Luận văn thạc sỹ kinh tếtế hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thương mại thiệu yên huyện yên địnhLuận văn thạc sỹ kinh tếtế hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thương mại thiệu yên huyện yên địnhLỜI CAM ĐOANMỞ ĐẦU11. Lý do chọn đề tài12. Mục đích nghiên cứu đề tài23. Ý nghĩa khoa học của đề tài24. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài35. Phương pháp nghiên cứu36. Kết cấu của đề tài: Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP41.1. Những vấn đề cơ bản về Thuế41.1.1. Khái niệm41.1.2. Đặc điểm của thuế41.1.3.Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân51.2. Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp51.2.1. Thuế Giá trị gia tăng51.2.2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp121.3. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN161.3.1. Kế toán thuế GTGT161.3.2. Kế toán thuế TNDN29KẾT LUẬN CHƯƠNG 136CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỂ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CPTM THIỆU YÊN THANH HÓA372.1 Giới thiệu về công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa.372.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.372.1.2. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh412.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty422.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty462.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty472.2. Thực trạng kế toán tại công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa.492.2.1 Thực trạng kế toán thuế GTGT492.2.2 Thực trạng kế toán thuế TNDN602.3. Đánh giá về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa652.3.1. Kết quả đạt được.652.3.2. Tồn tại, hạn chế66KẾT LUẬN CHƯƠNG 269CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YÊN THANH HÓA703.1 Sự cần thiết và yêu cầu cần phải hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN.703.1.1 Sự cần thiết703.1.2 Yêu cầu hoàn thiện713.2. Giải pháp hoàn thiện713.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế, chế độ kế toán713.2.2 Hoàn thiện kế toán thuế GTGT723.2.3. Hoàn thiện kế toán thuế TNDN743.2.4. Một số giải pháp khác753.3 Điều kiện thực hiện giải pháp763.3.1 Đối với Nhà nước763.3.2. Đối với Công ty cổ phần thương mại Thiệu Yên Thanh Hóa79KẾT LUẬN CHƯƠNG 383
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
-LÊ THANH LUẬN
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YÊN - THANH HÓA
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số : 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THẾ KHẢI
Trang 2Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độclập của cá nhân tôi Các số liệu, bảng biểu và kết quả nêu trong luận văn làtrung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì côngtrình khoa học nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thanh Luận
Trang 4TNCT: Thu nhập chịu thuế
TNDN: Thu nhập doanh nghiệpSXKD: Sản xuất kinh doanh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài: Đề tài được kết cấu gồm 3 chương: 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về Thuế 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm của thuế 4
1.1.3.Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân 5
1.2 Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp 5
1.2.1 Thuế Giá trị gia tăng 5
1.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 12
1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 16
1.3.1 Kế toán thuế GTGT 16
1.3.2 Kế toán thuế TNDN 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỂ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CPTM THIỆU YÊN THANH HÓA 37
2.1 Giới thiệu về công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa 37
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 37
2.1.2 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh 41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 42
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty 46
2.1.5 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 47
2.2 Thực trạng kế toán tại công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa 49
2.2.1 Thực trạng kế toán thuế GTGT 49
2.2.2 Thực trạng kế toán thuế TNDN 60
Trang 62.3 Đánh giá về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty CPTM Thiệu
Yên Thanh Hóa 65
2.3.1 Kết quả đạt được 65
2.3.2 Tồn tại, hạn chế 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YÊN -THANH HÓA 70
3.1 Sự cần thiết và yêu cầu cần phải hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 70
3.1.1 Sự cần thiết 70
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện 71
3.2 Giải pháp hoàn thiện 71
3.2.1 Hoàn thiện chính sách thuế, chế độ kế toán 71
3.2.2 Hoàn thiện kế toán thuế GTGT 72
3.2.3 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN 74
3.2.4 Một số giải pháp khác 75
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 76
3.3.1 Đối với Nhà nước 76
3.3.2 Đối với Công ty cổ phần thương mại Thiệu Yên -Thanh Hóa 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triểncủa Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nàotrên thể giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển
Ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳhọp thứ 11 Quốc hội khoá IX ngày 10/05/1997 và chính thức áp dụng từ01/01/1999 thay cho Luật thuế Doanh thu, Luật thuế Lợi tức trước đây ThuếGTGT, thuế TNDN ra đời từ rất lâu và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới.Tuy nhiên đối với nước ta đây vẫn là là sắc thuế mới và khá non trẻ so với sựvận động của cơ chế kinh tế hiện nay Trong những năm qua, Nhà nước ta đãkhông ngừng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hai sắc thuế này Việc sửa đổicác chính sách thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế
Trong doanh nghiệp hiện nay thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuếchi phối đến hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; vì vậy nó
có vai trò, ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh của chủ doanh nghiệp; đồng thời là công cụ quan trọng giúp Nhànước thực hiện vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế Kể từ khi áp dụng luậtthuế GTGT, luật thuế TNDN tại Việt Nam, chính sách thuế đã có tác dụngthiết thực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo nguồn thu ổn định cho NSNN,góp phần tạo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức và
cá nhân; khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đầu tư, thúcđẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Để thuế GTGT và thuế TNDN ngày càng có ý nghĩa thiết thực góp phầnphục vụ đắc lực, hiệu quả trong việc áp dụng các chính sách thuế thì ngườilàm kế toán cần phải được tổ chức một cách hợp lý, khoa học, chính xác.Nhân sự kế toán tại doanh nghiệp đòi hỏi phải nắm chắc và biết vận dụng triệt
để luật kế toán, các luật thuế hiện hành Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện
Trang 8nay khi người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế thì công tác thuế và Kếtoán thuế lại càng quan trọng vì vậy kế toán tại doanh nghiệp phải được trang
bị đầy đủ kiến thức về kế toán thuế để trách mắc sai phạm, thất thoát
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi đi sâu nghiêncứu kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty CPTMThiệu Yên Thanh Hóa, kết hợp với những kiến thức đã học tại trường và được
sự hướng dẫn tận tình của Thầy TS Nguyễn Thế Khải, tác giả đã chọn đề tài
"Hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty CPTM Thiệu YênThanh Hóa" cho Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá lý luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN gắn vớiviệc nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại các doanhnghiệp
- Khảo sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp trong việc áp dụng chuẩnmực kế toán thuế GTGT và thuế TNDN và đánh giá thực trạng kế toán thuếGTGT và thuế TNDN
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT
và thuế TNDN tại Công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài hệ thống hóa và làm rõ thêm về mặt lý luận cơ bản về pháp luậtthuế và kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
- Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT và thuếTNDN của Công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa, đề tài làm sáng tỏ tìnhhình hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế, vai trò và mối quan hệ giữa hạchtoán kế toán đối với công tác quản lý thu thuế
- Thông qua khảo sát thực tế tại Công ty CPTM Thiệu Yên Thanh
Hóa, đề tài chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật thuế cũng như kế toán thuế GTGT vàthuế TNDN, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế
Trang 9GTGT, thuế TNDN tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý thu thuếGTGT và thuế TNDN.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hệ thống hoá lý luận đi sâu nghiên cứu
tình hình thực hiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty CPTMThiệu Yên Thanh Hóa
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản về
thuế GTGT và thuế TNDN, tình hình kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tạicông ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa năm 2014-2015 Nghiên cứu và đánhgiá thực trạng thông qua việc thu nhập, khảo sát tại công ty và đưa ra các kiếnnghị, giải pháp phù hợp
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng,đồng thời sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, đối chiếu sosánh tổng hợp Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các chính sách,chế độ, các Luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT và thuếTNDN, các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành và chuẩn mực kế toánViệt Nam số 17, các giáo trình kế toán thuế Chế độ kế toán doanh nghiệphiện hành của Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệpcũng được sử dụng nhiều trong khi tiến hành thực hiện đề tài này
6 Kết cấu của đề tài: Đ tài đề tài được kết cấu gồm 3 chương: ược kết cấu gồm 3 chương:c k t c u g m 3 chết cấu gồm 3 chương: ấu gồm 3 chương: ồm 3 chương: ương:ng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế, kế toán thuế GTGT và thuế TNDNtrong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công tyCPTM Thiệu Yên Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty CPTM Thiệu Yên Thanh Hóa
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm
Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định các tổ chức
và cá nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình,nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào Ngân sách Nhànước, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạnphát triển của đời sống kinh tế xã hội
1.1.2 Đặc điểm của thuế
- Thứ nhất: Thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tínhhoàn trả trực tiếp Nộp thuế cho Nhà nước không có nghĩa là cho Nhà nướcmượn tiền hay gửi tiền vào NSNN hoặc là mua một loại dịch vụ công Nộpthuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân
- Thứ hai: Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tậptrung trên phạm vi toàn xã hội Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật đểban hành các sắc thuế, vì vậy, thuế thường được quy định dưới dạng văn bảnluật hay pháp lệnh Vì vậy trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là nhữnghành vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc xử lí về mặthình sự
- Thứ ba: Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các
Trang 11khoản thuế đã được pháp luật quy định.
