1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHILE ĐẾN NĂM 2020

59 875 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 749,5 KB

Nội dung

và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá như Việt Nam hiện nay.Đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng giày dép Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng đểthực hiện chiến lược công nghiệp hoá

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

…………

Chuyên đề Môn : KINH DOANH QUỐC TẾ

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHILE ĐẾN

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH, BIỂU BẢNG iv

TÓM TẮT NỘI DUNG 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

3.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

3.2 Phương pháp phân tích 3

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

4.1 Thời gian 4

4.2 Địa bàn nghiên cứu 4

4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU 5

1.1 Giới thiệu chung 5

1.2 Tình hình sản xuất trong nước 6

1.2.1 Sản xuất sản phẩm 6

1.2.2 Sản xuất nguyên vật liệu 7

1.2.3 Lao động 9

1.2.4 Công nghệ 10

1.2.5 Đánh giá chung về ngành giày dép của Việt Nam 11

1.3 Tình hình xuất khẩu 12

4

Trang 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 16

2.1 PHÂN TÍCH PEST 16

2.1.1 Môi trường Chính trị (Politics) 16

2.1.1.1 Hiệp Định FTA Việt Nam và Chile 16

2.1.1.2 Các quy định chất lượng - tiêu chuẩn 17

2.1.1.3 Chính sách thuế 17

2.1.1.4 Chính sách bảo hộ 18

2.1.2 Môi trường Kinh tế ( Economics) 19

2.1.2.1 Tăng trưởng GDP 19

2.1.2.2 Lạm phát 19

2.1.2.3 Việc làm 20

2.1.2.4 Thương mại 20

2.1.2.5 Cán cân thanh toán 20

2.1.2.6 Tỷ giá hối đoái 21

2.1.2.7 Chính sách thu chi ngân sách 21

2.1.2.8 Chính sách tiền tệ 21

2.1.3 Môi trường Xã hội (Social) 21

2.1.3.1 Thị trường tiềm năng có cơ hội phát triển 21

2.1.3.2 Xu hướng, quan điểm của xã hội 23

2.1.4 Môi trường công nghệ (Technology) 26

2.2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P 26

2.2.1 Sản phẩm giày dép Việt Nam 26

2.2.2 Giá 28

2.2.2.1 Giá xuất khẩu 28

2.2.2.2 Chính sách ưu đãi về giá 29

2.2.3 Phân phối 29

2.2.4 Chiêu thị 29

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 30

4

Trang 4

2.3.1 Trung Quốc 31

2.3.2 Brazil 32

2.4 PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH HÀNG 34

2.4.1 Cơ hội 34

2.4.2 Thách thức 35

2.4.3 Điểm mạnh 36

2.4.4 Điểm yếu 36

CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 37

3.1 Tầm nhìn và mục tiêu xuất khẩu đến năm 2020 37

3.1.1 Tầm nhìn 37

3.1.2 Mục tiêu 37

3.2 Xây dựng chiến lược xuất khẩu 38

3.2.1 Ma trận SWOT 38

3.2.2 Lựa chọn chiến lược 42

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

4

Trang 5

DANH MỤC HÌNH, BIỂU BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp giày dép Việt Nam năm 2008 9

Bảng 2: Tình hình xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam 2007 - 2011 13

Bảng 3: Kim ngạch xuất giày dép của Việt Nam trong 10 tháng đầu 2011 14

Bảng 4: Mức chi tiêu tính theo trung bình dân số ở các nước khu vực Nam Mỹ 22

Bảng 5: Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào ChiLê tháng 4 và 4 đầu 2011 .25 Bảng 6: Báo giá cho Vận tải biển từ Việt Nam sang Chile 28

Bảng 7:Giày dép xuất khẩu vào Chile từ các quốc gia 31

Bảng 8: Ma trận SWOT 40

Bảng 9: Ma trận QSPM – Nhóm SO 42

Bảng 10: Ma Trận QSPM – Nhóm ST 44

Bảng 11: Ma Trận QSPM – Nhóm WO 46

Bảng 12: Ma Trận QSPM – Nhóm WT 48

Hình 1: Tính hiện đại của thiết bị sản xuất giày dép 11

Hình 2: Thời gian khấu hao của thiết bị sản xuất giày dép 11

Hình 3: Dự kiến thống kế số lượng giày dép bán theo phân ngành từ năm 2008 đến năm 2013 23

4

Trang 6

TÓM TẮT NỘI DUNG

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giày dépluôn đóng góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu vì không chỉchiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục tăng trưởng theo từng năm Tuy nhiên,thách thức đối với giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiện nay trên thị trườngthế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao, bên cạnh đó vẫn còn hạn chế vềkhả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, qui môsản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam cònnhiều hạn chế, Đồng thời, sản phẩm của ngành còn đang bị cạnh tranh gaygắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia… Chính vì vậy mà đề

tài nghiên cứu về: “Hoạch định chiến lược xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam sang thị trường Chile đến năm 2020” là hết sức cần thiết

Trước tiên, đề tài tập trung phân tích thực trạng về tình hình xuất khẩungành giày dép của Việt Nam trong những năm qua Tiếp theo, sử dụngphương pháp so sánh dựa trên những tiêu chí của công cụ PEST để so sánh vềlợi thế kinh doanh; đồng thời ứng dụng marketing mix (4P) để tiến hành hoạchđịnh về hoạt động xuất khẩu cho ngành Áp dụng ma trận SWOT để phân tíchngành về yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài cũng như những thách thức và cơhội để phát triển Từ những bước trên, đưa ra những giải phát nhằm thúc đẩyhoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn Cụ thể với các nội dung chính sau:

Phần mở đầu: Nói lên sự cần thiết hình thành đề tài, mục tiêu nghiêncứu cũng như phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung: Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về ngành giày dépViệt Nam, tiếp theo là tình hình sản xuất và xuất khẩu sẽ được trình bày ởchương 2, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động xuất khẩucủa ngành được phân tích ở chương 3, dựa trên cơ sở đó thiết lập ma trận kếthợp SWOT để hoạch định chiến lược ở chương 4, chương 5 đưa ra một số giảipháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dựa trên những vấn đề phân tích trên, cuốicùng là lời kết và một số kiến nghị sẽ được trình bày ở chương 6

Trang 7

và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá như Việt Nam hiện nay.Đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng giày dép Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng đểthực hiện chiến lược công nghiệp hoá – hiện đại hoá hướng về xuất khẩu củađất nước ta và đồng thời xu huớng phát triển của ngành hàng này trên thế giớicũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành giày dép Việt Nam

Tuy nhiên, thách thức đối với giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiệnnay trên thị trường thế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao, đồng thờivẫn còn hạn chế về khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệutrong nước, qui mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụcủa Việt Nam còn nhiều hạn chế, Đồng thời, sản phẩm của ngành còn đang

bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia màđặc biệt là ở thị trường Chile Vì vậy, ngành giày dép Việt Nam cần có một

Trang 8

hướng đi cùng với chiến lược cụ thể trong tương lai nhằm khắc phục nhữnghạn chế hiện tại đồng thời cũng làm tăng năng lực cạnh tranh và phát huy mặtmạnh vốn có của mình ở thị trường Chile Chính vì vậy mà đề tài nghiên cứu

về: “Hoạch định chiến lược xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam sang thị trường Chile đến năm 2020” là hết sức cần thiết.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài được xây dựng nhằm mục tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu ngànhgiày dép Việt Nam Bên cạnh đó đề tài còn phân tích môi trường để làm cơ sởcho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu giày dép

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam;

- Mục tiêu 2: Phân tích yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tác động

đến hoạt động xuất khẩu của ngành giày dép;

- Mục tiêu 3:Hoạch định chiến lược xuất khẩu cho ngành giày dép Việt

Nam đến năm 2020;

- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược trên.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp từ các tạp chí kinh tế, bài báo, internet,tổng cục thống kê…

3.2 Phương pháp phân tích

- Đối với mục tiêu 1: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp so sánh để đánh giá thông qua số liệu thu nhập được;

- Đối với mục tiêu 2: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích

PEST, chiến lược 4P, và phân tích SWOT để phân tích các yếu tố bên ngoài vàcác yếu tố bên trong tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép

Trang 9

- Đối với mục tiêu 3: Dựa vào đánh giá tình hình thực tế trên và những dự

báo trong thời gian tới để xây dựng mục tiêu xuất khẩu đến năm 2020 Nhómtác giả dựa vào mục tiêu đó để hoạch định chiến lược xuất khẩu bằng cách sửdụng ma trận kết hợp SWOT

- Đối với mục tiêu 4: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích định

tính kết hợp với suy luận logic để đưa ra một số giải pháp thực hiện chiến lượcxuất khẩu dựa trên cơ sở mục tiêu 1,2,3

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Thời gian: Dữ liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này được thu

thập từ năm 2006 đến hết năm 2011

4.2 Địa bàn nghiên cứu: Nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động

xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ở thị trườngChile nói riêng trong những năm qua

4.3 Đối tượng nghiên cứu: Do giới hạn về các nguồn lực và thời gian nên đề

tài chỉ tập trung phân tích những khía cạnh của thị trường xuất khẩu Chilê từ

đó định ra chiến lược cho ngành giày dép Việt Nam tại thị trường này

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU

……….………

Chương này chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

- Giới thiệu chung về ngành giày dép Việt Nam

- Tình hình sản xuất sản phẩm và nguyên vật liệu

- Lao động và công nghệ của ngành

- Tình hình xuất khẩu giày dép ở các thị trường nói chung và Chile nói riêng

1.1 Giới thiệu chung

Ngành giày dép Việt Nam đã phát triển từ giữa thập niên 90 và cho đếnnay ngành giày dép Việt Nam đã tạo được một vị thế nhất định trên thị trườngthế giới và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu ViệtNam, góp phần vào tăng trưởng GDP là một trong những ngành hàng có kimngạch xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp ngànhgiày dép Việt Nam cũng chuyển dần từ gia công sang đầu tư công nghệ sảnxuất hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh Tính đến năm 2010 thì toàn ngành đã

có 812 doanh nghiệp sản xuất giày dép, cặp – túi xách và thuộc da Trong sốnày có 516 doanh nghiệp sản xuất giày dép Trong đó các doanh nghiệp Nhànước chiếm 1,8%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 74,6%, doanh nghiệp

có vốn nước ngoài chiếm 23,6 và Việt Nam đã đứng trong Top 5 các nước xuấtkhẩu giày dép lớn nhất thế giới(1)

Đối với thị trường nội địa thì tổng nhu cầu của thị trường này khoảng 130– 140 triệu đôi/năm, có tổng trị giá tương đương 1,5 tỷ USD Trong khi đó việcxuất khẩu của ngành hàng này cũng đã có những bước tăng vọt đáng kể, trởthành một trong 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là một nổ lựckhông ngừng của các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lí của ngành vàđồng thời đã đóng góp một lợi ích không nhỏ cho sự phát triển cho nền kinh tế

