Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đã rút ra cho mình một bài học lớn: Đó là khi nào Mặt trận giữ vững nguyên tắc tổ chức, hoạt động của tổ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu6
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Kết cấu đề tài.8
Chương 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT 9 1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về tập hợp lực lượng, đại đoàn kết toàn dân tộc 9
1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất. 13
1.2.1 Mặt trận dân tộc thống nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
13
1.2.2 Mặt trận dân tộc thống nhất - tổ chức đại diện cho lợi ích hợp pháp
và nguyện vọng chính đáng của nhân dân 15
1.2.3 Mặt trận dân tộc thống nhất - hình thức tổ chức, tập hợp mọi lực lượng cách mạng, yêu nước 16
1.3 Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất.
Trang 21.3.3 Đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân 28
1.3.4 Đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 32
1.4 Giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất 35
1.4.1 Giá trị lý luận 35
1.4.2 Giá trị thực tiễn 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39 Chương 2 ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH 42 2.1 Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay
42
2.2 Các nhân tố tác động đến đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay 48
2.2.1 Nhân tố quốc tế 48
2.2.2 Nhân tố trong nước 50
2.3 Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ hiện nay 56
2.4 Một số giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Ngọc Anh Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực Các tài liệu tham khảo có nguồn ngốc xuất xứ
rõ ràng Công trình nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Trước lúc ra đi, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân
dân ta những di sản vô giá và một trong những di sản đó là tư tưởng của
Người - tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.“Cách mạng là sự
nghiệp chung của quần chúng, chứ không phải của riêng cá nhân anh hùng
nào” [39, 672.] Cách mạng muốn thành công phải đoàn kết, đoàn kết tạo nên
sức mạnh vô địch Trong đó, nổi bật là tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kếtdân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dântộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi chungchung, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, thành khẩu hiệu hànhđộng của toàn Đảng, toàn dân ta Nó phải trở thành sức mạnh vật chất, mộtlực lượng mạnh có tổ chức Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.Việc đề xướng thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất không chỉ là sáng tạolớn, mà còn là một cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng tađối với dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức trên thế giới
Kế tục vai trò lịch sử của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính
trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dântộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt Namchủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực
tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam; không phân biệt quá khứ, thànhphần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ, ở trong nước hay ở nước ngoài;miễn là tán thành mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền
Trang 5quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh"; thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàumạnh"; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống
nhất Việt Nam đã rút ra cho mình một bài học lớn: Đó là khi nào Mặt trận
giữ vững nguyên tắc tổ chức, hoạt động của tổ chức và giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc thì khó khăn mấy cách mạng cũng vượt
qua Ngược lại, khi nào coi nhẹ yếu tố dân tộc, không quan tâm đúng mức
đến đại đoàn kết dân tộc, thậm chí phạm sai lầm trong việc thực hiện nguyêntắc tổ chức và hoạt động của tổ chức thì cách mạng Việt Nam gặp khó khăn.Trong tình hình hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu bức xúc trong côngtác vận động và tập hợp quần chúng Quá trình công nghiệp hóa đã và đangtác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội, tạo ra sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế, sự biến đổi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp xã hội, các
tệ nạn xã hội,…Đặc biệt, tác động mạnh đến khối đại đoàn kết dân tộc và Mặttrận Tổ quốc Việt Nam Do những điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội,nhu cầu và lợi ích của hội viên đã thay đổi nhưng hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chưa kịp thay đổi Trên thực tế, một bộ phận các tổ chức
cơ sở của Mặt trận Tổ quốc tồn tại hình thức, chưa có hoạt động đủ sức thuhút quần chúng, hội viên, sinh hoạt chiếu lệ, tham gia miễn cưỡng, không ítcán bộ không quan tâm, không muốn gắn bó với công tác Mặt trận, gây ảnhhưởng đến tính tích cực và niềm tin của nhân dân, hội viên Mặt khác, cuộc
Trang 6đấu tranh ở trong nước và trên thế giới không mất đi mà chuyển sang nhữnghình thức mới, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá ngày nay Chúng ta cóthêm nhiều bạn mới, nhưng cũng xuất hiện những thế lực chống đối mới.Chúng ta phải có phương thức đấu tranh mới, gắn đấu tranh với hợp tác đểcùng tồn tại và phát triển.
Chính vì lẽ đó mà vấn đề xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã và đangđặt ra những yêu cầu mới Thực tiễn trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần giữvững và đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyêntắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất vào bối cảnh mớihiện nay của đất nước
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Hồ Chí Minh là mộttrong những tư tưởng quan trọng của Người và thể hiện tính khoa học, cáchmạng sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Vấn đề này đã thu hút sự quantâm nghiên cứu của rất nhiều học giả với các công trình, tác phẩm có liênquan Đó là tác phẩm “Một số suy nghĩ về việc nghiên cứu Mặt trận Tổ Quốc,
các đoàn thể và tổ chức xã hội”, in trong: Những vấn đề lý luận cơ bản về Mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, Hà Nội,
1993 của tác giả Vũ Minh Giang Tác phẩm đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về Mặt trận; vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam tronglịch sử cách mạng và bối cảnh đất nước đổi mới Tác phẩm đã đề cập đến vấn
đề xây dựng Mặt trận, tuy nhiên, chưa được nghiên cứu sâu, chưa chỉ ra
Trang 7những yêu cầu đòi hỏi cần đổi mới nguyên tắc và hoạt động của Mặt trận Tổquốc Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Tô Huy Rứa – Nguyễn Cúc – Trần Khắc Việt (chủ biên): Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay,
Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Tác phẩm trình bày vị trí, vai trò của
hệ thống chính trị, trong đó có nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam Tác phẩm chỉ ra thực trạng hoạt động của các thành phầncủa hệ thống chính trị và đề cập đến nội dung đổi mới về nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tuy nhiên tác phẩm mới chỉtiếp cận theo bề rộng của vấn đề mà chưa đi sâu vào giải pháp cốt lõi nhằmnâng cao hoạt động của hệ thống chính trị trong đó có Mặt trận Tổ quốc ViệtNam là giữ vững Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kỷ yếu của Hội thảo khoa học quốc gia “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam – Những chặng đường vẻ vang” Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(18/11/1930 – 18/11/2010), ngày 10/11 tại Hà Nội, do Ban Thường trực Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương,Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Kỷ yếu củaHội thảo có 45 bài tham luận Các bài tham luận tập trung phân tích, làm sâusắc hơn các nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối củaĐảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhấttrong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam và hiện nay Đồng thời nêu lênnhững vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhất làđổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam
Ngoài ra, còn có các bài viết được đăng trên báo, các tạp chí, tạp chí khoa
học chuyên ngành tiêu biểu như Tạp chí Mặt trận số 72(10/2009): “Từ kinh
Trang 8nghiệm của Mặt trận dân tộc thống nhất trong lịch sử, suy nghĩ về đổi mới Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày nay” PGS.Trần Hậu.
