1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng dầu ăn

3 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 447,09 KB

Nội dung

Sơ cứu nhanh khi bị bỏng Khi bị bỏng, tùy theo cấp độ bỏng như thế nào mà bạn nên sơ cứu khẩn cấp nhé! Bỏng được chia làm 3 cấp độ: Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo. Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức: - Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ. - Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng. Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời. Phương pháp sơ cứu khẩn cấp - Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa bãi, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. - Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. - Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu. - Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm. Tóm lại: Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh. Cách sơ cứu nhanh bị bỏng dầu ăn Phụ nữ người nấu ăn hàng ngày, khả bị bỏng dầu ăn cao Vậy bị bỏng dầu ăn bạn cần sơ cứu sao, hạn chế sẹo nào? Dưới cách sơ cứu chữa bỏng trị sẹo bỏng dầu ăn hiệu Cần sơ cứu sau bị bỏng dầu ăn Sơ cứu ban đầu bị bỏng dầu ăn đóng vai trò quan trọng, chúng giúp vết thương nhanh chóng làm lành, giảm cảm giác đau rát hạn chế phồng rộp Ngay sau bị bỏng dầu ăn bạn nên xả vết thương vòi nước mát Cách sơ cứu bỏng dầu ăn nhà đơn giản: Ban đầu bị bỏng dần ăn bạn nên xả nước lạnh, việc xả nước lạnh làm dịu vết bỏng hiệu quả: bạn nên xả nước vòng 30-40 phút, đến thấy vùng da bị bỏng không cảm giác nóng rát khó chịu Sau dùng gạc che chắn vết bỏng lại, rửa vết thương nước muối sinh lý (bán tiệm thuốc tây) thay băng ngày Thời gian khỏi vết bỏng phụ thuộc vào tính chất vết bỏng nông hay sâu, điều trị hay sai Thường nhiều chị em nghĩ bỏng dầu ăn nhẹ, nhiên, VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí thực tế cho thấy bỏ dầu ăn thường sâu dầu sôi nhiệt độ cao Vì thế, để trị sẹo bỏng dầu ăn thường kéo dài thời gian Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích hẹp không chăm sóc, vệ sinh hợp lý làm trình liền vết thương chậm, ảnh hưởng đến sinh hoạt để lại di chứng đặc biệt thẩm mỹ Cách trị sẹo bỏng dầu ăn hiệu quả? Bỏng dầu ăn thường để lại “dấu ấn” da bạn vết sẹo thâm (trong trường hợp nhẹ) hay sẹo lồi (bỏng nặng) Chị em lo lắng tìm cách trị sẹo bỏng? Dưới cách trị sẹo bỏng dầu ăn áp dụng nhiều nay: Với ưu điểm đơn giản, tiết kiệm chi phí, an toàn…cách trị sẹo bỏng từ thiên nhiên đông đảo chị em áp dụng - Trị sẹo bỏng dầu ăn với nghệ tươi: Nghệ không loại thực phẩm quen thuộc gian bếp gia đình mà giúp trị sẹo bỏng hiệu Bạn sử dụng nghệ tươi thoa lên vết sẹo bỏng ăn da non Kiên trì áp dụng thời gian, vết sẹo bỏng làm mờ - Nha đam – thần dược trị sẹo bỏng dầu ăn: Nha đam tác dụng làm VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí mượt tóc, dưỡng trắng da mà điều trị sẹo bỏng hiệu Bạn cần rửa vết sẹo thoa phần gel nha đam màu trắng lên, để nguyên vòng 25 – 30 phút rửa lại với nước Cách làm an toàn tốn nhiều thời gian - Đu đủ cách trị sẹo bỏng dầu ăn hiệu quả: Đu đủ chứa enzym có vai trò ổn định cấu trúc, trật tự collagen, elastin lớp biểu bì Do đu đủ hỗ trợ điều trị sẹo bỏng dầu ăn tốt nhà Bạn lấy miếng đu đủ say nhuyễn thoa lên vùng da bị sẹo bỏng Kiên trì áp dụng thời gian sẹo làm mờ đáng kể Sử dụng bỏng: Lá bỏng hay phải bỏng từ xa xưa biết đến với tác dụng hiệu nghiệm điều trị vết bỏng sẹo vết thâm sau bị bỏng Cây bỏng gọi sống đời, từ tên gọi nói lên tác dụng chữa bỏng Trong y họa bỏng dùng làm thuốc chữa bỏng Ngoài bỏng có tác dụng giảm sưng, giảm đau, trừ độc Dùng bỏng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương bỏng có tác dụng hiệu Nếu tuân thủ cách trên, đảm bảo vết bỏng dầu mỡ bắn vào nấu ăn vấn đề lo ngại với mẹ Có thể yên tâm tự tin nấu nướng VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cách sơ cứu cho trẻ bị bỏng Chẳng ai muốn con mình gặp phải những tai nạn, bị thương v v. Tuy nhiên trong cuộc sống, rất khó để tránh hoàn toàn các đều này, vì vậy ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để đối phó và chủ động trong các tình huống xấu xảy ra với bé. Nếu có vết bỏng ngoài da do bé tiếp xúc với nước nóng hoặc chạm vào bề mặt nóng gây ra thì là loại vết bỏng ít nghiêm trọng nhất. Khi vết bỏng sâu hơn thì trầm trọng hơn, gây những vết rộp mọng nước rất nguy hiểm vì thường thì các dây thần kinh bị tổn thương. Bé bị bỏng trong các cơn hỏa hoạn, khói và khí nóng của đám cháy sẽ có những ảnh hưởng xấu đến phổi và phế quản của trẻ. Cha mẹ cần phải loại trừ các nguy cơ khiến bé có thể bị bỏng Điều trị bỏng Vùng bị bỏng càng rộng, nguy cơ sốc nặng càng cao, vì cơ thể sẽ thiếu máu. Phải nhớ rằng, ngay cả nước nóng bồn tắm cũng có thể làm bỏng làn da mềm, mỏng của bé. Vì vậy phải luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé. 1. Lập tức làm mát vùng bị bỏng Giữ viết thương dưới nước chảy ít nhất 10 phút. Nếu không có sẵn nươc, có thể dùng chất lỏng không bắt lửa như sữa. 2. Trong khi làm mát vết thương, cởi bỏ quần áo ở những vùng bị thương trước khi nó bị sưng lên. Nếu vải dính vào da, hãy cắt quanh chỗ vải đó. Nếu trẻ vẫn còn đau, làm mát vùng bị bỏng lần nữa. Cẩn thận, đừng chạm vào vùng bị bỏng hay làm vỡ những vết phồng rộp. Đừng làm bé lạnh kẻo gây ra hạ thân nhiệt. 3. Che vết bỏng bằng băng vô trùng hoặc vải sạch không đổ để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng. Dùng một cái áo gối hoặc tấm trải giường để băng vùng bị thương rộng, hoặc bọc một túi nhựa hay nilon sạch vào chỗ chân hay tay bị bỏng. 4. Kiểm tra mọi dấu hiệu bị sốc và không cho bé ăn uống gì. Giữ ấm cho bé để đề phòng hạ thân nhiệt. 5. Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở cho bé, kiểm tra hơi thở và chuẩn bị bắt đầu hô hấp nhân tạo. Lưu ý: Nếu bé bị bỏng ở miệng và cổ họng, những vết bỏng này đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể gây ra sưng phế quản và ngạt thở. Nới lỏng quần áo quanh cổ và lập tức gọi cấp cứu. Nếu quần áo trẻ bị cháy Nếu quần áo trẻ bị bắt lửa, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn. 1. Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên. 2. Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa. 3. Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé. Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn. Bỏng hóa chất trên da Các hóa chất dùng trong nhà, như chất tẩy rửa bếp lò hoặc nước rửa sơn, có thể gây ra bỏng nghiêm trọng, nhưng bộc phát chậm hơn do bỏng nhiệt. Các dấu hiệu bao gồm: đau nức nhối, đỏ tấy lên, tiếp theo là phồng rộp và bong da. 1. Làm theo các thao tác trị bỏng, nhưng làm mát vết thương dưới nước chảy trong 20 phút, và bạn phải tự phòng vệ bằng cách đeo bao tay cao su. 2. Bạn phải biết cái gì đã làm bé bị bỏng để có thể nói cho bác sĩ biết khi đến bệnh viện. Bỏng hóa chất ở mắt Hóa chất tình cờ văng vào mắt có thể gây ra tổn thương hoặc thậm chí là mù mắt. Trẻ sẽ rất đau mắt, mắt sẽ đỏ lên và chảy nước. Trẻ cũng sẽ thấy khó mở mắt ra Sơ cứu nhanh khi bị trật khớp Trật khớp là một tai nạn thường gặp. Nguyên nhân thường do bị chấn thương, bị đánh hoặc trượt ngã khi lao động, đang chơi thể thao. Trật khớp do khớp bị trật sai lệch vị trí có thể gây đau đột ngột dữ dội. Do đó, cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế. Trật khớp có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc ở các khớp nhỏ hơn như ngón tay, ngón tay cái hoặc ngón chân. Cách sơ cứu như sau: - Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh. - Cố định khớp: Cố định ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể có định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay. Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp. - Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi. - Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị. Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên. • Sơ cứu người bị bỏng • Sơ cứu khi bị ong đốt Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn. - Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra. - Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết 1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực - Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. - Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp. - Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới. 2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich - Trường hợp trẻ còn tỉnh Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần. - Trường hợp hôn mê, bất tỉnh Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn. Lưu ý: - Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật. - Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ. Sơ cứu nhanh khi bị bỏng Bỏng được chia làm 3 cấp độ: Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo. Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức: - Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ. - Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng. Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời. Phương pháp sơ cứu khẩn cấp - Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa bãi, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. - Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. - Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu. - Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm. Tóm lại: Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.

Ngày đăng: 24/06/2016, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w