1() http://www.lefaso.org.vn

Trang 11

Việt Nam Có thể nói rằng Việt Nam là một trong 10 nước đứng đầu thế giới

về sản xuất và xuất khẩu da giày nói riêng và ngành giày dép nói chung, vớinăng lực sản xuất hơn 800 triệu đôi giày dép mỗi năm, góp phần giải quyếtviệc làm cho hàng chục ngàn lao động Bên cạnh đó, những thành công củangành thì vẫn còn tồn tại nhiều thách thức lớn đến từ nhiều khía cạnh trong đóphải kể đến khía cạnh đối thủ cạnh tranh Cần chú ý đến một số đối thủ cạnhtranh chính hiện nay như: Trung Quốc, Ý và Đức là những đối thủ cạnh tranhlớn của Việt Nam(2)

Hạn chế các tác động của khó khăn, thách thức và tận dụng những thếmạnh, cơ hội để tạo ra những bước tiến vững chắc cho ngành giày dép của ViệtNam trong thời gian tới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành trong giaiđoạn hiện nay nhằm đề ra chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới

1.2 Tình hình sản xuất trong nước

- Giày thể thao: Năng lực sản xuất là 204,390 triệu đôi, chiếm 56,3%tổng năng lực Mặt hàng này phát triển mạnh ở khu vực đầu tư nước ngoàinhưng cho đến nay theo tiến độ thực hiện vốn đầu tư mới đạt 63% công suất sovới giấy phép đầu tư

- Giày nữ : Ðến năm 1998, toàn ngành có năng lực sản xuất là 44,45triệu đôi, chiếm 12,3% tổng năng lực, tập trung phần lớn ở các doanh nghiệp

2() Nguồn: Sơ lượt ngành giày dép Việt Nam, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu

tư thành phố Hồ Chí minh, http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn

Trang 12

quốc doanh (73,9%) Riêng khu vực liên doanh và 100% vốn nước ngoàikhông có dự án giày nữ nào.

- Dép các loại: Năng lực sản xuất các loại dép của toàn ngành là 56,61triệu đôi, chiếm 15,6% tổng năng lực Dép các loại chủ yếu do khu vực ngoàiquốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài sản xuất

- Ðồ da: Năng lực sản xuất toàn ngành là 26,57 triệu chiếc cặp, túi xuấtkhẩu (không kể hàng ngàn hộ sản xuất và tiêu thụ nội địa)(3)

1.2.2 Sản xuất nguyên vật liệu

Thực trạng cung ứng nguyên vật liệu cho ngành giày dép Việt Nam hiệnnay đang bị lệ thuộc quá nhiều về nguyện liệu đầu vào như: các phôi, các vậtliệu, hoá chất, máy móc phụ tùng, thậm chí cả một số chi tiết định hình từ nướcngoài Khách đặt hàng đồng thời là người cung ứng nguyên vật liệu Do đó làmmất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường cáckhu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá phẩm cấp mặt hàng… Chỉ tính trongtháng 12/2011 thì nhập khẩu nguyên liệu của ngành giày dép là 2,95 tỷ USD,tăng 12,5% so với tháng cùng kì 2010 và lượng nhập khẩu này chiếm đến 80%nguyên liệu đầu vào

Một rào cản đối với ngành giày dép Việt Nam có thể dễ dàng thấy đượchiện

nay chính là thiếu nguồn cung cấp vật liệu chất lượng cao trong nước dùngtrong quy trình sản xuất như da, vải dù, nhựa PVC và các nguyên liệu khác do

đó phải nhập khẩu từ nước ngoài Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyênliệu nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí sản xuất và đồng thời biến ngành giày dépViệt Nam thành một thị trường quan trọng cho các nhà sản xuất nguyên liệunày, chủ yếu là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU

Nguồn nguyên phụ liệu

3() Cơ hội đầu tư vào ngành da giầy, Sở kế hoạch đầu tư thành phố HCM,

http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn

Trang 13

Nguồn nguyên phụ liệu chính của ngành giày trong nước Việt Nam đượcchia thành 5 nhóm chính như sau:

- Nhóm công nghiệp khuôn mẫu, phom, đế, dữ liệu thống kế ni số phomgiầy v.v hiện đang tự chủ khoảng gần 50%

+ Các loại đế, gót giày: Tuy vẫn còn phải nhập khẩu nguyên vật liệuthô như hạt nhựa, các trợ chất, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đãchủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giầy Đặc biệt, doanh nghiệp trongnước đã chủ động gần 100% đối với đế caosu

+ Các loại phom giầy: Hiện nay trong nước gần như chủ động hoàntoàn, trừ một số doanh nghiệp FDI(4) phải nhập khẩu do sự phân công lao độngtrong tập đoàn mẹ

- Nhóm công nghiệp nguyên liệu chính sản xuất mũ giầy dép (da, giả da,

- Nhóm công nghiệp nguyên phụ liệu sản xuất đế giầy hiện đang tự chủkhoảng gần 80%

- Nhóm công nghiệp hóa chất và dung môi phục vụ sản xuất giầy déphiện đang tự chủ được từ 50 – 55%

- Nhóm công nghiệp bao bì đóng gói thành phẩm giầy dép hiện đang tựchủ được từ 80 – 90% Ngành chủ động toàn bộ các loại bao bì đóng gói chosản phẩm cấp trung và thấp Tuy nhiên, ngành vẫn còn phải nhập khoảng 30%các loại bao bì cao cấp như: tem chống trộm, các loại nhãn chống hàng giả(5)…

4() FDI: Foreign Direct Investment

5() Báo cáo tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh Ngành giày dép và túi xách năm

2011 – dự báo kế hoạch năm 2012, Hiệp hội Da – Giày Việt Nam,

http://www.lefaso.org.vn

Trang 14

Nhìn chung, tỷ lệ nội địa hóa tăng nhưng tăng ít hơn so với các năm trước, mức nhập khẩu ước tính khoảng 45% trên tổng giá trị nguyên liệu sản xuất giầy.