1.1.3.Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân
Thuế là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế của nhà nước trong nềnkinh tế thị trường Không những có vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sáchnhà nước mà thuế còn góp phần điều chỉnh kinh tế, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước thông qua thuế và vai trò phân phối các nguồn tài chính, gópphần giải quyết công bằng xã hội, vì thông qua thuế nhà nước điều tiết thunhập một cách hợp lý, đảm bảo công bằng trong phân phối, khuyến khíchphát triển kinh tế, động viên thu nộp vào ngân sách nhà nước ngày một cao,đồng thời Nhà nước cũng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạtđộng sản xuất kinh doanh
1.2 Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Thuế Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng = Giá đầu ra - Giá đầu vào
- Khái niệm về thuế GTGT: Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trênkhoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từkhâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nướctheo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ[4]
- Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế GTGT Người sản xuất,cung ứng hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng.Người tiêu dùng mua sản phẩm với giá đã có thuế GTGT, vì vậy, người tiêudùng chính là người chịu khoản thuế này
Trang 121.2.1.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT
a Đối tượng chịu thuế GTGT
* Đối tượng chịu thuế GTGT: Theo quy định tại điều 2 thông tư219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Đối tượng chịu thuếGTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ởViệt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nướcngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
* Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QHXII ngày01/6/2008, Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và theo điều 4 thông
tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, đối tượng khôngchịu thuế GTGT bao gồm 18 nhóm mặt hàng
b Đối tượng nộp thuế GTGT
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hìnhthức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cánhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sauđây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theoLuật Doanh nghiệp, Luật HTXvà pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
sự nghiệp và các tổ chức khác
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài thamgia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạtđộng kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượngkhác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu
Trang 13- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cảtrường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cưtrú tại Việt Nam Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trúthực hiện theo pháp luật về thuế TNDN và pháp luật về thuế Thu nhập cánhân
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất thành lập để hoạt động mua bánhàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại ViệtNam theo quy định của pháp luật về thuế tại các khu công nghiệp, khu chếxuất và khu kinh tế
1.2.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT
a Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất
* Thuế suất: Hiện nay, có 3 mức thuế suất thuế GTGT, đó là mức thuế
suất 0%, 5% và 10%
- Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận
tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ cáctrường hợp sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
c) Dịch vụ cấp tín dụng;
d) Chuyển nhượng vốn;
đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;
e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
- Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt độngxây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửahàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ không chịu thuếGTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, nhượngquyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch
Trang 14vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưuchính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thácchưa qua chế biến.
- Thuế suất 5%: Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối vớiđời sống như: lương thực, nước, thuốc chữa bệnh, sách báo, phân bón
- Thuế suất 10%: Áp dụng cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ thông thường
và các hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, không nằm trong diện chịu các mứcthuế suất 0% hoặc 5%
* Giá tính thuế: Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam.
Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi rađồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng, tỷ giá này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế
b Phương pháp tính thuế GTGT
* Phương pháp khấu trừ thuế
- Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sởkinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy địnhcủa pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháptính trực tiếp trên GTGT
Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán
ra ghi trên hóa đơn GTGT
X
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ đó
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số tiền ghi trên hóa đơn
Trang 15GTGT của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh nghiệp, sốthuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu
hoặc chứng từ nộp thay cho phía nước ngoài
Việc xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phải tuân theo quy địnhcủa Luật thuế GTGT
* Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
(1) Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGTbằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đốivới hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanhtoán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quýmua vào tương ứng Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tếbán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếucó), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trịvàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho muabán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng
(2) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếptrên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm
dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện
áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự
nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo
Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ
Trang 16chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt độngtìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừtrường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
(3) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từnghoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầunguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác 2%
1.2.1.4 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế
a Kê khai thuế
Khai thuế giá trị gia tăng là loại khai thuế theo tháng hoặc theo quý vàmột số trường hợp đặc biệt khai theo lần phát sinh
(1)Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổngdoanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷđồng trở xuống Trường hợp doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên
50 tỷ đồng/năm thì áp dụng khai thuế giá trị gia tăng theo tháng Việc thựchiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và
ổn định theo chu kỳ 3 năm Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính
b Thời hạn nộp thuế
Trang 17(1) Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất
là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
(2) Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộpthuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế
c Hoàn thuế
Hoàn thuế GTGT được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh đáp ứngtheo các quy định của Luật thuế GTGT hoặc được áp dụng theo chương trình
ưu đãi của Chính phủ Theo quy định hiện hành việc hoàn thuế GTGT đối với
cơ sở SXKD được quy định cho các trường hợp sau:
1 CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có sốthuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp
kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thìđược khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai thángtính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh
số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầuvào chưa được khấu trừ hết thì CSKD được hoàn thuế
2 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinhdoanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìmkiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đivào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm
3 Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới
4 Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo
tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuấtkhẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được
khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên
5 Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổidoanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt
Trang 18động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vàochưa được khấu trừ hết.
