Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 132 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
132
Dung lượng
13,13 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM" VẬT LÍ 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM" VẬT LÍ 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Vật lý) Mã số : 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Hương Trà HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Giáo dụcĐại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Hương Trà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn BGH, các thầy cô giáo trong tổ Vật lí trường THPT Quốc Oai - TP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành thực nghiệm đề tài Xin cảm ơn sự cộng tác của các em học sinh lớp 10A3 trường THPT Quốc Oai - TP Hà Nội Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thiện khóa học này Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Đình Nguyên i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DA DHDA GV HĐNK Nxb SGK THCS THPT TNSP Dự án Dạy học dự án Giáo viên Hoạt động ngoại khóa Nhà xuất bản Sách giáo khoa Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thực nghiệm sư phạm ii MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các chữ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN 8 1.1 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập 8 1.1.1 Tính tích cực 8 1.1.2 Tính chủ động 10 1.2 Năng lực giải quyết vấn đề 10 1.2.1 Khái niệm 10 1.2.2 Rèn năng lực giải quyết vấn đề 11 1.3 Dạy học dự án 12 1.3.1 Khái niệm dạy học dự án 12 1.3.2 Đặc điểm của dạy học dự án 13 1.3.3 Phân loại dự án 14 1.3.4 Yêu cầu của dạy học dự án 15 1.3.5 Tiến trình dạy học dự án 19 1.3.5.1.Chuẩn bị dự án 22 1.3.5.2 Thực hiện dự án 23 1.3.5.3 Khai thác dự án 23 1.3.6 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án 24 1.3.6.1 Vai trò của giáo viên 24 1.3.6.2 Vai trò của học sinh 25 1.3.7 Dạy học dự án với việc phát huy tính tích cực, chủ động 26 1.3.8 Dạy học dự án với việc rèn năng lực giải quyết vấn đề 27 1.4 Hoạt động ngoại khoá và vai trò trong dạy học vật lí ở THPT 28 1.4.1 Vai trò của hoạt động ngoại khóa 28 1.4.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa 28 1.4.3 Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí ở THPT 29 1.5 Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá 31 1.5.1 Lựa chọn chủ đề ngoại khóa 31 1.5.2 Lập kế hoạch ngoại khóa 31 1.5.3 Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch 32 1.5.4 Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng 32 iii KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM" VẬT LÍ 10 35 2.1 Nội dung kiến thức chương " Động lực học chất điểm " 35 2.1.1 Phân tích nội dung kiến thức chương " Động lực học chất điểm " Vật lí 10 THPT 35 2.1.2 Mục tiêu dạy học chương " Động lực học chất điểm " 36 2.1.3 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương " Động lực học chất điểm " 38 2.1.4 Tìm hiểu tình hình dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khóa chương 38 2.2 Thiết kế dự án khi vận dụng kiến thức chương " Động lực học chất điểm "43 2.2.1 Dự án 1: Chế tạo "Bộ kiểm soát tốc độ" 43 2.2.1.1 Ý tưởng dự án 43 2.2.1.2 Mục tiêu của dự án 44 2.2.1.3 Bộ câu hỏi định hướng của dự án 44 2.2.1.4 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án 44 2.2.2 Dự án 2: Chế tạo "Thuyền chạy bằng động cơ hơi nước" 46 2.2.2.1 Ý tưởng dự án 46 2.2.2.2 Mục tiêu của dự án 46 2.2.2.3 Bộ câu hỏi định hướng 47 2.2.2.4 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án 47 2.2.3 Dự án 3: Chế tạo "Mô hình máy phát điện thủy triều" 49 2.2.3.1 Ý tưởng dự án 49 2.2.3.2 Mục tiêu của dự án 49 2.2.3.3 Bộ câu hỏi định hướng 50 2.2.3.4 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án 50 2.2.4 Kế hoạch triển khai dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa 51 2.2.5 Các tài liệu hỗ trợ thực hiện dự án 53 2.2.6.Tiêu chí đánh giá dự án 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 63 3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 63 3.3 Thời điểm thực nghiệm 63 3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 64 3.5 Thu thập dữ liệu thực nghiệm 64 iv 3.