Bài tập cá nhân về tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản môn Luật Hình sự 2 Chuyên mục Bài tập cá nhân, Luật Hình sự 2 Bài 1: A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo được. Chiếc dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng. Về vụ án trên có các quan điểm sau: a. B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. b. B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. c. B phạm tội cướp giật tài sản. Hỏi: 1. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao? (3 điểm) 2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không? (2 điểm) 3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS không? Tại sao? (2 điểm) 1. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao? Theo em trong vụ án này B phạm tội trộm cắp tài sản. Vì: Hành vi phạm tội của B đều thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS). Dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP tội trộm cắp tài sản được thực tiễn xét xử từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được. Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Thực tiễn xét xử đã chấp nhận hướng giải quyết cụ thể về trường hợp chiếm đoạt được, đối với vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi là chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người. Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của các tội phạm khác. Đó là dấu hiệu lén lút và tài sản đang có chủ. + Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với công khai. Dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút. Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép người chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi đó xảy ra. Việc che dấu này chỉ đòi hỏi với chủ tài sản, còn đối với những người khác có thể là công khai. + Tài sản là đối tượng của trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ. Hành vi trộm cắp phải là lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Tài sản đang có chủ là tài sản đang trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm. Hoặc, tài sản còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản. Trong vụ án này, vật mà B chiếm đoạt là sợi dây chuyền vàng – là một vật nhỏ, dễ cất dấu trong người. Như vậy, tội trộm cắp tài sản của B đã hoàn thành khi B dấu được dây chuyền trong người. Hành vi chiếm đoạt tài sản của B lén lút không cho A biết bằng cách “ B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A”. Tài sản là chiếc dây chuyền đang có chủ sợi dây chuyền đang trong sự chiếm hữu của A, nghĩa là đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của A. Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định B đã lén lút chiếm đoạt sợi dây chuyển vàng của A. Do vậy, hành vi phạm tội của B thoản mãn các dấu hiệu của CTTP tội trộm cắp tài sản. 2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không? Trong trường hợp này tội danh của B đã thay đổi, lúc này tội trộm cắp tài sản của B đã chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản.Vì: Căn cứ theo Điều 136 BLHS tội cướp giật tài sản. Ở đây, Điều 136 BLHS không mô tả cụ thể các dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể định nghĩa: Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai. Các dấu hiệu pháp lí của tội này. Hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội của tội này là dấu hiệu chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt của tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với hành vi chiếm đoạt của tội phạm khác. Đó là dấu hiệu công khai và nhanh chóng. + Dấu hiệu công khai: Dấu hiệu này vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội. Hành vi được coi là công khai nếu hình thức thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết hành vi này xảy ra. Trong vụ án này, tuy lúc đầu B không muốn hành vi chiếm đoạt của mình để A biết, nhưng tài sản mà B chiếm đoạt chưa kịp cất giấu thì đã bị A phát hiện: “ thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy”. Ở đây hành vi chiếm đoạt tài sản của B đã chuyển hóa từ lén lút sang công khai chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, B đã công khai chiếm đoạt sợi dây chuyền từ A bằng cách giật mạnh chiếc dây khi A cầm lấy tay B. + Dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. Đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản ( sơ hở này có thể là sẵn có hay do người phạm tội tạo ra) nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thông thường hình thức nhanh chóng chiếm đoạt có thể là giật lấy tài sản, giành lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Với thủ đoạt này, người phạm tội mong muốn chủ tài sản không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản và do vậy hoàn toàn không có ý định dùng bất kì thủ đoạn nào khác đối phó trực tiếp với chủ tài sản. Trong vụ án này, ban đầu B thực hiện hành vi lén lút để tháo sợi dây chuyền của A nhưng thật không may cho B là bị A phát hiện và nắm lấy tay. Trong tình huống đó B đã giật mạnh sợi dây chuyền mà nhanh chóng bỏ chạy để A không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản của B mặt khác, A mới học lớp 1 nên A chưa đủ khả năng để ngăn cản được hành vi của B. Như vậy, trong trường hợp này tội danh của B đã thay đổi, lúc này tội trộm cắp tài sản của B đã chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản. 3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS không? Tại sao? Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS. Vì: Khách thể trong vụ án này là quan hệ tài sản tuy nhiên do ý thức chủ quan của B nên B đã sai lầm về khách thể: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Sai lầm về khách thể là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội mà hành vi của họ xâm hại tới. Trong trường hợp sai lầm về khách thể, người phạm tội phỉa chịu trách nhiệm hình sự về tội có khách thể mà họ cố ý định thực hiện hoặc tội có khách thê bị xâm hại thực tế nếu họ có lỗi vô ý. Cụ thể, về mặt ý thức chủ quan của B thì B cho rằng đó là sợi dây chuyền vàng thật và cố ý chiếm đoạt sợi dây chuyền đang trong sự quản lí của A. Do hiện này những mặt hàng giả như vậy rất thịnh hành vì nó đẹp và rẻ hơn vàng thật nên mọi người sử dụng nhiều nên B khó có thể biết đây là vàng thật hay giả. Ở đây, hành vi phạm tội của B đều thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP tội trộm cắp tài sản ( đã phân tích ở câu 1). Do vậy, B vẫn phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS).
