1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thủ tục đảm bảo chấm dứt hợp đồng với lao động dư thừa

4 2,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,29 KB

Nội dung

Thủ tục đảm bảo chấm dứt hợp đồng với lao động dư thừa ĐỀ BÀI: Nguyễn Lan A nhân viên phòng hành chính tổng hợp của công ty X từ tháng 012000. Năm 2005 A thỏa thuận với công ty xin nghỉ 2 năm để đi học nâng cao trình độ, công ty hỗ trợ học phí là 800.000 đồngtháng, phần còn lại A đảm bảo thanh toán. Tháng 52007, do những biến động kinh tế, công ty làm ăn thua lỗ nên đã sát nhập với công ty cổ phần M nhằm tạo cơ hội tồn tại và phát triển. Công ty M tuyên bố chấm dứt hợp đồng với 20 người, cho hưởng trợ cấp thôi việc và hỗ trợ mỗi người 1 tháng lương, trong đó có A. Hỏi: a, Công ty M phải làm những thủ tục gì đảm bảo chấm dứt hợp đồng với số lao động dư thừa trên? b, Nhận xét về việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty? c, Thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu đồngtháng? BÀI LÀM: a Công ty M phải làm những thủ tục gì đảm bảo chấm dứt hợp đồng với số lao động dư thừa trên? Điều 17 Bộ luật Lao động quy định: “Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm…” Trong trường hợp trên, chị Nguyễn Lan A là nhân viên Phòng hành chính tỏng hợp của công ty X từ tháng 012000. Đến tháng 52007 – thời điểm công ty X sáp nhập với công ty cổ phần M, chị A vẫn là nhân viên của công ty và đã có quá trình làm việc thường xuyên trong công ty một năm trở lên. Việc chấm dứt hợp đồng lao động với chị A và hơn 20 nhân viên ở đây xuất phát từ lý do công ty X sáp nhập với cóng ty cổ phần M. Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 392003NĐCP của Chính phủ ngày 1842003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm, “sáp nhập” được coi là một trong các trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ. Như vậy, việc giải quyết chấm dứt hợp động trên sẽ được giải quyết theo Điều 17 Bộ luật lao động. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 38 bộ luật lao động, để đảm bảo chấm dứt hợp đồng lao động đối với số lao động trên, công ty M cần tuân thủ các thủ tục: 1. Căn cứ vào nhu cầu của công ty và thâm niên làm việc tại công ty, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong công ty. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 2. Công bố danh sách lao động cho thôi việc 3. Báo cho cơ quan lao động địa phương biết 4. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan lao động địa phương biết, công ty M có thể tiến hành các cho thôi việc đối với các lao động trên. Bên cạnh đó, công ty M có trách nhiệm phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian, phụ thuộc vào loại hợp đồng kí với từng lao động, theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động b Nhận xét về việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty? Điều 11 Nghị định 392003NĐCP của Chính phủ ngày 1842003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm quy định trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động. Theo đó, số lao động bị chấm dứt hợp đồng nói trên, trước hết công ty M cần có trách nhiệm đào tạo nghề để sử dụng vào công việc khác, hoặc trong trường hợp công ty M không thể giải quyết việc làm cho số lao động nói trên thì công ty M có thể cho người lao động thôi việc. Tuy nhiên trợ cấp mất việc phải được giải quyết theo đúng quy định tại Khoản 1 điều 17 bộ luật lao động: “mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương” Như vậy có thể hiểu, trợ cấp mất việc sẽ được trả dựa trên số năm làm việc của từng lao động, nhưng thấp nhất không được ít hơn hai tháng lương. Trong tình huống trên, công ty M chỉ trả trợ cấp cho 20 công nhận bị chấm dứt hợp đồng mỗi người một tháng lương như vậy là không thỏa đáng và không theo đúng quy định của pháp luật. c Thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu đồngtháng? Năm 2005, Nguyễn Lan A xin nghỉ 2 năm để đi học nâng cao trình độ. Công ty X đã đồng ý để A đi học và tạo điều kiện hỗ trợ học phí là 800.000đtháng. Như vậy công ty X hoàn toàn biết và việc đi học nâng cao trình độ của A xuất phát từ thỏa thuận của cả 2 bên. Theo quy định tại điểm d, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 442003NĐCP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, trường hợp của A được hiểu là “doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động”. Do đó, thời gian nghỉ không hưởng lương để đi học nghề của A được tính là thời gian làm việc tại công ty và A sẽ được hưởng trợ cấp đối với khoảng thời gian đó. A làm việc cho công ty X thực tế trong khoảng thời gian từ tháng 012000 đến tháng 052007. Tức là A làm việc cho công ty 7 năm (từ 012000 đến 012007) và có khoảng thòi gian làm việc lẻ là 4 tháng (từ 012007 đến 052007). Khoảng thời gian lẻ này được tính theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 442003NĐCP “Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc”, do đó khoảng thời gian làm việc lẻ của A được làm tròn bằng nửa năm làm việc. Như vậy, tổng thời gian làm việc của A tại công ty được tính làm tròn là 7,5 năm. Như đã nói ở trên, trợ cấp mất việc của A sẽ được giải quyết theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật lao động “mỗi năm làm việc trả một tháng lương”. Tiền lương của A trước khi nghỉ việc là 5 triệu đồngtháng, thời gian làm việc là 7,5 năm, vậy số tiền trợ cấp cho A sẽ tương ứng là 7,5 tháng lương A sẽ nhận được trợ cấp mất việc là: 5 triệu đồng x 7,5 = 37,5 triệu đồng