1.2.3 Lao động

Với tổng số hơn 800 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giàydép hiện nay tại Việt Nam đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm trong nước, chiếm9% lực lượng lao động công nghiệp trong nước Tuy nhiên, theo Hiệp hội Giàydép Việt Nam thì hiện có tới trên 80% công nhân trong ngành chưa qua đào tạo

và việc dạy nghề chủ yếu do các công ty tự đào tạo lấy, cùng với đó là đội ngũcán bộ quản lý của ngành chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học vừalàm Do vậy hầu hết là thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm chứ chưa có bàibản Một đặc điểm chính của lao động tại Việt Nam nói chung và của ngànhgiày dép nói chung là giá nhân công thấp đây cũng có thể xem là một điểmmạnh tuy nhiên với trình độ tay nghề chưa cao như hiện nay cũng là một khókhăn lớn trong việc đưa thương hiệu vượt ra khỏi biên giới

Bảng 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIÀY DÉP

VIỆT NAM NĂM 2008

chung

Ngành giày dép

34%Công nhân kỹ thuật đào tạo không chính qui (không có bằng) 28%

(Nguồn: Hiệp hội Lefaso, 2008)

Cũng cần chú ý rằng chi phí lao động tăng đang diễn ra tại các công tynội địa có thể là một vấn đề, vì việc tăng lương đang diễn ra đối với cả nhânviên doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài, điều này làm giảmtính cạnh tranh của giày dép sản xuất tại Việt Nam

Trang 15

Ngoài ra, ngành giày dép Việt Nam hiện nay còn cần có đội ngũ nhânviên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một đội ngũ nhânviên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân viênchuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu và am hiểu về lĩnh vực tàichính Đồng thời nhanh chóng đầu tư đào tạo đội ngũ thiết kế bài bản và cóchiều sâu, để tiến tới các doanh nghiệp trong ngành có thể tự sản xuất, tự thiết

kế không phải phụ thuộc vào các doanh nhgiệp nước ngoài là một trong nhữngmục tiêu quan trọng hiện nay của ngành

1.2.4 Công nghệ

Hiện nay trình độ công nghệ của ngành giày dép Việt Nam đang ở mứctrung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bịmáy móc Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vàonguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật côngnghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp,kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạnchế Bên cạnh đó, bản thân ngành giày Việt Nam có tuổi đời chưa cao, kinhnghiệm còn ít và nếu so với những nước trong khu vực thì họ đã có quá trìnhphát triển khá lâu Những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng,giày thể thao chuyên nghiệp, giày y tế đều nằm ngoài tầm với của doanhnghiệp Việt Nam Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suấtlao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắtcũng như lâu dài Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năngcạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế

Trang 16

Hình 1: Tính hiện đại của thiết bị sản xuất giày dép

Hình 2: Thời gian khấu hao của thiết bị sản xuất giày dép

(Nguồn: Hiệp hội Lefaso)

Để tăng cường sức cạnh tranh cho ngành giày dép hiện nay thì việc hỗ trợdoanh nghiệp chuyển giao công nghệ và kỹ thuật từ Italy; thuê các chuyên gia

tư vấn nước ngoài để tập huấn tăng cường chuỗi giá trị ngay tại từng doanhnghiệp trong ngành là một điều cần thiết mà các nhà quản lí của ngành đangtiến hành thực hiện

1.2.5 Đánh giá chung về ngành giày dép của Việt Nam

- Về công nghệ: Các doanh nghiệp da giầy Việt Nam đã làm chủ đượccông nghệ sản xuất Trình độ công nghệ của ngành Da – Giầy Việt Nam đạt

Trang 17

mức trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực và thuộc tầng trên củathế giới Hầu hết các dây chuyền công nghệ mới.

- Năng lực sản xuất cụ thể của toàn ngành: Giầy dép: với 1.600 dâychuyền đạt sản lượng 800 triệu đôi/năm Cặp túi ví các loại: sản lượng đạt 100triệu chiếc/năm; Da thuộc thành phẩm: sản lượng đạt 200 triệu bia/năm

- Nguồn vốn: Trong năm 2011, 40% các doanh nghiệp gặp rất nhiều khókhăn trong việc huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn từ ngân hàng để pháttriển sản xuất

- Nghiên cứu phát triển (R&D): Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làmchủ được khâu phát triển sản phẩm, tạo rập, tạp phom … như: Thái Bình, Bitis,Duy Hưng, Thượng Đình, An Lạc, Đĩnh Vàng …

- Chất lượng và kiểu dáng mẫu mã: Đây là điểm quyết định tạo ra giá trịgia tăng rất lớn trong ngành công nghiệp giày Hiện tại ở Việt Nam có xu thế làmọi người thường sao chép sản phẩm thay vì tiến hành đổi mới hay sáng tạo rasản phẩm mới Hơn 64% doanh nghiệp xuất khẩu lẫn doanh nghiệp kinh doanhnội địa đều tăng cường cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm – tạo lợi thế cạnhtranh bền vững (nâng giá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thịtrường,…)

- Về nguồn nhân lực: Hiện tại, toàn ngành có khoảng một triệu lao động,trong đó ngành giầy chiếm 90% (chưa kể lao động trong các ngành sản xuấtnguyên phụ liệu và phục vụ) Với một số lượng lao động lớn và giá nhân công

rẻ là một thuận lớn cho ngành giày dép Việt Nam Tuy nhiên, chất lượng taynghề của lao động cũng là một khó khăn lớn của ngành hiện nay(6)