6 Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoànlại, viện trợ nhân đạo
7 Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quyđịnh của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tạiViệt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoáđơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã cóthuế giá trị gia tăng
8 Các trường hợp hoàn thuế khác theo quy định của Luật thuế
1.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thunhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp pháp liên quan đến thu nhập của đốitượng nộp thuế
1.1.2.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế TNDN
Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính làđối tượng chịu thuế Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh hảng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của
Luật thuế TNDN, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Namnhư: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh,Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài(gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập…
Trang 191.1.2.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN
a Căn cứ tính thuế TNDN
- Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN TheoLuật thuế TNDN hiện nay, từ 01/01/2014 thuế suất thuế TNDN là 22%, trừtrường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và các trường hợp được hưởng ưu đãi thuế suất theo quy định
- Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch Trường hợpdoanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuếxác định theo năm tài chính áp dụng
Thuế suấtthuế TNDNTrong đó:
Thu nhập tính
thuế trong
kỳ tính thuế
= Thu nhậpchịu thuế -
Thu nhậpmiễn thuế -
Các khoản
lỗ được kếtchuyểnThu
nhập
chịu thuế
= Doanh thu
-Các khoản chiđược trừ củahoạt động SXKD
+
Thu nhập chịuthuế khác trong
kỳ tính thuế
* Thu nhập được miễn thuế bao gồm:
Theo quy định tại….thu nhập được miễn thuế TNDN bao gồm 11khoản thu nhập
* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền giacông, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp đượchưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền và
được xác định cụ thể như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Trang 20là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT
- Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thubằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ
* Thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế màkhoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cótrong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; Theo quy định tại… Thu nhậpkhác bao gồm 15 khoản
* Các khoản chi được trừ khi xác đinh thu nhập chịu thuế Doanh nghiệp
được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khảkháng khác
*Các khoản chi không được trừ khi xác định TNCT bao gồm:
- Khoản chi không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của phápluật
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổcho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
- Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của phápluật;
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương
Trang 21ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu;
- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lạicác khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty
- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh;
- Tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuếthu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân;
- Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổphiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu ( trừ cổ tức của cổ phiếuthuộc loại nợ phải trả)
1.1.2.4 Kê khai, quyết toán thuế, nộp thuế
a Kê khai, quyết toán thuế
Theo quy đinh tại Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một
số điều quy định tại các Nghị định của Luật thuế; thuế TNDN được khai theotừng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thờiđiểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập;chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động Trường hợpchuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ
về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi thì không phải khai quyết toán
Trang 22thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khaiquyết toán thuế năm theo quy định
b Nộp thuế
Trường hợp đơn vị tự tính, tự khai, tự nộp thì thời hạn nộp thuế TNDNchậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Cụ thể là:
- Sửa đổi, bổ sung về nộp thuế tại Thông tư 151/2014/TT-BTC, bắt đầu
từ quý 4/2014 doanh nghiệp không thực hiện nộp tờ khai thuế TNDN mà thayvào đó doanh nghiệp sẽ tạm tính số thuế phải nộp trong quý Thời hạn nộpthuế tạm nộp theo quý là ngày thứ 30 của quý tiếp theo
- Thời hạn nộp thuế theo quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90,
kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
- Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộpthuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế
1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
1.3.1 Kế toán thuế GTGT
1.3.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch
vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
Số thuế GTGT đầu vào của người mua hàng do người bán hàng tính và ghitrên hóa đơn bán hàng Trường hợp nhập khẩu số thuế GTGT đầu vào là sốthuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cảTSCĐ) dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, hoặc số thuếGTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Chứng từ sử dụng để hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ làhóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01/GTGT-3LL), bảng kê hóa đơn, chứng từmua hàng hóa, dịch vụ (Mẫu số 01/GTGT), chứng từ nộp thuế GTGT ở khâunhập khẩu, sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào của DN
* Tài khoản kế toán sử dụng:
Trang 23Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
đã được khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ ”
