1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở việt nam

184 772 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Hiện tại theokhảo sát của tác giả chưa có một nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá các nhân tốảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA cho các dự án, trong đó có dự án về đường sắt đô thị bằng

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU vii

1.Tính cấp thiết của đề tài - 1

2 Mục tiêu nghiên cứu -2

3 Câu hỏi nghiên cứu -3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -3

5 Phương pháp nghiên cứu -3

6 Đóng góp mới của luận án - 4

7 Kết cấu luận án -4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA VÀO PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 5

1.1 Một số vấn đề lý luận về ODA - 5

1.1.1 Khái niệm về ODA -5

1.1.2 Bản chất của ODA -6

1.1.2.1 Phân loại theo phương thức hoàn trả: -7

1.1.3.2 Phân loại theo nguồn cung cấp -8

1.1.3.3 Phân loại theo mục đích sử dụng ODA -8

1.1.3.4 Phân loại theo điều kiện ODA -9

1.1.4 Các nguồn cung cấp ODA trên thế giới -9

1.1.4.1 Các đối tác cung cấp ODA song phương -9

1.1.4.2 Các đối tác cung cấp ODA đa phương -9

1.1.5 Vai trò của ODA -10

1.1.5.1 Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận -10

1.1.5.2 Vai trò của ODA đối với các nước tài trợ -11

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn ODA - 12

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA -12

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA -13

Trang 2

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA -13

1.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh vĩ mô -14

1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai từng dự án -15

1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án -18

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước -18

1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài -20

1.4 Khoảng trống nghiên cứu - 21

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết - 23

2.1.1 Mô hình nghiên cứu -23

2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu -24

2.2 Quy trình nghiên cứu - 27

2.3 Thiết kế nghiên cứu -29

2.3.1 Phát triển mô hình nghiên cứu -29

2.3.2 Phát triển các thang đo cho các nhân tố trong mô hình - 30

2.3.2.1 Thiết lập thang đo nháp bằng phỏng vấn bán cấu trúc -30

2.3.2.2 Đánh giá các thang đo thiết lập được bằng phương pháp Delphi đa chuyên gia phỏng vấn hai vòng -32

2.3.2.3 Hiệu chỉnh thang đo cho điều tra sơ bộ và chính thức -41

2.3.3 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu -41

2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu -43

2.4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp -43

2.4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp định tính -43

2.4.3 Phân tích dữ liệu sơ cấp định lượng -45

2.4.3.1 Thống kê mô tả mẫu -45

2.4.3.2 Đánh giá sơ bộ thang đo -45

Trang 3

2.4.3.3 Đánh giá chính thức thang đo -46

2.4.3.4 Phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu -48

2.4.3.5 Kiểm định tính vững của mô hình bằng kiểm định bootstrap -48

2.4.3.6 Phân tích đa nhóm -48

2.4.3.7 Đánh giá hiện trạng của từng nhân tố và hiệu quả dự án qua các chỉ tiêu -49

2.5 Vấn đề đạo đức nghiên cứu -49

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

3.1 Thực trạng triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội -51

3.1.1 Về quy hoạch phát triển hệ thống đường sắt đô thị -51

3.1.2 Thực trạng triển khai các tuyến đường sắt thí điểm hiện nay -52

3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu -54

3.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo -55

3.3.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực tài chính” -55

3.3.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực tổ chức” -56

3.3.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực điều hành” -57

3.3.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” -58

3.3.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “khả năng thích nghi” - 59

3.3.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang do nhân tố “quản trị rủi ro” -61

3.3.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc “hiệu quả dự án” -62

3.4 Kết quả đánh giá chính thức thang đo -63

3.4.1 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố bằng mô hình đo lường -64

3.4.1.1 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “năng lực tài chính” -64

3.4.1.2 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “năng lực tổ chức” -64

3.4.1.3 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “năng lực điều hành” - 65

3.4.1.4 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” -66

3.4.1.5 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “khả năng thích nghi” -67

Trang 4

3.4.1.6 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố “hiệu quả dự án” -67

3.3.2 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố theo cặp khái niệm nghiên cứu -68

3.3.3 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố mô hình tới hạn - 69

3.5 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết -73

3.5.1 Kết quả phân tích mô hình SEM và kiểm định giả thuyết -73

3.5.2 Kiểm định tính vững của mô hình bằng phương pháp bootstrap -77

3.6 So sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả dự án theo các biến phân loại -78

3.6.1 So sánh sự khác biệt theo dự án -79

3.6.2 So sánh sự khác biệt về mức độ hiệu quả theo tính chất công việc -83

3.7 Đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện dự án và các nhân tố ảnh hưởng -87

3.7.1 Mức độ hiệu quả dự án -87

3.7.2 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tài chính” - 88

3.7.3 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tổ chức” -89

3.7.4 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực điều hành” -90

3.7.5 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” -91

3.7.6 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “khả năng thích nghi” -92

3.7.7 Đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “quản trị rủi ro” -93

3.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu -94

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM 101

4.1 Định hướng sử dụng vốn ODA cho các dự án trọng điểm -101

4.1.1 Đa dạng hóa nguồn vốn vay khác bên cạnh nguồn vốn ODA - 101

4.1.2 Huy động và sử dụng vốn ODA gắn với hiệu quả và đảm bảo an ninh tài chính -102

4.1.3Đảm bảo việc huy động và sử dụng một cách minh bạch, bền vững -103 4.1.4 Xây dựng lộ trình cho việc không sử dụng nguồn vốn ODA thay thế bằng

Trang 5

các nguồn vốn khác và cung cấp ODA cho các nước kém phát triển hơn -104

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị -104

4.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành dự án -105

4.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng thích nghi trong quá trình triển khai dự

án -109 4.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho dự án -114

4.2.4 Các giải pháp khác -117

4.3 Kiến nghị -117

4.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo -119

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo đánh giá 33

Bảng 2.2 Kết quả đánh giá lựa chọn thang đo 34

Bảng 2.3 Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau 42

Bảng 3.1 Quy mô vốn đầu tư và giai đoạn thực hiện các tuyến thí điểm tại Hà Nội 53

Bảng 3.2 Kết quả phân loại đối tượng điều tra mẫu 55

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực tài chính” 56

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực tổ chức” 57

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực điều hành” 58

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” 59

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố “khả năng thích nghi” lần thứ nhất 60

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “khả năng thích nghi” lần thứ hai 61

Bảng 3.9 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “quản trị rủi ro” 62

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc “hiệu quả dự án” 63

Bảng 3.11 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố theo cặp khái niệm nghiên cứu 68

Bảng 3.12 Hiệp phương sai, tương quan giữa các biến 71

Bảng 3.13 Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích các nhân tố trong mô hình 72

Bảng 3.14 Kết quả ước lượng quan hệ giữa các biến nghiên cứu lần thứ nhất 75

Bảng 3.15 Kết quả ước lượng mô hình cuối cùng 77

Bảng 3.16 Kết quả đánh giá tính vững của mô hình bằng phương pháp bootstrap 78

Bảng 3.17 Kết quả ước lượng mô hình khả biến theo dự án 79

Bảng 3.18 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình theo dự án 83

Bảng 3.19 Kết quả ước lượng mô hình khả biến theo tính chất công việc 83

Bảng 3.20 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình theo vị trí công việc 87

Bảng 3.21 Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện dự án của các thành viên tham gia .88

Bảng 3.22 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tài chính” 89

Bảng 3.23 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực tổ chức” 90

Trang 7

Bảng 3.24 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “năng lực điều hành” 91

Bảng 3.25 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” 92

Bảng 3.26 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “khả năng thích nghi” 93

Bảng 3.27 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về nhân tố “quản trị rủi ro” 94

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 24

Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 27

Hình 2.3 Chu trình phát triển thang đo 30

Hình 2.4 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu 31

Hình 2.5 Quy trình phân tích dữ liệu định tính 43

Hình 2.6 Quy trình phân tích dữ liệu định lượng 45

Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch phát triển các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội tới năm 2030 52

Hình 3.2 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “năng lực tài chính” 64

Hình 3.3 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “năng lực tổ chức” 65

Hình 3.4 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “năng lực điều hành” 66

Hình 3.5 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “tầm nhìn của lãnh đạo” 66

Hình 3.6 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “khả năng thích nghi” 67

Hình 3.7 Phân tích CFA mô hình đo lường nhân tố “hiệu quả dự án” 68

Hình 3.8 Phân tích CFA mô hình tới hạn (chuaanrhoas) 70

Hình 3.9 Kết quả phần tích mô hình SEM (chuẩn hóa) lần thứ nhất 74

Hình 3.10 Kết quả phân tích SEM (chuẩn hóa) lần hai khi loại đi các biến ORG, OPE và RIS 76

Hình 3.11 Mô hình khả biến tuyến Cát Linh – Hà Đông 80

Hình 3.12 Mô hình khả biến tuyến Nhổn – Ga Hà Nội 81

Hình 3.13 Mô hình bất biến theo dự án 82

Hình 3.14 Mô hình khả biến theo nhóm lao động trực tiếp 84

Hình 3.15 Kết quả phân tích mô hình khả biến nhóm lao động gián tiếp 85

Hình 3.16 Kết quả phân tích mô hình bất biến theo nhóm lao động CMIN 157

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân đang tạo áp lực lên hệ thống hạtầng giao thông và đô thị hiện nay tại nước ta, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh Tính đến năm 2014 cả nước có 39 triệu xe máy, 2.2 triệu ô tô cácloại và gần 70 nghìn xe máy được đăng ký mới hàng quý (UBANGTQG, 2014), sốphương tiện cá nhân đã vượt quá quy hoạch đến năm 2020

Hiện tượng tắc nghẽ giao thông xảy ra rất phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường Tính riêng cho HàNội thiệt hại do tiêu hao nhiên liệu và công lao động do tắc nghẽn giao thông lên đến

600 triệu USD/năm (Phan Duy Toàn, 2012) và thải ra hàng ngàn tấn CO2 vào khôngkhí (Nguyễn Nga, 2012) Ngoài ra tắc nghẽn giao thông còn có tác động xấu đến sứckhỏe của cộng đồng như làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp ba lần (Thu Hương,2004)

Để giải quyết bài toán về vấn đề giao thông đô thị cần giảm được mật độ phươngtiện cá nhân và cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Điều này có thể làm đượcthông qua việc xây dựng hạ tầng cho giao thông và phát triển các dịch vụ giao thôngcông cộng bằng xe bus và đường sắt đô thị Việc sử dụng các phương tiện công cộng

là một giải pháp tốt để giảm hiện tượng tắc đường, giảm được khí thải độc hại ra môitrường do giảm được mật độ phương tiện cá nhân trên đường

Việc xây dựng hạ tầng cho hệ thống giao thông đòi hỏi nguồn vốn lớn, đặc biệt làvới hệ thống đường sắt đô thị (chi phí xây dựng, chi phí đền bù) Việc huy động nhữngnguồn vốn lớn cho những dự án như vậy là một trở ngại đối với các nước đang pháttriển như Việt Nam khi nguồn lực cho phát triển đất nước còn hạn chế Để giải quyếtvấn đề này thì việc huy động và sử dụng nguồn vốn như ODA là cần thiết

Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng đối với các nước kém và đang phát triển.ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sựphát triển lâu dài qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế Theo tính toán của WB(World Bank) nếu có chính sách hợp lý thì tăng 1% ODA sẽ giúp nền kinh tế tăngđược 0.5% GDP Tại Việt Nam trong 20 năm qua cũng đã nhận một lượng vốn ODAlớn từ các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản Mặc dù nguồn vốn ODA có xu hướnggiảm trong những năm gần đây do Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập ở mức

Trang 10

trung bình thấp Tuy nhiên nguồn vốn ODA vẫn được xem là một nguồn quan trọng vàViệt Nam vẫn nhận một lượng vốn ODA khá lớn Theo số liệu của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư năm 2014 tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ đạtkhoảng 5 tỷ USD.

Các nghiên cứu về hiệu quả ODA đối với nền kinh tế các nước đang phát triểncho thấy ODA có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế (Durbarry, 2010; Driffield,2006; Mohey ud-din, 2005) Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu lại chỉ ra việc đầu tưODA chỉ là việc phân chia tài sản của người nghèo tại các quốc gia giàu có sang ngườigiàu tại các nước nghèo (Bauer, 1972) Tuy nhiên mọi người đều có cách nhìn lạcquan về giá trị mà ODA mang lại (Stern, 1974) Tại Việt Nam các nghiên cứu về ODAhiện nay chủ yếu tập trung việc tìm kiếm giải pháp thu hút vốn ODA và các đánh giáhiệu quả dự án sử dụng ODA (Phạm Thị Túy, 2007; Nguyễn Minh Hải, 2009; PhạmHồng Thái, 2011) hay các đánh giá kinh nghiệm quản lý ODA từ các nước (VươngThanh Hà, 2009) Đặc điểm chung của các nghiên cứu tại Việt Nam là những đánh giákinh nghiệm, phân tích những thực trạng và đề ra xuất giải pháp cho việc thu hút vànâng cao hiệu quả sử dụng ODA

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ODA một cách hợp lý có tác độngtích cực đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển (WB) Tuy nhiên cácnghiên cứu trên thế giới chủ yếu đánh giá một cách tổng thể ảnh hưởng của ODA tớinền kinh tế (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006; Adam & Asu, 2014) Các nghiên cứutại Việt Nam chủ yếu là những đánh giá, nhận định về việc thu hút và sử dụng ODA(Phạm Thị Túy, 2007; Nguyễn Minh Hải, 2009, Vương Thanh Hà, 2009) và chủ yếu

sử dụng các phương pháp định tính mà thiếu các nghiên cứu định lượng Hiện tại theokhảo sát của tác giả chưa có một nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá các nhân tốảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA cho các dự án, trong đó có dự án về đường sắt

đô thị bằng các phương pháp định lượng Do đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt

đô thị ở Việt Nam“ làm nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng vốn ODA, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA vàophát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam

Trang 11

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ODA và các nhân tố ảnh hưởng tớihiệu quả dự án sử dụng ODA

Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA vào pháttriển đường sắt đô thị tại Việt Nam

Thứ ba, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố hiệu quả sử dụng vốnODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam

Thứ tư, thông qua đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốnODA đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho các dự ánđường sắt đô thị

3 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

(1) Những nhân tố chính nào ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện dự án ODA ở khíacạnh triển khai dự án ?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả thực hiện dự án ODA đối với

dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam như thế nào ?

(3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện dựa án ODA nói chung và các dự

án sử dụng vốn ODA trong phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Về nội dung luận án đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam, đi sâu phân tích các dự

án đường sắt đô thị tại Hà Nội Cụ thể luận án chỉ tập trung vào việc phân tích ảnhhưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai dự án.Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại ViệtNam (thông qua nghiên cứu trường hợp các dự án tại Hà Nội)

- Về thời gian: Đánh giá thực trạng triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội

đã và đang triển khai trong giai đoạn 2010 – 2015, khảo sát điều tra thực hiện trongnăm 2015

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương phápđịnh lượng để tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốnODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội Các nghiên cứu định tính được sửdụng để khám phá, phát triển mô hình và giải thích sâu hơn cho kết quả nghiên cứuđịnh lượng Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm chứng các giả thuyết nghiêncứu và tính tin cậy của nghiên cứu (chi tiết xem tại chương 2)

6 Đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại những đóng góp cả về mặt học thuật vàthực tiễn

Về mặt học thuật, nghiên cứu đã xác định được khoảng trống nghiên cứu về sựthiếu vắng các mô hình đánh giá hiệu quả dự án ở khía cạnh triển khai cho các dự án.Kết quả tác giả đã phát triển một mô hình xây dựng các nhân tố tác động tới hiệu quả

dự án ODA và tiến hành kiểm định sự tin cậy của nó qua dữ liệu điều tra thực nghiệm

Từ mô hình được phát triển bao gồm sáu nhân tố là (1) năng lực tài chính;(2) năng lực

tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (5) khả năng thích nghi và(6) quản trị rủi ro Kết quả kiểm nghiệm từ dữ liệu thực nghiệm cho thấy có ba nhân tố

có ảnh hưởng thực sự đến sự đến hiệu quả thực hiện dự án là (1) năng lực tài chính; (2)năng lực điều hành và (3) khả năng thích nghi

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý để nâng cao hiệuquả thực hiện dự án đường sắt đô thị một cách khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu tậptrung vào ba nhóm giải pháp chính (1) Cải thiện năng lực quản trị tài chính dự án; (2)nâng cao hiệu quả điều hành dự án từ lãnh đạo và (3) Cải thiện khả năng thích nghicủa các bộ phận thực hiện dự án trước các biến đổi từ bên ngoài

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 13

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam.

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ODA VÀO PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

1.1Một số vấn đề lý luận về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

1.1.1 Khái niệm về ODA

Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA: Official Develoment Assistance) lànguốn vốn vay hỗ trợ các nước kém phát triển và đang phát triển để phát triển kinh tế-

xã hội, trong đó phần vốn viện trợ không hoàn lại tối thiểu là 25%

Lịch sử phát ra đời của nguồn vốn vay ODA bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứhai Để hỗ trợ đồng minh của mình tái thiết đất nước Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall

hỗ trợ các nước đồng minh sau chiến tranh (Fuhrer, 1993) Đến những năm 1970 Đạihội đồng Liên Hợp Quốc đề nghị các nước tài trợ dành ra một khoản 0.7% GNP để tạonguồn viện trợ cho các nước nghèo Ngày nay, ODA đã trở thành một nguồn tài trợlớn cho nhiều nước nghèo, các nước đang phát triển

Nghiên cứu về ODA đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu và mỗi tổ chứcđưa ra định nghĩa về ODA không thống nhất với nhau Điểm thống nhất với nhau giữacác định nghĩa là về mức hỗ trợ không hoàn lại tối thiểu là 25% mới được gọi là ODA.Đầu thập niên 1970, OECD đưa ra định nghĩa đầu tiên về ODA như sau “ODA là mộtgiao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộicủa các nước đang phát triển Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi

và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”(OECD, 1972) Ngân hàngthế giới (WB) định nghĩa “ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức,trong đó có chủ yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phảichiến ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA” (WB, 2001) Tại Việt Namtheo quy định của nghị định NĐ 17/2001/NĐ-CP, Chính phủ Việt Nam coi ODA làhoạt động hợp tác và phát triển giữa nhà nước Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm:(i) Chính phủ nước ngoài; (ii) Tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia Các hìnhthức cung cấp ODA bao gồm (a) ODA không hoàn lại, (b) ODA cho vay ưu đãi cóyếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%

Như vậy, quan niệm về ODA có thể được định nghĩa khác nhau nhưng đều thốngnhất với nhau ở khía cạnh yếu tố viện trợ không hoàn lại phải đạt ít nhất 25% Có thể định

Trang 15

nghĩa ODA tại Việt Nam như sau “Nguồn vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) là các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức liên chính phủ, liên quốc gia hoặc chính phủ nước ngoài có tính chất ưu đãi có hoàn lại hoặc không hoàn lại, trong đó phần vốn hỗ trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25%”.

1.1.2 Bản chất của ODA

Bản chất của ODA là nguồn vay hỗ trợ phát triển có ưu đãi đối với nước tiếpnhận nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn và giảm nghèo Ngoài yếu tố về ưuđãi, hỗ trợ nguồn vốn ODA còn gắn với các mục đích chính trị trong ngắn hạn của tổchức, nhà nước tài trợ

Thứ nhất ODA là nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo cho cácngước kém phát triển và đang phát triển Với mục đích giúp các nước kém phát triển vàđang phát triển có nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển xã hội dài hạn nguồn vốnODA thường hướng tới trợ giúp các nước thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn và giảmnghèo ODA cũng có tính chất đầu tư tức là đem lại cả lợi ích cho bên hỗ trợ và bên nhận

hỗ trợ Do có tính chất đầu tư nên các nguồn vốn vay ODA thường được sử dụng vào cácmục đích sau:

(1) Điều chỉnh hoàn thiện cơ cấu kinh tế Đối với những nước kém phát triển

nguồn vốn ODA có thể được sử dụng đề bù đắt cho thâm hụt cán cân thanhtoán quốc tế Điều này giúp cho việc quản lý ngân sách trong giai đoạn cải cách

hệ thống tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế tốt hơn

(2) Tăng nguồn vốn trong nước để chính phủ các nước kém phát triển, đang phát

triển có thể thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là hệ thống đầu

tư cơ sở hạ tầng kinh tế tạo tiền đề cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạohiệu ứng cho các khu vực vốn tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển

(3) Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân các nước kém phát triển và đang

phát triển thông qua các chương trình hỗ trợ giảm nghèo, cải cách giáo dục, y

tế, bảo vệ môi trường, vv

(4) Trợ giúp chính phủ các nước nhận hỗ trợ thực hiện các chương trình nghiên

cứu tổng hợp nhằm hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tưnhân qua điều tra khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhậnODA

Nhìn chung, ODA có tính chất đầu tư nhưng không sinh lời trực tiếp trong ngắnhạn mà hướng tới các mục tiêu có tính chất dài hạn, khả năng thu hồi vốn chậm nhưng

có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường cho sự phát triển của các khu vựcđầu tư khác, tăng cường sự hợp tác giữa nước cấp vốn ODA và nước tiếp nhận ODA

Trang 16

Thứ hai vốn ODA thường kèm theo lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn từ

phía nhà tài trợ Ngoài các mục tiêu hỗ trợ các nước đang phát triển việc cung cấpODA của các nước và tổ chức còn có những mục đích riêng khác như (i) lợi ích kinh

tế từ khoản vay ODA; (ii) mở rộng hợp tác quốc tế; (iii) mở rộng thị trường xuất khẩucủa nước cung cấp ODA thông qua các điều khoản hợp tác và (iv) đảm bảo an ninh,quốc phòng hoặc các mục tiêu chính trị khác Các biểu hiện để đạt được các mục tiêucủa bên cung cấp ODA thường thông qua các phương thức:

(1) Thông qua hợp đồng kí kết các nước tiếp nhận phải thực hiện những yêu cầu nhất định theo hướng có lợi cho bên viện trợ Xu hướng thế giới cho thấy các

nhà tài trợ giảm các khoản viện trợ không hoàn lại và tăng các khoản vay ưuđãi qua các điều kiện ràng buộc với nước tiếp nhận ODA như phải mua sảnphẩm, lựa chọn nhà thầu từ nước cung cấp ODA

(2) Vốn ODA có sự phân biệt giữa các nước tiếp nhận cần đáp ứng tiêu chuẩn

có tính chất cá nhân từ các nhà tài trợ Chỉ những nước đáp ứng được các

yêu cầu của nhà tài trợ mới được đầu tư các dự án ODA Ngược lại, các nướckhông có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn từ nhà tài trợ nhưng thực sự cầnvốn hỗ trợ phát triển lại không được thực hiện đầu tư

(3) Với những những hình thức viện trợ có tính chất ràng buộc, nước tiếp nhận vay có thể chịu mức lãi suất cao Chính vì vậy, ngoài nguồn vốn vay có được

để đầu tư phát triển, nước tiếp nhận cũng gánh thêm khoản lãi suất cần phảitrả cho nước viện trợ Vấn đề này cũng là một áp lực lớn trong việc sử dụnghiệu quả nguồn vốn ODA nếu không muốn dẫn tới tình trạng nợ ODA với các

dự án không hiệu quả

1.1.3 Phân loại ODA

Phân loại vốn ODA có nhiều cách khác nhau tùy vào từng tiêu chí phân loại Cóbốn cách phân loại chính đối với các hình thức ODA (Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2006;

Vũ Chí Lộc, 2012)

1.1.3.1 Phân loại theo phương thức hoàn trả

ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ không

phải hoàn trả cho bên tài trợ Có thể coi viện trợ không hoàn lại như một nguồn thucủa ngân sách Nhà nước, được sử dụng theo hình thức Nhà nước cấp phát lại cho cácnhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Viện trợ không hoàn lại chiếmkhoảng 25% trong tổng số vốn ODA trên Thế giới Viện trợ không hoàn lại thườngđược thực hiện dưới các dạng: Hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ nhân đạo bằng hiện vật

Trang 17

ODA vay ưu đãi: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền, với các điều

kiện ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trường), thời gian ân hạn và thời gian trảnợ; hoặc không chịu lãi mà chỉ chịu chi phí dịch vụ Vay ưu đãi chiếm tỷ trọng lớntrong tổng số vốn vay ODA trên Thế giới, là nguồn thu phụ thêm để bù đắp thâm hụtngân sách Nhà nước

ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu

đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại

Nhìn chung hiện nay các nước cung cấp ODA đang có chiều hướng giảm viện trợkhông hoàn lại; tăng hình thức tín dụng ưu đãi và ODA hỗn hợp

1.1.3.2 Phân loại theo nguồn cung cấp

ODA song phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức từ nước này cho

nước kia (nước phát triển cho nước đang hoặc kém phát triển) thông qua Hiệp địnhđược ký kết giữa hai Chính phủ Trong tổng số ODA lưu chuyển trên thế giới, phần tàitrợ song phương chiếm tỷ trọng lớn, có khi lên tới 80%, lớn hơn nhiều so với tài trợ đaphương

ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số tổ chức

tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), …; hoặc các tổ chức phát triển của Liên hợpquốc như: Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liênhợp quốc (UNICEF), Tổ chức nông lương thế giới (FAO),…; hoặc Liên minh Châu

Âu (EU), các tổ chức thuộc Liên minh Châu Âu, và các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

…cho các nước đang hoặc kém phát triển

1.1.3.3 Phân loại theo mục đích sử dụng ODA

Hỗ trợ cán cân thanh toán: Là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của

Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: Chuyển giao tiền tệ hoặc hiệnvật cho nước nhận ODA; Hỗ trợ nhập khẩu (tài trợ hàng hoá): Chính phủ nước nhậnODA tiếp nhận một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với các khoản cam kết, báncho thị trường nội địa và thu nội tệ

Hỗ trợ theo chương trình: Là hỗ trợ theo khuôn khổ đạt được bằng hiệp định với

các nhà tài trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA trong một khoảng thời gian màkhông phải xác định trước một cách chính xác nó sẽ sử dụng như thế nào Đây là loạihình ODA trong đó các bên lồng ghép một hay nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự

Trang 18

án, hay nhiều hợp phần.

Hỗ trợ theo dự án: Là khoản hỗ trợ, trong đó nước nhận hỗ trợ phải chuẩn bị chi

tiết dự án Loại hình hỗ trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn ODA và chủ yếutập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội Trị giá vốn của các dự án đầu tưthường lớn hơn và thời gian thực hiện dài hơn các loại dự án khác

Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại hình thường tập trung chủ yếu vào chuyển giao kiến thức

hoặc tăng cường cơ sở, lập kế hoạch, tư vấn, nghiên cứu tình hình thực tiễn, nghiêncứu tiền khả thi…Vốn của dự án hỗ trợ kỹ thuật dành chủ yếu cho thuê tư vấn quốc tế,

tư vấn trong nước, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khảo sát và mua sắm thiết bị vănphòng Trị giá vốn của các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường không lớn

1.1.3.4 Phân loại theo điều kiện ODA

Theo điều kiện ODA được chi thành 3 loại: ODA không ràng buộc; ODA có ràngbuộc (gồm ODA ràng buộc bởi nguồn sử dụng và ODA ràng buộc bởi mục đích sửdụng) và ODA ràng buộc một phần

1.1.4 Các nguồn cung cấp ODA trên thế giới

ODA trên thế giới được cung cấp chủ yếu theo hai dạng song phương và đaphương:

1.1.4.1 Các đối tác cung cấp ODA song phương

Các đối tác cung cấp ODA song phương chủ yếu bao gồm các nước công nghiệpphát triển thuộc DAC, các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ODA song phương cònđược cung cấp bởi Liên Xô và một số nước Đông Âu khác Tại Việt Nam, trong nhữngnăm trở lại đây nguồn cấp ODA được cấp chủ yếu từ Nhật Bản Trong năm 2014 cácnhà tài trợ lớn bao gồm: Nhật Bản (JICA) hơn 1,770 tỷ USD, Ngân hàng Thế giới(WB) gần 1,390 tỷ USD, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 1,058 tỷ USD (Bộ tàichính, 2015)

1.1.4.2 Các đối tác cung cấp ODA đa phương

Bên cạnh việc cung cấp ODA song phương, ODA còn được chuyển giao thôngqua các tổ chức viện trợ đa phương bao gồm: Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ:gồm Ủy ban châu Âu (EC) và các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc; Các định chế tàichính và các quỹ gồm: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân

Trang 19

hàng Phát triển châu Á (ADB),…; Các tổ chức phi chính phủ (NGOs như Greenpeace,Amnesty International, Human Rights Watch, Oxfam, Tổ chức chữ thập đỏ và lưỡiliềm đỏ quốc tế, World Vision,…

1.1.5 Vai trò của ODA

Vốn ODA là nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi của các nước phát triển dành cho các nướckém phát triển và đang phát triển Mặc dù có tính chất ưu đãi và có ý nghĩa lớn đối vớicác nước nhận hỗ trợ từ các nhà tài trợ ODA nhưng bên cạnh đó ODA cũng phục vụmục đích về kinh tế hay chính trị của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ

1.1.5.1 Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận

Thứ nhất, ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước kém phát triển và đangphát triển đảm bảo chi đầu tư cho phát triển, giảm gánh nặng ngân sách cho nguồnngân sách eo hẹp của các nước nghèo Vốn vay ODA thường có thời hạn vay dài từ 10đến 30 năm và có mức lãi suất vay thấp hơn các nguồn vay khác Do đó, ODA đượcxem là nguồn vốn có tính “nhân đạo“ đối với các nước kém phát triển và đang pháttriển Chỉ với nguồn vốn lớn với điều kiện vay ưu đãi như vậy chính phủ các nướckém phát triển và đang phát triển mới có thể tập trung cho các dự án xây dựng cơ sở hạtầng xã hội như hệ thống giao thông, điện, giáo dục, y tế, nông nghiệp xóa đói, giảmnghèo Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờnguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nướcnghèo Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển cóthể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm0,5%

Thứ hai, ODA giúp các nước kém phát triển và đang phát triển nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ vàcác nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹthuật cho việc dạy và học của các nước kém phát triển và đang phát triển Bên cạnh đó,một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế,đảm bảo sức khoẻ cộng đồng Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đangphát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình

Thứ ba, ODA giúp các nước kém phát triển và đang phát triển thực hiện việc xóađói, giảm nghèo Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tàitrợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức Mục tiêunày biểu hiện tính nhân đạo của ODA Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODAmột lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ

Trang 20

sơ sinh Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo

Thứ tư, nguồn vốn ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cânthanh toán quốc tế của các nước kém phát triển và đang phát triển Đa phần các nướckém phát triển và đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bấtlợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này ODA, đặc biệt các khoản trợgiúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếpnhận, từ đó ổn định đồng bản tệ

Thứ năm, nguồn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổsung cho đầu tư tư nhân Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóngvai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD việntrợ Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phầncủng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ Tuynhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân Ởnhững nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không nhữngkhông bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân Điều này giải thích tại sao các nướcđang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồngquốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI

Thứ sáu, vốn ODA giúp các nước kém phát triển và đang phát triển tăng cườngnăng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách phápluật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệquốc tế

1.1.5.2 Vai trò của ODA đối với các nước tài trợ

Đứng ở khía cạnh của các nhà tài trợ ODA, nguồn vốn vay ODA cũng đem lạinhững lợi ích kinh tế và chính trị nhất định:

Thứ nhất, thông qua cho vay ODA các nước tài trợ thu được các nguồn lợi ích cótính chất kinh tế từ việc bán hàng hóa và dịch vụ trong nước thông qua các ràng buộctrong hiệp định cho vay với các nước nhận tài trợ Khoản vay ODA cũng chính làkhoản hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, bán được hàng hóa, dịch

vụ, chuyển giao các công nghệ lạc hậu từ các nước cho vay tới nước nhận tài trợ.Trong thực tế, các khoản vay ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc và nguồnvốn có xu hướng quay trở lại chính nước tài trợ

Thứ hai, thông qua các khoản vay ODA nước tài trợ gia tăng được vị thế kinh tế,ảnh hưởng tới kinh tế và chính trị của các nước nhận viện trợ và nâng cao được vị thếquốc gia của mình trên trường quốc tế

Thứ ba, trong dài hạn nguồn vốn ODA giúp các nước tài trợ mở rộng thị trường

Trang 21

tiêu thụ sản phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ của nước mình.

Thư tư, vốn ODA cũng tham gia việc rút gắn khoảng cách chênh lệch giàu –nghèo giữa các nước, giúp giải quyết mẫu thuẫn về lợi ích giữa các nước giàu và cácnước nghèo

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn ODA

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA

Hiệu quả là việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu một cách tối ưu.Các khái niệm liên quan đến hiệu quả tập trung vào việc so sánh giữa lợi ích và chiphí Đối với các dự án sử dụng vốn ODA cũng vậy, hiệu quả của dự án là tương quangiữa lợi ích thu được từ dự án và các chi phí bỏ ra của dự án Trong thực tế hạch toánlợi ích và chi phí thường được tính toán là các lợi ích và chi phí có tính chất tài chính.Tuy nhiên, với các dự án ODA có đặc điểm nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, thúcđẩy phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội nên các lợi ích và chi phí có tính chấttài chính không phải là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ tính hiệu quả của dự án Hiệu quả của

dự án ODA là hiệu quả về tổng thể lợi ích xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để thựchiện dự án

Các nhà nghiên cứu trong kinh doanh đưa ra quan điểm về hiệu quả là việc đạtđược các mục tiêu chiến lược không thuần túy là kết quả tài chính.Quan niệm về hiệuquả này được xuất phát các nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả là việc đạt được cácmục tiêu, kết quả được đánh giá dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu hay không(Buzzell & Gale, 1987, Cyer & March, 1992; Hult và cộng sự, 2004, Keh và cộng sự,2007) Theo đó, hiệu quả là kết quả đạt được các mục tiêu chiến lược đặt ra trongtương quan với giới hạn về ngân sách (chi phí), thời gian thực hiện

Đối với các dự án ODA có tính chất xã hội hơn là các hiệu quả tài chính nêntrong luận án này tác giả cũng quan niệm là hiệu quả dự án là việc đạt được các mụctiêu chiến lược đặt ra Trong một dự án ODA có nhiều bộ phận tham gia từ chủ đầu

tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát, nhà thầu thi công và mỗi bộ phận có nhữngmục tiêu khác nhau Ở khía cạnh điều hành dự án, triển khai dự án có thể xem hiệuquả dự án là hiệu quả của từng bộ phận Hiệu quả của cả dự án là hiệu quả tổng thểcủa từng bộ phận tham gia vào quá trình triển khai dự án Đối với các dự án pháttriển cơ sở hạ tầng hiệu quả dự án được thể hiện qua ba khía cạnh chủ yếu (1) chấtlượng; (2) chi phí và (3) tiến độ Ngoài ra còn có thể có những mục tiêu cụ thể khácnữa Xuất phát từ quan niệm như vậy trong luận án này hiệu quả dự án được định

nghĩa như sau:“Hiệu quả dự án sử dụng vốn ODA là việc đạt được các mục tiêu của tất cả các bộ phận tham gia triển khai dự án, đạt được các mục tiêu chiến lược của

Trang 22

từng bộ phận về chất lượng công việc, chi phí, tiến độ và các mục tiêu khác “1 Nhưvậy, trong luận án này hiệu quả dự án được hiểu là việc thực hiện thành công các mụctiêu của từng bộ phận.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

Do mục tiêu của các dự án ODA nói chung và dự án phát triển đường sắt đôthị nói riêng có mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội nhiều hơn là vấn đề hiệu quảtài chính Do đó, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn ODA cũng có thể được chia thànhnhiều loại Loại thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu có thể lượng hóa được gọi là các chỉtiêu định lượng, loại thứ hai là các chỉ tiêu không lượng hóa cụ thể được gọi là cácchỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định lượng của dự án bao gồm: (1) Chỉ tiêu liên quan đến chấtlượng thực hiện dự án bao gồm các chỉ tiêu về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng hạngmục công việc, chỉ tiêu về tiêu chuẩn kỹ thuật cho công trình, thiết bị lắp đặt; (2)chỉ tiêu về chi phí dự án như khả năng chuyển vốn, chi phí theo dự toán; các chỉtiêu tài chính của dự án dựa trên giả định về nguồn chi và thu khi kết thúc và đưa

dự án vào khai thác (NPV, IRR, B/C);(3) các chỉ tiêu liên quan đến thời gian thựchiện và khai thác của dự án như tiến độ thực hiện từng phần dự án, chu kỳ khai thác

dự án khi đưa vào hoạt động

Các chỉ tiêu định tính bao gồm các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội như : (1)Mức độphù hợp của nhu cầu xã hội đối với dự án; (2) tính bền vững khi thực hiện dự án;(3)mức độ tác động tới vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; (4) tác động tới môi trường, Trong luận án này, đứng ở khía cạnh nghiên cứu về hiệu quả dự án trong quátrình triển khai các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án được tập trung vào các nhóm(1)chất lượng công việc khi tham gia dự án;(2) Chi phí cho từng công việc khi thamgia dự án; (3) Tiến độ thực hiện công việc khi tham gia dự án và (4) các mục tiêu chiếnlược khác của từng đơn vị tham gia dự án

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA

Hiệu quả sử dụng vốn ODA chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau Tùy vàogóc độ đánh giá có thể thấy hiệu quả ODA được xem ở cả khía cạnh quản lý chung(quản lý vĩ mô) và khía cạnh của từng dự án Trong luận án này tác giả giới thiệu cảhai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA nhưng tập trung nhiều hơn

1 Lưu ý là trong luận án này tập trung vào đánh giá hiệu quả của quá trình triển khai dự án nênhiệu quả chỉ xem xét ở khía cạnh triển khai dự án mà không đánh giá tính hiệu quả sau khithực hiện dự án và cũng không xét đến phương pháp đánh giá hiệu quả khi lập dự án Bởihiệu quả dự án khi lập dự án là “hiệu quả giả định tương lai” đã được tiến hành đánh giá vàhiệu quả sau khi hoàn thành dự án là hiệu quả vận hành đối với dự án đường sắt đô thị chưaxảy ra.

Trang 23

vào các khía cạnh của hiệu quả của dự án với định nghĩa về hiệu quả là việc đạt đượcmục tiêu chiến lược đặt ra, hiệu quả dự án là hiệu quả tổng hợp của từng bộ phận thamgia vào quá trình triển khai dự án.

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh vĩ mô

Ở khía cạnh vĩ mô hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng được xem như việc đạt đượccác mục tiêu đặt ra Cũng có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng ODA nóichung Trong luận án này tác giả đi sâu phân tích một số nhóm yếu tố chính bao gồm(1) Điều kiện phát triển kinh tế của nước tiếp nhận; (2) Môi trường chính sách liênquan đến ODA; (3) Khả năng quản lý của hệ thống bộ máy nhà nước và (4) Môitrường văn hóa, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận Trong đó:

(1) Điều kiện phát triển kinh tế của nước tiếp nhận chính là trình độ phát triển kinh tế của nước tiếp nhận ODA Đối với các nước đang phát triển có trình độ phát

triển kinh tế tốt được cải thiện thường xuyên cũng sẽ thúc đẩy việc sử dụng hiệu quảnguồn vốn vay ODA cho các dự án phát triển kinh tế xã hội và ngược lại Với cácnước sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình cho phát triển kinh tế đất nước (nhưHàn Quốc, Đài Loan trong quá khứ) nhưng thiếu các nguồn vốn cho phát triển thì khitiếp nhận ODA thường đem lại hiệu quả lớn hơn các nước có “tiền sử“ sử dụng cácnguồn lực kém hiệu quả Các nước có tiền sử về việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quảthường do ảnh hưởng của hệ thống hành chính kém hiệu quả, tình trạng tham nhũngcao dẫn đến lãng phí các nguồn lực của cho các mục tiêu phát triển Do đó, khi tiếpnhận nguồn vốn ODA cũng thường sử dụng một cách thiếu hiệu quả dẫn đến kết quả

sử dụng nguồn vốn kém hơn

(2) Môi trường chính sách liên quan đến nguồn vốn ODA: Môi trường chính sách

về ODA của nước tiếp nhận cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn ODA Hệthống chính sách bao gồm hệ thống về pháp lý liên quan đến ODA như các luật đầu tưnước ngoài, các hiệp định ký kết của các nước nhận viện trợ và viện trợ, các hệ thống vănbản pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến vốn ODA Ngoài ra còn có hệ thốnghành chính của các cơ quan công quyền trong nước, sự đồng bộ về cơ chế phối hợp giữacác bộ phận tham gia thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA của nước tiếp nhận

(3) Khả năng quản lý của hệ thống bộ máy nhà nước đối với các dự án ODA:

Khả năng quản lý hệ thống bộ máy cũng là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đếnhiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của các dự án nói chung Khả năng quản lý của hệthống bộ máy nhà nước phụ thuộc vào hai khái cạnh chính là (1) các nhân tố conngười và (2) hệ thống cơ sở vật chất dành cho dự án Đối với các nhân tố liên quan đếncon người có thể bao gồm các khía cạnh về kiến thức quản lý, năng lực chuyên mônphù hợp như được đào tạo chuyên môn thích hợp cho từng dự án, kỹ năng và kinh

Trang 24

nghiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, thái độ chuyên nghiệp với công việc, tínhhợp tác và khả năng phối hợp thực hiện công việc, vv Đối với các nhân tố về hệthống cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA cho từng dự ánnhư hệ thống trang thiết bị làm việc, giám sát, kiểm tra đối với chất lượng côngviệc của từng bộ phận.

(4) Môi trường văn hóa, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Môi trường văn

hóa, điều kiện tự nhiên và hệ thống cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngvốn ODA của các dự án Các khía cạnh thuộc về văn hóa như các tập quán, thuộc tínhvăn hóa đặc trưng của dân cư có thể tác động tiêu cực hay tích cực đến các dự án sửdụng ODA Điều kiện tự nhiên như các nguồn tài nguyên sử dụng cho dự án, mức độsẵn có của các nguồn nguyên liệu tự nhiên hay đặc trưng về địa lý, địa hình cũng ảnhhưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA khi thực hiện các dự án Hệ thống cơ sở hạ tầngnhư mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước hay các

cơ sở cung cấp dịch vụ công cộng cũng là một yếu tố cần tính đến khi tính toán hiệuquả sử dụng nguồn vốn của dự án

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai từng dự án

Xuất phát từ quan điểm hiệu quả dự án ODA cũng giống như hiệu quả của các

dự án kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn ODA cho các dự án ở quá trình triển khai làviệc đạt được các mục tiêu chiến lược đặt ra Cách xác định hiệu quả trong doanhnghiệp có nhiều cách phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau như hiệu quả tài chính,việc đạt được các mục tiêu kinh doanh (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,2009) Đối với dự án ODA có tính chất xã hội hơn là các hiệu quả tài chính Do đótác giả quan niệm hiệu quả dự án ODA là việc đạt được các mục tiêu chiến lược đặt

ra Quan niệm về hiệu quả này được xuất phát các nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả

là việc đạt được các mục tiêu, kết quả được đánh giá dựa trên mức độ đạt được cácmục tiêu hay không (Buzzell & Gale, 1987, Cyer & March, 1992; Hult và cộng sự,2004; Keh và cộng sự, 2007) Các phân tích từ lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệmtrong các lĩnh vực kinh doanh cho thấy có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tớihiệu quả kinh doanh Cũng giống như trong đánh giá hiệu quả kinh doanh trong luận

án này tác giả thông qua phân tích từ các nghiên cứu trước xem xét 06 nhân tố chủyếu tác động tới hiệu quả dự án là (1) Năng lực tài chính; (2) Khả năng tổ chức; (3)Năng lực điều hành; (4) Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo; (5) Năng lực thích ứng

và (6) Quản trị rủi ro Trong đó:

Trang 25

(1) Năng lực tài chính: Năng lực tài chính là nguồn lực tài chính của dự án, là

khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền một cách hợp lý, đảm bảo khả năng thanhtoán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đủ để đảm bảo vàduy trì hoạt động của dự án được tiến hành bình thường Đối với các dự án ODA thìviệc cung cấp tài chính đầy đủ, kịp thời theo từng giai đoạn của dự án giúp cho quátrình triển khai dự án được thuận lợi, không bị gián đoạn Mỗi giai đoạn của dự ánđều bắt buộc sử dụng một nguồn vốn nhất định đã được định sẵn từ dự toán Do vậy,việc cung cấp tài chính đầy đủ và đúng thời điểm sẽ làm cho chất lượng công trìnhđược đảm bảo như kế hoạch ban đầu: tiền chi trả cho nhân sự cũng được duy trì ổnđịnh tránh tình trạng nợ lương dẫn đến trì trệ tiến độ dự án; dòng tiền ổn định sẽ làmcho hệ thống từ điều hành tới thi công được triển khai một cách thuận lợi, không gặpkhó khăn về vấn đề liên quan đến chi phí về nguyên vật liệu dự án hay là tiến độ giảphóng mặt bằng của dự án ODA Các nghiên cứu trong kinh doanh cho thấy năng lựctài chính có ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức (Baral, 2005; Kouser và cộng sự,2011) Cũng giống như vậy đối với dự án ODA thì năng lực tài chính của dự án cũng

là một nhân tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án

(2) Khả năng tổ chức: Khả năng tổ chức là khả năng phối hợp, gắn kết các

hoạt động để triển khai và thực hiện và đạt được các mục tiêu đặt ra Chất lượng tổchức, phối hợp được xem là một yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện (Becker &Gerhart, 1996; Huselid, 1995) Ngoài ra chất lượng kết nối các hoạt động cũng cóảnh hưởng tới kết quả thực hiện (Walter, Auer & Ritter, 2006) Năng lực tổ chức còn

có tác động tới việc quản trị khủng hoảng (Grewal & Tansuhaj, 2001) Đối với một

dự án ODA khả năng tổ chức từ ban đầu sẽ giúp cho việc thực hiện các mục tiêu và

kế hoạch diễn ra thuận lợi Trong suốt quá trình vận hành của dự án năng lực tổ chứccũng có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện.Ngoài ra, khả năng tổ chức còn có thể sửdụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất, giảm thiểu được những sai sót vàlãng phí trong điều hành cũng như thi công dự án

(3) Năng lực điều hành: Năng lực điều hành là khả năng chỉ đạo của các lãnh

đạo cấp trên đối với cấp dưới Việc điều hành tốt của lãnh đạo sẽ truyền cảm hứngcho nhân viên, nhân viên biết làm như thế nào là tốt nhất và có thể đẩy nhanh tiến độthực hiện công việc Điều hành không những là chỉ đạo mà còn là truyền cảm hứnglàm việc cho các cấp dưới sẽ giúp cho họ có động lực lao động hơn, dẫn tới hiệu quảlao động cũng từ đó mà tăng lên Năng lực điều hành cũng là một trong những chỉtiêu đánh giá năng lực lãnh đạo Năng lực điều hành cũng được kiểm chứng cho thấy

Trang 26

có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện hay hiệu suất của tổ chức (Krasnikov &Jaynchandran, 2008; Kim, 2006).

(4) Tầm nhìn lãnh đạo: Tầm nhìn lãnh đạo chính là tầm nhìn của bản thân đối

với tổ chức mà họ là người đứng đầu Nếu để mô tả, có thể nói rằng tầm nhìn là điểmgiao nhau giữa tiềm năng của một tổ chức và năng lực tối đa mà người lãnh đạo cóthể đạt được Đối với các tổ chức thì tầm nhìn và chiến lược của lãnh đạo có ảnhhưởng tới khả năng cạnh tranh và kết quả kin doanh của tổ chức (Porter, 2009) Tầmnhìn và chiến lược của tổ chức được xem như một phần năng lực quản trị của tổ chức(AIM, 2013) Đối với các dự án ODA nếu lãnh đạo có tầm nhìn đúng đắn được mọingười trong tổ chức chia sẻ, người lãnh đạo có thể thuyết phục được những ngườitrong tổ chức đồng lòng theo mình vượt qua những khó khăn, thách thức để thực hiệnđược mục tiêu của tổ chức cũng như nâng cao hiệu quả dự án Lãnh đạo có nhữngchiến lược rõ ràng sẽ giúp việc triển khai công việc dễ dàng hơn nhờ tính sát thực,chi tiết cụ thể Bên cạnh đó, tầm nhìn của lãnh đạo còn có thể tìm ra các rủi ro có thểgặp phải trong qua trình thực hiện dự án, từ đó có các biện pháp ứng phó trước hoặckhi rủi ro đó xảy ra; điều này giúp tiến độ dự án không bị ảnh hưởng bởi các lý dokhách quan cũng như chủ quan từ phía dự án

(5) Khả năng thích nghi: Khả năng thích ứng là khả năng mà tổ chức phối hợp

và định dạng lại các nguồn lực của mình dể đáp ứng những thay đổi của môi trường(Gibson & Birkinshaw, 2004; Sapienza và các cộng sự, 2006; Zhou & Li, 2010) Đốivới doanh nghiệp khả năng thích nghi là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới kếtquả kin doanh (Zhou & Li, 2010) Đối với dự án ODA để đạt hiệu quả cũng cần cókhả năng thích với những biến động từ môi trường bên ngoài Đó có thể là khả năngứng phó khi có tình trạng giải ngân chậm, tiến độ hay chất lượng gặp khó khăn Khảnăng thích ứng tốt sẽ làm cho bộ máy có thể vẫn hoạt động một cách bình thường khigặp những thay đổi từ môi trường bên ngoài

(6) Khả năng quản trị rủi ro: Khả năng quản trị rủi ro là việc dự đoán và ứng phó

với các rủi ro xảy ra khi thực hiện dự án (Ward & Chaman, 2003; Larson & Gray, 2011;Schoroeder và cộng sự, 2011) Quản trị rủi ro của dự án có thể thực hiện thông qua việc

dự đoán được khả năng xảy ra bất chắc cho dự án, từ đó có các quyết định thực hiện phùhợp nhằm tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại có thể mang lại cho dự án Ngoài vấn đề dựđoán rủi ro trong trường hợp chưa xảy ra sự cố, quản trị rủi ro còn được thể hiện qua các

kế hoạch đối phó với các sự cố đã xảy ra, tổ chức chấp nhận rủi ro này và có các cáchkhắc phục tối ưu nhất giúp đảm bảo hiệu quả của dự án đang thực hiện

Trang 27

1.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Oanh (2002) về đánh giá các giải pháp chủ yếu sửdụng có hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam Trong luận án này tácgiả tập trung vào phân tích tổng quan về ODA, vai trò của ODA, quá trình phát triểncủa nguồn vốn ODA trên thế giới Phân tích của luận án tập trung vào việc đánh giáthực trạng sử dụng vốn ODA theo hai giai đoạn từ 1975 – 1990 và sau 1990 Tác giả

đã đánh giá được những tồn tại, hạn chế và những mặt làm được trong công tác sửdụng vốn ODA tại Việt Nam Tuy nhiên, giống như những luận án trong giai đoạnnày, nghiên cứu mới dừng lại ở khía cạnh đánh giá nghiệp vụ của các cơ quan quản lý

mà thiếu tính hàn lâm trong nghiên cứu như việc thiết lập các mô hình nghiên cứu,kiểm định các giả thuyết nghiên cứu khoa học đặt ra

Nghiên cứu của Tôn Thanh Tâm (2005) về nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốnODA tại Việt Nam Nghiên cứu tập trung vào giới thiệu tổng quan về ODA, một số chỉtiêu đánh giá về định tính và định lượng liên quan đến quản lý ODA Luận án tập trungvào phân tích thực trạng chế tài thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các chương trình, sự ándựa trên cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ODA với nhau dẫnđén các tiêu cực trong quản lý vốn ODAcho các hương trình, dự án Từ đó, tác giả đưa

ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ODA cho cácchương trình dự án Mặc dù đây được đánh giá là một nghiên cứu tốt Tuy nhiên, cũnggiống như các luận án trong giai đoạn này nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc phântích mô tả thực trạng, giải pháp có tính chất nghiệp vụ của cơ quan quản lý mà thiếutính hàn lâm do thiếu vắng việc thiết lập các mô hình nghiên cứu và kiểm định các giảthuyết khoa học đặt ra

Nghiên cứu của Lương Mạnh Hùng (2008) đánh giá hiệu quả các dự án ODAtại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia thành hai yếu tố ảnh hưởng là (1)nhân tố khách quan bao gồm: Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia tài trợ, cácchính sách, quy chế của nhà tài trợ và môi trường cạnh tranh; (2) nhân tố chủ quanbao gồm: tình hình kin tế, chính trị của quốc gia tiếp nhận viện trợ, quá trình xâydựng dự án, quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ, năng lực tài chính củanước tiếp nhận ODA, năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý và sử dụng ODA, sựcam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và tham gia rộng rãi cảu các bên liên quan, theodõi và kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án

Nghiên cứu của Lê Thị Mai Anh (2008) đối với thu hút và sử dụng ODA củaNhật Bản đưa ra khuyến nghị về các nhân tố: (1) Cần tích cực đẩy mạnh tốc độ giải

Trang 28

ngân nguồn vốn ODA Về phí Việt Nam cần đơn giản hóa văn bản pháp lý và thủ tụcliên quan đến ODA Về phía nhà tài trợ hài hòa và đơn giản hóa quy trình thủ tục vớichính phủ Việt Nam cũng như cần thiết nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện hiệu quả;(2) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ODA: Cần xây dựng kế hoạch hợp lý cho việcphân cấp ODA nhằm tránh tình trạng ách tắc trong quá trình triển khai nhiều dự ánODA; (3) Xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA: Các thông tin thu đượcphải đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời; (4) Tăng cường công tác đào tạo

và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA: Cần có các chương trìnhhuấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và nâng cao trình

độ cán bộ ở tất cả các cấp từ trung ương xuống địa phương

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010) đánh giáviệc sử dụng ODA cho thấy có 8 nhân tố cần chú ý để thu hút và sử dụng hiệu quảODA là (1) Nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA; (2) Sử dụngODA có chọn lọc, phù hợp và kết hợp hài hòa với các nguồn đầu tư khác; (3) Đẩymạnh tốc độ giải ngân ODA; (4) Tối đa hóa hiệu quả và tốc độ lan tỏa của ODA; (5)

Mở rộng diện thụ hưởng ODA tới khu vực tư nhân để thực hiện các chương trình và

dự án phục vụ các lợi ích cộng đồng; (6) Xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phâncấp ODA; (7) Tăng cường theo dõi và quản lý ODA; (8) Xây dựng kế hoạch giảmdần theo thời gian trả nợ ngắn hạn và gắn với điều kiện chặt chẽ

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2010) cho rằng các yếu tố để nâng cao hiệuquả sử dụng ODA tại Việt Nam là: (1) Phải có quan niệm đúng đắn về nguồn vốnODA; (2) Luôn tính tới yếu tố trượt giá của đồng VNĐ để thỏa thuận lãi suất cho phùhợp; (3) Cần khắc phục tính ỷ lại, trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước; (4) Thuhút đầu tư ODA một cách hợp lý, tránh đầu tư giàn trải, manh mún nhưng cũngkhông nên tập trung quá nhiều vào một số địa phương và một số ngành dẫn tới mấtcân đối trong quá trình phát triển bền vững quốc gia; (5) Cần phối hợp đồng bộ giữacác Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư để nâng cao tỷ lệ giản ngân trên cơ sở đẩymạnh nhanh tiến độ thực hiện dự án, rút ngắn thời gian xây dựng nhanh chóng đưacông trình vào khai thác, sử dụng là một việc làm hết sức quan trọng để tận dụng thờigian ân hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA

Nghiên cứu của Lê Bá Khởi (2012) đối với nguồn vốn ODA của Australia tạiViệt Nam cho thấy việc sử dụng hiệu quả ODA phụ thuộc vào (1) khả năng kiểmsoát các dự án; (2) công tác quản lý xét thầu; (3) quản lý hành chính và (4) áp dụngtiêu chuẩn đánh giá môi trường chung

Trang 29

Nghiên cứu của Hà Thị Thu (2014) về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển hính thức (ODA) vào nông nghiệp, nông thôn tại khu vực duyên hải miền Trung.Nghiên cứu này tập trung vào phân tích hệ thống cơ sở lý luận của nguồn vốn ODAđối với nông nghiệp,phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại khu vực duyênhải miền Trung đưa ra một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA như: nhưthiếu định hướng tổng thể thu hút vốn ODA cho nông nghiệp, nông thôn, tình trạng vềban quản lý ODA không chuyên và tính kiêm nhiệm trong quản lý, bố trí vốn đối ứngkhông kịp thời, khung thể chế chưa hài hòa giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ,

vv Từ đó đưa ra một số đề xuất về phương án phê duyệt đề án thu hút và sử dụngODA cho nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, áp dụng mô hình quan quản lýchuyên nghiệp, hoàn thiện văn bản pháp lý liên quan đến ODA và nhận thức đúng bảnchất cho vay của ODA Nhìn chung, nghiên cứu này tiếp cận ở khía cạnh ngành, vĩ mô

mà không phải cho từng dự án Mặt khác nghiên cứu vẫn tập trung vào những phântích có tính chất nghiệp vụ quản lý hơn là thiết lập và kiểm định các giả thuyết khoahọc thông qua dữ liệu nghiên cứu

1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Đối với các nghiên cứu tại các nước đang phát triển khác các tác giả cũng đưa

ra rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả nguồn ODA Nghiên của của Hansen & Tarp (2001) về ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởngkinh tế của các nước đang phát triển cho thấy mối quan hệ tích cực giữa viện trợ vàtăng trưởng GDP bình quân Tuy nhiên nghiên cứu chủ yếu sử dụng chuỗi dữ liệuthời gian đánh giá tác động ở khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế, những tác động này làtác động tổng hợp mà không xét đến khía cạnh hiệu quả cho từng dự án

Nghiên cứu của Karras (2006) đánh giá ảnh hưởng dài hạn của ODA với dữliệu từ giai đoạn 1960 – 1997 của 71 nền kinh tế trên thế giới cho thấy viện trợ ODA

có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và thực sự có ý nghĩathống kê Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng có sự khác biệtgiữa các nền kinh tế Đây là một nghiên cứu tốt về đánh giá ảnh hưởng của ODA tớiphát triển kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ODA với các nước kémphát triển và đang phát triển Tuy nhiên, cách tiếp cận của nghiên cứu ở khía cạnh vĩ

mô nên không giúp ích cho việc đánh giá hiệu quả của ODA ở khía cạnh từng dự án.Nghiên cứu của Chanboreth & Hach (2008) tại Campuchia cho thấy việc nângcao hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào việc: (1) Cung cấp các dự án rõ ràng, ưu

Trang 30

tiên các dự án chiến lược quốc gia và đảm bảo quy trình ngân sách ODA; (2) Củng

cố và cải cách triệt để quản lý hành chính công nhằm đem lại hiệu quả sử dụngnguồn vốn ODA một cách triệt để; (3) Ưu tiên đầu tư dự án một cách riêng lẻ khôngtập trung tránh chồng chéo gây đến ách tắc triển khai dự án; (4) Thực hiện kế hoạchthống kê lại các nguồn viện trợ chính phủ nhằm quản lý tốt việc giải ngân cũng nhưthực hiện dự án; (5) Đảm bảo việc trao đổi giữa hai bên viện trợ và nhận viện trợnhằm nâng cao chất lượng dự án

Nghiên cứu của Sankar & Schneider (2013) đã có những đánh giá về phươngphướng sử dụng hiệu quả ODA của Nhật Bản tại Lào: Chính phủ Nhật Bản đặc biệtquan tâm tới sự phát triển xã hội, dân sinh, giới tính của Lào nên mọi việc làm trongquá trình triển khai dự án ODA của Nhật luôn luôn chú trọng tới các khía cạnh sau:(1) Xem xét ngay từ ngay giai đoạn đầu của dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trườnghoặc xã hội Cần có xác nhận không có các tác động xấu hoặc chắc chắn rằng ápdụng các biện pháp nhằm giảm thiếu vấn đề liên quan tới môi trường, xã hội; (2)Đảm bảo hệ thống chính trị trong đó các chính sách phản ánh tiếng nói của ngườidân; (3) Luôn luôn thực hiện các dự án theo pháp luật; (4) Công bố đầy đủ các thôngtin của chính phủ; (5) Phòng ngừa tăng cường kiểm soát công tác chống tham nhũng

1.5 Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan đến tại Việt Nam về đánh giá hiệu quả sửdụng vốn ODA tập trung đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút

và sử dụng ODA có hiệu quả Một số nghiên cứu khác đi vào đánh giá cho từng nhóm

dự án nhưng vẫn tập trung ở khía cạnh vĩ mô mà không phải các khía cạnh khi triểnkhai dự án Các nghiên cứu tại nước ngoài cũng chủ yếu đánh giá ở khía cạnh vĩ mô vàtác động vĩ mô của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Do

đó, có thể thấy các nghiên cứu trước đây còn để lại một số khoảng trống nghiên cứucần giải quyết như:

Thứ nhất, các nghiên cứu cả tại Việt Nam và trên thế giới tập trung nhiều vào tácđộng của ODA tới nền kinh tế ở khía cạnh vĩ mô và thường không xem xét cho từng

dự án cụ thể và khái quát hóa những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trong quá trìnhtriển khai dự án

Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào hoạt động đánh giá nghiệp vụquản lý của các dự án thường thiếu tính mới và tính hàn lâm của một nghiên cứu khoa

Trang 31

học Những đánh giá về thực trạng, giải pháp chỉ được xem như những báo cáo nghiệp

vụ của nhà quản lý có ít tính học thuật

Thứ ba, một số nghiên cứu đưa ra được các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sửdụng vốn ODA, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nó tới hiệu quả

sử dụng vốn ODA ở khía cạnh điều hành dự án như thế nào

Thứ tư, theo khảo sát của tác giả hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xây dựngđược một cách hệ thống mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố tớihiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh điều hành, đặc biệt là đối với những dự ánđường sắt đô thị

Đây là những khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung và nghiên cứu này cónhiệm vụ thiết lập, phát triển và kiểm chứng mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốnODA ở khía cạnh điều hành thông qua nghiên cứu trường hợp các dự án đường sắt đôthị tại Việt Nam (Hà Nội)

Tóm tắt chương 1

Chương này tác giả tập trung vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về ODA, vaitrò, bản chất của ODA, những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA ở cả khíacạnh vĩ mô và khía cạnh của từng dự án Tác giả đưa ra một định nghĩa về hiệu quả sửdụng ODA ở khía cạnh triển khai là việc đạt được các mục tiêu chiến lược của từng bộphận tham gia dự án Đồng thời thông qua phân tích hệ thống các nghiên cứu trướcđây tác giả cũng chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu chính mà nghiên cứu nàyhướng tới giải quyết Cụ thể là việc cần thiết phát triển, thiết lập và kiểm chứng một

mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA ở khía cạnh triểnkhai dự án

CHƯƠNG 2

Trang 32

H2

Khả năng tổ chức

Năng lực tài chính

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.1.1 Mô hình nghiên cứu

Với quan niệm hiệu quả dự án là việc đạt được các mục tiêu chiến lược đặt ra.Hiệu quả dự án là hiệu quả của từng bộ phận tham gia vào dự án Khái niệm này xuấtphá từ các nghiên cứu trong kinh doanh cho rằng hiệu quả là việc đạt được các mụctiêu hay là không (Buzzell & Gale, 1987, Cyer & March, 1992; Hult và cộng sự, 2004;Keh và cộng sự, 2007) Xuất phát từ các nghiên cứu trong kinh doanh cho thấy cónhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện như năng lực tài chính(Baral, 2005; Kouser và cộng sự, 2011); năng lực tổ chức (Becker & Gerhart, 1996;Huselid, 1995; Walter và cộng sự, 2006; Grewal & Tansuhaj, 2001); năng lực điềuhành (Kim, 2006; Krasnikov & Jaynchandran, 2008); Tầm nhìn của lãnh đạo (Porter,2009; AIM, 2013); khả năng thích nghi (Zhou & Li, 2010; Gibson & Birkinshaw,2004; Sapienza và các cộng sự, 2006) và quản trị rủi ro (Akintoye & Macleod, 1997;Rar và cộng sự, 2002; Lyons & Skitmore, 2004; Ward & Chapman, 2003; Larson &Gray, 2011; Schoroeder và cộng sự, 2011) Dựa trên các phân tích từ các nghiên cứutrong kinh doanh kết hợp với bước nghiên cứu định tính2 tác giả đề xuất một mô hìnhphân tích ảnh hưởng của sáu nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA bao gồm: (1)Năng lực tài chính; (2) Khả năng tổ chức; (3) Năng lực điều hành; (4) Tầm nhìn chiếnlược của lãnh đạo; (5) Khả năng thích ứng và (6) Khả năng quản trị rủi ro, nghiên cứu

cho trường hợp các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam như sau:

2 Xem chi tiết hơn ở phần 2.3

Trang 33

H6 H5

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu

2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

Năng lực tài chính là nguồn lực tài chính của dự án, là khả năng tạo tiền, tổ chứclưu chuyển tiền một cách hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn,chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động của dự ánđược tiến hành bình thường Đối với các dự án ODA thì việc cung cấp tài chính đầy

đủ, kịp thời theo từng giai đoạn của dự án giúp cho quá trình triển khai dự án đượcthuận lợi, không bị gián đoạn Mỗi giai đoạn của dự án đều bắt buộc sử dụng mộtnguồn vốn nhất định đã được định sẵn từ dự toán Do vậy, việc cung cấp tài chính đầy

đủ và đúng thời điểm sẽ làm cho chất lượng công trình được đảm bảo như kế hoạchban đầu: tiền chi trả cho nhân sự cũng được duy trì ổn định tránh tình trạng nợ lươngdẫn đến trì trệ tiến độ dự án; dòng tiền ổn định sẽ làm cho hệ thống từ điều hành tới thicông được triển khai một cách thuận lợi, không gặp khó khăn về vấn đề liên quan đếnchi phí về nguyên vật liệu dự án hay là tiến độ giả phóng mặt bằng của dự án ODA.Các nghiên cứu trong kinh doanh cho thấy năng lực tài chính có ảnh hưởng tới kết quảcủa tổ chức (Baral, 2005; Kouser và cộng sự, 2011) Cũng giống như vậy đối với dự

án ODA thì năng lực tài chính của dự án cũng là một nhân tố đảm bảo tính hiệu quả

Trang 34

của dự án Do đó trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

H1: Nhân tố năng lực tài chính có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn

ODA

Khả năng tổ chức là khả năng phối hợp, gắn kết các hoạt động để triển khai vàthực hiện và đạt được các mục tiêu đặt ra Chất lượng tổ chức, phối hợp được xem là mộtyếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện (Becker & Gerhart, 1996; Huselid, 1995) Ngoài rachất lượng kết nối các hoạt động cũng có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện (Walter, Auer

& Ritter, 2006) Năng lực tổ chức còn có tác động tới việc quản trị khủng hoảng (Grewal

& Tansuhaj, 2001) Đối với một dự án ODA khả năng tổ chức từ ban đầu sẽ giúp cho việcthực hiện các mục tiêu và kế hoạch diễn ra thuận lợi Trong suốt quá trình vận hành của

dự án năng lực tổ chức cũng có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện.Ngoài ra, khả năng tổchức còn có thể sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất, giảm thiểu được nhữngsai sót và lãng phí trong điều hành cũng như thi công dự án Do đó trong nghiên cứu nàytác giả đưa ra giả thuyết:

H2: Nhân tố khả năng tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn

ODA

Năng lực điều hành là khả năng chỉ đạo của các lãnh đạo cấp trên đối với cấpdưới Việc điều hành tốt của lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên, nhân viênbiết làm như thế nào là tốt nhất và có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc Điềuhành không những là chỉ đạo mà còn là truyền cảm hứng làm việc cho các cấp dưới sẽgiúp cho họ có động lực lao động hơn, dẫn tới hiệu quả lao động cũng từ đó mà tănglên Năng lực điều hành cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo.Năng lực điều hành cũng được kiểm chứng cho thấy có ảnh hưởng tới kết quả thựchiện hay hiệu suất của tổ chức (Krasnikov & Jaynchandran, 2008; Kim, 2006) Do đótrong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

H3: Nhân tố năng lực điều hành có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn

ODA

Tầm nhìn lãnh đạo chính là tầm nhìn của bản thân đối với tổ chức mà họ là ngườiđứng đầu Nếu để mô tả, có thể nói rằng tầm nhìn là điểm giao nhau giữa tiềm năngcủa một tổ chức và năng lực tối đa mà người lãnh đạo có thể đạt được Đối với các tổchức thì tầm nhìn và chiến lược của lãnh đạo có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh vàkết quả kin doanh của tổ chức (Porter, 2009) Tầm nhìn và chiến lược của tổ chứcđược xem như một phần năng lực quản trị của tổ chức (AIM, 2013) Đối với các dự án

Trang 35

ODA nếu lãnh đạo có tầm nhìn đúng đắn được mọi người trong tổ chức chia sẻ, ngườilãnh đạo có thể thuyết phục được những người trong tổ chức đồng lòng theo mìnhvượt qua những khó khăn, thách thức để thực hiện được mục tiêu của tổ chức cũngnhư nâng cao hiệu quả dự án Lãnh đạo có những chiến lược rõ ràng sẽ giúp việc triểnkhai công việc dễ dàng hơn nhờ tính sát thực, chi tiết cụ thể Bên cạnh đó, tầm nhìncủa lãnh đạo còn có thể tìm ra các rủi ro có thể gặp phải trong qua trình thực hiện dự

án, từ đó có các biện pháp ứng phó trước hoặc khi rủi ro đó xảy ra; điều này giúp tiến

độ dự án không bị ảnh hưởng bởi các lý do khách quan cũng như chủ quan từ phía dự

án Do đó trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

H4: Nhân tố tầm nhìn chiến lược lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử

dụng vốn ODA

Khả năng thích ứng là khả năng mà tổ chức phối hợp và định dạng lại các nguồnlực của mình dể đáp ứng những thay đổi của môi trường (Gibson & Birkinshaw, 2004;Sapienza và các cộng sự, 2006; Zhou & Li, 2010) Đối với doanh nghiệp khả năngthích nghi là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới kết quả kin doanh (Zhou & Li,2010) Đối với dự án ODA để đạt hiệu quả cũng cần có khả năng thích với những biếnđộng từ môi trường bên ngoài Đó có thể là khả năng ứng phó khi có tình trạng giảingân chậm, tiến độ hay chất lượng gặp khó khăn Khả năng thích ứng tốt sẽ làm cho

bộ máy có thể vẫn hoạt động một cách bình thường khi gặp những thay đổi từ môitrường bên ngoài Do đó trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

H5: Nhân tố khả năng thích ứng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn

ODA

Khả năng quản trị rủi ro là việc dự đoán và ứng phó với các rủi ro xảy ra khi thựchiện dự án (Ward & Chapman, 2003; Larson & Gray, 201; Lyons & Skitmore, 2004).Quản trị rủi ro của dự án có thể thực hiện thông qua việc dự đoán được khả năng xảy

ra bất chắc cho dự án, từ đó có các quyết định thực hiện phù hợp nhằm tránh hoặcgiảm thiểu thiệt hại có thể mang lại cho dự án Ngoài vấn đề dự đoán rủi ro trongtrường hợp chưa xảy ra sự cố, quản trị rủi ro còn được thể hiện qua các kế hoạch đốiphó với các sự cố đã xảy ra, tổ chức chấp nhận rủi ro này và có các cách khắc phục tối

ưu nhất giúp đảm bảo hiệu quả của dự án đang thực hiện (Akintoye & Macleod, 1997;Rar và cộng sự, 2002; Lyons & Skitmore, 2004; Ward & Chapman, 2003; Larson &Gray, 2011; Schoroeder và cộng sự, 2011) Do đó trong nghiên cứu này tác giả đưa ragiả thuyết:

Trang 36

Xác định vấn đề

Phỏng vấn sâu sau định lượng Phân tích dữ liệu

Thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên

cứu

H6: Nhân tố khả năng quản trị rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng

vốn ODA

2.2 Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, quy trình được tác giả thiết lập dựa trên việc tham khảo

và phát triển từ các quy trình nghiên cứu chuẩn của Kothari (2004), Nguyễn Đình Thọ(2011), Creswell (2009) bao gồm chín (09) bước thực hiện như sau: (1) xác định vấn

đề nghiên cứu; (2) xem xét các nghiên cứu tiên nghiệm; (3) xác định khoảng trốngnghiên cứu; (4) phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu; (5) phát triển các thang

đo nháp các nhân tố trong mô hình; (6) đánh giá sơ bộ thang đo; (7) thu thập dữ liệuchính thức; (8) phân tích dữ liệu và (9) phỏng vấn sâu sau định lượng (hình 2.1)

Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Phát triển của tác giả

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, đây là bước nghiên cứu đầu tiên tác giả xác

