Thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ, thông thường bằng các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác
Trang 1Bải giải môn Quản Trị Chiến Lược
Câu 1: Anh (chị) cho biết các phương án của chiến lược tăng trưởng tập trung và các điều kiện để lựa chọn các phương án chiến lược trên? Nêu các thí dụ thực tiễn để minh họa
Đáp án:
Định nghĩa: Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm và/hoặc thị trường hiện có mà không làm thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác
Bảng thay đổi chiến lược tăng trưởng tập trung
Hiện đang sản
xuất hoặc Mới
Hiện tại hoặc Mới Hiện tại Hiện tại Hiện tại
Ba phương án chủ đạo của chiến lược tăng trưởng tập trung là:
1 Thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn
giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ, thông thường bằng các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketing
Bảng thay đổi chiến lược thâm nhập thị trường
Hiện đang sản
Các điều kiện thực hiện là:
- Khi các thị trường hiện tại không bị lão hóa với những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện đang sản xuất
- Khi tốc độ tiêu dùng của người tiêu thụ có thể tăng cao
- Khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính giảm trong khi doanh số toàn ngành lại tăng
- Khi sự tương quan giữa doanh số tính bằng đôla và chi phí tiếp thị tính bằng đôla cao
- Khi những mức tiết kiệm về phạm vi cho công ty những lợi thế cạnh tranh chính
Ví dụ:
- Công ty Upjohn đưa ra một chiến dịch tiếp thị trực tiếp lớn để làm tăng doanh số của thuốc trị hói đầu cho nam giới hiệu Rogaine
- Hãng CCI áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường bằng biện pháp hướng nội và hướng ngoại Hướng nội là hãng tự lập ra các bộ phận, các kênh phân phối để xâm nhập thị trường Hướng ngoại là hãng xem xét mua lại hoặc tìm cách giữ phần kiểm soát nhiều hơn đối với một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình (cách này còn được gọi là “hội nhập
Trang 2ngang”) như mua lại các doanh nghiệp khác chuyên sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất cho phòng khách và phòng ngủ với nhiều kiểu dáng khác nhau
2 Phát triển thị trường: là tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường
mới để tiêu thụ các sản phẩm mà hãng hiện đang sản xuất
Bảng thay đổi chiến lược phát triển thị trường
Hiện đang sản
xuất
Các điều kiện thực hiện là:
- Khi các kênh phân phối có thể tin cậy được
- Khi công ty đang hoạt động rất thành công
- Khi còn các thị trường mới chưa bão hòa
- Khi công ty có vốn và nguồn nhân lực cần thiết để quản lý các hoạt động mở rộng
- Khi công ty còn thừa khả năng sản xuất
- Khi người kinh doanh cơ bản của công ty đang nhanh chóng mở rộng phạm vi trên toàn cầu
Ví dụ:
- Hiton Hotels dự tính mở 12 khách sạn cao cấp trên khắp thế giới trước năm 1993 Năm khách sạn đầu tiên dự tính ở London, Dublin, Hongkong, Monte carlo và Cancun
- Công ty TNHH SX và KD lương thực Phước An thực hiện chiến lược phát triển thị trường bằng cách đẩy mạnh và đầu tư nhiều cho hoạt động marketing để mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại TP.HCM và các tình phía nam Đặc biệt là hệ thống đại lý tại miền Trung và miền Tây qua đó nâng cao thị phần cho công ty Đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cao thị phần của công ty tại các công ty và đại lý mà Phước An đang bán hàng, chú trọng vào các nhà máy sản xuất mì ăn liền và thức ăn nuôi tôm có công suất lớn
3 Phát triển sản phẩm: là tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để tiêu
thụ trong các thị trường mà hãng đang hoạt động Các sản phẩm mới này có thể do hãng tự triển khai sản xuất hoặc sản xuất theo các hợp đồng hoặc du nhập từ bên ngoài bằng cách sáp nhập hoặc mua lại một hãng khác
Bảng thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm
Các điều kiện thực hiện là:
Trang 3- Khi công ty cạnh tranh trong một ngành có đặc điểm là có công nghệ phát triển nhanh chóng
- Khi công ty có những sản phẩm thành công đang ở giai đoạn chín mùi của vòng đời sản phẩm Ý tưởng ở đây là Công ty muốn thu hút những khách hàng đã thỏa mãn những sản phẩm hiện tại dùng thử những sản phẩm mới được cải tiến như là kết quả kinh nghiệm tích cực của họ với những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của công ty (em nghĩ chắc bỏ ý này)
- Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá cạnh tranh
- Khi công ty cạnh tranh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh
- Khi công ty có các khả năng nghiên cứu và phát triển đặc biệt mạnh
Ví dụ:
- Philip Moris đưa ra thị trường một loại thuốc lá không có nicotine mới mà vẫn có mùi vị như các loại thuốc lá tiêu chuẩn
- Nestle thì phát triển thức uống cà phê đá gọi là Nescafe Frappe cho lứa tuổi từ 13 đến 24
Câu 2: Anh chị hãy cho biết chuỗi giá trị của doanh nghiệp là gì? Vai trò của việc phân tích chuỗi giá trị trong quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp? nêu một
ví dụ thực tiễn để minh họa?
Đáp án:
- Khái niệm: Chuỗi giá trị (dây chuyền giá trị - value chain) của công ty là tổng hợp các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp tạo và làm tăng giá trị cho khách hàng
- Hệ thống tạo giá trị: là một chuỗi các hoạt động tạo giá trị, bắt đầu từ khâu nghiên cứu, thiết
kế cho đến cung cấp, sản xuất, phân phối, dịch vụ cho khách hàng nhằm làm tăng giá trị cho khách hàng
- Mô hình chuỗi giá trị:
Trang 4- Vai trò:
1 Thông qua việc so sánh dây chuyền giá trị của công ty ta xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động hiện tại của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp lựa chọn được lĩnh vực đầu tư, chớp được thời cơ
2 Xác định được lợi thế cạnh tranh
3 Làm cho quá trình tổ chức được thực hiện tốt hơn
4 Làm tăng giá trị cho khách hàng
5 Làm hiệu quả hoạt động chung tăng lên nhờ có cơ sở chọn chiến lược, lĩnh vực đầu tư và
tổ chức thực hiện Từ đó làm tăng chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) và tạo ra giá trị chung cho toàn xã hội; từ đó tạo giá trị lâu dài cho các cổ đông
Tóm lại, doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nếu chọn được chuỗi giá trị thích hợp Bởi vì, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở đâu thì đó chính là chiến lược
Ví dụ:
Chuỗi giá trị cấp công ty Masan Food
Các Hoạt Động Chủ Yếu
1 Các hoạt động cung ứng đầu vào
- Nguồn cung ứng nguyên vật liệu như: đậu nành, cá, ớt, bột mì, mắm cốt, đường và vật liệu phụ thuộc cho đóng gói, bao bì như nhựa PET, nhựa BOPP mà phần lớn nguyên vật liệu được nhập khẩu trực tiếp và thông qua nhà phân phối
- Đội ngũ mua hàng của Masan Food chịu trách nhiệm phát triển và củng cố các nhà cung cấp đáng tin cậy để có thể đáp ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho Masan Food Hiện nay, các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu được khai thác từ hơn 60 nhà cung cấp thông qua những hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo chất lượng và ổn định
- Masan Food thường xuyên tiến hành đánh giá các nhà cung cấp định kỳ, những nhà cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng và dịch vụ luôn cải thiện được đánh giá “tốt” thì Masan Food sẽ tiếp tục ký hợp đồng dài hạn
2 Vận hành, sản xuất
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm được Masan Food đầu tư rất kỹ và đã phát triển thành 1 quy trình kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều giai đoạn nhằm bảo đảm sản phẩm có được chất lượng tốt và đồng nhất
Trang 5- Masan Food sản xuất thành phẩm tại 6 công ty con Mỗi công ty con chỉ tập trung vào mỗi sản phẩm hoặc đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau
3 Các hoạt động đầu ra
- Masan Food luôn phát triển hệ thống phân phối và liên tục cải tiến các sản phẩm hướng đến phân khúc thị trường từ trung cấp đến cao cấp
- Đảm bảo cung cấp sản phẩm cho các nhà phân phối trong vòng 24 tiếng kể từ lúc đặt hàng
- Các nhà phân phối phải đảm bảo dự trữ hàng tồn kho đủ hàng trong vòng 7 đến 14 ngày
4 Marketing và bán hàng
- Công ty Masan Food đang sử dụng một đội ngũ chuyên gia trong nước với kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng thương hiệu trong ngành thực phẩm để đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
- Masan Food đã thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiện hàng hóa như: Chin-Su, Tam Thái Tử, Nam Ngư, Rồng Việt, Omachi và Tiến Vua
- Masan Food đã thực hiện tốt Marketing Mix – 4P
5 Dịch vụ khách hàng
Masan Food luôn sẵn sàng, nhanh chóng lắng nghe những khiếu nại của khách hàng và kiệp thời xử
lý các khiếu nại của khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng
Các Hoạt Động Hỗ Trợ