1.3 Tình hình xuất khẩu

Năng lực sản xuất của ngành năm 2007 đã đạt trên 90% mức năng lựcđược đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăngtrung bình đạt 10%/năm trong đó có giày dép Trong năm 2008 thì năng lựcsản xuất cũng đã tăng khá nhanh từ 680 triệu đôi năm 2007 đến 750 triệu đôi

Âu: Đánh giá tác động định lượng và định tính, www.mutrap.org.vn, tháng 09/2011

Trang 18

vào năm 2008 Từ đó cho thấy chỉ qua một năm nhưng năng lực sản xuất củangành giày dép đã tăng 70 triệu đôi Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩucủa ngành giày dép Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%,đạt 3,96 tỉ USD và đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí Kim ngạch xuấtkhẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD

Đến năm 2009 do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế do đó màphần lớn các mặt hàng xuất khẩu điều có chiều hướng giảm trong đó có ngànhgiày dép Giá trị xuất khẩu của năm 2009 chỉ đặt 4,014 tỷ USD và kim ngạchxuất khẩu giảm 15,8% so với năm 2008 Một nguyên nhân dẫn đến việc giảmxuất khẩu của giày dép Việt Nam cũng một phần chịu những tác động tiêu cựccủa các hàng rào kĩ thuật như thuế chống bán phá giá và sự vươn lên mạnh mẽcủa một số nước sản xuất giày trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia hoặcBangladesh đã chia sẻ bớt thị trường xuất khẩu giày dép của thế giới. Đếnnăm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng đã có dấu hiệu tăng trở lạimặc dù không nhiều nhưng cũng là một động thái tích cực cho sự phát triểncủa ngành trong tương lai

Bảng 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2011

Trang 19

kim ngạch Chính vì vậy mà chỉ tính riêng tháng ba đầu năm 2011 thì kimngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 447,9 triệu USD, tăng 44,4% sovới tháng trước và tăng 35,5% so với cùng tháng năm 2010 Điều này đã nângtổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam ba tháng đầu năm 2011 đạt1,3 tỉ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 6,7% trong tổng kimngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước và nếu tính đến hết tháng 10 của năm

2011 thì kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam đã đạt 5,11 tỷUSD mặc dù các đơn hàng xuất khẩu vào liên minh Châu Âu có giảm 20 –30% và trong tháng 12 năm 2011 thì lượng giày dép xuất khẩu đạt 721 triệuUSD, tăng 10,4% so với tháng 11/2011 Đến hết năm 2011 thì kim ngạch xuấtkhẩu của ngành giày dép đạt khoảng 6.523 tỷ USD, tăng 27,3% so với năm

2010 và giày dép xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là vào thị trường Mỹ chỉđứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc và dẫn đầu tại một số thị trường như Mexico,Brasil…

Bảng 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM

Ở MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TRONG 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp – www.dddn.com.vn)

Từ bảng số liệu trên cho thấy chỉ trong 10 tháng trong năm 2011 mà kimngạch xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam đã tăng mạnh đặc biệt là ở thịtrường Trung Quốc tăng 60,5%, Hàn Quốc tăng 64,7% và Nam Phi tăng 59,8%

so với cùng kì năm trước Không chỉ có vậy mà trong năm 2011 ngành còn tiến

Trang 20

hành nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu, điển hình là trong năm 2011ngành đã xuất khẩu sang thị trường Chile Đây là một trong những thành côngmới của ngành giày dép Việt Nam bên cạnh việc luôn đảm bảo thị trường hiệntại và thúc đẩy mở rộng thị trường mới nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngành nóiriêng và lợi nhuận kinh tế cho quốc gia nói chung.

Hiện nay, giày dép của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắpchâu lục Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nướcphát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,Hàn Quốc, Canada, Australia Trong đó, ba vùng thị trường chính hiện nay củangành giày dép là EU, Mỹ với Nhật Tuy nhiên ngành còn có thể khai thác cácthị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với nănglực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, TrungĐông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ… Tuy nhiên, cũng cầnphải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành giày dép Việt Namtrên thị trường xuất khẩu thế giới còn chưa cao do mẫu mã chưa đẹp, chưa tựđảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụcủa Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế vềnhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợinhư trước đây

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

……… ……….

Chương này tiến hành phân tích môi trường kinh doanh của ngành giày dép Việt Nam cụ thể như sau:

Trang 21

- Phân tích PEST: Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ

- Phân tích 4P: Sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị

- Phân tích đối thủ cạnh tranh

- Phân tích SWOT

2.1 PHÂN TÍCH PEST

2.1.1 Môi trường Chính trị (Politics)

Môi trường chính trị Chile khá ổn định, mối quan hệ hữu nghị truyềnthống tốt đẹp và không ngừng phát triển đã tạo tiền đề và nền tảng vững chắccho việc mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất

là trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, xuất khẩu giày dép Kim ngạch thươngmại hai chiều liên tục tăng cao, trên dưới 30% năm, từ 300 triệu USD năm

2000 lên đạt 5,1 tỷ USD năm 2011, gấp 17 lần

2.1.1.1 Hiệp Định FTA Việt Nam và Chile

Nhận thấy tiềm năng ở một thị trường trên 88 triệu dân như Việt Nam,cũng như kim ngạch thương mại giữa hai nước Trước chuyến thăm của Tổngthống đến Việt Nam từ ngày 21-25/3/2012, Thượng viện Chile đã nhất tríthông qua các văn kiện về Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam –Chile Hiệp định này góp phần tạo thuận lợi cho người tiêu dùng Chile có thểbiết đến các sản phẩm đầy tính cạnh tranh của Việt Nam như da giầy, dệt mayđiện, điện tử dân dụng, đồ gia dụng, gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, nội thấtv.v

Chile là đất nước có nền kinh tế mở khắp thế giới Sau khi FTA được

ký, hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này có thuế suất bằng 0% Đây làthuận lợi rất lớn Chile mở cửa hoàn toàn 98% dòng thuế còn 0%, tức là xuấtkhẩu sang Chile rất lợi

2.1.1.2 Các quy định chất lượng - tiêu chuẩn

Viện Tiêu chuẩn Quốc gia (INN) đã đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào mộttrong số các tiêu chuẩn của Chile Ngành công nghiệp giày dép là một trong số

Trang 22

ít các ngành công nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 vào dây chuyền sảnxuất công nghiệp của ngành.