định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu Cụ thể trong luận án này các vấn đềnghiên cứu được xác định (1) tìm hiểu về nguồn vốn ODA; (2) Các nhân tố nào tác độngtới hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (3)Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả sự dụng nguồn vốn ODA; (4) Các biệnpháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển đường sắt đôthị ở Việt Nam

Bước 2: Xem xét các nghiên cứu tiên nghiệp Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu đã

Trang 37

được xác định, tác giả xem xét các nghiên cứu tiên nghiệm từ các tác giả nghiên cứutrước, các mô hình lý thuyết liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu Thông qua xemxét tổng quan các nghiên cứu trước sẽ giúp tác giả định hình câu hỏi nghiên cứu, xácđịnh được các lỗ hổng nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyếtnghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra

Bước 3: Xác định khoảng trống nghiên cứu, qua khảo sát các nghiên cứu tiên

nghiệm, tác giả xác định các khoảng trống nghiên cứu cần giải đáp Cụ thể ở đây làthông qua khảo sát các nghiên cứu tiên nghiệm chưa thấy các nghiên cứu thiết lậpđược mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án ODA Đây làkhoảng trống tri thức chính được xác định trong nghiên cứu này Từ khoảng trống trithức này tác giả xem xét thiết lập một mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để đánhgiá ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau tới hiệu quả dự án ODA

Bước 4: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Để giải quyết vấn đề

nghiên cứu đặt ra Căn cứ trên khảo sát các mô hình lý thuyết trước của các tác giảkhác, những lý thuyết có liên quan Tác giả đề xuất một số mô hình nghiên cứu để giảiđáp những câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm

Bước 5: Xây dựng thang đo nháp cho các nhân tố trong mô hình Với mục tiêu

đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA tác giả sử dụngnghiên cứu định tính bằng phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm để thiết lập bộ thang

đo nháp Bộ thang đo nháp này sẽ được tiến hành thu thập dữ liệu để đánh giá sơ bộtrước khi hiệu chỉnh bộ thang đo cuối cùng

Bước 6: Đánh giá sơ bộ thang đo: Từ bộ thang đo nháp tác giả thiết kế một

nghiên cứu với mẫu nhỏ (n=100) để đánh giá sơ bộ thang đo về tính tin cậy và đơnhướng của các nhân tố trong mô hình Phương pháp sử dụng là dùng kiểm địnhCronbach Alpha và phân tích nhân tố cho từng thang đo trong một nhân tố trên dữ liệuthực nghiệm thu được Sau khi tiến hành phân tích sơ bộ sẽ hiệu chỉnh một lần nữabảng câu hỏi và tiến hành lấy mẫu cho phân tích chính thức

Bước 7: Thu thập dữ liệu chính thức Tại bước này tác giả xác định các loại dữ

liệu cần thu thập, các phương pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho

dữ liệu phân tích

Bước 8: Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được thu thập, làm sạch và tiến hành phân

tích bằng các phương pháp thống kê phù hợp bao gồm: phân tích khẳng định nhân tố,phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, phân tích đa nhóm để giải quyết các mục tiêu

Trang 38

nghiên cứu đặt ra.

Bước 9: Phỏng vấn sâu sau nghiên cứu định lượng Do đây là một nghiên cứu

ban đầu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA Đểgiải thích rõ hơn về kết quả nghiên cứu tác giả sử dụng thêm một nghiên cứu định tínhbằng phỏng vấn sâu những đối tượng có liên quan để diễn giải tốt hơn kết quả nghiêncứu thu được bằng các phương pháp định lượng

2.3 Thiết kế nghiên cứu

2.3.1 Phát triển mô hình nghiên cứu

Do các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởngtới kết quả của vốn ODA nói chung và ảnh hưởng của vốn ODA tới phát triển kinh tế

mà thiếu vắng những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các dự án Do đó, nghiên cứunày thực hiện phát triển một mô hình phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố chủyếu tới hiệu quả sử dụng vốn ODA qua trường hợp các dự án đường sắt đô thị Dướigóc độ xem xét các dự án sử dụng vốn ODA gần như các dự án kinh doanh của doanhnghiệp Hiệu quả được đánh giá qua việc đạt được mục tiêu đặt ra Trong thực tế có rấtnhiều nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện dự án, nhưng chúng có thể thuộc vềnhững nhóm nhân tố chính Do đó, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia bằngphỏng vấn phi cấu trúc để thiết lập mô hình nghiên cứu (Suanders và cộng sự, 2007;Cresswell, 2009) Các chuyên gia được lựa chọn tham gia phỏng vấn là những nhànghiên cứu, nhà quản lý đã tham gia nghiên cứu và quản lý, triển khai các dự án cóvốn ODA Phương pháp thảo luận tay đôi giữa tác giả và các chuyên gia được lựachọn Lý do lựa chọn phương pháp thảo luận tay đôi là nội dung thảo luận là các câuhỏi phi cấu trúc cần nhiều thời gian khai thác thông tin (Cresswell, 2009; Nguyễn ĐìnhThọ, 2011) Đồng thời việc tập hợp các chuyên gia để tham gia thảo luận nhóm là rấtkhó khăn Nội dung của thảo luận với các chuyên gia được tập trung vào hai nhómkhía cạnh (1) quan điểm của chuyên gia về hiệu quả dự án sử dụng vốn ODA dướikhía cạnh điều hành dự án và (2) những nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả dự án sửdụng vốn ODA

Kết quả sau khi tác giả tiến hành phỏng vấn với 10 chuyên gia là những nhànghiên cứu và nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý sử dụng nguồn vốn ODA cho thấy:Đối với khía cạnh hiệu quả dự án, các chuyên gia đồng ý rằng hiệu quả là việc đạtđược các mục tiêu chiến lược đặt ra Các chuyên gia cũng cho rằng đối với điều hành

Trang 39

Phỏng vấn bán cấu

thang đo

Đánh giá đa chuyên gia hai vòng

dự án hiệu quả là hiệu quả của từng bộ phận công việc Đối với các nhân tố ảnh hưởngtới hiệu quả dự án, các chuyên gia có ý kiến khá khác biệt với nhau và không thốngnhất (mỗi chuyên gia đưa ra một số nhân tố khác nhau) Tuy nhiên, có thể tổng hợpthành sáu nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả dự án sử dụng vốn ODA là (1)năng lực tài chính; (2) khả năng tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn chiếnlược của lãnh đạo; (5) khả năng thích ứng và (6) khả năng quản trị rủi ro Đây chính là

cơ sở để tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu và phát triển các thang đo cho từng nhân

tố cho điều tra thực nghiệm

2.3.2 Phát triển các thang đo cho các nhân tố trong mô hình

Để có được các thang đo (biến quan sát) đo lường cho từng nhân tố trong môhình tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau qua các bước (1) Thiết lập thang

đo nháp bằng phỏng vấn bán cấu trúc, (2) đánh giá thang đo bằng phương pháp Delphi

đa chuyên gia phỏng vấn hai vòng và (3) hiệu chỉnh thang đo sơ bộ và chính thức

Hình 2.3: Chu trình phát triển thang đo

Trong đó:

2.3.2.1 Thiết lập thang đo nháp bằng phỏng vấn bán cấu trúc

Để thiết lập bảng thang đo nháp ban đầu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấnbán cấu trúc Tức là với mỗi nhân tố tác giả có một câu hỏi có định hướng về chủ đềcủa nhân tố được phát triển ở phần thiết lập mô hình (Suanders và cộng sự, 2007).Trong phần này tác giả sử dụng cả hai kỹ thuật phỏng vấn là (1) thảo luận tay đôi và(2) thảo luận nhóm tập trung với đối tượng điều tra dự kiến điều tra Để thu được bảnnháp đầu tiên tác giả lập một danh sách 10 chuyên gia có chuyên môn về quản lý và sửdụng vốn ODA tham gia thảo luận và 10 chuyên gia dự phòng để thay thế khi cóchuyên gia từ chối không tham gia hoặc phỏng vấn 10 chuyên gia ban đầu chưa đạt

“điểm dừng“ thông tin Với mỗi nhân tố trong mô hình tác giả đề nghị mỗi chuyên giađưa ra tối thiểu ba khía cạnh để đánh giá Để đảm bảo mức độ bao trùm thông tin chotất cả các khía cạnh của một nhân tố tác giả thiết kế lấy mẫu định tính theo nguyên tắcbão hòa thông tin (hình 2.4)

Trang 40

Si-1 Si S

S3 S2

Hình 2.4 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu

Các lấy mẫu bão hòa thông tin được diễn đạt như sau: Các chuyên gia được phỏngvấn lần lượt về các nhân tố được đưa ra và tác giả đề nghị mỗi chuyên gia đưa ra tối thiểu

03 khía cạnh khác nhau để đánh giá (đo lường) Như trong mô tả ở hình 2.4, giả sửchuyên gia đầu tiên đưa ra được một tập hợp các khía cạnh đo lường cho một nhân tố,chuyên gia thứ hai đưa thêm được một số khía cạnh khác, cứ như vậy đến các chuyên giatiếp theo Tác giả sẽ dừng lại khi có ba chuyên gia liên tiếp không đưa ra được các khíacạnh đo lường mới, các thông tin đưa ra được xem là “bão hòa„ và các khía cạnh đượcxem xét đánh giá một lần nữa thông qua thảo luận nhóm Bộ câu hỏi bán cấu trúc sử dụngcho phỏng vấn được phát triển gồm 7 câu hỏi chính về 6 nhân tố trong mô hình và biếnphụ thuộc hiệu quả sử dụng vốn ODA (phụ lục 02) Kết quả phỏng vấn từ 10 chuyên giathu được 36 khía cạnh đo lường cho 7 nhân tố

Tiếp theo phương pháp thảo luận nhóm được sử đụng để đánh giá và hiệu chỉnhlại các thang đo với 10 người là những đối tượng sẽ được tiến hành điều tra bao gồm 3người thuộc Ban quản lý dự án, 3 người thuộc đơn vị tư vấn và 4 người thuộc các đơn

vị của nhà thầu thi công Thảo luận này tập trung vào hiệu chỉnh cách diễn đạt và tínhkhả thi của từng khía cạnh đo lường được phát triển bởi các chuyên gia, những khíacạnh trùng lắp cũng sẽ được loại ra Qua thảo luận này tác giả vẫn giữ lại 36 khía cạnh

để đo lường cho 7 biến nghiên cứu trong mô hình nhưng điều chỉnh cách diễn đạt chophù hợp với đối tượng (phụ lục 03)

2.3.2.2 Đánh giá các thang đo thiết lập được bằng phương pháp Delphi đa

Ngày đăng: 11/07/2016, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w