Tạp chí Mặt trận số 77(3/2010): “ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, thực sự đóng vai trò nòng cốt xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” của Ban biên tập Tạp chí Mặt trận Tạp chí Mặt trận số 85(11/2010): “Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” của tác giả Huỳnh Đảm (Ủy viên
Trung ương Đảng,Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam).Một số chuyên đề giáo dục của Tạp chí Xây dựng Đảng như Chuyên đề
“Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội” – Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch lên
chuyên viên cao cấp khối Đảng, Đoàn thể năm 2012
Nhìn chung, dưới góc độ nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, các côngtrình trên đã có những đóng góp tích cực trong việc tìm hiểu tư tưởng Hồ ChíMinh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất.Tuy nhiên các công trình mới chỉ nhìn nhận vấn đề nguyên tắc tổ chức vàhoạt động trên khía cạnh tổng quát mà chưa đi vào chiều sâu về giá trị của tưtưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất đối với sự đổi mới tổ chức
và hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nếu
có đề cập đến vấn đề xây dựng Mặt trận thì cũng mới chỉ đề cập một cáchkhái quát, chưa đi sâu vào phân tích các quan điểm của Hồ Chí Minh vềnguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất và cũngchưa nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng trên trong điều kiện xã hộihiên nay Trong tình hình mới hiện nay nảy sinh rất nhiều yếu tố bất cập nhưlợi ích chung, tính đồng thuận xã hội, hiệu quả của công tác Mặt trận, chứcnăng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam…Vậy, tưtưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng như thế nào trong bối cảnh mới củađất nước ta? Chính vì lẽ đó mảng nghiên cứu về vấn đề xây dựng Mặt trận
Trang 9trong giai đoạn hiện nay và tính thực tiễn của quan điểm trên của Hồ ChíMinh trong công tác xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam rất cần sự chú ý,quan tâm của giới nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minhhọc và Chính trị học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích, làm rõ nội dung quan điểmcủa Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộcthống nhất; đánh giá ý nghĩa lý luận, thực tiễn của quan điểm đó đối với việcxây dựng Mặt trận Tổ quốc hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tập hợp lực lượng, đại
đoàn kết toàn dân tộc; vị trí và vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trongtiến trình cách mạng Việt Nam Từ đó tạo cơ sở lý luận cho việc tiếp cận tưtưởng của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dântộc thống nhất
- Thứ hai: làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm của Hồ Chí
Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Thứ ba: phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc
Việt Nam hiện nay và trình bày một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổchức và hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam theo quan điểm của HồChí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Mặt trận dân tộc thống nhất; thực trạng tổ chức, hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam hiện nay
Trang 10- Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn ở việc phân tích, làm rõ những
quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trậndân tộc thống nhất và thực trạng tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ QuốcViệt Nam hiện nay (Chủ yếu là từ năm 2001 đến nay) Đề tài sử dụng các tưliệu trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố trongnhững năm gần đây
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựngMặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay
Phương pháp phân tích: trên cơ sở các thông tin và tài liệu liên quan đãđược tổng hợp, tiến hành nghiên cứu các vấn đề nhằm nêu bật được nội dungchính của đề tài Từ đó rút ra những nhận định, đánh giá cho đề tài
Phương pháp logic – lịch sử: được sử dụng trong đề tài khi viện dẫnnhững quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng về nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất Qua đó, vận dụng quan điểm trênvào công cuộc đổi mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay
Trang 116 Đóng góp của luận văn
6.1 Điểm mới của đề tài
Đề tài trình bày và phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn
đề nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất và vậndụng vào công tác xây dựng Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay
Những nghiên cứu trước và hiện có chủ yếu tiếp cận tư tưởng Hồ ChíMinh về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất trên
cơ sở là những khái quát chung, chứ ít tiếp cận vấn đề này trên cơ sở chi tiết
về quan điểm Hồ Chí Minh Mặt khác, trong giai đoạn mới hiện nay đã vàđang đặt ra những yêu cầu và nội dung mới đòi hỏi cần nâng cao vai trò củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam Do đó, đề tài trên mang tính thời sự và có ý
nghĩa lớn Vì vậy đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” tập trung triển khai và phân tích sâu thêm
hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất, đồngthời làm cơ sở cho việc đổi mới phương thức hoạt động Mặt trận Tổ QuốcViệt Nam hiện nay Đề tài góp phần làm rõ thêm vị trí và vai trò quan trọngcủa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay
6.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu,học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và Chính trị học
Đồng thời, đề tài cũng góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận khoa học choviệc nhận thức, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Mặt trận
Tổ Quốc Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
2 chương
Trang 12Chương 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT
ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
về việc thành lập “Hội Phản đế đồng minh” – hình thức đầu tiên của Mặt trậndân tộc thống nhất, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước,của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc Trải qua 84 năm đấu tranh cách mạng, Mặt trận dân tộc thống nhất ViệtNam dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những tên gọi và hình thức tổ chức khácnhau phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng đã khôngngừng lớn mạnh và tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân thốngnhất thành một khối, tạo thành sức mạnh to lớn cho dân tộc trong sự nghiệpđấu tranh giành độc lập, tự do và hạnh phúc
1.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về tập hợp lực lượng, đại đoàn kết toàn dân tộc
Cách mạng muốn giành được thắng lợi, thì một trong những nhân tố rấtquan trọng là phải đoàn kết toàn dân tộc Lực lượng quần chúng là vĩ đại, làtác giả của lịch sử song, phải biết tập hợp, tổ chức lại thì mới phát huy đượcsức mạnh to lớn ấy Muốn đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải tổ chức để đoànkết tập hợp quần chúng Tổ chức lực lượng đó chính là Mặt trận dân tộc thốngnhất Sự hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất ngay sau khi Đảng Cộng sảnViệt Nam được thành lập là một tất yếu lịch sử
“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gìmạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân…Trong xã hội không có gì tốtđẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân…” [37, tr.453] Quầnchúng nhân dân là lực lượng to lớn quyết định sự thành công của cách mạng.Việc xác định đúng vai trò to lớn có tính quyết định của quần chúng trong sự
Trang 13nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội là cơ sở khoa học quantrọng, điểm xuất phát để Hồ Chí Minh xác lập quan điểm tập hợp lực lượng,phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định nhân dân là gốc của nước, gốc của cáchmạng, là lực lượng làm cho xã hội biến đổi có tính cách mạng Người viết “ Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”[29,tr.297] “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai chiếnthắng được lực lượng đó” [31, tr.19] Hay “Nước lấy dân làm gốc…Gốc cóvững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Nhân dân là gốc củacách mạng, là nền tảng, lực lượng của Đảng Người yêu cầu phải giữ chặt mốiliên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng nghe ý kiến dân chúng nhờ đó Đảngmới vững, cách mạng mới thắng lợi
Người khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, muốn cáchmạng giành thắng lợi thì một trong những nhân tố quan trọng là phải đoàn kếttoàn dân tộc và muốn đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải tập hợp, tổ chức lạitrong một mặt trận Tổ chức lực lượng đó chính là Mặt trận dân tộc thốngnhất Mục tiêu của việc tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc theo Hồ Chí Minh là nhằm giải phóng con người, xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta
Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, phải tập hợp lực lượng đông đảo của toàndân tộc mới có thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp vẻ vang Và hơn ai hết,Người là linh hồn của khối đại đoàn kết; là nhà lãnh đạo, tổ chức, tập hợp,xây dựng lực lượng cách mạng; sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổchức Mặt trận, đoàn thể cách mạng để tập hợp, đoàn kết mọi người, mọi giaitầng cùng đồng tâm, hợp lực, đánh đổ thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự
do cho dân tộc Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cáchmạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Trang 14Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nướcCộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt,nhân dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, làm nên chiến thắng Điện BiênPhủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, lập lại hoà bình ở Đông Dương,đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đoàn kết trong Mặt trận Tổquốc Việt Nam, trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vàLiên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, nhân dân ta
đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”, làm nên đại thắng mùa Xuân
1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cáchmạng dân tộc, dân chủ, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu,vừa là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, được xây dựng trên cơ sở lấy lợiích tối cao của đất nước và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nềntảng; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích gia đình với lợiích xã hội, lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc Lợi ích tối cao của dân tộc làđộc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, là “dân giàu,nước mạnh” Đó là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ViệtNam Đấy là nguyên tắc “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh Lấy cái bấtbiến, cái thống nhất, cái chung, cái ổn định làm điểm tương đồng mà điềuhoà, giải quyết cái “vạn biến”, tức cái khác biệt về lợi ích, về ý kiến, về thịhiếu, về thành phần xã hội vốn có trong nhân dân, trong xã hội
Nguyên tắc tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộcđược Hồ Chí Minh xác định “…công nông là gốc của cách mạng…”, đặt lợiích của dân tộc gắn liền với lợi ích của công nông và Người nhấn mạnh phảithực hiện cho bằng được liên minh công nông, vì đó là cơ sở đảm bảo chothắng lợi của cách mạng “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa
số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp
Trang 15nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền
của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết cáctầng lớp nhân dân khác Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất,độc lập, dân chủ thì dù những người trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng
ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [36, tr.244]
Về phương pháp đoàn kết, tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh là tùy đốitượng cần tập hợp, đoàn kết cụ thể mà có phương pháp cụ thể, không rậpkhuôn, máy móc theo một mô thức, phương pháp nào Theo Người, “Chân lý
là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân” Nét độc đáo của phương pháp đạiđoàn kết của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ “đã hóa giải khôn ngoan những đốikháng về quyền lợi bộ phận trong những hoàn cảnh nhất định, phục vụ tậptrung cao nhất cho quyền lợi toàn cục” Rất nhạy cảm với những đặc thù, nétriêng của giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, các lứa tuổi, nên khiđến với từng đối tượng cụ thể, Hồ Chí Minh đều gắn chặt lợi ích riêng với lợiích chung, tìm ra điểm đại đồng, tôn trọng sự khác biệt để thuyết phục, cảmhóa, tập hợp họ vào trong khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì lợi ích chungcủa cả dân tộc, phù hợp với lợi ích của từng bộ phận Người cũng căn dặn,trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng có thể và cần thiết phải điềuchỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượngkhác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn
đề sống còn của cách mạng
Từ những luận điểm trên có thể thấy rằng điều kiện cơ bản để đảm bảo cho
sự tồn tại của Mặt trận dân tộc thống nhất là kết hợp giữa điểm tương đồng và
sự khác biệt Không có điểm tương đồng, chúng ta không thể tập hợp đượcmọi giai tầng trong xã hội Song, do Mặt trận gồm nhiều giai tầng nên có sựkhác biệt là tất yếu Trong quá trình cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đãbiết cách “đánh thức”, khơi dậy những điểm tương đồng nên đã tập hợp, xây
Trang 16dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sức mạnh to lớn, đưa sự nghiệpcách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và vững bước đi lêncon đường xã hội chủ nghĩa.
1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất
1.2.1 Mặt trận dân tộc thống nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Mặt trận dân tộc thống nhất là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc và
có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Ngược lại, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc quy định vai trò của Mặt trận
và các tổ chức chính trị - xã hội Thực tiễn cách mạng chỉ ra rằng, không thểphát huy cao nhất sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nếu không xây dựng,củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất Củng cố và phát huy sức mạnh của khốiđại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, phương hướng, yêu cầu hoạt động của Mặttrận Đó là mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề đoàn kết và phương thức,cách thức tổ chức để có được đoàn kết; là mối quan hệ giữa vấn đề đoàn kếtvới vấn đề Mặt trận trong cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Theo Người, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tưtưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành đường lối chiến lược cáchmạng, thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
Nó phải trở thành sức mạnh vật chất, một lực lượng mạnh có tổ chức Tổ chức
đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất Trên báo Thanh niên, số ra ngày10/10/1926, Hồ Chí Minh viết: “Người không có tổ chức thì cũng như chiếcđũa lẻ loi, ai bẻ cũng gãy Người có đoàn thể thì cũng như nhiều chiếc đũa,cột thành một bó, không ai bẻ gãy được” Đoàn kết là sức mạnh, là then chốtcủa mọi thành công Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo
đã chứng minh điều đó Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc lớn chưa thành khôngphải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa
Trang 17hiệp lực đồng tâm” [30, tr.230] Do đó, Người khẳng định “có đoàn kết mới
có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do”
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược Đó
là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm tạo thànhsức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân địch giành độclập thống nhất là sự đoàn kết” [32, tr.74], “Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ côngviệc to mấy ta đoàn kết đều làm được hết cả” [37, tr.602], “Đoàn kết là sứcmạnh, là then chốt của thành công” [41, tr.186] Vì vậy, Đảng phải trở thànhtrung tâm của khối đại đoàn kết để đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp, đoànkết quốc tế Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, cũng làmục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Như vậy, đại đoàn kếtdân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trongcuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, là sự nghiệp của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, biến nhữngđòi hỏi khách quan, tự phát của nhân dân thành sức mạnh vô địch trong cuộcđấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Khẳng định vai trò động lực của khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng ta đồngthời khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vaitrò rất quan trọng”, cụ thể là “nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khốiđại đoàn kết toàn dân” [14, tr.123] Vì vậy, Người thiết tha hiệu triệu toàn thểđồng bào “đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giốngnòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng” [30, tr 230] Tinh thần đó đã được thể hiệntrong Chương trình hoạt động của Việt Minh: liên hiệp hết thảy các giới đồngbào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệttôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh
Trang 18tồn, nhằm mục tiêu làm cho nước nhà được độc lập, dân tộc ấm no, hạnhphúc.
Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là một sáng tạo lớn, đồng thời làmột cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đối với dân tộc ta vàcác dân tộc bị áp bức trên thế giới Trong lịch sử Đảng ta, khi nào Đảng cóchính sách Mặt trận đúng đắn, coi trọng vai trò của Mặt trận, tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, tập hợp được ngày càng đông đảo cáctầng lớp nhân dân, thật lòng đoàn kết, thì sẽ động viên được sức mạnh to lớncủa toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thếgiới…Những lúc đó, thế và lực của nhân dân ta sẽ được nhân lên gấp bội,cách mạng sẽ vượt qua được khó khăn thử thách và ngày càng tiến lên giànhthắng lợi to lớn hơn Trái lại, khi nào chúng ta xem nhẹ Mặt trận dân tộcthống nhất, cường điệu đấu tranh giai cấp, phân biệt đối xử trong nội bộ nhândân, thì lúc đó sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc bị suy yếu, cách mạng sẽgặp khó khăn Bài học đó vẫn còn ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc đổimới đất nước ngày nay Có thể coi đó là một vấn đề có tính quy luật trongmối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự nghiệp cách mạng củatoàn dân ta, với khối đại đoàn kết dân tộc
1.2.2 Mặt trận dân tộc thống nhất - tổ chức đại diện cho lợi ích hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân
Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị - xã hội là người đạidiện cho ý chí, tiếng nói của quần chúng nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp vàquyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân Do vậy, tổ chức và hoạt độngcủa Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị - xã hội phải dựatrên ý chí, nguyện vọng của quần chúng, đáp ứng các yêu cầu, lợi ích của các
tầng lớp nhân dân Để phục vụ tốt các mục tiêu chính trị, Mặt trận và các
đoàn thể chính trị - xã hội trước hết phải phục vụ tốt lợi ích của các thành viên
Trang 19của mình, phải thật sự trở thành một tổ chức tự nguyện của nhân dân, thựchiện chức năng tập hợp nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc, tham giaxây dựng chính quyền, thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động của bộmáy cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Người cho rằng “các đoàn thể ấy
là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, liên hệ mật thiết giữa nhân dân và chínhphủ”
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, pháthuy sức mạnh của nhân dân để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của nhân dân Để Mặt trận dân tộc thống nhất thực sự là tổ chứccủa dân, do dân và vì dân, theo Hồ Chí Minh, các tổ chức đó phải: Bảo vệ lợiích của dân, đó là chức năng của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội Phảithương yêu, gắn bó với dân; lắng nghe một cách chân thành và nghiêm túctiếng nói của dân; đảm bảo quyền dân chủ của dân trên tất cả các lĩnh vực,phát huy mọi nguồn lực có trong dân để phục vụ sự nghiệp cách mạng
Lịch sử của dân tộc ta trong thế kỷ XX minh chứng sinh động lời tổng kếtcủa Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất “giúp Cách mạng ThángTám thành công”, “giúp kháng chiến thắng lợi” và khẳng định sự đúng đắnlời tiên đoán của Người rằng Mặt trận sẽ “giúp xây dựng một nước Việt Namhòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh” [37, tr.131]
1.2.3 Mặt trận dân tộc thống nhất - hình thức tổ chức, tập hợp mọi lực lượng cách mạng, yêu nước.
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam trong thực tế không những đã thểhiện tính liên hiệp giai cấp, mà còn thể hiện tính quần chúng rộng rãi Mặttrận tập hợp đoàn kết công nhân, nông dân, trí thức, các chính đảng, các đoànthể, các cá nhân yêu nước, kể cả những người thuộc tầng lớp trên, nhữngngười còn có những ý kiến khác nhau về những vấn đề cụ thể của công cuộcđấu tranh giành độc lập của dân tộc,…vì vậy, Mặt trận mang tính quần chúng
Trang 20rộng rãi Đây chính là điểm khác nhau căn bản giữa Mặt trận với các chínhđảng, các đoàn thể Đó cũng chính là lợi thế của Mặt trận, làm cho Mặt trận
có thể tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh của khối đạiđoàn kết dân tộc, biến lực lượng đấu tranh của nhân dân ta từ yếu thành mạnh,đội ngũ đấu tranh từ ít thành nhiều Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám 1945 đãgiành thắng lợi, kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đãthành công Qua các thời kỳ, nơi nào, lúc nào mắc sai lầm cô độc, hẹp hòitrong công tác Mặt trận đều ảnh hưởng đến tính quần chúng rộng rãi của Mặttrận, làm suy yếu phong trào quần chúng
Mặt trận dân tộc thống nhất là một hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi,đại diện cho đại đa số quần chúng, đại diện cho quyền lợi dân tộc, không có
sự phân biệt đối xử Người cho rằng: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thànhhoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ,thật thà hợp tác với họ, thật sự đoàn kết với họ, dù từ trước đến nay họ đã theophe phái nào” [37, tr.104] Chúng ta đọc thấy tư tưởng này của Người từtrong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua (1930) tại Hộinghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Mặt trận là nơi tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, thực hiện thêmbạn, bớt thù, nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù nguy hiểm nhất
Xu hướng hẹp hòi, biệt phái, phân biệt đối xử là trái với tư tưởng Hồ ChíMinh, chẳng những không tập hợp được lực lượng cách mạng rộng rãi mà cònlàm tăng thêm kẻ thù, giảm bớt bầu bạn, làm tổn hại cho sự nghiệp cách mạngchung của cả dân tộc
Để nâng cao vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất và các tổ chức, đoànthể nhân dân cần phải mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân
Hồ Chí Minh rất quan tâm việc mở rộng, đa dạng hóa hình thức tổ chức, tậphợp và đoàn kết nhân dân trong một Mặt trận rộng rãi Người kêu gọi: Dân ta
Trang 21mau mau tổ chức lại Nông dân phải vào “Nông dân Cứu quốc hội” Thanhniên phải vào “Thanh niên Cứu quốc hội” Phụ nữ vào “Phụ nữ cứu quốchội” Trẻ con vào “Nhi đồng Cứu quốc hội” Công nhân vào “Công nhân Cứuquốc hội” Binh lính vào “Binh lính cứu quốc hội” Các bậc phú hào, văn sĩvào “Việt Nam Cứu quốc hội” [30, tr.246] Mỗi tổ chức quần chúng mangmột tên gọi, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều là những hình thức cụthể của khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tập hợp đông đảo quần chúng, nhândân tham gia cách mạng.
Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh, thành lực lượng vật chất có tổchức Bên cạnh việc tập hợp quần chúng nhân dân trong hình thức Mặt trậndân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh rất coi trọng tập hợp quần chúng nhân dânthông qua các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bởi vìphong trào cách mạng của quần chúng là môi trường đoàn kết rộng lớn, cótính chất mở đối với mọi tầng lớp nhân dân, thu hút được hầu hết cộng đồngdân tộc, bao gồm các giai cấp, tầng lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo,dân tộc đa số, thiểu số; tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức, đảng phái yêu nước,các nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước không kể khuynh hướng chính trị, xãhội, có lợi ích giống nhau và khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, chỉ cần tánthành mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc
1.3 Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất 1.3.1 Xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí - thức và dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc làcông nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộcthống nhất” [39, tr.417] Người chỉ rõ rằng, sở dĩ phải lấy liên minh công –nông làm nền tảng “Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làmcho xã hội sống Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn
Trang 22hết Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớpkhác” [37, tr.376] Chủ tịch Hồ Chí Minh coi liên minh công nông “là nền”,
“là gốc” của đại đoàn kết và chỉ rõ “nó cũng như cái nền của nhà, gốc củacây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dânkhác” [36, tr.244] Vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa công nông với các tầnglớp nhân dân khác trong mặt trận chống đế quốc cũng đã được Chỉ thị ngày18-11-1930 xác định: “Cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương màkhông tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật đông, thật kín thìcuộc cách mạng cũng khó thành công” Giải thích khái niệm đông, Chỉ thịnêu rõ đó là “toàn dân cùng đứng trong một mặt trận chống đế quốc và tụiphong kiến làm tay sai phản động”; còn khái niệm kín “là đặt để công nôngtrong bức thành dân tộc phản đế bao la”
Người nhấn mạnh giai cấp công nhân muốn hoàn thiện sứ mệnh lãnhđạo cách mạng nhất thiết phải liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp tríthức cách mạng để tạo sự vững chắc cho khối đoàn kết dân tộc Người căndặn trong khi chú trọng vai trò nòng cốt của liên minh công nông, cần chốnglại khuynh hướng chỉ coi trọng củng cố khối liên minh công nông mà khôngthấy vai trò và sự cần thiết phải mở rộng đoàn kết với các tầng lớp khác, nhất
là với tầng lớp trí thức Làm cách mạng phải có trí thức và tầng lớp trí thức rấtquan trọng đối với cách mạng Người nói, “trong sự nghiệp cách mạng, trong
sự ngiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng
và vẻ vang; và công, nông, trí cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối” [37,tr.376] Các lực lượng trên nếu liên minh chặt chẽ với nhau sẽ tạo ra sứcmạnh to lớn và nếu tập hợp, đoàn kết được các lực lượng khác sẽ “kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bè lũ bán nước.” Trong Chínhcương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Công,
Trang 23nông, trí phải đoàn kết thành một khối” Trong Cương lĩnh Đại hội II củaĐảng cũng ghi: “Chính quyền dân chủ của nhân dân dựa vào Mặt trận dân tộcthống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nềntảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, lựclượng công nhân, nông dân chiếm số đông và là quần chúng cơ bản và chỗdựa vững chắc của Mặt trận dân tộc thống nhất Mặt trận còn phải dựa vàođông đảo trí thức yêu nước vì trí thức nước ta vốn giàu lòng yêu nước, cùngchung số phận nô lệ với công nông, có truyền thống đoàn kết đấu tranh, gắn
bó với công, nông Mặt trận còn phải liên minh với tầng lớp tư sản dân tộctrong giai cấp tư sản vì quyền lợi của họ mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến
và có lòng yêu nước, từng tham gia đấu tranh cho độc lập dân tộc Mặt trậncòn phải liên minh với nhân sĩ dân chủ, thân sĩ yêu nước là những người yêunước xuất thân từ giai cấp địa chủ, quan lại, phong kiến, tầng lớp trên của cácdân tộc thiểu số, các tôn giáo vì họ cũng bị đế quốc, phong kiến chèn ép,…Trên cở sở phân tích rõ những đặc điểm chỗ mạnh, chỗ yếu của từng tầng lớp
và ảnh hưởng của họ đối với cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến màxác định rõ quan điểm, đường lối xây dựng Mặt trận Chỉ có đoàn kết và dựavững chắc vào quần chúng cơ bản là công nhân và nông dân, mới tạo đượcthế mạnh cho Mặt trận và mới có tiền đề, cơ sở để liên minh với tầng lớptrung gian và tầng lớp trên Không có được thế mạnh đó, Mặt trận sẽ để tuộtkhỏi tay những lực lượng có thể liên minh, không thể thực hiện được khẩuhiệu “thêm bầu bạn”
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song, nóchỉ có thể được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo Mặttrận dân tộc thống nhất và các tổ chức chính trị - xã hội phải đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ
Trang 24rõ: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại
bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”
Để hiện thực hóa tư tưởng đó, làm cho nó có sức mạnh vật chất, thành lựclượng vật chất có tổ chức – Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập vàĐảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lựclượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vữngchắc Quyền lãnh đạo Mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà làđược nhân dân tự giác thừa nhận Điều này đã được Hồ Chí Minh phân tíchrất cặn kẽ: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo củamình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chânthực nhất Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãithừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mớigiành được địa vị lãnh đạo” [30, tr.168]