Tiêu chuẩn nói chung không có tính chất bắt buộc mà các công ty có thể

tự nguyện áp dụng Tuy nhiên, một số sản phẩm nhập khẩu có liên quan đến antoàn công nghiệp, xây dựng, vật liệu xây dựng, khí, điện v.v… phải tuân thủcác quyết định đặc biệt

2.1.1.3 Chính sách thuế

Chile là nước có nền kinh tế rất mở, thuế nhập khẩu thấp, chỉ 6% cho tất

cả các mặt hàng Chính phủ Chile đang có kế hoạch hạ mức thuế này xuống4% trong các năm tới Mức thuế nhập khẩu thực tế hiện nay của Chile thấp hơnnhiều vì khoảng 93% xuất nhập khẩu của Chile là với các nước đã ký FTA.Theo đó, thuế nhập khẩu trung bình chỉ khoảng từ 1-2% và có nhiều sản phẩmđược hưởng thuế suất 0 %

Trao đổi thương mại Việt Nam – Chile trong các năm gần đây đã cóbước tăng trưởng khá Năm 2010 đạt 385,2 triệu USD, năm 2011 tăng lên 500triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2010 đạt gần 94triệu và năm 2011 là 140,2 triệu USD Kim ngạch buôn bán hai chiều ViệtNam – Chile đã tăng trung bình trên 30%/năm trong ba năm qua

Việt Nam và Chile đã ký Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 11tháng 11 năm 2011 Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên nước ta ký vớimột nước ở khu vực châu Mỹ Đến nay, Quốc hội Chile và Chính phủ ViệtNam đang tiến hành các thủ tục để phê chuẩn Hiệp định Dự kiến Hiệp định sẽ

có hiệu lực trong quý IV này Khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có khoảng 82% kimngạch xuất khẩu của ta sang Chile sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 0% Đâychính là một lợi thế cho mặt hàng giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu sangthị trường này Bởi vì các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của ta sang Chile chủyếu vẫn là hàng tiêu dùng như: Hàng dệt may, giày dép,…(chiếm hơn 63%tổng kim ngạch xuất khẩu của ta trong năm 2011), nếu được miễn thuế nhập

Trang 23

khẩu thì sẽ góp phần tạo được thế mạnh cạnh tranh về giá bán của chúng ta tạiChile đồng thời cũng đem về nguồn thu lớn cho quốc gia.

Ngoài ra, Hải quan Quốc gia Chile có khả năng kiểm định các khai báohải quan về giá trị CIF của một sản phẩm Nếu giá trị này nhỏ hơn với các sốliệu lưu trong cơ sở dữ liệu, hải quan sẽ triệu tập nhà nhập khẩu và yêu cầu giảithích lý do Nếu các không chứng minh được sự hợp lý, hải quan quốc gia cóquyền THAY ĐỔI giá trị CIF bằng GIÁ TRỊ HẢI QUAN, tương đương vớimức giá tham khảo trong cơ sở dữ liệu Trên cơ sở này hải quan sẽ tính lại thuếphải trả cho các sản phẩm Ví dụ trong trường hợp một cá nhân, hay một tổchức khai báo đang nhập khẩu một màn hình Plasma 42” với giá trị 100 USDtheo giá trị CIF Hải quan sau khi cân nhắc tất cả các sản phẩm đồng dạng vàtính năng, đi đến kết luận là giá trị của sản phẩm này tối thiểu là 500 USD, thìhải quan sẽ đổi giá trị khai báo CIF thành giá trị hải quan và đánh thuế trên giátrị hải quan

2.1.1.4 Chính sách bảo hộ

Mức độ tự do hóa thương mại của Chile rất cao Họ thiên về chính sáchbảo hộ người tiêu dùng hơn là bảo hộ các ngành sản xuất công nghiệp trongnước nếu như các ngành sản xuất đó cạnh tranh kém, giá thành sản xuất cao vàtiêu tốn năng lượng

Mức thu nhập cao, ổn định và chính sách bảo hộ người tiêu dùng củachính phủ đã mở ra con đường thuận lợi cho mặt hàng tiêu dùng giày dép xuấtkhẩu của Việt Nam vào Chile Những điều kiện trên cũng đã đặt ra một tiêuchuẩn mới cho sản phẩm giày dép của nước ta khi xuất khẩu sang thị trườngnày, cần phải có mẫu mã, kiểu dáng đẹp hơn, chất lượng tốt và giá cả cạnhtranh

2.1.2 Môi trường Kinh tế ( Economics)

Chile là một trong những nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Mỹ Latinh, tỷ lệ tăng trưởng ổn định và tương đối cao so với các nền kinh tế kháctrong khu vực Trong những năm gần đây (trừ năm 2009), tăng trưởng kinh tế

Trang 24

Chi-lê luôn duy trì từ 5% đến 6%, một mức cao trong khu vực Nền kinh tếChile đi theo mô hình tự do hóa và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài Năm

