành viên ASEAN, khi đầu tư sang quốc gia thành viên khác sẽ đương nhiên lànhà đầu tư ASEAN

Thứ hai, bên cạnh giải thích chi tiết một số thuật ngữ đã được qui định ởcác văn bản trước, ACIA bổ sung một số định nghĩa mới nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho việc áp dụng các qui định liên quan một cách thống nhất trên thực

tế như “đồng tiền tự do sử dụng”, “khoản đầu tư”

Trang 23

- Hoạt động tự do hóa đầu tư theo qui định của ACIA rộng hơn rất nhiều

so với qui định trong IGA và AIA

ACIA qui định tự do hóa đầu tư sẽ được thực hiện trong những lĩnh vựcsau: sản xuất công nghiệp; nông nghiệp; nghư nghiệp; lâm nghiệp; khai khoáng

và khai thác đá; các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp,nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khái thác đá Bên cạnh đó

để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong tương laiACIA qui định hoạt động tự do hóa cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vựcnào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành

Để tiến hành xóa bỏ rào cản đối với đầu tư là các biện pháp cấm đầu tư,Điều 7, Điều 8 của ACIA qui định xóa bỏ các biện pháp cấm đầu tư cụ thể cấmcác yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài (PR) và biện pháp liên quan đến quản trịdoanh nghiệp Đây là qui định hoàn toàn mới so với IGA và AIA Theo đó đốivới các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài các quốc gia không được

áp dụng các nhóm biện pháp sau: các biện pháp về “yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa”,các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại”

- ACIA qui định một cách chi tiết trình tự thủ tục giải quyết tranh chấpgiữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên

Nếu như AIA dẫn chiếu quy định của Nghị định thư về cơ chế giải quyếttranh chấp làm cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên vềhoạt động đầu tư, nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi các tranh chấp liên quan tớiviệc giải thích và áp dụng AIA hoặc bất kì thỏa thuận nào khác phát sinh từAIA thì ACIA qui định một phần riêng về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư

và quốc gia thành viên từ Điều 28 đến Điều 41 Phạm vi giải quyết tranh chấp lànhững tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản của các bên liên quan cụ thểnhững tranh chấp về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, quản trị cấp cao vàHội đồng quản trị, đối xử đầu tư, bồi thường trong trường hợp xung đột; chuyềntiền; quản lý, điều hành, bán hoặc hủy bỏ một khoản đầu tư được cơ quan có

Trang 24

thẩm quyền của quốc gia thành viên có tranh chấp xác nhận bằng văn bản;khoản đầu tư của nhà đầu tư được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩmquyền của quốc gia thành viên bị thiệt hại di hành vi vi phạm gây ra.

Có thể thấy rằng đây không phải là qui định hoàn toàn mới mà còn là mộtđiểm tiến bộ trong các qui định của ACIA Tranh chấp, xung đột xảy ra tronglĩnh vực kinh tế, đặc biệt là hoạt động đầu tư là một điều không thể tránh khỏitrên thực tế Cho nên để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với nhà đầu tưASEAN đã có những nỗ lực trong việc ban hành những qui định về giải quyếttranh chấp trong lĩnh vực này một cách thống nhất, tiến bộ và phù hợp với đặcthù riêng của ASEAN

1.3 Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư trong khuôn khổ AEC

Việt Nam cùng chung quan điểm với các nước thành viên ASEAN kháctrong việc tạo ra một thể chế đầu tư tự do, mở cửa, thuận lợi và cạnh tranh nhằmthúc đẩy đầu tư nội khối và thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN Luật Đầu tư

số 59/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 8, thông qua ngày29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Đầu tư nước ngoàinăm 1987 và Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước năm 1998 là một bước tiếnquan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư tự do, thông thoáng, thuậnlợi và cạnh tranh hơn tại Việt Nam Một số điểm nổi bật của Luật Đầu tư 2005

có thể kể đến là:

- Chính sách đảm bảo đầu tư: Đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản hợppháp của nhà đầu tư; Không bị tịch thu, quốc hữu hóa; Nhà đầu tư được lựachọn ưu đãi theo hướng thuận lợi nhất nếu có sự thay đổi về chính sách, phápluật; Áp dụng nguyên tắc “không hồi tố” theo thông lệ quốc tế; Áp dụng theoquy định của điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

có quy định khác với quy định của Luật đầu tư trong nước

Trang 25

- Thủ tục gia nhập thị trường: Các thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấyphép kinh doanh, điều chỉnh hoạt động theo hướng ngày càng cởi mở và thuậnlợi hơn cho nhà đầu tư Ví dụ nhà đầu tư có giấy phép đầu tư thì không cần giấyphép đăng ký kinh doanh nữa (trước đây là hai thủ tục khác nhau); Nhà đầu tư

tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của dự án mà không cần đến sự thẩm tracủa Nhà nước Ngoài ra, các thủ tục đầu tư được quy định cụ thể trong Luậtgiúp rút ngắn thời gian xin giấy phép đầu tư

- Lĩnh vực đầu tư: Luật quy định rõ ba nhóm bao gồm lĩnh vực ưu đãi đầu

tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư Nhà đầu tư nước ngoàiđược tự do đầu tư vào các lĩnh vực còn lại ngoài các lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnhvực đầu tư có điều kiện

Ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 được Quốc hộikhóa XIII ban hành sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư 2005, có hiệu lực từngày 01/07/2015 Luật sửa đổi với 6 điểm cải cách quan trọng nhất Bảo đảmthực hiện nguyên tắc Hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dântrong các ngành, nghề mà Luật không cấm, trong đó, việc tập hợp, rà soát vàquy định cụ thể hai Danh mục nêu trên tại Luật này theo phương pháp loại trừ(chọn bỏ) đã góp phần đổi mới căn bản nguyên tắc áp dụng pháp luật, từ việcnhà đầu tư chỉ được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh những ngànhnghề mà pháp luật cho phép sang nguyên tắc được tự do đầu tư kinh doanh tẩt

cả các ngành nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện Củng

cố, hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của Hiến pháp vàđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Hoàn thiện các quy định về ngành,nghề ưu đãi đầu tư cũng như các nguyên tắc, điều kiện áp dụng ưu đãi nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư Tiếp tục cải cách thủ tục hànhchính gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc triểnkhai thực hiện dự án đầu tư, trong đó, bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kýđầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước, đơn giản hoá hồ sơ, trình tự,

Trang 26

thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu

tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (xuống còn 15 ngày) Hoàn thiện chế độ phâncấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư giúp giảmđáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính Hoàn thiện các quy định về hoạtđộng đầu tư ra nước ngoài

Có thể nói, Luật Đầu tư 2014 nhằm thể chế hóa nguyên tắc Hiến định vềquyền tự do kinh doanh của công dân trong những ngành, nghề pháp luật khôngcấm và hoàn thiện môi trường cơ chế chính sách về đầu tư, tạo điều kiện thuậnlợi và minh bạch hơn nữa huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong vàngoài nước Luật Đầu tư 2014 góp phần hiện thực hóa quan điểm, chủ trươngcủa Đảng tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN,đồng thời hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo hộ đầu tư, phù hợp các camkết của Việt Nam về mở cửa thị trường, tự do hóa đầu tư Luật cũng tạo bướcchuyển biến về thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện đầu tư

Ngoài Luật Đầu tư 2014 còn phải kể đến một số Luật như Luật Kinhdoanh Bất động sản 2014, Luật Doanh nghiệp 2015, Luật chuyển giao côngnghệ 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015,

Bên cạnh đó còn có các công văn, quyết định, nghị định cũng được banhành nhằm bảo hộ đầu tư, xúc tiến thúc đẩy hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư từcác thành viên trong ASEAN cũng như từ các nước trên thế giới như:

- Nghị định số 120/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 về Danh mục công nghệ khuyếnkhích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mụccông nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam

- Ngày 25/11/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển vàDanh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, có hiệu lực từ

Trang 27

ngày 15/01/2015 Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư phát triển 58 công nghệcao và 114 sản phẩm công nghệ cao.

Trong Quyết định 66/2014/QĐ-TTg nêu trên cũng quy đinh đối với cáccông nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao không nằm trong Danh công nghệcao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được

khuyến khích phát triển, nhưng thuộc trường hợp cấp thiết phục vụ nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội thì Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các

Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh

- Ngày 15/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quyđịnh chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp Trong đó quy định rõ

về thời gian, vốn đầu tư, điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động đối với các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Ngày 18/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 123/2015/TT-BTChướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam,thay thế Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chínhhướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoánViệt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015 Thông tư nhấn mạnhkhông hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại tổ chức kinh doanh chứng khoán

- Ngày 30/09/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP vềhoạt động giám sát và đánh giá đầu tư, thay thế cho Nghị định 113/2009/NĐ-CPngày 15/12/2009 Nghị định 84/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày20/11/2015 Nghị định này quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự ánđầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đốivới hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phígiám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tưvấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư; điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh

Trang 28

giá dự án đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cánhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2014-2015

2.1.1 Thế giới

Trong giai đoạn năm 2014-2015, các nền kinh tế lớn trên thế giới pháttriển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng tuy nhiên còn gặp nhiều yếu tố bất lợitrong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổilại gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực đồngtiền Bên cạnh đó, khu vực EU bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạtkinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một sốquốc gia Triển vọng phát triển kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan.Thương mại toàn cầu giảm sút do tổng cầu không cao Kinh tế thế giới chưa lấylại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm do những khó khăn liên tiếp trongnhững năm vừa qua Tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tếĐông Nam Á giảm Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảmgiá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tácđộng mạnh tới kinh tế thế giới Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa

có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu Đối với các quốcgia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũngnhư cải thiện cán cân thanh toán Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thựctrạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiềuhướng thuận lợi và khó khăn đan xen

Trang 30

thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trongnước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp

Trang 31

2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2015

2014-T

Đơn vị tính

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh (%) 2014

với 2013

2015 với 2014

Trang 32

- Trong năm 2015, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngânđược 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014.

* Tình hình xuất nhập khẩu:

Năm 2014:

- Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (có tính dầu thô) trong năm 2014 đạt101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạchxuất khẩu Xuất khẩu không tính dầu thô trong năm đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7%

so với cùng kỳ 2013

- Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính đến tháng 12 năm 2014đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kimngạch nhập khẩu Tính chung 12 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu17,03 tỷ USD

Năm 2015: Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong

12 tháng năm 2015 đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014 vàchiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu Nhập khẩu của khu vực đầu tư nướcngoài 12 tháng năm 2015 đạt 97,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2014

và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu Tính chung trong 12 tháng năm

2015, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 17,15 tỷ USD

2.2.2 Tình hình cấp GCNĐT

Năm 2014:

- Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15/12/2014 cả nước có1.588 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, tăng9,6% so với cùng kỳ năm 2013

- Đến 15/12/2014, có 594 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốnđăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013

Năm 2015: Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài,tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấpGCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ

Trang 33

năm 2014 Có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng kýtăng thêm là 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014.

2.2.3 Tình hình đầu tư theo các tiêu chí

* Theo lĩnh vực đầu tư

Dựa vào hai bảng số liệu, ta thấy:

Năm 2014: Lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm

là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 774 dự án đầu tư đăng ký mới,tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,49 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu

tư đăng ký trong 12 tháng năm 2014 Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứngthứ hai với 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm

là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Đứng thứ 3 là lĩnh vựcxây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm5,2% tổng vốn đăng ký

Biểu

đồ 2.1: Đầu

tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo lĩnh vực đầu tư

Năm2015: Lượngvốn đầu tưtrực tiếpnước ngoàirót vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo làlĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 955 dự

án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và

15 lĩnh vực khác

Trang 34

tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực sảnxuất, phân phối điện đứng ở vị trí thứ hai với hai với 9 dự án đăng ký cấp mới

và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư Đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanhbất động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu

tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư

66.9 12.3

16 lĩnh vực khác

Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo lĩnh vực đầu tư

* Theo đối tác đầu tư:

Năm 2014: Trong 12 tháng năm 2014, đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổđăng ký đầu tư tại Việt Nam Korea dẫn đầu bảng với tổng vốn đầu tư đăng kýcấp mới và vốn tăng thêm là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vàoViệt Nam; Hong Kong đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới

và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng

vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷUSD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Japan đứng ở vị trí thứ 4 vớitổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổngvốn đầu tư vào Việt Nam

Trang 35

Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm

2014 theo đối tác đầu tư

Năm2015: Đã có

62 quốc gia

và vùng lãnhthổ có đăng

ký đầu tư tại Việt Nam Korea dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăngvốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Japan đứng vị trí thứ ba với số vốnđầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Taiwan vươn lên vị trí thứ

tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư

36.2

14.8 13.8

10.1

25.1

Korea Hong Kong Singapore Japan

56 quốc gia khác

Ngày đăng: 26/06/2016, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w