Bên Nợ:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên Có:
+ Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
+ Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại
+ Số thuế GTGT của hàng mua trả lại
Số dư bên Nợ:
+ Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ
+ Số thuế GTGT được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa trả
TK 133 có hai tài khoản cấp 2:
+ TK 133(1): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
+ Tk 133(2): Thuế GTGT của TSCĐ
* Phương pháp kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Khi phát sinh nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa dùng vào hoạt độngSXKD hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán căn cứ vàochứng từ mua hàng (hóa đơn GTGT) phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa (baogồm cả chi phí mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, ) đồng thời
phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào bên Nợ TK 133
(1) Trường hợp hàng mua phải trả lại cho người bán hoặc hàng đã muađược giảm giá do kém, mất phẩm chất, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lạicho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã muatrả lại cho người bán hoặc hàng đã được giảm giá, đồng thời số thuế GTGTđầu vào được khấu trừ tương ứng với số hàng hóa đó được phản ánh vào bên
Có TK 133 làm giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của doanh nghiệp
(2) Trường hợp vật tư, hàng hóa mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa
Trang 24hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thườngthì thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuếGTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp Kế toán ghi
Có TK 133 đối ứng với các tài khoản liên quan TK 138, TK 111, TK 334, TK632…
Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
(1) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thông thường về nhập kho,
kế toán định khoản:
Nợ TK 152, 156 : Giá trị của hàng hóa mua vào
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá trị thanh toán(2) Khi mua TSCĐ kế toán định khoản:
Nợ TK 211: Giá trị tài sản mua vào
Nợ TK 133(2): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá trị thanh toán(3) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thông thường về sử dụng ngay khôngqua kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá trị thanh toán(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộphận bán hàng, kế toán định khoản:
Nợ TK 642(1): Chi phí bán hàng
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112,141,331, : Tổng giá trị thanh toán(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộphận quản lý doanh nghiệp, kế toán định khoản:
Nợ TK 642(2): Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trang 25Có TK 111, 112,141,331, : Tổng giá trị thanh toán (6) Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ: là những chi phí phát sinh cóliên quan đến quá trình, thanh lý nhượng bán tài sản cố định như tân trang,môi giới, :
Nợ TK 811: Chi phí khác
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112,141,331, : Tổng giá trị thanh toán
Đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
Nếu hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động SXKD thuộc đối tượng chịuthuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT hàng nhậpkhẩu sẽ được hạch toán vào TK 133 và được khấu trừ, số thuế GTGT chỉđược phép hạch toán vào bên Nợ TK 133 khi có chứng từ nộp thuế của lôhàng đó Còn trong trường hợp hàng nhập khẩu để tiêu dùng hoặc dùng chohoạt động SXKD không thuộc đối chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT của lô hàng sẽ không được khấutrừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hóa nhập khẩu
* Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
(1) Khi nhập khẩu vật tư hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh giá trị vật
tư hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán chongười bán thuê nhập khâu và thuê TTĐB phải nộp (nếu có),chi phí vận
chuyển, kế toán ghi:
Nợ TK 156,211 ( Giá mua cả thuế nhập khẩu ):
Có TK 333(3): Thuế nhập khẩu
Có TK 333(2): Thuế TTĐB (nếu có)
Có TK 111,112,331 ( Giá mua chưa thuế )(2) Nếu hàng nhập khẩu dùng vào SXKD thuộc đối tượng chịu thuếGTGT thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 133(1,2)- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333(12) - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Trang 26(3) Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc đã mua được giảm giá
do kém, mất phẩm chất, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lạingười bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không đượckhấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331: (Tổng giá thanh toán)
Có TK 152,153,211….(Giá mua chưa thuế)
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào củahàng mua trả lại hoặc được ghi giảm giá)
(4) Đối với hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời choSXKD hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGTnhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ
Khi mua vật tư, hàng hóa,TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156 (Giá mua chưa thuế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112,331: ( Tổng giá thanh toán)Cuối kỳ, kế toán tính toán và xác định thuế GTGT đầu vào được khấutrừ, không được khấu trừ tính trên cơ sở phân bổ trên tỷ lệ doanh thu Số thuếGTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, được tính vào giá vốn hàngbán, Kế toán ghi:
Nợ TK 632: Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 133(1): Theo số Thuế GTGT không được khấu trử(5) Khi mua TSCĐ có hóa đơn GTGT dùng chung cho sản xuất kinhdoanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT kếtoán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá trị mua chưa có thuế; thuế GTGT đầuvào được phản ánh vào bên Nợ TK 133; cuối kỳ tính và xác định số thuếGTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở doanh thu, cung cấp dịch vụ chịuthuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ phát sinhtrong kỳ:
Trang 27Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133(2): Thuế GTGT được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ hạch toán vào các tàikhoản tập hợp chi phí liên quan đến việc sử dụng TSCĐ
(6) Theo qui định mới tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp”
Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cần lưu ý:
- Bỏ các bút toán kê khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong các giaodịch sản phẩm hàng hóa tiêu dùng nội bộ, khuyến mại quảng cáo;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử
dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và
không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hànghóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuếGTGT Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấutrừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuếđầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT sovới tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuếGTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản
cố định mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm cơ sở kinh doanh thựchiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khaiđiều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sửdụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch,khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì sốthuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng khôngđược khấu trừ, Kế toán ghi:
Nợ TK 211,212: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ tương ứng với phần không
Trang 28được khấu trừ
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (do các nguyên nhânkhác - nếu có) đang phản ánh trên tài khoản 133 được tính vào giá vốnhàng bán
Nợ TK 632: Giá vốn
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ+ Thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, tài sản cố định mua vào bị tổn thấtchưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi:
TK 133 Số dư bên Nợ TK 133 phản ánh số thuế GTGT đầu vào mà doanhnghiệp chưa khấu trừ hết
Trường hợp đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ trong 12 tháng hoặc 04 quý liên tục trở lên có số thuế GTGTđầu vào chưa khấu trừ hết hoặc các doanh nghiệp mua hàng hóa để xuất khấu
sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ
sơ đế khấu trừ hoàn thuế theo quy định hiện hành
Khi DN được hoàn thuế GTGT đầu vào, số thuế được hoàn sẽ được hạch toán vào bên Có TK 133 đối ứng với các tài khoản có liên quan (TK 111,TK 112, )
Trang 29Phương pháp kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được kháiquát ở sơ đồ sau (Xem phụ lục 02 )
1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT đầu ra do người bán hàng tính (bằng doanh thu chưa cóthuế x thuế suất thuế GTGT) và được ghi trên hóa đơn bán hàng Thuế GTGTđầu ra phát sinh khi có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ
- Chứng từ sử dụng
+ Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTGT – 3LL
+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156;
+ Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC (nếu có)
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này 156/2013/TT-BTC (nếu có)
+ Các chứng từ liên quan khác đến thuế GTGT: phiếu chi, ủy nhiệmchi, biên bản đối chiếu và xác nhận số liệu giữa bên bán và bên mua,…
- Tài khoản sử dụng
Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài khoản 333(1) –
“Thuế GTGT phải nộp” Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu
ra, thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT đã nộp và thuế GTGT còn phải nộp vảoNSNN
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
Trang 30- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu.
Dư Có:
- Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN cuối kỳ
Trường hợp đặc biệt: Dư Nợ: Số thuế GTGT đã nộp lớn hơn số thuế
phải nộp cho nhà nước, hoặc số thuế đã nộp được miễn giảm nhưng chưa thựchiện TK 333(1) được chia làm hai TK cấp 3
- TK 333(11): Thuế GTGT đầu ra
- TK 333(12): Thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng hóa, dịch vụ, kế toán viết hóa đơn,trong đó xác định số thuế GTGT đầu ra Căn cứ vào các hóa đơn GTGT, bảng
kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, phản ánh số thuế GTGT đầu ra vào bên Có TK333(1) (333(11) )đối ứng với Nợ các TK 331, 111,112,
Đối với hàng nhập khẩu, đồng thời với việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phải phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu vào bên Có TK 333(1) (333(12)) và ghi Nợ TK 133
Khi bán hàng, doanh nghiệp đã xuất hóa đơn nhưng vì một số lý do nào
đó, khách hàng trả lại hàng, hoặc DN phải giảm giá cho số hàng đó làm cho
số thuế GTGT đầu ra giảm, số thuế này sẽ được hạch toán vào bên Nợ TK333(1)
Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
(1) Khi doanh nghiệp bán hảng hóa, dịch vụ kế toán định khoản:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá trị hàng hóa
Có TK 511: Doanh thu hàng hóa
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp (2) Khi doanh nghiệp bán hàng hóa kém chất lượng bị trả lại, căn cứvào giá trị hàng bị trả lại, kế toán định khoản:
Nợ TK 521(2): Giá trị hàng bán bị trả lại
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Trang 31Có TK 111,112, 131: Tổng giá thanh toán (3) Khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ bán hàng cho đơn vị khác đượchưởng hoa hồng, kế toán định khoản:
Nợ TK 131: Số hoa hồng được hưởng
Có TK 511: Doanh thu hoa hồng được hưởng
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp (4) Khi doanh nghiệp nhượng bán TSCĐ hoặc nhận tiền được biếutặng, kế toán định khoản:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 333(1) : Thuế GTGT phải nộp(5) Trường hợp doanh nghiệp có tài sản cho thuê hoạt động, thu tiền trước cho thuê nhiều kỳ, khi nhận tiền của khách hàng trả về hoạt động cho thuê tài sản trong nhiều kỳ, kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận được