Thủ tục đảm bảo chấm dứt hợp đồng với lao động dư thừa ĐỀ BÀI: Nguyễn Lan A nhân viên phòng hành chính tổng hợp của công ty X từ tháng 01/2000 Năm 2005 A thỏa thuận với công ty xin nghỉ năm để học nâng cao trình độ, công ty hỗ trợ học phí là 800.000 đồng/tháng, phần còn lại A đảm bảo toán Tháng 5/2007, những biến động kinh tế, công ty làm ăn thua lỗ nên đã sát nhập với công ty cổ phần M nhằm tạo hội tồn tại và phát triển Công ty M tuyên bố chấm dứt hợp đồng với 20 người, cho hưởng trợ cấp việc và hỗ trợ mỗi người tháng lương, đó có A Hỏi: a, Công ty M phải làm những thủ tục gì đảm bảo chấm dứt hợp đồng với số lao động dư thừa trên? b, Nhận xét về việc giải quyết quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng của công ty? c, Thời gian nghỉ không hưởng lương để học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương A trước nghỉ việc là triệu đồng/tháng? BÀI LÀM: a/ Công ty M phải làm những thủ tục gì đảm bảo chấm dứt hợp đồng với số lao động dư thừa trên? Điều 17 Bộ luật Lao động quy định: “Trong trường hợp thay đổi cấu công nghệ mà người lao động làm việc thường xuyên doanh nghiệp từ năm trở lên bị việc làm, người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào chỗ làm việc mới; giải việc làm mới, phải cho người lao động việc phải trả trợ cấp việc làm…” Trong trường hợp trên, chị Nguyễn Lan A nhân viên Phòng hành tỏng hợp công ty X từ tháng 01/2000 Đến tháng 5/2007 – thời điểm công ty X sáp nhập với công ty cổ phần M, chị A nhân viên công ty có trình làm việc thường xuyên công ty năm trở lên Việc chấm dứt hợp đồng lao động với chị A 20 nhân viên xuất phát từ lý công ty X sáp nhập với cóng ty cổ phần M Theo quy định khoản Điều 11 Nghị định 39/2003NĐ-CP Chính phủ ngày 18/4/2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Bộ luật Lao động việc làm, “sáp nhập” coi trường hợp thay đổi cấu công nghệ Như vậy, việc giải chấm dứt hợp động giải theo Điều 17 Bộ luật lao động Theo quy định khoản Điều 17 khoản Điều 38 luật lao động, để đảm bảo chấm dứt hợp đồng lao động số lao động trên, công ty M cần tuân thủ thủ tục: Căn vào nhu cầu công ty thâm niên làm việc công ty, tay nghề, hoàn cảnh gia đình yếu tố khác người để cho việc, sau trao đổi, trí với ban chấp hành công đoàn sở công ty Trong trường hợp không trí, hai bên phải báo cáo với quan, tổ chức có thẩm quyền Công bố danh sách lao động cho việc Báo cho quan lao động địa phương biết Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho quan lao động địa phương biết, công ty M tiến hành cho việc lao động Bên cạnh đó, công ty M có trách nhiệm phải báo cho người lao động biết trước khoảng thời gian, phụ thuộc vào loại hợp đồng kí với lao động, theo quy định Khoản Điều 38 Bộ luật lao động b/ Nhận xét việc giải quyền