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là vấn đề mang tính nguyêntắc, vừa là một tất yếu bảo đảm cho Mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lựctrong thực tiễn Bởi vì, chỉ có chính Đảng của giai cấp công nhân được vũtrang bởi chủ nghĩa Mác – Lênin mới đánh giá đúng được vai trò của quầnchúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra được đường lối chiến lược và sáchlược đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết trongMặt trận, biến tiến trình cách mạng thành ngày hội thật sự của quần chúng.Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xác định, mối quan hệ giữa Đảng và Mặttrận là mối quan hệ máu thịt Không có Mặt trận, Đảng không có lực lượng,không thể thực hiện được những nhiệm vụ cách mạng; không có sự lãnh đạocủa Đảng, Mặt trận không thể hình thành, phát triển và không có phươnghướng hoạt động đúng
Thực tế cho thấy Đảng đã xác định được chính sách Mặt trận đúng đắnnên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân
Trang 25tộc ta và Đảng cũng đã thể hiện được năng lực lãnh đạo trong thực tế Hồ ChíMinh căn dặn cán bộ, đảng viên về công tác Mặt trận: “Phải thành thực lắngnghe ý kiến của người ngoài Đảng Cán bộ và đảng viên không được tự cao tựđại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người, trái lại phải học hỏi điều hay, điều tốt
ở mọi người”[40, tr.455]
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương củaĐảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, như Văn kiện Đại hội lần thứ Xcủa Đảng đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo củaĐảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh,động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bềnvững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đại đoàn kết dân tộc lànhiệm vụ hàng đầu của Đảng, cũng là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầucủa cả dân tộc “Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thốngchính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiềubiện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, phápluật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu” Như vậy, đại đoàn kếtdân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trongcuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, là sự nghiệp của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, biến nhữngđòi hỏi khách quan, tự phát của nhân dân thành sức mạnh vô địch trong cuộcđấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
1.3.2 Nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đại đoàn kết rộng rãi và bền vững
Nếu như tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động cao nhất củaĐảng Cộng sản Việt Nam, thì hiệp thương dân chủ lại là nguyên tắc tổ chức
và hoạt động cao nhất của Mặt trận dân tộc thống nhất Mặt trận dân tộc thống
Trang 26nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc, bao gồm nhiều giaicấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau, với nhiều lợi ích khácnhau Do vậy, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất phải theo nguyên tắchiệp thương dân chủ
Hiệp thương dân chủ theo cách hiểu thông thường là hiệp ý, thương lượngmột cách bình đẳng, dân chủ những vấn đề chính trị - xã hội trong quá trìnhxây dựng tổ chức bộ máy và tiến hành các hoạt động của Mặt trận dân tộcthống nhất Theo Hồ Chí Minh một đường lối đoàn kết đúng đắn, chẳngnhững có tác dụng khơi dậy tính tích cực của nhân tố con người, mà cònhướng tính tích cực của con người hành động theo quy luật phát triển kháchquan của xã hội Vậy nên, hiệp thương chính là quá trình thuyết phục để khơidậy tính tích cực xã hội của con người, tạo nên động lực của phát triển xã hội.Mặt trận dân tộc thống nhất với tư cách là một liên minh chính trị xã hội rộngrãi nhất nên Mặt trận phải thực hiện hiệp thương dân chủ và chỉ có hiệpthương dân chủ thì mới giữ được sự tồn tại của liên minh, nhằm thực hiện chođược mục tiêu đề ra Hiệp thương tự thân đã nói nên tính chất dân chủ, bìnhđẳng cùng tôn trọng lẫn nhau của các bên, các thành viên tham gia hiệpthương Về thực chất, đây là sự thảo luận chính trị dựa trên nguyên tắc dânchủ, thuyết phục lẫn nhau để đi đến điểm tương đồng, thống nhất chung Cơ
sở để đi đến nhất trí là sự thống nhất giữa lợi ích tối cao của dân tộc với lợiích của các tầng lớp nhân dân
Việc xác định hiệp thương dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaMặt trận dân tộc thống nhất xuất phát từ bản chất của mối quan hệ hữu cơgiữa dân chủ và đoàn kết dân tộc Dân chủ và đoàn kết là hai phạm trù cóquan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau Hồ Chí Minh xác định dân chủ và đoànkết đều là những động lực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của xã hội,
là nhân tố quyết định tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Người cho
Trang 27rằng, bao giờ dân chủ cũng phải gắn liền với đoàn kết, muốn tăng cường đoànkết thì phải thực hành tốt dân chủ Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ có thểđược củng cố vững chắc trên nền tảng một nền dân chủ phong phú và sinhđộng
Mối quan hệ giữa dân chủ với đoàn kết và đồng thuận xã hội là thống nhất
và biện chứng, hữu cơ Dân chủ là mục tiêu và động lực phát triển của chủnghĩa xã hội, của đổi mới Một nền dân chủ thực sự sẽ bảo đảm cho người dân
vị thế làm chủ xã hội của họ, đồng thời bảo đảm cho họ có năng lực làm chủ
trên thực tế Vì vậy, dân chủ được hiểu là là chủ và làm chủ Dân chủ trở
thành động lực phát triển xã hội khi nó tạo ra khả năng đoàn kết, xây dựngđồng thuận xã hội để tập hợp mọi người dân, không phân biệt già trẻ, giai cấp,tôn giáo…khi nó bảo đảm người dân được hưởng những quyền lợi chính đáng
do chính họ bỏ công sức của mình làm ra, do đó dân chủ bảo đảm quyền đượcsống, được lao động, quyền tự do bày tỏ nguyện vọng và năng lực giám sátphản biện đối với công việc của Nhà nước…Như vậy, giá trị đích thực củadân chủ là ở việc đảm bảo dân sinh, dân trí, dân quyền Theo Người, có thựchiện được dân chủ thì mới có điều kiện và tiền đề để thực hiện đoàn kết vàmỗi bước tiến của dân chủ tương ứng với sự phát triển của đoàn kết và xâydựng đồng thuận xã hội
Đoàn kết các cá thể thành một tập thể trên cở sở đồng thuận xã hội sẽ nhânlên sức mạnh của mỗi người, tạo nên sức mạnh cộng đồng, liên kết các cánhân với xã hội cùng phấn đấu cho lợi ích chung của xã hội, trong đó có lợiích của mỗi cá nhân Dân chủ mà không có đoàn kết thì không thể tạo nên sứcmạnh của động lực Đoàn kết và đồng thuận xã hội mà không dựa trên cơ sởphát huy dân chủ thì chỉ mang tính hình thức, không tạo nên sức mạnh cộngđồng để giải phóng dân tộc, giải phóng con người Thực hành dân chủ, theo tưtưởng Hồ Chí Minh, là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó
Trang 28khăn Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở dânchủ, bằng phương thức dân chủ Mặt khác, càng đảm bảo dân chủ thực chất
và đầy đủ bao nhiêu thì càng củng cố và phát triển bền vững bấy nhiêu cơ sở
xã hội của chế độ ta, của sự ổn định chính trị để phát huy sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận đã chỉ rõ: đoàn kết thật
sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh Không thể có sự đoàn kết một chiềunào có thể củng cố và duy trì được Mặt trận dân tộc thống nhất Để cho những
sự khác biệt có thể cùng tồn tại trong mặt trận và cùng hành động theo mụctiêu chung thì sự đấu tranh là tất yếu Song, cuộc đấu tranh này không phảinhằm loại trừ nhau, đi đến kẻ thắng người thua, mà là “vì nước, vì dân”, đượctiến hành “trên lập trường thân ái”, học những cái tốt của nhau, giúp nhauhiểu rõ những cái sai, cùng nhau sửa chữa sai lầm, cùng nhau tiến bộ Đóchính là đấu tranh thông qua hiệp thương dân chủ
Hiệp thương là sự thể hiện của văn hóa dân chủ Trong hiệp thương dânchủ thì hiệp thương là cách thức, phương thức, còn dân chủ vừa là tiền đề vừa
là mục tiêu, mục đích Hiệp thương dân chủ thực chất cũng là công tác dânvận, công tác vận động quần chúng theo đường lối, quan điểm của Đảng…Đây chính là yêu cầu lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, phải đảm bảo sựthành thật, tin cậy, là tôn trọng,…để phối hợp thống nhất hành động nhằmtăng cường sự đoàn kết, sự đồng thuận trong xã hội và nhân dân
Khi có những lợi ích riêng không phù hợp, Mặt trận sẽ giải quyết bằngviệc nêu cao lợi ích chung của dân tộc, bằng sự vận động hiệp thương dânchủ, tạo ra nhận thức ngày càng đúng đắn hơn cho mỗi người, mỗi bộ phận vềmối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng…
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ của Mặt trận dân tộc thống nhất thểhiện qua một số nội dung cơ bản sau:
Trang 29- Tổ chức và hoạt động của Mặt trận đều do hiệp thương cử ra, khôngtuân theo biểu quyết bỏ phiếu lấy kết quả đa số.
- Nguyên tắc hiệp thương dân chủ lấy đồng thuận làm tiền đề
- Phương thức hoạt động của Mặt trận lấy vận động, thuyết phục quầnchúng để đi đến thống nhất hành động làm chính
Theo đó, nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề củaMặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạccông khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.Đảng là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, nhưng cũng là thành viên của Mặt trận
Do vậy, tất cả mọi chủ trương, chính sách của mình, Đảng phải có tráchnhiệm trình bày trước Mặt trận, cùng với các thành viên khác của Mặt trậnbàn bạc, hiệp thương dân chủ để tìm kiếm các giải pháp tích cực và thốngnhất hành động, hướng phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi các mụctiêu đã vạch ra
Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phải đứng vững trên lậptrường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc
và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi íchtrước mắt…Phải làm cho tất cả các thành viên trong Mặt trận thấm nhuần lợiích chung, lợi ích tối cao của dân tộc, phải đặt lợi ích chung lên trên hết, trướchết Những lợi ích chính đáng phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dântộc phải được tôn trọng Ngược lại, những lợi ích không phù hợp sẽ dần dầnđược giải quyết cùng với tiến trình chung của cách mạng, thông qua lợi íchchung, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi bộ phận
về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng Trong quá trình hoạt động,Mặt trận cần quan tâm xem xét, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữacác thành viên bằng việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ
Trang 30Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong Mặt trận dân tộc thốngnhất sẽ góp phần củng cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thựchiện được mục tiêu: “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [30,tr.243] Đồng thời, đó cũng là cở sở để mở rộng khối đại đoàn kết, lôi kéothêm các lực lượng khác vào Mặt trận dân tộc thống nhất.
Đoàn kết rộng rãi vừa biểu hiện tính dân tộc sâu sắc, vừa phản ánh sựhòa nhập, không phân biệt trong hàng ngũ Mặt trận Mặt trận đã thu hút đượccác giai tầng đông đảo từ công nhân, lao động, nông dân, thợ thủ công, tríthức cho đến tiểu thương, tiểu chủ, các dân tộc, các tôn giáo, học sinh, sinhviên, binh lính và cả đến các tầng lớp trên như phú nông, địa chủ, tư sản dântộc, sĩ phu phong kiến, quan lại cấp cao, thậm chí cả nhà vua sau khi thoái vịcũng được mời làm cố vấn cho Chính phủ cách mạng Mặt trận còn tập hợpđược mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước bao gồm đủ cáclứa tuổi, giới tính, các ngành nghề ở mọi vùng miền Nhờ vậy, uy tín, ảnhhưởng của Mặt trận đã ăn sâu, lan rộng khắp toàn dân Mặt trận còn liên minhvới Mặt trận nhân dân các nước Đông Dương và Mặt trận nhân dân thế giớiđoàn kết, ủng hộ Việt Nam, hình thành được trên thực tế ba tầng Mặt trậnthống nhất ở trong nước, ở khu vực và trên thế giới
Tính chất rộng rãi của Mặt trận còn biểu hiện ở hình thức tổ chức tậphợp phong phú, đa dạng, gồm những hình thức tổ chức cao, có hệ thống thốngnhất từ trên xuống dưới, có chương trình, điều lệ chặt chẽ cho đến những hìnhthức tổ chức có chương trình rộng rãi, điều lệ đơn giản hơn; có thời kỳ để mởrộng hàng ngũ Mặt trận, Đảng chủ trương lập ra những hình thức tổ chức màkhông cần chương trình, điều lệ, chỉ cần đề ra được một vài mục tiêu, khẩuhiệu hành động thiết thực, trước mắt Mặt trận dân tộc thống nhất chống đếquốc của nước ta còn kế thừa, sử dụng tất cả các hình thức tập hợp quầnchúng giản đơn nhất, phù hợp với mọi người, kể cả những hình thức tập hợp
Trang 31mọi người mang tính dân gian truyền thống, như ái hữu, tương tế, nghĩasương, nghĩa dũng, thể dục, thể thao, thơ ca, đọc sách báo, bình dân học vụ,
và các loại hội tương trợ, như cày cấy, lợp nhà, hiếu hỉ cùng các hình thứctập hợp mọi người theo gia đình, dòng họ Mặt trận đã tập hợp và phát huy vaitrò những người có ảnh hưởng xã hội rộng rãi trong các dân tộc thiểu số, cácchức sắc tôn giáo để mở rộng việc tập hợp các tầng lớp quần chúng nhân dân.Mặt trận ngày càng mở rộng, thì phong trào cách mạng càng gặp thuận lợi,ngược lại qua các thời kỳ, nơi nào, lúc nào mắc sai lầm cô độc, hẹp hòi trongcông tác Mặt trận đều ảnh hưởng đến tính quần chúng rộng rãi của Mặt trận,làm suy yếu phong trào quần chúng Vì vậy, không ngừng mở rộng tập hợplực lượng đã trở thành vấn đề có tính quy luật phát triển của Mặt trận ở nước
ta Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giành thắng lợi, kháng chiếnchống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đã thành công
1.3.3 Đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân
Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là để thực hiện đại đoàn kết toàndân, song khối đại đoàn kết đó chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có
sự thống nhất cao độ về mục tiêu và lợi ích Trong chiến lược đại đoàn kết,
Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng chỉ có thể thực hiện đoàn kết khi có chung mộtmục đích, một số phận
Mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất được Hồ Chí Minh xácđịnh cụ thể phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức caonhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết Lợi ích tối cao của dân tộc theo
Hồ Chí Minh đó là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh Như vậy, độc lập, tự do là mục tiêu lớn nhất, là ngọn cờđoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dântộc, tôn giáo vào trong Mặt trận Mặt khác, cần đảm bảo tất cả mọi người
Trang 32thuộc bất cứ giai tầng, lực lượng nào trong Mặt trận cũng phải đặt lợi ích tốicao đó lên trên hết Bởi lẽ, trong lợi ích chung bao gồm cả lợi ích riêng và lợiích tối cao của dân tộc được đảm bảo thì lợi ích cơ bản của mỗi bộ phận, mỗingười mới được thực hiện
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, mặc dù mỗi giai cấp tầng lớp, lựclượng tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc đều có những mục đích vàlợi ích cụ thể của mình, nhưng dù ở thời kỳ nào thì tất cả các giai cấp, tầnglớp, bộ phận ấy cũng đều thống nhất về lợi ích chung của toàn dân tộc Đốivới giai cấp công nhân, lợi ích chung của dân tộc và lợi ích riêng của giai cấp
là nhất trí, nhưng đối với các lực lượng, giai cấp, tầng lớp khác thì không hẳn
là như thế Nghĩa là vừa có mặt nhất trí, vừa có mặt không nhất trí, có tồn tại,chứa đựng mâu thuẫn, mặc dù không phải là mâu thuẫn đối kháng
Nguyên tắc tập hợp, đoàn kết của Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng,phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để khắc phục, giải quyết cácyếu tố khác biệt, mâu thuẫn theo phương châm chỉ đạo: Dân tộc trên hết, TổQuốc trên hết và tất cả do con người Có thể nói “Tư tưởng Hồ Chí Minh cốtìm mẫu số chung của toàn dân tộc thay vì khoét sâu sự cách biệt, đặt tiếntrình xoáy trôn ốc đi lên của lịch sử trên căn bản quy tụ thay vì loại trừ” [55,tr.59] Độc lập, tự do là nội dung cơ bản về quyền của bất kỳ một quốc giadân tộc, của từng thành viên và con người trong dân tộc Quyền sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng nhất của conngười không ai có thể xâm phạm được Từ thực tiễn khách quan của các quốcgia dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống củacha ông và tiếp thu sáng tạo tư tưởng nhân quyền, dân quyền của các phongtrào cách mạng tư sản thế giới, nhất là tư tưởng giải phóng dân tộc và giai cấpcủa chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển thành quyền của dântộc Tư tưởng đó được thể hiện trong Bản tuyên ngôn độc lập ngày
Trang 3302/09/1945, không phải ngẫu nhiên ngay trong phần mở đầu Người đã tríchdẫn những tư tưởng bất hủ được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776)
và Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền Pháp năm 1791 Ở đó thể hiện sự
“thăng hoa” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người đã biến quyền tự nhiêncon người (tự do, bình đẳng) thành quyền của dân tộc, theo lý lẽ đó mọi dântộc đều được hưởng các quyền cơ bản đó Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹnăm 1776 nhấn mạnh: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạohoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [31, tr.1]
Từ tuyên bố bất hủ ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã "Suy rộng ra, câu ấy cónghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nàocũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"[31, tr.1]
Mặt trận dân tộc thống nhất là một hình thức tập hợp quần chúng rộngrãi, đại diện cho đại đa số quần chúng, đại diện cho quyền lợi dân tộc Cácthành viên tham gia Mặt trận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng Để đoàn kếtđồng bào các tầng lớp nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất đã phải kiên trìđấu tranh khắc phục khuynh hướng cô độc hẹp hòi, khắc phục tư tưởng tảkhuynh, dày công tìm ra được điểm tương đồng của mọi tầng lớp nhân dân,thể hiện ở khẩu hiệu “Cứu quốc” Với điểm tương đồng ấy, Mặt trận đã đoànkết được đông đảo các tầng lớp nhân dân không phân biệt sang - hèn, giàu -nghèo, dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ, chính kiến…để cứu lấy dân tộc Lôgic của
sự đoàn kết và tập hợp lực lượng là phải tạo bằng được điểm tương đồng vềlợi ích (cả chính trị và kinh tế) và đưa ra được khẩu hiệu hành động chung.Biết tìm đúng điểm tương đồng đáp ứng được yêu cầu bức xúc và lợi ích cơbản của toàn dân, đưa ra được khẩu hiệu mọi người có thể chấp nhận, đó làtiền đề, là nhân tố quan trọng bậc nhất không gì có thể thay thế được để đoànkết toàn dân Làm được như vậy, mọi sự phân biệt sẽ được gạt bỏ, mọi sự kỳ
Trang 34thị sẽ bị loại trừ, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết thảy Làm được như vậy sẽbiến lực lượng cách mạng từ ít thành nhiều, từ yếu thành mạnh, từ phân tác lẻ
tẻ thành tập trung, tạo thế áp đảo kẻ địch
Độc lập, tự do là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam từngàn xưa cho đến nay Tư tưởng độc lập, tự do hàm chứa nét độc đáo vàmang đậm bản sắc dân tộc về ba cuộc cách mạng thời đại: giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội và giải phóng con người Sau khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh
đã xác định chủ trương chiến lược cách mạng của Đảng là làm tư sản dânquyền cách mạng và thổ địa cách mạng, đi tới xã hội cộng sản Nhưng trướchết cần làm một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Vì, nếu không giảiphóng được dân tộc thì quyền lợi của giai cấp và vấn đề ruộng đất cho nôngdân đến vạn năm cũng không thể giải quyết được Hồ Chí Minh đã kế thừa vàphát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên thành chủ nghĩa dân tộc hiệnđại và cách mạng Không có gì quý hơn độc lập, tự do là lẽ sống và là một nộidung cơ bản của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh đó là sức mạnh lôi kéotoàn dân tộc của Người Tư tưởng độc lập, tự do phản ánh được khát vọnghiện tại và soi sáng tương lai của toàn dân tộc đó là điểm hội tụ của chiếnlược của đại đoàn kết Hồ Chí Minh suốt đời “chỉ có một sự ham muốn, hammuốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành”[31, tr.187] Đó là động lực và mục tiêu quy tụ dân tộc của Hồ Chí Mintrong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, tiên tới giải phóng conngười Việt Nam
Ngoài ra, trong quá trình tập hợp, đoàn kết các dân tộc nhất là các dântộc thiểu số, miền núi, phải dựa trên cơ sở công bằng, bình đẳng giữa các dântộc Đối với các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc, đấu tranh giành quyền bình đẳng
về chính trị là điều kiện tiên quyết để có bình đẳng trên các phương diện khác
Trang 35của đời sống xã hội Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc công bằng xã hội giữacác dân tộc gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộckhông phân biệt đa số hay thiểu số được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực trongđời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội “ Anh em thiểu số chúng ta sẽđược: Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, baonhiêu bất bình (sự không bình đẳng) trước sẽ sửa chữa đi”[31, tr 130].
1.3.4 Đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Mặt trận dân tộc tộc thống nhất không phải là sách lược tạm thời mà làmột chiến lược lâu dài của cách mạng Đó là quan điểm cơ bản của Hồ ChíMinh về Mặt trận dân tộc thống nhất Xuất phát từ quan điểm đoàn kết lâu dàivới mọi người yêu nước và tiến bộ, Hồ Chí Minh khẳng định: “trong cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,Mặt trận Dân tộc tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn củacách mạng Việt Nam” [40, tr.453] Đặc điểm này được thể hiện trong Tuyênngôn, Chính cương của các hình thức tổ chức Mặt trận Đại hội lần thứ II củaĐảng (1951) trong đó chỉ rõ: “Mặt trận là sức mạnh vô biên của cuộc khángchiến kiến quốc, là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thành một áo giáp bềnvững của Đảng để đánh thắng bọn xâm lược và tay sai của chúng” [6, tr.186-228)
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết thật sự trong Mặt trận nghĩa làmục đích phải nhất trí và lập trường phải nhất trí Người thường xuyên căndặn mọi người phải khắc phục tình trạng đoàn kết hình thức, phải nêu cao tinhthần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt,củng cố đoàn kết nội bộ: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí vàlập trường cũng phải nhất trí Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấutranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê
Trang 36bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân" [38, tr.362] Sự tán đồng, nhất trícủa nhân dân xuất phát từ lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, là ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Vì vậy, mọiquyết sách của Đảng và Nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quánnhằm gây dựng niềm tin, làm cho mọi thành viên sẵn sàng cống hiến sức lựcvào sự nghiệp chung Sự do dự trong chính sách chỉ gây nên sự hoang mang,
e ngại và giảm lòng tin của các thành phần trong xã hội
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tinh thấn hợp tác thật thà, đoàn kết thực
sự trong tổ chức Mặt trận và Người đã thể hiện tinh thần ấy trong việc tranhthủ tập hợp được mọi người Việt Nam yêu nước vào cuộc đấu tranh giành độclập cho Tổ quốc Muốn họ thật lòng đi theo cách mạng, chúng ta phải thậtlòng đến với họ Mặt khác, Người nhấn mạnh muốn đoàn kết thực sự và hợptác thật thà Mặt trận cần có Cương lĩnh rõ ràng, thiết thực và phản ánh nguyệnvọng của đại đa số nhân dân “Cương lĩnh của Mặt trận rất vững chắc, rất rộngrãi và rất thiết thực” [37, tr.129] Cương lĩnh Mặt trận rộng rãi là vì Mặt trận
là tổ chức tập lực lượng rộng rãi không phân biệt đảng phái, tôn giáo,…thốngnhất vì một mục tiêu chung Cương lĩnh Mặt trận thiết thực vì nó phải thểhiện được nguyện vọng thiết tha của nhân dân và vững chắc vì Mặt trận dựatrên nền tảng đại đa số nhân dân trong nước, liên minh công – nông, đồng thời
chú trọng đến tất cả các tầng lớp khác Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng
cán bộ về công tác mặt trận tháng 8-1962, Người yêu cầu: “Chúng ta phảiđoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân…Phải đoàn kết tốt các đảng phái, cácđoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫnnhau, cùng nhau tiến bộ Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồngbào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng TổQuốc” [40, tr.453]
Trang 37Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thốngnhất, Đảng ta luôn đấu tranh trên hai mặt trận chống khuynh hướng cô độc,hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được;đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không cóđấu tranh đúng mực trong nội bộ Mặt trận Hồ Chí Minh còn chỉ rõ trongcông tác của Mặt trận cần “vừa đoàn kết vừa đấu tranh” [40, tr.454], đoàn kếtphải gắn với đấu tranh và đấu tranh để tăng cường đoàn kết Từ luận điểm củaNgười, suy rộng ra hai điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự tồn tại của Mặttrận, đó là điểm tương đồng và sự khác biệt Hai yếu tố này luôn tồn tại songsong, không thể có sự đoàn kết một chiều nào có thể củng cố và duy trì sự tồntại của Mặt trận Không có điểm tương đồng chúng ta không thể tập hợp đượclực lượng Song, do Mặt trận tập hợp của nhiều giai tầng, nhiều lợi ích nên sựkhác biệt là tất yếu.Và để cho những yếu tố khác biệt có thể cùng tồn tại vớinhau trong Mặt trận và cùng hành động vì mục tiêu chung thì đấu tranh cũng
là tất yếu Tuy nhiên, đây không phải là cuộc đấu tranh loại trừ lẫn nhau màxuất phát từ mục tiêu chung là “vì nước, vì dân” đặt lợi ích tối cao của dântộc, lợi ích của sự nghiệp chung của nhân dân lên trên, gạt bỏ mọi động cơ cánhân, những định kiến hẹp hòi, “trên lập trường thân ái”, học những cái tốtcủa nhau, chỉ ra sai lầm và cùng nhau sửa chữa, phát triển Với phương châm
“cầu đồng tồn dị”, tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên Việt(tháng 3-1951), Người nêu rõ: “Trong Đại hội này, chúng ta có đại biểu đủcác tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có, thật làmột gia đình tương thân tương ái Chắc rằng sau cuộc Đại hội, mối đoàn kếtthân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân…”[34, tr.48]
Trang 381.4 Giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất
1.4.1 Giá trị lý luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp lực lượng được minh chứng là căn cứkhoa học về năng lực tư duy và giải quyết đúng đắn, triệt để nhất về xây dựnglực lượng cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Trong đó, quanđiểm về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất củaChủ tịch Hồ Chí Minh góp phần xây dựng hệ thống lý luận cho việc hoànchỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh trên
cơ sở nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác Lênin, với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo đã vận dụng linh hoạt lý luậnMác - Lênin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam Đồngthời, làm sâu sắc, giầu có, phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin và cónhững phát hiện mới, bước phát triển mới
-Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Mặt trậndân tộc thống nhất thấm nhuần tư tưởng nhân văn, tiếp nối truyền thống đoànkết của Việt Nam và nâng "đại đoàn kết toàn dân tộc" lên một tầm cao mới.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoànkết Thành công, thành công, đại thành công” [40, tr.119] Cách mạng dân tộcmuốn giành thắng lợi, thì một trong những nhân tố quan trọng là phải đạiđoàn kết toàn dân Lực lượng quần chúng là vĩ đại, là tác giả của lịch sử, songphải biết tập hợp, tổ chức lại thì mới phát huy được sức mạnh to lớn ấy Muốnđoàn kết toàn dân tộc thì phải tổ chức để đoàn kết tập hợp quần chúng Tổchức lực lượng đó chính là Mặt trận Dân tộc thống nhất
Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạt động củaMặt trận dân tộc thống nhất tạo tiền đề, cơ sở lý luận cho thực tiễn đổi mới tổchức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Trên
Trang 39cơ sở xác định rõ vị trí, vai trò, cách thức tổ chức và hoạt động của Mặt trậndân tộc thống nhất đánh giá đúng thực trạng hoạt động và có hướng giải pháphiệu quả đối với Mặt trận Tổ quốc trong điều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Qua đó, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam.
Mặt khác, các quan điểm trên là cơ sở đề Đảng Cộng sản Việt Nam tiếptục xây dựng, củng cố và phát triển khối đoàn kết dân tộc thông qua Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ở giai đoạn hiện nay Nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội, sựủng hộ của nhân dân đối với thể chế chính trị, đối với sự nghiệp cách mạng,hiện nay, hơn bao giờ hết, cần tiếp thu, vận dụng, phát huy những giá trị lýluận, thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cáchmạng vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợicông cuộc đổi mới, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, xây dựng đất nước giầu mạnh, dân chủ, văn minh
1.4.2 Giá trị thực tiễn
Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức, hoạt động củaMặt trận Dân tộc thống nhất luôn có giá trị hết sức to lớn trong thực tiễn cáchmạng nước ta, đặc biệt trong công cuộc kháng chiến - kiến quốc Dưới sự lãnhđạo của Đảng và Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng luônđược quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển qua các cao trào cách mạng
Đó là sự kết hợp khéo léo, sự thay đổi về nội dung và hình thức tổ chức củaMặt trận, sự thay đổi phù hợp với nhiệm vụ cách mạng từng giai đoạn Hìnhthức Mặt trận đầu tiên là Hội Phản đế đồng minh năm (1930-1931), trải quacác thời kỳ hoạt động Mặt trận đã có các tên gọi khác nhau: Mặt trận dân chủĐông Dương (1936), Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương(1939), Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh, 1941), Hội Liên
Trang 40hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt,1946), Mặt trận Tổ quốc ViệtNam (1955), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặttrận Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (1968).Ngày 04/02/1977, ba tổ chức mặt trận của cả nước thông qua hiệp thương dânchủ đã được hợp nhất lại thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trên cơ sở thấmnhuần tư tưởng của Người, Đảng ta luôn nỗ lực xây dựng, củng cố Mặt trậntrở thành nơi tập hợp các tầng lớp nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyệnvọng của nhân dân Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh để Đảng lãnh đạotoàn dân tộc chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, đưa cả nước vữngbước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc đổi mới, khi Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tếthị trường với nhiều hình thức sở hữu thì việc thực hiện đổi mới Mặt trậnnhằm phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận trên tất cả các lĩnh vực có ý nghĩaquan trọng Thực tiễn đòi hỏi Mặt trận cần thật thà hợp tác và phát huy vai tròcủa mọi thành phần kinh tế, dù cho họ thuộc chế độ sở hữu nào, miễn là họtuân theo pháp luật; tích cực đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, giảiquyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng, gópphần nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế
Xét về lý luận và thực tiễn, nếu trong hệ thống chính trị không có Mặttrận và các đoàn thể chính trị - xã hội thì không còn là tổng thể các lực lượngchính trị được vận hành trong cơ cấu ổn định và cũng có nghĩa là không còntổng thể các quan hệ chính trị để đảm bảo cơ chế vận hành của cả hệ thốngchính trị nhằm phát huy quyền lực nhân dân Điều này một mặt làm suy yếuvai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; không có cơ chế đểkiểm soát xu hướng quan liêu hoá, lạm quyền và những tiêu cực khác trong
bộ máy Nhà nước; hạn chế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và gây