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm và cách khắc phục 65 3.7 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 66 3.7.1 Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm 66 3.7.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh 89 3.7.3 Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc phát huy tính chủ động của học sinh 91 3.7.4 Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc rèn năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94 1 Kết luận 94 2 Khuyến nghị 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 98 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kế hoạch tổ chức DHDA 52 Bảng 2.2 Đánh giá kết quả dự án 59 Bảng 2.3 Đánh giá sổ theo dõi dự án 61 Bảng 3.1 Danh sách thành viên BGK 71 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp đánh giá kết quả dự án 86 Bảng 3.3 Bảng tổng hợp đánh giá sổ theo dõi dự án 88 Bảng 3.4 Tổng điểm và xếp giải 88 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Đặc điểm của DHDA .1.3 Hình 1.2 Mô tả câu hỏi 5W1H .1.8 Hình 1.3 Các giai đoạn của DHDA .2 0 Hình 1.4 Hoạt động tương ứng của GV và HS 2 1 Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương " Động lực học chất điểm " 38 Hình 3.1 GV giới thiệu về DHDA và hướng dẫn HS làm DA 6 7 Hình 3.2 Một số hình ảnh về hoạt động nhóm của HS 6 8 Hình 3.3 Nhóm Neptune lập sơ đồ tư duy 6 9 Hình 3.4 Nhóm Bright Star lập sơ đồ tư duy 7 0 Hình 3.5 Nhóm Tiểu quỷ lập sơ đồ tư duy .7 1 Hình 3.6 Các nhóm trình bày kế hoạch thực hiện DA và chất vấn 7 3 Hình 3.7 Nhóm Neptune báo cáo sơ bộ về tiến trình làm DA .7 4 Hình 3.8 Nhóm Bright Star báo cáo sơ bộ về tiến trình làm DA 7 4 Hình 3.9 Nhóm Tiểu Quỷ báo cáo sơ bộ về tiến trình làm DA .7 5 Hình 3.10 Nhóm Neptune đang làm và thử hoạt động của mô hình .7 6 Hình 3.11 Nhóm Bright Star đang làm và thử hoạt động của mô hình .7 6 Hình 3.12 Nhóm Tiểu Quỷ đang làm và kiểm tra hoạt động của mô hình 77 Hình 3.13 GV hướng dẫn với BGH và các thầy cô giáo môn Vật lí - THPT Quốc Oai 7 8 Hình 3.14 Một số hình ảnh thuyết trình và báo cáo sản phẩm của nhóm Neptune 8 0 Hình 3.15 Một số hình ảnh thuyết trình và báo cáo sản phẩm của nhóm Bright Star 8 2 Hình 3.16 Một số hình ảnh thuyết trình và báo cáo sản phẩm của nhóm Tiểu Quỷ .8 3 vii MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước luôn xác định con người là nhân tố quyết định cho quá trình này Chính vì vậy chiến lược cho giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng Điều này được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của các cấp, ban, ngành Trong Điều 9, luật Giáo dục năm 2009 quy định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực" [12] Để tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục phổ thông giữ vai trò quan trọng Mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định trong Điều 27, luật Giáo dục năm 2009 quy định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [12] Để thực hiện được mục tiêu này cần có phương pháp đào tạo phù hợp Khoản 2, Điều 28 trong luật Giáo dục năm 2009 có nêu: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS" [12] Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng 1 PHỤ LỤC 3 BÀI TRÌNH BÀY POWERPOINT CỦA NHÓM TIỂU QUỶ DỰ ÁN: CHẾ TẠO MÔ "HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY TRIỀU" 103 104 105 PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÝ VÀ DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM" LỚP 10 NÂNG CAO 1 Họ và tên giáo viên :………………… 2 Số năm công tác: …… năm 3 Đơn vị công tác :……………………… I Về dạy học kiến thức "Động lực học chất điểm" lớp 10 nâng cao: 1 Thầy cô đánh giá thế nào về nội dung chương trình? Dễ, yêu cầu thấp đối với năng lực học sinh Vừa phải, hợp lý đối với năng lực học sinh Nặng nề, yêu cầu cao so với năng lực học sinh 2 Theo thầy cô, thời gian phân phối chương trình lớp 10 nâng cao gồm 17 tiết (11 