lợi cho 20 lao động bị chấm dứt hợp đồng công ty? Điều 11 Nghị định 39/2003NĐ-CP Chính phủ ngày 18/4/2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Bộ luật Lao động việc làm quy định trường hợp thay đổi cấu công nghệ theo quy định khoản Điều 17 Bộ luật Lao động dẫn đến người lao động bị việc làm người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc Nếu không giải việc làm mà phải cho người lao động việc người sử dụng lao động phải trả trợ cấp việc làm theo quy định khoản Điều 17 Bộ luật Lao động Theo đó, số lao động bị chấm dứt hợp đồng nói trên, trước hết công ty M cần có trách nhiệm đào tạo nghề để sử dụng vào công việc khác, trường hợp công ty M giải việc làm cho số lao động nói công ty M cho người lao động việc Tuy nhiên trợ cấp việc phải giải theo quy định Khoản điều 17 luật lao động: “mỗi năm làm việc trả tháng lương, thấp hai tháng lương” Như hiểu, trợ cấp việc trả dựa số năm làm việc lao động, thấp không hai tháng lương Trong tình trên, công ty M trả trợ cấp cho 20 công nhận bị chấm dứt hợp đồng người tháng lương không thỏa đáng không theo quy định pháp luật c/ Thời gian nghỉ không hưởng lương để học nghề của A có được tính hưởng trợ cấp không? Tính trợ cấp cho A biết lương A trước nghỉ việc là triệu đồng/tháng? Năm 2005, Nguyễn Lan A xin nghỉ năm để học nâng cao trình độ Công ty X đồng ý để A học tạo điều kiện hỗ trợ học phí 800.000đ/tháng Như công ty X hoàn toàn biết việc học nâng cao trình độ A xuất phát từ thỏa thuận bên Theo quy định điểm d, khoản Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng năm 2003 Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Bộ luật Lao động hợp đồng lao động, trường hợp A hiểu “doanh nghiệp, quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cử đào tạo nghề cho người lao động” Do đó, thời gian nghỉ không hưởng lương để học nghề A tính thời gian làm việc công ty A hưởng trợ cấp khoảng thời gian A làm việc cho công ty X thực tế khoảng thời gian từ tháng 01/2000 đến tháng 05/2007 Tức A làm việc cho công ty năm (từ 01/2000 đến 01/2007) có khoảng thòi gian làm việc lẻ tháng (từ 01/2007 đến 05/2007) Khoảng thời gian lẻ tính theo khoản Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP “Từ đủ 01 tháng đến 06 tháng tính 06 tháng làm việc”, khoảng thời gian làm việc lẻ A làm tròn nửa năm làm việc Như vậy, tổng thời gian làm việc A công ty tính làm tròn 7,5 năm Như nói trên, trợ cấp việc A giải theo khoản Điều 17 Bộ luật lao động “mỗi năm làm việc trả tháng lương” Tiền lương A trước nghỉ việc triệu đồng/tháng, thời gian làm việc 7,5 năm, số tiền trợ cấp cho A tương ứng 7,5 tháng lương A nhận trợ cấp việc là: triệu đồng x 7,5 = 37,5 triệu đồng

Ngày đăng: 25/06/2016, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w