Trang 1Bài tập cá nhân về tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản
Bài 1: A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học 17h ngày
25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo được Chiếc dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng
Về vụ án trên có các quan điểm sau:
a B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
b B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Hỏi:
1 Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác
và giải thích rõ tại sao? (3 điểm)
2 Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói:
“Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không? (2 điểm)
3 Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B
có phải chịu TNHS không? Tại sao? (2 điểm)
1 Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác
và giải thích rõ tại sao?
Trang 2Theo em trong vụ án này B phạm tội trộm cắp tài sản Vì:
Hành vi phạm tội của B đều thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS)
Dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP tội trộm cắp tài sản được thực tiễn xét xử từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt Thực tiễn xét xử đã chấp nhận hướng giải quyết cụ thể về trường hợp chiếm đoạt được, đối với vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi là chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người
Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của các tội phạm khác Đó là dấu hiệu lén lút và tài sản đang có chủ
+ Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với công khai Dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép người chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi đó xảy ra Việc che dấu này chỉ đòi hỏi với chủ tài sản, còn đối với những người khác có thể là công khai
+ Tài sản là đối tượng của trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ Hành vi trộm cắp phải là lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ
Trang 3Tài sản đang có chủ là tài sản đang trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm Hoặc, tài sản còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản
Trong vụ án này, vật mà B chiếm đoạt là sợi dây chuyền vàng – là một vật nhỏ, dễ cất dấu trong người Như vậy, tội trộm cắp tài sản của B đã hoàn thành khi B dấu được dây chuyền trong người Hành
vi chiếm đoạt tài sản của B lén lút không cho A biết bằng cách “ B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A” Tài sản là chiếc dây chuyền đang có chủ - sợi dây chuyền đang trong sự chiếm hữu của A, nghĩa là đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của A
Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định B đã lén lút chiếm đoạt sợi dây chuyển vàng của A Do vậy, hành vi phạm tội của B thoản mãn các dấu hiệu của CTTP tội trộm cắp tài sản
2 Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói:
“Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không?
Trong trường hợp này tội danh của B đã thay đổi, lúc này tội trộm cắp tài sản của B đã chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản.Vì:
Căn cứ theo Điều 136 BLHS tội cướp giật tài sản Ở đây, Điều 136 BLHS không mô tả cụ thể các dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể định nghĩa: Tội
Trang 4cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai
Các dấu hiệu pháp lí của tội này
- Hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội của tội này là dấu hiệu chiếm đoạt Hành vi chiếm đoạt của tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu
để phân biệt với hành vi chiếm đoạt của tội phạm khác Đó là dấu hiệu công khai và nhanh chóng
+ Dấu hiệu công khai: Dấu hiệu này vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội Hành vi được coi là công khai nếu hình thức thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết hành vi này xảy ra Trong
vụ án này, tuy lúc đầu B không muốn hành vi chiếm đoạt của mình
để A biết, nhưng tài sản mà B chiếm đoạt chưa kịp cất giấu thì đã
bị A phát hiện: “ thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy” Ở đây hành vi chiếm đoạt tài sản của B đã chuyển hóa từ lén lút sang công khai chiếm đoạt tài sản Trong vụ án này, B đã công khai chiếm đoạt sợi dây chuyền từ A bằng cách giật mạnh chiếc dây khi A cầm lấy tay B
+ Dấu hiệu nhanh chóng phản ánh thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản Đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản ( sơ hở này có thể là sẵn có hay do người phạm tội tạo ra) nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh Thông thường hình thức nhanh chóng chiếm đoạt
có thể là giật lấy tài sản, giành lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát Với thủ đoạt này, người phạm tội mong muốn chủ tài sản
Trang 5không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản
và do vậy hoàn toàn không có ý định dùng bất kì thủ đoạn nào khác đối phó trực tiếp với chủ tài sản Trong vụ án này, ban đầu B thực hiện hành vi lén lút để tháo sợi dây chuyền của A nhưng thật không may cho B là bị A phát hiện và nắm lấy tay Trong tình huống đó B đã giật mạnh sợi dây chuyền mà nhanh chóng bỏ chạy
để A không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản của B mặt khác, A mới học lớp 1 nên A chưa đủ khả năng để ngăn cản được hành vi của B
Như vậy, trong trường hợp này tội danh của B đã thay đổi, lúc này tội trộm cắp tài sản của B đã chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản
3 Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B
có phải chịu TNHS không? Tại sao?
Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS Vì:
Khách thể trong vụ án này là quan hệ tài sản tuy nhiên do ý thức chủ quan của B nên B đã sai lầm về khách thể: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Sai lầm về khách thể là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội mà hành vi của họ xâm hại tới Trong trường hợp sai lầm về khách thể, người phạm tội phỉa chịu trách nhiệm hình sự về tội có khách thể mà họ cố ý định thực hiện hoặc tội có khách thê bị xâm hại thực tế nếu họ có lỗi vô ý
Trang 6Cụ thể, về mặt ý thức chủ quan của B thì B cho rằng đó là sợi dây chuyền vàng thật và cố ý chiếm đoạt sợi dây chuyền đang trong
sự quản lí của A Do hiện này những mặt hàng giả như vậy rất thịnh hành vì nó đẹp và rẻ hơn vàng thật nên mọi người sử dụng nhiều nên B khó có thể biết đây là vàng thật hay giả Ở đây, hành
vi phạm tội của B đều thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP tội trộm cắp tài sản ( đã phân tích ở câu 1)
Do vậy, B vẫn phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS)