Bên cạnh đó còn có một số luận văn Thạc sỹ khoa học quản lý giáo dụccũng đề cập đến quản lý trường mầm non như: “Giải pháp bồi dưỡng chuẩnhóa giáo viên mẫu giáo các tỉnh duyên hải miền T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ HUỆ
QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
`PHẠM THỊ HUỆ
QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Giáp
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi thamkhảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc đầy đủ, rõ ràng Các
số liệu trong luận văn là chính xác và trung thực
Tác giả luận văn
Phạm Thị Huệ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giámhiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng quý thầy cô trong khoa Quản lýgiáo dục đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoànthành luận văn
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Công
Giáp đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ tập thể lãnh đạo, chuyênviên Phòng giáo dục mầm non Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phònggiáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai, lãnh đạo các trường mầm non trên địabàn thành phố Lào Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được nhữngthông tin bổ ích phục vụ quá trình nghiên cứu
Đề tài “Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai” đã hoàn thành đúng kế
hoạch, được nghiên cứu một cách công phu và cẩn trọng Mặc dù đã có nhiều
cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình,song không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được nhữngđóng góp quý báu của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tụcđược hoàn thiện
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trang 5Phạm Thị Huệ
Trang 6MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Khái niệm quản lý 10
1.2.2 Quản lý giáo dục 12
1.2.3 Quản lý nhà trường 14
1.3 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và những yêu cầu về chương trình giáo dục mầm non mới 17
1.3.1 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non 17
1.3.2 Mục tiêu và nội dung của giáo dục bậc học mầm non 18
1.3.3 Chương trình giáo dục mầm non ở trường mầm non 20
Trang 71.4 Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của
Hiệu trưởng trường mầm non 23
1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục ở trường mầm non 23
1.4.2 Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của người Hiệu trưởng trường mầm non 25
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI 32
2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội thành phố Lào Cai 32
2.1.1 Vị trí địa lý 32
2.1.2 Dân cư 33
2.1.3 Kinh tế - Xã hội 33
2.1.4 Những đặc điểm về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thành phố Lào Cai 34
2.2 Khái quát chung về giáo dục và đào tạo của thành phố Lào Cai 35
2.2.1 Đặc điểm tình hình 35
2.2.2 Thực trạng về tình hình GD trên địa bàn thành phố Lào Cai 36
2.3 Tổ chức khảo sát thực trạng 41
2.3.1 Mục đích khảo sát 41
2.3.2 Đối tượng khảo sát 42
2.3.3 Nội dung khảo sát 43
2.3.4 Phương pháp khảo sát 43
2.3.5 Đánh giá kết quả khảo sát 43
2.4 Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của người Hiệu trưởng mầm non thành phố Lào Cai 45
Trang 82.4.1 Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới 45
2.4.3 Thưc trạng việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 51
2.4.4 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 55
2.4.5 Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 57
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 62
2.5.1 Ưu điểm 62
2.5.2 Hạn chế 63
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 64
Kết luận chương 2 65
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI 66
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 66
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục mầm non trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước 67
3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 67
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 68
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 69
3.2 Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 69
Trang 93.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non 69
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN mới 72
3.2.3 Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình GDMN mới 75
3.2.4 Tăng cường quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiêp vụ cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 77
3.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 80
3.2.6 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 82
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 85
3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 87
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 87
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 87
3.4.4 Đánh giá kết quả khảo nghiệm 87
3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 88
Kết luận chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Khuyến nghị 96
2.1 Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai 96
2.2 Đối với các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp số trường, lớp, học sinh năm học 2014 - 2015 37
Bảng 2.2 Tổng hợp tình hình cơ sở vật chất năm học 2014- 2015 38
Bảng 2.3 Mạng lưới các trường mầm non 38
Bảng 2.4 Quy mô đội ngũ giáo viên các trường mầm non 40
Bảng 2.5 Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý thực hiện 42
chương trình GDMN 42
Bảng 2.6 Nhận thức của BQL và GV về tầm quan trọng và mức độ 46
thực hiện chương trình GDMN mới 46
Bảng 2.7 Kết quả lập kế hoạch thực hiện chương trình 48
giáo dục MN mới ở các trường MN 48
Bảng 2.8 Thực trạng kết quả tổ chức thực hiện chương trình 52
GDMN mới ở các trường MN trên địa bàn thành phố Lào Cai 52
Bảng 2.9 Kết quả công tác chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN 55
mới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 55
Biểu đồ 2.4: Tương quan về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện 57
các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN mới 57
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình GDMN ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai 58
Bảng 2.11 Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý 60
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non 60
trên địa bàn thành phố Lào Cai 60
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý 88
thực hiện chương trình GDMN mới ở các trường mầm non 88
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non 90
Trang 11Bảng 3.3 Tổng hợp khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi 92
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện 47
các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDMN mới 47
Biểu đồ 2.2 Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện 51
các biện pháp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN mới 51
Biểu đồ 2.3.: Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện tổ chức các biện pháp thực hiện chương trình GDMN mới 54
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86
Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi 92
của các biện pháp đã đề xuất 92
Trang 13DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển như
vũ bão, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tếquốc tế, phát triển kinh tế tri thức, cũng là thế kỷ mà vai trò của giáo dục -đào tạo, khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định hơn bao giờ hết đối với sựphát triển toàn diện của mỗi quốc gia Giáo dục phải thay đổi không ngừng đểthích ứng với những biến động của thế giới
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chếquản lý kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường, định hướng XHCN,trong đó có nhiều hình thức và sở hữu thành phần kinh tế cùng tham gia chothị trường lao động được mở rộng Nhu cầu học tập tăng nhanh nên đòi hỏigiáo dục phải tiếp cận và đổi mới nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới,phải đi trước đón đầu sự phát triển kinh tế
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục, khoa học và công nghệ là quốcsách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng và độnglực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Xu thế toàn cầu hóa mạnh
mẽ đang diễn ra trên thế giới Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học vàcông nghệ, kinh tế thế giới đang từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.Trong bối cảnh kinh tế đó, triết lý về Giáo dục cho thế kỷ 21 có những biếnđổi to lớn, đó là lấy: “Học thường xuyên suốt đời” làm nền móng hướng tớixây dựng một xã hội học tập
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã rất quantâm, đầu tư cho việc xây dựng, đổi mới và phát triển GD&ĐT ngay từ nhữngnăm đầu 1986 Sau nhiều năm thực hiện chủ trương đó, chất lượng GD&ĐT
Trang 15vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, một trong các nguyên nhân đó là do công tácquản lý giáo dục (QLGD), đó là điều mà Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
đã nêu: “Giáo dục đào tạo nước ta còn yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu
và nhất là chất lượng và hiệu quả” và “Công tác quản lý giáo dục đào tạo có
những mặt yếu kém, bất cập có nhiều thiếu sót trong việc quản lý chương
trình, nội dung và chất lượng, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra,
đánh giá chất lượng đào tạo”[22]; đây cũng là vấn đề mà Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhận định: “ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục ” [1].
Để khắc phục những yếu kém, bất cập nói trên và đưa GD&ĐT tiếp tụcphát triển theo xu thể phát triển của của đất nước, tại Hội nghị lần thứ 8, Banchấp hành Trung ương khóa XI tiếp tục đưa ra Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [2] với mục đích đánh giá tìnhhình giáo dục hiện tại, khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế,yếu kém, nguyên nhân khách quan, chủ quanvà định hướng đổi mới căn bản,
toàn diện theo mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, tại kỳ họp thứ 8 Quốc
hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghịquyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông[46] (sau đây gọi tắt là NQ88) và Chương trình hành
Trang 16động của Chính phủ.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tinh thần đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục đã được tỉnh Lào Cai quán triệt sâu sắc trong nhậnthức và triển khai tích cực vào thực tiễn Để thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục thì yếu tố vai trò quyết định chính là đội ngũ cán bộ QLGD,giáo viên, là chương trình giảng dạy Vì thế, nghiên cứu các vấn đề tìm biệnpháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong các trườngmầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai là rất cần thiết
Trong bối cảnh đó, mỗi nhà trường muốn phát triển bền vững phải cónhững biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả Để nâng cao chất lượng dạy vàhọc một cách thực sự thì mỗi thành viên trong nhà trường phải không ngừngphấn đấu, nỗ lực trau dồi kiến thức cho bản thân Nhưng khâu then chốt đểnâng cao chất lượng và hiệu quả chính là công tác quản lý, triển khai chươngtrình sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ đổimới Đây cũng chính là vấn đề mà các cấp quản lý, các nhà quản lý luôn quantâm, trăn trở
Giáo dục mầm non là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốcdân, Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ
sở đầu tiên của nhân cách con người Việt Nam XHCN Mục tiêu của giáo dụcmầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, chuẩn
bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào học lớp Một Muốn thực hiện mục tiêu trên,việc đầu tiên là cần phải chăm lo phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũgiáo viên, bởi vì giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáodục trẻ, là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành phát triển nhân cáchtrẻ Điều đó đòi hỏi người Hiệu trưởng mầm non phải có kiến thức khoa họcquản lý trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non,
Trang 17có năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội thực hiệnmục tiêu giáo dục mầm non
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý thực hiện chươngtrình giáo dục ở các trường mầm non nhằm đề xuất một số biện pháp quản lýcủa Hiệu trưởng trong việc quản lý chương trình giáo dục mầm non mới ở cáctrường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới củaHiệu trưởng trường Mầm non
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiệnchương trình giáo dục mầm non mới của Hiệu trưởng trường mầm non
- Về địa bàn: Khảo sát và thử nghiệm đánh giá tại 05 trường mầm nontrên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
- Về đối tượng khảo sát: 165 chuyên gia bao gồm: 26 Cán bộ quản lý (Đạidiện Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), 139giáo viên
Trang 18- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2015.
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng GDMN trên địa bàn thành phố Lào Cai trong những năm gầnđây đã được nâng cao, tuy nhiên với yêu cầu của chương trình GDMN mới hoạtđộng chuyên môn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển giáo dục trong giaiđoạn hiện nay Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt độngchuyên môn ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai thì có thể đềxuất được các biện pháp mang tính khả thi và hiệu quả trong việc quản lý thựchiện chương trình GGDM mới của Hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượngdạy học và giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình ở cáctrường mầm non
6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầmnon mới và quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của Hiệutrưởng trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai
6.3 Đề xuất biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi củacác biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới củangười Hiệu trưởng trường mầm non thành phố Lào Cai
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu liên quanđến vấn đề nghiên cứu; nghiên cứu các văn kiện của Đảng; nghiên cứu cácvăn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; các bài báo đăng trên các tạp chíchuyên ngành, các bài viết về đánh giá Hiệu trưởng
Trang 197.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Nhằm mục đích thuthập thông tin về thực trạng thực hiện chương trình và quản lý thực hiệnchương trình giáo dục mầm non mới ở các trường mầm non cũng nhưkiểm chứng tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp đề xuất trong đề tàiqua sử dụng các phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ quản lý, giáo viên vàcha mẹ học sinh
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các cấpquản lý trong thực hiện chương trình từ trước đến nay của người Hiệu trưởngtrường mầm non
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức thống kê toán học như số điểm trung bình, hệ sốtương quan thứ bậc Spearman để xử lý (định lượng) kết quả nghiên cứu, rút racác nhận xét khoa học
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện chương trình giáo dụcmầm non mới ở các trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầmnon mới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai
Chương 3: Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm nonmới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ với những bướctiến nhảy vọt, thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền vănminh trí tuệ Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa là xu thế tấtyếu ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới.Ngày nay ở hầu hết mọi quốc gia, giáo dục đều đặt ở vị trí trung tâm trong cácchiến lược phát triển đất nước Thậm chí ở một số nước, người ta quan niệmvấn đề quan trọng nhất trong phát triển ngày nay là phát triển giáo dục, đâythực sự là cuộc cách mạng trong các quan niệm, các cách tiếp cận, nó đòi hỏicon người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để thích nghi và làm chủ sự pháttriển Với tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục trong nền kinh tế tri thức,nhiều quốc gia trên thế giới đã nhạy bén tiến hành cải cách giáo dục
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, ngành giáodục Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tiến đáng kể Tuy
Trang 21nhiên, hàng loạt vấn đề còn tồn tại đòi hỏi phải có các giải pháp để hoàn thiệnnhư: Chương trình dạy và học, trang thiết bị, phương pháp giảng dạy - họctập, nghiên cứu, quản lý trường học Trong các giải pháp đó, vai trò lãnh đạo
và quản lý nhà trường là vấn đề quyết định cơ bản
Để thực hiện có hiệu quả sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã
có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục”, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộngsản Việt Nam lần thứ X cũng đã nêu rõ: “ Coi trọng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý vềđường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước,quản lý KT-XH trong điều kiện cơ chế thị trường và Hội nhập kinh tế Quốctế” và “Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong gương mẫu, có phẩmchất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thànhnhiệm vụ; kiên định lập trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lýtưởng của Đảng, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách; năng động, sángtạo góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đấtnước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”
Xuất phát từ quan điểm “Coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lựctrực tiếp của sự phát triển, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốcsách hàng đầu” Bộ GD&ĐT đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2011 -
2020, các giải pháp phát triển giáo dục được đưa ra có giải pháp “Đổi mới quản
lý giáo dục”, trong đó xác định “Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáodục theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh
mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp
và mỗi cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập trong toàn
hệ thống trong quá trình phát triển
Trang 22Cụ thể là “ Xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Đàotạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹnăng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh sắp xếp lạicán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người”.
Ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hoạt độngquản lý giáo dục như: “Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục”
và “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục” của tác giả Trần Kiểm; “Kỹnăng hỗ trợ đổi mới quản lý dành cho Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý giáodục” của Nhà xuất bản lao động - 2008; “Phương pháp lãnh đạo và quản lýnhà trường hiệu quả” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2004; “Nhữngkhái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn NgọcQuang; Các công trình khoa học đó đã đề cập đến vấn đề xây dựng, pháttriển đội ngũ quản lý, quản lý nội dung chương trình Gần đây, có một sốcông trình nghiên cứu của các tác giả: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Quang,Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Kiểm, TháiDuy Tiên, Bùi Minh Hiền đi sâu nghiên cứu về QL và lãnh đạo nhà trường.Triển khai các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với sự phát triển giáodục nói chung và phát triển giáo dục mầm non nói riêng, đã có nhiều tác giả
đi sâu nghiên cứu về lý luận quản lý giáo dục và công tác dạy học, giáo dụccũng như công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Về quản lý giáo dục mầm non đã được các nhà khoa học, các nhà quản
lý quan tâm nghiên cứu Như đề tài “Nghiên cứu khoa học cho việc nâng caochất lượng thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi trongtrường mầm non” của tác giả Lê Thị Thu Phương (Viện khoa học giáo dụcViệt Nam), đề tài đã đề cập đến một số vấn đề về quan điểm và nguyên tắcđổi mới thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất
Trang 23lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đưa ra một số định hướng đổi mới chương trình,
đề xuất xây dựng mô hình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Bên cạnh đó còn có một số luận văn Thạc sỹ khoa học quản lý giáo dụccũng đề cập đến quản lý trường mầm non như: “Giải pháp bồi dưỡng chuẩnhóa giáo viên mẫu giáo các tỉnh duyên hải miền Trung” của tác giả NguyễnHuy Thông; “Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở một số trường mầm non thành phố Hồ Chí Minh” của tác giảNguyễn Hữu Lê Huyên, đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng chuyênmôn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; đề tài “Biệnpháp quản lý hoạt động chuyên môn trong thực hiện chương trình giáo dụcmầm non mới ở các trường mầm non thành phố Hải Dương” của tác giảNguyễn Thị Thanh Xuân đã đề cập đến hoạt động chuyên môn trong việcthực hiện chương trình giáo dục mầm non Cho đến nay chưa có đề tài nào đisâu nghiên cứu về biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầmnon mới trên địa bàn thành phố Lào Cai
Với vai trò là bậc học nền tảng, đặt tiền đề cho sự hình thành phát triểnnhân cách học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dụcmầm non đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục Do vậyviệc tìm ra các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm nonmới ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai cần được quan tâmnghiên cứu đặc biệt
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cáchtiếp cận Theo những định nghĩa kinh điển nhất: Hoạt động quản lý là các tác
Trang 24động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chứcvận hành và đạt được mục đích của tổ chức
Theo F.W.Taylo (1856- 1915) – được đánh giá là “Cha đẻ của thuyết quản lý khoa học” đã định nghĩa: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [11, Tr.11-12]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học cũng có những định nghĩakhác nhau về thuật ngữ “Quản lý” tùy theo cách tiếp cận khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng
kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra" [ 10 ]
Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất củahoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau,quá trình “Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quátrình “Lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “Phát triển”.Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “Quản” làm chính thì tổ chức dễ bịtrì trệ, ngược lại nếu chỉ quan tâm đến việc “Lý” thì sự phát triển của tổ chứckhông bền vững Do vậy người quản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt,sao cho trong “Quản” phải có “Lý” và trong “Lý” phải có “Quản”, làm chotrạng thái của hệ thống mình quản lý luôn được ở trạng thái cân bằng động
Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học
và được tiếp cận tổng quát như sau:
- Quản lý tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật và có
hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu KT-XH
- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trêncác thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nằm giữa cho sự vận
Trang 25hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định.
- Hiểu một cách ngắn gọn thì quản lý là sự tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những người laođộng) nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức đề ra
Nói tới các chức năng chủ yếu của quản lý, hiện nay có nhiều quan điểmkhác nhau nhưng nhìn chung đa số các tác giả đều thống nhất ở bốn chức năng
cơ bản sau:
- Chức năng lập kế hoạch: Đây là chức năng cơ bản nhất trong cácchức năng quản lý Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu đối vớithành tựu tương lai của tổ chức, chương trình hành động và quyết định cáchthức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thốngquản lý để đạt được mục tiêu đó
- Chức năng tổ chức: Tổ chức là việc chuyển hóa những ý tưởng trừutượng của kế hoạch thành hiện thực Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức làquá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộphận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch vàđạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức
- Chức năng chỉ đạo: Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tácđộng đến đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềmnăng của họ hướng vào mục tiêu chung Chỉ đạo là chức năng thể hiện năng lựccủa người quản lý Việc chỉ đạo không chỉ bắt đầu sau việc lập kế hoạch và cơcấu tổ chức đã hoàn tất, mà nó thấm vào và ảnh hưởng đến hai chức năng kia
- Chức năng kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng và xuyên suốt quátrình quản lý Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối liên hệngược trong quản lý Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo các kế hoạchthành công, phát hiện kịp thời những sai lệch, tìm nguyên nhân và biện phápđiều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định
Trang 26Kiểm tra là một quá trình bao gồm các bước: xây dựng các tiêu chuẩn, đolường việc thực hiện, đánh giá các tiêu chuẩn so với kế hoạch, điều chỉnhnhững sai lệch.
Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin, thông tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch Thông tin tạonên mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức Nó giúp truyền tảimệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi hai chiều trong một tổ chức, giúp người quản
lý thực hiện các chức năng của mình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
1.2.2 Quản lý giáo dục
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lý thuyết QLGD và thực tế cho thấycũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, có thể kể đến một số quanđiểm chủ yếu sau:
Theo P.V Khuđôminxki (nhà lý luận của Liên Xô trước đây) thì:QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống giáo dụcnhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ, đảmbảo phát triển toàn diện và hài hòa cho thế hệ trẻ
Theo nhà khoa học V.V Xukhômlinxki cho rằng: QLGD là tác động có
hệ thống, có kế hoạch và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các khâu khác nhau của hệ thống nhằm mục đích đảm bảoviệc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàndiện, hoàn hảo
Ở Việt Nam, QLGD cũng là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặcbiệt quan tâm Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII khẳng định: "Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của
Trang 27chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất" [ 5]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan
là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội” [ 1]
Quản lý giáo dục là quản lý con người nên đòi hỏi phải tuân theo nhữngnguyên tắc giáo dục Nguyên tắc giáo dục là những yêu cầu, những tiêuchuẩn, những luận điểm cơ bản chỉ đạo việc tổ chức của chủ thể quản lý giáodục, các cơ quan quản lý trong ngành giáo dục dù ở cấp nào, dù đảm nhậnchức năng nào đều phải tổ chức và phải hoạt động theo đúng nguyên tắc giáodục Đó là tính khoa học và tính thực tiễn, tập trung và dân chủ, kết hợp nhànước và nhân dân
1.2.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thể chế xã hội hoàn chỉnh, một cơ quan giáo dụcchuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục đào tạo của Nhà nước, của cộngđồng xã hội, chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống Quản lý nhà trường
là một phạm vi cụ thể của quản lý hệ thống giáo dục Quản lý nhà trường thựcchất là quản lý hoạt động giáo dục trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quanđến hoạt động GD&ĐT trong phạm vi một nhà trường
Về mặt bản chất của công tác quản lý nhà trường là quá trình chỉ huy,điều kiện vận động của các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố Mốiquan hệ đó do quá trình sư phạm trong nhà trường quy định, thông qua cácvăn bản pháp quy của nhà trường và của ngành
Công tác QL trường học chính là những công việc của nhà trường màngười CBQL trường học thực hiện những chức năng quản lý theo yêu cầu vànhiệm vụ quy định Đó là các hoạt động có ý thức, có kế hoạch và có định
Trang 28hướng của chủ thể QL tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thựchiện các chức năng, nhiệm vụ mà trung tâm đó là hoạt động dạy và học trongnhà trường Có thể nói: Công tác QL trường học bao gồm việc giải quyết xử
lý các quan hệ nội bộ trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường vớicác lực lượng khác trên địa bàn Ở góc độ cụ thể thì QL trường học đó là việcngười CBQL tổ chức, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của nhà trường,trong đó mọi hoạt động đều hướng tới hiệu quả của hoạt động trung tâm làdạy và học đáp ứng được mục tiêu giáo dục
QLGD nói chung và QL trường học nói riêng là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện chính sách của nhàtrường XHCN Việt Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệtrẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vixác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáodục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội
Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu về quản lý nhà trường đã quan
niệm: “Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế vừa có tính sư phạm, vừa
có tính kinh tế, trong đó phải xác định sứ mệnh là đào tạo học sinh trở thành người lớn có trách nhiệm tự lập với ba giấy thông hành đi vào đời là: giấy thông hành học vấn, giấy thông hành kỹ thuật nghề nghiệp và giấy thông hành kinh doanh”.[ 4]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và từng học sinh" [ 10]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cũng cho rằng: "Quản lý nhà trường là tập
Trang 29hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới" [ 16]
Trong phạm vị nhà trường, mục tiêu của quản lý bao gồm:
- Đảm bảo kế hoạch giáo dục kế tiếp, tuyển sinh học sinh đúng sốlượng theo kế hoạch giáo dục hàng năm, đúng chất lượng theo quy định của
Bộ GD&ĐT Duy trì sĩ số và hạn chế tối đa số học sinh lưu ban, bỏ học
- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục, tiếnhành các hoạt động giáo dục theo đúng chương trình, đảm bảo đạt yêu cầucủa các môn học và hoạt động giáo dục
- Xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường đồng bộ, đủ về số lượng vàchất lượng ngày càng cao Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có nghiệp vụtương ứng thích hợp, am hiểu về đặc thù giáo dục trong công việc của mình
- Từng bước hoàn thiện, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, phươngtiện - kỹ thuật phục vụ tốt các hoạt động dạy học và giáo dục
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất ởđịa phương
- Thường xuyên cải tiến công tác QL trường học theo tinh thần dân chủhóa nhà trường
Trong lý luận và thực tiễn khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại:
- Quản lý các chủ thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng và tạođiều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển
Trang 30- Quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hóa các chủtrương đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra để đưa nhà trường đạt các mục tiêu đề ra.
Như vậy, ta có thể hiểu QL nhà trường chính là những công việc màngười cán bộ QL trường học phải thực hiện những chức năng nhiệm vụ củamình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường Đó chính là những hoạt động
có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể QL tác động tới các hoạtđộng của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
đề ra Quản lý trường MN là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch củachủ thể QL (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ GV để chính họ tác động trựctiếp đến quá trình CS-GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng
độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học
1.3 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và những yêu cầu về chương trình giáo dục mầm non mới
1.3.1 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
* Vị trí của trường mầm non
Trường MN là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống GD quốc dân.Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ em nhằm giúp trẻ emhình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một
* Tính chất trường mầm non:
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non nước Cộng hòa XHCN ViệtNam có ba tính chất sau đây:
Trang 31- Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhằm hình thành, phát triển nhâncách trẻ em một cách toàn diện;
- Chăm sóc, giáo dục trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình giữa cô
và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ - con, trẻ học bằng chơi, chơi mà học;
- Tổ chức nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non mang tính chất tựnguyện, nhà nước và nhân dân cùng chăm lo
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non:
Trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi;
- Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trìnhchăm sóc, giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em;
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật;
- Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em; kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hộinhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ emcho gia đình và cộng đồng;
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia cáchoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng;
- Giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.3.2 Mục tiêu và nội dung của giáo dục bậc học mầm non
Trang 32* Mục tiêu giáo dục mầm non
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển hài hòa về thểchất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chứcnăng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năngsống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khảnăng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và choviệc học tập suốt đời
* Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non
Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồngtâm phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi giữanhà trẻ - mẫu giáo và cấp học tiểu học; thống nhất giữa các nội dung giáo dụcvới cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bịtừng bước cho trẻ hòa nhập vào cuộc sống
Nội dung giáo dục mầm non phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lýcủa trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển
cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cung cấp kỹ năng sống phù hợp vớilứa tuổi, giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, côgiáo, yêu quý anh chị, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêuthích cái đẹp, thích đi học
* Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non
Đối với giáo dục nhà trẻ: Phương pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn đốivới trẻ, chú ý đặc điểm trẻ để lựa chọn phương pháp GD phù hợp, tạo cho trẻcảm giác an toàn về thể chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được
Trang 33tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động và vui chơi với đồ vật, kíchthích sự phát triển giác quan và các chức năng tâm - sinh lý, tạo môi trườnggiáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
Đối với giáo dục mẫu giáo: Phương pháp GD phải tạo điều kiện cho trẻ
được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hìnhthức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Học bằngchơi, chơi mà học”, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường GD nhằm kích thích
và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo ở các khu vựchoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hòa giữa GD trẻ trong nhóm bạn vớigiáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáodục phù hợp Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ
và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, nhucầu và hứng thú của trẻ với điều kiện thực tế
* Yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánhgiá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việcxây dựng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời kế hoạch giáo dục cho phù hợp vớitrẻ, với tình hình thực tế ở địa phương Trong đánh giá phải có sự phối hợpnhiều phương pháp, hình thức đánh giá, coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từngtrẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày
1.3.3 Chương trình giáo dục mầm non ở trường mầm non
1.3.3.1 Khái niệm quản lý Chương trình giáo dục mầm non
Chương trình giáo dục:
Chương trình GD là tài liệu để thực hiện mục tiêu giáo dục, quy địnhchuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc của nội dung giáo dục, phương
Trang 34pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quảgiáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp hoặc trình độ đào tạo.
Chương trình giáo dục mầm non:
Chương trình giáo dục mầm non là bản đề cương về kế hoạch hànhđộng sư phạm bao gồm những thành tố cơ bản cấu thành chương trình liênquan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau từ mục tiêu giáo dục đến đánh giá kếtquả CS-GD với các điều kiện cần và đủ để thực hiện chương trình Chươngtrình cung cấp những định hướng cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ cơ bảnnhất cho giáo viên và những người thực hiện quản lý - chăm sóc giáo dục trẻ.Chương trình GDMN còn bao gồm cả nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
và những hoạt động diễn ra trong, ngoài lớp trong suốt thời gian trẻ ở trườngmầm non và sự phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.Chương trình GDMN vừa mang tính hoạch định theo kế hoạch củangười lớn vừa mang tính tự chọn theo nhu cầu và hứng thú của trẻ
Chương trình GD nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi phát triểnhài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ.Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ từ 3 - 6 tuổi phát triểnhài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội vàthẩm mỹ, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho trẻ vào lớp Một
Quản lý chương trình giáo dục mầm non
Quản lý chương trình giáo dục mầm non là một trong những nội dungchủ yếu của hoạt động quản lý trong các trường mầm non Quản lý chươngtrình giáo dục mầm non thực chất là thực hiện các chức năng quản lý như: lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo việc thực hiện
Trang 35chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ đúng quy định góp phần vào việc nângcao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Quản lý chương trình giáo dục mầm non là nhằm giúp giáo viên pháthuy được tính chủ động, sáng tạo và tiềm năng có thể cống hiến hết mình chomục tiêu giáo dục
Quản lý chương trình giáo dục mầm non vừa đáp ứng mục tiêu giáo dụccủa Nhà nước, của Bộ, ngành chủ quản, đồng thời vừa đáp ứng yêu cầu chămsóc - giáo dục trẻ trước điều kiện thực tiễn của nhà trường, đó là điều kiện cầnthiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Tóm lại: Quản lý chương trình giáo dục mầm non là quản lý giáo viên
trong hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện đúng yêu cầu về chương trìnhchăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non dựa trên các tiêu chí về năng lựcchuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũgiáo viên
1.3.3.2 Những yêu cầu của việc thực hiện chương trình GDMN mới
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới nội dung, chương trình GDMN mới đượctiến hành đồng bộ với đổi mới giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục mầmnon mới được xây dựng theo hướng đổi mới tích hợp góp phần nâng cao chấtlượng chăm sóc - giáo dục trẻ toàn diện trong trường mầm non Kèm theo Quyếtđịnh số 17/2009/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/7/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chínhthức ban hành bộ sách: Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm nonmới và được triển khai trên toàn quốc Bộ sách đưa ra những hướng dẫn cơ bản,mang tính gợi mở nhằm giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thực hiệnchương trình GDMN được ban hành Những gợi mở cho các hoạt động cụ thểtrong bộ sách giúp giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn những nội dung phù hợphoặc có thể thay thế các hoạt động cho phù hợp với từng chủ đề, đặc điểm củatrẻ, điều kiện thực tế của nhà trường và của từng địa phương
Trang 36Trong thực hiện chương trình GDMN các nội dung giáo dục được tổ chứctheo hướng tích hợp với các chủ đề thông qua các hoạt động gần gũi, đa dạng vàphù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và điều kiện thực tế của các nhàtrường Nội dung giáo dục và các hoạt động GD được lựa chọn và thiết kế xoayquanh các chủ đề sẽ tạo thành sự gắn kết tác động và hỗ trợ cho nhau một cách
tự nhiên Bên cạnh đó khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, giáo viên cóthể chủ động kết hợp các nội dung một cách hợp lý để giáo dục nhiều mặt khácnhau cho trẻ mà không bị gượng ép, cứng nhắc
Một trong những ưu điểm cơ bản của chương trình GDMN mới là tiếp thuđược những tinh hoa của chương trình GDMN trong và ngoài nước trước đây.Những tư tưởng cốt lõi của chương trình GDMN mới được thể hiện một cáchnhất quán các quan điểm, các triết lý mới về giáo dục như mục tiêu giáo dụcmầm non trong giai đoạn tới phải làm sao cho trẻ được phát triển toàn diện hài
hòa; tiếp cận hoạt động nhân cách và phát triển; giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ
làm trung tâm theo quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục Như vậy,
chương trình GDMN mới được thiết kế đầy đủ các thành tố của quá trình giáodục từ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD, các hình thức tổ chức hoạt độngđến cách thức đánh giá và các điều kiện thực hiện chương trình một cách thốngnhất, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước
1.4 Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của Hiệu trưởng trường mầm non
1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục ở trường mầm non
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của
Trang 37nhà trường, nhà trẻ Theo Quyết định số 14/2008/BGD&ĐT về việc ban hànhĐiều lệ trường mầm non quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởngtrường MN như sau:
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm MN, có
ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non Trường hợp do yêucầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệutrưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục MN ít hơn theo quy định;
- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng CBQL; có uy tín về phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, QLnhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Mầm non:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thựchiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viêncủa Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại GV; tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với GV, nhân viêntheo quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhàtrường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc, GD trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệtkết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm soc, giáo dục trẻ em
do Bộ GD&ĐT tạo quy định;
Trang 38- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độphụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chấtlượng CS-GD trẻ; Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối với cộng đồng
Yêu cầu đối với Hiệu trưởng trong quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới:
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên trong toàn trường hiểu và thựchiện tốt chương trình giáo dục tại các nhóm, lớp;
- Phân công, bố trí giáo viên đúng biên chế năm học, chú ý biên chế cô
và trẻ trong một lớp đúng với quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động toàn năm và hỗ trợ giáo viên xây dựng
kế hoạch cho sát với điều kiện thực tế của nhà trường;
- Tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mớitheo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình giáodục mầm non mới tại các lớp, nhằm giúp giáo viên triển khai chương trìnhgiáo dục mầm non mới phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường
1.4.2 Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của người Hiệu trưởng trường mầm non
Trong nhà trường mầm non, quản lý thực hiện chương trình là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của người Hiệu trưởng Để thực hiện tốt
Trang 39hoạt động này đòi hỏi người Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các nội dung quản
lý sau đây:
1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách hệ thống về nhữngcông việc sẽ làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự thờigian tiến hành để đạt mục tiêu mong muốn Trong hoạt động quản lý, ngườicán bộ quản lý cần lập và tổ chức nhiều loại kế hoạch như: kế hoạch chiếnlược, kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục Kế hoạch quản lý thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non là một loại kế hoạch trong hoạt động quản lý nhằm thựchiện có hiệu quả mục tiêu hoạt động của cô và trẻ trong việc thực hiệnchương trình giáo dục mầm non mới
Trong nhà trường mầm non, có nhiều loại kế hoạch như: kế hoạch nămhọc, kế hoạch kỳ học, kế hoạch chăm sóc, kế hoạch giáo dục trẻ, tùy theomục đích và nội dung của mối loại kế hoạch mà người cán bộ quản lý cần xácđịnh xem quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đó cần được lồngghép với nhau hay độc lập với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường
Để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới,Hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:
- Trước hết Hiệu trưởng cần phải phân tích đặc điểm tình hình nhàtrường về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, về kết quả CS-GD trẻ trongnhững năm vừa qua Phần này cần nêu rõ hiện trạng tình hình giáo dục trẻ củanhà trường; đặc điểm của nhà trường; đánh giá những thành tựu, những tồntại trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; những thuận lợi, khó khăn và nhữngvấn đề cần giải quyết trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường
- Xác định các mục tiêu trong chăm sóc giáo dục trẻ Đó là mục tiêu về
số lượng, về chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tỷ lệ trẻ/lớp, mức độtiến bộ trong học tập và rèn luyện của trẻ
Trang 40- Xác định các chỉ số đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục của nhàtrường nói chung và thực hiện chương trình giáo dục mầm non nói riêng Đểthực hiện yêu cầu này cần trả lời câu hỏi: làm thế nào để biết rằng những mụctiêu đã được thực hiện, đó là minh chứng về số lượng, chất lượng, các hoạtđộng đã được thực hiện, các nguồn lực đã được huy động, Đó là những cơ
sở để kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết
1.4.2.2 Tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
Tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình GDMN mới trong các trườngmầm non là thực hiện chức năng quản lý về các hoạt động: thành lập tổ chức,sắp xếp bộ máy, tiếp nhận và phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực (coitrọng việc bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với đặc thù của hoạt động chăm sócgiáo dục trẻ), ra quyết định quản lý Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đốivới việc triển khai thực hiện chương trình GDMN mới của các trường MN
Để thực hiện các kế hoạch về chương trình giáo dục mầm non mới trong cáctrường MN, cần thiết lập các tổ chức, các bộ phận, huy động được các lựclượng cán bộ, giáo viên; xác lập các mối quan hệ giữa các bộ phận, các tổchức; sử dụng và phân công một cách hợp lý, biết động viên và khuyến khíchcác cá nhân trong tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
Tổ chức thực hiện chương trình GDMN mới cần được tiến hành đồng
bộ các bước như sau:
- Chỉ đạo kế hoạch đối với các tổ chức, bộ phận, giáo viên trước khi tổchức thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức thành lập ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiệnchương trình giáo dục mầm non mới;
- Tiếp nhận và phân bổ nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, các mốiquan hệ và cơ chế phối hợp );
- Tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch đề ra;
- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)
1.4.2.3 Chỉ đạo việc thực hiên chương trình giáo dục mầm non mới