1 Quản trị nguồn nhân lực:
- Masan Food luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên Bên cạnh đó, Masan Food còn thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài
- Thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa huấn luyện nội bộ và cử nhân viên sang nước ngoài đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, học tập những kỹ năng mới cần thiết cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu công việc hiên tại cũng như trong tương lai
2 Phát triển công nghệ:
- Masan food với thiết bị công nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE - ITALIA
- Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP của Châu Âu, quản lý chất lượng ISO 9001:2000, duy trì năng suất toàn diện TPM
Trang 63 Mua sắm
- Masan Food đã thiết lập được mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cả về chất lượng và số lượng với mức giá hợp lý nhất để hạn chế rủi ro trên
- Đội ngũ mua hàng của Masan Food chịu trách nhiệm phát triển và củng cố các nhà cung cấp đáng tin cậy để có thể đáp ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho Masan Food Hiện nay, các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu được khai thác từ hơn 60 nhà cung cấp thông qua những hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo chất lượng và ổn định
4 Cấu trúc hạ tầng của công ty
- Masan Food thực hiện cơ cấu quản lý doanh nghiệp trực tuyến Điều này giúp cho bộ máy quản
lý của Masan Food làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, ít tốn kém chi phí và dễ dàng kiểm tra
Tuy nhiên với mô hình này đòi hỏi người chỉ huy trực tuyến phải có kiến thức toàn diện
Câu 3: Hãy nêu chiến lược công ty, chiến lược của các đơn vị kinh doanh SBU và chiến lược chức năng của 1 công ty với số liệu khảo sát sau:
Đơn vị
kinh
doanh
Doanh số/năm
(triệu USD)
Số DN trong ngành
Doanh số của 3 DN dẫn đầu thị trường (triệu USD)
Mức tăng trưởng thị trường/năm (%)
Trang 7A
D
Ma trận BCG của 3 SBU:
Chiến lược cấp công ty:
- SBU A, B đang nằm trong ô “Dogs” rất ít có khả năng sinh ra lợi nhuận và thường gây nên nhiều
rắc rối cho công ty Theo chù kỳ sống của một sản phẩm có khả năng nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm này lại tăng lên nhưng phải là sản phẩm với chất lượng và mẫu mã mới khi đó SBU
ở ô Dogs sẽ chuyển sang ô Q.M nhưng khi đó chúng sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn từ công
ty Cũng có thể với sự đầu tư lớn của công ty thì các SBU A, B ở ô Dogs sẽ trở thành những con
bò đẻ ra tiền nhưng đây là việc hết sức khó khăn Tóm lại, ban giám đốc công ty cần xem xét để hoặc đầu tư lớn xây dựng lại SBU A, B hoặc gặt hái hoặc giải thể loại bỏ các SBU này đi
- SBU E đang nằm trong ô “Question Marks” tức là đang trong thời kỳ chưa ổn định, SBU E có thị
phần tương đối thấp nhưng lại đang cạnh tranh trong ngành có mức tăng trưởng tương đối cao vì vậy đó là 1 lợi thế triển vọng cho công ty về lợi nhuận và tăng trưởng tiếp trong dài hạn Vì vậy
mà chúng ta nên củng cố SBU này bằng cách dùng chiến lược tăng trưởng tập trung; đầu tư một lượng vốn lớn lấy từ SBU C, D chuyển qua để đầu tư cho SBU E nhằm gia tăng thị phần cho
25%
20%
18%
15%
10%
9%
8%
7%
5%
10 6 3 2 1.3 1 0,9 0,5 0,2 0,1 0
Thị phần tương đối
Thị phần tương đối
Tỷ lệ
tăng
trưởng
của thị
trường
E
C
B
QM Stars
Trang 8SBU E đồng thời tạo ra sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về sản phẩm này
- SBU C, D đang nằm trong ô “Stars” tức đang trong thời kỳ hoàng kim, SBU C, D có thị phần
tương đối lớn và ở trong ngành có mức tăng trưởng khá cao Vì vậy, chúng ta nên sử dụng chiến lược tăng trưởng tập trung và chúng ta nên tiếp tục đầu tư tăng trưởng thị phần; mở rộng diện mặt hàng và đổi mới sản phẩm
Tóm lại, công ty đang có 1 SBU E đang ở ô Question Mark; 2 SBU A, B ở ô Dogs chúng sẽ
là gánh nặng về tài chính quá lớn cho công ty Ban giám đốc cần xem xét lựa chọn SBU E và một SBU A hoặc B để dồn sức đầu tư xây dựng chúng còn lại thì nên bỏ đi Ngoài ra, ban giám đốc cần phải đầu tư thích đáng cho các SBU C, D để giữ vững thị phần của mình trên thị trường cạnh tranh gay gắt và phát triển chúng trở thành những con bò đẻ ra tiền trong tương lai
- Tìm hiểu thêm ko liên quan bài giải (SBU C đang nằm trong ô “Cash Cow” tức đang trong
thời kỳ gặt hái, SBU C có thị phần tương đối cao nhưng lại cạnh tranh trong ngành có mức tăng trưởng tương đối thấp Sản phẩm của chúng ta đang trong giai đoạn trưởng thành và có lợi thế cạnh mạnh SBU C trong ô này đang có lợi thế về chi phí mà lại có thị phần tương đối cao vì thế
mà lợi nhuận mang về ngày càng lớn nên chúng ta nên sử dụng nguồn vốn lớn này đầu tư cho SBU A để đưa SBU A di chuyển sang ô “Stars” Chúng ta nên sử dụng chiến lược tăng trưởng tập trung kết hợp đa dạng hóa sẽ thích hợp nhất nhằm đổi mới sản phẩm mạnh hơn để duy trì tỷ trọng trong thị trường trọng điểm, bỏ bớt sản phẩm kém hiệu quả Chúng ta nên duy trì hệ thống kênh phân phối đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing.)
Chiến lược cấp SBU:
- SBU A, B: Về sản phẩm, chúng ta nên thu hồi vốn, cắt giảm mạnh những sản phẩm kém hiệu
quả Giá: nên bán giá vốn nhằm đẩy nhanh bán hết sản phầm đề chuyển sang sản phẩm khác Xúc
tiến: cần giảm chi phí quảng cáo và nên giảm đến mức tối thiểu
- SBU E: Sản phầm: tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển các sản phẩm mới Các sản
phẩm mới này có thể do hãng tự triển khai sản xuất hoặc sản xuất theo các hợp đồng hoặc du nhập từ bên ngoài bằng cách sáp nhập hoặc mua lại một hãng khác Giá: Vì công ty đang cạnh tranh trong ngành có mức tăng trưởng tương đối cao nên duy trì giá bán ở mức cạnh tranh được
so với các đối thủ nhưng cẩn đảm bảo có lợi nhuận Xúc tiến: cần đầu tư một lượng chi phí cho việc quảng cáo, khuyến mãi, PR, tổ chức sự kiện,…nhằm thu hút khách hàng mục tiêu và các khách hàng tiềm năng Phân phối: Phát triển hệ thống phân phối rộng khắp, mở rộng thêm các đại
Trang 9lý bán hàng và tiêu thụ sản phẩm Bán hàng qua các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, qua mạng Internet,…
- SBU C, D: Giá: vì sản phẩm đã được bán trên thị trường trong thời gian dài nên khách hàng đã
biết được giá Nếu chúng ta tăng giá sẽ không bán được nên phương pháp tăng giá cần thận trọng, chúng ta nên chọn mức giá mà khách hàng chấp nhận được để tiếp tục đẩy sản phẩm ra thị trường
là tốt Nhưng lưu ý nếu giữ giá bằng với đối thủ thì sẽ không hấp dẫn Chúng ta nên giảm mức lợi nhuận/1 sản phẩm ít đi để đẩy được nhiều sản phẩm ra thị trường Phân phối: chúng ta chú ý mở rộng diện thị trường địa lý Xúc tiến: chúng ta nên dùng chiến lược Marketing hiếu chiến Bước 1: Đẩy giá lên mà khách hàng chấp nhận được Bước 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm ngang bằng mức giá mà khách hàng chấp nhận được Bước 3: Tăng số lượng sản phẩm lên Bước 4: Tiết kiệm chí phí toàn bộ để tăng lợi nhuận
- (SBU ở ô Cash cows: Sản phẩm, đổi mới sản phẩm mạnh hơn để duy trì tỷ trọng thị trường trọng điểm, bỏ bớt sản phẩm kém hiệu quả Giá: nếu tăng giá sẽ làm khách hàng chuyển sang dùng sản phẩm khác Nếu giảm giá sẽ làm cho khách hàng nghĩ rằng sản phẩm đang có vấn đề về chất lượng Tốt nhất nên giữ nguyên giá bán để bán được nhiều sản phẩm, lợi nhuận nhờ vào bán được nhiều sản phẩm Chúng ta nên duy trì hệ thống kênh phân phối đồng thời nâng cao hiệu
quả hoạt động Marketing.)
Chiến lược cấp đơn vị chức năng:
1 Chiến lược Marketing:
- Định vị thị trường để khách hàng phân biệt rõ nhãn hiệu hàng hóa của công ty so với các nhãn
hiệu cạnh tranh
- Công ty nên phân phối sản phẩm đến tận kho của người mua đối với các khách hàng là công ty và
giao hàng tại nhà máy đối với khách hàng là đại lý
- Đối với hoạt động chiêu thị thì ngoài những hoạt động công ty đang thực hiện như quảng cáo, khuyến mại thì công ty nên xây dựng một trang WEB thới thiệu về công ty cũng nhu các sản
phẩm mà công ty đang sản xuất và tiêu thụ; và nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng
- Cần chủ động hơn trong việc chăm sóc khách hàng Cần thiết lập một đường dây nóng, đường dây này được chuyển trực tiếp đến Trưởng bộ phận có liên quan đẻ giải quyết các trường hợp đột
xuất cho khách hàng và điều chỉnh những thiếu sót của sản phẩm ngay lập tức (nếu có)
2 Chiến lược Nghiên cứu và Phát triển:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm định mức tiêu hao nguyên liệu đối với các sản phẩm đang sản xuất
- Định kỳ đưa ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường
Trang 10- Đảm bảo đủ các thiết bị cần thiết và hiện đại cho công tác nghiên cứu và mạnh dạn thuê ngoài trong trường hợp công ty chưa đủ năng lực
3 Chiến lược quản trị Nguyên vật liệu và Mua hàng:
- Hội nhập về phía sau với một nhà cung cấp lớn và có uy tín để đảm bảo là công ty có thể mua được hàng với chất lượng ổn định và giá cả hợp lý
- Thành lập phòng thu mua riêng để chuyên môn theo dõi tất cả các yếu tố biến động liên quan đến giá cả nguyên vật liệu
- Đẩy mạnh việc phát triển các nguồn mới để đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản phẩm mới của công ty và tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá thấp để hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh về giá cho công ty
4 Chiến lược vận hành/sản xuất:
- Trang bị thêm máy móc, thiết bị trong sản xuất đồng thời đàm bảo tính cân đối trong dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm
- Kiểm soát chặt chẽ hơn chi phí trong sản xuất bằng cách hợp lý hóa quy trình sản xuất
- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm đạt định mức đề ra và giảm giá thành sản phẩm
5 Chiến lược tài chính:
- Nâng cao năng lực chuyên môn của bộ phận tài chính kế toán để đảm bảo tính chính xác và kịp thời trong việc hạch toán kế toán
- Lên kế hoạch lưu chuyển tiền tệ khả thi trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý và hàng năm
- Hội nhập về phía sau với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, công ty đàm phán việc mua hàng trả chậm với lãi suất thấp hơn lãi suất đang vay và các chi phí liên quan tới hoạt động huy động vốn
6 Chiến lược nguồn nhân lực:
- Cần có chính sách tuyền dụng, hoạch định nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là đội ngũ cán bộ
kỹ thuất, cán bô quản lý và công nhân kỹ thuật
- Cần có chính sách đào tạo và huấn luyện nhân viên, cử nhân viên sang nước ngoài đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Bên cạnh đó, Công ty còn tạo điều kiện cho các nhân viên trong nước kết hợp với các chuyên gia người nước ngoài để tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao với mẫu mã đẹp phục vụ cho nhu cầu luôn đổi mới của khách hàng
- Cần có chính sách khen thưởng, đãi ngộ và giữ chân nhân viên
- Công ty thường xuyên đánh giá năng suất làm việc của nhân viên để có chế độ thưởng, phạt hợp
lý, công bằng