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành, 4 tiết bài tập) dành cho dạy học phần kiến thức "Động lực học chất điểm : Quá ít, không thể dạy học đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng Hơi thiếu, có những bài không đủ thời gian để đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng Vừa đủ để đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng Nhiều, có thể tổ chức thêm các hoạt động học tập nhằm mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tư duy, sáng tạo cho HS 3 Trong quá trình giảng dạy, thầy cô có gặp khó khăn khi dạy học nội dung cụm kiến thức về "Các định luật Niu-ton" không? Có Không Nếu có thì lý do là: Khó khăn khi tiến hành các thí nghiệm minh hoạ Logic bài dạy không hợp lý Khó đưa các kiến thức gắn liền với cuộc sống Kiến thức xây dựng theo sách giáo khoa đôi chỗ lủng củng, khó truyền đạt Khó vận dụng bài tập 4 Trong quá trình giảng dạy, thầy cô có gặp khó khăn khi dạy học nội dung cụm kiến thức về "Các lực cơ học" không? Có Không Nếu có thì lý do là: Khó khăn khi tiến hành các thí nghiệm minh hoạ Logic bài dạy không hợp lý Khó đưa các kiến thức gắn liền với cuộc sống 106 Kiến thức xây dựng theo sách giáo khoa đôi chỗ lủng củng, khó truyền đạt Khó vận dụng bài tập 5 Theo thầy cô, khó khăn HS thường gặp phải khi học chương "Động lực học chất điểm" là : Hiểu các nội dung kiến thức của chương Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên Vận dụng kiến thức của chương để thấy ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ thuật Làm các bài tập Trả lời câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức Hiểu được vai trò, ý nghĩa trong cuộc sống của các kiến thức học được 6 Xin thầy cô vui lòng đánh số từ 1 đến 5 để đánh giá về mức độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng trong chương "Động lực học chất điểm" lớp 10 nâng cao: Kiến thức Mức độ trọng tâm Lực Quy tắc tổng hợp và phân tích lực Ba định luật Niu-ton Các lực cơ học: lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát Lực hướng tâm Hệ quy chiếu phi quán tính Lực quán tính 7 Theo thầy cô, những phương pháp dạy học nào dưới đây phù hợp với dạy học chương "Động lực học chất điểm" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh? Phương pháp thuyết trình Phương pháp đàm thoại Phương pháp thực nghiệm vật lý Dạy học theo chủ đề Dạy học theo dự án Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện để minh hoạ các hình ảnh, hiệu ứng 8 Theo thầy cô, để tăng hiệu quả dạy và học đối với chương "Động lực học chất điểm", cần: Tăng thời gian dành cho dạy học lý thuyết chương này Tăng thời gian rèn luyện kỹ năng (giải bài tập, làm trắc nghiệm…) cho HS 107 Giảm nhẹ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng yêu cầu HS Tổ chức các hoạt động học tập dưới hình thức ngoại khoá để giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, thấy được sự vận dụng kiến thức vào thực tiễn 9 Hiện nay, nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó có dạy học theo dự án đang được nghiên cứu vận dụng vào thực tế để tăng cường tính tích cực, chủ động học tập, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh Thầy cô đã từng thử nghiệm dạy học theo dự án vào dạy học vật lý chưa? Có Chưa Nếu có: Thầy cô đánh giá thế nào về tính khả thi của dạy học theo dự án? Dạy học dự án nên được triển khai rộng rãi vì nếu lựa chọn bài học phù hợp và tổ chức dạy học tốt, dạy học theo dự án rất hiệu quả để thực hiện các mục tiêu hướng vào người học Dạy học theo dự án khó áp dụng rộng rãi vì tốn nhiều thời gian, công sức tổ chức hoạt động học tập, không phù hợp với yêu cầu tiến độ chương trình Dạy học theo dự án không khả thi vì phương pháp này không giúp HS đạt kết quả cao trong thi cử theo cách đánh giá của nước ta hiện nay Dạy học theo dự án khó triển khai rộng rãi vì không phù hợp với trình độ của học sinh và thực tế điều kiện nhà trường Việt Nam hiện nay Theo thầy cô, dạy học dự án có thể vận dụng vào dạy học chương "Động lực học chất điểm" không? Không thể, vì kiến thức chương này mang tính hệ thống, đòi hỏi phải đựơc giáo viên xây dựng một cách chặt chẽ Có thể, dưới hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức Có thể, dưới hình thức hoạt động ngoại khoá, để không ảnh hưởng tiến độ phân phối chương trình Có thể, nhưng chỉ cho một vài bài cụ thể II Về tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lý: 1 Ở trường, tổ bộ môn của thầy cô có thường xuyên tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá môn vật lý không ? Hoàn toàn không Thỉnh thoảng Thường xuyên Trong tương lai sẽ có 2 Theo thầy cô, các hoạt động ngoại khoá môn vật lý trong trường phổ thông có cần thiết không ? Không khả thi trong điều kiện thực tế nhà trường hiện nay (cơ sở vật chất, giáo viên, học sinh…) 108 Không cần thiết vì không hiệu quả Nếu có thì tốt nhưng không có cũng không sao Cần thiết 3 Theo thầy cô, hình thức hoạt động ngoại khoá vật lý nào dưới đây phù hợp và hiệu quả với HS? Sinh hoạt chuyên đề định kỳ theo các chủ đề Tổ chức thi đố vui, tìm hiểu về vật lý Tham quan, dã ngoại Thi thiết kế thí nghiệm, thiết bị ứng dụng kiến thức vật lý Tổ chức hoạt động thường xuyên dưới dạng câu lạc bộ vật lý cho những HS yêu thích vật lý Xuất bản tạp chí, duy trì bản tin vật lý do HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn 4 Theo thầy cô, nguyên nhân nào làm cho các hoạt động ngoại khoá vật lý chưa được tổ chức rộng rãi trong các trường THPT nước ta hiện nay? Do chương trình nặng, thời gian học kín, HS không thể tham gia Do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, người tổ chức… Do lãnh đạo nhà trường không quan tâm đầu tư Do giáo viên trong tổ bộ môn chưa coi trọng hoạt động này Giáo viên không thể vừa giảng dạy vừa đầu tư tổ chức các hoạt động ngoại khoá vốn rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian công sức Do các hoạt động ngoại khoá tổ chức chưa thể hiện tính hiệu quả trong dạy học và giáo dục nên không thu hút giáo viên, học sinh tham gia 5 Theo thầy cô, biện pháp nào có thể tăng hiệu quả của hoạt động ngoại khoá vật lý ? Cần giảm tải chương trình học Triệt để bỏ dạy thêm, học thêm Cần sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của giáo viên, nhà trường, và phụ huynh Cần có những tài liệu làm cơ sở lý luận hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS 109 PHỤ LỤC 5 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH VỀ VIỆC VẬN DỤNG HỌC THEO DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ PHẦN KIẾN THỨC "ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM" VẬT LÍ 10 Học sinh lớp: ………………………………………… Dự án đã thực hiện: ………………………………… I.Về học theo dự án "Các định luật Niu-tơn và những ứng dụng trong thực tế" 1 Em tự đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc học theo dự án trong phạm vi sinh hoạt CLB Vật lý? Bổ ích, hấp dẫn và rất hiệu quả Bổ ích nhưng làm ảnh hưởng đến việc học chính khoá Ít hiệu quả vì quá xa rời với bài vở trên trường Hoàn toàn vô bổ 2 Qua việc tham gia học theo dự án, em học được những kiến thức gì? Ôn tập kiến thức về các định luật Niu-tơn: nội dung, phạm vi áp dụng, các ứng dụng trong thực tế… Biết nhiều kiến thức về lịch sử phát triển vật lý học và vai trò của vật lý học Củng cố một số kiến thức vật lý bên cạnh các định luật Niu-tơn: các lực cơ học, các hiện tượng vật lý… Mở rộng hiểu biết về thực tế khoa học kỹ thuật, vật lý trong đời sống Không học tập đựơc kiến thức gì bổ ích 3 Qua việc tham gia thực hiện các dự án, em đã phát triển đựơc những kỹ năng gì? Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học tập với cuộc sống thực tế Kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề của thực tiễn Các kĩ năng tư duy : phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề… Các kỹ năng sống : làm việc nhóm, hợp tác… Kỹ năng sử dụng các phương pháp làm việc: thu thập, phân tích, xử lý, tổng hợp và sắp xếp, trình bày thông tin… Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết 4 Em gặp phải những khó khăn gì khi học dự án trong phạm vi sinh hoạt câu lạc bộ Vật lý? Bị vấp phải sự phản đối, không khuyến khích của giáo viên, phụ huynh… Không sắp xếp, phân bố được thời gian để thực hiện dự án và học theo chương trình chính khoá Khó khăn trong tìm kiếm và xử lý thông tin Khó khăn về ý tưởng để thực hiện một dự án độc đáo 110 Khó khăn trong tổ chức công việc nhóm Các yêu cầu của dự án vượt quá khả năng của em 5 Nhìn chung, em có hài lòng vì đã tham gia học theo dự án tại câu lạc bộ vật lý không? Có Không Nếu có thì lý do là: Học theo dự án giúp em có được những kiến thức, kỹ năng mà phương pháp học tập thông thường tại lớp không có được Học theo dự án là cơ hội để em tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình thông qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, qua trao đổi, tranh luận Học theo dự án lý thú và hấp dẫn Học theo dự án bổ ích vì kết hợp được kiến thức tổng hợp của nhiều môn học khác Nếu không thì lý do là: Mất quá nhiều thời gian so với hiệu quả thu được Những nội dung học tập vô bổ, không thực tế (không gần gũi kiến thức học trên lớp, không đem lại điểm số,…) Làm ảnh hưởng đến kết quả học tập Đề tài của dự án không hay và không hấp dẫn 6 Nếu tiếp tục sinh hoạt câu lạc bộ vật lý, em có thích được tham gia thực hiện các dự án không? Có Không III Về việc học tập môn vật lý và hoạt động ngoại khoá bộ môn vật lý: 7 Em đánh giá như thế nào về học tập môn vật lý ở trường hiện nay? Vừa sức, hấp dẫn Hay, bổ ích cho cuộc sống hiện tại và các định hướng, dự định tương lai của em Quá khó và yêu cầu của giáo viên quá cao, vượt quá khả năng của em Nội dung học mang tính sách vở, chẳng có gắn bó gì với thực tế hiện nay Tẻ nhạt và chẳng bổ ích gì 8 Em thích hoạt động học tập nào khi học vật lý? Học lý thuyết, nghe giáo viên giảng bài Làm và sửa bài tập tính toán Trả lời các câu hỏi định tính, giải thích… Xem giáo viên biểu diễn thí nghiệm Làm kiểm tra Làm thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm 111 Hoạt động theo nhóm để tự triển khai, tìm hiểu một yêu cầu, vấn đề vật lý Tham gia sinh hoạt ngoại khoá vật lý 9 Theo em, các hoạt động ngoại khoá môn vật lý trong trường phổ thông có cần thiết không ? Không cần thiết vì không hiệu quả Nếu có thì tốt nhưng không có cũng không sao Cần thiết 10.Em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ vật lý vì lý do gì? Vì thích các hoạt động ngoại khoá Vì hy vọng sẽ học tốt hơn môn vật lý Vì các bạn đã tham gia giới thiệu có nhiều hoạt động vui, hay, bổ ích Vì hy vọng làm quen được nhiều bạn mới và có chỗ vui chơi Vì có thời gian trống không biết làm gì 11.Theo em, hình thức hoạt động ngoại khoá vật lý nào dưới đây phù hợp và hiệu quả ? Sinh hoạt chuyên đề định kỳ theo các chủ đề Tổ chức thi đố vui, tìm hiểu về vật lý Tham quan, dã ngoại Thi thiết kế thí nghiệm, thiết bị ứng dụng kiến thức vật lý Tổ chức hoạt động thường xuyên dưới dạng câu lạc bộ vật lý cho những HS yêu thích vật lý Xuất bản tạp chí, duy trì bản tin vật lý do HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn 12.Theo em, nguyên nhân nào làm cho các hoạt động ngoại khoá vật lý chưa được đông đảo các bạn học sinh tham gia? Do chương trình nặng, thời gian học kín, HS không thể tham gia Do các hoạt động còn tẻ nhạt, kém hấp dẫn Do tham gia ngoại khoá chẳng bổ ích gì với việc học tập vật lý Do giáo viên bộ môn chưa khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá Do phụ huynh không ủng hộ 13.Theo em, biện pháp nào có thể tăng hiệu quả của hoạt động ngoại khoá vật lý ? Cần có những hoạt động ngoại khoá hấp dẫn, lôi cuốn Cần có sự phối hợp giữa học chính khoá và hoạt động ngoại khoá (kiến thức, điểm số…) Cần sự quan tâm đầu tư, khuyến khích của giáo viên, nhà trường, và phụ huynh Cần có người phụ trách nhiệt tình, tổ chức tốt 112 PHỤ LỤC 6 CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 1 Kĩ thuật "Khăn trải bàn" Thế nào là kĩ thuật "khăn trải bàn"? Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn" - Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ ở file đính kèm) - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề ) Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) 2 Kĩ thuật "Các mảnh ghép" Thế nào là kĩ thuật "Các mảnh ghép"? Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của HS: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2) Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép" VÒNG 1: Nhóm chuyên gia • Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)] • Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] • Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình • Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành "chuyên gia" của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2 113 VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép • Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 - 2 người từ nhóm 1, 1 - 2 người từ nhóm 2, 1 - 2 người từ nhóm 3…) • Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau • Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết • Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả 3 Kỹ thuật "Công não" Công não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận nhóm Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng) Quy tắc của công não : Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên; liên hệ với các ý tưởng đã được trình bày; khuyến khích số lượng các ý tưởng; cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng 4 Kỹ thuật XYZ( Kỹ thuật 635) Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau : Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục truyền cho người bên cạnh Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình Con số XYZ có thể thay đổi 5 Kỹ thuật "Tia chớp" Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề Quy tắc thực hiện : Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào; lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận Ví dụ : bạn có hứng thú 114 với chủ đề này không?; mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình; chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến 6 Kỹ thuật "3 lần 3" Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh Cách làm như sau : Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (Nội dung thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận ); mỗi người cần viết ra : 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi 7 Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phản hồi tích cực là: •Có sự cảm thông; •Có kiểm soát; •Được người nghe chờ đợi; •Cụ thể; •Không nhận xét về giá trị; •Đúng lúc; •Có thể biến thành hành động; •Cùng thảo luận, khách quan Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi: •Diễn đạt ý kiến của Ông/Bà một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều); •Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (không vội vã); •Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng; •Giải thích những quan điểm không đồng nhất; •Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác; •Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế; •Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến; •Chỉ ra các khả năng để lựa chọn Có nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc thu nhận thông tin phản hồi trong dạy học Ngoài việc sử dụng các phiếu đánh giá, sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng trong dạy học nói chung và trong thu nhận thông tin phản hồi Nguồn: "Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông", Dự án PTGD THPT, Hà Nội, 2006) 115 PHỤ LỤC 7 SỔ THEO DÕI DỰ ÁN TRƯỜNG THPT QUỐC OAI SỔ THEO DÕI DỰ ÁN Tên dự án: Thời gian: Từ ngày: đến ngày: Tên nhóm: Nhóm trưởng: Danh sách thành viên: 1 23 4 56 7 Thư kí: 8 9 10 11 1213 14 116 Kế hoạch dự án Tên dự án Lĩnh vực Văn hoá, nghệ thuật, giải trí Y tế và sức khỏe Giáo dục Khoa học tự nhiên Môi trường & Thời tiết Khoa học xã hội Thực phẩm & Nông nghiệp Lĩnh vực khác Lý do chọn đề tài Vấn đề nghiên cứu Hình thức trình bày k ế t q u ả d ự á n C á c c ô n g v i ệ c c ầ n t h ự c P o K ị K ể K h Á p p h í c h , tr a n h v ẽ M ô h ì n h V i d e o B à i h á t / t h ơ