2011, Chi-lê được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng 31/133 về sức cạnhtranh Chi-lê là nước Nam Mỹ đầu tiên gia nhập OECD (5/2009), đặt mục tiêutrở thành một nước phát triển vào năm 2015.Trong gần ba thập kỷ qua, Chiletheo đuổi chính sách phát triển kinh tế vững chắc và điều này được thể hiệnqua các chỉ số kinh tế sau:

2.1.2.1 Tăng trưởng GDP: Sau hơn một thập kỷ tăng trưởng cao liên

tục, năm 1999 nền kinh tế Chile tăng chậm lại do sự suy thoái của nền kinh tếthế giới Năm 2003, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng3,3%, sang năm 2004 đạt 6,1% và giữ ở mức 6% năm 2005 Nền kinh tế Chilephục hồi là nhờ môi trường quốc tế thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng khu vực tưnhân và đầu tư tăng, điều kiện lao động được cải thiện Năm 2009, GDPcủa Chile là 250,7 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 14.800 USD/năm.Đến năm 2011 GDP của Chi-lê đạt 243,05 tỷ USD, tăng 6,5% so năm 2010,với mức thu nhập bình quân đạt 16.100 USD/năm; đây là mức cao nhất trongvòng 13 năm qua(7)

2.1.2.2 Lạm phát: Ngân hàng Trung ương Chile áp dụng chính sách duy

trì lạm phát ở mức 2% - 4% Năm 2004, lạm phát là 2,4% và năm 2005 là3,1% Năm 2010 tỷ lệ lạm phát ở Chile giảm chỉ còn 1,4% nhưng đến năm

2011 thì đã có xu hướng tăng trở lại khi tỷ lệ lạm phát là 3,3% Lạm phát đang

có xu hướng tăng là do nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế tăng mạnh cộngvới giá năng lượng thế giới tăng cao

2.1.2.3 Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở mức 8%-10% trong

những năm gần đây, cao hơn mức 5%-6% trong thập niên 90 Năm 2005, tỷ lệthất nghiệp là 8,1% Hầu hết các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng tỷ lệ thấtnghiệp cao là do luật lao động của Chile quá phức tạp và khắt khe Lương tăng

7() Nguồn: Chi-lê phát triển năng động và ổn định, http://www.baomoi.com, tháng4/2012

Trang 25

ở mức cao hơn lạm phát là nhờ năng suất tăng cao, làm cho đời sống người dânđược cải thiện đáng kể.

2.1.2.4 Thương mại:Nền kinh tế Chile phụ thuộc rất nhiều vào thươngmại quốc tế Năm 2005, xuất khẩu chiếm khoảng 39% GDP Xuất khẩu hànghóa và dịch vụ của Chile tăng 12,8% nhờ xuất khẩu hàng hóa tăng 14,1% vàdịch vụ tăng 0,8% Mặt hàng xuất khẩu truyền thống chủ lực của Chile là đồng

và Công ty Codelco do nhà nước Chile sở hữu là công ty sản xuất đồng lớnnhất thế giới với trữ lượng đồng luôn đạt mức kỷ lục trong 200 năm Chilecũng đang nỗ lực mở rộng khu vực xuất khẩu phi truyền thống với những mặthàng như thực phẩm, trái cây, hải sản, gỗ, đồ nội thất, giấy, sản phẩm in, máymóc thiết bị và rượu vang Cán cân thương mại năm 2005 đạt thặng dư 8 tỷUSD nhờ giá trị xuất khẩu đạt 38 tỷ USD Năm 2005, Chile nhập khẩu khoảng

30 tỷ USD, trong đó hàng hóa chiếm 66% tổng giá trị nhập khẩu Các thịtrường chính của Chile gồm châu Âu (25,1%), châu Á (33,1%), Mỹ La tinh(15,7%), Bắc Mỹ (19%), trong đó Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất củaChile (nhập khoảng 17,3% tổng giá trị xuất khẩu của Chile) Chile chủ trươngđẩy mạnh tự do hóa thương mại và là một trong những nước ký Hiệp định tự

do thương mại (FTA) nhiều nhất với các nước trên thế giới, trong đó phải nóiđến Hiệp định Tự do hoá thương mại Việt Nam – Chile được kí ngày11/11/2011 Đây là động lực và cơ hội để phát triển thương mại của hai nướctrong những năm tiếp theo

2.1.2.5 Cán cân thanh toán: Năm 2004, cán cân thanh toán đạt mức

thặng dư tài khoản vãng lai gần 1,9 tỷ USD, xấp xỉ 2% GDP Mức thặng dưnày là nhờ vào thặng dư xuất khẩu hàng hóa và tài khoản giao dịch

2.1.2.6 Tỷ giá hối đoái: Chile thực hiện tỷ giá hối đoái thả nổi và đây là

một yếu tố biến động có tác động tới nền kinh tế trong nước Do đó, khi đồngUSD yếu đi trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tài chính tốt hơn và cảithiện cán cân thanh toán Xu hướng về giá trị của đồng đô la Mỹ: Tỷ giá giữađồng Peso Chile trên Đô la Mỹ ngày càng giảm, chứng tỏ mệnh giá đồng Peso

Trang 26

ngày càng tăng (CLP/1USD là 560,86 (năm 2009), 510,25 (năm 2010), 470,9(năm 2011)8.

2.1.2.7 Chính sách thu chi ngân sách: Triển vọng ngân sách ngắn hạn

là khá ổn định Thặng dư ngân sách tích lũy của Chính phủ đã đạt 2,9% GDP

là nhờ sự tăng nguồn thu đều hàng năm (23,3%) bù đắp cho chi tiêu ngân sáchtăng lên (5,1%) Chính phủ Trung ương đẩy mạnh tiết kiệm, đạt 2% GDP năm

2004

2.1.2.8 Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ đang trong thời gian duy

trì mở rộng Các khoản vay vẫn tiếp tục có hiệu quả và các công ty sử dụngnhiều nguồn tài chính khác ngoài tín dụng ngân hàng; lãi suất ngân hàng đãđược điều chỉnh tăng lên (mặc dù vẫn còn ở mức thấp) và tổng lượng tiền lưuthông đã tăng đáng kể Từ tháng 9-2004, Ngân hàng Trung ương đã giảm dầnbiện pháp kích thích tăng lượng tiền đi kèm với kìm giữ lạm phát ở mức 3%.Sau mức tăng mạnh tháng 9-2004, lãi suất trên các công cụ tài chính của Ngânhàng Trung ương đã giảm và hiện giờ đang đứng ở mức cao hơn năm 2003

2.1.3 Môi trường Xã hội (Social)

2.1.3.1 Thị trường tiềm năng có cơ hội phát triển

Theo 1 nghiên cứu của Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông

(HKTDC) từ năm 2002 thì Chile đã là quốc gia có lượng cầu rất lớn về giày

dép: 47 triệu đôi/năm Và đến năm 2006, Cơ quan Phát triển Ngoại thươngMalaysia (MATRADE) đã ước tính tổng lượng cầu trong cả nước của Chile sẽlên đến con số 55 triệu đôi/năm

Cũng cần nói thêm là trong đó thì 60% lượng cầu tập trung ở những khuvực đô thị như thủ đô Santiago, thành phố Valparaiso, thành phố GeneralBernardo O’Higgins Còn lại 25% thì phân bổ ở phía Nam Chile và vùng phíaBắc thì tiêu thụ 15% tổng lượng giày trong cả nước

VCCI, tháng 3/2012

Trang 27

Sự tăng trưởng nhanh chóng về cầu trên cũng có được giải thích bởimức chi tiêu mà người tiêu dùng Chile dành cho mặt hàng giày dép Trungbình một người dân Chile chi tiêu 190,9 Đôla Mỹ/năm cho việc mua sắm quần

áo và giày dép, đứng hàng đầu trong khu vực Nam Mỹ

Bảng 4: MỨC CHI TIÊU TÍNH THEO TRUNG BÌNH DÂN SỐ Ở CÁC

NƯỚC KHU VỰC NAM MỸ

Đơn vị: USD

Quốc gia Argentina Brazil Chile Paraguay Uruguay

Nhà cửa và chi phí liên

2.1.3.2 Xu hướng, quan điểm của xã hội

Giày dép phụ nữ thường có mức tiêu thụ cao vì sự đa dạng về kiểudáng, mẫu mã, nhiều phong cách mới lạ đã thu hút đông đảo chị em không chỉgiày dép bình thường mà cả các loại giày thể thao Không thể không kể đếnphân ngành giày dép trẻ em, nó cũng có mức tiêu thụ khá mạnh vì sự phát triểncủa trẻ kéo theo sự thay đổi về kích thước bàn chân và chúng buộc phải có

Trang 28

những đôi giày mới Khi xuất khẩu giầy da sang thị trường này, chúng ta cầnphải chú ý về kích cỡ chân của người dân nơi đây, và cần vạch ra một chiếnlược xác định, nên đánh vào khách hàng mục tiêu ở độ tuổi nào để dễ dàng sảnxuất sản phẩm theo tiêu chí kích cỡ, hình dáng, chủng loại thích hợp.

9() Nguồn: chile.htm

Trang 29

http://vifash.vn/p0c133n9502/xu-huong-phat-trien-cua-nganh-giay-dep-o Giày phụ nữ: Thông qua những kênh truyền hình và các tạp chí thờitrang, phụ nữ Chile luôn bắt kịp với nhịp độ thời trang thế giới Có thể lấy ví

dụ trong năm 2006, những đôi scan-đan Ai Cập và giày cao gót là bán chạynhất suốt trong cả mùa xuân và mùa hè Nhưng sang mùa đông, xu hướng lạichuyển sang những đôi giày bằng len và giày ống cao gót đảm bảo cho sự ấm

áp của đôi chân

- Giày nam giới: Ở Chile thì nam giới thường theo những tiêu chuẩn

truyền thống hơn khi chọn mua cho mình một sản phẩm giày dép Họ thườngđánh giá theo vật liệu làm giày, được ưa chuộng nhất là da, và những kiểu dáng

cổ điển truyền thống phù hợp với trang phục của họ

- Giày dành cho người lớn tuổi: Trong dân số Chile thì người cao tuổi,

trên 65 tuổi, chiếm tỉ lệ là 8,2% Và quyết định mua của họ thường phụ thuộctập trung vào các yếu tố như là sự thoải mái, an toàn và nhẹ

Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa của Chile rộng hơn so với một số nướcNam Mỹ Thị trường Chile là thị trường mở, quan điểm của Chính phủ Chiletrong hội nhập là bảo về người tiêu dùng Đối với hàng giầy dép chủng loạiphải từ chất lượng từ khá đến tốt Hàng chất lượng trung bình khó có khả năngcạnh tranh tại thị trường này Bởi vì hàng chất lượng trung bình khó cạnh tranhhàng Trung Quốc

Bảng 5: SỐ LIỆU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀO CHILE

Ngày đăng: 26/06/2016, 11:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. “Khái quát về ngành da giày Việt Nam” – Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về ngành da giày Việt Nam
5. Quyết định về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giày đến năm 2010” – Bộ trưởng Bộ công nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giày đến năm 2010
1. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2011) Báo cáo điều tra cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập Ngành da giầy Khác
2. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam (2011) Báo cáo tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh ngành da giầy và túi xách năm 2011 – dự báo kế hoạch năm 2012 Khác
3. Thương vụ Việt Nam tại Chile www.vietradeinchile.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w