Có TK 338(7) : Giá cho thuê chưa có thuế
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
(6) Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp,
kế toán xác định doanh thu bán hàng kỳ giá bán trả một lần chưa có thuếGTGT, kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 112: số tiền người mua trả tiền lần đầu
Nợ TK 131: Số tiền người mua chưa thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 338(7): Lãi trả chậm, trả góp
(7) Theo qui định mới tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng
12 năm 2014 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp”
Kế toán thuế GTGT đầu ra trừ cần lưu ý các nội dung sau:
Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa khi bán, ghi:
Trang 32Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511: Doanh thu chưa có thuế
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp (333(11))
Có TK 3338(11): Thuế bảo vệ môi trường
1.3.1.3 Kế toán xác định thuế GTGT phải nộp
Cuối kỳ, doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế GTGT sẽ xảy ra 2trường hợp sau:
Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế
GTGT đầu ra phải nộp Căn cứ vào số thuế GTGT đầu ra kế toán hạch toán(ghi Có TK 133(1) đối ứng Nợ TK 333(1)), số dự Nợ trên TK 133(1) phảnánh doanh nghiệp sẽ tiếp tục được khấu trừ ở các kỳ tiếp theo hoặc được xemxét hoàn thuế
Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế
GTGT đầu ra phải nộp Căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ kếtoán hạch toán (ghi Có TK 133(1) đối ứng Nợ TK 333(1)) Số dư bên Có TK333(1) là số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN Khi DN nộp thuế sẽ ghi NợTTC 333(1) đối ứng ghi Có các TK 111,112,.,
1.3.1.4 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
* Kế toán hàng hóa, dịch vụ mua vào
(1) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng vào SXKD, kế toán phản ánh giá mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 152, 153,156,211: Giá mua bao gồm thuế GTGT
Có TK 111,113, 331: Tổng giá thanh toán (2) Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ về dùng ngay cho SXKD, kế toánphản ánh giá trị hàng hóa, vật tư mua vào là tổng giá thanh toán
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 111, 113, 331: Tổng giá thanh toán(3) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa thiết bị dùng vào hoạt động SXKDhoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp
Trang 33Nợ TK 152, 153, 156, 211: Giá mua bao gồm thuế GTGT
Có TK 111, 113, 331: Tổng giá thanh toán
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng đã có thuế GTGT)(2) Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền cònphải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu
NợTK 111, 112, 131:
Có TK 511: Giá bán trả tiền ngay (đã có thuế GTGT)
Có TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
* Kế toán xác định thuế GTGT phải nộp
(1) Cuối mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theophương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 511, 515, 711
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp (2) Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi:
Trang 34Trong công tác kế toán thuế GTGT doanh nghiệp phải mở sổ kế toántheo đúng chế độ hiện hành, trên cơ sở lựa chọn hình thức kế toán sử dụng, sổ
kế toán gồm: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chí tiết Sổ kế toán tổng hợpgồm sổ Nhật ký, sổ cái; sổ kế toán chi tiết gồm sổ, thẻ chí tiết cụ thể là:
Sổ cái TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Sổ cái TK 333: Thuế và các khoản phải nộp NSNN
Sổ chi tiết TK 133(1): Chi tiết thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa,dịch vụ
Sổ chi tiết TK 133(2): Chi tiết Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Sổ chi tiết TK 333(1) được thiết lập chi tiết cho 02 TK cấp 3:(333(11),333(12):
- Số chi tiết TK 333(11): Theo dõi chi tiết thuế GTGT đầu ra phải nộpcủa hàng hóa dịch vụ mua trong nước
- Số chi tiết TK 333(12): Theo dõi chi tiết thuế giá trị gia tăng đầu raphải nộp của hàng hóa dịch vụ mua nhập khẩu
Báo cáo tài chính phải nộp cho cơ quan thuế gồm: Bảng cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minhBáo cáo tài chính; về biểu mẫu báo cáo, về ghi nhận, trình bày các chỉ tiêutrong đó có các chỉ tiêu về thuế GTGT, về thời gian nộp phải được thựchiện theo đúng quy định Các báo cáo tài chính cũng chịu sự chi phối chặt chẽcủa Luật Thuế GTGT, biểu hiện cụ thể là Bảng cân đối kế toán: Trong bảngcân đối kế toán có 2 chỉ tiêu liên quan đến thuế đó là Thuế GTGT được khấutrừ (TK 133) và chi tiêu thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước(TK333)
- Phần Tài sản: A.Tài sản ngắn hạn khác, Thuế GTGT được khấu trừ(mã số 152)
- Phần Nguồn vốn: A.Nợ phải trả, I Nợ ngắn hạn: 4 Thuế và cáckhoản phải nộp nhà nước(mã số: 314)
Thuyết minh Báo cáo tài chính:
Trang 35Phần V: Thuyết minh bổ sung cho các khoản mục tình hình trong bảngcân đối kế toán ( mục 14) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Phần VI: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh (mục 2 - Các khoản giảm trừ doanh thu, mẫu số 03-1A/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011của Bộ Tài chính)
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu số 03/TNDN
+ Báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN
1.3.2.2 Tài khoản kế toán thuế TNDN
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
a) Tài khoản 333(4) - Thuế TNDN:
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp vàcòn phải nộp vào NSNN
Nguyên tắc ghi TK 333(4)
(1) Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế TNDN phải nộpvào NSNN và phản ánh kịp thời vào sổ kế toán
(2) Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN được miễn giảm theo chế
độ quy định hiện hành Kế toán phải mở chi tiết theo dõi thuế TNDN
Trang 36(3) Doanh nghiệp nộp thuế băng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng ViệtNam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.
b) Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của Doanh nghiệpbao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại làmcăn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong năm tài chính hiện hành
Nguyên tắc ghi TK 821
(1) Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào tài khoản này bao gồm chiphí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợinhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính
(2) Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trênthu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành
(3) Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN phải nộp tính trên TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
(4) Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế
TNDN hoãn lại phát sinh từ:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
c) Tài khoản 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm của thuế thu nhập hoãn lại phải trả Thuế thu nhập hoãn lại phải trảđược xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phátsinh trong năm và thuế suất thu nhập hiện hành theo công thức:
Thuế thu nhập = Chênh lệch tạm X Thuế suất thuế thu
Trang 37hoãn lại phải trả thời chịu thuế nhập hiện hành (%)
Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênhlệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định sốthuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm
Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiệntheo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trongnăm nay với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các
năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập) theo nguyên tắc:
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn sốthuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm Kế toán ghi nhận
bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế TNhoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên
quan đến các khoản mục được ghi nhận là chi phí thuế Thu nhập doanhnghiệp hoãn lại phát sinh trong năm
- Kế toán ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản
chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán)
- Một số trường hợp chủ yếu làm phát sinh thuế TN hoãn lại phải trả:Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạmthời chịu thuế Ví dụ thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ do doanh nghiệpxác định dài hơn thời gian sử dụng hữu ích theo chính sách tài chính hiện
Trang 38hành được cơ quan thuế chấp nhận dẫn đến mức trích khấu hao TSCĐ theo kếtoán thấp hơn khấu hao được khấu trừ vào lợi nhuận tính thuế
d) Tài khoản 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài khoản này dùng để phản ảnh số hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = chênh lệch tạm thời được khấu trừ +giá trị được khấu trừ sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuếchưa sử dụng)x thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
Nguyên tắc ghi TK 243:
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại đốivới các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ củakhoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa được sử dụng từ các năm trướcchuyển sang năm hiện tại
- Cuối năm, doanh nghiệp phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa
sử dụng”, giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tínhthuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuếthu nhập hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghinhận hoặc hoàn nhập trong năm
- Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp, đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại
- Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các tài sảnthuê thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắcchắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để ghi nhận bổsung vào năm hiện tại
- Một số trường hợp chủ yếu phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại:+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch
Trang 39tạm thời được khấu trừ do khấu hao TSCĐ theo mục đích kế toán nhanh
hơn khấu hao TSCĐ cho mục địch tính thuế thu nhập trong năm;
+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạmthời được khấu trừ do ghi nhận một khoản chi phí trong năm hiện tại chỉ đượckhấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau Ví dụ: Chi phí trích trước vềsửa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vàothu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát sinh trong các nămsau
+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được tính trên giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trướcchuyển sang năm hiện tại
1.3.2.3 Quy trình kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
a) Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhànước hàng quý theo quy định, kế toán ghi:
Nợ TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (821(1))
Có TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp
b) Hạch toán khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN,
Kế toán ghi: Nợ TK 333(4): Thuế TNDN
Nợ TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (821(1))
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuếthu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải
Trang 40nộp thiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (821(1))
Có TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp
d) Phương pháp hạch toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn sốthuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghinhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuếthu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, kếtoán ghi:
Nợ TK 821(2): Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn sốthuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghigiảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa sốthuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trongnăm, Kế toán ghi:
Nợ TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Có TK 821(2): Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
e) Hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịchđược ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toáncăn cứ "Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại" đã được lập làm căn cứghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giaodịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
- Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sảnthuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sunggíá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thunhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm; nếu chắc chắnrằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản